Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 92 - 100)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: ''Ngôn ngữ nhân vật là một

sống và cá tính. Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: Nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại từ, câu mà nhân vật thích nói, kể cả từ ngoại quốc và từ địa phương,…trong tác phẩm tự sự, nhà văn còn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật'' [19, tr 214].

3.3.1.1. Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, sinh động

Ngôn ngữ nhân vật, đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại của nhân vật được thể hiện rất tự nhiên. Sự tự nhiên ấy tạo được âm hưởng, dư vị dân gian, trần tục, hết sức gần gũi với đời thường. Nhà văn tôn trọng tính tự nhiên, dân dã, trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Do đó nó dễ dàng đến với độc giả. Sức hấp dẫn của truyện cũng nhờ một phần vào đối thoại của nhân vật.

Trong truyện Tiếng đêm, ta nghe giọng điệu dân Nghệ một cách rõ ràng từ anh lính lái xe dũng cảm với cô gái xinh xắn đầy nghị lực xứ Bắc:

''Việt hỏi cộc lốc:

- Vào đường cụt để làm chỗ ẩn hử?

- Không phải đâu anh ạ. Hết đường em sẽ dẫn xe chạy tắt qua truông. - Suốt đêm à?[. ..]

- Vâng. Em cũng cho là thế. ''Nàm" sao quên được những xóm ''nàng" ở Kỳ Anh, Hương Khê.

- ''Nàm'' sao quên được.

- Dân ở vùng ''một năm ba tháng ăn chơi'' hở? - Việt vừa nói vừa cười [33, tr 7, 9].

Hay trong truyện Ở trần, có đoạn đối thoại tự nhiên, các câu chữ ngắn ngọn, chứa nhiều thông tin giữa chủ nhiệm nhà khách Bộ Quốc phòng và cô Hai:

- Chiều hôm qua hết giờ làm việc anh ấy ra ngay chứ? - Dạ, không ạ...

Người phụ nữ im lặng.

- Chị có đưa điện thoại cho Đức Bình không? - Em không có số điện thoại.

- Vậy anh ấy ở phòng nào, ban nào? - Em không có địa chỉ.

- Anh ấy tên gì? - Dạ, Tư!

- Họ gì?

- Em không biết họ.

- Tư là tên thật của anh ấy?

- Dạ không ạ. Tư là tên gọi theo thứ tự, trong gia đình, con thứ ba gọi là Tư, con thứ tư gọi là Năm [33, tr 22, 23].

Cuộc đối thoại giữa Trang và con trong truyện Một đời vô duyên, khi Trang đã nhận ra lỗi lầm của mình:

- Mẹ ốm à? - Ừ mẹ ốm!

- Có cần gọi bố về không? - Nhưng biết bố ở chỗ nào?

- Bố vừa gọi điện về trưa hôm qua. Bố đang ở huyện Lâm Hà. - Cách Đà Lạt có xa không?

- Cũng chỉ vài chục ki - lô - mét thôi, mẹ ạ.Tiện đường giao thông và nhiều ô tô lắm. Họ đón bố như thượng khách.

- Sao con biết? [33, tr 60].

Cuộc đối thoại cứ diễn ra rất tự nhiên theo dòng cảm xúc của nhân vật tham gia cuộc thoại. Ta lầm tưởng rằng đó là cuộc thoại ở ngoài đời chứ không phải trong trang văn.

Trong truyện ngắn Đôi mắt chó, qua đối thoại ta sẽ nhận ra được tính cách nhân vật đó là hạng người nào. ''Văn đang phân vân thì một người đàn ông, có dáng vóc tầm thước, khuôn mặt mang nhiều vẻ đàn bà đi tới hỏi:

- Anh tìm ai?

- Thưa anh, tôi muốn tìm chị Huyền. - Vâng, nhà chị Huyền đây.

Người đàn ông cất tiếng gọi:

- Huyền ơi, em có khách đây này!( ...)

- Ấy, mời anh ngồi uống nước đã. Tôi và anh Vũ cũng là chỗ quen biết xưa kia. Bây giờ được nghe tiếng nói anh Vũ tôi cũng mừng lắm'' [33, tr 189].

