Tuy nhiên, bêncạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về tài chính đối vớicác trường đại học, cao đẳng vẫn còn nhiều hạn chế như: lập và phân bổ dựtoán chưa đạt chất lượng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGHỆ AN - 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CÔNG LẬPTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGÔ VĂN VŨ
NGHỆ AN - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sựhướng dẫn của Thầy hướng dẫn khoa học Các số liệu và trích dẫn được sửdụng trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu của Luậnvăn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Dung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Ngô Văn Vũ,người đã trực tiếp hướng dẫn em, tận tình chỉ dẫn, định hướng và tạo mọi điềukiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy cô giáo khoa Kinh tế,Trường Đại học Vinh đã quan tâm giúp đỡ để em được học tập, nghiên cứu vàhoàn thành luận văn
Em xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã chia sẻ thôngtin, cung cấp cho em nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tàinghiên cứu Đặc biệt là các đơn vị Sở Tài chính Nghệ An, Kho bạc Nhà nướcNghệ An, Cục Thống kê Nghệ An; các trường đại học, cao đẳng công lập trênđịa bàn tỉnh Nghệ An
Cuối cùng, em xin phép được cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đãđộng viên và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Dung
Trang 5
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan nghiên cứu 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Những đóng góp cho luận văn 7
7 Kết cấu của Luận văn 7
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CÔNG LẬP 8
1.1 Một số vấn đề cơ bản về tài chính các trường đại học, cao đẳng công lập 8
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm các trường đại học, cao đẳng công lập 8
1.1.2 Tài chính các trường đại học, cao đẳng công lập 9
1.2 Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập 12
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu của quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập 12
1.2.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập 16
Trang 61.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về tài chính của Sở Tài chính đối
với các trường đại học, cao đẳng công lập 18
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập 31
1.3.1 Nhân tố khách quan 31
1.3.2 Các nhân tố chủ quan (từ phía Sở Tài chính) 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 36
2.1 Khái quát về các trường đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An 36
2.1.1 Tình hình hoạt động của các trường đại học, cao đẳng công lập .36
2.1.2 Tình hình tài chính các trường đại học, cao đẳng công lập 38
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An 43
2.2.1 Công tác tham mưu các chế độ, chính sách và tổ chức hướng dẫn thực hiện 43
2.2.2 Thực trạng hướng dẫn lập và phân bổ dự toán NSNN hàng năm .48
2.2.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện chấp hành dự toán 55
2.2.4 Thực trạng xét duyệt và thông báo quyết toán 58
2.2.5 Thực trạng kiểm tra, thanh tra về tài chính 59
2.3 Đánh giá chung quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập địa bàn tỉnh Nghệ An 63
2.3.1 Kết quả đạt được 63
2.3.2 Hạn chế 66
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 70
Trang 7CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 77 3.1 Quan điểm và định hướng quản lý nhà nước về tài chính đối
với các trường Đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An 77
3.1.1 Định hướng phát triển các trường đại học, cao đẳng công lập
trên địa bàn tỉnh Nghệ An 773.1.2 Định hướng tăng cường quản lý nhà nước về tài chính đối
với các trường Đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnhNghệ An đến năm 2020 79
3.2 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Nghệ An 81
3.2.1 Hoàn thiện chế độ, chính sách và pháp luật, các văn bản
hướng dẫn thực hiện 813.2.2 Tăng cường chỉ đạo công tác quyết toán 823.2.3 Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, thanh tra tài chính các trường
đại học, cao đẳng công lập 833.2.4 Thực hiện quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ từ lập và phân
bổ dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách theo
mô hình “một cửa” 843.2.5 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Sở
Tài chính 873.2.6 Tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước
về tài chính 91
3.3 Một số kiến nghị 92
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước cấp trên 92
Trang 83.3.2 Kiến nghị đối với các trường đại học, cao đẳng công lập 94
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 101
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Trang
Hình:
Hình 1.1 Quy trình hướng dẫn và lập phân bổ dự toán các trường
đại học, cao đẳng công lập 20 Hình 1.2 Quy trình thanh tra tài chính tại các trường đại học, cao
đẳng công lập 29 Hình 2.1 Hoạt động kiểm tra thường xuyên tài chính các trường đại
học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An 60 Hình 3.1 Sơ đồ tiếp nhận và xử lý hồ sơ giao dịch “một cửa” 84
Bảng:
Bảng 2.1 Định mức phân bổ chi thường xuyên khối đào tạo, dạy
nghề giai đoạn 2008-2010 và giai đoạn 2011-2015 45 Bảng 2.2 Quy trình hướng dẫn lập và phân bổ dự toán NSNN tại
Sở Tài chính Nghệ An 49 Bảng 2.3 Số giao dự toán chi thường xuyên các trường đại học, cao
đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (giai đoạn 2009-2013) 53
Bảng 2.4 So sánh mức trần thu học phí với định mức chi thường xuyên
của các trường đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnhNghệ An 72
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội XI của Đảng ta đã xác định đào tạo nguồn nhân lực là mộttrong 3 khâu đột phá chiến lược, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng caogắn với phát triển khoa học công nghệ Để thực hiện đổi mới căn bản, toàndiện nền giáo dục quốc dân, trong đó có giáo dục đào tạo - dạy nghề thì phảithực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, biện pháp, song nhận thức chung cho thấyviệc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học nhất làgiao quyền tự chủ về tài chính được coi là khâu quyết định để nâng cao chấtlượng giáo dục đại học
Bên cạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính thìcần hết sức quan tâm, tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về tàichính, nhất là công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu tính công khai, minh bạch,trách nhiệm giải trình của các trường đại học, cao đẳng nhằm đảm bảo cáctrường hoạt động theo đúng luật pháp
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh được giaonhiệm vụ giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính đồng thờichịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tàichính Trong những năm qua, mặc dù công tác quản lý nhà nước về tài chínhđối với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có những
nỗ lực nhất định nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, bêncạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về tài chính đối vớicác trường đại học, cao đẳng vẫn còn nhiều hạn chế như: lập và phân bổ dựtoán chưa đạt chất lượng cao, còn chậm trễ về mặt thời gian; cơ cấu chi ngânsách bất hợp lý; công tác hướng dẫn các chế độ, chính sách còn thiếu kịp thời;quá trình quyết toán, thanh tra và kiểm tra còn phát hiện các sai phạm trong
