7. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Các sắc thái giọng điệu
3.2.2.1.Giọng ngợi ca, trang trọng
Trong văn học Việt Nam 1945 - 1975, giọng điệu chủ đạo là ngợi ca trang trọng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nội dung bao trùm xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm. Giọng điệu, âm hưởng ngợi ca là phù hợp lí tưởng cộng đồng, con người của cộng đồng. Đó là những con người luôn luôn đặt lợi ích tập thể, dân tộc lên trên hết.
Nhà văn Cao Tiến Lê từ khói lửa chiến tranh sống sót trở về. Ông cũng có cơ hội đắm mình trong trong không khí náo nức, hào hùng của chiến thắng. Đây cũng là một cái duyên cho những trang văn đầy say sưa, hào hứng của ông.
Trong truyện Tiếng đêm, ta bắt gặp chi tiết sử thi, với giọng điệu bao trùm trong toàn bộ tác phẩm là ngợi ca. Hãy lắng nghe giọng kể đầy khí phách của Việt: ''Việt đã nhiều lần bị thương. Nhưng đáng kể nhất là lần bị đạn bắn thẳng. Viên đạn cuối đà nên chỉ xuyên thủng lưng rồi móc lại. Việt đưa tay sờ, rút dầu đạn ra. Rút xong Việt cảm thấy chóng mặt và khó thở quá. Thì ra hơi trong phổi đang phì phì thoát ra từ chỗ bị thương. Không có bông băng, Việt đành dùng đầu đạn vừa lấy ra nhét vào chỗ cũ, rồi đứng dậy đi về phía trạm xá'' [33, tr 11]. Cái hi sinh của họ sao đẹp đẽ lạ thường đến thế.
Trong truyện Chén rượu phía bắc, tác giả ca ngợi một cụ già đánh giặc giỏi. Hình ảnh cụ Triệu Tắc Nàn bắt bọn gián điệp, trinh thám từ kinh nghiệm sống trong rừng. "Tao bắt được một thằng giặc. Tao theo nó từ khi nó lách vào bờ suối, khôn như con kì đà. Nó leo lên cây sau sau, mang theo cả lương khô và cái máy kêu vo vo. Tao đưa nó lên gặp các mày ngay, để các mày bắt nó mở cái miệng nói cái điều bí mật'' [36, tr 119]. Hay như khi ta đọc truyện
an. Một quả đã lọt trúng giữa chiếc hầm dày 7 lớp mà sáng nay tầm vừa đứng xem, cũng như chiến sĩ B.40 định chọn làm khu chốt. Quả pháo mở lối đủ cho mọi người chui xuống, cắt ngang những thanh sắt, xới tung bao cát, khoan đất trong hầm sâu xuống 50 phân, mảnh chi chít cắm lên vách như những nhát xẻng, nghĩa là đứng trong hầm bao nhiêu người, thì chừng ấy tử vong. Các hầm xung quang cũng bật nóc,…"trời! nếu mình ở đây thì nát vụn như sườn băm''. Nếu không phán đoán đúng ý đồ đối phương thì cả tiểu đội tử vong'' [33, tr 150]. Truyện ngắn Bức thư người mẹ, có đoạn viết: ''trời! con tin thiệt là mạ gọi con về hử? - Dạ. Thau khẽ cười rồi níu cánh tay mạ: các anh ấy đi cả. Mạ cực lắm con phải về. - Mắc mưu rồi! Thôi! liệu mà đi đi…Mi định phản lại cách mạng à, phản lại anh em à? Mi không hiểu bụng tau. Tau nhắn eng tam nhà mi về, là về bằng cách răng, chớ về tay không như mi thì tau còn chi là mặt mũi nữa. Thằng cảnh sát quận thắng rồi […]. - Đi đi. Gạo đây…lần ni có mười loong thôi. Con không lấy gạo? Răng rứa? Nì, tao không mượn mi về nuôi tao. Mi mà về đây tao chém. Con gái ngu rứa là ngu!'' [35, tr 92, 93].
Bằng giọng điệu ngợi ca trang trọng, Cao Tiến Lê đã góp một chút sức mình vào cho dòng văn học sử thi. Thời gian trôi đi các tác phẩm trên đã lùi theo nỗi nhớ và thay vào đó là một cảm hứng sáng tạo mới mẻ, cảm hứng thế sự đời tư, và xuất hiện đậm hơn với giọng điệu châm biếm, phê phán.
3.2.2.2 Giọng châm biếm, phê phán
Trong truyện Láng giềng, nhân vật trần thuật nói với giọng điệu buồn bã, dửng dưng, chán nản: ''vả lại cuộc sống mỗi ngày cần có biết bao điều cần tính toán đối phó, mỗi người phải tự lo liệu lấy, hơi đâu mà nhắc nhở can ngăn người khác khi việc không liên quan đến mình, chẳng ai lo cho ai'' [33, tr 276].
