7. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Nhân vật con người ở hậu phương
Chiến tranh là chết chóc là đau thương là không chừa một ai. Mọi người dù bên chính nghĩa hay bên phi nghĩa đều chịu một hậu quả vô cùng nặng nề về vật chất và đặc biệt là tinh thần. Vật chất có thể nay còn mai mất, nhưng tinh thần, nỗi đau về tinh thần, nỗi ám ảnh không dễ gì phai nhòa theo thời gian (Vĩ tuyến 17 trên đất Mĩ). Sự hi sinh tính mạng nơi chiến trường như Miên, Vũ...Cái vết sẹo theo suốt đời ông Tư, cụt chân như Thung: "vết
thương! từ những vết thương. Khi sắp đổi thời tiết là vết thương của anh lại nhức buốt, hành hạ anh ghê lắm'' [33, tr 294]. Lực cụt hai tay, Việt thủng lưng, nỗi ám ảnh về tinh thần của nhân vật tôi trong (Ớt ngọt). Di chứng chiến tranh không chỉ dành riêng cho người lính nơi chiến tuyến, mà còn có cả những con người ở hậu phương.
Người mẹ trong truyện Điều chưa thể nói trong chiến tranh, là một trong những điển hình cho nỗi đau người mẹ ở hậu phương. Tác giả đã xoáy vào nỗi đau người mẹ có con là phản động, phản bội lại nhân dân, bất hiếu với mẹ. Hình ảnh bà Nông hiện lên trong không gian huyên náo, ồn ào của Thủ đô Hà Nội. Người mẹ mang nặng nỗi đau trong tư tưởng. Mẹ như đứt từng khúc ruột, nước mắt mẹ lăn dài suốt hai mươi năm. Bà sống trong thấp thỏm sợ hãi. Bà Nông ''sống im lặng, gần như là lảng tránh, không muốn gặp ai trong khối phố. Bà Nông chẳng ngờ những ngày vui sắp đến hóa hành đau khổ''. Ngày giải phóng Thủ đô: ''ngày ấy đến với thành phố nhưng không đến với bà. Chẳng ai cấm đoán bà mang hoa ra tặng, nhưng bà xấu hổ, tủi thân, tự lấy làm nhục. Bà quay vào, đóng chặt cửa nằm im từ chiều tối rồi sang khuya'' [33, tr 160]. Người mẹ già trong truyện ngắn trên âm thầm đau khổ một mình. Bà khủng hoảng tinh thần trầm trọng: ''những tiếng rì rầm, những thái độ lạnh lùng giấu sau vẻ tự nhiên của thành phố làm bà cảm thấy như họ dồn vào bà, chê bai, dè bỉu, nghi ngờ bà. Bà buồn, bà sợ, bà tự co mình trong phòng ở và rụt rè cả khi lên xuống cầu thang'' [33, tr 161]. Buộc bà Nông tự giam lỏng mình. Chiến tranh đã đẩy bà Nông vào thảm kịch, sống không bằng chết. Chiến tranh đã cướp đi môi trường sống của bà Nông, cướp đi tâm hồn bà Nông. Chiến tranh không chỉ là chết chóc, mồ chôn tử sĩ. Mà còn là bi kịch thảm khốc cho con người ở hậu phương.