Trang 12quá trình quản lý tài chính của các đơn vị… Nguyên nhân xuất phát từ nhữngnguyên nhân khách quan và chủ quan như bất cập trong việc ban hành các cơchế, chính sách của Nhà nước; từ phía các trường đại học, cao đẳng và từ phía
Sở Tài chính
Bản thân tác giả là một chuyên viên đang làm việc tại Sở Tài chínhNghệ An, công việc liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về tàichính đối với các trường đại học, cao đẳng Với mong muốn nghiên cứu thựctrạng và tìm ra được nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cườnghơn nữa công tác quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học,cao đẳng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
2 Tổng quan nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và tra cứu các tài liệu liên quan Tác giảnhận thấy các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào quản lý tài chính, cơ chế quản lýtài chính và các nghiên cứu về quản lý nhà nước về tài chính chưa nhiều, cụ thể:
Đề tài cấp Bộ của Bộ Tài chính năm 2010 “Hoàn thiện cơ chế quản lý
tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo đại học và cao đẳng công lập”, do TS Lê Xuân Trường, Học viện Tài chính làm chủ nhiệm Đề
tài đã tập trung phân tích những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính đối với cáctrường đại học, cao đẳng công lập; mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục
và cơ chế quản lý tài chính đối với mô hình này; đề tài cũng đã phân tích nộidung cơ bản của cơ chế tự chủ tài chính áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệpgiáo dục đại học Tuy nhiên, đề tài không đề cập về hoạt động quản lý nhànước dưới góc độ của Sở Tài chính mà tác giả nghiên cứu
Luận án tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An
Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của tác giả Tô Thị
Hiền - Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Luận án đã đưa ra bộ tiêuchí ở các cấp độ để làm cơ sở đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước
Trang 13Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị
dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Hồng Hà - Học viện Tài chính Luận án đã làm rõ nội hàm của quản
lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trong đó có các trường đại học, caođẳng công lập và đã đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nướcnhư thay đổi phương thức cấp phát ngân sách thường xuyên theo hướng đặthàng sản phẩm đầu ra hoặc đấu thầu gói hỗ trợ kinh phí thường xuyên cuốnchiếu theo tiêu chuẩn ISO
Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học,
cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn
Tấn Lượng, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn đã đi sâu vàonghiên cứu hoạt động quản lý tài chính tại các trường đại học, cao đẳng cônglập như khái niệm, nội dung và đề ra định hướng phát triển bền vững tài chínhcho các trường với mô hình tài chính theo hướng Nhà nước đóng vai trò đầu
tư và mở rộng nguồn xã hội hóa từ người học, cộng đồng và các nguồn thuhợp pháp khác
Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước về tài chính hoạt động có thu tại
đơn vị dự toán quân đội” của tác giả Nguyễn Huy Tranh, Đại học Kinh tế
Quốc Dân Đề tài đã làm rõ được lý luận Quản lý nhà nước về tài chính hoạtđộng có thu tại đơn vị dự toán quân đội, cách quản lý đối với các loại hìnhhoạt động có thu tại các đơn vị dự toán quân đội Tác giả cũng đã áp dụngphương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu và đặc biệt áp dụng mô hìnhhồi quy tuyến tính để làm cơ sở đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp có cơ
sở khoa học Tuy nhiên, phần giải pháp của tác giả còn chung chung, chưađược cụ thể hóa; chưa nghiên cứu sâu về lập và phân bổ dự toán theo khuônkhổ chi tiêu trung hạn, quản lý theo kết quả đầu ra
Luận án tiến sĩ “Quản lý tài chính các trường Đại học công lập ở Việt
Nam” của tác giả Vũ Thị Thanh Thủy, Đại học Kinh tế Quốc Dân Đối tượng
Trang 14nghiên cứu của Luận án là Quản lý Nhà nước về tài chính các trường Đại họccông lập ở Việt Nam Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lýtài chính Luận án đã đề xuất khái niệm mới về tự chủ tài chính các trường đạihọc công lập, thiết lập các chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính các trường Đạihọc công lập Tuy nhiên, luận án nghiên cứu trên phạm vi rộng (các trườngđại học công lập Việt Nam) và dưới góc độ quản lý của Nhà nước nói chung.
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về tài chính mới chỉ khai thác trên khía cạnhquản lý tài chính tại các trường đại học công lập như quản lý thu, chi, tài sản
và quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính trong khi đó quản lý nhànước về tài chính nội dung bao gồm công tác hoạch định chính sách, tổ chứcthực hiện và thanh kiểm tra tài chính của các đơn vị Chính vì vậy, Luận ánchưa nghiên cứu triệt để đối tượng nghiên cứu
Qua nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý nhànước về tài chính như đề tài cấp Bộ, luận án, luận văn Các nghiên cứu đó chủyếu khai thác trên khía cạnh cơ chế quản lý, quản lý tài chính tại các đơn vị sựnghiệp công lập, quản lý ngân sách nhà nước, quản lý nhà nước về tài chínhnhưng áp dụng đối với đơn vị không phải là đơn vị sự nghiệp công lập Song
đề cập đến công tác quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học,cao đẳng công lập ở phạm vi Sở Tài chính vẫn đang còn hạn chế Trên cơ sở kếthừa và phát triển các nghiên cứu trước đó cũng như thực tiễn công tác, tác giả
đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý Nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung liên quan đến hoạt động quản lý nhànước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập từ đó đề xuấtcác giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm huy động và sử dụng nguồn vốn
Trang 15NSNN và xã hội có hiệu quả, đúng chế độ để nâng cao chất lượng nguồn nhânlực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng mởrộng quyền tự chủ tài chính
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, cần làm rõ các nhiệm vụ cụ thể sau:
(1) Xây dựng cơ sở lý luận quản lý nhà nước về tài chính đối với cáctrường đại học, cao đẳng
(2) Phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước về tài chínhđối với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
(3) Đề ra Quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp có cơ sởkhoa học nhằm tăng cường quản lý nhà nước về tài chính với các trường đạihọc, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng của
Sở Tài chính Nghệ An Đối tượng quản lý là các trường Đại học, Cao đẳngcông lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An do UBND tỉnh thành lập, quản lý về mặt
tổ chức, biên chế, kinh phí và hoạt động
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp cácphương pháp nghiên cứu chính sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn: nhằm tìm ra cơ sở lý thuyết
dùng để phân tích thực tiễn, thống kê các số liệu về tình hình tài chính các
Trang 16trường đại học, cao đẳng công lập và thực trạng quản lý nhà nước về tài chínhđối với các trường đại học, cao đẳng công lập Cụ thể:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp này sử dụng cho toàn bộ
các nội dung của luận văn tác giả
Dữ liệu được thu thập từ nguồn dữ liệu sơ cấp - Phiếu điều tra và nguồn
dữ liệu thứ cấp bao gồm:
+ Dữ liệu về số lượng các trường, quy mô sinh viên, giảng viên, tìnhhình nguồn lao động đào tạo được tổng hợp từ website của các trường, Niêngiám thống kê và báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
