7. Kết cấu của Luận văn
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
2.3.3.1. Chế độ, chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước còn nhiều bất cập và chưa phù hợp.
- Một số quy định trong các văn bản pháp luật thiếu sự đồng bộ, bất hợp lý hoặc chưa rõ ràng khiến cho địa phương còn lúng túng, chậm trễ
về mặt thời gian, giảm tính tự quyết và chủ động trong quản lý điều hành. Cụ thể:
Theo các qui định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và các văn bản hướng dẫn Luật, thời gian lập dự toán Ngân sách nhà nước bắt đầu từ trước ngày 31/5 năm trước (khi Chính phủ quyết định lập kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước năm sau), Bộ Tài chính hướng dẫn và thông báo số kiểm tra trước ngày 10/6, các bộ, các địa phương gửi trước ngày 25/7. Như vậy, thời gian quy định lập dự toán, tổng hợp dự toán địa phương chưa phù hợp (chỉ khoảng 35-40 ngày). Điều này dẫn đến thời gian lập và phân bổ dự toán ngắn, không bảo đảm chất lượng.
Việc lập, phân bổ và kiểm soát chi dự toán ngân sách nhà nước theo yếu tố đầu vào không căn cứ vào kết quả đầu ra, chưa thực sự gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị cả về số lượng và chất lượng; chưa có tiêu chí đánh giá và giám sát thực hiện nhiệm vụ.
Các văn bản Quy phạm pháp luật của Nhà nước còn chưa quy định rõ cụ thể hồ sơ kiểm soát chi của các cơ quan tài chính dẫn đến Sở Tài chính gặp sự bị động và không thống nhất trong quá trình giải quyết công việc.
- Ban hành nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến tiền lương, đảm
bảo an sinh xã hội. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
toàn cầu khiến cho nguồn thu NSNN nói chung và thu ngân sách địa phương nói riêng hết sức khó khăn. Trong khi đó Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến tiền lương, đảm bảo an sinh xã hội đã tạo lên áp lực chi NSNN vô cùng lớn. Với giới hạn nguồn lực NSNN có hạn, Nhà nước buộc phải yêu cầu các đơn vị, các cấp các ngành phải cắt giảm nhiều chi phí, tiết kiệm tối đa đồng thời giảm hỗ trợ từ NSNN, tăng sự chia sẻ từ phía các đơn vị.
- Mức trần thu học phí của Nhà nước đang ở mức rất thấp chưa đủ bù
Bảng 2.4. So sánh mức trần thu học phí với định mức chi thường xuyên của các trường đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Đvt: Triệu đồng/sinh viên/năm
Nội dung
Giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn 2011-2015
Định mức chi thường xuyên Mức trần học phí Tỷ lệ (%) Định mức chi thường xuyên Mức trần học phí Tỷ lệ (%) A 1 2 3=2/1 3 4 5=4/3
1. Sự nghiệp đào tạo
- Đại học Y khoa 11,5 6 52
- Cao đẳng sư phạm 8,6 2 23 11 3,36 30
- Cao đẳng y tế 6,6 2 30 7,5 4,25 57
- Cao đẳng kinh tế 6,1 2 33 7 3,36 48
- Cao đẳng văn hoá nghệ thuật 5,5 2 36 9 3,9 43
- Trung học sư phạm 5,3 1,35 25 6,5 2,93 45
- Trung học khác 4 1,35 34 5 2,93 59
- Đào tạo lại tại Trường Cao đẳng
sư phạm 3 1,35 45 4 2,93 73
- Đào tạo lại tại các trường đào tạo 2,3 1,35 58 3,3 2,93 88
2. Sự nghiệp dạy nghề
- Dạy nghề ngắn hạn 0,9 0,6 66 1.5 1,5 100
- Hệ trung cấp 4,5 1,35 30 5 2 40
- Hệ cao đẳng 5,7 2,4 42
- Trường kỹ thuật nghiệp vụ du lịch 3,5 1,35 39
Nguồn: QĐ số 119/2007/QĐ-UBND ngày 18/10/2007 và QĐ số 103/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh
Theo Bảng 2.4 cho thấy mức huy động từ nguồn học phí vào nguồn thu nhà trường còn thấp, so với định mức chi thường xuyên tính cho 1 sinh viên trong giai đoạn 2008-2010 chỉ mới bằng khoảng 42% và trong giai đoạn 2011-2015 vẫn đang khoảng 63%. Như vậy, nguồn thu để đảm bảo hoạt động của nhà nước mặc dù có xu hướng tăng sự huy động từ phía người học tuy nhiên vẫn đang phụ thuộc lớn vào Ngân sách nhà nước. Nhà nước cần có thêm cơ chế, chính sách để giảm bớt gánh nặng từ NSNN đồng thời tăng huy động sự đóng góp của người học và các thành phần xã hội khác.
- Nhiều trường đại học mới được thành lập: Với việc Nhà nước cho phép một số trường đại học mới mở ra đã gây khó khăn cho công tác tuyển sinh của các trường; nguồn thu học phí giảm dẫn đến tăng áp lực chi cho NSNN ảnh hưởng đến phân phối nguồn lực có hạn của Ngân sách.
2.3.3.2. Về phía các trường đại học, cao đẳng
- Chất lượng một số cán bộ quản lý tài chính của các trường vẫn còn chưa cao. Theo kết quả khảo sát: Có 24,3% ý kiến không đồng ý, 23,9% ý
kiến bình thường và 51,9% ý kiến đồng ý.
Một số cán bộ còn chưa hiểu rõ quy trình, thủ tục hồ sơ lập và phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán kinh phí ngân sách; nghiệp vụ còn chưa tốt, chưa nắm bắt kịp thời các quy đinh, các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; một số đơn vị chưa coi trọng tầm quan trọng của công tác xây dựng dự toán như báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán và xây dựng dự toán ngân sách năm tiếp theo còn khá sơ sài, thiếu tính viện dẫn, thiếu cơ sở tính toán; các chỉ tiêu tính toán định mức như học sinh bình quân còn chưa sát, tính quỹ tiền lương và các chế độ cải cách tiền lương chưa tính đúng, tính sát với số liệu của chuyên viên khi thẩm tra, tính toán, các chế độ chính sách mới ban hành còn báo cáo chậm tiến độ...
- Bộ máy tổ chức hoạt động của các trường còn chưa gọn nhẹ, linh hoạt. Hiện nay, một lượng lớn nhân lực của các trường đang thuộc biên chế
do UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hàng năm. Nhà trường không có quyền tự chủ hoàn toàn trong sắp xếp, bố trí, điều chuyển nhân sự phù hợp với mục tiêu quản lý. Chính vì vậy, sẽ nảy sinh vấn đề một số cán bộ, giáo viên không phát huy hết tính sáng tạo để phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế hội nhập, kinh tế thị trường.
- Nguồn lực tài chính các trường còn khó khăn (như đã phân tích ở
Phần 2.1.2- Tình hình tài chính các trường đại học, cao đẳng). Với nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào nguồn NSNN cấp, nguồn thu học phí, lệ phí thấp cùng với việc khai thác các nguồn thu khác còn hạn chế; hiện nay phần lớn các trường thiếu kinh phí trong việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy, quản lý.
2.3.3.3. Về cơ quan quản lý nhà nước về tài chính
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về tài chính chất lượng vẫn còn chưa cao. Theo kết quả khảo sát: Có 9,7% ý kiến không đồng ý, 21,2% ý kiến
bình thường; 49,5% ý kiến đồng ý và 19,6% ý kiến hoàn toàn đồng ý. Trong đó còn có ý kiến cho rằng Cán bộ Sở Tài chính có kiên thức chuyên môn chưa tốt, nắm vững các kiến thức vể pháp luật, cập nhật chế độ chính sách chưa kịp thời; Cán bộ Sở Tài chính có kỹ năng làm việc chưa chuyên nghiệp, linh hoạt, xử lý công việc còn chậm so với thời gian quy định; mức độ trao đổi thông tin với đơn vị còn chưa thường xuyên, phối hợp trong giải quyết công việc chưa được tốt.
- Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ còn qua quá nhiều khâu, chưa công khai minh bạch và đảm bảo tính trách nhiệm giải trình.
Hiện nay, tại Sở Tài chính đang áp dựng quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo mô hình “một cửa” đối với quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Còn lại, các khâu từ lập và phân bổ dự toán, cấp phát kinh
phí, xử lý kinh phí đột xuất vẫn thực hiện theo mô hình “nhiều cửa” [Phụ lục 9]. Giao dịch nhiều cửa là việc thực hiện một quy trình công việc mà phải mất nhiều công đoạn và thời gian để hoàn thành.
Hạn chế của mô hình này:
(i) Quy trình thủ tục các khâu còn quá nhiều khâu, nhiều giai đoạn. (ii) Thủ tục và hồ sơ chưa công khai, minh bạch. Các tổ chức, cá nhân chưa nắm vững các quy định về hồ sơ, thủ tục nên phải đi lại nhiều lần, phải chờ đợi, gây phiền hà và lãng phí thời gian không đáng có. Các lĩnh vực đã giao cho Phòng, ban chuyên môn nhưng đối tượng còn phải đi tìm công chức phần hành, tìm gặp Lãnh đạo Sở, gây nên lộn xộn, thiếu văn minh trong công sở, ảnh hưởng đến công tác của cơ quan.
(iii) Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm và thời gian xử lý công việc do đó xảy ra tình trạng kéo dài thời gian xử lý công việc, gây lúng túng cho đơn vị đến làm việc. Theo kết quả khảo sát, có 88,9% ý kiến hoàn toàn đồng ý và 6,5% ý kiến đồng ý.
- Cơ cấu bộ máy của Sở Tài chính chưa có sự tách biệt chức năng của
bộ phận tham mưu các chế độ, chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật của Trung ương và bộ phận chuyên môn quản lý.
Khi phát sinh nhiệm vụ tham mưu các chế độ, chính sách; Trưởng phòng được giao nhiệm vụ sẽ phân cho lãnh đạo phòng hoặc cán bộ phụ trách tham mưu xin ý kiến các phòng liên quan (có nghĩa trách nhiệm chính thuộc về phòng được giao tham mưu). Điều này tạo ra tâm lý phó thác của các phòng phối hợp dẫn đến chất lượng tham mưu chưa được cao, nhiều khi mang tính chủ quan. Chế độ, chính sách tham mưu không tốt ắt sẽ làm cho công tác quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng gặp nhiều khó khăn, có khi vướng mắc.
- Ngân sách nhà nước đầu tư cho đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại hóa hành chính còn hạn chế: Sở Tài chính là đơn vị quản
lý nhà nước, kinh phí hoạt động chủ yếu từ NSNN cấp. Không nằm ngoài khó khăn chung của các đơn vị hành chính nói chung; Kinh phí hoạt động thường xuyên được tính trên cơ sở Định mức chi thường xuyên theo chỉ tiêu biên chế được giao của UBND tỉnh. Tỷ trọng NSNN cấp chiếm trên 85%. Trong tổng chi, chi con người chiếm trên 53%; chi cho đào tạo bồi dưỡng đang còn ít được quan tâm (chiếm 10%). Mặc dù trong giai đoạn 2009-2013 mức chi có tăng lên nhưng chưa phải là lớn. Tính bình quân cho 1 đầu người/năm mới chỉ từ 555 ngàn đồng đến 1.333 ngàn đồng (Số lượng biên chế có mặt tại Sở Tài chính là 90 người).
Trong chi mua sắm, sửa chữa tài sản, chi mua sắm tài sản chuyên môn năm 2013 là 555 triệu (chiếm 16%), bình quân 6 triệu đồng/người/năm, chủ yếu là chi mua sắm máy tính và các công cụ dụng cụ khác. Mức chi này còn khá thấp.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN