7. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Nhân vật người lính sau cuộc chiến
Nhà văn Nguyễn Khải từng nói: ''Chiến tranh ồn ào, náo động mà còn có cái yên tĩnh, giản dị của nó, hào bình yên tĩnh mà chứa chấp bao sóng ngầm''[htt://www.cannad.vn.com]. Trong chiến tranh người lính quen sống rạch ròi ta - địch trở về đời thường, họ khó có thể hòa nhập với cuộc sống hỗn tạp xô bồ. Thế giới nhân vật người lính thời mở cửa có bao nhiêu điều đáng
viết đáng nói. Cao Tiến Lê đem đến cho trang văn nhiều kiểu nhân vật, kiểu bi kịch khác nhau, đó là sự trượt dốc của cái tốt, sự lên ngôi của cái xấu, bệnh hối lộ, bệnh thành tích, sự sa sút của những quan hệ thiêng liêng. Vết thương chưa kịp lên da non nay lại mọc thêm những ung nhọt mới.
Trong truyện Láng giềng, tác giả viết về sự bực bội của Thung khi bị người yêu xem thường: ''chị gửi em các hộp thuốc bổ, thuốc an thần, giảm đau để anh Thung sử dụng. Còn số tiền em cầm giúp...Bây giờ anh ấy đang cần tiền lắm. Em xin nhận số thuốc, còn số tiền em không giám. Bởi vì ngay như đêm qua anh Thung đã rủ rỉ nói với em rằng: Phải làm cho ra tiền, phải có nhiều tiền. Không có tiền ngay cả người câm cũng không im lặng được. Nhưng cũng không được coi tiền là tất cả. Ai coi tiền là tất cả, thì kẻ ấy sẽ làm tất cả để có tiền'' [33, tr 294, 295]. Tần yêu Thung coi thường Thung và chỉ nghĩ đến cách kiếm tiền không cho anh đi nghĩa vụ quân sự: ''trời ơi, sao lúc đó ngu xuẩn thế, chị rồ dại thế, chị dè bỉu và nói với anh ấy đã ngộ nhận, đã tự cho mình là người của thời đại một cách lạc lõng. Người của thời đại là gì? Là chức tước, là nhà cao, cửa rộng, là giàu sang no ấm, vợ chồng bên nhau...Anh Thung không thèm nói một câu, xách ba - lô đi thẳng[...]. Chị cho rằng mình đang ở thế vững vàng, nên sau khi tốt nghiệp y khoa, Chị dương dương tự đắc lên đường đi du học nước ngoài'' [33, tr 293]. Lần thứ hai khi Thung bị thương chị lại một lần nữa sai lầm khi đánh giá thấp về Thung: ''nhận được tin, chị bỏ cả nghiên cứu, bỏ học tập, xoay ra buôn bán, kiếm thật nhiều tiền, về nước xây nhà, trang trí nội thất hiện đại, xin lỗi anh ấy, đón anh ấy về. Chị sắp xếp một kế hoạch gia đình. Anh Thung ở nhà nuôi dạy con, vui thú điền viên, còn chị sẽ mở công ty trách nhiệm hữu hạn...Nhưng một lần nữa chị đã nhầm[…] Anh Thung xin đi học lớp trung cấp tài chính'' [33, tr 293, 294].
Nhân vật Đường trong truyện Mặt trời, cũng gặp phải người đàn bà suốt ngày lảm nhảm chuyện cơm áo gạo tiền, coi chồng chẳng làm nên tích sự
gì cả. ''anh có lỗi là anh không tháo vát trong việc giúp đỡ gia đình, trăm sự đều nhờ vả vào em. Nhưng nhìn lại hàng tháng lương của anh không đến nỗi nào. Ngoài lương thỉnh thoảng còn có tiền thưởng, tiền tham gia các công trình. Số tiền đó cũng đủ cho ba mẹ con em chi dùng. Phải sống theo cái mình có, đừng sống theo cái mình muốn. Còn xây nhà hai tầng, ba tầng ư? Anh không cần, ở một căn hộ là tốt rồi. Em bảo anh mở miệng ngửa tay xin nơi này nơi kia cắt cho vài mảnh đất ư? Không bao giờ anh làm việc đó'' [34, tr 138]. Tính lại còn ghen tuông, Tính đã xóa đi ''mặt trời'' biểu tượng người bố trên bức tranh, là xóa đi kí ức đẹp trong tâm hồn những đứa con về bố, một tội lỗi đáng lên án. Đường cũng không tài nào sống nổi nên đành bỏ lên cơ quan sống, tiếp tục cống hiến.
Cao Tiến Lê lí giải bi kịch hạnh phúc gia đình của người lính hậu chiến một mặt là do cơ chế thị trường, khiến cho người lính khó mà có được một hạnh phúc vẹn toàn. Bi kịch đó ngày càng nhiều, khi mà người lính chưa kịp chuẩn bị tâm thế, những cuộc hôn nhân càng trở nên kém bền chặt. Ông Tư trong truyện Ở trần, vợ ông đã vì danh vọng, vật chất mà suốt ngày chì chiết chồng. Trác trong truyện Một đời vô duyên bước ra khỏi chiến tranh những tưởng sẽ được bù đắp xứng đáng, vậy nhưng lại trở thành gánh nặng cho gia đình, cho chính bản thân. Họ không biết xoay xở như thế nào trước cơ chế thị trường, họ luôn vướng vào bi kịch giữa cuộc sống đời tư. Ông Ngân trong truyện Thượng sĩ Đông Dương, Nghi trong truyện Đại biểu nhân dân, là những người súng đã quen tay, chỉ thích hợp với nghề đánh giặc. Họ chưa kịp chuẩn bị cho cuộc sống đời thường nên lâm vào bế tắc.