+ Số liệu về tài chính của các trường cao đẳng, đại học công lập trênđịa bàn tỉnh Nghệ An được tổng hợp từ các báo cáo tài chính các năm
+ Số liệu quyết toán, kiến nghị của thanh tra được tổng hợp từ Biên bảnquyết toán, kết luận thanh tra của Sở Tài chính Nghệ An
+ Một số nguồn khác như các văn bản quy phạm pháp luật, các bài viếtđược công bố trên website, tạp chí tài chính
- Phương pháp tổng hợp: tác giả tiến hành tổng hợp các nội dung lý
thuyết; tổng hợp các dữ liệu như tổng hợp số lượng và cơ cấu các trường,tổng hợp về quy mô và chất lượng sinh viên, giảng viên; tổng hợp số liệu vềtình hình tài chính của các trường sau khi xử lý số liệu từ các báo cáo quyếttoán hàng năm của đơn vị
- Phương pháp phân tích so sánh: đây là phương pháp sử dụng nhiều
cho phần phân tích và đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp
5.2 Phương pháp điều tra
- Sử dụng bảng hỏi: để khảo sát lấy ý kiến về các nhận định mà tác giảđưa ra liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về tài chính đối với cáctrường đại học, cao đẳng
- Số lượng phiếu khảo sát: 100 phiếu (70 phiếu khảo sát lấy ý kiến củaBan giám hiệu, Lãnh đạo phòng ban và Phòng Tài chính - kế hoạch của các
Trang 17trường đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An; 30 phiếu khảosát lấy ý kiến của Ban giám đốc Sở, Phòng NST trực tiếp quản lý các trường
và Phòng Thanh tra Sở Tài chính Nghệ An)
- Phương pháp thu thập: Phát phiếu trực tiếp cho cán bộ thuộc Sở Tàichính (bao gồm: Ban giám đốc Sở, Phòng NST trực tiếp quản lý các trường
và Phòng Thanh tra Sở Tài chính Nghệ An) và Gửi qua địa chỉ mail hoặc gửiđường bưu điện đối với các đối tượng khảo sát ở các trường đại học, cao đẳngcông lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Bao gồm: Ban giám hiệu, Lãnh đạophòng ban và Phòng Tài chính - kế hoạch tại Sở Tài chính Nghệ An)
6 Những đóng góp cho luận văn
- Khái quát hóa, hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề cơ bảnquản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập
- Phân tích thực trạng và đánh giá quản lý nhà nước về tài chính đối vớicác trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Nghệ An trên cơ sở phân tích
số liệu tài chính
- Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, mang tính vừa cấp bách, vừalâu dài nhằm nâng cao chất lượng về quản lý nhà nước về tài chính với cáctrường đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo vàphụ lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản quản lý nhà nước về tài chính đối
với các trường đại học, cao đẳng công lậpChương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường
đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ AnChương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về
tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lậptrên địa bàn
Trang 18CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CÔNG LẬP
1.1 Một số vấn đề cơ bản về tài chính các trường đại học, cao đẳng công lập
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm các trường đại học, cao đẳng công lập
Khái niệm
Theo Điều 9, Luật Viên chức năm 2010, Đơn vị sự nghiệp công lậpđược hiểu là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cáchpháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước
Từ khái niệm Đơn vị sự nghiệp công lập, tác giả đưa ra khái niệm vềTrường đại học, cao đẳng công lập như sau:
Trường đại học, cao đẳng công lập là đơn vị sự nghiệp công lập thuộclĩnh vực đào tạo, dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền Nhà nước thành lập, có
tư cách pháp nhân, nguồn kinh phí chủ yếu do NSNN cấp và nguồn thu khác,hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm cung cấp các dịch vụ công phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trang 19Phân loại các trường đại học, cao đẳng công lập
- Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp: các trường đại học, cao đẳng thuộcloại hình đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về tài chính như sau:
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động)
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động)
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động)
Việc phân loại theo quy định trên, được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp [Phụ lục 1]
- Căn cứ vào lĩnh vực, ngành nghề đào tạo: Các trường đại học, cao đẳng được chia thành Trường đào tạo và Trường dạy nghề
1.1.2 Tài chính các trường đại học, cao đẳng công lập
1.1.2.1 Khái niệm tài chính các trường đại học, cao đẳng công lập
Tài chính các trường đại học, học cao đẳng công lập là tổng thể hoạtđộng thu, chi bằng tiền, phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quátrình tạo, lập và phân phối quỹ tiền tệ của nhà trường nhằm thực hiện nhằmthực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước
Các quan hệ tài chính phát sinh trong trường đại học, cao đẳng công lậpbao gồm:
- Quan hệ tài chính với Nhà nước thông qua việc NSNN cấp kinh phí
hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao và các nghĩa vụ với nhà nước như nghĩa vụ nộp thuế theo quy định (thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp )
Trang 20- Quan hệ tài chính với cán bộ, viên chức, nhân viên thông qua quan hệ
thanh toán, tạm ứng, phân phối thu nhập hoặc huy động vốn để phát triển hoạtđộng sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật
- Quan hệ tài chính giữa nhà trường với xã hội bao gồm các quan hệ
sau đây: (i) Quan hệ tài chính với học sinh thông qua thu học phí, lệ phí và một số loại phí khác để góp phần đảm bảo cho các hoạt động; (ii) Quan hệ tài chính với các tổ chức tín dụng nhằm vay vốn phát triển hoạt động sự nghiệp; (iii) Quan hệ tài chính với các nhà cung ứng dịch vụ khác như dịch vụ điện thoại, điện nước; vật tư hàng hóa, nhà thầu; (iv) Quan hệ tài chính với các đơn
vị liên doanh, liên kết đào tạo ; (v) Quan hệ tài chính giữa nhà trường với các tổ chức nước ngoài thông qua các dự án; các công trình nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
1.1.2.2 Nội dung tài chính các trường đại học, cao đẳng công lập
a) Nguồn tài chính
Hiện nay, nguồn tài chính của các trường đại học, cao đẳng công lậpbao gồm có 4 nguồn:
- Kinh phí do NSNN cấp, gồm: Kinh phí bảo đảm hoạt động thường
xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; đầu tư và mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp; Vốn đối ứng các dự án có nguồn vốn nước ngoài và kinh phí khác
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm: Phần được để lại từ số thu
phí, lệ phí thuộc NSNN; Thu từ hoạt động dịch vụ; Thu từ hoạt động sựnghiệp khác; Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửingân hàng
Trang 21- Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho
- Nguồn khác gồm: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy
động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn liên doanh, liên kết củacác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
b) Nội dung chi, có 2 nội dung:
- Chi thường xuyên gồm chi thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ
được cấp có thẩm quyền giao; chi thường xuyên phục vụ cho công tác thuphí và lệ phí; chi hoạt động cho các hoạt động dịch vụ Nội dung chi baogồm Chi thanh toán cá nhân gồm, Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, Chi nghiệp
vụ chuyên môn, Các khoản chi khác như thanh toán dịch vụ công cộng, khấuhao tài sản cố định; trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động, chi các khoản thuếphải nộp
