Thực trạng hướng dẫn lập và phân bổ dự toán NSNN

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường Đại học, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 58 - 65)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.2. Thực trạng hướng dẫn lập và phân bổ dự toán NSNN

Phòng NST Sở Tài chính vừa là phòng chuyên quản các trường đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An vừa là phòng có chức năng tổng hợp dự toán NSNN hàng năm.

a) Quy trình hướng dẫn lập và phân bổ dự toán tại Sở Tài chính Nghệ An như sau (Bảng 2.2.).

Bảng 2.2. Quy trình hướng dẫn lập và phân bổ dự toán NSNN tại Sở Tài chính Nghệ An

Trách nhiệm Qui trình công việc Bước

NST (1) NST Các phòng chuyên môn (2) NST Các phòng chuyên môn (3) NST Các phòng chuyên môn (4) Lãnh đạo Sở NST (5) Lãnh đạo Sở NST (6) Lãnh đạo Sở NST (7) Lãnh đạo Sở, Các phòng chuyên môn (8) Lãnh đạo Sở, Các phòng chuyên môn (9) Lãnh đạo Sở, phòng NST (10) Nguồn: Sở Tài chính Nghệ An

Tham mưu UBND tỉnh ra quyết định công khai dự toán.

Thẩm định phân bổ dự toán NSNN, quyết định giao dự toán chi ngân sách tới các ngành, các đơn vị cấp tỉnh.

Hướng dẫn cho các ngành, các cấp, đơn vị thụ hưởng NSNN xây dựng dự toán NSNN hàng năm

Tổng hợp nhu cầu chi năm kế hoạch

Cân đối thu-chi, giao số kiểm tra và thảo luận với các ngành, các cấp, các đơn vị

Tổng hợp kết quả sau thảo luận

Dự kiến dự toán thu chi ngân sách, báo cáo UBND tỉnh thông qua.

Tham mưu UBND tỉnh trình Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm định, trình HĐND tỉnh phê chuẩn. Tham mưu trình UBND tỉnh quyết định dự toán và phân bổ dự toán NSNN

Thông báo giao nhiệm vụ quản lý các khoản thu chi ngân sách cho các phòng

Thông báo dự toán thu chi NSNN của các ngành, các cấp, các đơn vị

Bước 1: Phòng NST được giao nhiệm vụ dự thảo hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm kế hoạch, gửi các phòng chuyên môn tham gia ý kiến. Phòng NST tiếp nhận các ý kiến và tổng hợp trình Giám đốc Sở ký ban hành hướng dẫn (Ban hành từ 4/7 đến 9/7 hàng năm).

Bước 2: Các trường nộp hồ sơ dự toán theo quy trình cụ thể ở Mục 2.3.4. Cán bộ chuyên quản tiếp nhận dự toán ngân sách các trường, tổng hợp nhu cầu chi tổng hợp chung toàn tỉnh (trước ngày 18/7) báo cáo UBND tỉnh trình HĐND thông qua trước khi làm việc với Bộ Tài chính (trước ngày 25/10).

Bước 3: Phòng NST căn cứ dự kiến thu ngân sách năm kế hoạch của cơ quan thu (Cục thuế, cục Hải quan), của Bộ Tài chính để cân đối thu chi. Tham mưu cho Lãnh đạo Sở giao số kiểm tra làm căn cứ để các phòng thảo luận dự toán NSNN với các ngành, các đơn vị dự toán. Số kiểm tra giao cho các phòng mới giao số kiểm tra chi ngân sách, được xác định như sau:

- Phần chi phải đảm bảo bao gồm định mức chi thường xuyên, các chế độ chính sách Nhà nước ban hành và các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.

- Phần giao chi hỗ trợ ngoài phụ thuộc vào khả năng cân đối ngân sách (chưa có tiêu thức giao) cho các khoản chi không thường xuyên như mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi khác.

Đối với các đơn vị dự toán, chưa thực hiện giao số kiểm tra. Thay vào đó, Chuyên viên phụ trách trực tiếp làm việc với đơn vị thống nhất số liệu về phần chi ngân sách phải đảm bảo trước khi buổi thảo luận diễn ra. Trong buổi thảo luận, dự toán chi cho các khoản chi không thường xuyên sẽ được Lãnh đạo Sở xem xét và cho ý kiến về mức cân đối và bố trí.

