Thực trạng kiểm tra, thanh tra về tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường Đại học, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 69 - 73)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.5.Thực trạng kiểm tra, thanh tra về tài chính

a) Kiểm tra thường xuyên

Các cán bộ công chức Phòng NST luôn coi trọng tầm quan trọng của công tác kiểm tra thường xuyên và đã hạn chế được nhiều sai phạm trước khi xảy ra hậu quả.

Phạm vi kiểm tra: Thực hiện kiểm tra các nội dung trên các hồ sơ, tài liệu do đơn vị cung cấp cho Sở Tài chính.

Mục đích của kiểm tra thường xuyên là nhằm tạo thói quen, lề lối làm việc của cán bộ, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu phát

hiện sai sót, chưa đúng, cán bộ chuyên quản kịp thời thông báo nhắc nhở để đơn vị điều chỉnh trước khi để sai phạm thực tế xảy ra.

Hình 2.1. Hoạt động kiểm tra thường xuyên tài chính các trường đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Nguồn: Tác giả

b) Thanh tra tài chính

Theo các báo cáo kết luận của Thanh tra Sở Tài chính, trong giai đoạn 2009-2013 đã thực hiện thanh tra 16 cuộc thanh tra (Trong đó 14 cuộc thanh tra theo kế hoạch đầu năm và 2 cuộc thanh tra đột xuất liên quan đến xác minh khiếu kiện) và đã phát hiện những tồn tại và bất cập như sau:

- Đã phát hiện và kiến nghị 4 đơn vị vi phạm về nghĩa vụ nộp thuế với NSNN, truy thu tổng số thuế phải nộp là 354 triệu đồng, xử phạt hành chính 35,4 triệu đồng; xử phạt nộp chậm 77 triệu đồng. Qua đó đã chấn chỉnh các

Lập và phân bổ dự toán Quyết toán ngân sách Chấp hành dự toán Nội dung:

- Kiểm tra tổng mức và chi tiết các nội dung giao dự toán thu-chi. - Tình hình thực hiện các căn cứ lập dự toán để cấp phát sát thực tế. - Kiểm tra quy chế chi tiêu nội bộ. - Kiểm tra tính pháp lý, trình tự thủ tục hồ sơ liên quan mua sắm, sửa chữa…

Nội dung:

- Kiểm tra biều mẫu quyết toán theo quy định.

- Công tác hạch toán.

- Tính hợp lệ của hồ sơ, chứng từ; các tiêu chuẩn, chế độ, định mức. - Chấp hành Nghị định 43/2006/CP

Nội dung: Kiểm tra các căn cứ lập và phân bổ như số học sinh bình quân, quỹ lương, nguồn dự kiến để lại làm lương từ học phí, lệ phí, thu khác; các tiêu chuẩn, chế độ, định mức…

KIỂM TRA

đơn vị kịp thời, hạn chế các sai phạm xảy ra; đảm bảo tuân thủ các quy định của Pháp luật về quản lý tài chính.

- Công tác lập và giao dự toán chưa sát với thực tế như chưa phản ánh hết các nguồn thu, hoặc lập dự toán với số thu thấp hơn số thực thu năm trước, nội dung chi cao hơn để được tăng hỗ trợ từ NSNN, lập dự toán chi cao hơn số quyết toán các năm trước liền kề, nhưng không có thuyết minh và lý giải hợp lý nguyên nhân tăng.

Đối với nguồn thu học phí: Đơn vị cung cấp danh sách theo dõi học sinh thực tế học thiếu căn cứ cũng như không theo dõi tình hình biến động học sinh nhập học, đang theo học và học sinh nghỉ học. Do đó, số lượng học sinh theo kế hoạch của Cơ quan thẩm quyền phê duyệt thường thấp hơn so với số học sinh thực học. Điều này gây khó khăn cho cán bộ tài chính tính đủ, tính đúng nguồn thu theo định mức và nguồn thu học phí được để lại trên cơ sở đó tính toán 40% nguồn để lại làm lương.