- Chi không thường xuyên gồm: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ; Chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Chi thực hiện chươngtrình mục tiêu quốc gia; Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốnnước ngoài; Chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnđặt hàng; Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;Chi đầu tư xây dựng, mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định; Chi thực hiệncác dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài; Chi cho các hoạt động liêndoanh, liên kết;
c) Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động
thường xuyên và nhiệm vụ nhà nước đặt hàng, đơn vị được sử dụng theo trình
tự như sau:
- Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: dùng để đầu tư, phát triểnnâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
Trang 22mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động
- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập
Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhântrong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vàohoạt động
Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chicho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấpkhó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mấtsức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người laođộng
1.2 Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu của quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập
1.2.1.1 Khái niệm
a) Khái niệm quản lý
Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳtheo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu
Theo quan niệm của C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp haylao động chung nào tiến hành trên một quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũngđều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiệnnhững chức năng chung phát sinh từ sự vận động của những khí quan độc lập
Trang 23của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thìcần phải có nhạc trưởng”[16] Tức theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các laođộng đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất Ở đâyMác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vihoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tớimục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý Theo cách hiểu này thìquản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được mộtmục đích của người quản lý Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lêncách thức quản lý và mục đích quản lý
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động có địnhhướng và có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng cácphương pháp nhất định nhằm đạt được mục tiêu nhất định
b) Khái niệm quản lý nhà nước
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sựtác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quátrình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển cácmối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng vànhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốcXHCN”[19]
Quản lý nhà nước tiếp cận với nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ các hoạtđộng lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điềuhành) của hệ thống hành pháp và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hànhđược đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức; được thực hiện trên cơ sở thihành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan
Trang 24hành chính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hội được giao nhiệm vụ quản lýnhà nước)
c) Khái niệm quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học,cao đẳng công lập
Từ khái niệm quản lý và quản lý nhà nước nêu trên, tác giả đưa ra kháiniệm Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công
lập như sau: Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao
đẳng công lập được hiểu là quá trình sử dụng các công cụ và phương pháp nhất định của cơ quan hành chính nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng công lập để thực hiện các nội dung quản lý: Hoạch định chính sách, chỉ đạo tổ chức thực hiện, thanh kiểm tra hoạt động tài chính nhằm đạt được các mục tiêu nhà nước đề ra.
Công cụ quản lý bao gồm chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
và bằng các biện pháp tổ chức, điều hành và kiểm tra, giám sát
Phương pháp quản lý bao gồm phương pháp hành chính, phương phápkinh tế và phương pháp giáo dục thuyết phục
1.2.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập
Hoạt động quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học,cao đẳng công lập là một dạng của quản lý hành chính nhà nước nên có đầy
đủ các đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước như: (i) Hoạt động quản lýhành chính nhà nước mang quyền hành pháp; (ii) Có sự phân công, phân cấpchặt chẽ từ Trung ương xuống địa phương; (iii) Có tính độc lập tương đối,liên tục, ổn định tương đối trong tổ chức và hoạt động; (iv) Được tiến hànhtrên cơ sở mục tiêu, kế hoạch và chương trình hành động; (v) Là hoạt độngchủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, phối hợp; (vi) Có tính nghềnghiệp và chuyên môn hóa cao
Trang 25Bên cạnh đó, hoạt động quản lý nhà nước về tài chính đối với cáctrường đại học, cao đẳng công lập có những đặc điểm riêng để phân biệt vớihoạt động quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước như sau: (i) Nhànước quản lý tài chính các trường đại học, cao đẳng công lập thông qua các
cơ quan hành pháp về lĩnh vực tài chính Cấp trung ương gồm Chính phủ, BộTài chính, cấp địa phương gồm UBND tỉnh, Sở Tài chính; (ii) Quản lý nhànước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập là mộtphương thức quan trọng trong việc điều tiết các nguồn lực tài chính nhằmthực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
1.2.1.3 Mục tiêu quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập
Thứ nhất, Huy động, tập trung tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồnlực tài chính của các trường đại học, cao đẳng công lập đảm bảo tiết kiệm vàhiệu quả với chi phí thấp nhất Hiệu quả tài chính phải đáp ứng được cácmục tiêu cụ thể:
- Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, dạy nghề: Chất lượng dịch vụgiáo dục - đào tạo, dạy nghề là kết quả đầu ra của quá trình hoạt động của cáctrường như chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ người lao động đáp ứng đượcyêu cầu công việc, tỷ lệ sinh viên có việc làm
- Tăng thu nhập cho người lao động: sẽ giúp người lao động ổn địnhđời sống, tạo điều kiện phát huy năng lực, sở trường cá nhân, cống hiến cho
xã hội, ràng buộc trách nhiệm công việc với họ Đơn vị được phép sử dụng sốtiết kiệm và kết quả tài chính của mình để chi trả thu nhập tăng thêm, khenthưởng đột xuất cho người lao động dựa trên nguyên tắc người làm nhiềuhưởng nhiều, người làm ít hưởng ít
Thứ hai, Đảm bảo trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước về tài chínhđối với các trường đại học, cao đẳng công lập
Trang 26Xuất phát từ đặc điểm quản lý nhà nước gắn liền với quyền lực hànhpháp hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật Lỏng lẻo, kẽ hở trong các quyđịnh sẽ dễ nảy sinh các hành vi gian lận, tham ô, gây lãng phí tài sản nhànước Chính vì vậy, đảm bảo trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước về tàichính sẽ giúp quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính đạt hiệu quả.
