1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Thái Bình

116 294 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Mục tiêu chính của luận văn là: Đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường trung học phổ thông công lập Những đóng góp của luận văn: Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu và thực tế cơ chế tự chủ tài chính tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2025, luận văn đã: Hệ thống hóa, làm rõ vấn đề cơ bản về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập và cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập; Phân tích thực trạng công tác quản lý và tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại các trường THPTCL trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tự chủ tài chính đối với các trường THPTCL trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-HÀ THỊ XUYỀN

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG

LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-HÀ THỊ XUYỀN

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG

LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S PHẠM MINH TUẤN

T.S Phạm Minh Tuấn PGS.TS Lê Trung Thành

Hà Nội – 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Thái Bình” là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Những quan điểm được trình bày trong luận văn là quanđiểm cá nhân tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của cơ quan tác giả đangcông tác Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc

rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trướcđây

Hà Nội - 2018

Học viên

Hà Thị Xuyền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn đến TS Phạm Minh Tuấn đãluôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Tài chính ngânhàng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo tại các Trường THPTtrên địa bàn tỉnh Thái Bình đã phối hợp, nhiệt tình trao đổi, góp ý và cung cấp thôngtin tư liệu cho tôi thực hiện luận văn

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ iii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 3

2.1 Mục tiêu tổng quát: 3

2.2 Mục tiêu cụ thể: 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của đề tài: 4

7 Cấu trúc của đề tài 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP 6

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 6

1.1.1.Tổng quan các nghiên cứu 6

1.1.2 Những nghiên cứu về điều kiện tự chủ tài chính 11

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu 14

1.2 Cơ sở lý luận về sự nghiệp giáo dục THPT và cơ chế tự chủ tài chính THPTCL 15

1.2.1 Trung học phổ thông công lập trong hệ thống giáo dục 15

1.2.2 Cơ chế tự chủ tài chính trong các trường THPTCL 18

1.2.3 Những tác động của cơ chế tự chủ tài chính 23

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính THPTCL 25

CHƯƠNG 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài 34

2.2 Cách tiếp cận nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất 37

2.2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 37

2.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 38

2.3 Phương pháp nghiên cứu 39

2.3.1 Nghiên cứu định tính 39

Trang 6

2.3.2 Nghiên cứu định lượng 39

2.4 Mẫu nghiên cứu 40

2.5 Phương pháp phân tích dữ liệu 41

2.5.1 Thống kê mô tả 41

2.5.2.Đánh giá độ tin cậy của thang đo 41

2.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 41

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG THPTCL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2015-2017 52

3.1 Khái quát về sự phát triển giáo dục THPT tỉnh Thái Bình 52

3.1.1 Mạng lưới các trường THPTCLtrên địa bàn tỉnh Thái bình 52

3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố mạng lưới các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái bình 52

3.2 Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở các trường THPTCL trên địa bàn tỉnh Thái Bình 56

3.2.1 Tình hình huy động, tạo lập các nguồn tài chính 56

3.2.2 Tình hình quản lý, sử dụng các nguồn tài chính 60

3.2.3 Tình hình quản lý tài sản và các yếu tố khác gắn liền với cơ chế tự chủ tài chính ở các trường THPT công lập 64

3.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới Mức độ tự chủ tài chính của các trường THPT trên địa bàn Tỉnh Thái Bình 66

3.3.1 Phân tích thống kê đặc điểm mẫu nghiên cứu 66

3.3.2 Đánh giá thang đo (kiểm định Cronbach’s alpha) 68

3.3.3 Phân tích KMO và Barllet's test 69

3.3.4 Phân tích nhân tố EFA các biến độc lập 72

3.3.5 Phân tích nhân tố EFA yếu tố biến phụ thuộc 73

3.3.6 Phân tích hồi quy 73

3.4 Tổng hợp những đánh giá về mức độ tự chủ tài chính ở các trường THPTCL trên địa bàn tỉnh Thái bình 76

3.4.1 Những thành công bước đầu 77

3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 81

CHƯƠNG 4.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH THỜI GIAN TỚI 87

Trang 7

4.1 Định hướng hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường THPTCL trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2025 87 4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại các trường THPTCL trên địa bàn Tỉnh Thái Bình 89

4.2.1 Hoàn thiện cơ chế tự chủ trong quá trình huy động nguồn thu 89 4.2.2 Hoàn thiện cơ chế tự chủ trong quá trình phân phối, sử dụng các nguồn tài chính 91 4.2.3 Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý của cán bộ làm công tác quản lý, kiến thức của cán bộ tài chính, kế toán của trường 92 4.2.4 Hoàn thiện cơ chế trả lương và phân phối thu nhập 93 4.2.5 Giải pháp phân bổ định mức chi đối với các trường THPTCL tỉnh Thái Bình 95 4.2.6 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát 96 4.2.7 Nhà trường cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về cơ chế TCTC tới CBVC 99

4.3 Một số kiến nghị đối với các cơ quan QLNN tại Tỉnh Thái Bình 99

4.3.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý về tự chủ của các trường THPT tỉnh Thái Bình 99 4.3.2 Các cơ quan QLNN tỉnh Thái Bình cần tăng cường đầu tư cho giáo dục, khuyến khích công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo 100

KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tự chủ tài chính 37 Bảng 2.2 Các thang đo trong mô hình nghiên cứu 49 Bảng 3.1 Mức xây dựng dự toán cho Sự nghiệp Giáo dục thuộc Ngân sách tỉnh Thái Bình 57 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp nguồn thu từ NSNN của khối THPT công lập 57 Bảng 3.3 Số bổ sung nguồn kinh phí từ thu học phí của khối THPT công lập 59

Trang 9

Bảng 3.4 Tổng hợp chi thường xuyên từ nguồn NSNN cấp cho Khối THPTCL

61

Bảng 3.5 Cơ cấu về giới tính 66

Bảng 3.6 Cơ cấu về độ tuổi 66

Bảng 3.7 Cơ cấu về số năm công tác 67

Bảng 3.8 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo 68

Bảng 3.9 Kiểm định KMO và Bartlett's Test……… 70

Bảng 3.10 Kết quả kiểm định phương sai 70

Bảng 3.11 phân tích nhân tố (ma trận xoay) cho các biến độc lập 72

Bảng 3.12 Kết quả phân tích yếu tố cho biến phụ thuộc 73

Bảng 3.14.Kiểm định sự phù hợp của mô hình 74

Bảng 3.15.Kiểm định F 74

Bảng 3.16 Kết quả phân tích hồi quy bội 74

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Các điều kiện ảnh hưởng tới tự chủ tài chính các trường công lập 12

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài 34

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 38

Hình 3.1 Cơ cấu nguồn kinh phí NSNN cấp của khối THPT công lập 58

Hình 3.2 Cơ cấu chi thường xuyên từ NSNN cấp khối THPTCL 62

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tếtri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làmđộng lực chủ yếu đòi hỏi ngành giáo dục phải có đổi mới Trong ngành giáo dụcđào tạo (GDĐT), cấp giáo dục phổ thông (GDPT) là nền tảng cơ bản của hệ thốnggiáo dục quốc dân, đem đến chất lượng cho cả hệ thống giáo dục bởi vì chất lượngcủa GDPT ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục nghề và THPT sau này và sâu

xa hơn là quyết định chất lượng của nguồn lực của quốc gia, ảnh hưởng trực tiếpđến sự phát triển bền vững mỗi quốc gia

Tuy nhiên chất lượng giáo dục của các trường trung học phổ thông công lập(THPTCL) chỉ được tạo ra khi nhà trường có đủ nguồn lực tài chính để xây dựng cơ

sở vật chất hiện đại cho nhà trường, xây dựng được đội ngũ giáo viên có kinhnghiệm và trình độ cao Trong cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam, giáo dục nóichung và giáo dục bậc THPT nói riêng đang phát triển theo hướng xã hội hóa và đadạng hóa mục tiêu, chương trình, loại hình trường lớp… nhằm nâng cao trình độdân trí dân cư trên toàn xã hội Điều này chúng ta có thể nhận thấy trong hệ thốnggiáo dục THPT đã xuất hiện nhiều trường bán công, dân lập ở mọi nơi bên cạnhtrường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân Vì vậy, các trường có nhiềunguồn tài chính từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: ngân sách nhà nước;đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân; nguồn tự tạo ra của các hệ thống giáo dục từnghiên cứu hay hợp tác quốc tế… Chính vì thế tự chủ tài chính là một nhu cầu cấpbách được đặt ra cho các trường THPTCL để có thể chủ động tạo nguồn tài chínhcho mình

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tậptrung vào tăng cường cơ chế tự chủ cho các cơ sở giáo dục nhất là trong lĩnh vực tàichính trong nhà trường công lập.Từ Nghị quyết trung ương 4, khóa VII năm 1993

đã xác định việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính giáo dục, giao cho ngành giáo dục

và đào tạo trực tiếp quản lý ngân sách và các nguồn ngoài ngân sách của mình,

Trang 12

hướng tới tự chủ trong hoạt động và tài chính Từ đó cho đến nay qua ba lần cảicách tài chính (Nghị định số 10/2002/NĐ-CP; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; Thông

tư số 71/2006/TT-BTC; Nghị định 16/2015/NĐ-CP) đã tạo ra những chuyển biếntích cực trong công tác quản lý tài chính của các trường học theo hướng tự chủ nhưlấy nguồn thu của nhà trường để bù đắp cho đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ, giáoviên trong trường, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường …nhưng tínhhiệu quả, hiệu lực, tính linh hoạt, công bằng và sự đồng thuận của cộng đồng đốivới cơ chế tự chủ tài chính là chưa cao Các trường công lập thực tế chưa vận dụngđược các cơ chế này để tạo ra sự tự chủ về tài chính, về tự cân đối thu chi, về việc

tự chịu trách nhiệm của mình cho việc nâng cao chất lượng đào tạo Như vậy, cáctrường THPTCL muốn nâng cao chất lượng, đổi mới, có đột phá trong giáo dục thìcác trường cần thay đổi để tạo ra những giải pháp về cơ chế tài chính, vận dụng linhhoạt các cơ chế, chính sách của Nhà nước khi được giao quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về tài chính

