1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986

115 410 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 660 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HOÀNG VĂN THƯỞNG ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CỦA CAO TIẾN LÊ SAU 1986 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HOÀNG VĂN THƯỞNG ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CỦA CAO TIẾN LÊ SAU 1986 Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH TRÍ DŨNG NGHỆ AN - 2015 i LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - PGS.TS Đinh Trí Dũng - người đã trực tiếp hướng dẫn, tạo cho tôi niềm hứng thú, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ của nhà văn Cao Tiến Lê - người đã cung cấp các tài liệu và nhiệt tình cởi mở bày tỏ những nội dung quan trọng liên quan đến sáng tác của nhà văn, giúp tôi có được những kiến thức quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Vinh, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ chuyên môn ngành Văn học Việt Nam, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khích lệ trong suốt thời gian thực hiện đề tài Vinh, tháng 10 năm 2015 Tác giả Hoàng Văn Thưởng ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC .ii MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5 5 Phương pháp nghiên cứu .5 6 Đóng góp mới của đề tài 5 7 Cấu trúc luận văn 6 Chương 1 7 NHÌN CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986 VÀ VỊ TRÍ TRUYỆN NGẮN CAO TIẾN LÊ .7 1.1 Khái niệm truyện ngắn và ưu thế của thể loại 7 1.1.1 Khái niệm truyện ngắn 7 1.1.2 Ưu thế của truyện ngắn 9 1.2 Những đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 .11 1.2.1 Bối cảnh lịch sử, xã hội .11 1.2.2 Bức tranh đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 .13 1.3 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Cao Tiến Lê 16 1.3.1 Cuộc đời 16 1.3.2 Sự nghiệp sáng tác .18 1.3.3 Nhìn chung về truyện ngắn Cao Tiến Lê .20 Chương 2 .23 ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CAO TIẾN LÊ TRÊN 23 PHƯƠNG DIỆN ĐỀ TÀI, CẢM HỨNG VÀ NHÂN VẬT 23 iii 2.1 Cách lựa chọn đề tài .23 2.1.1 Chiến tranh và người lính .23 2.1.2 Cuộc sống thời hậu chiến 29 2.2 Cảm hứng sáng tạo 35 2.2.1 Cảm hứng sử thi, ngợi ca .35 2.2.2 Cảm hứng phê phán .42 2.3 Nhân vật 47 2.3.1 Nhân vật người lính trong cuộc chiến 48 2.3.2 Nhân vật người lính sau cuộc chiến 52 2.3.3 Nhân vật con người ở hậu phương 56 2.3.4 Những nhân vật khác 60 2.3.5 Các biện pháp Nghệ thuật chủ yếu thể hiện nhân vật 65 Chương 3 .70 ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CAO TIẾN LÊ TRÊN 70 PHƯƠNG DIỆN TÌNH HUỐNG, GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ 70 3.1 Tình huống truyện 70 3.1.1 Khái niệm tình huống 70 3.1.2 Các kiểu tình huống nổi bật 71 3.2 Giọng điệu 80 3.2.1 Khái niệm giọng điệu 80 3.2.2 Các sắc thái giọng điệu 81 3.3 Ngôn ngữ 87 3.3.1 Ngôn ngữ nhân vật 87 3.3.2 Ngôn ngữ trần thuật .95 KẾT LUẬN 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Sau năm 1975, đặc biệt là sau 1986, truyện ngắn Việt Nam có sự khởi sắc, trở thành một thể loại có nhiều thành tựu được bạn đọc ghi nhận Nhiều gương mặt tài năng xuất hiện như Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Bảo Ninh, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Hướng, Ma Văn Kháng, Võ Thị Hảo…Trong số đó, Cao Tiến Lê là một gương mặt không trở thành “hiện tượng” nhưng lại được cảm tình, chú ý ở một bộ phận độc giả Ông là người nghiêm túc trong văn chương và mẫn cán với nghề Dấu ấn của một ngòi bút xuất thân từ quân đội, viết nhiều về bộ đội cũng thể hiện rõ Vì thế nghiên cứu truyện ngắn Cao Tiến Lê sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn bức tranh truyện ngắn Việt Nam đương đại 1.2 Cao Tiến Lê sáng tác trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, văn học cho thiếu nhi Tuy nhiên, mảng sáng tác thành công nhất vẫn là truyện ngắn Ông đạt giải nhì cuộc thi viết truyện ngắn do Báo văn nghệ tổ chức (1972 - 1973) với tác phẩm Mùi thơm giây cháy chậm Từ sau giải thưởng này, ông vẫn cần mẫn viết và có những thành công nhất định Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn khẳng định vai trò của truyện ngắn trong sự nghiệp của nhà văn và chỉ ra vị trí của ông trong bức tranh truyện ngắn Việt Nam sau 1986 1.3 Mặc dù truyện ngắn Cao Tiến Lê không được giảng dạy trong nhà trường nhưng nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê cũng giúp chúng tôi dạy học tốt hơn phần truyện ngắn Việt Nam sau 1986 2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu Truyện ngắn Cao Tiến Lê đang xuất hiện đều đặn trên diễn đàn và đang được độc giả quan tâm đón nhận Xuất hiện trên văn đàn dù không tạo nên 2 những dư chấn ồn ào kiểu như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Anh Thái,…Nhưng Cao Tiến Lê để lại trong tâm hồn độc giả không ít dư âm bởi cái nhẹ nhàng bình dị rất riêng Tuy nhiên nghiên cứu phê bình truyện ngắn của Cao Tiến Lê chưa được chú ý đúng mức Thực tế cho thấy chỉ có một số bài báo, phỏng vấn, giới thiệu sách đề