Thứ ba, Đảm bảo sự công bằng, tự chủ trong quản lý tài chính vàkhuyến khích sự tham gia xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội,từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước
1.2.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập
1.2.2.1 Tính trách nhiệm giải trình
Đây là tiêu chí làm cơ sở đánh giá mức độ gắn kết giữa quyền hạn vànghĩa vụ được giao, mức độ giám sát của người dân vào hoạt động quản lýnhà nước và đánh giá trách nhiệm của Sở Tài chính trong việc thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ được giao
a) Giải trình là việc các cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm cung cấp,giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
và phải chịu trách nhiệm đến cùng về kết quả đạt được
Người yêu cầu giải trình bao gồm: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân bênngoài Sở Tài chính; Lãnh đạo cấp trên của cá nhân và tập thể thuộc Sở Tàichính yêu cầu giải trình
Người giải trình là người đứng đầu Sở Tài chính hoặc cá nhân, tập thểthực thi nhiệm vụ được giao
b) Nội dung giải trình bao gồm:
(i) Giải trình việc chấp hành các quy định của cấp trên như quy địnhcủa các văn bản pháp luật, quy chế hoạt động của Sở Tài chính
(ii) Giải trình về kết quả đạt được Sở Tài chính phải xây dựng bộ tiêu
Trang 27chí đánh giá và cơ chế thưởng phạt cụ thể về kết quả thực hiện nhiệm vụ đượcgiao cho cá nhân, tập thể.
(iii) Giải trình về sự phối hợp với các đồng nghiệp trong thực hiệncông việc
(iv) Giải trình trước khi ra quyết định (trách nhiệm thuộc về bộ phậntham mưu)
(v) Giải trình trách nhiệm sau quyết định (thuộc về Lãnh đạo Sở làngười đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả đạt được)
c) Hình thức giải trình: bằng văn bản hoặc giải trình trực tiếp tại SởTài chính
1.2.2.2 Tính công khai, minh bạch
Đây là điều kiện để đảm bảo tính giải trình và là cơ sở đánh giá tínhdân chủ, công bằng, sự tham gia kiểm tra giám sát của nhân dân và khả năngxảy ra sai phạm của hoạt động quản lý nhà nước Minh bạch được hiểu làthông tin được cung cấp phải toàn diện, chính xác, đáng tin cậy, dễ hiểu, dễtiếp cận, kịp thời về pháp luật và toàn bộ thông tin khác liên quan đến quátrình thực thi công vụ của cán bộ, công chức Sở Tài chính
a) Nội dung và thời điểm công khai:
- Công khai dự toán thu, chi ngân sách; quyết toán ngân sách hàng nămcủa các đơn vị trong đó chi tiết từng nội dung thu và nội dung chi Chậm nhấtsau 60 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết vềquyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách
- Công khai quy trình, thủ tục, hồ sơ tiếp nhận và xử lý công việc từkhâu lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách và thanh tra kiểm tra tàichính các trường đại học, cao đẳng công lập Công khai cùng với ngày có vănbản hướng dẫn và thông báo kế hoạch triển khai đến đơn vị
b) Hình thức công khai: (i) Công bố trong các kỳ họp thường niên của
Sở Tài chính; (ii) Phát hành ấn phẩm; (iii) Niêm yết công khai tại trụ sở làm
Trang 28việc; (iv) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cóliên quan; (v) Đưa lên trang thông tin điện tử…
1.2.2.3 Tính tiên liệu
Các quyết định quản lý, chế độ, chính sách về quản lý tài chính phải rõràng, được thông báo trước và có đủ thời gian để điều chỉnh; có tính ổn địnhtương đối Nguyên tắc này là điều kiện để đảm bảo tính giải trình và quyềnchủ động cho các đơn vị
1.2.2.4 Sự tham gia
Nguyên tắc này giúp lãnh đạo có thông tin đầy đủ để ra quyết địnhchính xác và hợp lý, đảm bảo công bằng xã hội và sự đóng góp của các tầnglớp nhân dân đồng thời đáp ứng đòi hỏi tất yếu của quá trình đổi mới (pháthuy dân chủ cơ sở)
1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về tài chính của Sở Tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập
Trên cơ sở quy định của Luật NSNN năm 2002; Nghị định số60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ Quy định về chitiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫnthực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN Tác giả xây dựng lýthuyết về công tác hướng dẫn lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngânsách và thanh kiểm tra tài chính các trường đại học, cao đẳng công lập
1.2.3.1 Công tác tham mưu các chế độ, chính sách và tổ chức hướng dẫn thực hiện
Để đảm bảo thực hiện thống nhất chung các quy định của pháp luật vềquản lý nhà nước về tài chính; các chế độ, chính sách; Quốc hội, Chính phủ,
Bộ Tài chính ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị định,
Trang 29Chỉ thị, Quyết định, Thông tư Ngoài ra gắn với điều kiện thực tế của từng địaphương, trên cơ sở chức năng và nhiệm vu đã được phân công; Hội đồngnhân dân các cấp ban hành Nghị quyết để nhằm đảm bảo thi hành nghiêmchỉnh các văn bản pháp luật cấp trên và các chế độ, chính sách về tài chính ápdụng tại địa phương Trên cơ sở đó, Sở Tài chính có chức năng, nhiệm vụ dựthảo các chế độ, chính sách liên quan đến quản lý nhà nước về tài chính thuộcthẩm quyền của địa phương được giao báo cáo UBND tỉnh để trình Hội đồngnhân dân tỉnh xem xét và thông qua; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành vănbản hướng dẫn và tổ chức, đôn đốc thực hiện các chủ trương, chính sách vàquy định của Trung ương và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh SởTài chính thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm chỉ đạo,hướng dẫn và đôn đốc thực hiện các chế độ, chính sách, quy định của cơ quan
có thẩm quyền theo nhiệm vụ được UBND tỉnh phân công Do vậy, cáctrường đại học, cao đẳng công lập tại địa phương ngoài việc tuân thủ các quyđịnh của Hiến pháp, pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước Trung ương cònphải tuân thủ các quy định của địa phương nói riêng
1.2.3.2 Hướng dẫn các trường lập và phân bổ dự toán NSNN hàng năm
Lập dự toán là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến hoạt độngquản lý nhà nước về tài chính Năm ngân sách của Việt Nam tính từ ngày01/01 đến ngày 31/12 Kết quả là dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyềnphê duyệt Dự toán các trường đại học, cao đẳng là một bộ phận của dự toánNSNN của địa phương
a) Mục tiêu, nguyên tắc
Thứ nhất, Dự toán lập có tính toàn diện, khả thi bao quát hết các nhiệm
vụ chuyên môn được giao theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước,
Trang 30các văn bản hướng dẫn, đảm bảo các căn cứ, cơ sở tính toán và đúng thời gianquy định.