Hình ảnh người mẹ trong truyện Bức thư người mẹ, thì phải chịu những trận đòn đánh đập dã man của kẻ thù. Mẹ cắm răng chịu đựng sự hành hạ. Mẹ chết đi sống lại nhiều lần. Mẹ không hé môi một lời, bọn chúng dụ dỗ nhưng
chỉ bị mẹ lừa mà thôi. Bọn chúng ác ôn nhưng hữu dũng vô mưu, thua trí của một người mẹ Việt Nam anh hùng. Một người mẹ dũng cảm hi sinh vì con, cả nhà mẹ tám đứa con là chiến sĩ, chồng hi sinh. Người mẹ trong truyện Ớt
Ngọt, là một người mẹ dân tộc Miền núi hết lòng chăm sóc bộ đội. Mẹ Khảm
phục vụ kháng chiến: ''thấy tôi tình trạng như thế, mẹ Khảm chủ nhà nói: ''phải chữa theo thuốc nam. Chú Khung cứ đi tập luyện, để chú đây mẹ quản lí cho''. Người hậu phương nếu không mang lấy nỗi đau thì cũng phải đa mang lấy trách nhiệm và nghĩa vụ nuôi bộ đội: ''mỗi lần chớm cơn sốt rét là mẹ lấy hết chăn, màn chiếu phủ kín người tôi...Dứt cơn sốt, mẹ Khảm bưng ra nồi nước xông thơm phức mùi hương nhu cộng với lá tràm, mẹ bảo tôi trùm chăn, ghé mặt vào nồi, dùng đũa cời lớp lá chuối bọc phía trên cho hơi bốc từ từ...khi mồ hôi ra đều, mẹ đưa cho tôi chiếc khăn, bảo tôi dùng nước xông rửa mặt, lau sạch người rồi ăn cháo'' [33, tr 103]. Hình ảnh mẹ hiện lên ân cần chu đáo, giàu lòng nhân ái. Trong chiến tranh tất cả người mẹ đều như mẹ Khảm, là chỗ nương tựa về vật chất cũng như tinh thần cho chiến sĩ. Là chiếc nôi đưa khi trái gió trở trời. Là mái ấm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng cho bao chiến sĩ tìm về trú ngụ, là những người mẹ Việt anh hùng.
Trong tác phẩm Đôi mắt chó, nhân vật Thịch khi cưới được Huyền về thì dường như đã thay đổi hẳn tính cách. Sự băng hoại đạo đức ở nhân vật này làm ta ghê sợ và khinh bỉ. Thịnh đã biến đổi tất cả gia đình vợ con của Vũ. Hình bóng Vũ trong tâm hồn đứa con trai: ''chỉ còn là câu chuyện cổ tích hoặc có nhớ chỉ khi cộng vài điểm ưu tiên gia đình liệt sĩ qua các kì thi cử cần phải vớt vát'' [33, tr 191, 192]. Thịnh hèn mạt đến mức con chó Vũ nuôi cũng không tha: ''thực chất Thịnh muốn dẹp nốt kỉ niệm của Vũ". Ý nghĩ hèn mọn của Thịnh bộc lộ khi Văn tìm Huyền trả lại chiếc băng nghi âm tiếng nói của Vũ. Thịnh nghĩ rằng Văn đến là để kiếm tiền, bản chất con buôn, chuyên ngửi mùi tiền Thịnh nghĩ: ''à thì ra anh chàng mang đến chiếc băng cát - sét có thu tiếng nói của Vũ. Lại một cách kiếm tiền, một cách làm ăn của mấy chú lính
sau chiến tranh. Mang máy đến mở cho gia đình này nghe, gia đình kia nghe tiếng nói của chồng họ, của con họ đã hi sinh, và cả người còn sống cũng thích nghe lại tiếng mình thời trước, rồi gạ gẫm bán, hoặc xin tiền một cách hợp lí. Quả là anh chàng này giỏi thật. Giữa chiến tranh đã nghĩ đến cách kinh doanh thời bình'' [33, tr 193]. Huyền đã thất bại, đau đớn trước âm mưu nham hiểm thâm độc của Thịnh. Nhà văn không ngần ngại phơi bày những góc khuất, những khoảng lặng thầm kín của con người ở hậu phương thời hậu chiến. Qua đó tác giả muốn kêu gọi, muốn lên án những kẻ giả nhân giả nghĩa. Cao Tiến Lê không dừng lại ở phê phán, tố cáo hiện thực xã hội mà còn gửi gắm một tiếng lòng xót xa, tri ân đến những người đã khuất. Đó là những mất mát, thiệt thòi khi họ đã ngã xuống: "tiếng nói trong máy phát ra ri ri, không như tiếng người mà như tiếng một hồn thiêng từ một thế giới không vật chất vọng về, âm thanh rin rít khó nghe'' [33, tr 179]. Vợ bị người ta hành hạ, còn đứa con thì bị người ta dụ dỗ bằng đồng tiền, bằng tình cảm hèn hạ giả dối nhất. Để rồi khi nó nhớ về người cha đã hi sinh chỉ là chuyện trong cổ tích, hay nhớ khi cộng điểm ưu tiên cho gia đình liệt sĩ cần vớt vát.
