Cảm hứng sử thi, ngợi ca

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 40 - 47)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Cảm hứng sử thi, ngợi ca

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: ''Sử thi còn gọi là anh hùng ca. Thể loại tác phẩm tự sự dài xuất hiện sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử'' [19, tr 285]. Đây là một thể loại văn học thuộc loại hình văn học dân gian, với một số đặc trưng cơ bản là: đề

cập đến những vấn đề lớn lao của cộng đồng, xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng là kết tinh sức mạnh vật chất và tinh thần của cộng đồng trong cảm hứng ngợi ca.

Cảm hứng sử thi, ngợi ca biểu hiện trên phương diện lựa chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, hình tượng nhân vật…

Ông viết về người lính, về cuộc kháng chiến tàn khốc đã đi qua. Nhân vật người lính nào cũng được khuôn vào thử thách, để bộc lộ nhân cách Đảng, tính cách mạng, tính lí tưởng của cộng đồng. Vị trí nào người lính cũng tỏa sáng. Môi trường mà nhân vật mà có thể con người trở nên tốt đẹp hơn như ông Ngân; hay xấu đi như nhân vật Tưởng trong (Thượng sĩ Đông Dương).

Hoàn cảnh có thể xóa nhòa nhân cách một số người. Nhưng Cao Tiến Lê vẫn tin vào bản lĩnh của người lính tính cách mạng tính Đảng. Ông đặt niềm tin vào con người cách mạng, vào lí tưởng mà họ đã nếm mật nằm gai. Ông cho rằng chiến tranh là lò tôi luyện ý chí cho nhân vật, người lính quyết tử. Trong truyện Tiếng đêm, ta bắt gặp một người lính dũng cảm. Anh chàng Việt, anh sẵn sàng quên đi nỗi đau bản thân, để hoàn thành nhiệm vụ, đoạn văn mô tả sự dũng cảm của Việt: ''viên đạn cuối đà nên chỉ xuyên thủng lưng rồi móc lại. Việt đưa tay sờ rút đầu đạn ra. Rút xong Việt cảm thấy chóng mặt và khó thở quá. Thì ra hơi trong phổi đang phì phì thoát ra từ chỗ đang bị thương. Không có bông băng, Việt đành dùng đầu đạn vừa lấy ra nhét vào chỗ cũ rồi đứng dậy đi về phía trạm xá'' [33, tr 11]. Những người lính dũng cảm, kiên trung. Sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn cao đẹp, quên đi bản thân mình đang bị nỗi đau thân xác. Hay như Lực một cô gái dẫn đường, Việt cũng phải thốt lên: ''mình đã chộp lấy những tiếp xúc ban đầu mà nhận xét con người. Cô gái dẫn đường cụt tay lặng lẽ làm việc…Ôi! Phải chịu đựng, phải đấu tranh ghê lắm cô mới vượt qua tổn thất đau đớn để sống cho bình thường…bên cô Việt cảm thấy nhỏ bé quá và ngường ngượng khi nhớ lại mình đã kể thành tích cho cô nghe và dạy cô về cuộc sống'' [33, tr 15]. Còn Lực được làm việc, được cống

hiến làm cho cô cảm thấy hạnh phúc: ''anh ạ, ở đây em thấy vui lắm, vui vì tìm ra được việc làm, chính ở đây em mới tìm thấy em một cách rõ ràng… Nếu mình quá coi trọng sự hi sinh của bản thân thì có hại thôi phải không anh nhỉ!'' [33, tr 16]. Hình tượng người con gái Việt Nam Lực trong Tiếng đêm, Lực đã tìm thấy niềm vui trong chiến đấu. Một cô gái giản dị hồn nhiên: ''theo ý Việt thì đây là tiếng cười của một cô gái chưa từng trải qua gian khổ nên nghe rất nhẹ, rất êm, cứ như san cho người khác sự tươi mát và niềm vui'' [33, tr 9]. Trong suy nghĩ của Việt, Lực chỉ là một cô gái học sinh, dây giày chưa biết buộc chặt, tay không mở nổi cửa xe, thế mà đã rời quê hương ra mặt trận, ra đoạn đường ác liệt nhất. Lực đã vượt lên sự mất mát của bản thân, vượt lên bi kịch cá nhân để tiếp tục chiến đấu. Lực là những vì sao xa xôi trong các vì sao lấp lánh của dân tộc. Lực là người con gái hết mình vì lí tưởng cao đẹp, giàu nghị lực, kiên trinh.

