Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước cấp trên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường Đại học, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 102 - 104)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3.1.Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước cấp trên

Kiến nghị sửa đổi một số nội dung quy định trong hệ thống các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật quy định quản lý nhà nước về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

* Luật NSNN

- Cần điều chỉnh quy định thời gian lập và phẩn bổ ngân sách phù hợp giữa các cấp ngân sách nhằm đảm bảo tính chủ động cho địa phương.

- Cần làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách cấp đúng mục đích, đúng luật pháp và có hiệu quả. Đặc biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền

hạn của người chuẩn chi và Kho bạc Nhà nước. Nếu nhìn nhận toàn bộ quốc gia như một thực thể, thì trong lĩnh vực chi tiêu vai thủ trưởng đơn vị để thực hiện chuẩn chi là Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và những người được uỷ quyền.

- Quy trình thủ tục phân bổ NSĐP phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý.

- Quy định trong Luật NSNN yêu cầu lập, phân bổ dự toán và cấp phát ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF), gắn với kết quả đầu ra.

* Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế chính sách về huy động nguồn thu của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ theo hướng sau:

- NSNN vẫn phải tiếp tục đầu tư cho các trường ĐHCL nhưng theo một

cơ chế mới. Chỉ đầu tư ngân sách cho việc nghiên cứu khoa học và xây dựng cơ sở vật chất nhằm đảm bảo những điều kiện tối thiểu của một trường đại học, như ngân sách phải cấp quyền sử dụng đất và hỗ trợ chi phí xây dựng nhằm xây dựng một trường đại học đúng chuẩn. Ngân sách ưu tiên đầu tư cho những ngành mà xã hội thực sự cần nhưng người học ít quan tâm do lợi ích mang lại từ thị trường lao động thấp. Mức tài chính tài trợ từ NSNN cho các trường đại học phải dựa trên kết quả kiểm định chất lượng và phải tăng theo chất lượng đào tạo của các trường.

- Nguồn tài chính từ phía người thụ hưởng dịch vụ:

Thực hiện chính sách chia sẻ chi phí đào tạo với NSNN, người học chấp nhận điều chỉnh tăng học phí trong mức độ cho phép. Mức đóng góp của người học trong cơ cấu nguồn thu đại học ở khoảng 35 - 40% như ở các nước phát triển (tính trên tỷ lệ % mức tăng GDP/đầu người). Về phía các đại học sẽ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tạo nguồn thu (trong đó có khung học phí cho từng ngành đào tạo) và kế hoạch sử dụng nguồn thu để UBND tỉnh phê

duyệt. Đồng thời với chính sách tăng học phí thì nhà trường thành lập các quỹ hỗ trợ học bổng cho các sinh viên, trợ cấp những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và chính phủ thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên diện chính sách, thành lập quỹ cho sinh viên vay tín dụng để trang trải chi phí học tập nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội.

- Tự các trường huy động nguồn thu hoạt động dịch vụ: Các trường

phải tăng cường đa dạng hóa, mở rộng các hình thức đào tạo, liên kết đào tạo, mở rộng các hoạt động dịch vụ như thành lập các trung tâm nghiên cứu và cung cấp dịch vụ hoạt động như một doanh nghiệp. Ngoài các hoạt động giảng dạy thuần túy thì các trường phải tiếp cận xã hội thông qua thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ...

- Nguồn tài chính từ cộng đồng: Để mở rộng và phát triển nguồn tài

chính theo hướng bền vững, ngoài cho phép các trường còn thực hiện kêu gọi sự đóng góp của các cựu sinh viên, các doanh nghiệp cũng như các nhà hảo tâm nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường Đại học, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 102 - 104)