Thực hiện hoàn thiện cơ chế tài chính giáo dục, giúpcác trường THPT chủ động hơn trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộmáy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nh
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả luận văn tốt nghiệp
( Ký và ghi rõ họ tên )
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội là :Đưa đâtnước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, vănhóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cở bản trởthành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa
Đê đạt được các mục tiêu trên, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ
có vai trò quyết định, phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lựcquan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, là yếu tố để pháttriển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
Văn kiện đại hội lần thứ XI của đảng tiếp tục khẳng định “phát triểngiáo dục là quốc sách hàng đầu Trong đó thực hiện đổi mới căn bản, toàndiện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,dân chủ hóa, hội nhập quốc tế và thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáodục” Như vậy, chủ trương đổi mới nền giáo dục Việt Nam trong đó có đổimới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu cấp thiết để đảmbảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Thực hiện hoàn thiện cơ chế tài chính giáo dục, giúpcác trường THPT chủ động hơn trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộmáy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ đào tạo với chấtlượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước nâng cao thu nhập chocán bộ viên chức Trong bối cảnh đó, các trường THPT công lập trên địa bànNghệ An ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và
sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu và pháttriển bền vững Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu và lựa chọn
Trang 5đề tài” “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trung học
phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An” với mong muốn tìm hiểu cơ
chế quản lý tài chính tại các trường THPT công lập trên địa bàn Nghệ An, chỉ
ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý,
sử dụng các nguồn lực tài chính Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
cơ chế quản lý tài chính trường THPT công lập trên địa bàn Nghệ An trongthời gian tới
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục THPT công lập,tầm quan trọng của giáo dục nói chung và giáo dục THPT công lập nói riêngđối với sự phát triển kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tài chính đối với hoạtđộng giáo dục THPT công lập Trên cơ sở đó đi sâu phân tích, đánh giá thựctrạng và hạn chế của cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động giáo dụcTHPT công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua Từ đó, rút ranhững nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu cùng các điều kiệnthực hiện nhằm hoàn thiện hơn cơ chế quản lý tài chính đối với các trườngTHPT công lập
3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung Kết hợp lýluận với thực tiễn, phân tích tổng hợp, lịch sử và logic Ngoài ra còn vận dụngcác phương pháp khoa học khác như: Phương pháp thống kê, đối chiếu, sosánh và phương pháp phân tích với tổng hợp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan vềgiáo dục trung học phổ thông công lập, các nguồn tài chính đầu tư cho giáo
Trang 6dục phổ thông và công tác quản lý, sử dụng các nguồn tài chính đó trên địabàn tỉnh Nghệ An
Từ nhận thức những quan điểm, lý luận về cơ chế quản lý tài chínhgiáo dục trung học phổ thông nói chung và thực trạng cơ chế quản lý tàichính giáo dục trung học phổ thông công lập trên địa bàn Nghệ An để phântích, đánh giá và đề ra giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tàichính giáo dục trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ Antrong thời gian tới
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thựctiễn, luận văn đã có những đóng góp sau:
- Luận văn hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận về giáo dụctrung học phổ thông công lập, các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục trunghọc phổ thông công lập và cơ chế quản lý tài chính đối với các trường trunghọc phổ thông công lập
