Định hướng phát triển các trường đại học, cao đẳng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường Đại học, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 87 - 89)

7. Kết cấu của Luận văn

3.1.1.Định hướng phát triển các trường đại học, cao đẳng

3.1. Quan điểm và định hướng quản lý nhà nước về tài chính đốivới các trường Đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An với các trường Đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.1.1. Định hướng phát triển các trường đại học, cao đẳng công lậptrên địa bàn tỉnh Nghệ An trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia. Việc mở cửa thị trường lao động tạo ra sự dịch chuyển lao động giữa các nước, đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao vốn nhân lực, năng lực nghề nghiệp.

Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An luôn xem phát triển nâng cao chất lượng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ đột phá không chỉ cho giai đoạn trước mắt, mà cả lâu dài để phát huy lợi thế của trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung bộ.

Định hướng phát triển các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 với những nội dung sau:

- Phát triển nhân lực trên cơ sở yêu cầu của thị trường, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng vùng dân cư. Đặc biệt xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và các doanh nghiệp. Tổ chức đào tạo chuyên sâu và ngắn hạn cũng như đào tạo chính quy dài hạn chất lượng theo hợp đồng đặt hàng có quy định nội dung, thời gian và kinh phí cần thiết cụ thể, linh hoạt. Ngoài ra hai bên có thể trao đổi tiếp cận với các chuyên gia, cố vấn, sinh viên thực tập và các hoạt động nghiên cứu – khoa học... Tỉnh Nghệ An phấn đấu từ nay đến năm 2020 đào tạo lao động kỹ thuật trình độ trung cấp

và cao đẳng nghề cho 82.200 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh lên 65% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 61%; đưa tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng nghề đạt 21,3%. Các nhóm ngành, nghề trọng yếu phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh được xác định là điện, điện tử, cơ khí, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, nông lâm thủy sản, công nghệ ô tô, công nghệ thông tin, du lịch, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học v.v…

- Chuyên môn hóa trong ngành nghề đào tạo, giảm trùng lắp đào tạo giữa các trường. Hiện nay, một số trường đào tạo thêm một số ngành nghề khác nhằm thu hút học sinh đến học trong khi đó một số trường khác cũng đào tạo ngành nghề đó. Chính điều này đã làm cho chất lượng giáo dục giảm, việc đầu tư sẽ bị giàn rải, thiếu tính chọn lọc.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên trình độ cao, có kinh nghiệm thực hành hoặc nghiên cứu sâu; trang thiết bị giảng dạy tiên tiến phù hợp với thực tế. Có ít nhất 35% số giáo viên ở các trường cao đẳng nghề đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100% giảng viên của các đại học, cao đẳng đào tạo đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó hệ đại học có ít nhất 35% là tiến sỹ, hệ cao đẳng có ít nhất 5% là tiến sỹ.

- Nâng cấp 5 trường cao đẳng lên đại học và từng bước chuyển đổi các trường đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh sang loại hình cổ phần hóa doanh nghiệp trong đó ban đầu cổ phần hóa nhưng vốn của nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ trên 50% nhằm đảm bảo thực hiện theo định hướng, mục tiêu phát triển của địa phương từng thời kỳ và các chế độ chính sách xã hội vẫn được nhà nước đảm bảo thực hiện. Bên cạnh đó tăng cường huy động sự tham gia của các thành phần xã hội vào cung ứng dịch vụ giáo dục đào tạo, góp vốn liên doanh liên kết...

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường Đại học, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 87 - 89)