Hiện nay, ở tỉnh Thái Bình nói riêng, phần lớn các trường THPT trong tỉnh làtrường THPTCL phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) vì nguồnthu ngoài rất nhỏ, nhiều trường không có khả năng tăng nguồn để tự cân đối thu chitrong khi nguồn NSNN của tỉnh còn hạn hẹp, vì thế mức thù lao cho giáo viên, cán

bộ còn khó khăn, chất lượng đào tạo chưa đạt kỳ vọng Do đó tự chủ tài chính đốivới các trường THPTCL là điều cấp thiết

Vậy để các trường THPTCL trên địa bàn tỉnh Thái Bình có thể đạt được cácmục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục bắt kịp xu thế chung của cả nước thì cầnhoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính (TCTC) theo hướng giao quyền tự chủ cao chocác trường, tự tăng nguồn lực tài chính Trong đó, Nhà nước tạo ra cơ chế, nghịđịnh, thông tư, các văn bản pháp quy từng bước mở rộng cơ chế tự chủ cho cáctrường; các trường tự chủ về nhân sự, tự chủ thu chi, tự chủ về các chính sách quản

lý, đãi ngộ thu hút cán bộ, giáo viêngiỏi về trường; tự chịu trách nhiệm về kết quảđào tạo của trường

Các trường THPTCL buộc phải tìm cách cung cấp dịch vụ tốt nhất, nâng caochất lượng đào tạo tốt nhất để đáp ứng nhu cầu cao của người học và xã hội khi

Trang 13

được giao quyền TCTC Vì vậy, đề tài : “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho

các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Thái Bình” có ý nghĩa

cả về lý luận, thực tiễn và tôi chọn làm để tài luận văn thạc sĩ

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Thứ ba, là đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế TCTC chocác trường THPTCL tỉnh Thái Bình

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Hoàn thiện cơ chế TCTC như thế nào để tăng cường TCTC các trường

THPTCL?

- Phân tích thực trạng cơ chế TCTC (Nghị định 16/2015/NĐ-CP) từ góc độ cáctrường THPTCL Nêu ra những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của cáctrường THPTCL trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay như thế nào, để hoàn thiện cơchế TCTC cho các trường?

- Để thực hiện tốt cơ chế TCTC các trường THPTCL cần điều kiện gì? Cáctrường THPTCL tỉnh Thái Bình phải vận dụng các lợi thế tự chủ như thế nào đểthúc đẩy cơ chế tự chủ ở các trường của mình? Đâu là mô hình tự chủ tài chính phùhợp với các Trường trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ nói chung với các đơn vị

sự nghiệp công?

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường THPTcông lập

Trang 14

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: Do thời gian và giới hạn của luận văn thạc sỹ, tác giả đisâu nghiên cứu cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính các trường THPTCL tỉnh TháiBình thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quản lýđiều hành của tỉnh Thái Bình

+ Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Thái Bình; Số liệu từ tổnghợp, báo cáo của sở Giáo dục, sở Tài chính, phòng Tài chính hành chính sự nghiệp + Phạm vi thời gian: khoảng từ năm 2015 - 2017 Đây là khoảng thời gian màNghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tựchủ của đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/04/2015 vàthay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy địnhquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ, biên chế và tàichính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Số liệu sơ cấp: được tiến hành thu thập từtháng 01 đến tháng 03 năm 2018

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng

Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước

Luận văn sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp, kết hợp các kỹ thuật thu thập và

xử lý thông tin khác nhau

6 Đóng góp của đề tài:

Về mặt lý luận, luận văn làm rõ bản chất về TCTC và cơ chế TCTC; phân tíchcác ảnh hưởng tới TCTC

Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích những thực trạng, thuận lợi khó khăn của

cơ chế TCTC hiện nay của các trường THPTCL Đánh giá việc thực hiện TCTC củacác trường đối với cơ chế hiện hành (Nghị định 16/2015/NĐ-CP) Tìm ra nhữngvướng mắc trong quá trình chuyển sang cơ chế tự chủ của các trường THPTCL tỉnhThái Bình Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoàn thiện cơ chế TCTC chocác trường THPTCL tỉnh Thái Bình, hướng tới tự chủ hoàn toàn trong tương lai củacác trường THPTCL

Trang 15

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết luận, luận văn đượckết cấu gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về cơ chế tự

chủ tài chính

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính ở các trường THPTCL trên địa

bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2017

Chương 4 Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường

THPTCL trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ

NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1.Tổng quan các nghiên cứu

1.1.1.1.Các nghiên cứu nước ngoài

TCTC đã trở thành một xu thế mạnh mẽ và phổ biến trên thế giới, do vậy cũng

có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu về vấn đề này Một

số nghiên cứu nước ngoài có thể kể đến như sau:

Theo Hauptman (2006) thì có ba nguồn tài chính nhằm duy trì các hoạt độnggiảng dạy và nghiên cứu của các trường công lập bao gồm nguồn NSNN cấp, họcphí và các khoản đóng góp từ xã hội Trong đó, đóng góp từ NSNN là quan trọngnhất, vì vậy không thể giảm sự hỗ trợ 100% từ NSNN và để các trường tự tìmnguồn kinh phí hoạt động Do đó, trong hoạt động của các trường nên kết hợp linhhoạt các nguồn tài chính trên Cũng theo Hauptman (2007) có ba mô hình về tàichính cho các trường công lập:

Mô hình 1: Miễn học phí hoặc áp dụng học phí thấp

Theo mô hình này thì nguồn tài chính chủ yếu của các trường công lập là từNSNN (chiếm khoảng 90%), học phí chiếm tỷ trọng thấp (chiếm khoảng 10%).Trong mô hình này, các trường công lập phải hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài trợcủa Nhà nước, học phí hoàn toàn bị kiểm soát Để có thể áp dụng thành công môhình này, các quốc gia cần phải có đủ năng lực tài chính để đầu tư cho giáo dụccông lập

Mô hình 2: Học phí được hoàn trả sau khi tốt nghiệp

Theo mô hình này thì NSNN sẽ đóng vai trò là nguồn đầu tư ban đầu cho cáctrường công lập, những đối tượng thụ hưởng dịch vụ giáo dục phải trả tương xứngvới chất lượng của dịch vụ cung cấp theo phương thức vay tín dụng và trả sau khitốt nghiệp Để áp dụng được mô hình này cần có hai điều kiện: một là mức độ đầu

tư ban đầu của NSNN và các thành phần khác đủ hình thành một công lập có chất

Trang 17

lượng, hai là Nhà nước cần thiết lập được một cơ chế hữu hiệu nhằm thu hồi nợ vaycủa sinh viên sau khi tốt nghiệp

Mô hình 3: Tăng học phí kết hợp với các chính sách hỗ trợ

Theo mô hình này, mức học phí phải được tính toán sao cho có thể bù đắpmột phần đáng kể các chi phí hoạt động của các trường công lập, đồng thời mô hìnhnày sẽ hướng đến các chính sách hỗ trợ học phí đối với các sinh viên có hoàn cảnhkhó khăn Gia tăng học phí được xem như một giải pháp chủ yếu nhằm chia sẽ chiphí giáo dục Như vậy, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và khả năng nguồn NSNN đầu

tư cho giáo dục đại học mà có thể lựa chọn mô hình tài chính thích hợp áp dụng chocác trường công lập

Kim Gwang – Jo (2010) cho rằng điều kiện và giải pháp để nâng cao tự chủ ,TCTC cho nhà trường là Nhà nước phải cụ thế hóa nó trong các điều khoản luật,phải có các biện pháp ưu đãi, xử phạt về hành vi của người ra quyết định; khuyếnkhích thu hút các nguồn thu tài chính từ khu vực tư nhân bằng cơ chế tài trợ Loại

bỏ các rào cản pháp lý, đảm bảo nguồn lực tài chính cho nhà trường đầu tư cho mụctiêu giảng dậy chất lượng cao

Estermann, T&Pruvot, E.B (2011), đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởngtới TCTC của các trường Nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ chế quản lý, kiểm soát,cách tài trợ ngân sách ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự chủ của các trường Ngoài ra,

sự năng động, sáng tạo, cơ cấu tổ chức sẽ quyết định tới nguồn thu tài chính của cáctrường Việc đa dạng hóa nguồn tài chính của các trường quyết định mức độ tự chủcủa các trường Theo Estermann, T (2011) các nguồn tài trợ chính của nhà trường

có thể kể đến là: học phí; tài trợ công; nguồn thu đến từ các doanh nghiệp, nhà tàitrợ; các hoạt động thương mại, hoạt động tài chính và thu dịch vụ khác như thưviện, trông xe, nhà ăn … Trong cơ cấu nguồn thu, tài trợ công chiếm tỉ trọng lớnnhất, sau là học phí và sau cùng là các nguồn thu khác Tác giả cũng đã đề cập tớiviệc một số trường đã được tự quyết định mức thu học phí của mình

1.1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở trong nước cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tự chủ và TCTC như:

Trang 18

Đỗ Bích Loan (2008), đề tài đề xuất các biện pháp huy động nguồn tài chínhtrong đầu tư phát triển giáo dục Việt Nam trong khuôn khổ chính sách, pháp luậtcủa nhà nước Việt Nam, đây là một nội dung rất quan trọng để thực hiện thành côngđược cơ chế tự chủ đối với các trường học.

Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cộng sự (2012) nghiên cứu các chính sách phi tậptrung hóa tài chính cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đối với các trườngTHPT Việt Nam, đề tài đã chỉ ra được thực trạng và điều kiện cần thiết để thực thiđược cơ chế tự chủ cho các trường công lập Đồng thời nghiên cứu chỉ ra đượcthành tựu, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của thành tựu, hạn chế đó giúp hoàn thiện

cơ chế, chính sách ở Việt Nam

Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường THPTcho đến nay vẫn chưa đạt được kết quả cao, việc áp dụng cơ chế tự chủ tài chínhvẫn còn nhiều hạn chế và mâu thuẫn trong thực tế Đã có nhiều công trình, bàinghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đánh giá, phân tích thực trạng việc ápdụng cơ chế tự chủ tài chính tại các trường công lập, những kết quả đạt được, cáchạn chế, nguyên nhân các hạn chế, các giải pháp tăng hiệu quả áp dụng cơ chế tựchủ tài chính của các trường THPT công lập ở Việt Nam hiện nay Các công trìnhtập trung nghiên cứu vào 3 vấn đề chính của cơ chế tự chủ tài chính tại các trườngcông lập gồm cơ chế phân bổ nguồn lực tài chính, huy động nguồn lực tài chính, sửdụng các nguồn tài chính

Thứ nhất, về cơ chế phân bổ nguồn lực tài chính

Nguyễn Trường Giang (2012) chỉ ra việc phân bổ NSNN cho các cơ sở đàotạo công lập mang tính bình quân, chưa gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngànhnghề, chất lượng đào tạo Việc giao dự toán NSNN cho các trường công lập đượcthực hiện theo cơ chế khoán, việc giao khoán được căn cứ vào khả năng của ngânsách, dự toán được giao năm trước để làm căn cứ giao khoán năm sau, việc giaokhoán ngân sách dựa trên các định mức ban hành đã lâu, chưa được sửa đổi, mứckhoán NSNN không được điều chỉnh theo số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề

và quy mô đào tạo của các trường hàng năm Việc phân bổ này không gắn với kếtquả đào tạo, số lượng, chất lượng học sinh đào tạo, tính năng động, hiệu quả trong

Trang 19

tổ chức hoạt động của các cơ sở đào tạo nên không tạo động lực cạnh tranh nângcao chất lượng đào tạo giữa các trường công lập

Nguyễn Minh Thuyết (2014) đề cập đến vấn đề phân bổ NSNN cho cáctrường công lập, các trường công lập nhận kinh phí hoạt động từ NSNN theo chỉtiêu đào tạo, tức là số lượng người học được Nhà nước đài thọ (số này thường chỉbằng 1/3 số người học trong thực tế) và có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồnNSNN theo quy định của Luật NSNN Kinh phí NCKH trên thực tế được phân bổtheo số lượng cán bộ, thường là bằng 1/3 kinh phí chi theo số lượng cán bộ cho cácviện NCKH Các trường công lập được quyết định mức học phí trong phạm vikhung học phí do Chính phủ ban hành Điều nay gây ra nhiều khó khăn cho cáctrường công lập trong việc giảng dạy và NCKH Tác giả cũng đề xuất một số giảipháp đổi mới việc phân bổ ngân sách cho các trường công lập trong thời gian tới

Thứ hai, về huy động nguồn lực tài chính của các trường công lập

Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2012) cho rằng việc áp mức trần học phítheo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ tại các trường công lập

áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính là chưa hợp lý Các tác giả đề xuất, đối với cácngành nghề có khả năng xã hội hóa cao (ví dụ tài chính, ngân hàng, thương mại)nên xây dựng lộ trình cho phép các cơ sở đào tạo tự xác định mức học phí, đảm bảo

tự cân đối kinh phí đào tạo NSNN tiết kiệm được từ những ngành nghề này chuyểnsang góp phần thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng đối với các ngành nghề đào tạo

ít có khả năng xã hội hóa (ví dụ khoa học cơ bản, nghệ thuật, điện hạt nhân, sưphạm) với mức giá đặt hàng được tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo Để thực hiệnviệc cải cách học phí và cơ chế cấp phát NSNN vừa nêu, các tác giả đề xuất thựchiện đồng thời hai giải pháp: một là xây dựng và phê duyệt đề án tự chủ tài chính(trong đó có chính sách học phí) theo trường; hai là Nhà nước chủ động từng bướcgiao quyền tự chủ tài chính cao hơn cho toàn khối giáo dục (trong đó có quyền tựchủ về xác định mức học phí) Tuy nhiên các giải pháp này mới dừng lại ở tính địnhhướng, cần tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa để có thể triển khai thực tế

Nguyễn Vân Anh (2015) đã nghiên cứu về việc quản lý tài chính trong nhàtrường trung học phổ thông theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm,

Trang 20

làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý trường THPT và bản chất công tácquản lý tài chính trong các nhà trường THPTCLtheo định hướng tự chủ và tự chịutrách nhiệm; chỉ ra được thực trạng quản lý tài chính các trường THPTCL, đánh giáđược những mặt yếu kém và tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến những yếukém trong TCTC trong các trường THPTCL

Phạm Thị Vân Anh (2016) chỉ ra nguồn tăng thu của các trường đại học hiệnnay vẫn là tăng quy mô đào tạo chứ chưa huy động được nguồn thu từ các hoạtđộng dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạotheo hợp đồng cho các tổ chức và cá nhân trong nước Điều này phản ánh chấtlượng đào tạo và NCKH của các trường công lập hiện nay chưa cao Trong khi ởnhiều trường đại học trên thế giới, nguồn thu từ chuyển giao NCKH khá lớn Cáctrường đại học được tự chủ về mức chi nhưng tự chủ về thu chưa tương xứng, dẫntới hiệu quả của việc thực hiện tự chủ không hơn là bao so với không tự chủ Vềnguồn thu từ học phí, tác giả cho rằng do bị khống chế về trần học phí, mức trầnhọc phí thường thấp, thu không đủ chi cho nên một số cơ sở giáo dục công lập xérào, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạchtrong việc sử dụng nguồn thu Việc duy trì mức học phí thấp, dẫn đến các cơ sở giáodục công lập không có đủ nguồn để cải thiện thu nhập cho giảng viên từ nguồn họcphí chính quy, không thu hút và giữ được những giảng viên có trình độ tham giagiảng dạy Để có nguồn bổ sung thu nhập các trường phải khai thác từ các hoạtđộng đào tạo không chính quy, dẫn đến thời gian đứng lớp của giảng viên đại họcphần lớn bị quá tải

Thứ ba, sử dụng các nguồn tài chính của các trường công lập

Đỗ Thị Thanh Vân (2012) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra những kếtquả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng cơ chế

tự chủ tài chính tại các trường công lập Tác giả đề cập đến thực trạng mức thu họcphí và chỉ tiêu tuyển sinh còn giới hạn bởi các quy định của Nhà nước, cơ chế, địnhmức chi tiêu còn thiếu thực tiễn, nhiều khoản chi phát sinh thực tế nhưng không có

cơ chế thu đảm bảo, chưa có cơ chế chính sách đủ mạnh để các trường chi trả tiền

Trang 21

lương, thưởng với mức hấp dẫn để thu hút những cán bộ, giảng viên có chất lượnglàm việc.

Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2012) nghiên cứu chính sách học phí trongbối cảnh đổi mới cơ chế tài chính, hướng tới nền giáo dục đại học tiên tiến, tự chủ.Các tác giả chỉ ra điểm không hợp lý của Nghị định 49/2010/NĐ-CP trong việc ápmức trần học phí, cần phải thực hiện cải cách học phí và cơ chế cấp phát NSNN.Các tác giả đã đề xuất các giải pháp như xây dựng và phê duyệt đề án tự chủ trong

đó có chính sách học phí theo trường và Nhà nước chủ động giao quyền tự chủ tàichính cao hơn cho toàn khối giáo dục Các giải pháp trong báo cáo là định hướngđúng đắn tuy nhiên cần cụ thể hóa để triển khai áp dụng vào thực tế

Trần Đức Cân (2012) tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, làm rõ bản chất,phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến TCTC, cơ chế TCTC và đưa ra các tiêu chí đểdánh giá mức độ hoàn thiện cơ chế TCTC đối với các trường đại học công lập Bêncạnh đó tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng tác động đến sự thúc đẩy đa dạnghóa các nguồn thu để các trường nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính để tăngthu nhập cho cán bộ giáo viên và nâng cao cơ sở vật chất phục vụ đổi mới giáo dục

Như vậy, có thể thấy liên quan đến đề tài luận văn có rất nhiều nghiên cứu.Các nghiên cứu đã đánh giá thực trạng, đưa ra nhiều hạn chế và đề xuất nhiều giảipháp để nâng cao hiệu quả áp dụng cơ chế tự chủ tài chính cho các trường công lập.Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra còn chung chung, chưa đi vào cụ thể, nhất là đối vớinhững trường đại học đặc thù hơn và khối THPT

1.1.2 Những nghiên cứu về điều kiện tự chủ tài chính

Điểm giống nhau từ các công trình nghiên cứu ngoài nước là hầu hết cácnghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính, tự chủ tài chính chỉ dừng lại ở mức độnghiên cứu chúng như một cách thức hay phương pháp quản lý tài chính tiến bộ phùhợp với xu thế tự chủ và cải cách giáo dục chứ chưa đi sâu vào nội hàm bản chất,đặc biệt là các điều kiện tự chủ tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵnsàng tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công Cụ thể một số nghiên cứunhư sau:

Trang 22

Nghiên cứu của Michael Mitsopoulos and Theodore Pelagidis, so sánh tự chủhành chính và tài chính của các tổ chức giáo dục đại học trong 7 nước EU1 (Baogồm: Anh, Hy Lạp, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Đức) Nghiên cứu chỉ ra bối cảnhthực hiện tự chủ tài chính của các nước EU cũng như mục đích tiến hành tự chủ tàichính và thực trạng tự chủ hành chính, tự chủ tài chính.