- Luận văn phân tích, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng cáctrường trung học phổ thông công lập cũng như nguồn tài chính đầu tư cho cáctrường trung học phổ thông công lập và cơ chế quản lý tài chính đối với cáctrường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thờigian qua; xác định những thành tựu đã đạt được cũng như nguyên nhân củanhững yếu kém còn tồn tại
- Trên cơ sở xác định những định hướng và quan điểm về phát triển cáctrường trung học phổ thông công lập của cả nước nói chung và tỉnh Nghệ Annói riêng, luận văn đi sâu phân tích, đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới vànâng cao chất lượng cơ chế quản lý tài chính các trường trung học phổ thông
Trang 76 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quản lí tài chính đối với các trường trung học
Trang 8CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Lý luận chung về quản lí tài chính tại trường THPT công lập 1.1.1Khái niệm về tài chính và quản lý tài chính tại trường THPT công lập
1.1.1.1 Khái niệm về tài chính
Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phânphối các nguồn tài chính thông qua quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền
tệ được tạo lập nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tích luỹ của các chủ thểkinh tế trong xã hội Tài chính trong trường THPT được phản ánh thông quacác khoản khoản thu, khoản chi bằng tiền của các quỹ tiền tệ được tạo lậptheo quy định trong quá trình hoạt động của nhà trường
Xét về hình thức tài chính phản ánh sự vận động và chuyển hóa của cácnguồn lực tài chính trong quá trình sử dụng các quỹ bằng tiền nhằm phục vụcho các yêu cầu cũng như mục đích của từng chủ thể kinh tế nhất định trongtừng thời gian và địa điểm nhất định Còn khi xét về bản chất của tài chính đó
là những mối quan hệ tài chính biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trongmôi trường kinh tế - xã hội giữa các chủ thể kinh tế nhằm phục vụ cho mụcđích cần đạt được
Khái niệm: Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra
ở mọi chủ thể trong xã hội Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
Chính vì vậy, đối với sự nghiệp giáo dục tài chính đóng góp một phầnquan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực tri thức cho đất nước Điều
Trang 9đó được thể hiện thông qua các quan hệ tài chính diễn ra tại trường THPT màtác giả nghiên cứu như sau :
Quan hệ tài chính với NSNN
Theo hệ thống đào tạo tại các trường THPT ở Việt Nam hiện nay, thì
hệ thống này được duy trì và phát triển dựa trên nguồn tài chính NS cungcấp là chủ yếu và chiểm một tỷ lệ cao lên tới khoảng 80% trong tất các cácnguồn tài chính mà hệ thống trường THPT nhận được để đảm bảo cho quátrình hoạt động và phát triển Biểu hiện:
Thứ nhất: NSNN cung cấp nguồn kinh phí chi thường xuyên.
- Chi thanh toán cá nhân: chi trả lương cán bộ công viên chức củatrường; chi công tác phí cho cán bộ viên chức…
- Chi cho nghiệp vụ chuyên môn: chi cho các dụng cụ thiết yếu phục
vụ cho công tác giảng dạy…
- Chi sửa chữa và xây dựng nhỏ TSCĐ: chi sửa chữa phòng học,phòng nghiên cứu,…
- Chi khác: Chi cho các đợt bồi dưỡng giáo viên theo chủ trương của
hệ thống,…
Thứ hai: NSNN cung cấp nguồn kinh phí chi không thường xuyên như:
các khoản đầu tư lớn TSCĐ như các phòng học hay đầu tư xây dựng mớitrường học khi trường không còn đảm bảo cho công tác giảng dạy cũngnhư an toàn cho học sinh…
Quan hệ tài chính giữa nhà trường với xã hội
Quan hệ tài chính giữa nhà trường với xã hội được biểu hiện thôngqua mối liên kết giữa nhà trường với tất cả các chủ thể trong xã hội.Nhưng biểu hiện cụ thể nhất đó chính là quan hệ tài chính giữa nhàtrường và học sinh thông qua các khoản thu như : Học phí, lệ phí vàmột số loại phí khác để góp phần đảm bảo cho các hoạt động giáo dục
Trang 10Chính phủ quy định khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đốivới các loại hình trường Tuy nhiên, các đối tượng thuộc diện chínhsách xã hội và người nghèo thì được miễn giảm, học sinh khá, giỏi thìđược học bổng, khen thưởng…
Quan hệ tài chính trong nội bộ nhà trường
Quan hệ tài chính trong nội bộ nhà trường gồm các quan hệ tàichính giữa các phòng, khoa, ban, trung tâm và giữa các cán bộ viênchức trong trường thông qua quan hệ tạm ứng, thanh toán, phân phốithu nhập như: thù lao giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tiền lương,thưởng, thu nhập tăng thêm…