Trong truyện Ở trần, ta cũng được gặp một giọng điệu tương tự về nỗi trăn trở của tác giả. Một giọng điệu chua chát, mỉa mai sâu cay, bỡn cợt cuộc đời. Giọng điệu này xuất hiện khi nhà văn viết về những mặt trái cơ chế thị
trường. ''nơi nghĩa trang liệt sĩ, nơi thờ các anh hùng dân tộc nghi ngút khói hương, bị dán lên một ảnh người hớ hênh, chân co chân duỗi, xi - líp mi - ni cũng không ai dám bóc đi hoặc phê phán, bởi vì biết đâu đấy là sự thật cuộc sống đang đòi hỏi những thẩm mỹ như thế, can thiệp vào sẽ bị đòn gió, sẽ bị quy là không đổi mới là bảo thủ trì trệ'' [33, tr 19]. Để từ đó đưa ra một kết luận có tính triết lí: ''tuy vậy, trong phạm trù ''ăn cây nào rào cây ấy" và hơn nữa, không phải cứ phê phán là người khác sợ; ngày nay được cái vui là ai nói cứ nói, ai làm cứ làm, dù có nghị quyết hay chỉ thị, họ vẫn công khai hoặc là im lặng làm ngược lại với nghị quyết chỉ thị, huống gì trách nhiệm quản lí cơ quan. Cộng với với tính tình chi li, cụ thể luôn tìm ra nguyên nhân sự việc xẩy ra'' [33, tr 19, 20]. Giọng điệu này có sức tố cáo mạnh mẽ bởi vì nó xuất phát từ một tấm lòng yêu da diết cuộc sống, dám đối diện sự thật. Một bức tranh hiện thực đầy đủ gam màu đường nét, cục diện cuộc sống hiện lên cả bi lẫn hài. Tác giả bộc lộ một thái độ phê phán, châm biếm rõ ràng.
Trong truyện Mặt nạ, có đoạn viết về sự trớ trêu của hai nhà họa sĩ: ''thế giới không còn là bảy sắc cầu vồng nữa, mà muôn nghìn màu sắc hòa cùng ánh sáng âm thanh, tài nghệ lắm mới chớp được, pha màu ghi lại cảnh sinh hoạt này [...]. Trong cuộc đời chúng ta, quen biết gặp gỡ hàng vạn người cũng như bắt gặp hàng trăm con vật, nhưng chúng ta chỉ sống với vài ba khuôn mặt thôi. Những khuôn mặt khác thoáng gặp [...]. Mặt nạ bao giờ cũng mang nét hài hước hoặc bi hài, mặt nạ năm nào phải gắn với lịch sử năm đó'' [33, tr 264, 274].
Trong truyện Thượng sĩ Đông Dương, có đoạn viết về cuộc đối thoại giữa hai cha con ông Ngân: ''bố đưa tất cả giấy tờ cho con, con đi cửa sau, chỉ một tuần là xong. Nhưng phải cái này cơ bố ạ - Hải vân vê hai ngón tay làm động tác đếm tiền...Hoàn cảnh như thế mình phải làm theo như thế''. Hay ''sự tiêu cực không chỉ dành riêng ở một số người có quyền hành mà ngay cả trong những người đến nhờ vả muốn nhanh chóng xong công việc. Thời buổi
này người ta không lấy thước đo đạo đức làm chuẩn mực mà lấy kết quả đạt được bù trừ cho nhau. Nếu thu hoạch được nhiều hơn là người ta hành động khó bắt bẻ phê phán nếu gọi đó là tặng phẩm quà biếu […]. Hải thấy khó khăn nhất vẫn là chuyện nhập khẩu, nên đã tính toán đến thăm mấy ông bạn chưa thật thân thiết, bù khú với nhau vài bữa bia thịt chó, để rồi nối nhịp cầu cho việc nhập khẩu của bố'' [36, tr 65].
Trong truyện Đại biểu nhân dân, tác giả phơi bày hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ. ''thực ra sự nhiệt tình của bác Mặt trận Tổ quốc cũng có lí do riêng mà Nghi không biết được. Số là tính theo khu vực A sẽ bầu năm đại biểu. Năm đại biểu này cấp trên đã có ý định giới thiệu. Cụ thể tên những ai rồi. Người đã ở ghế chính trị, hoặc đang ở mon men đến ghế chính trị đều rất mong muốn là đại biểu Quốc hội, song họ không dại gì ứng cử để đứng vào vị trí thứ sáu, tức vị trí để cho người ta gạch xóa tên mình''[33, tr 228].
