Nhìn chung về truyện ngắn Cao Tiến Lê

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 25 - 28)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3.Nhìn chung về truyện ngắn Cao Tiến Lê

Cao Tiến Lê tâm sự rằng: ''còn khỏe mạnh còn minh mẫn thì ông còn suy nghĩ tới những trang viết và đó cũng là một cách trả lãi với cuộc đời''. Truyện ngắn là một phần tiêu biểu của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Cao Tiến Lê. Ông kể về kỉ niệm truyện ngắn đầu tay: Bức thư bị nát, sau khi viết xong chuyện đó, ông đã chạy ra đường vẫy xe và gửi theo hòm thư ra báo

Quân đội nhân dân và được in ngay sau thời gian ngắn. Nỗi vui mừng hạnh

phúc xen lẫn đã khiến cho tâm hồn yêu và say mê văn chương trong ông trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Cộng với cảm hứng về người lính, về đồng đội cũng như sự hi sinh mất mát trong chiến tranh đã thôi thúc ông viết một loạt tác phẩm gửi in trên các báo. Ông xuất hiện trên văn đàn vào giai đoạn truyện ngắn Việt Nam có nhiều khởi sắc. Cùng với những cây bút nổi danh cùng thời như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Chu Lai…, những sản phẩm tinh thần của Cao Tiến Lê không lôi cuốn độc giả bằng những tình huống nghịch dị, bất thường mà là những tình huống sâu lắng.

Các tập truyện ngắn của ông lên đến 12 tập:

- Phía trong (1972), Nxb Quân đội nhân dân

- Bến quê (1976), Nxb Quân đội nhân dân

- Cây sau sau lá đỏ (1982), Nxb Hà Nội

- Đại đội chân đất (1982), truyện vừa, 1 tập, Nxb Nghệ An - Ở trần (1990), Nxb Quân đội nhân dân

- Đến với bình minh (1995), Nxb Thanh niên

- Vỏ trứng Thạch sùng (1995), Nxb Kim đồng

- Một đời vô duyên (1999), Nxb Thanh niên

- Cao Tiến Lê, truyện ngắn (2003), Nxb Hội nhà văn - Ớt ngọt (2010), Nxb Thanh niên

- Xin đừng quên tôi (2012), Nxb Thời đại

Đề tài chính, tiêu biểu của ông là chiến tranh và người lính, từ người lính trong chiến trận trên mọi nẻo đường tổ quốc, đến người lính đối diện với đời sống kinh tế thị trường éo le, trắc trở phức tạp. Ông viết nhiều về người lính và hầu như ông chỉ quan tâm đến người lính, nhìn thấy người lính trên mọi khía cạnh của đời sống lưỡng diện xô bồ. Ở các thể loại khác như kí và tiểu thuyết cũng đề là tài ấy. Quả đúng mỗi nhà văn đều có một mảnh đất vàng để họ cày xới vun trồng. Truyện ngắn của ông đầy lòng nhiệt huyết và đậm đà chất chiến sĩ, nhạy bén khi tái hiện cuộc sống, đôi khi gàn gàn phẩm chất ông đồ xứ Nghệ.

Với tính cách thẳng thắn trung thực nhà văn tâm sự: ''tôi thường mang quan điểm phù suy chứ không phù thịnh", với cách nhìn đời, vừa ngông ngông, vừa ngạo nghễ, ngang tàng mang chất lính. Ông coi văn chương là nơi chuyển tải nỗi lòng và tâm sự của mỗi nhà văn trước thời cuộc. Dí dỏm nhưng cũng tràn đầy day dứt đau đớn khi nhà văn đào sâu vào bi kịch. ''Cuộc chiến tranh vừa qua biết bao nhiều người bị đạn xuyên thủng vào ngực vào bụng, khi ồ ạt tiến lên coi cái chết nhẹ tựa như lông hồng, để dành lấy độc lập cho dân tộc?'' (Ở trần). Họ coi thường cái ngã xuống, cái ngã xuống ấy là về với tự do, với độc lập dân tộc. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, cái hi sinh là bản anh hùng ca bất diệt. Giọng điệu ấy "như lời hịch cổ vũ họ qua mọi thác ghềnh, bão tố, coi cái chết tựa lông hồng, ra trận là niềm vui lớn…" (Ở trần). Truyện ngắn của ông còn có giọng điệu phê phán với những kẻ đê hèn, bần tiện như Thịnh trong Đôi mắt chó, Nguyễn Đắc Tưởng trong Đại

biểu nhân dân; Sự lỗi thời, sống thừa giữa chốn phồn hoa đô thị, nông thôn

mới đầy rẫy kim tiền ô trọc như nhân vật Trác, ông Tri, Đường, ông Ngân, Ngô Văn Nghi. Tác giả không ngần ngại nói ra sự thật, những mặt khuất tất của xã hội, những mặt trái thời kinh tế thị trường: ''cô ta trách em vô tình, tình cảm đồng chí đồng đội xưa kia đã bị kinh tế thị trường làm cho mù lòa'' (Ớt ngọt); Đó là sự bạc tình bạc nghĩa, sự sa sút, xuống dốc của những giá trị đạo

đức tưởng như bền chặt, sự ích kỉ, hẹp hòi của bộ phận lãnh đạo, sự tha hóa nhân cách (Thượng sĩ Đông Dương). Nhưng sau những trang văn đầy trắc ẩn ấy là những bức thông điệp cuộc sống sâu sắc, một niềm khao khát, một niềm hoài vọng sáng ngời chủ nghĩa nhân văn cao đẹp. Nhà văn đã khéo léo gieo vào lòng độc giả những cảm giác vừa hóm hỉnh, vừa ý vị nhẹ nhàng đầy lắng đọng với nhiều kiểu nhân vật. Cách lựa chọn đề tài không mới, nhưng bằng ngòi bút nghệ thuật, đầy bản lĩnh, đầy cá tính sáng tạo nhà văn cũng đã truyền được dụng ý nghệ thuật của mình, gây được lòng đồng cảm ở độc giả bằng cái mới lạ, độc đáo. Cho dù ông không cần dụng công nghệ thuật cầu kì, không thuyết giáo bằng những tư tưởng cao siêu, nhưng với lối kể chuyện dí dỏm, cách tạo ra tình huống rất riêng, Cao Tiến Lê đã đặt được vào lòng độc giả cái thiện, cái mỹ và sự hàm súc dư ba.

Cao Tiến Lê đã khẳng định được vị thế của mình trong dòng truyện ngắn hiện đại. Với tâm hồn, nhân cách và bản lĩnh của một người lính, bằng tài năng và lòng đam mê, "khao khát có lãi với đời", ông đã có những đóng góp đáng kể cho truyện ngắn Việt Nam hôm nay.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CAO TIẾN LÊ TRÊN PHƯƠNG DIỆN ĐỀ TÀI, CẢM HỨNG VÀ NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 25 - 28)