cập tới truyện ngắn của ông trên những nét chung nhất, chưa có công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu Trong bài ''Nhà văn Cao Tiến Lê: Tôi là người có ''lãi'' khi được hồi sinh cuộc đời'' [http//:nhanvattphcm.com.vn/chan-dung], Trần Hoàng Thiên Kim có viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Cao Tiến Lê như sau: ''xuất hiện sớm trên văn đàn với trên chục đầu sách là truyện ngắn, tiểu thuyết, từng làm nhiều chức vụ chủ chốt trong Hội nhà văn Việt Nam như Thường trực Ban chấp hành hội nhà văn khóa VI Trưởng ban Quản lý xây dựng Bảo tàng Văn học Việt Nam…nhưng nhà văn Cao Tiến Lê không phải là một người thích PR mình Ông cho rằng, tự tác phẩm, tự nó sẽ có một đời sống để đánh giá đời viết của một nhà văn Với ông, bản thân được viết, sau khi trải qua nhiều lần…chết hụt, đã một người có ''lãi''… Khi nói đến tập truyện ngắn Một đời vô duyên, một nhà phê bình có ý kiến như sau: ''đó là chiếc cầu nối giữa chiến tranh và hòa bình, là minh chứng cho sự bền gan, bền chí, chờ đợi của con người đối mặt với cả phía sau chiến tranh Có thể coi đây là tác phẩm văn học đích thực để ông tiếp tục sáng tác trên nền thế kỉ XXI'' Bài báo đã nêu được vài nét về thân thế và sự nhiệp sáng tác của Cao Tiến Lê và nêu được cảm nhận chung về tập truyện ngắn Một đời vô duyên, về phương diện cảm hứng Trong bài giới thiệu của Thanh Huyền: ''Cao Tiến Lê ra mắt tập truyện Xin đừng quên tôi, tác giả nhận xét: ''cuốn sách, với 16 truyện ngắn là những khoảnh khắc nghiệm sinh thú vị được viết với văn phong trong sáng, giản dị, nhẹ nhàng Truyện ngắn của Cao Tiến Lê không dụng công nghệ thuật cầu kỳ, cũng không thuyết giáo bằng những tư tưởng cao siêu Ông khẽ kể chuyện 3 một cách dí dỏm bên cạnh những câu văn chứa đầy tính thơ Cuốn sách bắt đầu từ những trải nghiệm cá nhân của nhà văn để mở rộng biên độ tới nhiều cảm xúc trong cuộc sống Trong đó, nhà văn đề cập nhiều đến triết lý thân thuộc: “người với người sống để yêu nhau” Cũng giống tác giả Trần Hoàng Thiên Kim, Thanh Huyền cũng chỉ nêu cảm nhận chung cho tập truyện, chưa đi vào phân tích một cách cụ thể các tác phẩm Thụy Khê, với bài viết ''Xin đừng quên tôi của Cao Tiến Lê'' [http://tonvinhvanhoadoc.vn], nhận xét: ''Cao Tiến Lê đến với bạn đọc bằng mỗi thâm tình của một người từng trải, với những nghiệm sinh sâu sắc về tình yêu/ sự sống/ cái chết Ông muốn gỡ gạc với thời gian bằng ''Bản nhạc ngôn từ'' mà mình đau đáu quy ẩn vào kí hiệu, hoài thai đứa con tinh thần với tập truyện ngắn đầy đặn Xin đừng quên tôi Với văn phong trong sáng, giản dị, nhẹ nhàng Xin đừng quên tôi, mang đến cho bạn đọc những khoảnh khắc nghiệm sinh thú vị Mười sáu truyện là mười sáu khúc biến tấu đa điệu của bản nhạc cuộc sống, lùa thanh âm trong trẻo vào tâm hồn người nghệ sĩ vào đời sống hiện thực trần trụi, nơi con người đang bế tắc và mất thăng bằng Xin đừng quên tôi, giống như một loài hoa mà tác giả gieo mầm lên cuộc sống với bức thông điệp nhân văn sâu sắc: Tình người là loài hoa đẹp nhất mà con người có thể tìm thấy ý nghĩ về một cuộc sống đích thực'' Đây cũng là một bài báo, đã nêu được cảm nhận chung về một tập truyện Bài viết của Minh Ngọc nhan đề: ''Xứ Nghệ trong hồn cốt Cao Tiến Lê'' đăng trên ''Tạp chí Nhà văn'' số 42, năm 2004'' viết: ''Truyện của ông đầy nhiệt huyết, mang đậm chất chiến sĩ và sự nhạy bén của người nghệ sĩ khi tái hiện cuộc sống lại có chút ngang tàng, gàn gàn của ông đồ Nghệ'' Bài viết có cảm nhận đúng về phong cách tác giả Cao Tiến Lê, tuy chưa đi sâu phân tích lí giải cụ thể 4 Ngoài ra, có một khóa luận tốt nghiệp với đề tài: ''Đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê sau 1975'', (Nguyễn Thị Tuyết Mai, Đại học Vinh, chuyên ngành: Văn học Việt Nam) khai thác đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê sau 1975 về phương diện nội dung và cả hình thức nghệ thuật Tuy nhiên khóa luận chỉ tập trung khảo sát 2 tập truyện ngắn là Ở trần và Ớt ngọt viết sau 1975, chưa đủ sức khái quát giá trị đặc sắc trong sáng tác truyện ngắn Cao Tiến Lê và còn bỏ ngõ nhiều vấn đề trong nghiên cứu đánh giá Nhìn chung, ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, đánh giá về truyện ngắn Cao Tiến Lê còn quá ít Hơn nữa các bài viết chỉ mang tính chất quảng cáo, giới thiệu đầu sách, chưa có công trình nghiên cứu có tính chất quy mô về đóng góp của Cao Tiến Lê ở thể loại này Đề tài Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986, của chúng tôi không chỉ dừng lại ở cảm nhận, đánh giá chủ quan mà còn vận dụng lí thuyết thể loại để khẳng định một cách khoa học những đóng góp của nhà văn cho truyện ngắn Việt Nam trong chặng đường sau 1986 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê để thấy được những thành công và hạn chế, chỉ ra vị trí của nhà văn trong bối cảnh truyện ngắn Việt Nam sau 1986 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn hướng đến những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê trên một số phương diện nội dung - Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê trên một số