Nghiên cứu của Selin Arslanhan và Yaprak Kurtsal xem xét việc thiếu tự chủtài chính ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả đổi mới của các trường công lập tạiThổ Nhĩ Kỳ Hai ông đã xem xét mối quan hệ giữa tự chủ của các trường công lập

và năng lực cạnh tranh của họ, qua đó lý giải hiệu quả đổi mới dựa trên các điềukiện như sau: (1) Sở hữu về cơ sở vật chất và các trang thiết bị; (2) Khả năng vayvốn; (3) Quyết định việc chi tiêu ngân sách theo các mục tiêu; (4) Quyết định khungchương trình học, cấu trúc và nội dung môn học; (5) Khả năng tuyển dụng và sa thảigiảng viên; (6) Chủ động về mức lương; (7) Tự quyết định về quy mô tuyển sinh ;(8) Tự quyết định mức học phí

Hình 1.1 Các điều kiện ảnh hưởng tới tự chủ tài chính các trường công lập

Nguồn: Michael Mitsopoulos and Theodore Pelagidis (2008) và Selin Arslanhan và Yaprak Kurtsal (2010)

Tóm lại, trong hầu hết các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính, tự chủ tàichính mới chỉ được đề cập như một cách thức/phương pháp quản lý tài chính tiến

bộ, phù hợp với xu thế tự chủ và cải cách giáo dục, chứ chưa đi sâu vào nội hàm,bản chất, đặc biệt là các điều kiện tự chủ tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đếnmức độ sẵn sàng tự chủ tài chính của các cơ sở đào tạo

Trang 23

Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thanh Thủy (2014) đã đề xuất 2 mô hìnhnghiên cứu:

Mô hình 1: Quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính = f(của nhân tố vĩ

mô và nhân tố vi mô) Cụ thể: (i) Nhân tố vĩ mô bao gồm: Chính sách pháp luật vàtình Cơ chế hoạt động, quản lý của trường THPT công lập

Các yếu tố đầu vào - Nguồn lực tài chính - Nguồn nhân lực - Nguồn tuyểnsinh - Nhu cầu được học với chất lượng cao của xã hội - Các vấn đề xã hội nảy sinhcần nhà trường góp sức giải quyết - Khả năng tiếp nhận môi trường thông tin trong

và ngoài nước Môi trường vĩ mô - Cơ chế ràng buộc vĩ mô của các cơ quan nhànước - Công luận xã hội đối với nhà trường - Khả năng giao lưu, tiếp nhận, xử lýthông tin, các luồng tư duy khoa học, trình độ khoa học công nghệ của nước ngoài

Các yếu tố đầu ra - Số người học ra trường được sử dụng và hiệu quả làmviệc của họ đem lại lợi ích cho xã hội - Danh tiếng của nhà trường tạo ra, bao gồm:(1) Các công trình, bài; báo, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ xã hội và nhànước, (2)Hệ thống các giáo trình, chương trình giảng dạy, (3) Đội ngũ các nhà khoahọc hàng đầu - Của cải vật chất mà nhà trường tạo ra đóng góp cho xã hội hìnhkinh tế quốc gia; (ii) Nhân tố vi mô bao gồm: Chiến lược phát triển của trường, Quy

mô và lĩnh vực đào tạo, Nhiệm vụ được giao, Trình độ quản lý của lãnh đạo

Mô hình 2: Tự chủ tài chính =f( các yếu tố thuộc các trường nghiên cứu) Cụthể : (i) Tự chủ tài chính được xác định là thu ngoài ngân sách chia tổng thu (đượchiểu là tự chủ thu) (ii) Các yếu tố thuộc các trường nghiên cứu bao gồm: Tài sảncông hiện có (diện tích đất sử dụng, số phòng học, phòng thí nghiệm, ký túc xá);Đội ngũ giảng viên (số lượng giảng viên cơ hữu, số giảng viên là GS, TS, Ths);Thương hiệu trường (trường trọng điểm hay không trọng điểm, điểm thi đầu vào);Tính chất kinh doanh năng động của người đứng đầu trường (các chương trình đàotạo khác ngoài chương trình truyền thống)

Kết quả của Vũ Thị Thanh Thủy đã chỉ ra 2 nhóm điều kiện cần và đủ đểthực hiện tự chủ tài chính (i) Điều kiện cần là các trường cần xác định rõ mục tiêu

để được tự chủ và tự chủ tài chính là thu đủ bù đắp chi và gắn với chất lượng đàotạo và bền vững tài chính (ii) Điều kiện đủ là cần thực hiển tự chủ về tuyển sinh,

Trang 24

đào tạo, thu phí, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu khoa học, uy tín của trường, tínhchất năng động kinh doanh, cơ sở vật chất theo hướng làm sao gia tăng được nguồnthu Như vậy mô hình nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thủy (2012) đã xác lập đượccác lượng hóa một số yếu tố ảnh hưởng tới tự chủ tài chính và đưa ra nhiều gợi ýcho nghiên cứu sinh về ứng dụng các điều kiện cần và đủ trong quá trình hình thành

mô hình nghiên cứu mối liên hệ giữa các điều kiện thực hiện tự chủ tới mức độ tựchủ của mình Tuy nhiên điểm khác biệt trong đề tài của nghiên cứu sinh nằm ở chỗcách tiếp cận về tự chủ tài chính là tự chủ chi (chứ không phải thu) và là mức độ tựchủ chi; ngoài ra do tính chất đặc thù của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,nên một số điều kiện đủ của mô hình là không phù hợp

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Qua tổng quan về các nghiên cứu cơ bản trong và ngoài nước ở trên cho thấy,vấn đề tự chủ về tài chính các trường THPT nói riêng và TCTC nói chung đã đượcnhiều tác giả quan tâm Các nghiên cứu đã phân tích khá rõ về TCTC nói chung tuynhiên vẫn có một số hạn chế như chưa làm rõ bản chất, vai trò của các trường họctrong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, lúc này nhà trường đóng vai trò lànhà cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội Bên cạnh đó các đề tài nghiêncứu chưa có điều kiện lấy số liệu tài chính để phân tích làm rõ tác động tự chủ tàichính tới các trường hay các số liệu về phân bổ ngân sách cho giáo dục, cơ cấu thuchi và các hiệu quả nguồn NSNN cấp Các giải pháp mang tính định hướng đơn lẻcho một số trường, cấp học chưa khái quát chung cho các trường

Ngoài ra, các nghiên cứu về cơ chế tự chủ và TCTC đa số là hướng tới cáctrường đại học, còn cấp học THPTCL thì chưa được nghiên cứu nhiều TCTC đãđược triển khai tới tất cả các cấp học, đặc biệt là cấp học THPT Cấp học THPT lànguồn gốc sâu xa quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia, ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục Mục đích của việc trao quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đốivới các trường THPTCL làm cho hệ thống giáo dục hoạt động một cách tốt nhất,đáp ứng được nhu cầu càng cao của xã hội về giáo dục

Trang 25

Thêm vào đó là các nghiên cứu trên nghiên cứu khi Nghị định 43/2006/NĐ-CPchưa được thay thế bởi Nghị định 16/2015/NĐ-CP Từ khi Nghị định 16/2015/NĐ-

CP về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực thi hànhcho đến nay thì không có nhiều nghiên cứu tiêu biểu về vấn tự chủ đối với cáctrường THPT công lập, cụ thể là nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Bình Vì thế cácnghiên cứu trên sẽ cung cấp một khối lượng nội dung lớn về tự chủ và nâng caotrách nhiệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường để tham khảo và nghiên cứuhoàn thiện đề tài “ Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường THPT cônglập trên địa bàn tỉnh Thái Bình” - một đề tài mới, nghiên cứu dựa trên cơ chế chínhsách mới Nghị định 16/2015/NĐ-CP

1.2 Cơ sở lý luận về sự nghiệp giáo dục THPT và tự chủ tài chính THPTCL

1.2.1 Trung học phổ thông công lập trong hệ thống giáo dục

1.2.1.1 Hệ thống các trường THPT

Hệ thống các trường phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân, gồm cáctrường tiểu học, THCS và THPT chủ yếu là trường công lập Như vậy, các trườngTHPTCL là các trường cao nhất (cuối cấp) của hệ thống giáo dục phổ thông, làbước chuyển tiếp để học sinh chuyển lên học ở bậc học cao hơn thuộc hệ thống GD