Nhân vật đám đông trong truyện Đại biểu nhân dân, Nghi một người lính trở về sau chiến tranh, muốn góp sức xây dựng quê hương giàu mạnh vậy mà nhân dân ở vùng này không hề hiểu. Họ xem việc làm của Nghi là một việc cực kì nghiêm trọng, long trời lở đất, xem đó là: "ăn trên ngồi trốc'', người yêu xa lánh dần, gia đình cũng bỏ anh nốt. Mọi người coi anh là điên khùng: ''cái thằng chưa bẹp bụng cứt đã đòi làm tàng''. Nhân dân vùng này chỉ biết đi bầu cử để lấy điểm thi đua. Còn đám đông tập thể lãnh đạo xã Bạch Ngọc lúc bấy giờ cũng chẳng làm nên trò trống gì. Cũng là một đám đông ngớ ngẩn, lo vun vén địa vị, sợ lây vạ. Ông mặt trận Tổ quốc trong bộ máy chính quyền cấp trên thì dùng Nghi làm phương tiện để thế vai. Chưa đại hội, chưa bầu cử đã biết trước kết quả ai làm gì, chức gì: ''Nhưng tổ chức lại rất cần đến người thứ sáu, vì nếu chỉ giới thiệu năm bầu năm là không dân chủ. Phải có
người cho nhân dân lựa chọn chứ?'' [33, tr 229]. Nghi trở thành người thứ sáu bất đắc dĩ: "Nhất là ở thời kì mà nhân dân tin cơ quan Nhà nước, tin Đảng và Chính phủ, cứ trên giới thiệu là họ bầu, và cũng không cần biết bầu vào Quốc hội để làm gì, việc ấy có Đảng và Nhà nước lo. Nhân dân chỉ lo dậy thật sớm, đi bầu trước các đội khác, xóm khác để được điểm thi đua, để đạt điểm tiêu chuẩn trách nhiệm công dân. Đến nơi bầu cầm giấy ghi danh sách đại biểu ứng cử, một lần nữa hỏi xem gạch tên người thứ mấy, kẻo phiếu không hợp lệ, hoặc bầu sai người trên giới thiệu sẽ bị qui kết có âm mưu chống đối, thiếu lòng tin vào chế độ'' [33, tr 228, 229]. Còn bộ máy chính quyền lãnh đạo xã vì sức ép của dư luận, của đám đông cũng a dua, né tránh sợ đụng chạm quyền lợi.
Hay nhân vật đám đông trong truyện Hoa cỏ, thật nực cười đáng chê trách, một đám đông nhộn nhạo hèn nhát. Hình ảnh nhân vật đám đông trong
Hoa cỏ, giống như một câu chuyện ngụ ngôn ''đeo nhạc cho Mèo''. Miên là
người chiến sĩ đóng quân tại một địa phương. Miên, Lài đã gặp nhau và tình yêu nảy nở. Họ đã tổ chức đám cưới bí mật tại một bìa rừng. Người làm chứng cho tình yêu của họ là anh Trịnh Lương. Miên lên đường chiến đấu. Lài ở lại quê hương, mang bầu và quyết tâm giữ giọt máu cho người chiến sĩ. Cả xã Nam Lý, huyện Nam Đàn năm lần bảy lượt họp kiểm điểm cô Lài về chuyện chửa hoang trong sự huyên náo ồn ào. Lài không chịu tiết lộ là ai đã ăn nằm với mình. Nhưng khi nghe Lài bảo các ông cất tiếng để nhận giọng, cả đám đông kia người nào người nấy đánh bài chuồn.