phương diện nghệ thuật 5 - Bước đầu chỉ ra vị trí của Cao Tiến Lê trong bức tranh truyện ngắn Việt Nam sau 1986 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật) 4.2 Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu truyện ngắn của Cao Tiến Lê, các thể loại sáng tác khác của ông chỉ được đề cập khi thật cần thiết để so sánh Phạm vi tư liệu khảo sát là các tập truyện ngắn: - Ở trần - Nxb Quân đội nhân dân, năm 1990 - Ớt ngọt - Nxb Thanh niên, năm 1998 - Một đời vô duyên - Nxb Thanh niên, năm 1999 - Truyện ngắn Cao Tiến Lê - Nxb Hội nhà văn Hà Nội, Năm 2003 - Xin đừng quên tôi - Nxb Thời đại, năm 2012 - Cao Tiến Lê truyện ngắn chọc lọc - Nxb Thanh niên, năm 2013 5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp cấu trúc - hệ thống - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp phân loại - thống kê - Phương pháp so sánh - đối chiếu 6 Đóng góp mới của đề tài Truyện ngắn Cao Tiến Lê cho đến nay chưa được quan tâm đúng mức Luận văn là công trình đầu tiên có tính hệ thống, khảo sát toàn diện truyện 96 hoang chăng? Hay vì vẻ đẹp và sự hồn nhiên trong sáng thẳng thắn của cô bị thằng đểu cáng nào đó tàn phá?'' [33, tr 68] Hay ''tôi chúa ghét loại người luôn dạy thiên hạ bằng những triết lí chung chung, định mắng cho Lương một chặp'' [33, tr 68] Hoặc tác giả trần thuật lại cuộc họp kiểm điểm cô Lài chửa hoang giống như y sao nguyên bản cuộc sống vốn có: ''cả phòng họp im phăng phắc, không gian lặng đi, như trước giờ máy báy B52 đến ném bom rải thảm Chủ nhiệm hợp tác xã vớ điếu thuốc lào rít một hơi dài, rồi vươn cổ nhả khói, đầu lắc lư như say Người đàn ông đã từng lớn tiếng, phê phán cô Lài liền khum khum lưng len giữa hai hàng ghế đi ra ngoài, miệng phân trần không quen uống nước chè xanh vào ban đêm, phải tìm nơi giải thoát, tốp đàn ông khác bấm vai nhau, hoặc khẽ ngoắt ngón tay trỏ ra hiệu, rồi thầm thì: ''chuồn! Dính phải con bé ngỗ ngược ''mổ mào lấy cá'' ấy làm gì Nói lên một tiếng, nó chỉ đúng mình thì tan cửa nát nhà…Tiên sư con bé, cực kì thông minh, một mình đánh bại cả hợp tác xã! Phòng họp chỉ còn lại các bà, các chị đang bế con đứng xéo phía cánh gà, mỏi tay, thấy các hàng ghế trống liền ngồi vào, rồi bô bô hỏi chủ nhiệm hợp tác xã'' [33, tr 73, 74] Hay trong truyện Mặt trời, có đoạn trần thuật là ngôn ngữ của người đàn bà ghen chồng: ''đến gặp chồng lại đẻ thêm sự ngờ vực Bọn con gái vây quanh, đến nỗi tiền cũng giao cho chúng, cơm nước giặt giũ chúng lo Sự bực tức tăng lên chen ngang cổ làm khó thở'' [34, tr 142] Trong tác phẩm Đã quá giao thừa, tác giả sử dụng ngôn ngữ của các cô cắt tóc: ''việc đầu tiên là Trung ra phố cắt tóc gội đầu Cô gái đưa mười ngón tay có móng sắt cào gội thật đã ngứa, nói vui: ''anh đào vàng về à, trông bẩn hơn cả bon xì ke ma túy'' Cô lau tóc, chải tóc rẽ ngôi giữa theo lối thanh niên Đài Loan Đứng phía sau đưa tay đỡ lấy cằm Trung lắc lắc, nhìn qua gương ''trông còn tươm lắm Thường xuyên cắt tóc gội đầu cho sạch sẽ Chúa ghét cái loại thanh niên để đầu như tổ quạ Này, tự mình ngắm xem, trông xinh đáo để Đã có đám nào chưa? Tớ gả em cho…'' [34 tr 249, 250] 97 Trong tác phẩm ông còn sử dụng cách nói, cách giao tiếp của nhân dân như lối nói ví von, có vần vè, thành ngữ, khẩu ngữ…một cách hợp lí, đúng chỗ, đúng nơi Trong truyện Ngọt ngào: ''đời cua cua máy, đời cáy cáy mò'', ''ách giữa đàng việc gì quàng vào cổ'', ''có nếp có tẻ'', ''không chồng mà đẻ'', ''trả đũa'' Trong truyện Đại đội chân đất: ''coi trời bằng vung'', ''đổ thóc giống ra cho thiên hạ ăn'', ''sống chết có nhau'' Trong truyện Một đời vô duyên: ''gió thổi mây bay'', ''việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng'' Trong truyện Hoa cỏ: ''kẻo ách giữa đàng lại quàng vào cổ'' hay ''cạo trọc bôi vôi'', ''câm như hến'', ''mổ mèo lấy cá'', ''thần hồn nát thần tính'' Truyền thống ngữ văn người Việt được tác giả sử dụng một cách triệt để và có hiệu quả nghệ thuật cao Hay tác giả còn sử dụng ngôn ngữ địa phương làm nổi bật bản sắc văn hóa vùng miền Trong truyện Đại đội chân đất: ''trấn áp xong, xã đội trưởng hỏi khai thác: ''mi bay côi lời xeng, có thấy choa dưới ni khô ông? (Mày bay trên trời xanh có thấy chúng tao dưới này không?'' […] xã đội trưởng hạ thấp giọng: ''chơ bọ mạ mi sanh được mấy anh tam?''( chớ bố mẹ mi sinh được mấy anh em?'' [36 tr 220] Trong truyện Xin đừng quên tôi: ''ủa, các chậu kiểng lâu nay để đâu, mà bây giờ con mới đem ra đây Ba cứ tưởng, con dùng đựng thóc giống Chu cha…Bông…bông đẹp quá! Bông gì đó con…Trời ơi, bông cúc…Phương đâu…con ơi…toàn bông cúc cả thôi'' [36, tr 90] Sự gần gũi, dân dã, dí dỏm còn được tái hiện trong cách trần thuật của chính tác giả: ''bạn bè dúi cho anh nắm tiền, rồi rủ anh đi mát xa nghiêm chỉnh Anh từ chối, nói vui: ''thân thể mình chỉ dành riêng cho bàn tay của bà vợ và con đặt vào thôi…''bạn bè nhìn anh như nhìn vào thời nguyên thủy'', anh cười: ''cùng lắm là cho bàn tay bồ nữa, ấy là nói thời đang yêu…'' [33, tr 50] Hay có đoạn rất đặc sắc giống ngoài đời: ''chị dọn dẹp nhà cửa, ra chợ mua cá tươi, cua, mồng