Thứ hai, Việc lập dự toán chi thường xuyên phải tuân theo các chính sách,chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
Thứ ba, Công khai các khâu, thủ tục hồ sơ; quy định rõ trách nhiệm của
bộ phận, cán bộ và thời hạn về thời gian thực hiện các công việc
Cuối cùng, Hệ thống mẫu biểu đơn giản, rõ ràng, nội dung và hình thứcđúng quy định của pháp luật
b) Quy trình hướng dẫn xây dựng dự toán
Quy trình hướng dẫn lập và phân bổ dự toán của Sở Tài chính được thểhiên cụ thể trong Hình 1.1 dưới đây:
Hình 1.1 Quy trình hướng dẫn và lập phân bổ dự toán
các trường đại học, cao đẳng công lập
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Luật NSNN
Bước 1: Ban hành hướng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán
Hàng năm, để lập và phân bổ dự toán ngân sách cho năm sau, căn cứvào Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán vàthông báo số kiểm tra của Bộ Tài chính; Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về
Thảo luận dự toán với các đơn vị
Tổng hợp
dự toán và phương án phân bổ NSĐP trình Thường trực HĐND tỉnh
Điều chỉnh phương
án phân
bổ ngân sách
Phân bổ
và giao
dự toán thu chi ngân sách
Trang 31xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách của địaphương Phòng Ngân sách có nhiệm vụ:
- Chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn lập dự toán thu NSNN, chiNSĐP và thông báo số kiểm tra cho các đơn vị
- Lấy ý kiến tham gia của các phòng chuyên quản đối với dự thảo vănbản hướng dẫn và số kiểm tra (các phòng có ý kiến trong thời hạn 2 ngày)
- Hoàn chỉnh văn bản báo cáo Giám đốc Sở xem xét, ký ban hành trướcngày 1/7 hàng năm
Bước 2: Lập và tổng hợp dự toán NSĐP
- Phòng Ngân sách, các phòng chuyên quản trả lời những kiến nghị,thắc mắc đề xuất (nếu có) trong quá trình lập dự toán theo hướng dẫn của SởTài chính
- Các trường lập dự toán gửi về Sở Tài chính (chậm nhất 10/7 hàng năm)
- Phòng ngân sách tổng hợp dự toán ngân sách địa phương theo mẫubiểu hướng dẫn của Bộ Tài chính
- Sở Tài chính thống nhất với Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư báocáo Chủ tịch tỉnh, Thường trực HĐND dự toán ngân sách địa phương năm dựtoán (trước ngày 18/7) Sau khi có ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh,UBND tỉnh, dự toán NSNN địa phương gửi báo cáo Bộ Tài chính trước ngày25/7, tiến hành thảo luận trước ngày 25/7 năm trước
Bước 3: Tổ chức thảo luận dự toán với các trường
Căn cứ dự toán các trường, kết quả thảo luận dự toán với Bộ Tài chính;căn cứ chế độ chi tiêu hiện hành, định mức chi do UBND tỉnh quyết định, SởTài chính tổ chức thảo luận dự toán thu, chi ngân sách với các đơn vị theophân công như sau:
Phòng chuyên quản chủ trì tiến hành thảo luận dự toán với các đơn vịtheo kế hoạch đã thông báo trước (thời gian tuỳ theo từng năm trong chu kỳngân sách)
Trang 32Hồ sơ yêu cầu cung cấp cho Phòng NST thẩm tra, tính toán và rà soátlại trước buổi thảo luận dự toán (nếu có) và tổng hợp báo cáo Giám đốc Sởbao gồm: (i) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sáchnăm X và xây dựng dự toán thu chi ngân sách năm X+1; (ii) Thuyết minh dựtoán năm X+1 [Phụ lục 2]; (iii) Tài liệu chi tiết kèm theo để làm rõ căn cứ lập
dự toán (Quyết định phê duyệt quỹ tiền lương tại thời điểm gần nhất, số liệuchi tiết tính toán các chế độ chính sách, Số liệu về thu ngân sách năm kếhoạch X+1 dự kiến chi tiết theo các nguồn thu, các văn bản pháp luật liênquan làm cơ sở tính toán)
Nội dung thảo luận: Đối chiếu lại tính đúng đắn của các cơ sở lập dựtoán như chỉ tiêu và cách tính định mức phân bổ chi thường xuyên, hệ số lươnglàm căn cứ tính lương và các khoản liên quan đến lương; các chế độ chínhsách, các nhiệm vụ phát sinh, các kiến nghị đề xuất bổ sung Số liệu kết luậnsau buổi thảo luận sẽ làm cơ sở quan trọng để phân bổ dự toán ngân sách
Kết thúc buổi thảo luận, chuyên viên được giao nhiệm vụ thư ký cótrách nhiệm ghi chép và dự thảo Biên bản thảo luận dự toán ngân sách trìnhlãnh đạo Phòng thông qua và trình Giám đốc Sở phê chuẩn (Đơn vị lưu 1 bản,Phòng chuyên quản lưu 1 bản) Biên bản là cơ sở để Phòng NST tổng hợp vào
dự toán NSĐP và giao dự toán thu chi NS sau này
Bước 4: Tổng hợp dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương
Trên cơ sở lập dự toán NSĐP và cân đối ngân sách, Phòng NS báo cáoGiám đốc Sở theo mẫu biểu quy định của Bộ Tài chính, các loại báo cáo theoyêu cầu của HĐND tỉnh, UBND tỉnh Giám đốc Sở xem xét chuẩn bị báo cáoUBND tỉnh, Ban Kinh tế ngân sách và Thường trực HĐND tỉnh Phòng NShoàn thiện phương án phân bổ dự toán theo yêu cầu của Giám đốc Sở
Trang 33Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở Kế hoạch Đầu tư tổ chức báo cáo UBNDtỉnh, Thường trực HĐND tỉnh (có sự tham gia của Ban Kinh tế ngân sách củaHĐND tỉnh) toàn bộ dự toán thu, chi ngân sách năm dự toán, thuyết minh căn
cứ lập và phân bổ dự toán trước ngày 15/11
Bước 5: Điều chỉnh phương án phân bổ dự toán ngân sách địa phương
Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Phòng NStiếp nhận phương án thu ngân sách của Cục Thuế, tổng hợp, điều chỉnhphương án phân bổ dự toán (Nếu số liệu giao dự toán thu, chi ngân sách do
Bộ Tài chính giao chưa thống nhất với phương án phân bổ của địa phương) vàbáo cáo Giám đốc Sở để báo cáo UBND tỉnh
Bước 6: Phân bổ và giao dự toán thu chi ngân sách cho các trường
Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chingân sách cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở Tài chính cótrách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấpquyết định dự toán thu, chi NS, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và mức
bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10 tháng 12năm trước