Hình tượng thế hệ măng non tiếp bước lí tưởng cha anh không phải là không có trong cơ chế mở cửa. Trường là con của Lài và Miên. Trường là

một cảnh sát hình sự: ''dạ thưa bác có khó khăn gian khổ, nhưng với bọn cướp, giết người, cháu không ngại lắm, vì bọn này tội phạm lộ ngay trên nét mặt, trên nhiều mối quan hệ, kiên nhẫn lần tìm là ra thôi. Nó như con ghẻ trên lòng bàn tay, mình đừng làm dập vết ghẻ tan mất lối đi, mình nhìn cho tinh, đón cho đúng, lấy mũi kim khẽ chích là khều chúng ra ngay thôi'' (Hoa cỏ) [33, tr 94, 95]. Hay như con của cô Hai và ông Tư cũng vậy: ''nó nói lớn lên sẽ đi chiến đấu'', hay "nó không bướng, nó rất ngoan...chỉ cần hàng ngày anh giải thích cho con những từ như chính trị, lô gích...mỗi lần về với con em lại sợ nó hỏi những từ ấy'' [33, tr 37]. Cao Tiến Lê đã cài cho họ cái thế trở thành anh hùng. Vừa thể hiện được tầm vóc lớn lao của dân tộc, họ mang tư tưởng cộng đồng, của thời đại, số phận nhân vật gắn liền với lí tưởng.

Hay trong tác phẩm Cây sau sau lá đỏ, khi cô giáo bắt gặp người chiến sĩ bảo vệ biên cương và cô đem lòng yêu thầm nhớ trộm. Những người lính

sẵn sàng từ bỏ niềm vui, hạnh phúc cá nhân lên biên giới bảo vệ đất nước một lần nữa: ''cô ơi, chỉ tiếc là các anh bộ đội đang giữ chốt giữ biên giới không thể về. Người con trai địa chất nói rằng, các anh bộ đội rất vất vả vào những ngày vui của đất nước các anh ấy phải sẵn sàng chiến đấu để nhân dân đón vui xuân. Các anh ấy đang bảo vệ mùa xuân. Cô giáo thầm thì: Các anh ấy cũng là mùa xuân…" [33, tr 220]. Hay trong truyện Thượng sĩ Đông Dương, tác giả đã ngợi ca một thượng sĩ có nhân cách cao đẹp sống và cống hiến hết mình vì lí tưởng. Mọi thứ đối với ông Ngân đều tầm thường, một niềm hạnh phúc khó ai chen ngang là chỉ nhất thiết giữ vị trí Đảng cho ông. Bởi ông đã sống và chết vì điều đó. Do đó ''với ông thượng sĩ chứ đại úy, thiếu tá, đại tá cho đến phong cấp tướng cũng không cần thiết, chỉ nhất thiết giữ vị trí Đảng viên bởi với ông Đảng là lương tâm, danh dự, trí tuệ hành động, là kim chỉ nam cho cuộc sống của ông. Ông không còn là đảng viên chẳng khác gì trái đất không có mặt trời''. ''Đảng như là một sự huyền bí, thánh thần'' trong ông Ngân [36, tr 53, 79].

Cảm hứng sử thi, ngợi ca còn được tác giả thể hiện trong đề tài chủ đề tình yêu của người lính. Khi Cao Tiến Lê viết về chủ đề tình yêu của người lính dù có nhiều oan trái, đắng cay bất hạnh, nhưng những con người ấy vẫn tìm thấy nẻo đường mà họ cần đi. Ở đó ta thấy ánh lên vẻ đẹp trong sáng tiềm ẩn, giàu đức hi sinh, chịu đựng của người phụ nữ. Hay ở đó chính là sức sống tiềm tàng và mãnh liệt bằng tình yêu. Tình yêu ấy được vẽ nên trong trang văn đầy thi vị, và ý nghĩa đích thực trong tình yêu. Có cả tình yêu dại khờ (Ngô non), tình yêu đơn phương là tình yêu đau khổ, lặng thầm cũng lắm hi sinh (Hoa cỏ). Tình yêu cảm phục chỉ qua một đêm ân ái trên chiến trường. Tình yêu của cô Hai dành cho ông Tư cũng không kém phần sâu sắc trong truyện Ở Trần, Cao Tiến Lê dành thời gian cho khía cạnh đẹp đẽ của con người trong tình yêu. Mình muốn đạt được trước hết phải giúp người khác đạt trước. Cũng như Tam (Hoa cỏ), cô gái hồn nhiên, yêu thầm lặng và giàu đức

hi sinh. Tam và Lài là những bông hoa đồng gió nội để hương thơm cho đời. Tam yêu Miên nhưng không hề bon chen đấu đá, để giành giật tình yêu với Lài. Tam khóc nức nở khi biết Miên hi sinh. "Anh Miên ơi! Anh đã hi sinh rồi ư? Anh Miên ơi là anh Miên!'' [33, tr 90]. Và sau này Tam biết Trường là con Miên với Lài, Tam dồn hết tình yêu cho Trường, nuôi dạy Trường. Tình yêu Lài dành cho Miên cũng hết sức cao cả, khi biết trước đời anh ngắn ngủi, cô vẫn yêu. Lài nhận xét về Miên: ''con đường tình yêu của anh rõ ràng, trong sáng, minh bạch, chỉ yêu một người, chỉ sống với một người đến đầu bạc răng long, không có sự chen ngang nào cả" [33, tr 83]. Yêu Miên cô đã ra sức bảo vệ người yêu, đó cũng là một trách nhiệm cao cả, bảo vệ giọt máu đào của người chiến sĩ. Lài là một cô gái vừa thông minh vừa dũng cảm, biết dùng gậy ông đập lưng ông để trả đũa đám đông dốt nát kia. Tình yêu của Lài pha chút hài hước dí dỏm cho anh chàng Miên vừa đào hoa vừa đoản mệnh kia.

Trong tác phẩm Ớt ngọt, chuyện bắt đầu từ cơn sốt rét rừng, bệnh tật người lính hồi chiến tranh ở rừng. Để rồi người lính ấy cũng được chăm sóc bởi những người mẹ, người con trong vùng kháng chiến xứ Quảng. Tình yêu thơ ngây mà Kim dành cho anh ngọt ngào và mặn nồng cũng từ đây. Từ sự chăm sóc con người, cô đi hái ớt cho anh chống lại cơn sốt rét run người. Kim đã yêu anh lính ấy bằng tình yêu nồng cay điếng người của ớt. Một tình yêu dường như trẻ dại dưới con mắt anh lính kia. Nhưng không nó lại nồng nàn và bền chặt hơn bao giờ hết, cái thứ tình yêu non nớt đầu đời của cô gái miền sơn cước. Cuộc đời ngược xuôi đã lôi kéo anh đi mãi không quay về, anh đã lãng quên quá khứ. Nhưng Kim một cô gái lém lỉnh, cá tính quyết đánh gục anh bằng thời gian, tình yêu trong cô mãi vẹn nguyên và Kim đã thắng. Kim đã kịp nâng đỡ đời anh khi anh gục ngã một lần nữa trong đời. Đối với anh tất cả giờ đây chỉ còn là ảo ảnh. Và ''anh không cần của cải, vật chất, nghệ thuật, vị trí…chỉ cần một tấm áo mưa này thôi" [33, tr 221], quả là sau cơn mưa trời lại sáng. Hay trong truyện Láng giềng, tình yêu mà Hương dành cho Thung cũng