tơi, cà những thứ anh thích: Mua lá mùi, lá chanh, bồ kết để tạo nên trong nhà một mùi hương đồng quê, một cảm giác bình dị của hạnh phúc Chị tắm bằng nước lá mùi, lá chanh đun sôi, dùng bồ kết gội đầu 98 Chị đứng trước gương mặc bộ đồ lót này, rồi thay đồ lót khác, da thịt chị căng lên nồng nàn, chị rửa sạch hai đầu vú, nâng bầu vú lên, tự mình ngắm mình Còn đẹp lắm Còn rắn chắc lắm Chị nhớ những lần hai vợ chồng bên nhau, bao giờ anh cũng dùng tay mân mê hai đầu vú chị, rồi anh ngậm miệng vào, đu đưa lưỡi Anh nói con gái đẹp nhất là bầu vú và đầu vú, những thứ không thể làm giả được Mắt, mũi, miệng, má có thể đánh lừa người khác, còn đầu vú thì không Chị lăn ra giường, vất chăn ngang người, chờ đợi Bao nhiêu năm rồi, mình không có phút giây chờ đợi đến nôn nao đến cháy lòng như thế này nhỉ? Vì sao mình lại đánh mất sự chờ đợi đó […] Chị lại tự nâng bầu vú của mình lên, bầu vú chứa đựng biết bao bí mật của tình yêu Chỉ có anh, chỉ có người lính như anh mới khám phá nổi'' [33, tr 50, 62] Một đoạn khác trong truyện Ở trần, đầy lãng mạn: ''Chị súc ấm pha chè Ông để sách lên giá, ngồi nhìn chị, chị nhìn ông, những cái nhìn như lạ lẫm, như thăm dò, như tìm kiếm, như sững sờ, như sợ sệt, và chị lao tới ôm lấy cổ ông Hai người lăn ra giường, vòng tay chị ôm tròn qua lưng ông, bấu víu vào lưng ông, đột nhiên ngón tay sờ vào chiếc nốt ruồi Cứ như thế chị vân vê chiếc nốt ruồi, tâm hồn phập phồng theo thể xác, Cả hai đê mê, không phân biệt được mình đung đưa hay thời gian đung đưa, dẫn nhau đến hạnh phúc thần tiên và bất tận'' [33, tr 36] 3.3.2.2 Ngôn ngữ trữ tình, giàu chất thơ Nhà văn Phađêep từng nói: ''Văn xuôi cần phải có cánh…Mỗi người viết văn xuôi thực thụ phải hiểu thấu đáo thơ và họa'' [67, tr 142], đôi cánh ấy chính là thơ Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà trong bài Chất thơ của truyện ngắn đã nhận xét: ''Cái dư ba, nốt ngân dài là một dấu hiệu quan trọng phân biệt truyện rất ngắn với truyện ngắn'' [67, tr 159] Truyện ngắn Cao Tiến Lê luôn có chất thơ bàng bạc, tuôn chảy trong trang văn rất tự nhiên Ngôn ngữ này làm cho trang văn dạt dào cảm xúc Trong truyện Cây sau sau lá đỏ, giọng điệu êm như lời ru: ''ôi! Cây sau sau! Cây sau sau lá đỏ! Những lá xanh 99 của cây sau sau đã chuyển sang màu đỏ và những lá non cũng đã xèo ra - màu đỏ Lá già và lá trẻ đầy màu đỏ rực tỏa xuống lòng suối Cây sau sau lá đỏ làm mình tưởng màu đỏ bụi đất từ quần áo anh giặt, từ đầu tóc anh gội tỏa ra mùa xuân đến thật rồi ư?'' [33, tr 219] "Đôi mắt đăm chiêu mơ màng ngước nhìn đỉnh núi xa xa, nơi ấy là biên giới, nơi bộ đội đang giữa chốt Nương nhìn theo hướng cô giáo nhìn và với sự hiểu biết nhạy cảm, Nương nhớ đến lời cô giáo đã nói: ''các anh ấy cũng là mùa xuân!'' [33, tr 221] Những hình ảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp và nên thơ Con người ấy, cảnh vật ấy giao hòa, quyện vào nhau cả hai đều quyến rũ Hay trong truyện Láng giềng: ''trên đường về, gió dìu dịu lùa mái tóc của Hương bay về phía sau phất phơ như trêu chọc trên khuôn mặt Thung Hương phóng nhanh hơn cho tóc quấn vào mặt Thung mạnh hơn Hương cười như nắc nẻ và tăng ga cho xe hết tốc độ'' [33, tr 300] Sự trong trẻo trong giọng điệu, tạo phông cho chất thơ của truyện thêm đằm thắm Trong truyện Ngô non: ''có lúc Linh bị bụi bay vào mắt Xuân dùng hai ngón tay mở rộng mắt Linh dồn hơi thổi thật mạnh vào, rồi bảo Linh chớp chớp một tí là khỏi Những ngày xưa sao mà đẹp đẽ thế'' [36, tr 13] Ngôn ngữ trữ tình, giàu chất thơ còn gắn liền với những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, với đầy đủ gam màu, đường nét Trong truyện Cây sau sau lá đỏ: ''mùa xuân tới, màu sắc cây sau sau lạ lắm cô ạ Lá già chuyển từ màu xanh sang màu đỏ Đỏ rực Còn lá non cũng đỏ, lá già đỏ Cây sau sau phả xuống làm dòng suối rực đỏ Từ viên đá cuội, con cá, con cua cũng ánh lên màu đỏ và cả mặt người nữa, soi xuống lòng suối hồng hồng như bắt gặp một chuyện ngượng ngập bồi hồi'' [33, tr 206, 207] Đây là một bức họa phong cảnh trác tuyệt Trong truyện Tiếng đêm, hình ảnh hiện lên thật hoàn mỹ: ''từng mảng rừng vẽ lên nền trời những đường cong bàng bạc'' [ 33, tr 5], ''xe chạy giữa hai hàng cây và các cây dây leo chi chít như bức tường cao Không khí phảng phất mềm và ngọt Đom đóm bay vạch những sọc chéo trong 100 khoảng tối'' [33, tr 15] Hay trong truyện Láng giềng: ''Ngoài kia nắng đang tràn tới, cây lá rung rinh, bầu trời trong xanh như hang nghìn năm nay chưa một lần u ám, từng đàn chim chao liệng, vỗ cánh chào mặt đất rồi theo hình chữ V Kéo nhau bay mãi, bay mãi cho đến lúc chỉ còn chấm nhỏ và chấm nhỏ cũng quyện vào không gian rồi mất hút…'' [33, tr 278] Trong truyện Một đời vô duyên: ''rừng cây như xanh thắm hơn, hoa như trắng hơn, đỏ hơn, hương thơm như có trọng lượng, đong, đo đếm hoặc đặt được lên lòng bàn tay'' [33, tr 54] Nhà văn miêu tả bằng những hình ảnh so sánh đặc sắc: ''trong khoảnh khắc như vượt muôn ngàn trùng khơi gió bão, như vượt qua mảnh đất sụt lở dưới chân, như với tay nắm bắt lấy định mệnh, tìm chỗ an bài cho số phận cần một nơi báu víu, cô đặt chiếc hôn lên môi Thung, chiếc hôn nóng bỏng tưởng như đốt cháy mọi ngang trái của cuộc đời, nung chảy cả sắt thép Và cứ như thế đôi môi gắn vào nhau, cho đến lúc không thể ngừng thở được nữa'' (Láng giềng) [33, tr 289] Trong truyện Ở trần: ''Hôm nay bỗng xuất hiện một dòng chữ phấn lạnh lùng lạc lõng như vệt khói thuốc lá của anh chàng nào đó hay đùa nghịch thổi vào'' [33, tr 18] Hay ''tiếng nói của anh phát ra ri ri, không như tiếng người mà như một tiếng một hồn thiêng từ thế giới không vật chất vọng về, âm thanh rin rít khó nghe'' (Đôi mắt chó) [33, tr 179] Hay ''cơn mưa có quy luật nhưng rất đột ngột với những người mới đến Trường Sơn Cành lá uốn cong trút nước, rừng vang lên tiếng rung rào rạt, ào ào như tiếng máy bay vút qua bên kia núi rồi đột nhiên im lặng[ ] Dốc như một vách núi cao vô tận án ngữ trước mặt che không gian, nuốt thời gian'' (Đại đội chân đất) [36, tr 206] Hay ''đấy chỉ là một chùm hoa chanh nở sớm hơn thường lệ, trắng như hàm răng cô gái nổi bật giữa vườn chanh'' [36, tr 11] Ngôn ngữ trữ tình, giàu chất thơ còn được tạo ra khi tác giả sử dụng ca từ, ca khúc, thơ đan cài trong tác phẩm một cách khéo léo, tinh tế Hình thức kiến tạo này đem lại cho truyện ngắn ông một sự lôi cuốn đặc biệt Vần thơ có 101 thể là do tác giả sáng tác, nhân vật sáng tạo hay vay mượn Trong tác phẩm Một đời vô duyên, khi Trác đang nghĩ về lí tưởng của mình: ''Anh đút tay vào túi quần lẩm nhẩm đọc câu thơ: ''Tổ quốc với đời tôi là một, Tên tôi phù hợp với tên người'' [33, tr 55] Hay Vi mượn Truyện Kiều của Nguyễn Du để bày tỏ lòng mình: ''Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng'' [33, tr 58] Đọc những vần thơ này ta không có cảm giác chắp nối, lắp ghép mà nó như được sinh ra từ tác phẩm Nó gắn kết với tâm hồn nhân vật một cách cụ thể, không hề gượng gạo một chút nào Trong truyện Hoa cỏ, Lài nói với Miên về số phận: ''Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều" Văn xuôi chân chính bao giờ cũng cần tiết tấu của nó ''Văn xuôi là sợi cốt còn thơ là sợi ngang Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở nên thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên Không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt người ta đi đâu cả'' (Pauxtopxki) [67, tr 142] Trong truyện Láng giềng, Tần đã nhập vai vào hai câu thơ Kiều để thể hiện lòng mình: ''Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng" [33, tr 297] Những câu thơ Kiều này được tác giả nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm Một đời vô duyên, hay trong Đôi mắt chó, Láng giềng Trong truyện Cây sau sau lá đỏ, Hạnh đã tự viết thơ để tỏ lòng cảm phục anh bộ đội giữ chốt biên cương: ''Như bức tượng vươn cao trên trời mây bạc, gió sông một bóng một mình…Anh đẹp lắm ơi anh bộ đội'' [33, tr 218] Ngôn ngữ trữ tình, giàu chất thơ còn đến từ cách nói có vần có vè, có nhịp: ''Cứ như anh xát muối vào vết thương cho con chó, con mèo chứ không phải cho em'' (Ớt ngọt) [33, tr 109] Hay ''không lên tướng ông chẳng buồn, 102 mà vợ ông buồn Buồn rồi lại sinh ra cáu gắt chì chiết chồng: ''Này người ta vẫn nói đầu đường đại tá bơm xe, ông ở trong vòng luẩn quẩn ấy đấy Vất cha nó hết sách vở, mua lấy chiếc bơm, còn kiếm được đồng rau, đồng muối'' Hay ''Ông không lên tướng Vợ ông ra đi Bà bán luôn tủ lạnh, quạt trần, vô tuyến làm vốn buôn bán, chỉ để lại chiếc đài national sờn rách'' (Ở trần) [33, tr 31, 35] Đặc biệt ngôn ngữ trữ tình, giàu chất thơ còn được sử dụng bởi những ca từ, ca khúc nhấn nhá, luyến láy Trong tác phẩm Đôi mắt chó, tràn ngập lời ca tiếng hát của các nhân vật Tiếng hát da diết buông lơi của ca sĩ Thúy Mị và Thúy Đạt: "Ùa theo gió bụi vào phòng là một giọng hát, một bài hát, hay nói đúng hơn là một làn điệu ca trù ập tới nhấn nhá, luyến láy, chao đảo, buông lơi làm Văn sững người…Anh đến anh không đến Nắng tắt, còn em đứng mãi đây, em đứng trên cầu đợi anh…'' Rồi tiếng hát của Vũ vang vang: ''làn điệu ca trù được phát ra rất chuẩn Qua chiếc loa 200W tiếng Vũ vừa tha thiết vừa phơi phới, ngưng đọng không gian, kéo lại thời gian…''sau trăm tuổi vắng ta trên trần thế Xuân nhớ ta…Xuân nhớ ta chưa dễ đâu tìm…" [33, tr 176, 179] Chảy dọc, xuyên suốt tác phẩm là nhạc du dương, lúc réo rắt Trong Ớt ngọt, tác giả đan ken nhiều câu ca dao: ''Ớt nào mà ớt chẳng cay Gái nào là gái chẳng hay ghen …'' [33, tr 105] Hay trong tác phẩm Trận địa đang chiếm lĩnh Từ một chiếc hào nào đó vẳng lên tiếng hát: Mẹ bảo con, nghe câu hò bên bến bờ Hiền Lương Nhớ thương con đừng khóc Cầm lấy súng nhằm thẳng quân thù'' [33, tr 135] Với tác phẩm Trong chiến hào: ''và cũng từ trong chiến hào điệu hát vẫn lanh lảnh vang vang: ''Thù quân cướp Mĩ tuốt trần lê… Anh qua Anh qua trăm núi i…i…i…khe…đường đi nắng i… 103 i…trải…mây che…i…rợp trời…'' [33, tr 156] Hay trong tác phẩm Cây sau sau lá đỏ, đầy chất thơ bàng bạc, một anh lính lạc quan yêu đời cất lên tiếng hát, để rồi cô giáo Hạnh yêu thầm lặng đến say sưa ngây ngất ''Anh ta vui vẻ ngước nhìn một con chim đang nhảy qua nhảy