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND tỉnh,phòng chuyên quản tham mưu Ban giám đốc Sở phân bổ và giao dự toántrước ngày 31/12 năm trước trừ trường hợp dự toán NSNN chưa được Quốchội quyết định, dự toán ngân sách địa phương chưa được Hội đồng nhân dânquyết định
1.2.3.3 Công tác tổ chức thực hiện chấp hành dự toán
Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế,
và hành chính để tổ chức thực hiện dự toán nhằm đạt được các chỉ tiêu thu,chi trong kế hoạch NSNN năm
Trang 34a) Tổ chức thực hiện dự toán thu
Về nguyên tắc thu phí, lệ phí theo khung quy định của nhà nước và đây
là nguồn thu Ngân sách nước nhưng được nhà nước cho phép để lại để bổsung kinh phí hoạt động đơn vị Các trường phải có trách nhiệm nộp cáckhoản thu này vào tài khoản giao dịch mở tại Kho bạc Nhà nước và cuối nămphải thực hiện ghi thu ghi chi đến hết quý I năm sau Đối với các khoản thudịch vụ và thu khác, đơn vị được mở Tài khoản ngân hàng để giao dịch, hạchtoán lỗ lãi và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước
b) Tổ chức thực hiện dự toán chi
Điều kiện thực hiện chi ngân sách nhà nước:
(1) Đã có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, trừ các trườnghợp dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách chưa được cơ quan cóthẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu so dự toán được giao và từnguồn dự phòng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền
(2) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định;(3) Đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủyquyền quyết định chi;
(4) Trường hợp sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà nước để đầu tưxây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các côngviệc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì còn phải tổ chức đấu thầuhoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
(5) Các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm
để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thờiđiểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi cótính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn
vị dự toán cấp I giao cùng với giao dự toán năm
Trách nhiệm của Sở Tài chính:
Trang 35- Bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi, trường hợp các đơn vị sửdụng ngân sách chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ ngân sách thì
Sở Tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quyđịnh để bảo đảm nguồn;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ởcác cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Trường hợp phát hiện các khoảnchi vượt nguồn cho phép, sai chính sách, chế độ hoặc đơn vị không chấphành chế độ báo cáo thì có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừngthanh toán Trường hợp phát hiện việc chấp hành dự toán của các đơn vị sửdụng ngân sách chậm hoặc không phù hợp làm ảnh hưởng kết quả nhiệm
vụ, thì có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước và đơn vị dự toán cấp trên
có giải pháp kịp thời hoặc điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các cơquan, đơn vị trực thuộc để bảo đảm thực hiện ngân sách theo mục tiêu vàtiến độ quy định
1.2.3.4 Xét duyệt và thông báo quyết toán
Thực hiện quy định tại Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báocáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm Hết thời hạn chỉnh lý quyếttoán ngân sách ngày 31 tháng 3 năm sau; Sở Tài chính đôn đốc và yêu cầucác trường nộp quyết toán năm ngân sách bao gồm các biểu mẫu và báocáo theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của
Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyếttoán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đượcngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp; Quyết định số19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính về việcban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp Ngoài mẫu biểu báo cáoquyết toán năm theo qui định đơn vị dự toán còn phải gửi kèm báo cáo giải
Trang 36trình chi tiết các loại hàng hóa, vật tư tồn kho, các khoản nợ, vay và tạmứng, tạm thu, tạm giữ, tồn quỹ tiền mặt, số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị
dự toán để Sở Tài chính xem xét trước khi ra thông báo duyệt quyết toánnăm cho đơn vị
Trước khi lập báo cáo quyết toán năm, Sở Tài chính đôn đốc đơn vịthực hiện ghi thu ghi chi các khoản thu được để lại chi theo quy định Trườnghợp đơn vị chưa thực hiện ghi thu ghi chi, Sở Tài chính không tiến hành xétduyệt quyết toán
Sau khi nhận được Báo cáo quyết toán ngân sách năm do đơn vị nộptiến hành lập kế hoạch và thông báo lịch duyệt quyết toán Cụ thể:
a) Phạm vi xét duyệt quyết toán: Các khoản ngân sách nhà nước giao
dự toán, các khoản thu được để lại chi theo chế độ quy định
b) Nội dung xét duyệt quyết toán năm:
- Kiểm tra danh mục báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán năm theoquy định; nếu thiếu thì đề nghị đơn vị được xét duyệt lập và gửi bổ sung ngaycho đủ;
- Kiểm tra từng chứng từ thu phí, lệ phí và các khoản thu khác được giaoquản lý, thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Kiểm tra tính chính xác và pháp lý của dự toán chi ngân sách đượcgiao, bảo đảm khớp đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền giao về tổngmức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi (kể cả dự toán bổ sung, điều chỉnhtrong năm)
- Kiểm tra tính hợp pháp của từng khoản chi, bảo đảm khoản chi phải
có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo Quychế chi tiêu nội bộ của đơn vị và đã được Thủ trưởng đơn vị hoặc người được
uỷ quyền quyết định chi;
