Cảm hứng phê phán

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 47 - 52)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Cảm hứng phê phán

Trong ''Tuần báo văn nghệ số 52 - 1984'', nhà văn Hữu Mai đã báo động: “Cần chấm dứt những lời ca dễ dãi đã làm người đọc chán ngấy''. Cuộc sống thời bình ngày càng trở nên gay gắt trong dư luận xã hội. Tất cả cái ngổn ngang của đời sống va đập vào người viết một cách mạnh mẽ.

Lê Ngọc Trà trong bài viết : Văn học Việt Nam những năm đầu đổi

là người tốt, là nhân vật chính diện, thì bây giờ, ngược lại, trong nhiều tác phẩm các nhân vật chính toàn là nhân vật tiêu cực, giả dối, làm ăn phi pháp, thấp kém về đạo đức. Và một khi các nhân vật chính đã như vậy thì dĩ nhiên cảm hứng chủ đạo của tác phẩm cũng thay đổi. Nhiệt tình ca, khẳng định được thay thế bằng phê phán, châm biếm'' [70, tr 32].

Đỗ Ngọc Thạch trong bài viết: Văn học và hiện thực, ( http://newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html), đã khẳng định: "Nếu như trước đây nhà văn chỉ kịp thời phản ánh được một vài khía cạnh của hiện thực, thì giờ đây, bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, bằng sự nghiên cứu nghiêm túc đối tượng phản ánh, đã có thể dựng lại những bức tranh chân thực và rất lớn với tất cả sự đa dạng của hiện thực phong phú và phức tạp, trong đó có cả cái cao cả và cái thấp hèn, cái ác và cái xấu".

Cảm hứng phê phán trong truyện ngắn Cao Tiến Lê không nhằm chỉ trích mà còn là sự thể hiện ý thức trách nhiệm trước cuộc sống. Ông viết về hiện thực cuộc chiến và cả sau cuộc chiến. Những chuẩn mực giá trị đạo đức bị đảo chiều, ông đã lột mặt nạ giả dối, những nghịch lí oái oăm một cách không thương tiếc.

Chiến tranh là hủy hoại, là làm xói mòn nhân cách con người. Nhà văn lên án sự phản bội, sự biến chất về lương tri, sự quay lưng lại với nhân dân, với tình đồng chí, đồng đội trong Thượng sĩ Đông Dương. ''Những lần gặp ông, Tưởng đều báo cáo lại mật vụ. Tưởng cho chúng biết ông là đảng viên trung kiên, song trước thái độ ăn năn hối hận của Tưởng ông đã mủi lòng và hướng dẫn cho Tưởng cách hành động để chữa lỗi lầm. Còn Tưởng nghĩ rằng dần dần sẽ đưa ông vào con đường phản lại chủ nghĩa Cộng sản, bởi ông đã cả tin, bộc lộ một số nhược điểm'' [36, tr 59]. Nguyễn Đắc Tưởng đã phản bội ân nhân của mình là ông Ngân. Đây cũng là một thực tế trong chiến đấu bên cạnh con người dũng cảm cũng có những con người làm Việt gian, phản bội nhân dân. Chiến tranh là chết, là hi sinh, là đổ máu, bệnh tật hoành hành cướp

đi hàng vạn sinh mạng chiến sĩ. Những ám ảnh hằn sâu vào kí ức con người. Nhân vật tôi trong truyện Ớt ngọt, chịu căn bệnh sốt rét rừng hành hạ suốt thời chiến vắt sang thời bình. Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của Tầm

Trong chiến hào, hay chiến tranh đã làm cho người mẹ bị hành hạ, bị đánh

đập dã man trong truyện Bức thư người mẹ. Chiến tranh làm cho tất cả con người đều bị thương ở dạng này hay dạng khác nhau. Bom đạn đã cướp đi đôi bàn tay lao động của Lực, để lại trong con người Việt những mảnh bom đạn, Vết sẹo cho ông Tư trong truyện Ở trần, Thung trong truyện Láng giềng bị cụt chân.

Trong truyện Điều chưa thể nói trong chiến tranh, trước tin đồn là con mình theo giặc, bà Nông sống trong mặc cảm, sợ bị dị nghị, bà sống khép mình: ''bà buồn, bà sợ, bà tự co mình trong phòng và rụt rè cả khi lên xuống cầu thang. Ngày ngày bà mở chiếc va li đã hen rỉ phần sắt lặng nhìn những bộ quần áo thợ nguội đã sờn rách của con trai. Thương con nhớ con nhưng bà chỉ thầm khóc trong đêm khuya, ban ngày bà cố giữ không sụt sùi, sợ người ta nói tiếc nuối thằng phản bội. Tuổi già, phần nỗi nhớ thương con cũng làm cho bà mắt mờ dần'' [33, tr 161]. Bà Nông gánh chịu âm thầm nỗi đau và tủi nhục, khóc cũng không dám khóc. Di chứng chiến tranh không chỉ dành riêng cho những người trong chiến tuyến mà còn có cả phần người ở nhà.