- ĐT, trung cấp, cao đẳng, đại học

Đồng thời, các trường THPT là bước chuyển tiếp từ thời kỳ ngồi trên ghếnhà trường sang thời kỳ tham gia lao động, sản xuất của cải, vật chất cho xã hộihoặc trực tiếp tham gia bảo vệ Tổ quốc Với vị trí trung gian, chuyển tiếp giữa bậchọc phổ thông lên bậc học trung cấp, cao đẳng, đại học các trường THPTCL có vịtrí quan trọng hoàn chỉnh việc trang bị những kiến thức cơ bản, chuẩn bị những điềukiện cần thiết để học sinh sau khi tốt nghiệp có thể theo học ở bậc cao đẳng, đại họcđạt kết quả Với vị trí là nơi chuyển tiếp giữa quá trình học tập của học sinh với hoạtđộng thực tiễn của từng học sinh, các trường THPTCL chuẩn bị những kiến thức cơbản cần thiết, phổ quát để học sinh hoạt động thực tiễn đạt kết quả Với vị trí nêutrên các trường THPT là nhân tố rất quan trọng để học sinh thực hiện ước mơ,nguyện vọng của mình là học cao hơn hay tham gia sản xuất, bảo vệ Tổ quốc

Trang 26

- Các loại hình trường THPT

+ Trường THPTCL do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,bảo đảm kinh phí chủ yếu cho các nhiệm vụ chi thường xuyên

+ Trường THPT tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,

tổ chức kinh tế hoạt động bằng vốn ngoài NSNN

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều đượcthành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục

ở Việt Nam Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệthống giáo dục quốc dân (Điều 48, luật Giáo dục 2005)

1.2.1.2 Trường THPT công lập

Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Phổ thông là thông thường, không phải chuyênsâu, hợp với số đông” Như vậy, có thể hiểu, các trường phổ thông trang bị nhữngkiến thức cơ bản cho tất cả học sinh, tức là các trường trang bị cho học sinh nhữngkiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết, sát thực để học sinh có thể áp dụng trong cuộcsống, thích nghi và hòa nhập với xã hội Đây là cơ sở của sự nghiệp GD - ĐT

Từ thời Hy lạp cổ đại, nhiều nhà triết học đã luận bàn về vấn đề trên, tiêu biểu

là Platon Ông cho rằng: việc giáo dục con người được tiến hành trong hệ thốnggiáo dục hoàn chỉnh gồm các trường Trong đó, các trường phổ thông giáo dục họcsinh từ 7 đến 18 tuổi, trẻ em từ 7 tuổi đến 12 tuổi được học văn, học đàn, học đọc,viết, tính toán, âm nhạc, tôn giáo, hội họa… từ 12 tuổi đến 18 tuổi, được học thểthao… Các trường phổ thông rất coi trọng giáo dục thể chất, toán học, địa lý, thiênvăn học… Arixtốt lại cho rằng, độ tuổi học sinh phổ thông từ 7 đến 21 tuổi, mỗi lứatuổi có đặc điểm phát triển riêng về tâm lý, sinh lý và nhận thức nên phải có cáctrường phổ thông phù hợp với từng lứa tuổi (lứa tuổi được hiểu là các tuổi đời củahọc sinh, như từ 7 tuổi đến 12 tuổi, từ 13 tuổi đến 18 tuổi…)

Để đưa ra khái niệm trường THPTCL cần làm rõ các khái niệm “công lập”, “tưthục” Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “công lập” là do Nhà nước lập ra; “tư thục” làtrường tư, của tư nhân Như vậy, các trường THPTCL do Nhà nước lập ra, mọi hoạtđộng của nhà trường từ ngân sách Nhà nước, giáo viên, nhân viên của nhà trường vàcán bộ, công chức nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước Mọi hoạt động

Trang 27

của trường theo quy định của Nhà nước và chính quyền tỉnh; chịu sự chỉ đạo, kiểmtra, giám sát của các cơ quan chức năng nhà nước, trước hết là của chính quyềntỉnh…

Đối với các trường THPT dân lập và tư thục, các hoạt động giáo dục của nhàtrường phải theo Luật Giáo dục và quy định của chính quyền tỉnh; các hoạt độngkhác phải theo pháp luật và sự chỉ đạo, kiểm tra của chính quyền tỉnh Tuy nhiên,kinh phí cho các hoạt động của nhà trường và chi trả lương, bảo hiểm xã hội, y tếcủa giáo viên, người lao động trong nhà trường do nhân dân hoặc cá nhân đảmnhiệm, nhưng cũng phải tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà nước, nhất là về đónggóp của gia đình học sinh

Ở nước ta hiện nay, các trường phổ thông gồm các trường tiểu học, THCS vàTHPT; trong đó chia thành hai loại trường: chủ yếu là các trường phổ thông cônglập, ngoài ra còn có một số trường phổ thông ngoài công lập Các trường phổ thôngcông lập sử dụng ngân sách của Nhà nước trong hoạt động của trường, đội ngũ giáoviên và hoạt động giáo dục do ngân sách nhà nước chi trả, trong đó quan trọng nhất

là giáo dục học sinh theo chương trình, nội dung do Nhà nước quy định Các trườngphổ thông ngoài công lập không sử dụng kinh phí của Nhà nước để tiến hành hoạtđộng của trường Các trường này giáo dục học sinh theo chương trình, nội dunggiáo dục do Nhà nước quy định

Từ phân tích trên, có thể hiểu: các trường THPTCL ở nước ta hiện nay là một

bộ phận rất quan trọng của hệ thống các trường phổ thông, do Nhà nước thành lập

và bảo đảm các điều kiện hoạt động, là các trường ở bậc cuối cùng của giáo dục phổthông, trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản sau khi học sinh hoànthành chương trình giáo dục ở các trường tiểu học, THCS, để học sinh có thể hoạtđộng trong thực tiễn đạt kết quả hoặc tiếp tục học tập chuyên sâu ở bậc học cao hơn(đại học hoặc cao đẳng) đạt kết quả cao, đạo đức tốt, chuyên môn sâu phục vụ cóhiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

1.2.2 Cơ chế tự chủ tài chính trong các trường THPTCL

1.2.2.1 Cơ chế tự chủ tài chính

Trang 28

Đến nay còn tồn tại những quan niệm khác nhau về tự chủ tài chính trong cáctrong các trường THPTCL là do cách tiếp cận xem xét vấn đề và nhằm mục đích gì.Trước hết từ góc độ pháp lý các trường THPTCL là chủ thể hoạt động đồng thời làpháp nhân trong các quan hệ pháp luật Theo quy định của Nghị định 16/2015/NĐ-

CP các trường THPTCL có quyền tự chủ, tự chủ trách nhiệm về tài chính đối vớicác nguồn thu, các khoản chi, phân phối, thu thập và sử dụng kết quả hoạt động tàichính Trên ý nghĩa đó mà xét thì tự chủ tài chính trong các trường THPTCL đượchiểu là quyền tự quyết định tự chịu trách nhiệm đối với việc huy động, phân bổ và

sử dụng các nguồn tài chính nhằm duy trì sự hoạt động và phát triển không ngừngcủa tcác trường THPTCL

Quan niệm về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập dù đượcxem xét dưới góc độ pháp lý hay góc độ quản lý nhà nước đều hàm chứa nội dung

là nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các trườngTHPTCL Trên cơ sở đó, các trường THPTCL tự chủ khai thác các nguồn thu, tựquyết định các khoản chi và tự cân đối thu – chi Quan niệm tự chủ tài chính nhưtrên mới chỉ dừng lại ở nhận thức chung về tự chủ tài chính đối với các trườngTHPTCL Xem xét tự chủ tài chính đối với các trường THPTCL được đặt trong quátrình chuyển sang nền kinh tế thị trường và tự chủ tài chính được mở rộng từngbước từ tự chủ từng phần, ở mức độ thấp đến tự chủ đầy đủ, mức độ cao, đây chính

là mục tiêu của đề tài đặt ra

Tự chủ tài chính trong các trong các đơn vị sự nghiệp công lập là việc cácđơn vị này được quyền quyết định hoạt động tài chính của đơn vị Có thể nói tự chủtài chính là yếu tố có tác động to lớn đến mọi mặt hoạt động của đơn vị, khâu cuốicùng trong tự chủ ở các đơn vị sự nghiệp công Mức độ tự chủ tài chính càng cao thìđơn vị càng có sự tự chủ cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,nhân sự Việc trao quyền và trách nhiệm tự chủ tài chính cho các đơn vị sẽ có tácdụng lan tỏa và tác động mạnh mẽ tới sự chuyển biến toàn diện các hoạt động của

cả đơn vị: nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý nhân lực, phát triển cơ sở vậtchất, đầu tư và quản lý đầu tư, …

Trang 29

Gắn với khái niệm ở trên, chúng ta có thể thấy tự chủ tài chính là việc cáctrường được tự quyết định các vấn đề liên quan đến tài chính như huy động cácnguồn lực, phân bổ nguồn lực tại các trường công lập.

Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra cách hiểu về cơ chế tự chủ tàichính tại các trường THPTCL Cơ chế tự chủ tài chính là hệ thống các văn bản phápluật chứa đựng những quy định về quyền tự chủ tài chính của các trường THPTCL

Nó là một tập hợp những quy định nhằm chuyển đổi quyền hạn ra quyết định về tàichính của Nhà nước sang các trường để các trường có thể hoạt động độc lập tronglĩnh vực tài chính Bản chất cơ chế tự chủ tài chính chính là cơ chế quản lý tàichính

Nội dung tự chủ tài chính trong các trường THPTCL bao gồm các nội dung:

- Tự chủ về các khoản phí

- Tự chủ trong chi thường xuyên và đầu tư

- Tự chủ trong chi tiền lương và thu nhập tăng thêm

- Trích lập các quĩ

- Tự chủ trong các giao dịch tài chính

Trong số các nội dung của tự chủ tài chính trong các trường THPTCL, việcquản lý thu nhập và chi tiêu tài chính là những vấn đề quan trọng nhất Về cácnguồn thu của các các đơn vị sự nghiệp công lập, đó là những khoản kinh phí màđơn vị nhận được không phải hoàn trả, dùng để triển khai hoạt động giáo dục đàotạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác theo đúng luật định

Về các khoản chi của các trường THPTCL bao gồm: (1) Chi sự nghiệp, (2)Chi hoạt động kinh doanh, (3) Chi cho xây dựng cơ bản, và (4) Chi bổ trợ cho cácđơn vị trực thuộc

Thu nhập của các trường THPTCL bao gồm: (1) Nguồn thu do Ngân sáchnhà nước cấp, (2) Nguồn thu sự nghiệp, (3) Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, và(4) Thu nhập khác

Mức độ tự chủ về tài chính

Như vậy, các cơ sở giáo dục sẽ tùy thuộc vào điều kiện thực tế và nguồn lựcsẵn có để thực hiện quyền tự chủ ở các mức độ khác nhau như:

Trang 30

Thứ nhất, tự chủ hoàn toàn: Các trường THPTCL được quyền tự chủ hoàn

toàn trong quyết định của mình về các vấn đề như tuyển sinh, nghiên cứu, chươngtrình đào tạo, phương pháp dạy và học Nhà nước không can thiệp vào công việccủa nhà trường, những vấn đề về tổ chức nhân sự, chính sách, tài chính, chươngtrìnhđào tạo Trong lĩnh vực tài chính, tự chủ hoàn toàn có nghĩa nhà trường phảichứng minh được năng lực của trường thông qua việc dự toán chi phí cho từngchương trình hoạt động chính xác trong vài năm, thực hiện được mục tiêu kết quảtốt nghi ệp theo cam kết đào tạo cũng như xác định được mức học phí để đạt đượccác mục tiêu đó Thu học phí, lệ phí sẽ không còn được coi là một khoản ngân sáchcủa nhà nước và thu - chi của khoản mục này sẽ không còn buộc phải theo các quyđịnh của Luật ngân sách nhà nước Nếu các trường thành công trong nâng cao chấtlượng, trường có thể đặt ra mức học phí cao hơn

Thứ hai, tự chủ một phần: Là hình thức TCTC mà các trường có thể áp dụng

mức học phí khác nhau tùy theo chương trình học nhưng phải tuân theo hướng dẫncủa Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư Theo đó, tùy theo trường , một

số chương trình không những có mức học phí thấp hơn mức học phí trung bình; một

số chương trình không những có thể cao hơn mức học phí trung bình mà còn caohơn cả chi phí đơn vị Mức học phí trung bình có thể sẽ tăng nhưng không vượt quá

tỷ lệ tăng trong tổng chi lương thương xuyên Các trường vẫn phải tuân theo luậtngân sách Nhà nước và các quy định về tổ chức nhân sự

Thứ ba, tự chủ trong điều kiện được đảm bảo toàn bộ chi phí : Là các đơn vị

trên thực tế có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu Được trao quyền tự chủ đểkhuyến khích đơn vị có các biện pháp quản lý tài chính như khoán chi, tiết kiệm chủđộng trong việc quản lý tài chính theo đúng quy định của pháp luật Thực tế, nhữngđơn vị sự nghiệp tồn tại ở cấp độ này rất ít

1.2.2.2 Vai trò của TCTC trong phát triển giáo dục THPTCL

Đẩy mạnh tự chủ về tài chính nghĩa là nhà nước đòi hỏi các trường công phảithay đổi lối tư duy và cách xử sự của mình, theo hướng trở nên năng động hơn, hoạtđộng theo tinh thần doanh nghiệp nhiều hơn Các trường sẽ phải tính toán hiệu quả,

và được hưởng thành quả tùy theo hiệu quả của mình Thay vì ngồi chờ nguồn ngân

Trang 31

sách được cấp và tự giới hạn mình trong phạm vi ấy, các trường sẽ phải chủ độngcải thiện chất lượng để có thể thu hút học sinh và tồn tại được trong một môi trườngcạnh tranh, và điều này sẽ có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao chất lượng hoạtđộng Nói cách khác, cơ chế tự chủ tài chính sẽ tạo ra động lực đổi mới và tạo racho các trường một khuôn khổ pháp lý phù hợp để thực hiện những đổi mới ấyThực tiễn các trường cho thấy, TCTC không thể phát huy tác dụng nếu tách rờiquyền tự chủ trong những lĩnh vực khác, như tuyển sinh, mở ngành, tuyển chọnnhân sự và trả lương, v.v Vì vậy, đổi mới cơ chế tài chính THPT không thể tách rờiviệc đổi mới phương thức quản trị ở tầm hệ thống TCTC THPT là cơ sở quan trọngcho việc thực hiện nhiều cải cách trong việc quản trị THPT Từ vấn đề sử dụng hiệuquả nguồn lực, huy động tích tụ nguồn lực cho đến vấn đề về cơ chế trả lương, từ

đó thu hút và giữ chân người giỏi, cũng như có thể đòi hỏi chất lượng làm việc caohơn của giáo viên - nhân viên

TCTC là một phần của tự chủ trong các trường công lập Do vậy, cơ sở giáodục THPT có quyền tự chủ trong tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, và đặcbiệt là được tự quyết định mức thu học phí và các mức lương đặc biệt TCTC THPTphải gắn với trách nhiệm giải trình và minh bạch thông tin TCTC THPT tự nókhông tạo ra hiệu quả và chất lượng Nó chỉ là một điều kiện cần Có đề nghị chorằng các trường THPT cần được cho phép sở hữu và tự quyết về việc sử dụng tàisản, và đi vay Khi các trường THPTCL được quyền sở hữu và tự quyết về tài sản

và nợ vay, họ có thể được mở rộng không gian để tăng nguồn lực, nhưng quyền nàycũng có thể bị lạm dụng, bị tùy tiện sử dụng và để lại hậu quả nghiêm trọng, nếunhư nó không gắn với trách nhiệm giải trình của cá nhân

Trong bối cảnh giao quyền TCTC cho tất cả các trường công lập, thì một điềurất cần được đặt ra, là phải nhận thức lại vai trò cốt yếu của cơ quan quản lý nhànước về giáo dục Ba vai trò chủ yếu sẽ là: (i) Xây dựng chiến lược và phân bổnguồn lực cho các mục tiêu chiến lược, trên cơ sở khắc phục và bù đắp nhữngkhiếm khuyết của thị trường; (ii) Xây dựng chính sách để hỗ trợ cho các trườngphát triển đúng hướng; (iii) Giám sát chất lượng giáo dục và kết quả sử dụng nguồnlực công của các trường Trong vai trò thứ nhất của nhà nước, có hai nội dung cần

Trang 32

lưu ý, một là đầu tư cho những ngành học, những lĩnh vực rất cần cho sự phát triểncủa xã hội nhưng thị trường không có đủ động lực để đáp ứng; hai là có một chínhsách phù hợp để bảo đảm cơ hội công bằng trong việc tiếp cận giáo dục, cụ thể làcác chính sách cho vay và hỗ trợ tài chính cho học sinh

Tài chính bao giờ cũng là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển củagiáo dục Nguồn lực tài chính sẽ giúp phát triển các nguồn lực khác như con người,

cơ sở vật chất…những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục Với việc traoquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục THPTCL

sẽ mở ra cơ hội cho các cơ sở giáo dục THPTCL nâng cao tính tích cực chủ động,sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng NSNN được giao tiếtkiệm, hiệu quả hơn

Thực hiện TCTC THPT còn tăng nguồn thu để đầu tư cho giáo dục Thực tếhiện nay, các cơ sở giáo dục THPT ở các nước trên thế giới nhận hỗ trợ tài chính từnhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Kinh phí nhà nước phân bổ cho hoạt động (đặcbiệt là giảng dạy và NCKH); Kinh phí phân bổ cho nghiên cứu hoặc hỗ trợ cho các

dự án nghiên cứu từ các nguồn khác nhau (từ các bộ, ngành, địa phương…); Họcphí và các loại phí khác thu được từ học sinh trong nước và học sinh nước ngoài;Nguồn thu từ các hợp đồng NCKH, chuyển giao công nghệ, đào tạo, dịch vụ, tưvấn

Một khi nguồn thu tăng lên, các cơ sở giáo dục THPT sẽ có nguồn lực tàichính để tăng đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực… để từ đónâng cao chất lượng giáo dục giáo dục

Nguồn lực tài chính được tăng cường và tự chủ sẽ là cơ sở quan trọng để thuhút, tuyển dụng, giữ chân người tài Với việc trao quyền TCTC các trường THPT sẽ

có điều kiện để tăng thu, tiết kiệm chi, có nguồn lực nâng cao đời sống, thu nhậpcủa giáo viên, tạo động lực để họ tích cực lao động nâng cao chất lượng đào tạo

1.2.3 Những tác động của cơ chế tự chủ tài chính

Việc ứng dụng cơ chế TCTC trong các trường THPTCL là một tất yếu do yêucầu phát triển đặt ra Tuy nhiên, nó sẽ có những tác động tới các nhà trường

1.2.3.1 Những tác động tích cực

Trang 33

Nếu cơ chế TCTC được xây dựng theo hướng đề cao, tăng cường quyền tựchủ, những qui định trong nó phù hợp với quy luật vận động của các phạm trù kinh

tế, tài chính, XH… thì có tác động tích cực tới sự phát triển của các nhà trường, baogồm:

Một là, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các trường THPTCL, nó góp phầncải thiện, nâng cao được chất lượng đào tạo Bởi vì, các trường muốn giữ vững vànâng cao uy tín, danh tiếng thì phải phải chú trọng tới các hoạt động của mình Từkhâu tuyển sinh, có trình độ, có chất lượng phù hợp với nội dung, chương trình đàotạo, không để xảy ra hiện tượng tuyển sinh ồ ạt, chỉ quan tâm tới số lượng

Trong quá trình đào tạo, sẽ thúc đẩy nhà trường phải đổi mới nội dung, chươngtrình giảng dạy, học tập đảm bảo cập nhật được xu thế phát triển của thời đại để thuhút thêm học sinh đăng ký và dự học tại nhà trường Muốn tạo ra nguồn thu, cáctrường phải tích cực chủ động đa dạng hóa, nâng cấp các chương trình và hình thứcđào tạo như đào tạo chất lượng cao, đào tạo đại trà; học chính quy, học bán thờigian, học từ xa; học ngắn hạn, dài hạn… đáp ứng mọi nhu cầu học tập của XH Mặtkhác, cơ chế TCTC sẽ khuyến khích và bắt buộc các trường phải tích cực hơn trongviệc tìm kiếm các hợp đồng đào tạo, NCKH Đặc biệt là tìm kiếm các cơ hội liênkết với các trường ĐH có uy tín trên thế giới nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếpcận với các nền giáo dục tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường,cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, góp phần vào việc phát triển KT-XHcủa đất nước

Hai là, thúc đẩy các trường THPTCL nâng cao hiệu quả hoạt động, khuyếnkhích các trường làm tốt hơn các nhiệm vụ, sứ mạng của mình, giảm được thời gian

và những chi phí vô ích Trong khi cơ chế kế hoạch hóa tập trung, từ việc nhỏ đếnviệc lớn (mua sắm thường xuyên đến sắp xếp tổ chức ) đều phải trải qua các bướcthủ tục hành chính phức tạp Các trường phải báo cáo, xin ý kiến cấp trên, gây tốnkém về thời gian, kinh phí thực hiện Giao quyền TCTC sẽ giúp các trường năngđộng, sáng tạo, chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ được giao Nếu mọiviệc đều do cấp trên quyết định thì gây ra tâm lý ỷ nại, thiếu trách nhiệm của ngườithực hiện, không quan tâm tới sự tiết kiệm, hiệu quả của nguồn lực đầu tư, bởi khi

Trang 34

có vấn đề thì cơ quan cấp trên sẽ đứng ra giải quyết Giao quyền TCTC và mọi hoạtđộng đều gắn với trách nhiệm thì các trường sẽ làm việc có hiệu quả, có năng suấthơn; như vậy sẽ làm giảm chi phí kiểm tra, kiểm soát của quá trình thực hiện

Ba là, thúc đẩy việc tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăngthu nhập cho CBVC Điều này góp phần tạo động lực để CBVC nhà trường yên tâmtập trung vào công việc giảng dạy, NCKH, quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục,tăng nguồn thu từ các hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ, tư vấn, … sẽ củng

cố được lòng tin, uy tín của nhà trường, thu hút thêm học sinh, tạo cơ hội liên kết,hợp tác đào tạo với các cơ sở trong và ngoài nước

1.2.3.2 Những tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực của cơ chế TCTC, cũng có thể xảy ra nhữngtác động tiêu cực, bao gồm:

Một là, mục tiêu XH của CSGD có thể bị ảnh hưởng Vì, nếu những qui định

trong cơ chế không đảm bảo sự minh bạch, chặt chẽ, để xảy ra việc quá đề caoquyền TCTC nhưng không làm rõ trách nhiệm, biện pháp quản lý đi kèm thì có thểgây tổn hại nghiêm trọng đến sự thống nhất, sự công bằng và tiến bộ XH Nó dễ tạo

ra cơ chế khuyến khích các trường bỏ qua trách nhiệm XH (với người học, người sửdụng lao động và sự phát triển KT-XH của đất nước…), mà chỉ tập trung vào việccung ứng các dịch vụ đáp ứng cho những người có khả năng chi trả, làm cho ngườinghèo sẽ mất đi cơ hội sử dụng dịch vụ CSGD Đặc biệt trường hợp các trường ápdụng biện pháp tăng học phí để tăng nguồn thu Để đảm bảo cơ hội giáo dục bìnhđẳng cho mọi người dân thì Nhà nước và các tổ chức XH cần có những chính sách

hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nghèo thông qua chính sách cho vay; hỗ trợ học bổng

Hai là, có thể xảy ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các trường có cùng

ngành nghề, nội dung đào tạo Nguyên nhân là do muốn thu hút người học, cáctrường thường đưa ra những ưu đãi khác nhau; trong đó, có biện pháp giảm họcphí Khi cắt giảm học phí sẽ làm cho các trường thiếu hụt nguồn thu, buộc phải cắtgiảm thời gian, nội dung, chương trình đào tạo, cắt giảm dịch vụ đi kèm như dịch vụthư viện; thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập… dẫn tới giảm chất lượng

Trang 35

Ba là, các trường nhỏ, các trường mới thành lập sẽ gặp khó khăn Bởi vì, các

trường này thường có cơ sở vật chất nhỏ, chưa có uy tín, khó tạo lòng tin với cácđối tác và cũng gặp khó khăn trong việc thu hút người học

Bốn là, có thể làm nảy sinh khuynh hướng các trường chạy theo lợi nhuận,

chạy theo nguồn thu dẫn tới vi phạm các quy định, quy chế trong các trườngTHPTCL Vì nguồn thu, vì lợi nhuận, một số trường sẽ tăng cường mở rộng quy môđào tạo tức là tăng số học sinh; tăng số giờ giảng dạy và các hình thức đào tạonhưng lại buông lỏng quản lý Chẳng hạn, nới lỏng tiêu chuẩn đầu vào với ngườihọc; dẫn tới chất lượng đầu vào của học sinh thấp; không phù hợp với nội dung,chương trình đào tạo làm cho quá trình đào tạo của nhà trường sẽ không hiệu quả,gây lãng phí

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính THPTCL

(1) Năng lực quản lý

Việc chuyển sang chế độ tự chủ thay đổi về phạm vi, năng lực và trách nhiệmquản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và cán bộ quản lý khác Quá trình thayđổi này về bản chất là chuyển đổi từ quản lý tác nghiệp và giám sát thực hiện nhiệm

vụ được cấp trên giao, sang chủ động phát triển nhà trường nhằm thực hiện mụctiêu đào tạo Quản lý trong điều kiện tự chủ bao hàm gồm phạm vi quản lý, cácnăng lực cần thiết đối với người quản lý và trách nhiệm của người quản lý Khiđược giao quyền TCTC không có nghĩa là trường sẽ làm mọi việc để tăng nguồnthu hoặc tự quyết định mức thu học phí, hoặc tự quyết định chi tiêu mà không cầnbáo cáo, không có sự giám sát của Nhà nước (trực tiếp là đơn vị có thẩm quyềnduyệt dự toán ngân sách) Giao cho các trường nhận khoán thu và mức kinh phí ổnđịnh trong một số năm của những nội dung chi nhằm giúp các trường chủ động khaithác nguồn thu và quyết định các khoản chi Vì vậy, trình độ tổ chức quản lý củanhà trường phải đảm bảo được các điều kiện sau:

- Nhà trường phải hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứukhoa học được giao với chất lượng không được thấp hơn trước khi thực hiện khoán

- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án tài chính, phương án thực hiện cơchế khoán chi, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ

Trang 36

- Nhà trường phải đảm bảo quyền lợi của cán bộ giáo viên và người lao độngtrong trường theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm vàphương án phân chia bổ sung thu nhập cho cán bộ đảm bảo theo số lượng và chấtlượng lao động, bình đẳng, công khai, minh bạch và dân chủ Nội dung quy chếphải bao gồm các quy định về mục đích sử dụng kinh phí tiết kiệm được và tỷ lệ cụthể đối với từng mục đích, phương án phân phối thu nhập, quy định về việc thựchiện các khoản chi có tiêu chuẩn định mức

Để thực hiện tốt các hoạt động trên, đòi hỏi nhà trường phải có đội ngũ lãnhđạo có các năng lực thực tiễn như: Năng lực lập kế hoạch, năng lực kết nối và huyđộng nguồn lực, năng lực quản lý tài chính và một số các kỹ năng như: kỹ năngquản lý sự thay đổi, kỹ năng đàm phán và thương lượng, kỹ năng quản lý thời gian,quản lý rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy chiến lược, kỹ năng lãnh đạo vàkhuyến khích nhân viên, kỹ năng giám sát đánh giá

(2) Cơ sở vật chất

Điều kiện cần được đảm bảo đủ điều kiện về cở sở vật chất, Các đơn vị sựnghiệp công lập khó có thể thực hiện được tự chủ tài chính trong điều kiện cơ sở vậtchất hạn chế Vì như các điều kiện trên có đề cập, nếu đơn vị được tự chủ về tuyểnsinh, hay tuyển dụng thì phải đảm bảo về cơ sở vật chất tối thiểu để đủ giảng đường,

ký túc xá, trang thiết bị làm việc và học tập, từ đó mới tăng được nguồn thu, chủđộng trong sắp xếp các khoản chi và đảm bảo hiệu quả chi

