7. Kết cấu của Luận văn
2.2.1. Công tác tham mưu các chế độ, chính sách và tổ
dẫn thực hiện
a) Đối với công tham mưu các văn bản điều hành NSNN
Ngân sách các trường đại học, cao đẳng là một bộ phận của NSĐP nói chung. Chính vì vậy, hoạt động quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước đều phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật Nhà nước nói chung và của địa phương nói riêng.
Định kỳ hàng năm, Sở Tài chính đã tham mưu cho HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành 5 văn bản điều hành ngân sách quan trọng sau:
(1) Nghị quyết về phê chuẩn thu NSNN trên địa bàn, chi NSNN địa phương và phương án phân bổ NSNN hàng năm;
(2) Nghị quyết phê chuẩn quyết toán thu NSNN trên địa bàn, quyết toán chi NSĐP hàng năm;
(3) Quyết định giao dự toán thu, chi NS hàng năm;
(4) Quyết định về phân công, phân cấp và quản lý điều hành ngân sách hàng năm;
(5) Định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên ổn định từ 3-5 năm. Hàng năm, trên cơ sở các văn bản của Trung ương và HĐND, UBND tỉnh. Sở Tài chính ban hành các văn bản tổ chức hướng dẫn liên quan đến quản lý tài chính các trường sau đây:
(1) Hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN hàng năm;
(2) Hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm.
(3) Thông báo lịch duyệt quyết toán ngân sách hàng năm; (4) Thông báo lịch thanh tra tài chính định kỳ theo kế hoạch.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội của từng năm mà Chính phủ ban hành các chế độ, chính sách, văn bản chỉ đạo điều hành nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra như chế độ cải cách tiền lương; giải pháp cắt giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô… Khi đó, Sở Tài chính được giao nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản điều hành quản lý và tổ chức thực hiện.
b) Đối với công tác tham mưu các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 Quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh ban hành định mức chi thường xuyên ngân sách trên tinh thần triển khai của Chính phủ, Bộ Tài chính. Định mức chi thường xuyên là cơ sở để các đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của mình. Có nghĩa là Nhà nước cấp kinh phí chi thường xuyên giao khoán theo định mức tính trên 1 học sinh bình quân dự kiến của năm kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và có tích lũy.
Định mức chi thường xuyên giai đoạn 2008-2010 được áp dụng theo Quyết định số 119/2007/QĐ-UBND ngày 18/10/2007 của UBND tỉnh. Còn giai đoạn 2011-2015 áp dụng theo Quyết định số 103/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010.
Theo Bảng 2.1 và Bảng 2.2 ở trên: Chênh lệch thu từ kinh phí thường xuyên NSNN cấp và chi theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao bằng nhau. Mặt khác, tỷ lệ chi thanh toán cá nhân lên tới hơn 54%, chi nghiệp vụ chuyên môn hơn 22%, các khoản chi còn lại khoảng 23% (chi mua sắm sửa chữa nhỏ, chi học bổng trợ cấp…). Như vậy, các đơn vị sẽ gặp khó khăn trong việc tích lũy từ nguồn thường xuyên NSNN cấp, các quỹ trích lập
sẽ chủ yếu lấy từ nguồn thu dịch vụ. Đối với các trường khối đào tạo nếu không có định mức cao hơn khối dạy nghề thì khó có thể đảm bảo được việc tích lũy và trích lập các quỹ. Việc nâng định mức chi thường xuyên trong điều kiện ràng buộc ngân sách là một bài toán khó. Nếu cứ tiếp tục duy trì định mức chi thường xuyên ngân sách cấp như hiện nay về tương lai không phải là một giải pháp thích hợp mà chỉ là tạm thời, trước mắt.
Bảng 2.1. Định mức phân bổ chi thường xuyên khối đào tạo, dạy nghề giai đoạn 2008-2010 và giai đoạn 2011-2015
Đvt: triệu đồng/học sinh/năm
Nội dung Giai đoạn
2008-2010 Giai đoạn 2011-2015 Tăng/ giảm Tỷ lệ tăng/giảm (%) 1. Sự nghiệp đào tạo
- Đại học Y khoa 11,5
- Cao đẳng sư phạm 8,6 11 + 2,4 28
- Cao đẳng y tế 6,6 7,5 +0,9 14
- Cao đẳng kinh tế 6,1 7 +0,9 15
- Cao đẳng văn hoá nghệ thuật 5,5 9 +3,5 64
- Trung học sư phạm 5,3 6,5 +1,2 23
- Trung học khác 4 5 +1 25
- Đào tạo lại tại Trường Cao đẳng
sư phạm 3 4 +1 33
- Đào tạo lại tại các trường đào tạo 2,3 3,3 +1 43
2. Sự nghiệp dạy nghề
- Dạy nghề ngắn hạn 0,9 1,5 +0,6 67
- Hệ trung cấp 4,5 5 +0,5 11
- Hệ cao đẳng 5,7
- Trường kỹ thuật nghiệp vụ du lịch 3,5
Nguồn: Theo Quyết định 119/2007/QĐ-UBND ngày 18 /10/2007 và Quyết định 103/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh Nghệ An
Nhìn chung định mức chi khối dạy nghề thấp hơn so với khối đào tạo. Nguyên nhân là do khối dạy nghề có nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
Định mức phân bổ chi thường xuyên khối đào tạo, dạy nghề giai đoạn 2011-2015 tăng cao (tăng trung bình 32%) so với định mức giai đoạn 2008- 2010. Nguyên nhân là do giá cả hàng hóa, vật tư bị trượt giá, chính phủ tăng lương cơ bản từ 730.000 đồng/tháng lên 1.150.000 đồng/tháng.