chẳng kém phần lãng mạn và ngọt ngào. Tình yêu của Hương đã bù đắp cho anh thương binh, đã chữa lành vết thương lòng cho trái tim Thung: ''không. Anh rất khỏe. Những lần trước sắp mưa là vết thương anh nhức buốt, nhưng hôm nay không nhức buốt gì cả. - Tại sao nhỉ? Có lẽ anh đã khỏe hoàn toàn, và cũng do em truyền sang cho anh sức mạnh..." [33, tr 299]. Hay như trong các tác phẩm: Ngô non, Thượng úy đi đâu, Cây sau sau lá đỏ, xin đừng quên

tôi... Tất cả cung bậc tình yêu ấy đều toát lên vẻ đẹp, trong sáng không hề trầy

xước theo năm tháng. Tình yêu là niềm tin và hi vọng, dẫn bước tương lai cho mỗi con người vượt qua tất cả nỗi bất hạnh.

Cảm hứng sử thi, ngợi ca còn được thể hiện trong cách xây dựng hình tượng nhân vật. Trong truyện Trong chiến hào, nhân vật Tầm đã hi sinh anh dũng trong máu lửa nhưng cái chết của anh hóa thành bất tử. Hãy lắng nghe người chiến sĩ kể trước lúc chết: ''nghe lành lạnh trước ngực, Tầm rán sức dựa vào bệ bắn mơ màng:

- Nước ở đau ào ào? ở ngực? Sao suối lại bắt đầu từ ngực mình? Hỏng rồi. Tiếc lắm. Thử xem. Tầm đưa tay phải lên để bật công tắc đài. Sao xa thế! Vòng tay mãi không đến nơi - A, đây rồi...Chiếc nút như đồng tiền. Cạch...O...O...Tầm nép ngực vào thành hầm, nghiêng ngực về phía trái, cố ép lấy vết thương cho máu đỡ trào ra ngoài. Trăng đêm thành màn trắng như chất độ hóa học, quay tròn, quay tròn bịt sát vào mắt Tầm'' [37, tr 149]. Ánh trăng đêm đã đưa tiễn anh về với đất. Đêm trăng đã đưa linh hồn người chiến sĩ lên cõi niết bàn. Một cách chết của anh hay một điều bất tử. Anh đã ngã xuống cho dân tộc hồi sinh. Không chỉ có trăng đêm buộc khăn tang cho anh ''trăng đêm thành màn trắng'' thế thôi anh đã bất tử. Tiếng hát từ chiếc đài bán dẫn đã đưa anh đi, đó là tiếng khóc, luyến láy, nhấn nhá của bản trường ca của muôn người như một: ''tiếng hát dồn dập, đúng nhịp, lưu luyến, bâng khuâng, rộn ràng và gần như có chút bối rối đầy thương yêu...tiếng hát đưa anh đi qua hàng cây cổ thụ...bến thuyền chuẩn bị vượt sông...những trận địa bất tận...''

[37, tr 152]. Đây là một tượng đài nghệ thuật trong các tượng đài nghệ thuật về xây dựng hình tượng người lính trung kiên, kiêu hùng.