Bước 4: Sau khi thảo luận, các phòng chuyên môn tổng hợp kết quả gửi phòng NST.

Bước 5: Phòng NST căn cứ khả năng nguồn chi, kết quả thảo luận, dự kiến dự toán thu-chi NSNN trình ban Giám đốc Sở báo cáo UBND tỉnh để xin ý kiến.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, phòng NST hoàn chỉnh dự toán thu chi NSNN để Ban Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh trình Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm định. Tiếp thu ý kiến thẩm định của Ban Kinh tế - Ngân sách, theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Phòng NST tham mưu cho Ban Giám đốc Sở báo cáo UBND tỉnh hoàn thiện dự toán thu chi NSNN để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê chuẩn (Trước ngày 15/11).

Bước 6: Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc phê chuẩn dự toán thu chi NSNN trên địa bàn, chi NSNN địa phương và phương án phân bổ ngân sách địa phương, Phòng NST tham mưu cho Ban Giám đốc Sở trình UBND tỉnh ban hành quyết định về việc giao dự toán thu chi NSNN năm kế hoạch (trước ngày 31/12).

Bước 7: Căn cứ quyết định của UBND tỉnh, phòng NST tham mưu cho Ban Giám đốc Sở giao nhiệm vụ quản lý các khoản thu chi NSNN cho các phòng chuyên môn.

Bước 8: Căn cứ quyết định của UBND tỉnh, thông báo của Ban Giám đốc Sở, các phòng chuyên môn tham mưu cho Ban Giám đốc ra thông báo dự toán thu chi NSNN năm kế hoạch tới các ngành, các cấp, các đơn vị.

Bước 9: Tiếp nhận dự kiến phân bổ dự toán NSNN của các ngành, các đơn vị cấp tỉnh, các phòng chuyên môn thẩm định, tham mưu cho Ban Giám đốc Sở ra công văn thẩm định hoặc quyết định giao dự toán cho các ngành, các đơn vị cấp tỉnh.

Bước 10: Căn cứ quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 v/v Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính, phòng NST tham mưu cho Ban Giám đốc Sở trình UBND tỉnh ban hành quyết định công khai dự toán trước 60 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán

ngân sách. Hình thức công khai: thông báo bằng văn bản các đơn vị; phát hành ấn phẩm; công bố trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh.

Quy trình trên được Sở Tài chính Nghệ An lập theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 chủ yếu lưu hành nội bộ. Thông tin của Quy trình chưa được các cá nhân, tổ chức, đơn vị biết đến rộng rãi, chủ yếu tìm hiểu qua thông tin cán bộ trực tiếp làm việc tại các phòng ban.

b) Thời gian lập và phân bổ dự toán

Theo quy định của Luật Ngân sách Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau trước ngày 31/5, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước trước ngày 10/6. Sở Tài chính hướng dẫn trước ngày 1/7.

Đối chiếu với tình hình ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai xây dựng và hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2009-2013 tại Phụ lục số 8 cho thấy: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ban hành thường chậm hơn so với quy định từ 5 đến 18 ngày. Sau gần 14 ngày, Bộ Tài chính mới ban hành văn bản hướng dẫn (chậm so với quy định từ 6 đến 10 ngày). Thời gian UBND ban hành cũng mất gần14 ngày. Khoảng 4/7 đến 6/7 hàng năm (sau 7 ngày), Sở Tài chính mới có văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán năm sau. Như vậy, thời gian ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán năm sau còn chậm so với quy định từ 3 đến 5 ngày. Điều này sẽ gây nên sự bị động cho các đơn vị khi chuẩn bị dự toán cho đơn vị mình. Tuy nhiên các bước thực hiện sau cho đến khi có quyết định giao dự toán NSNN đảm bảo tiến độ thời gian và hoàn thành trước ngày 31/12 hàng năm.