Hay ngôn ngữ của một kẻ lang thang đầu đường xó chợ trong truyện

Đại biểu nhân dân:

- Thằng Nghi ứng cử vào Quốc hội đấy! - Nghi nào. Xã ta có đến ba bốn Nghi?

- Nghi con ông Ngút đi bộ đội về, nhà ở phía trại tràm.

- À tớ biết rồi. Thằng ấy mới đi bộ đội hai tư hai lăm tuổi chứ mấy? Cu Đởn cầm điếu thuốc ông Khích vừa đưa chùi khắp một lượt chân răng, cho vào miệng nhai giọng vênh vênh:

- Cái thằng chưa bẹp bụng cứt đã đòi làm tàng!

- Nghe nói hắn đi bộ đội đánh thắng địch, được tặng thưởng nhiều huân chương [33 tr 244].

Nhà văn cũng rất tinh tế trong miêu tả ngôn ngữ đối thoại của đám đông. Trong truyện Hoa cỏ, cuộc đối thoại như sau:

- Nhiều tiếng hét to: - Láo! Láo!

Và hét to nhất vẫn là người đàn ông lúc nãy đưa thẳng cánh tay lên: - Ngoan cố! Rất ngoan cố!

- Đả đảo! Đả đảo!

Chờ cho hết tiếng đả đảo, ông ta chống tay vào hông, quay lại nhìn lướt phòng họp, rồi nói:

- Nằm với nhau đã có chửa mà không biết người đó là ai, không nhận ra người đã ngủ với mình - quả thật là kì lạ.

- Cô Lài trả lời:

- Dạ, thưa tôi có nhận ra chứ ạ. - Ông ta quát to:

- Nhận ra thì nói ngay đi!'' [33, tr 72, 73].

Đoạn đối thoại của bọn trẻ chăn trâu lịch sự và hồn nhiên thật thà. Một lượt lời trao là một lượt đáp ngang bằng, phân biệt vai trên vai dưới rõ ràng.

- Dạ thưa, bác tìm nhà ai ạ? - Bác tìm nhà cô Lài?

- Nhà bác Lài kia kìa. Bác cứ vào sân ngồi chờ. Chốc nữa bác ấy về. - Bác Lài đi họp hở cháu?

- Bác Lài lên huyện ạ!

- Bác Lài làm gì mà lên huyện họp hở hở cháu? [33, tr 77].

Trong truyện ngắn Cao Tiến Lê, các nhân vật tham gia cuộc đối thoại hay sử dụng triết lí thể hiện sự khôn ngoan trong đối đáp. Trong truyện Tiếng

đêm, Lực nói: ''ở chiến trường là thế. Đùa kháo nhau một vài đặc điểm của

quê hương là nhịp cầu xóa bỏ mọi nghi lễ tìm hiểu''; hay ''Tôi nghiệm là khi mình chưa đến vùng nào đó thì thấy xa ơi là xa nhưng khi đến rồi, ở đó rồi, hiểu tính nết, đặc điểm cây cối, hoa quả hiểu nét khảng khái ưu tư hoặc khiêm tốn của con người thì vùng đó gắn chặt như quê hương'' [33, tr 9].

Trong truyện tác giả còn dùng lối đối thoại lồng ghép trực tiếp và gián tiếp đan xen tạo sự sinh động, giàu kịch tính. Chẳng hạn trong tác phẩm Ngọt

ngào: ''cũng có người gần gũi tâm sự nho nhỏ: ''bốn đứa con trai đủ rồi. Chị

-[…] Anh xem người ta ngọt ngào trước mặt vì phải mua nước mắm mụ ta còn sau lưng không một lời khen ngợi, không một tiếng nhắc nhẹ nhàng, êm ái: Chị Loan, Bà Loan mà cứ ''con mẹ chửa hoang'', ''cái mụ chửa hoang'' bà nhà tôi lại chửi con gái: ''này đừng có tỡm tợt rồi đời mày sẽ như con mụ Loan kia kìa'' [36, tr 148]. Qua đoạn đối thoại trực tiếp và gián tiếp ta cũng nhận ra được từng hạng người trong xã hội.

