Các nhân tố chủ quan (từ phía Sở Tài chính)

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường Đại học, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 43 - 46)

7. Kết cấu của Luận văn

1.3.2.Các nhân tố chủ quan (từ phía Sở Tài chính)

1.3.2.1. Năng lực cán bộ quản lý Sở Tài chính

- Cán bộ quản lý nhà nước có năng lực, chuyên môn và hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mình đảm nhiệm, áp dụng các ứng dụng công nghệ vào quản

lý có như vậy cán bộ hoạch định chính sách mới đưa ra được chính sách, chiến lược phù hợp; cán bộ thực hiện chính sách mới có thể hiểu, làm việc chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian hoàn thành công việc, hướng dẫn đúng cho các đơn vị các quy định Pháp luật.

- Người cán bộ phải có phẩm chức đạo đức tốt, đam mê công việc, có tinh thần trách nhiệm, dám làm dám chịu mới có thể tạo ra nền quản lý tài chính trong sạch vững mạnh và hiệu quả.

- Công việc quản lý nhà nước về tài chính đòi hỏi người quản lý phải được trang bị các kỹ năng cần thiết như kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,... Cán bộ quản lý được trang bị kỹ năng làm việc tốt sẽ làm tăng hiệu quả quản lý, công việc được xử lý nhanh chóng và đạt chất lượng, đơn vị đến làm việc cảm thấy hài lòng và tin tưởng vào cơ quan nhà nước.

1.3.2.2. Bộ máy tổ chức

Nếu bộ máy quản lý gọn nhẹ, ổn định; tổ chức, sắp xếp nhân lực vào vị trí công việc phù hợp góp phần làm tăng hiệu quả, chất lượng quản lý. Và ngược lại, bộ máy cồng kềnh, thường xuyên thay đổi, vị trí công tác không phù hợp hay số lượng nhân lực nhiều hơn nhu cầu sẽ gây ra tình trạng lãng phí nhân lực, chất lượng quản lý giảm, gây xáo động trong nội bộ cơ quan.

1.3.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Để xây dựng hình ảnh cơ quan quản lý nhà nước hiện đại, phong cách làm việc chuyên nghiệp, giảm thiểu thời gian các khâu xử lý công việc nhất thiết phải trang bị cơ sở vật chất tương xứng. Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển trình độ cao, nó ngày càng đóng vai trò lớn trong việc hỗ trợ hoạt động quản lý nhà nước; giúp giảm khối lượng công việc, hồ sơ giấy tờ, thời gian xử lý công việc; dễ dàng trong việc kiểm tra, kiểm soát, theo dõi hoạt động quản lý.

1.3.2.4. Nguồn kinh phí hoạt động

Muốn có cơ sở vật chất tốt, công nghệ thông tin hiện đại, con người được đào tạo năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc... đều phải xuất phát từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý nhà nước. Một cơ quan quản lý có nguồn kinh phí đủ mạnh mới hỗ trợ tốt cho hoạt động quản lý đạt được mục tiêu đề ra.

1.3.2.5. Thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý và việc sắp xếp, bố trí nhân sự để thực hiện nhiệm vụ được giao.Thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, công khai, minh bạch sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đơn vị khi đến làm việc, hạn chế lợi dụng chức quyền và là công cụ hiệu quả để kiểm tra, đánh giá và phản ánh kịp thời chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Và ngược lại.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CÔNG LẬP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường Đại học, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 43 - 46)