Từ phân tích trên cho thấy: Thời gian tổ chức xây dựng dự toán vẫn chưa đảm bảo theo đúng quy định.

c) Trong năm 2013, Sở Tài chính đã tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND phê chuẩn số giao dự toán chi thường xuyên NSNN cho các trường đại học, cao đẳng công lập với số tiền là 176.036 triệu đồng tăng 58.653 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng tăng 50%) và qua các năm xu hướng dự toán chi thường xuyên NSNN giao cho các đơn vị ngày càng tăng theo Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Số giao dự toán chi thường xuyên các trường đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (giai đoạn 2009-2013)

Đvt: triệu đồng

TT Đơn vị Năm2009 Năm2010 Năm2011 Năm2012 Năm2013

Tổng cộng 117.382 138.763 160.479 170.876 176.036

1 Chi thường xuyên 86.275 99.742 112.517 118.144 129.439 2 Chi không thường xuyên 31.107 39.021 47.962 52.733 46.597

Nguồn: Số liệu từ báo cáo Tabmis của Sở Tài chính Nghệ An

=> Trên cơ sở phân tích trên và khảo sát ý kiến, tác giả đánh giá công tác hướng dẫn lập và phân bổ NSNN như sau:

- Ưu điểm:

+ Công tác hướng dẫn lập và phân bổ dự toán nhìn chung được đánh giá tương đối tốt. Có 31,4% ý kiến đồng ý; 31,4% ý kiến hoàn toàn đồng ý.

Công tác lập và phân bổ dự toán đảm bảo bao quát hết nhiệm vụ, tính đúng và đủ các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; cơ bản đảm bảo thời gian lập và phân bổ dự toán. Dự toán lập theo hệ thống mẫu biểu dễ hiểu, rõ ràng và đúng hình thức. Công tác công khai dự toán NSNN đảm bảo về mặt nội dung, hình thức và thời gian công khai. Quy trình lập dự toán đã phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, tập thể.

+ Thời gian hướng dẫn lập và phân bổ dự toán còn chậm so với quy định. + Sở Tài chính chưa thực hiện giao số kiểm tra cho các trường theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.

+ Dự toán của các đơn vị dự toán chủ yếu được lập dựa trên số kiểm tra và kinh nghiệm năm trước và thời gian triển khai ngắn, trong quý 2 của năm trước đã phải hoàn thành. Dẫn đến dự toán chưa sát với nhu cầu thực tế trong năm kế hoạch (năm dự toán X+1).

+ Dự toán chi được lập và phân bổ theo khoản mục chi tiêu, các yếu tố đầu vào và lập ngân sách theo kiểu tăng dần.

Đối với lập dự toán chi thường xuyên: Lập theo định mức phân bổ căn cứ vào tiêu thức số học sinh bình quân. Mặt khác, biên chế do Sở Nội vụ quản lý và được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hàng năm. Với nhân lực không chủ động được trong việc bố trí vị trí làm việc và chính sách tiền lương đặc biệt đối với các trường khó khăn trong việc tuyển sinh học sinh dẫn đến nguồn chi ngoài quỹ lương giảm. Điều này gây nên sự bị động, khó khăn trong quản lý tài chính của các trường.

Đối với lập dự toán chi không thường xuyên: Căn cứ với dự toán năm trước bằng hoặc tăng với một mức nhất định chứ không căn cứ vào tính chất ưu tiên nhiệm vụ chi do đó dẫn đến tình trạng điều hành ngân sách dàn trải, cơ cấu chi giữa hoạt động chi thường xuyên và không thường xuyên chưa thực sự hợp lý. Mối liên hệ giữa giữa chính sách, lập kế hoạch và lập ngân sách còn yếu.

- Các cuộc thảo luận dự toán còn thiếu thời gian chuẩn bị tài liệu, nhiều khi mang tính hình thức bởi nhu cầu chi cho các nhiệm vụ của các đơn vị đặt ra rất lớn trong khi đó nguồn lực địa phương có hạn. Kết quả thảo luận dự toán của một số đơn vị qua các năm không thay đổi nhiệm vụ chi, dự toán vẫn cơ bản giữ nguyên. Điều này làm cho buổi thảo luận dự toán chưa đạt kết quả tốt, tư tưởng còn xem nhẹ.

+ Quy trình xử lý công việc chưa được công khai minh bạch, sự giám sát của người dân.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường Đại học, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w