Giọng châm biếm phê phán không chỉ dừng lại ở chỉ trích mà còn là thái độ vạch trần sự giả dối, vô trách nhiệm trước cuộc sống hôm nay. Đó thực sự là bản lĩnh của nhà văn - cựu chiến binh Cao Tiến Lê.
3.2.2.3. Giọng triết lý, suy tư
Giọng triết lí suy tư là một trong các giọng chủ đạo bao trùm toàn bộ sáng tác của ông. Triết lí suy tư trong truyện ngắn của tác giả rất mộc mạc, hồn nhiên, giản dị. Đó là một thứ triết lí chắt chiu bằng trải nghiệm, vốn sống.
Triết lí của nhân vật trong truyện Tiếng đêm, thể hiện sự lạc quan, niềm tin của những trái tim người lính: ''ở chiến trường là thế. Đùa kháo nhau một vài đặc điểm của quê hương là nhịp cầu xóa bỏ mọi nghi lễ tìm hiểu'' [33, tr 9]. Hay cũng có những triết lí thật uyên bác: ''tôi nghiệm là khi mình chưa đến vùng nào đó thì thấy xa ơi là xa nhưng khi đến rồi, ở đó rồi, hiểu tính nết, đặc điểm cây cối, hoa quả hiểu nét khảng khái ưu tư hoặc khiêm tốn của con người thì vùng đó gắn chặt như quê hương'' [33, tr 8]. Hay Lực nhận ra chân lí cuộc sống trong chiến đấu: ''ở đây em thấy vui lắm. Vui vì tìm ra được việc
làm. Chính ở đây em mới tìm thấy em một cách rõ ràng [...]. Nếu mình quá coi trọng sự hi sinh của bản thân thì có hại thôi phải không anh nhỉ!'' [33, tr 16]. Lực nhìn nhận cuộc đời: ''ở đời có cái gì một vị đâu'' [33, tr 8]. Hay Việt thể hiện cái nhìn của mình về cuộc đời, về lòng người: ''đừng chộp lấy những tiếp xúc ban đầu mà nhận xét về con người'' [33, tr 15]. Khi Việt nhận định về nụ cười của Lực về cuộc đời chinh chiến: ''theo ý Việt thì đây là tiếng cười của người chưa từng trải qua gian khổ nên nghe rất nhẹ rất êm, cứ như san cho người khác sự tươi mát và niềm vui'' [33, tr 9]. Nhân vật Khoáng trong tác phẩm Trong chiến hào, nhìn nhận về sự trừng trải trong chiến đấu: ''muốn công nhận một con người đã từng trải chiến tranh thì phải xem khoảng thời gian dài hay ngắn họ sống trong chiến hào với một tiểu đội bộ binh. Bởi chiến hào là nơi kiểm tra, nơi thử thách hoàn diện nhất''. Hay như "chiến hào là đường ranh giới sắc nhất, rõ nhất, chông gai nhất, giữa hai lực lượng đối địch; và một điều nữa quyết định thắng lợi chiến tranh, còn là do những người ở trong chiến hào''. Hay ''một vật dù nhỏ nhặt đến đâu cũng sẽ được người ta yêu thích, nếu vật đó gắn liền với năm tháng gian khổ'' [33, tr 148, 151]. Trong truyện Ớt ngọt, nhân vật tôi nói với Kim về chiến tranh: ''tất nhiên chẳng ai muốn chiến tranh. Chiến tranh là tai họa đối với dân tộc với gia đình. Nhưng vì dân tộc vì gia đình chúng ta không từ chối chiến tranh'' [33, tr 107]. Trong truyện Đại đội chân đất, triết lí về những người nông dân chất phác, giản dị ''thói quen đã ăn sâu vào nếp sống và bây giờ mang theo thói quen ấy bước vào tham gia chiến dịch''. Và "thói quen có thể trở thành tật xấu nhưng cũng có thể trở thành anh hùng'' [36, tr 216].
