Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường Đại học, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 97 - 102)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2.5.Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

Tài chính

Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Xây dựng chiến lược và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức trung hạn, dài hạn. Các phòng ban tiến hành rà soát trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao và số lượng bố trí cán bộ công chức để xác định nhu cầu sử dụng cán bộ, đề xuất cử cán bộ bồi dưỡng nâng cao nghiệp và cán bộ cần đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn.

- Định kỳ hàng năm, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công chức.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ tập trung vào việc thực hiện tốt phương châm “Năm có, Ba không”, gồm: Có trách nhiệm cao với công việc được giao; Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt; Có tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng; Có tính sáng tạo, làm việc khoa học; Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; Có hiểu biết về chủ trương, chính sách của Ngành và Không nhũng nhiễu, phiền hà cho cơ sở; Không chủ nghĩa cá nhân, thực dụng; Không ăn cắp giờ giấc làm việc.

* Tổ chức các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Mời các giảng viên uy tín, có kinh nghiệm thực tế làm việc đến để giảng dạy trong đó chú trọng giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc phát

sinh trong quá trình thực hiện công việc; tránh trường hợp nặng về lý thuyết mà mất đi tính thực tiễn.

Ngoài việc nâng cao chuyên môn ra cần phải đào tạo nâng cao trình độ tin học, các thao tác kỹ năng ứng dụng các phần mềm tiện ích phục vụ cho công việc, nâng cao trình độ giao tiếp ngoại ngữ.

Kết thúc lớp đào tạo, tổ chức các cuộc thi giao lưu nhằm kiểm tra các kiến thức, có đánh giá xếp loại và bình bầu, khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc, có những sáng kiến kinh nghiệm hay và những ý kiến đề xuất thỏa đáng.

Hàng năm, Sở Tài chính cử cán bộ, chuyên viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước; tham quan học tập kinh nghiệm trong quản lý điều hành ngân sách ở các tỉnh có nhiều sáng kiến kinh nghiệm.

Thành lập riêng phòng quản trị tin học, tăng cường nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin, nghiên cứu và áp dụng các phần mềm, ứng dụng mới để hỗ trợ cho các phòng ban kịp thời khi phát sinh các vướng mắc cần hỗ trợ.

* Tổ chức lớp đào tạo kỹ năng, thao tác làm việc:

Người có kỹ năng, thao tác làm việc tốt đem lại hiệu quả công việc cao, thời gian xử lý công việc rút ngắn và từ đó đem lại sự hài lòng cho khách đến làm việc. Tuy nhiên hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước còn đang coi trọng đến trình độ chuyên môn mà xem nhẹ đào tạo các kỹ năng làm việc cho cán bộ. Để đạt được mục tiêu xây dựng nền hành chính công hiện đại đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ năng động, chuyên nghiệp.

Trước hết, cần phải đào tạo bài bản kỹ năng soạn thảo văn bản

Điều này tưởng chừng như đơn giản và vốn dĩ của nền hành chính. Nhưng không phải vậy, hiện nay một số bộ phận phòng ban của Sở vẫn còn chưa tuân thủ các quy định trình bày văn bản ở Word và excell. Hình thức văn bản trình

bày sai quy định về font chữ, cỡ chữ, căn lề chỉnh dòng và các quy chuẩn. Do đó, văn bản ban hành ra ngoài thường vẫn chưa đảm bảo về mặt hình thức.

Định kỳ hàng quý, Văn phòng Sở cần cử ra một bộ phận gồm 1 đến 2 người kiểm tra hình thức các văn bản hành chính. Khi phát hiện những lỗi sai trong trình bày cần phải thông báo đến người soạn thảo để họ kịp thời chấn chỉnh. Cuối năm, xếp loại và đánh giá các cá nhân và tập thể được đánh giá tốt.

Thứ hai, cần phải đào tạo kỹ năng về giao tiếp ứng xử với các cá nhân, tổ chức đến làm việc

a) Các yêu cầu chung

Tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân

Lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến việc giải quyết công việc.

Không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi giải quyết các công việc của nhân dân.

Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công việc của dân. Tôn trọng và giữ đúng lịch hẹn tiếp dân.

Tác phong làm việc phải gần gũi, thái độ, hành vi, trang phục và ngôn ngữ phải nghiêm túc, văn minh, lịch sự, nhã nhặn.

b) Trình tự chung khi thực hiện cuộc giao tiếp

Địa điểm: Cần lựa chọn địa điểm thuận lợi cho công dân đến giải quyết thủ tục hành chính để trình bày, kiến nghị.

Phương tiện: Cần có trang thiết bị cần thiết như: bàn ghế, sổ sách làm việc, mẫu văn bản, giấy tờ, ấm chén, đèn quạt...

Trong trường hợp cần thiết phải thu thập, nghiên cứu kỹ văn bản pháp luật liên quan đến công việc cần giải quyết, thu thập thông tin về đối tượng, vụ việc, tìm hiểu trước những vấn đề người dân đang quan tâm, bức xúc để có định hướng ứng xử phù hợp.

