7. Kết cấu của Luận văn
3.2.3. Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, thanh tra tài chính các
đại học, cao đẳng công lập
- Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính định kỳ cần được lập kế hoạch ngay đầu năm. Quá trình thanh tra, kiểm tra tài chính phải tiến hành nghiêm túc, trọng tâm, tránh chồng chéo giữa đoàn kiểm tra, thanh tra khác. Ngoài kiểm tra được thực hiện trên các tài liệu, hồ sơ, chứng từ thì phải kết hợp kiểm tra xác minh tính hiện hữu của các công việc, các tài sản... có thực sự được thực hiện hay không. Sở Tài chính cần kiểm tra chặt chẽ quá trình thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm tra và Kiểm toán Nhà nước. Đối với trường hợp xuất toán, truy thu các khoản nộp NSNN, đôn đốc đơn vị thực hiện nộp vào NSNN theo đúng quy định. Như vậy, mới đảm bảo tính nghiêm minh và tránh gây thất thoát tiền của Nhà nước.
- Trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính đơn vị, nếu phát hiện những vấn đề bất cập trong các văn bản pháp luật, các chế độ chính, Thanh tra Sở Tài chính cần có báo cáo kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời.
- Tăng cường phối kết hợp hơn nữa giữa Thanh tra, kiểm tra Sở Tài chính với Thanh tra Tỉnh ủy, Kiểm toán Nhà nước để công tác thanh tra, kiểm tra đạt kết quả, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính đơn vị.
- Công tác kiểm tra thường xuyên được thực hiện trong suốt chu trình ngân sách. Sở Tài chính quy định công khai, minh bạch quy trình xử lý công việc để tạo điều kiện cho công tác kiểm tra thuận lợi.