Trong truyện Một đời vô duyên, hình ảnh Trác là một người say mê lí tưởng, dường như không gì có thể làm anh vấp ngã. Vậy nhưng anh lại trượt ngã trong lúc đấu tranh với chính bản thân, với cuộc sống gia đình. ''Người ta bộ nọ, vụ kia kiêm nhiệm nhiều chức, trăn trở nhiều phía nên chóng già. Còn mình suốt đời làm trợ lí" [33, tr 44]. Bi kịch của Trác đến từ người vợ, anh
sống trong cảnh bạc bẽo của vợ: ''bây giờ anh đang sống với người vợ luôn luôn nói chuyện quyền lực và chẳng coi anh ra cái mẽ gì, vợ anh là phó giám đốc một công ty có vị trí trong cơ quan nhà nước hiện hành, lại kiêm cả bí thư chi bộ nữa. Bữa cơm nào chị cũng nói chuyện công việc cơ quan, sự dối trá lười nhác của cấp dưới, còn cấp trên thì bao che, đề bạt toàn lũ nịnh bợ" [33, tr 45]. "Chị còn trừng mắt quát chồng quát con, dù là đang trong bữa ăn cứ như quát một nhân viên trong cơ quan'' [33, tr 45]. Trác cũng bế tắc, khờ khạo như ông Tư, ngậm đắng nuốt cay không nói gì và anh bỏ nhà ra đi. Anh vào Lâm Hà Lâm Đồng xây dựng kinh tế mới.
Nhân vật ông Ngân lại cho ta thấy một hiện thực khác trong truyện
Thượng sĩ Đông Dương. "Sự tiêu cực không chỉ dành riêng ở một số người có
quyền hành mà ngay cả trong những người đến nhờ vả muốn nhanh chóng xong công việc. Thời buổi này người ta không lấy thước đo đạo đức làm chuẩn mực mà lấy kết quả đạt được bù trừ cho nhau. Nếu thu hoạch được nhiều hơn là người ta hành động khó bắt bẻ phê phán nếu gọi đó là tặng phẩm quà biếu'' [36, tr 65]. Do ông không chấp nhận đi cửa sau, không chịu xì tiền ra, nên ông không được đoàn tụ cùng vợ con, sống như một người độc thân. Và nhất là bạn bè đồng chí đồng đội cũng khoanh tay đứng nhìn, tình đồng chí chỉ là giả tạo. Ông không có chốn dung thân bên vợ con, ông đành rời chốn thị thành nơi có gia đình ông, lại về quê tiếp tục sự nghiệp chiến đấu.
Bi kịch của Ngô Văn Nghi trong truyện Đại biểu nhân dân, lại đến từ nhân dân người mà suốt đời Nghi trao cả tính mạng, cống hiến tuổi thanh xuân, công danh sự nghiệp. Lí tưởng cao đẹp của Nghi bị từ chối, bạn bè, người yêu xa lánh và ngay cả gia đình cha mẹ cũng từ bỏ Nghi. Anh phải sống biệt lập, tách khỏi cộng đồng. Lí tưởng của Nghi hóa thành bệ phóng, vị trí gạch tên thay cho các cấp lãnh đạo.
Cao Tiến Lê nhận nhận xét cuộc sống hậu chiến trong truyện Mặt nạ:
cùng ánh sáng âm thanh, tài nghệ lắm mới chớp được, phải mãi ghi lại trên trang giấy cảnh sinh hoạt này'' [33, tr 264]. Trường và Thiện Giá hai họa sĩ có tâm huyết với nghề, hai anh đã hết mình vì công việc, vì sự nghệp chung: ''suốt ngày anh làm việc ở tòa soạn, là tấm gương liêm khiết trong sáng, giản dị cho mọi người noi theo. Suốt mười năm liền anh ăn cơm tập thể, ngủ giường cá nhân. Nhưng ghi nhận sự cống hiến hết mình cho công việc của anh lại là tờ quyết định nghỉ hưu non của cơ quan, của một số người lãnh đạo nhằm làm cho quân đội tinh nhẹ. Mình rời khỏi quân đội với hai bàn tay trắng, không giá vẽ, không trang giấy, tất cả đồ dùng xưa nay đều của tập thể và con người cũng của tập thể mang về đời sống riêng tư bằng gần nửa lương và vài lời an ủi thông cảm của tổng biên tập ư? Sao đời lại chó má thế nhỉ?'' [33, tr 260]. Câu hỏi ám ảnh anh mãi làm anh không hiểu: ''tại sao họ lại đối xử với anh như thế nhỉ? Tại sao họ lại đối xử với anh em làm nghệ thuật như thế nhỉ?. Tại chủ trương, đường lối hay tại cách nghĩ cách làm của một số người có chức có quyền mà mang tầm nhìn hạn chế. Thôi ''lo bò trắng răng, lo voi chết không có hòm''. Tại mình cả'' [33, tr 261]. Hai họa sĩ gương mẫu quay về minh họa mặt nạ cho trẻ thơ, cho đời.
Cao Tiến Lê viết khá nhiều về người lính, người lính trở về từ chiến trường, không có ai là không gặp trắc trở, cái mới cái cũ đan xen đã làm đảo lộn nhiều giá trị. Cao Tiến Lê đã đặt nhân vật vào những hoàn cảnh trớ trêu để mà lý giải về số phận người lính thời mở cửa.