1.1.1.2 Khái niệm quản lý tài chính
Quản lý tài chính là quá trình quản lý các hoạt động về huy động, phân
bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính bằng những phương pháp tổng hợpgồm nhiều biện pháp khác nhau được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quyluật khách quan về kinh tế - tài chính một cách phù hợp với với yêu cầu giữacác chủ thể tham gia cũng như bắt nhịp trước điều kiện đổi mới, hội nhậpquốc tế của đất nước
Quản lý tài chính là việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính nhằmphản ánh một cách tương đối về quá trình sử dụng các nguồn lực tài chínhtrong quá trình hoạt động và phát triển tại một đơn vị Thông qua đó lập kếhoạch quản lý và sử dụng các nguồn tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng của đơn vị Quản lý tài chính trong các trường THPT hướng vào quản lýcác nguồn thu và nhiệm vụ chi của các quỹ tài chính được tạo lập trong quátrình hoạt động của đơn vị; quản lý thu chi của các chương trình, dự án đàotạo, quản lý thực hiện dự toán ngân sách của trường
Quản lý tài chính đòi hỏi các chủ thể quản lý phải lựa chọn, đưa ra cácquyết định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được
Trang 11mục tiêu hoạt động quản lý tài chính của đơn vị Mục tiêu tài chính có thểthay đổi theo từng thời kỳ và chính sách chiến lược của từng đơn vị Tuynhiên, khác với quản lý doanh nghiệp chủ yếu nhằm mục tiêu tối ưu hóa lợinhuận, mục tiêu của quản lý tài chính trong các trường THPT không vì mụcđích lợi nhuận, phục vụ cho cộng đồng xã hội là chủ yếu cho nên quản lý tàichính tại các trường THPT chính là quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúngđịnh hướng các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn thu khác theo quyđịnh của pháp luật
1.1.2 Vai trò về quản lý tài chính tại các trương THPT công lập
Thứ nhất: Quản lý tài chính có vai trò cân đối giữa việc tạo lập, phân
phối, và sử dụng các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển nền giáodục quốc dân nói chung và các trường THPT công lập nói riêng Khơi dậy vàhuy động các nguồn tài chính trong xã hội, NSNN và ngoài NSNN đầu tư vàophát triển giáo dục, trong đó có các trường THPT công lập
Thứ hai: Quản lý tài chính tác động đến quá trình chi tiêu ngân quỹ
quốc gia (hệ thống giáo dục Việt Nam chiếm một nguồn NS khá lớn tươngđường với 20% GDP của đất nước hàng năm), ảnh hưởng lớn đến việc thựchiện và hoàn thành nhiệm vụ của từng đơn vị, từng lĩnh vực, từng ngành vàtừng chủ thể trong xã hội Vì vậy, các trường THPT công lập cũng không phải
là một trường hợp ngoại lệ Hiện nay, quá trình sử dụng nguồn tài chính tạicác trường THPT chịu sự quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát tài chính của
cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan tài chính trong quá trình tạo lập, phânphối và sử dụng các nguồn tài chính của các trường THPT công lập, phải đảmbảo tuân thủ theo quy định của Nhà nước và điều chỉnh, ngăn chặn các saiphạm, lành mạnh hóa và nâng cao hiệu quả các hoạt động tài chính của cáctrường THPT công lập
Trang 12Thứ ba: Nâng cao chất lượng trong việc tạo lập, quản lý, sử dụng
nguồn lực tài chính đầu tư từ NSNN và ngoài NSNN cho các trường THPTcông lập một cách tiết kiệm và hiệu quả cao, lành mạnh hóa các hoạt động tàichính đảm bảo các nguồn kinh phí được đầu tư được sử dụng đúng mục đích,tiết kiệm và hiệu quả cao, ngăn chặn các hiện tượng vụ lợi trong hoạt động tàichính của các trường THPT công lập
1.2 Quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi của các trường THPT công lập
1.2.1 Quản lý các nguồn thu của trường THPT công lập
Quản lý nguồn thu tại các trường THPT bao gồm các nguồn chủ yếunhư sau: nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu khác
Nguồn ngân sách nhà nước cấp
- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên nhằm thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ đối với hoạt động của các trường THPT
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán
- Kinh phí khác (nếu có)
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy địnhcủa pháp luật
Trang 13- Thu từ các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực giáo dục và khảnăng của đơn vị.
- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có)
Nguồn thu khác
- Thu từ các dự án viện trợ, quà biếu, quà tặng
- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ,viên chức trong đơn vị
Trên cơ sở phân loại và hệ thống các khoản thu của đơn vị Tôi nhậnthấy yêu cầu cơ bản của quá trình quản lý nguồn thu tại các đơn vị như sau:
Thứ nhất: bảo đảm tính thống nhất trong điều hành các khoản thu tại đơn
vị, quản lý hệ thống nguồn thu từ NSNN, quản lý hệ thống phí thu tại đơn vị.Tính thống nhất trong quản lý, điều hành hệ thống nguồn thu được thể hiệntrên những nét chủ yếu sau:
- Thống nhất giữa việc cung cấp quy mô, cơ cấu đào tạo tại đơn vị vớiviệc ban hành mức độ, cơ cấu các khoản phí, lệ phí
- Thống nhất trong việc chỉ đạo ban hành các loại phí, lệ phí tại đơn
vị dựa trên luật định
- Thống nhất trong việc áp dụng các biện pháp quản lý và thu nộp cácloại phí, lệ phí phát sinh tại đơn vị
Thứ hai: bảo đảm tính hiệu quả trong quản lý Hiệu quả trong quản lý
các nguồn thu được thể hiện ở chỗ:
- Số thu từ các nguồn như phí và lệ phí phải lớn hơn số chi phí bỏ ra
để thu phí và lệ phí
- Kết quả của quá trình quản lý các nguồn thu phải có tác dụng tíchcực đến hoạt động của đơn vị như: chất lượng đầu ra tại các trườngTHPT thông qua các tiêu chí về số học sinh đỗ đại học, cao đẳng…
Trang 141.2.2 Quản lý nhiệm vụ chi của các trường THPT công lập
Quản lý nhiệm vụ chi tại các trường THPT bao gồm các nhiệm vụ nhưsau: chi hoạt động thường xuyên, chi không thường xuyên và chi khác
Chi hoạt động thường xuyên
Kinh phí chi hoạt động thường xuyên bao gồm NSNN cấp chihoạt động thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng vànguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi theo chức năng, nhiệm vụ đượccấp có thẩm quyền giao gồm:
- Chi cho con người: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương,tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản đóng góp bảo hiểm xãhội Đây là khoản chi bù đắp hao phí lao động, đảm bảo quá trình táisản xuất sức lao động cho giảng viên, cán bộ viên chức của đơn vị.Khoản chi này thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi của cáctrường
- Chi nghiệp vụ chuyên môn: chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tưvăn phòng, chi hội nghị, chi đoàn ra, đoàn vào, chi mua giáo trình,tài liệu, hóa chất, mẫu vật phục vụ thí nghiệm… tùy theo nhu cầuthực tế của các trường Khoản chi này nhằm đáp ứng các phươngtiện phục vụ việc giảng dạy, giúp cho giảng viên truyền đạt kiếnthức một cách hiệu quả
- Chi mua sắm sửa chữa: các khoản chi mua sắm trang thiết bị, chicho việc sửa chữa, nâng cấp trường, lớp, bàn ghế, trang thiết bị học
cụ trong lớp nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho việc giảngdạy và học tập
- Chi thường xuyên khác
Chi không thường xuyên
- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Trang 15- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức
- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
- Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quyhoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhànước quy định
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao
- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định(nếu có)
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớntài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phêduyệt
- Các khoản chi khác theo quy định (nếu có)
Chi khác
- Chi từ nguồn tài trợ học bổng sinh viên, quà biếu tặng…
Việc phân loại các khoản chi có thể phát sinh tại các trường THPT làcăn cứ quan trọng qua trong quá trình quản lý nhiệm vụ chi tại đơn vị Việcquản lý nhiệm vụ chi tại các trường THPT cần dựa trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất: dựa vào từng mức chi cụ thể của từng chỉ tiêu được quy địnhhoặc duyệt trong dự toán Đây là căn cứ quan trọng và mang tính quyết địnhtrong quản lý nhiệm vụ chi tại các trường THPT khi sử dụng các nguồn lực tàichính Bỡi lẽ, hầu hết nhu cầu chi thường xuyên hay không thường xuyên tạiđơn vị đã có định mức, tiêu chuẩn, đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xétduyệt và thông qua
Thứ hai: dựa vào khả năng nguồn tài chính có thể dành cho nhu cầu chithường xuyên hay không thường xuyên trong mỗi kỳ báo cáo để tiến hànhxem xét, đánh giá các khoản mục chi phát sinh Trong quá trình hoạt động củađơn vị phải tuân theo quan điểm “lường thu mà chi” Do vậy, mặc dù các
Trang 16khoản chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán nhưng một khi số thuthường xuyên không đảm bảo theo kế hoạch, thì vẫn phải cắt giảm một phầnnhu cầu chi cho khoản mục đó.