Chiến tranh, ở đó là chết chóc, là thương tật và đổ máu. Lực cô gái còn non trẻ, chưa rời ghế nhà trường đã lên đường làm giao liên, mở đường. Lực bị bom đạn cướp mất hai bàn tay. ''Việt sững sờ khi nhìn vào hai tay cô gái đang bưng nước. Trời ơi! Hai bàn tay không có" (Tiếng đêm) [33, tr 14]. Hiện

thực còn có người ở bên kia chiến tuyến cũng chịu một nỗi đau không hề nhỏ trong truyện Vĩ tuyến 17 trên đất Mĩ, "chúng tôi ngồi uống cà phê với nhau, những cốc cà phê đắng và nghe câu chuyện càng lắng đọng hơn, chát hơn. Đất nước hoàn toàn thống nhất, vĩ tuyến 17, ranh giới chia dôi bờ đất nước, sau 20 năm hòa bình, người nơi khác đến đây không thể biết đây là giải đất

phân cách đẫm máu và nước mắt. Song nỗi đau chiến tranh còn nằm ở phía trong, còn tác hại đến nhiều thế hệ, không chỉ ở Việt Nam, mà còn kéo dài đến tận trên đất Mĩ'' [36, tr 103]. Tàn dư, di chứng chiến tranh, nỗi ám ảnh chưa phải là đã chấm dứt.

Một số nhà văn cùng thời miêu tả lạnh lùng đến tàn nhẫn quan hệ con người với con người. Với Cao Tiến Lê thì ngược lại, ông đi vào quan tâm số phận nhân vật, đi vào khai thác những những chuyển biến, những nghịch lí của số phận trước biến động của cơ chế thị trường.

Trong tác phẩm Ở trần, có đoạn viết: ''các tướng lĩnh, các sĩ quan giày đen giầy nâu bóng nhức, cổ treo cra - vát màu rêu, áo nhô đường may ra phía ngoài vuông vắn trông thành nhiều túi như khoe một thứ vay mượn không hợp khuôn khổ dừng lại trước bảng đen lướt đọc rồi im lặng bỏ đi'' [33, tr 18]. Tác giả phê phán sự thờ ơ của các nhà lãnh đạo, dửng dưng, trơ trơ cảm xúc trước thực tại. Có đoạn tác giả mỉa mai sự vô trách nhiệm của con người: ''nơi nghĩa trang liệt sĩ, nơi thờ các anh hùng dân tộc nghi ngút khói hương, bị dán lên một ảnh người hớ hênh, chân co chân duỗi, xi - líp- mi - ni cũng không ai dám bóc đi hoặc phê phán, bởi vì biết đâu đó là sự thật cuộc sống đang đòi hỏi những thẩm mỹ như thế, can thiệp vào sẽ bị đòn gió, sẽ bị quy là không đổi mới là bảo thủ trì trệ'' [33, tr 19]. Tác giả đã phơi bày những mặt trái của cơ chế thị trường, đạo đức, nhân văn bị xuống cấp trầm trọng. Tác giả viết tiếp về sự thật cuộc sống: "tuy vậy, trong phạm trù ''ăn cây nào rào cây ấy'' và hơn nữa không cứ phải phê phán là người khác sợ; ngày nay được cái vui là ai nói cứ nói, ai làm cứ làm, dù có nghị quyết hay chỉ thị, họ vẫn công khai hoặc im lặng làm ngược lại với nghị quyết và chỉ thị, huống gì trách nhiệm quản lí cơ quan cộng với tính tình chi li, cụ thể, luôn luôn tìm nguyên nhân sự việc xẩy ra'' (Ở trần) [33, tr 19, 20]. Cao Tiến Lê không chỉ tập trung phê phán những gương mặt đại diện cho xã hội, ông còn lôi ra ánh sáng những góc tối, những uẩn khúc, những mặt trái trong giá trị đạo đức nhân phẩm, nhận thức

của con người. Tác giả miêu tả sự lóa mắt vì tiền quyền, danh vọng của vợ ông Tư, ''ông Tư không lên tướng. Vợ ông ra đi. Bà bán luôn tủ lạnh, quạt trần, vô tuyến...'' [33, tr 31]. Rồi đứa con trai niềm hi vọng của ông Tư sau du học về cũng quay đầu lại với dân tộc. Cô Hai sửng sốt, chị hốt hoảng trước những dòng chữ trong thư: ''bố ơi, con băn khoăn cho Tổ quốc ta, cho nhân dân ta quá. Con muốn thay thế tất cả mọi người Việt Nam hôm nay, thành những người Việt Nam hoàn toàn khác. Đáng sợ biết bao nhiêu phải trở về sống với một dân tộc như thế...'' [33, tr 36, 37]. Qua đó nhà văn muốn tố cáo những mặt trái xã hội, những điều tưởng bền vững hoá ra lại là trơ trẽn. Đôi lúc nhìn cái vỏ bọc bên ngoài ta cứ tưởng là vô định. Tác giả nêu lên vấn đề giá trị đạo đức cần phải nhận thức lại.