Trang 37- Kiểm tra việc mua sắm, quản lý và xử lý tài sản; việc tổ chức đấuthầu, thẩm định giá đối với những khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn; bảođảm việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản theo đúng các quy định củapháp luật;
- Kiểm tra việc hạch toán, kế toán các khoản thu, chi, bảo đảm theođúng chế độ kế toán, năm ngân sách, cấp ngân sách và Mục lục Ngân sáchnhà nước;
- Kiểm tra tính khớp đúng của số liệu trên các chứng từ thu, chi, sổ kếtoán và báo cáo quyết toán;
- Kiểm tra số dư kinh phí được chuyển sang năm sau sử dụng và thanhtoán Đối với số dư kinh phí không được chuyển sang năm sau sử dụng vàthanh toán thì phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước;
- Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩmquyền qua công tác kiểm toán, thanh tra, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán
c) Khi thực hiện xét duyệt quyết toán năm, Sở Tài chính có quyền:
- Yêu cầu đơn vị được xét duyệt giải trình hoặc cung cấp thông tin, sốliệu cần thiết cho việc xét duyệt quyết toán;
- Xuất toán các khoản thu, chi sai chế độ, chi không có trong dự toánngân sách được giao; yêu cầu đơn vị được xét duyệt thu hồi nộp ngân sách nhànước các khoản chi sai chế độ, số dư kinh phí không được chuyển sang nămsau sử dụng và thanh toán và các khoản phải nộp khác theo chế độ quy định;
- Yêu cầu đơn vị được xét duyệt điều chỉnh lại số liệu quyết toán nếu
có sai sót và điều chỉnh lại báo cáo quyết toán theo kết quả đã được xét duyệt;
- Đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị được xét duyệt mở tài khoảngiao dịch thực hiện huỷ bỏ số dư kinh phí chuyển sang năm sau sử dụng vàthanh toán không đúng quy định;
Trang 38- Hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền hoàn trả đơn vị được xét duyệtcác khoản đã nộp cấp trên hoặc ngân sách nhà nước không đúng quy định;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lýtheo quy định của pháp luật đối với những Thủ trưởng đơn vị chi sai chế độ,gây thất thoát ngân sách nhà nước
e) Thông báo xét duyệt quyết toán năm:
Kết thúc việc xét duyệt quyết toán năm, Sở Tài chính lập biên bản xétduyệt quyết toán năm để làm căn cứ thông báo quyết toán năm
Căn cứ báo cáo quyết toán của đơn vị được xét duyệt và biên bản xétduyệt quyết toán năm, cơ quan có thẩm quyền ra thông báo xét duyệt quyếttoán năm gửi đơn vị được xét duyệt
1.2.3.5 Kiểm tra, thanh tra về tài chính
a) Kiểm tra
Kiểm tra tài chính các trường đại học, cao đẳng công lập là một chứcnăng của hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, mang tínhchất quyền lực - phục tùng
- Hình thức kiểm tra: tiến hành dưới nhiều hình thức như nghe báo cáo,qua hồ sơ, tài liệu và số liệu do đơn vị cung cấp, tổ chức các đoàn kiểm trahoặc thông qua thanh tra tài chính của Sở Tài chính
- Mức độ kiểm tra: (i) Kiểm tra thường xuyên, (ii) Kiểm tra định kỳ,(iii) Kiểm tra đột xuất
b) Công tác thanh tra tài chính
Thanh tra tài chính là hoạt động thanh tra của Sở Tài chính đối với cơquan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trongcác lĩnh vực tài chính
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày22/9/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thanh
Trang 39tra; Quyết định số 3113/QĐ-BTC ngày 23/12/2011 của Bộ Tài chính về banhành quy trình thanh tra tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập Phòngthanh tra Sở Tài chính xây dựng quy trình thanh tra như sau:
Thanh tra viên
Hình 1.2 Quy trình thanh tra tài chính tại các trường đại học, cao đẳng
công lập
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Quy trình ISO 9001:2008
của Sở Tài chính Nghệ An
Bước 1: thanh tra viên được phân công thu thập thông tin có liên quan
đến đơn vị thanh tra; lập báo cáo khảo sát; lập kế hoạch thanh tra Kế hoạchkiểm tra năm phải được hoàn thành trước 31 tháng 12 hàng năm
Theo dõi
Yêu cầu quản lý Lập kế hoạch
Phê duyệt Tiến hành thanh tra
Báo cáo
Trang 40Trên cơ sở thông tin thu thập, thanh tra viên lập kế hoạch kiểm tra chitiết, nêu rõ: lý do kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, thời gian tiến hành,nguồn lực (con người, kinh phí, phương tiện, thiết bị công tác) Dự thảo vănbản thông báo kiểm tra và Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
Bước 2: Giám đốc Sở phê duyệt, ký:
(i) Nếu đồng ý, phê duyệt kế hoạch, thông báo và ban hành quyết định.(ii) Nếu cần điều chỉnh, bổ sung thì nêu rõ yêu cầu hoặc không đồng
ý và chuyển lại bước 1
Bước 3: Công bố quyết định thanh tra, thu thập thông tin, nghiên cứu,
phân tích, xem xét, xử lý thông tin và số liệu để phát hiện những vấn đề cómâu thuẫn; nhận định những việc làm đúng, những sai phạm, những sơ hở,bất cập của cơ chế, chính sách, chế độ; làm rõ nguyên nhân và trách nhiệmcủa tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm (nếu có); ký bản xác nhận hoặcbiên bản làm việc về tình hình, số liệu theo từng nội dung, sự việc dự kiến kếtluận với đối tượng thanh tra; đối chiếu tình hình, số liệu đã ký xác nhận, đãthu thập được với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức để kết luận đúng,sai, nguyên nhân sai phạm và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từngsai phạm; trưng cầu giám định; gia hạn thanh tra (nếu hết thời gian thanh tra),hoàn thiện số liệu, chứng cứ; bàn giao hồ sơ tài liệu
Bước 4: Kết thúc thanh tra: Báo cáo kết qủa thanh tra và dự thảo kết
luận thanh tra; thông qua dự thảo Kết luận thanh tra tại đơn vị; bàn giao, lưutrữ hồ sơ thanh tra; họp rút kinh nghiệm đoàn thanh tra
Bước 5: Thanh tra viên phụ trách mảng công việc chịu trách nhiệm
theo dõi việc thực hiện các biện pháp khắc phục của các đơn vị được thanh tra
đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định
* Thanh tra Sở Tài chính thực hiện các nhiệm vụ sau: