Nhân vật người lính trong cuộc chiến

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 53 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Nhân vật người lính trong cuộc chiến

Trong truyện Tiếng đêm, tác giả kể về nhân vật Việt đang làm nhiệm vụ chiến đấu. ''Đêm nay trời tối như bịt tấm vải đen vào mặt, nhưng Việt vẫn coi khinh, anh đã xung phong đầu tiên và hứa đưa xe về tới đích trước lúc trời sáng'' [33, tr 5]. Không gian ấy, thời gian ấy như muốn chứng minh thêm cho sự lặng lẽ, sự hi sinh của những con người bình thường như anh: ''Việt trở về khi hai ba lớp bụi đường bọc quanh làm cho từng sợi tóc to lên gấp ba bốn, năm lần. Riêng chuyện gội đầu cũng làm đỏ ngầu một khúc suối chảy chậm. Việt đã nhiều lần bị thương, nhưng đáng kể nhất là lần bị đạn bắn thẳng. Viên đạn cuối đà nên chỉ xuyên thủng lưng rồi móc lại. Việt đưa tay sờ rút đầu đạn ra. Rút xong Việt thấy chóng mặt và khó thở quá thì ra hơi trong phổi đang phì phì thoát ra từ chỗ bị thương. Không có bông băng, Việt đành dùng đầu đạn vừa rút ra nhét vào chỗ cũ rồi đi về phía trạm xá'' [33, tr 11]. Hay Lực một cô gái: ''hàng mi dài, khép nhẹ đen đều và dày trên đôi mắt. Khuôn mặt không đẹp nhưng tươi bởi màu da trắng và mái tóc dài to'' [33, tr 14]. Hình ảnh Lực là hình ảnh của bao cô gái tóc dài trong đội quân tóc dài Việt Nam, mở đường, đắp đường trên những cao điểm. Họ là những ngôi sao xa xôi, một ngôi sao lấp lánh trong muôn vàn ngôi sao tỏa sáng. Những cô gái tuổi thanh xuân lên đường chiến đấu bảo vệ mùa xuân đất nước. Lực là: ''một cô gái dẫn

đường cụt tay lặng lẽ làm việc...ôi phải chịu đựng, phải đấu tranh ghê lắm cô mới vượt qua tổn thất đau đớn để sống bình thường...bên cạnh cô Việt cảm thấy mình nhỏ bé quá và ngường ngượng'' [33, tr 15]. Lực là bông hoa trong muôn ngàn bông. Lực không chịu ở khu điều dưỡng mà tiếp tục lên đường: ''ở đây em mới tìm thấy em một cách rõ ràng. Nếu mình quá coi trọng sự hi sinh của bản thân thì có hại thôi phải không anh nhỉ!'' [33, tr 16]. Hai chiến sĩ hồn nhiên gặp nhau, họ nhận ra chân lí của cuộc đời đi đánh giặc: ''tôi nghiệm là khi mình chưa đến vùng nào đó thì thấy xa ơi là xa, nhưng khi đến rồi, ở đó rồi, hiểu tính nết, đặc điểm của cây cối, hoa quả, hiểu nét khảng khái, ưu tư hoặc khiêm tốn của con người thì vùng đó gắn chặt như quê hương'' [33, tr 8]. Cái nhại tiếng của nhau trong vùng miền là cách để họ gần gũi nhau, gắn bó và hiểu nhau hơn. Chính Lực đã làm thay đổi Việt. Lực đã trao cho Việt một niềm tin vào cuộc sống: ''Việt nắm tay cô như nắm tay một người lành lặn lắc lắc từ biệt rồi phóng xe như bay. Con đường cũng trở thành hiền dịu''. Chiến tranh chỉ khiến cho con người yêu thương nhau hơn, biết xích lại gần nhau hơn, cho nhau niềm vui, niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Dẫu biết rằng con đường phía trước còn lắm chông gai bão táp.

Trong truyện Quà của kẻ thù, tác giả miêu tả nhân vật Chấn một anh chàng thông minh, nghịch ngợm: "hồi kháng chiến chống Pháp, bộ đội ta hay đội mũ bê - rê. Hầu như là đóng quân trong nhà dân và mỗi lần di chuyển phải hết sức bí mật, đại đội rút quân xong, một vài người ở lại cảm ơn gia đình. Chấn đi trước một quãng rồi quay lại gọi người phía sau: ''này này, cậu nhặt giúp tớ chiếc mũ bê - rê rơi xuống đường...''. Anh kia tưởng thật đưa tay cầm chiếc mũ, thì ra không phải chiếc mũ bê - rê, mà là bãi cứt trâu giữa đường, trời nhá nhem trông giống chiếc mũ bê - rê. Anh bị lừa, tay toàn cứt trâu, tức quá chửi ầm lên làm chó cả làng nghe tiếng người lạ sủa ran, đồng bào chạy ra, mới biết là bộ đội di chuyển và không hiểu lí do gì mà anh bộ đội kia tay

toàn cứt trâu, vội vàng í ới gọi nhau đưa nước ra. Chấn bị đại đội trưởng gọi ra đứng trước hàng quân phê bình'' [36, tr 105].