Thứ ba: dựa vào các chính sách, chế đó chi hiện hành hoặc quy chế chitiêu nội bộ mà đơn vị được phép áp dụng Đây là căn cứ mang tính pháp lý chocông tác quản lý nhiệm vụ chi phát sinh tại đơn vị trong từng thời kỳ báo cáo
1.3 Quản lý tài chính ở các trường THPT công lập
Là một bộ phận của ngân sách nhà nước, quản lý tài chính của các trườngTHPT công lập cũng được quản lý theo ba khâu: quản lý quá trình lập và phân
bổ dự toán, quản lý quá trình chấp hành và quản lý quá trình quyết toán
Quản lý quá trình lập dự toán
Việc lập dự toán ngân sách các trường THPT công lập hiện nay đượcthực hiện theo quy trình từ cấp thấp lên cấp cao (Trường - Sở Giáo dục vàĐào tạo - Sở Tài chính) Cụ thể các trường tiến hành lập dự toán thu, chithuộc nhiệm vụ được giao gửi Sở Giáo dục và Đào tạo; tiếp theo Sở Giáo dục
và Đào tạo tổng hợp, xem xét, điều chỉnh để hoàn thiện, sau đó phối hợp với
cơ quan tài chính dự thảo kế hoạch ngân sách và trình UBND tỉnh phê duyệt
Đây là công việc khởi đầu của một chu trình quản lý tài chính của cáctrường trung học phổ thông công lập Lập dự toán một cách đúng đắn, có cơ
sở khoa học, thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạch hoạt độnggiáo dục của các trường THPT công lập Lập dự toán thu, chi quyết định chấtlượng phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính; nó cũng là căn cứ quan trọngcho việc quản lý và kiểm soát chi phí phát sinh hàng năm của NSNN
Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực của công tác lập dự toán của cáctrường THPT công lập, lập dự toán phải đáp ứng các yêu cầu nhất định và dựa
Trang 17vào những căn cứ nhất định với những phương pháp và trình tự có tính khoahọc và thực tiễn đáp ứng yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo việc xây dựng dự toán thu, chi của các trường THPT cônglập dựa trên hệ thống chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức đượccấp có thẩm quyền phê duyệt
- Đảm bảo việc xây dựng dự toán thu, chi của các trường THPT cônglập được thực hiện đúng với trình tự và thời gian quy định
- Dự toán thu, chi phải bao quát được toàn bộ hoạt động của trườngTHPT công lập, phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi của trường.Thực chất dự toán của các trường THPT công lập phản ánh sự phânphối sử dụng các nguồn lực tài chính để đáp ứng nhiệm vụ hoạt động củatrường Vì vậy trước khi lập dự toán phải dựa trên các căn cứ sau:
- Dựa vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về phát triển giáo dục trong năm kế hoạch; Hệ thống chính sách, chế
độ, các định mức, tiêu chuẩn thu, chi của Nhà nước; Chỉ tiêu về sốlượng trường, lớp, biên chế giáo viên, số lượng giáo viên, số lượnghọc sinh ; Khả năng bố trí chi thường xuyên ngân sách cho giáodục đào tạo trên cơ sở cân đối tổng thể chi ngân sách nhà nước năm
kế hoạch ngoài ra việc lập dự toán cần phải căn cứ vào kết quả phântích việc thực hiện dự toán thu, chi của trường trong năm tài chínhtrước Đây là căn cứ quan trọng bổ sung cho những kinh nghiệm cầnthiết cho việc lập dự toán trong kỳ kế hoạch
- Phân bổ và giao dự toán: căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách
do Thủ tướng Chính phủ quyết định, UBND các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương dựa vào khả năng tài chính ngân sách và đặcđiểm tình hình ở địa phương, trình HĐND ban hành định mức phân
Trang 18bổ chi ngân sách giáo dục để làm căn cứ xây dựng dự toán và phân
bổ ngân sách giáo dục địa phương Mỗi địa phương khi phân bổngân sách chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục thường sử dụngmột hoặc kết hợp hai hoặc ba trong các tiêu chí sau: học sinh, giáo
viên, lớp, loại trường, chi con người, chi khác (ngoài chi con người) Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính
trình UBND cùng cấp quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sáchgiáo dục cho các trường Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm
vụ thu, chi ngân sách của UBND tỉnh Sở giáo dục tiến hành phân bổ
và giao dự toán thu, chi cho từng trường
Quản lý quá trình chấp hành dự toán ngân sách nhà nước.
Trong quản lý chi NSNN, khâu chấp hành kế hoạch chi là nội dungquan trọng bởi đây là giai đoạn đồng vốn NSNN được cấp phát, chi trả trựctiếp ra khỏi quỹ NSNN Để có thể quản lý tốt quá trình thực hiện dự toánphải thực hiện được các nội dung sau:
- Đối với các đơn vị, cơ sở giáo dục:
+ Phải cụ thể hóa dự toán chi cả năm để cơ quan tài chính làm căn cứquản lý, cấp phát, thanh toán
+ Phải chấp hành nghiêm túc những định mức, tiêu chuẩn của từngkhoản chi đã được giao trong dự toán
+ Phải lập đầy đủ các chứng từ hợp lệ trước khi gửi cơ quan tài chính xinchuẩn chi
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
+ Phải quy định cụ thể trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn củacác cơ quan (tài chính, kho bạc, cơ sở giáo dục ) Nghiêm túc điều hành theo
dự toán đã được lập, xoá bỏ cơ chế xin cho, thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu,
Trang 19định mức đã đề ra Sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hànhchính nhằm biến các chỉ tiêu chi trong kế hoạch NSNN trở thành hiện thực.+ Cơ quan Tài chính phải chủ động đảm bảo kinh phí cho giáo dục - đàotạo; trong trường hợp nguồn thu không đảm bảo nhu cầu chi phải phối hợpvới cơ quan giáo dục điều chỉnh kịp thời dự toán chi trong phạm vi cho phép + Cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước phối hợp kiểm tra tình hìnhquản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ở các đơn vị, cơ sở giáo dụcnhằm nâng cao hiệu quả của đồng vốn ngân sách.
Quản lý quá trình quyết toán
Quyết toán ngân sách là việc tổng kết, đánh giá lại quá trình lập vàchấp hành ngân sách Theo nguyên tắc hiện nay là quyết toán ngân sách phảilàm từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên, cấp trên không được làm thay cấp dưới.Quản lý quá trình quyết toán các khoản chi phải thực hiện được một số nộidung sau:
- Phải đảm bảo tính chính xác của số liệu quyết toán
Sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ cuối năm, số liệu trên sổ sách
kế toán của đơn vị, cơ sở giáo dục phải được đối chiếu, đảm bảo cân đối vàkhớp đúng với số liệu của cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước cả về tổng
số và chi tiết Khi đó đơn vị mới được tiến hành lập báo cáo quyết toán năm
Ngoài ra, để đảm bảo được yêu cầu quản lý chi các đơn vị cơ sở giáodục phải lập đầy đủ các biểu mẫu quyết toán theo quy định của Nhà nước gửi
cơ quan tài chính đồng cấp theo đúng thời gian quy định
- Phải xác định được thẩm quyền xét duyệt quyết toán
Đối với đơn vị dự toán: đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toáncủa đơn vị dự toán cấp dưới Sau đó đơn vị dự toán cấp 1 có nhiệm vụ tổnghợp và lập báo cáo quyết toán năm gửi cơ quan tài chính đồng cấp
Trang 20Các cấp ngân sách địa phương có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toánnăm của các đơn vị dự toán trực thuộc và thẩm tra báo cáo quyết toán chi chogiáo dục đào tạo của ngân sách cấp dưới Sau đó, tổng hợp thành báo cáo chingân sách địa phương cho giáo dục đào tạo gửi Hội đồng nhân dân và Uỷ bannhân dân cấp đồng thời gửi cho cơ quan tài chính cấp trên.
Báo cáo quyết toán chi ngân sách của các đơn vị dự toán các cấp và báocáo quyết toán ngân sách các cấp chính quyền trước khi cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền phê chuẩn, theo yêu cầu của Luật NSNN phải được cơ quan kiểmtoán Nhà nước kiểm toán xác nhận
Việc quyết toán chi NSNN cho giáo dục đào tạo được thực hiện cùngvới quyết toán chi ngân sách Nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan Trungương và địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành
Trang 21CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG
HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
Tỉnh Nghệ An có tổng diện tích tự nhiên là 16.487 km2, gồm 17 huyện,
2 thị xã, 1 thành phố với 480 xã, phường, thị trấn Trong đó, có 11 huyệnmiền núi và 89 xã thuộc diện đặc biệt khó Điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế -
xã hội của Nghệ An còn có nhiều khó khăn so với các tỉnh, thành phố kháctrong cả nước
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo số liệu thống kê đến 31/12/2012, tốc độ tăng trưởng GDP bìnhquân giai đoạn 2010-2012 đạt bình quân 12.5%/năm Cơ cấu kinh tế dịchchuyển theo hướng CNH - HĐH
Năm 2010, diễn biến về nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 28.35%; công
nghiệp chiếm tỷ trọng 33.7%; thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 37.95%.
Đến năm 2012, cơ cấu kinh tế là: nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 26.64%,
công nghiệp chiếm tỷ trọng 31.95%, thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng
41.41%
Năm 2012, tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế đạt 28.134 tỷđồng, tăng 21,2% so với năm 2011, trong đó giá trị tăng thêm ngành nôngnghiệp đạt 1.192 tỷ đồng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 2.028 tỷ đồng,
Trang 22giá trị tăng thêm ngành thương mại, dịch vụ đạt 2.638 tỷ đồng Giá trị sản xuấttrên địa bàn năm 2012 là 40.748 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất ngành nông,lâm nghiệp, thuỷ sản: 6.404 tỷ đồng, ngành công nghiệp và xây dựng: 18.8 tỷđồng, ngành thương mại, dịch vụ: 15.544 tỷ đồng (tính theo giá thực tế).