về trên cành cây sau sau rồi xùy xùy hơi hát bài ''Lá đỏ''…''Chào em, cô gái tiền phương…cô gái tiền phương Hẹn gặp nhé Hẹn gặp nhé…'' [33, tr 215] Hay như ta đến với sự ấm lòng của lời trách móc trữ tình trong truyện Tia sữa: ''Đò đầy nên phải sang sông / Đến duyên em phải lấy chồng đó thôi'' [36, tr 10] Trong truyện Gặp người đàn bà trước khi ra hát, có khúc ca nỗi sầu bi cuộc đời: ''Em có về qua lối cũ Phố phường giờ đã đổi thay Thương em nửa đời hương phế Thương ta trọn kiếp lưu đày'' Hoặc'' Một trăm thứ dầu dầu chi không ai thắp Một trăm thứ bắp bắp chi không ai rang'' [34, tr 12, 15] Sử dụng kết hợp tài tình văn và thơ, văn và nhạc, truyện ngắn Cao Tiến Lê càng trở nên dạt dào cảm xúc, đậm đà chất trữ tình 104 KẾT LUẬN 1 Xuất hiện sớm trên văn đàn với hàng chục đầu sách là truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, truyện thiếu nhi, Cao Tiến Lê đã khẳng định được tiếng nói riêng của mình trong lòng công chúng, trên diễn dàn văn học Truyện ngắn của Cao Tiến Lê thực sự có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 2 Ở phương diện nội dung, truyện ngắn Cao Tiến Lê đã đem lại cái nhìn mới về cách lựa chọn đề tài người lính trong và sau cuộc chiến Đề tài xuyên suốt trong toàn bộ sáng tác của ông là đề tài chiến tranh và người lính Ở đề tài chiến tranh và người lính, Cao Tiến Lê đã giúp độc giả có cái nhìn khái quát về hiện thực đời sống chiến tranh với những thắng lợi vẻ vang, những mất mát hi sinh mà con người nếm trải Đó là những cảnh sống nửa đời tàn phế, sống sót trở về chưa kịp chuẩn bị tâm thế lại phải dối diện với cuộc sống, bị hút vào cơn lốc xoáy của cơ chế thị trường Nhưng sau tất cả những điều đó là sự lên ngôi của cái đẹp và cái thiện, của tình người ấm áp "Người với người sống để yêu nhau'' là khát vọng, là niềm tin đầy yêu thương, nhân văn của tác giả Cảm hứng sử thi, ngợi ca, cảm hứng phê phán là những cảm hứng chủ đạo của Cao Tiến Lê Bằng bản lĩnh của một chiến sĩ, sự mẫn cán với nghề, ông đã có những cách tiếp cận riêng, táo bạo với hiện thực ngổn ngang hôm nay 3 Về nghệ thuật, truyện ngắn Cao Tiến Lê độc đáo ở việc sáng tạo tình huống, giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật Nổi bật ở các truyện ngắn là tình huống gay cấn giàu kịch tính, tình huống trữ tình nhẹ nhàng Trước năm 1986, tình huống thường xoay quanh căng thẳng giữa địch và ta, giữa cái tập thể và cái cá nhân, giữa cái sống và cái chết Cách xây dựng tình huống như vậy rất phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh Trở về với cuộc sống đời thường, Cao Tiến Lê có thời gian suy ngẫm về hiện thực và số phận nhân vật Con người, 105 nhất là những người từ chiến trường trở về thường phải đối diện với cuộc sống phức tạp Ông thường đặt nhân vật người lính vào hoàn cảnh phức tạp ấy Giọng điệu trong tác phẩm được sử dụng rất phong phú, đa dạng với nhiều sắc thái khác nhau: giọng ngợi ca, trang trọng; giọng châm biếm, phê phán; giọng triết lí suy tư Cao Tiến Lê cũng thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm Một ông đồ xứ Nghệ thâm thúy đã góp phần làm cho bức tranh truyện ngắn Việt Nam có thêm giá trị, thêm một đường nét mới 4 Văn xuôi Việt Nam sau 1986 đã ghi nhận nhiều tên tuổi thành danh nổi trội như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Anh Thái Cao Tiến Lê dù không phải là một hiện tượng nổi trội, nhưng trên đề tài viết về người lính, không thể không nói đến ông 5 Ở đề tài Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986, luận văn mới chỉ tập trung khẳng định tài năng của tác giả trên lĩnh vực truyện ngắn Trong khi đó, Cao Tiến Lê lại sáng tác trên nhiều thể loại khác nhau Nếu có điều kiện phát triển đề tài, chúng tôi sẽ triển khai ở cấp độ rộng hơn, bao gồm cả đóng góp của Cao Tiến Lê ở lĩnh vực tiểu thuyết, kí, truyện thiếu nhi, chắc chắn đây sẽ là những vấn đề hứa hẹn nhiều mới mẻ, thú vị 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tạ Duy Anh (biên soạn), (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2 Vũ Tuấn Anh (1995), ''Đổi mới văn học vì sự phát triển văn học'', báo Văn nghệ, số 46 3 Tạ Duy Anh (2008), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 4 Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến (biên soạn),(2001), Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội Nhà văn - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội 5 Lại Nguyên Ân (2003), Từ điển thuật ngữ Văn học bộ mới, (Tái bản), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 6 M Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội 7 M Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki (Trần Đình Sử dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội 8 Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975- 1905 - Những vấn đề đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội 9 Nguyễn Minh Châu (2009), Nguyễn Minh Châu - Di cảo, Nxb Văn học, Hà Nội 10 Nguyễn Minh Châu (2003), Truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội 11 Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội 12 