Đối với nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: Một số trường còn chưa hạch toán một số khoản thu dịch vụ như thu giữ xe, thu ký túc xá, thu dịch vụ khác... vào các tài khoản hoạt động sản xuất kinh doanh mà hạch toán sang tài khoản thu khác. Điều này trái với quy định về hạch toán kế toán và theo dõi nguồn thu; ảnh hưởng đến việc đóng thuế và các nghĩa vụ với Nhà nước.

Một số chi phí chung chưa quy định rõ tiêu thức phân bổ chi phí như Khấu hao của tài sản vừa dùng chung cho hoạt động chuyên môn vừa sử dụng cho hoạt động cung ứng dịch vụ; chi phí điện, nước, xăng dầu; Chi phí quản lý... Nhiều trường còn thực hiện cơ chế lương theo hình thức lương cố định, hưởng lương theo chế độ tiền lương tối thiểu đặc biệt một số người lao động còn hưởng lương theo biên chế do đó xảy ra tình trạng ỷ lại, chưa phát huy được năng lực, sở trường và hiệu suất công việc.

- Chi tiêu chưa đúng chế độ, chi vượt dự toán được duyệt, nhiều khoản chi lập dự toán chưa đầy đủ, đặc biệt trong quản lý và sửa chữa thường xuyên tài sản không đúng dự toán được duyệt, chi vượt dự toán, chi không đúng hạng mục sửa chữa trong dự toán...

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa đúng hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính. Cụ thể là:

+ Nhiều khoản chi thường xuyên phát sinh nhưng chưa được qui định cụ thể trong qui chế chi tiêu nội bộ mà thực hiện theo quyết định của thủ trưởng đơn vị, dẫn tới hạn chế về tính công khai, dân chủ trong quá trình quản lý tài chính...

+ Xây dựng mức trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc mức trích lập, trình tự trích lập không đúng quy định.

+ Một số đơn vị chưa xây dựng tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiện vụ theo khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành trong năm nên việc chi trả thu nhập tăng thêm trong năm đều tính theo hệ số chức vụ cấp bậc công tác và bình bầu A,B,C… Do đó, xảy ra tình trạng dân chủ cao bằng; ai có thâm niên cao thì người đó được chi trả thu nhập tăng thêm càng cao.

- Về công tác kế toán và quyết toán:

Nhiều đơn vị cung cấp mẫu biểu và báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách chưa đúng theo quy định; sắp xếp trình tự chưa lô gíc, khoa học, thuyết minh báo cáo tài chính còn sơ sài.

Một số nghiệp vụ còn hạch toán chưa đúng theo quy định của Chế độ Kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số hồ sơ liên quan đến mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên tài sản chưa được lưu trữ theo đúng thủ tục quy định.

=> Đánh giá về công tác thanh kiểm tra tài chính:

- Ưu điểm: Về công tác thanh tra tài chính nhìn chung là tốt. Có 63,4% ý kiến đồng ý, 25% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

Công tác thanh tra đảm bảo về mặt thời gian thực hiện, thông báo kế hoạch thanh tra cụ thể đến từng đơn vị (tính tiên liệu); Đơn vị chấp nhận chứng cứ, lý luận mà Thanh tra đưa ra; Hồ sơ, thủ tục, quy trình yêu cầu khi thực hiện thanh tra đúng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị; Chất lượng thanh tra được đánh giá tốt.

- Hạn chế: Thời gian và nhân lực dành cho công tác kiểm tra còn ít, chủ yếu kiểm tra trên hồ sơ, các chứng từ sổ sách kế toán, thiếu xác minh tính xác thực của nghiệp vụ thực tế phát sinh do đó các kết luận và kiến nghị đôi khi chưa thật sự xác đáng, sát với tình hình thực tế chi tiêu, chấp hành ngân sách của các đơn vị. Theo kết quả khảo sát, còn có 5,4% ý kiến không đồng ý khi cho rằng chứng cứ, lý luận thanh tra đưa ra được đơn vị chấp nhận.

2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập địa bàn tỉnh Nghệ An

Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng mục 2.1, mục 2.2 và kết quả khảo sát tại Phụ lục số 11. Cho thấy:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường Đại học, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 69 - 73)