2.2 Thực trạng về quy mô, chất lượng và hệ thống cơ sở vật chất tại các trường THPT công lập ở Nghệ An
Là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế Song được sự quantâm của lãnh đạo các cấp, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh uỷ,HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả và đồng bộ của các sở, ban,ngành, đoàn thể trong tỉnh và các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phươngtrong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, cơ sở vật chất trường lớp khốiTHPT công lập ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, tỷ lệphòng học kiên cố, phòng bộ môn, thư viện tăng; trang thiết bị giáo dụcngày càng đáp ứng tốt hơn quá trình dạy và học Biểu hiện:
Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh hiện đang có 93 trường THPT cônglập, 1 trường THPT chuyên biệt với 2535 lớp và 110.844 học sinh, số họcsinh bình quân/ lớp là 44 em Tổng số phòng học là 2653 phòng, trong đó sốphòng học kiên cố là 2528 phòng chiếm 95,3% Đến nay, cấp THPT công lập
đã có 279 phòng học bộ môn (năm học 2010-2011 là 215 phòng) Số phònghọc được xây mới theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa đảm bảo phù hợp vớiquy hoạch theo hướng chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất; đồng thời, tạo điềukiện đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn Quốc gia
Ba năm trở lại đây, Tỉnh đã có nhiều chính sách quan tâm, đầu tư tronglĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên Nămhọc 2010-2012, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được tăngcường về số lượng và chất lượng ngày càng được nâng lên, cơ bản hoàn thànhviệc chuẩn hóa trình độ chuyên môn, phong trào tự học, tự bồi dưỡng được
Trang 23triển khai thường xuyên; toàn bộ giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng đủ điều kiệnđều được cử đi đào tạo chuẩn hóa, một bộ phận đáng kể được thực hiện tinhgiản theo Nghị định 132 Việc tuyển dụng viên chức được ưu tiên đối với đốitượng đào tạo chuyên ngành sư phạm, tốt nghiệp các trường đại học trọngđiểm, đại học Quốc gia hoặc đại học công lập có uy tín.
Đến nay, trình độ đạt chuẩn của nhà giáo và cán bộ quản lý toàn ngànhđạt 98.8% Trong đó, tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn khối THPT
là 99.49% Tỷ lệ giáo viên năm 2012 tăng 12% so với năm 2011 Tuy nhiên,nếu xét theo tỷ lệ giáo viên đứng lớp qua các năm từ 2010 - 2012 so với địnhmức quy định thì số giáo viên THPT công lập của tỉnh còn thiếu về số lượng
và chưa đồng bộ Cơ cấu giáo viên vẫn ở trong tình trạng mất cân đối giữa cácmôn học; đội ngũ giáo viên tuy có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưnghiệu quả, chất lượng giảng dạy chưa tăng lên tương xứng, một bộ phận giáoviên chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt giáo viên ngoại ngữ, tin học
Năm học 2012, tỷ lệ tốt nghiệp ở hệ THPT có 38.775 em đỗ/39.184 em
dự thi (đạt tỷ lệ 98.9%) và hệ Bổ túc THPT có 2.843 em đỗ/3.132 em dự thi(đạt tỷ lệ 90.77%) Trong đó hệ THPT có 639 em đạt loại Giỏi, 6.380 em đạtloại Khá; hệ Bổ túc THPT có 1 em đạt loại Giỏi, 89 em đạt loại Khá Trongđợt thi học sinh giỏi quốc gia Nghệ An có 91 em đạt giải học sinh giỏi quốcgia đứng thứ 2 toàn quốc
2.3 Tình hình quản lí tài chính trong hệ thống các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2.3.1 Bộ máy quản lý tài chính và quy trình lập dự toán.
Bộ máy quản lý tài chính.
- Tại Sở Tài chính: Việc theo dõi, quản lý tài chính đối với các trườngđược phân công cho phòng Hành chính sự nghiệp
Trang 24- Tại Sở giáo dục và Đào tạo: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đã đượcphân cấp để theo dõi quản lý giao cho phòng tài vụ.