Với cuộc sống và tình yêu trong chiến tranh, tác giả có những triết lí chân tình mộc mạc, về tình yêu và lẽ đời: ''tình yêu phải có cái đắm đuối, say mê, cái không tỉnh táo, phải chịu đựng cái đẹp của nhau và cũng phải chịu đựng những nhược điểm của nhau'' (Ngọt ngào) [36, tr 167]. "hơn nữa ở đời rất dài. Phải chờ vài tuần, vài tháng cũng chưa là bao'' (Ngọt ngào)[36, tr
140]. Cúc nghĩ đến cảnh trớ trêu, buồn cười trong hôn nhân với tòa: ''theo em nghĩ, chẳng hề chi, bởi trong thực tế xã hội có cuộc hôn nhân từ không tự nguyện dần dần chuyển đến tự nguyện, ngược lại cũng có những cuộc hôn nhân hoàn toàn tự nguyện nhưng về sau lại tan vỡ'' (Ngọt ngào) [36, tr 141] . Tác phẩm Cây sau sau lá đỏ, Hạnh nói: ''đúng khi yêu mắt người ta thăm thẳm hơn sâu xa hơn'' hay ''Ở đời thiếu gì việc mình hiểu rồi mà vẫn cứ như là chưa hiểu''. Hạnh nói tiếp: ''mỗi cây mỗi hao mỗi nhà mỗi cảnh'' hoặc ''Nỗi nhớ của người Việt Nam bao giờ cũng biến thành sức mạnh'' [33, tr 217, 118]. Dù là triết lí người dẫn truyện hay của nhân vật thì đều gieo vào lòng độc giả những thú vị riêng, đầy trải nghiệm về cuộc sống.
Trong truyện Ở trần, giọng điệu triết lí toát lên từ cách dẫn dắt của người trần thuật. Cuộc sống hiện lên thật đáng buồn: ''nơi nghĩa trang liệt sĩ, nơi thờ các anh hùng dân tộc nghi ngút khói hương, bị dán lên một ảnh người hớ hênh, chân co chân duỗi, xi - líp mi - ni cũng không ai dám bóc đi hoặc phê phán, bởi vì biết đâu đấy là sự thật cuộc sống đang đòi hỏi những thẩm mỹ như thế, can thiệp vào sẽ bị đòn gió, sẽ bị quy là không đổi mới trì trệ'' [36, tr 19]. ''Tuy vậy trong phạm trù ăn cây nào rào cây ấy và hơn thế nữa không phải cứ phê phán là họ sợ. Ngày nay được cái vui là nói cứ nói, ai làm cứ làm, dù có nghị quyết chỉ thị họ vẫn im lặng hoặc công khai làm ngược lại với chỉ thị'' [33, tr 19, 20]. Bằng vai trò người trần thuật, dẫn chuyện, tác giả thể hiện những triết lí thâm trầm, tự nhiên, gây suy tư trong tâm hồn người đọc.
Trong tác phẩm Một đời vô duyên, mỗi nhân vật lại có suy nghĩ riêng trước sự vòng vèo của cuộc sống: ''Phụ nữ là thế, có người đẹp ở lứa tuổi mười tám, hai mươi, nhưng có người đến tuổi ba mươi, bốn mươi mới đẹp'' [33, tr 45]. Còn Vi nhìn nhận lại số phận, chặng đường mình chót lỗi lầm: ''nhiều người dùng nửa phần đầu cuộc đời cho nửa phần sau khốn khổ'' [33, tr 44]. Hay Vi đã mượn Kiều Nguyễn Du để lẩy cuộc đời mình: ''Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng'' [33, tr 44, 45]. Trong truyện
Láng giềng, Thung đã đi qua cái chết trở về và nhìn nhận cuộc đời và hạnh
phúc của mình: ''con người như tấm bánh bột lọc này cô Hương ạ, không phải một lúc mà nhìn thấu hết tất cả, phải biết chờ đợi, phải có độ chín'' [33, tr 283]. Hay Tần đau xót: ''Tình người như chiếc ngó sen, bị gãy ra làm đôi rồi mà vẫn còn thấy những sợi dây ràng buộc'' [33, tr 297].
Hay trong truyện Đôi mắt chó, tác giả triết lí về cuộc đời đầy đắng cay: "đừng nên lấy quyền lực mà áp đặt sự dốt nát lên kẻ khác. Đối với súc vật cũng vậy''. Còn Huyền khi được Thịnh lấy: ''cứ ngỡ rằng con sông lặng lẽ giữa đôi bờ phù sa như mọi con sông khác nhưng đừng quên một quy luật muôn thuở là ở những chỗ ngoặt thường tạo nên dòng xoáy''. Hay ''song người ta khi đã chấp nhận thì một làn hơi thoảng qua cũng đồng cảm, còn hàng trăm đợt sóng ồn ào sẽ hoàn toàn vô nghĩa như đi qua vùng câm điếc''. Khi nói đến con người bất nhân như Thịnh: ''những sự thấp hèn bao giờ cũng hành động theo lỗi suy nghĩ được việc cho họ'' [33, tr 191,195].
Như vậy, với giọng triết lí suy tư, nhà văn đã thể hiện chiều sâu trí tuệ cho trang văn, đồng thời kích thích tư duy người tiếp nhận.