(3) Trình độ cán bộ, đội ngũ giáo viên

Để thực hiện quyền tự chủ và TNXH đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, giáo viên,nhân viên trong nhà trường phải nhận thức sâu sắc những hiệu quả nhà trường sẽđạt được khi thực hiện quyền tự chủ, bao gồm:

- Chủ động xây dựng được mục tiêu kế hoạch và chiến lược phát triển dàihạn, cải cách chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng tốt hơnnhu cầu của người học và của xã hội

- Năng động tìm tòi và triển khai có hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học– công nghệ, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế Phát huy tối đa nguồn lực con

Trang 37

người và cơ sở vật chất, mở rộng các hoạt động chuyển giao công nghệ và các dịch

vụ khác để tăng cường năng lực tài chính cho quá trình phát triển bền vững

- Tập trung nhân lực, vật lực để mở rộng khai thác và phát triển nguồn thubằng các hình thức như: mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các ngành nghề vàtrình độ đào tạo với nhiều hình thức đào tạo

- Tích cực thu hút các nguồn lực của xã hội đồng thời sử dụng hiệu quả hơnkinh phí của Nhà nước đầu tư cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Tạo công ăn việc làm, đặc biệt là nâng cao được đời sống vật chất tinh thầncho cán bộ viên chức, tạo tâm lý và trách nhiệm nhiệt huyết với nhà trường

- Công tác tuyên truyền, triển khai áp dụng tốt tạo sự chuyển biến trong nhậnthức của toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên thì nhà trường mới từng bước giảiquyết được các vấn đề

Các vấn đề trên chỉ có thể thực hiện khi nhận thức của mọi người từ BanGiám hiệu đến mỗi giáo viên, nhân viên chuyển thành hành động, phù hợp với điềukiện hoàn cảnh từng thời điểm cụ thể của nhà trường để huy động được tối đa cácnguồn lực tham gia vào quá trình tự đổi mới, tự xây dựng thương hiệu nhà trường

(4) Tổ chức bộ máy

Khi được giao quyền tự chủ tài chính không có nghĩa là các đơn vị sự nghiệpcông lập sẽ làm mọi việc để tăng nguồn thu, hoặc tự quyết định chi tiêu mà khôngcần báo cáo, không có sự giám sát của Nhà nước (trực tiếp là đơn vị có thẩm quyềnduyệt dự toán ngân sách) Giao cho các đơn vị sự nghiệp công lập nhận khoán thu

và mức kinh phí ổn định trong một số năm của những nội dung chi nhằm giúp cácđơn vị sự nghiệp công lập chủ động khai thác nguồn thu và quyết định các khoảnchi Vì vậy, trình độ tổ chức quản lý của đơn vị phải đảm bảo được các điều kiệnsau:

+ Các đơn vị sự nghiệp công lập phải hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụđào tạo và nghiên cứu khoa học được giao với chất lượng không được thấp hơntrước khi thực hiện khoán

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án tài chính, phương án thực hiện

cơ chế khoán chi, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ

Trang 38

+ Các đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo quyền lợi của người lao độngtrong đơn vị theo quy định của pháp luật.

+ Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm vàphương án phân chia bổ sung thu nhập cho cán bộ đảm bảo theo số lượng và chấtlượng lao động, bình đẳng, công khai, minh bạch và dân chủ Nội dung quy chếphải bao gồm các quy định về mục đích sử dụng kinh phí tiết kiệm được và tỷ lệ cụthể đối với từng mục đích, phương án phân phối thu nhập, quy định về việc thựchiện các khoản chi có tiêu chuẩn định mức

(5) Cơ chế chính sách

Đảng và Nhà nước luôn xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,tạo ra nguồn lực cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước Đầu tưcho giáo dục, đào tạo luôn được ưu tiên trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội của Nhà nước Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, xã hội, trước yêu cầu pháttriển của giai đoạn mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằmtừng bước đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động của hệ thống các trường CSGD Đặcbiệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa

XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định rõ giáo dục và đàotạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu

tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo làđổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đếnmục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện;đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trịcủa các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội vàbản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học Trong quá trình đổimới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu

có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhậnthức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phùhợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, cótrọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp

Trang 39

1.2.3 Mục đích và tiêu chí đánh giá hiệu quả tự chủ tài chính

1.2.3.1 Mục đích đánh giá

Mục đích của việc đánh giá là việc xem xét tính thích hợp; hiệu suất; tácđộng, tính bền vững và hiệu quả của hoạt động tự chủ tài chính trong đơn vị

Tính thích hợp: là tiêu chí dùng để đánh giá mục tiêu và các dự định đáp ứng

như nào đối với nhu cầu của đơn vị Đánh giá tính thích hợp ở đây là việc xác địnhmục tiêu của các chủ thể phải dung hoà với nhau thoả đáng để có một kế hoạch hoạtđộng làm hài lòng tất cả các bên Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện,những mục tiêu hay các ưu tiên của các bên liên quan có thể thay đổi khiến cho mụcđích và mục tiêu tổng thể trở nên không còn phù hợp nữa Việc đánh giá ngay sauthời điểm thiết kế ban đầu sẽ giúp điều chỉnh mục đích và mục tiêu tổng thể củatoàn bộ hoạt động tài chính đơn vị

Hiệu suất: Trong việc đánh giá tự chủ tài chính thì hiệu suất hoạt động tự

chủ tài chính là việc giải đáp các câu hỏi: Các phương tiện sẵn có đã được khai thác,

sử dụng một cách tối ưu hay chưa? Nguồn nhân lực, vật lực và tài lực đã được sửdụng một cách đúng đắn để thực hiện các hoạt động và tạo ra các kết quả/sản phẩmđầu ra hay chưa Việc sử dụng nguồn lực trên thực tế được so sánh với kế hoạch vàngân sách Đối với hoạt động tự chủ tài chính thì tiêu chí đánh giá hiệu suất ở đâyđược hiểu là đã tận dụng được các nguồn lực sẵn có nhằm kiểm soát hiệu quả hoạtđộng tài chính hay chưa? Việc thực hiện tự chủ tài chính tại các đơn vị đã tính đếnnhững nguồn lực có sẵn để tạo ra hiệu quả kinh tế như nào, có xem xét tính kinh tếcủa từng hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận và có sự so sánh giữa định mức chi tiêuđạt hiệu quả tối ưu trong đơn vị

Tác động: Tiêu chí tác động khi đánh giá hoạt động nhằm trả lời cho câu hỏi

sự thay đổi hay can thiệp đã đem đến những ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động nhưnào đối với đơn vị Trong đó mục tiêu hướng đến là tạo ra những ảnh hưởng tíchcực đến hoạt động của hệ thống tài chính Tuy nhiên, thường thì các tác động luôn

có hai mặt đòi hỏi sự đánh giá thường xuyên để điều chỉnh những tác động tiêu cực

và nhân rộng các tác động tích cực lên hệ thống Điều này chỉ có thể thực hiện khi

Trang 40

có những khảo sát đánh giá và hiểu biết vững chắc về hệ thống và so sánh vớinhững mô hình đã tồn tại để tìm ra những phương án thay thế, hỗ trợ, bổ sung.

Tính bền vững: Tiêu chí bền vững thể hiện việc mô hình sẽ hoạt động hiệu

quả trong thời gian dài

Hiệu quả: Được hiểu là mối quan hệ giữa đầu ra (sản phẩm, dịch vụ hoặc các

kết quả khác) với nguồn lực đầu vào để tạo ra chúng Tính hiệu quả đạt được khivới cùng một đơn vị nguồn lực đầu vào tạo ra được đầu ra nhiều nhất hoặc với đơn

vị giảm thiểu nguồn lực đầu vào cung cấp để tạo ra các đầu ra với số lượng và chấtlượng cố định Hiệu quả hoạt động bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì hiệu quả tựchủ tài chính thể hiện trên các tiêu chí về qui mô lớp học, số lượng người học, chấtlượng giảng dạy, số lượng và cơ cấu giảng viên, tỉ lệ sinh viên trên giảng viên, sốlượng bài báo, công trình khoa học, cơ sở vật chất phòng học, trường học, các hoạtđộng phụ trợ trong giảng dạy và học tập toàn diện…

Khi xem xét hiệu quả hoạt động cần được chú ý xem xét ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, hiệu quả hoạt động cần được xem xét dưới góc độ kinh tế và xã

hội, có như vậy mới hướng sự phát triển bền vững Hiệu quả xã hội cần được xemxét dưới góc độ tạo việc làm, đảm bảo các chính sách và định hướng của Đảng vàNhà nước; Đảm bảo thực hiện đúng các nhiệm vụ và sứ mệnh được giao… Hiệuquả kinh tế cần được xem xét dưới góc độ gia tăng được nguồn thu cho đơn vị, cảithiện cơ sở vật chất, cải thiện đời sống giảng viên; gia tăng các tiện ích và chấtlượng đào tạo cho học viên…

Thứ hai, hiệu quả hoạt động phải là sự so sánh giữa các yếu tố đầu vào và

yếu tố đầu ra của đơn vị trên phương diện kinh tế và xã hội Từ đó đơn vị mới cóđược các giải pháp sử dụng hợp lý các nguồn nhân tài, vật lực của mình

Thứ ba, khi phân tích hiệu quả hoạt động cần kết hợp nhiều phương pháp

phân tích vì mỗi phương pháp đều cung cấp thông tin chứa đựng những ý nghĩanhất định

Thứ tư, khi tiến hành phân tích cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh

đúng và chính xác hiệu quả hoạt động trên cơ sở đặc trưng riêng của từng đơn vị

Ngày đăng: 29/11/2019, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w