Hay tác giả còn sử dụng thành công lối đối thoại trong độc thoại theo lời trần thuật để xoáy vào trạng thái tâm lí nhân vật. Trong truyện Tiếng đêm, Việt tự đối thoại trong độc thoại: ''húc vào chỉ có vỡ két nước: - Việt

lẩm bẩm theo thói quen ròi nhả phanh cho xe lùi lại tạt vào nấp dưới cây bứa. Từng mảng rừng vẽ lên nền trời những đường cong bàng bạc: - Có đến đích được hay không, hay lại nằm ê lưng dưới rãnh hẻm nào đó, làm nhỡ kế hoạch hành quân của đơn vị phía trước thì thật là ''nhục''. Hừ…"chim đầu đàn đây''- Việt rấm rứt băn khoăn. Bởi vì biết rằng đêm nay trời tối như bịt tấm vải đen vào mặt, nhưng Việt coi khinh, anh đã xung phong đầu tiên và hứa đưa xe về đến đích kịp trời sáng…'' [33, tr 5]. Hay tác phẩm Trong

chiến hào: ''anh nằm trong chiến hào, chắp nối những suy nghĩ đứt quãng:

''Sao mình nằm ở đây…Tiếng hát của cô nào quen quá nhỉ…! Tiếng hát dồn dập, đúng nhịp, luyến láy, bâng khuâng, rộn ràng và gần như có chút bối rối đầy yêu thương, chất phác của những cô gái nông thôn…'', tiếng hát đưa anh đi qua hàng cây cổ thụ…bến thuyền chuẩn bị vượt sông…những trận địa bất tận… Anh nhận ra tiếng hát ở đâu rồi…ở chiếc đài trên túi ngực tiểu đội trưởng…'' [33, tr 157].

Hay trong đối thoại còn sử dụng ngôn ngữ địa phương tạo nên sự thân mật, gần gũi. Thể hiện sự am hiểu bản sắc văn hóa vùng miền. Trong truyện

Truông chạc chìu:

- Đi chợ truông răng đó?

- Vô đi. Vô đi. Ướt hết rồi. Bộ đội dân quân mà xin xiếc chi.[…] - Nhà có rơm không anh?

- Có in ít. Chú mần chi - Mượn một ôm rải để ngủ.

- Được rồi. tui sẽ lo, uống nước đi… Dừ ri các chú nhả lấy tấm phên ta hạ xuống mà nằm [36, tr 272].

Trong Tia sữa:

- Rứa con khi mô đi? - Ngày kia! Mốt tê mẹ ạ!

- Bà giật mình khi nhìn vào mắt anh:

- Ừ, chớ răng mắt anh sưng to rứa? Hai mắt đỏ như hai cục tiết [36, tr 7].

Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Cao Tiến Lê được xem như là một thủ pháp nghệ thuật, một yếu tố thẩm mỹ quan trọng. Đối thoại nhân vật đa dạng, với ngôn ngữ tự nhiên, sinh động.

3.3.1.2.Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: ''Ngôn ngữ độc thoại nội tâm được hiểu là: ''Lời phát ngôn của nhân vật nói về chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó'' [19, tr 122].

Trong truyện Tiếng đêm, có một đoạn thể hiện độc thoại của Viêt: ''- húc vào chỉ vỡ két nước.

- Việt lẩm bẩm theo thói quen rồi nhả phanh cho xe lùi tạt vào nấp dưới lùm cây bứa. Từng mảng rừng vẽ lên nên những đường cong bàng bạc.

- Có đến đích được hay không, hay lại nằm khoanh tròn ê lưng dưới rãnh hẻm nào đó, làm nhỡ kế hoạch hành quân của đơn vị phía trước thì thật là ''nhục''. Hừ…"Chim đầu đàn'' đây - Việt rấm rứt băn khoăn. Bởi vì biết rằng đêm nay trời tối như bịt tấm vải đen vào mặt, nhưng việt vẫn coi khinh, anh đã hứa xung phong đầu tiên và hứa đưa xe về đến đích trước khi trời

sáng…Ai cười phía trước đấy nhỉ? Lại mấy cô bạn thanh niên xung phong. Như mọi lần thì Việt đã lên tiếng và họ ùa chạy tới rồi tiếp theo là bao nhiêu chuyện tầm phào không đầu không cuối muốn chấm dứt lúc nào cũng được. Nhưng hôm nay Việt bừng bực vì anh đoán là tiếng cười kia mở đầu cho sự trình bày khó khăn nối tiếp: Đường hỏng, cầu sập''. Bao giờ cũng thế, họ mong dùng tiếng cười để làm tản dần những nếp nhăn cau có rất dễ xẩy ra trên mặt những anh chàng lái xe. Đấy là đối với những tay xốc nổi, nôn nóng thôi, còn như cái thằng Việt này mệnh danh là con chim đầu đàn của đơn vị, đã biết chút ít về chiến tranh thì khó mà động viên bằng một tiếng cười hời hợt như thế'' [33, tr 5, 6].

Trong truyện Đôi mắt chó, tác giả thể hiện những suy nghĩ nội tâm của Thịnh: ''À thì ra anh chàng mang đến một băng cát - sét có thu tiếng của Vũ. Lại một cách kiếm tiền, một cách làm ăn của mấy chú lính sau chiến tranh mang máy đến mở cho gia đình này nghe, gia đình kia nghe tiếng nói của họ, của con họ đã hi sinh, và cả người đang còn sống cũng thích nghe tiếng của mình thời trước, rồi gạ gẫm bán hoặc xin tiền một cách hợp lí. Quả là anh chàng này giỏi thật. Giữa chiến tranh đã nghĩ đến cách kinh doanh thời bình. Không để cho Huyền nghe cuộn băng này. Phải mua lại, chắc anh chàng sẵn sàng bán, vì đây là mục đích của anh chàng. Thôi, cũng là của quý, mình phải trả giá cao một tý. Nghĩ thế Thịnh bước ra phòng ngoài để thực hiện ý định'' [33, tr 193]. Hay một đoạn độc thoại khác của Thịnh: ''Thịnh khì lên một tiếng khi nghe Văn nói không cần tiền, đây là chuyện lạ, bây giờ có người dám nói không cần tiền, mà người đó lại mặc bộ quần áo bạc màu, thôi đừng khách khí. Tôi cũng quý chiếc băng cát - sét ấy, sẽ giả cho anh đủ tiền mua cả cái áo lông Đức cơ. Nghĩ vậy, nhưng Thịnh vẫn giữ vẻ vừa nâng giá vừa hạ giá'' [33, tr 194]. Nhân vật độc thoại trong tác phẩm, một mặt là để nói với bản thân mình về chính nó, mặt khác còn ngầm hướng tới sự tác động đến người đọc.

Chẳng hạn, Trong truyện Ở trần, tác giả để cho nhân vật tự độc thoại với chính mình: "anh ơi, hãy vào trong đó với em, với con, anh sẽ có tất cả tình cảm cá nhân, hạnh phúc gia đình và sự giàu sang. Anh hãy dạy dỗ con, nó không bướng, nó rất ngoan. Em sẽ buôn to, bán lớn, nhà nước mở cửa không cấm đoán nữa rồi. Em có rất nhiều đầu mối kinh doanh. Nhưng anh không cần quan tâm tới. chỉ cần hàng ngày anh giải thích cho con những từ như: chính trị - lôgích, sự khác nhau giữa xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa tư bản… mỗi lần về với con, em lại sợ nó hỏi những từ ấy, những từ mà em mù mịt, đau đầu không thể nào hiểu nổi và cũng không muốn hiểu'' [33, tr 37].

Độc thoại cũng như đối thoại được xem là một thủ pháp nghệ thuật, một phạm trù thẩm mỹ có hiệu quả cao trong quá trình sáng tạo của nhà văn, góp phần đi sâu khám phá thế giới nội tâm đầy bí ẩn, phức tạp của con người.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 92 - 100)