Bắt đầu cuộc giao tiếp:

Trước khi đi vào giải quyết vấn đề chính của cuộc giao tiếp, cần tạo bầu không khí, tâm thế giao tiếp tốt cho bản thân và cho người dân. Trong tiếp đón cần thể hiện thái độ quan tâm, thiện ý sẵn sàng phục vụ, niềm nở đón tiếp thông qua chào hỏi, xưng hô, qua cách thể hiện cử chỉ, nét mặt, ánh mắt. Không dùng lời lẽ thiếu nghiêm túc, mỉa mai, trống không và thái độ lạnh lùng kiểu "Có việc gì không? Đi đâu đấy?, Giấy tờ đâu?" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không được xét người qua bề ngoài. Dù họ có trang phục, bề ngoài thế nào thì người tiếp dân phải đối xử bình đẳng, tránh phân biệt đối xử.

Giải tỏa tâm lý cho người dân: Người tiếp dân cần cởi mở, chủ động thăm hỏi xã giao, mời họ ngồi, uống nước và các biểu hiện khác để thể hiện sự quan tâm, giải tỏa bức xúc tâm lý cho người dân.

Tiếp đến, Khi giải quyết mục đích chính của cuộc giao tiếp:

+ Cần lắng nghe ý kiến, tổng hợp các thông tin để xác định nội dung chính của sự việc.

+ Giải quyết vấn đề theo đúng quy định của pháp luật

+ Cả những vấn đề không thuộc phạm vi giải quyết, người tiếp dân phải giải thích, hướng dẫn người dân đến các cơ quan đúng chức năng giải quyết.

Cuối cùng, Kết thúc buổi tiếp

+ Dặn dò, nhấn mạnh và nhắc lại nội dung quan trọng + Hoàn thiện các văn bản, giấy tờ liên quan

+ Thu thập thông tin phản hồi từ người dân để tìm hiểu cuộc giao tiếp đã đạt mục đích và hiệu quả chưa?

+ Tự đánh giá và rút kinh nghiệm cho lần giao tiếp tiếp theo.

- Xây dựng văn hóa công sở thân thiện, hiện đại. Xây dựng hình ảnh riêng cho Sở Tài chính qua các logo biểu tượng, trang phục có gắn thẻ. Sử dụng giờ làm việc đúng và hiệu quả với suy nghĩ “hết việc chứ không hết

giờ”; thực hiện 3C nơi công sở: “cười, chào và cảm ơn”. Vận động công sở không khói thuốc lá, không uống rượu bia trong giờ làm việc và giờ nghỉ trưa; Cơ quan, phòng, bàn làm việc, nơi lưu trữ, hồ sơ văn bản sạch sẽ, ngăn nắp; Tác phong làm việc nhanh nhẹn, năng động.

Điều kiện để thực hiện giải pháp:

+ Ban giám đốc Sở, lãnh đạo phòng ban cần có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Người lãnh đạo phải là tấm gương sáng về chuyên môn, đạo đức lối sống để cán bộ học tập, noi gương.

+ Ban hành quy định về chế tài khen thưởng và xử phạt nghiêm minh. Nêu gương và khen thưởng cao và kịp thời đối với cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm. Có hình thức xử lý nghiêm minh đối với cá nhân, tập thể có hành vi làm trái pháp luật, lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây phiên hà, nhũng nhiều khách đến làm việc.

3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về tài chính

- Sở Tài chính lập kế hoạch và đề xuất với UBND tỉnh, Bộ Tài chính xin vốn đầu tư đồng thời đối với nguồn tài chính hiện có tiến hành rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên nhằm từng bước bố trí cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại theo lộ trình như thay thế dần các máy vi tính, bàn ghế đã lạc hậu, xuống cấp; trang bị máy tính xách tay cho cán bộ phải thường xuyên đi công tác, làm việc với các đơn vị; trang bị máy camera giám sát, máy quét thẻ kiểm soát giờ làm việc của cán bộ công chức...

- Thường xuyên kiểm tra và nâng cấp hệ thống đường truyền mạng nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng phần mềm Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (gọi tắt là TABMIS, viết tắt từ tiếng Anh “Treasury And

Budget Management Information System”) ; hạn chế tối đa đường truyền bị nghẽn mạng, gây ách tắc ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

- Nâng cấp các phần mềm phụ vụ quản lý theo dõi xử lý văn bản EOFFICE đang áp dụng.

- Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Sở Tài chính. Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính, tổ chức và cá nhân.

- Hình thành các cơ sở dữ liệu chung cho toàn Sở, phục vụ cho công tác quản lý hành chính nhà nước.

- Khi thực hiện chuyển đổi từ quy trình tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “nhiều cửa” sang mô hình “một cửa”; Sở Tài chính phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Thông tin và truyền thông thực hiện đánh giá chất lượng thực thi công vụ của cán bộ công chức trên trang website của Sở Tài chính để kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý kịp thời để đem lại sự hài lòng cho các cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, trước cửa Phòng Một cửa cần để hộp thư góp ý và để sẵn phiếu đánh giá để cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân góp ý nếu cần. Mẫu phiếu đánh giá ở phần Phụ lục số 6.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài chính đối với các trường Đại học, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 97 - 102)