M B Khrapchencô (2002, Những vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà nội 13 Đinh Trí Dũng (2013), Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, Đề cương bài giảng cao học thạc sĩ khóa 21, Đại học Vinh 107 14 Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội 15 Hà Minh Đức (biên soạn), (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà nội 16 Phan Cự Đệ (1998), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội 17.Phan Cự Đệ (2003), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội 18 Hà Minh Đức (chủ biên), (2003) Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 19 Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên),(2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 20 Tô Ngọc Hiến (1991), "Cái khó của truyện ngắn", báo Văn nghệ, số 43 21 Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), (1984), Từ điển văn học, Tập 2, Nxb Khoa học xã hội 22 Đỗ Đức Hiểu, Phạm Văn Tửu, Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá (chủ biên), (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 23 Đỗ Đức Hiểu (chủ biên),(2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới 24 Nguyễn Thái Hoà (2002), Thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội 25 Tô Hoài (1997), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội 26 Nguyễn Công Hoan (1977), Hỏi chuyện các nhà văn, Nxb Tác phẩm mới 27 Dana healy (2005), "Văn học quá độ - khái quát văn học Việt Nam thời đổi mới", http://www Talawas.org.vn 28 Trần Hoàng Thiên Kim (2011),''http//:nhanvattphcm.com.vn/chan-dung… van/cao-tien-le-chet-hut-co lai.html'' 29 Nguyễn Kiên (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb Thanh niên 30.Tôn Phương Lan (1994), ''Chiến tranh qua những tác phẩm văn xuôi đạt giải, Tạp chí văn học, số 12 31 Tôn Phương Lan (1999), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb Khoa học xã hội 32 Cao Tiến Lê (1990), Ở trần, Nxb Quân đội nhân dân 108 33 Cao Tiến Lê (1998), Ớt ngọt, Nxb Thanh niên 34 Cao Tiến Lê (1999), Một đời vô duyên, Nxb Thanh niên 35 Cao Tiến Lê (2003), Truyện ngắn Cao Tiến Lê, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 36 Cao Tiến Lê (2012), Xin đừng quên tôi, Nxb Thời đại 37 Cao Tiến Lê (2013), Cao Tiến Lê truyện ngắn chọc lọc, Nxb Thanh niên, Hà Nội 38 Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ Pháp lời hội thoại, Nxb Giáo dục, Hà Nội 39 Phương Lựu (1987), Lí luận văn học, Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội 40 Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1983), Lí luận văn học, Tập 1, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 41.Phương Lựu(chủ biên) Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 42 Phương Lựu (1987), Lí luận văn học, Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội 43 Nguyễn Văn Lưu (chủ biên),(1997), Lí luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội 44 Nguyễn Đăng Mạnh (1980), "Lợi thế truyện ngắn", Tạp chí tác phẩm mới 45 Nguyễn Đăng Mạnh (1991), ''Truyện ngắn hôm nay'', báo Văn nghệ số 46 Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), (2002), Lịch sử Văn học Việt Nam, Tập 3, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội 47 Bảo Ninh Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 48 Nguyên Ngọc (1991), ''Văn xuôi 1975, thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển văn học'', Tạp chí Tác phẩm mới, số 4 49 Lã Nguyên (1991) ''Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật'' in trong Nguyễn Minh Châu - con người và tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 50 Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể loại'', Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 51 Vương Trí Nhàn (1992) Sổ tay truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội 52 Nhiều tác giả (1997), Văn học việt Nam 1975 - 1985, tác phẩm và dư luận, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 109 53 Nhiều tác giả (1998), Văn học Việt Nam 1900 - 1994, Nxb Giáo dục, Hà Nội 54 Nhiều tác giả (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb Thanh niên 55 Huỳnh Như Phương - Nguyễn Văn Hạnh (1995), Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội 56 Vũ Quần Phương (1993), "Vài đặc điểm văn chương từ cây bút trẻ'', báo Văn nghệ, số 41 57 Vũ Ngọc Phan(1989), Nhà văn hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 58 Trần Đình Sử (2007), Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội 59 Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo viên, Hà Nội 60 Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 61 Bùi Việt Thắng (1991), "Văn xuôi gần đây và quan niệm con người", Tạp chí Văn học, số 6 62 Bùi Việt Thắng (1993), "Khi người ta trẻ I", báo Văn nghệ, số 43 63 Bùi Việt Thắng (1996), "Khi người ta trẻ II", báo Nhân dân, số ra ngày 19/5 64 Bùi Việt Thắng (1998), "Nơi tác phẩm kết thúc là nơi cuộc sống bắt đầu", Tạp chí Văn học, số 9 65 Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội 66 Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX , Nxb Giáo dục, Hà Nội 67 Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn - những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 68 Bùi Việt Thắng (2001), Tứ tử trình làng, (Bài giới thiệu tập truyện ngắn bốn cây bút nữ), Nxb Văn học, Hà Nội 69 Bích Thu (1996), "Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975", Tạp chí văn học, số 9 70 Lê Ngọc Trà (2002), "Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới", Tạp chí Văn học, số 2 ... chung truyện ngắn Việt Nam sau 1986 vị trí truyện ngắn Cao Tiến Lê Chương 2: Đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê phương diện lựa chọn đề tài, cảm hứng nhân vật Chương 3: Đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến. .. truyện ngắn Việt Nam sau 1986 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn hướng đến nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê số phương diện nội dung - Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê. .. vai trò truyện ngắn nghiệp nhà văn vị trí ông tranh truyện ngắn Việt Nam sau 1986 1.3 Mặc dù truyện ngắn Cao Tiến Lê không giảng dạy nhà trường nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê giúp

Ngày đăng: 23/01/2016, 14:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Duy Anh (biên soạn), (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí
Tác giả: Tạ Duy Anh (biên soạn)
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2000
3. Tạ Duy Anh (2008), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn chọn lọc
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2008
4. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến (biên soạn),(2001), Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội Nhà văn - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lí thuyết
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến (biên soạn)
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2001
5. Lại Nguyên Ân (2003), Từ điển thuật ngữ Văn học bộ mới, (Tái bản), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Văn học bộ mới
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2003
6. M. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1992
7. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki (Trần Đình Sử dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
8. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975- 1905 - Những vấn đề đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam 1975- 1905 - Những vấn đề đổi mới
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
10. Nguyễn Minh Châu (2003), Truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
11. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang giấy trước đèn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội nhân văn
Năm: 1994
12. M. B. Khrapchencô (2002, Những vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
13. Đinh Trí Dũng (2013), Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, Đề cương bài giảng cao học thạc sĩ khóa 21, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Tác giả: Đinh Trí Dũng
Năm: 2013
14. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
15. Hà Minh Đức (biên soạn), (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn nói về tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức (biên soạn)
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
16. Phan Cự Đệ (1998), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội 17.Phan Cự Đệ (2003), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX", Nxb Giáo dục, Hà Nội17.Phan Cự Đệ (2003), "Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Tác giả: Phan Cự Đệ (1998), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội 17.Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
18. Hà Minh Đức (chủ biên), (2003) Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
19. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên),(2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
20. Tô Ngọc Hiến (1991), "Cái khó của truyện ngắn", báo Văn nghệ, số 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái khó của truyện ngắn
Tác giả: Tô Ngọc Hiến
Năm: 1991
21. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), (1984), Từ điển văn học, Tập 2, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1984
22. Đỗ Đức Hiểu, Phạm Văn Tửu, Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá (chủ biên), (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu, Phạm Văn Tửu, Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2000
23. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên),(2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới 24. Nguyễn Thái Hoà (2002), Thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học bộ mới", Nxb Thế giới24. Nguyễn Thái Hoà (2002), "Thi pháp của truyện
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu (chủ biên),(2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới 24. Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: Nxb Thế giới24. Nguyễn Thái Hoà (2002)
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w