Hay trong tác phẩm Thượng sĩ Đông Dương, chỉ vì ông Ngân không chấp nhận tiêu cực đành phải lìa gia đình vợ con một lần nữa. ''Ông Ngân đến gặp người này người nọ đang có chức có quyền. Ai cũng hứa sẽ giúp đỡ, sẽ chuyển ngay cho cấp dưới giải quyết. Nhưng dăm ngày sau họ trả lời: ''cái này khó quá, không thuộc quyền hạn của tôi, tôi giới thiệu anh đến đồng chí A bạn cũ đấy. Đồng chí ấy giải quyết tiện hơn. Tôi cũng có thể giải quyết được nhưng họ cho là vượt quyền, định gây vây cánh hay có quả đút lót chi đây! Từ đồng chí A lại giới thiệu sang đồng chí B, rồi C, D, Y, Z đâu đâu cũng lời lẽ chân tình những bàn tay xèo ra thanh minh cởi mở tình bạn như tấm bánh đã bóc, những bàn tay nắm chặt chúc tụng hứa hẹn, và sự giới thiệu vòng quanh. cuối cùng lại trở về người đầu tiên ông Ngân đến gặp'' [36, tr 69, 70].

Một sự thật nữa được phơi bày trong truyện Mặt nạ, là sự thao túng, giật dây, lộng quyền của các cấp lãnh đạo. Trường và họa sĩ Thiện Giá cống hiến hết mình cho công việc, không màng danh lợi phù phiếm. Vậy mà lãnh đạo muốn cho quân đội tinh nhẹ sẵn sàng cho anh về vườn. Đảng viên mở hàng tạp hóa cho vợ con làm ăn thì bị coi là tư sản, cấm đoán cho là bóc lột. ''Chính quyền địa phương gửi thư tới tòa soạn, yêu cầu kiểm tra giáo dục một

cán bộ lại đi buôn trong khi Đảng và Nhà nước đang cải tạo thương nghiệp tư doanh, một sĩ quan mang tư tưởng bóc lột..." [33, tr 252].

Trong tác phẩm Nhức nhối nội bài, tác giả thẳng thừng phê phán cách sống, cách đối xử của một số nhân viên nơi sân bay: ''anh ta có thái độ thờ ơ của lớp người đẩy xa mối quan hệ với chiến tranh mà kéo gần quan hệ giá cả, lãi suất, thực dụng. Lý tưởng của họ đặt vào những chuyến bay, từng thùng hàng xem thử moi được gì, gỡ được gì, họ áp dụng nguyên tắc nhà nước cho mục đích cá nhân, còn luật pháp là một cái gì mờ mờ ảo ảo giữa đen và trắng, nó rành rọt khi gặp điều họ muốn, nó nhạt nhòa phi lý khi gặp những điều họ không thích. Trong thùng hàng va li hành khách dưới mắt họ là vàng, đô la, thuốc lá, là những xa xỉ phẩm đắt tiền, chứ không thể có một hài cốt liệt sĩ. Và khi thấy hài cốt liệt sĩ họ vẫn không xúc động, vẫn thờ ơ như toàn thân họ là một cây gỗ mục'' [35, tr 512]. Mỗi một trang truyện ngắn tạo nên bức tranh đa sắc, toàn cảnh hiện thực về cuộc sống đời tư hậu chiến. Ông không hề ngủ say, ngủ mê trong chiến thắng mà ông luôn luôn tỉnh táo trước cuộc sống đời tư, thời hội nhập mở cửa, cho nên tiếng nói phê phán của ông sắc sảo và tinh tế và tràn đầy chất hiện thực.

Cảm hứng sử thi, ngợi ca và cảm hứng phê phán là cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Cao Tiến Lê. Ông ngợi ca lòng dũng cảm và sự vị tha của người lính, ông xây dựng hình tượng nhân vật người chiến sĩ thật đẹp. Ông cũng xót xa cho sự xuống cấp, băng hoại đạo đức của con người trong cơ chế thị trường, mở cửa.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w