- Đối với các khoản kinh phí không thường xuyên được Ngân sách giao kế hoạch hàng năm. Trên cơ sở cân đối nguồn lực ngân sách địa phương, trong cuộc thảo luận ngân sách (nếu có) khoản kinh phí này hỗ trợ theo hướng ngân sách tăng dần qua các năm tức là dự toán năm nay bằng hoặc cao hơn năm trước và chưa có văn bản nào quy định rõ về mức hỗ trợ khoản kinh phí này.
- Sở Tài chính đã giao chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 618/QĐ-UBND.VX ngày 12/02/2007 (ổn định 3 năm 2007-2009). Các kỳ ổn định tiếp theo từ năm 2010 đến nay UBND tỉnh chưa có Quyết định phân loại theo đúng quy định theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.
Công tác tham mưu chế độ, chính sách có những ưu và nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
Công tác tham mưu các chế độ, chính sách và tổ chức hướng dẫn thực hiện được đánh giá tốt. Có 50,1% ý kiến hoàn toàn đồng ý, 22,9% ý kiến đồng ý với những tiêu chí đưa ra. Cụ thể:
+ Các chế độ, chính sách và văn bản pháp luật Trung ương, địa phương ban hành được Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời.
+ Sở Tài chính ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các quy định, các chế độ, chính sách của Trung ương và địa phương kịp thời và hoàn toàn đúng theo quy định của Nhà nước.
+ Các văn bản của Sở Tài chính tham mưu và ban hành đảm bảo tính công khai, minh bạch.
+ Các văn bản của Sở Tài chính tham mưu và ban hành được sự đóng góp, tham gia của phòng ban, các đơn vị liên quan (tính tham gia).
+ Sở Tài chính đã giao quyền tự chủ tài chính cho các trường Đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
+ Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách cơ bản đã đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về chi con người, chi nghiệp vụ chuyên môn trong đó chi cho khối đào tạo đã có mức cao hơn khối dạy nghề để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động, có tích lũy và phát triển hoạt động sự nghiệp; góp phần tăng cường hoạt động quản lý nhà nước.
- Hạn chế:
+ Định mức chi thường xuyên theo Quyết định 103/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh thấp, khó khăn cho đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Có 93,1% ý kiến đồng ý, 6,9% ý kiến đồng ý.
Định mức phân bổ chi thường xuyên còn thấp so với nhu cầu thực tế do đó gây khó khăn về nguồn tài chính của các trường từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu đặt ra. Đồng thời, định mức còn thiếu sự linh hoạt và sự biến động của giá cả thị trường. Căn cứ xác định định mức còn chưa khoa học, chưa có sự chú trọng đầu tư phát triển các ngành nghề trọng điểm, chất lượng đào tạo mà mới chỉ tập trung vào đầu tư về mặt số lượng đầu vào.
+ Các văn bản hướng dẫn về tài chính của Sở Tài chính chưa được đơn vị chấp hành đúng, kịp thời. Có 57,5% ý kiến không đồng ý khi cho rằng chấp hành đúng, kịp thời.
+ Các văn bản của Sở Tài chính tham mưu và ban hành chưa quy định rõ trách nhiệm và giải trình về nhiệm vụ được giao và kết quả đạt được (tính trách nhiệm giải trình). Có 74,7% ý kiến không đồng ý.
+ Các văn bản của Sở Tài chính tham mưu và ban hành chưa thực sự đủ thời gian để thực hiện và điều chỉnh khi cần thiết (tính tiên liệu). Có 13,8% ý kiến không đồng ý, 46% ý kiến bình thường, 23% ý kiến đồng ý, 17%, ý kiến hoàn toàn đồng ý.
+ Công tác tham mưu cho UBND tỉnh phân loại đơn vị sự nghiệp trong thời kỳ ổn định 3 năm một lần theo quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ còn thiếu kịp thời.