- Tại các đơn vị dự toán: Các đơn vị dự toán trực tiếp nhận kinh phí do
cơ quan tài chính cấp, có chủ tài khoản là hiệu trưởng
Quy trình lập dự toán
Hàng năm, các trường lập dự toán gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáodục và đào tổng hợp dự toán của các trường gửi Sở Tài chính Dự toán của SởGiáo dục và đào tạo gửi Sở Tài chính phải chi tiết từng đơn vị, chi tiết nguồnkinh phí giao khoán và không giao khoán Dự toán thu chi ngân sách phảikèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán của từng khoản thu chi
Khi UBND tỉnh thông báo số kiểm tra dự toán Ngân sách năm Cáctrường xây dựng dự toán và Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp dự toán của cáctrường Sở Tài chính tổ chức thảo luận dự toán Ngân sách đối với Sở Giáodục và Đào tạo, việc thảo luận phải chi tiết kinh phí thu, chi của từng đơn vị
dự toán Sở Tài chính tổng hợp kết quả thảo luận, báo cáo UBND tỉnh để trìnhHĐND tỉnh phê duyệt dự toán thu chi ngân sách
Cơ sở để xây dựng dự toán:
Đối với dự toán ngân sách chi thường xuyên
Hằng năm căn cứ vào số lượng biên chế và đinh mức phân bổ/biên chếcác đơn vị lập dự toán chi thường xuyên theo công thức sau:
x
Định mức phân bổ/một cán bộ, viên chức/năm
- Đối với nhóm chi không thường xuyên như: chi sửa chữa lớn; muasắm tài sản cố định, tăng cường cơ sở vật chất trường học; chi thực
Trang 25hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao,…Căn cứvào báo cáo tài chính thực trạng tình hình tài sản, cơ sở vật chất hiện
có để từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch
- Đối với dự toán các CTMT, hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu vốn CTMTcủa Trung ương giao, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với SởTài chính và Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành phân bổ vốn chi tiết đếntừng đơn vị trình UBND tỉnh xem xét, quyết định
- Đối với dự toán thu học phí, được phân bổ căn cứ vào số học sinh bìnhquân năm kế hoạch và mức thu học phí đã được UBND tỉnh quy địnhcho từng vùng, miền Ngoài ra, trừ đi một tỷ lệ học sinh miễn, giảm họcphí quy định cho từng vùng, miền Việc quản lý và sử dụng các nguồnthu học phí, lệ phí của các trường THPT công lập quản lý các nguồnthu như phần kinh phí NSNN cấp, các thu được để lại thực hiện theo dựtoán được duyệt sau đó được phản ánh thu, chi NSNN theo hình thứcghi thu, ghi chi Số thu chưa hết được chuyển sang năm sau sử dụng
2.3.2 Quy trình điều hành, cấp phát NSNN cho các trường
Các trường THPT công lập là đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Sở Giáodục và đào tạo Hiện nay, dự toán thu chi ngân sách các trường gửi lên Sởgiáo dục và đào tạo đồng thời gửi Sở Tài chính Sở Tài thẩm định và cấp pháttrực tiếp đến từng đơn vị sử dụng ngân sách Đối với các khoản chi thườngxuyên Sở Tài chính cấp vào một nhóm duy nhất các trường được chủ độngđiều chỉnh mức chi tiêu theo thực tế phát sinh
Trang 26Hình 2.1: Mô hình cấp phát ngân sách giáo dục của Nghệ An
Với cơ chế điều hành như trên việc cấp phát các khoản chi NSNN chocác trường thực hiện như sau:
Thứ nhất: Hàng năm, căn cứ vào dự toán chi cả năm đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, các chế độ, chính sách chi tiêu của Nhà nước quy định
và nhiệm vụ trong năm, các đơn vị lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định.Sau khi thẩm định Sở Tài chính thông báo dự toán NSNN cho đơn vị thụhưởng theo chế độ quy định
Thứ hai: Đối với các khoản chi đột xuất ngoài kế hoạch, sau khi thẩm
định dự toán, Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung kinhphí Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, Sở Tài chính thông báo dựtoán NSNN cho đơn vị thụ hưởng theo chế độ quy định
Thứ ba: Toàn bộ các khoản chi NSNN cho các đơn vị trực tiếp thụ
hưởng được cấp từ cơ quan KBNN các cấp và chịu sự kiểm tra, giám sát củacác cơ quan tài chính và kho bạc
Ngân sách tỉnh
Sở giáo dục và
đào tạo
Các trường trực thuộc sở giáo dục