Trong tác phẩm Chén rượu phía bắc, nhân vật cụ Triệu Tắc Nàn, là một hình tượng người dân đánh giặc giỏi mà tác giả hết lời ca ngợi. Cụ người dân tộc Thanh Phán thuộc hệ Dao đỏ ở bản Nà Ngày, cụ đã 80 tuổi, cụ kể về cách bắt giặc cũng như cách bắt thú rừng: ''súng đạn nào bắt nổi nó, bẫy được nó "phải lập mưu". ''cụ giỏi quá. Đáng sợ thật. Đừng sợ lố! Nếu mình sợ bọn thù địch của mình tăng thêm một đội quân'' [37, tr 329]. Cụ là một con người dũng cảm có đủ mưu và trí, họ sống không chùn bước, sống trong thung trong suối, không chê đá gập ghềnh. Sống trong thung không chê thung nghèo đói. Bản năng sinh tồn đã dạy cho cách sống và chiến đấu. Cụ kể cách bắt giặc cho bộ đội nghe: ''tao bắt được thằng giặc. Tao theo nó từ khi nó lách vào bờ suối, khôn như con kì đà. Nó leo lên cây sau sau, mang theo cả lương khô và cái máy kêu vo vo. Tao đưa nó lên gặp các mày ngay, để bắt nó mở cái miệng nói cái điều bí mật lố! Cụ bước tới tấm ni lông xanh, phô ra khuôn mặt thằng hốt hoảng. Tay tên giặc chặp lại sau lưng trói vào đòn khiêng trông như con vật bốn chân'' [37 tr 328]. Hình ảnh cụ là hình ảnh toàn dân đánh giặc, nghệ thuật chiến tranh nhân dân của quân dân ta, của Đảng ta. Hình tượng nhân vật người lính trong thời chiến, thời kì mở cửa đều đẹp lộng lẫy.

Cách xây dựng hình tượng người lính thời hậu chiến cũng rất tinh tế, các nhân vật trong tác phẩm đều mang cảm hứng sử thi. Dù đó là những con người bình dị nhất, Cao Tiến Lê đã cài cho họ cái thế trở thành anh hùng. Ông cũng dành ngòi bút ca ngợi những người lính trở về với cuộc sống đời tư, thường nhật. Trong bối cảnh xã hội đầy cám dỗ, cái tốt - cái xấu lẫn lộn bon chen, tình người thì đa đoan. Trong truyện Thượng sĩ Đông Dương, ông Ngân nói: ''là người học thức đừng nên nói năng và hành xử theo giọng điệu tiêu cực. Tại sao lại phải đi cửa sau? Thưa bố, hoàn cảnh như thế, mình phải làm theo chứ. Không con ạ. Mình theo hoàn cảnh là mình a dua. Chế độ này sẽ

sụp đổ nếu mình cứ uốn theo hoàn cảnh. Phải một người tay bẻ gãy mầm mống tiêu cực'' [36, tr 68, 69]. Hay trong truyện Ở trần, ''anh không thể đi được. Của cải vật chất đối với anh cũng quý đấy. Nhưng không quý bằng cuộc đời anh đã qua, con đường anh đã đi, hạnh phúc anh đã nếm trải. Tất cả đang bị bọn cơ hội đe dọa. Anh không thể buông trôi, bỏ mặc''. ''Suốt hai tuần chị chăm sóc ông, dịu ngọt với ông bằng đặc điểm thương chồng của người phụ nữ Miền Nam, nhưng không thể làm ông rời khỏi tập lí luận, tấm bản đồ, nhất là ý chí kiên quyết tổng kết cho được những thắng lợi của cách mạng'' [33, tr 40].

Những người lính luôn luôn sẵn có trong mình những phẩm chất đáng quý. Trong truyện ngắn Mặt trời, nhân vật Đường vì đam mê khoa học, cống hiến cho đất nước, đã bỏ lại Bích bên bãi biển bơ vơ, chạy theo một ngôi sao thiên thạch. Còn người vợ thì suốt ngày ghen tuông, chì chiết Đường phải lên cơ quan ở. Say sưa quá, nhưng anh cũng đã cáu gắt thể hiện ý chí: ''họ khác mình khác. Phải có cái gì đó ở tầm xa để làm lợi cho đất nước, cho loài người chứ. Biết bao nhiêu điều đang đe dọa Trái đất. Tầng ôzôn sắp thủng, lương

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w