Trong truyện Ngọt ngào, tác giả miêu tả sự dũng cảm chiến đấu của Trầm: ''Trầm tỉnh dậy anh không biết mình nằm ở đâu. Chân tay tê lạnh, người ê ẩm, hai tai lùng phùng như đầy nước. Tại sao mình ở đây, đây là chỗ nào nhỉ? Mình vừa đấu một trận bóng đá kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ liền của trường cấp ba xã Bạch Ngọc ư? Hay mình vừa tham dự cuộc hành quân thần tốc, kẻ theo đỉnh núi lên dốc, trượt xuống dốc, sẩy chân đập đầu vào đá, không kịp anh em, nước mắt giàn giụa. Cuộc hành quân để đập tan cái gọi là Lam sơn 719 của bọn Mĩ - Ngụy tại Nam Lào chăng? Sao chỗ mình nằm lại thấp hơn mặt đất. À. Hào giao thông, trận địa, các hố bắn...anh nằm một lúc có đến năm phút, mười phút mới hồi tỉnh, lần lần nghĩ lại những việc đã xẩy ra. Anh quờ tay va phải chiếc máy thông tin...Nhớ rồi...Nhớ rồi...Đánh nhau, căng thẳng, bị vây, trung đoàn trưởng đang nói chuyện. Trận địa ra sao, mình được đưa về đâu rồi. Anh trở mình đau quá. Anh co mình ngồi dậy, dựa lưng vào thành hào, định đứng lên, bị ngã nhào đập mặt vào bờ đất. Chân trái bị rồi, hình như nặng lắm, nhức buốt...Mình đang nói chuyện với trung đoàn trưởng qua máy thông tin, địch ào lên, một quả lựu đạn ném tới, nổ trong hào giao thông. Mình nhặt lên ném trả, mình không nghe tiếng nổ chỉ thấy tóe lửa rồi không biết gì nữa'' [36, tr 193, 194]. Một sự thật khác của chiến tranh đó chết chóc, Là bệnh tật khủng khiếp hơn cả cái chết. Hình ảnh người lính, nhân vật tôi trong Ớt ngọt, là một hình ảnh thực tế chiến tranh gian khổ. Chiến tranh không chỉ là chết chóc là hi sinh, có khi chết là hạnh phúc, chết vì được chiến đấu hết mình. Cái chết đối với họ nhẹ tựa lông hồng. Còn bệnh tật gặm nhấm cơ thể con người mới đáng kinh sợ, khiến ai cũng phải kinh hoàng, nhất là bệnh sốt rét rừng. Nhà thơ Quang Dũng cũng có nhắc đến trong bài thơ "Tây tiến": ''Tây tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá giữ oai

một trong những căn bệnh quái ác, nỗi ám ảnh của bao người lính. Cuộc sống chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, tiếng súng tiếng bom không còn, nhưng bệnh tật hồi chiến tranh ở rừng không bao giờ chịu yên ngủ: ''Mỗi cơn sốt trải qua ba thời kì: Trước hết là rét, rét như trên đời này chưa bao giờ có một lần rét như thế, rét tới gí cả hòn than đỏ vào cánh tay cũng chỉ nghe tiếng xèo xèo. Hết rét là chuyển sang nóng, nóng như có ai nung lửa ở trong ruột, nóng mà không toát được mồ hôi, hơi nóng tụ trên gia thịt có thể làm cháy lũ ruồi muỗi nếu chúng nhởn nhơ đậu vào.. tiếp theo là nôn mửa, ruột gan như bị xáo tung, toàn thân quằn quại, dạ dày ngỡ trào lên cổ, nước xanh nước vàng bật ra khỏi miệng'' [33, tr 102, 103]. Viết về hình ảnh người lính trong chiến tranh, Cao Tiến Lê không chỉ dựng lên hình tượng bất tử về người lính, đồng thời cũng muốn nói sự thật khốc liệt của chiến tranh, mất mát, hi sinh, bệnh tật, mỗi người một cảnh ngộ. Việt thì bị thương ở phổi, Lực thì cụt hai tay, Thung bị cụt chân, ông Tư bị thương ở bụng...còn nhân vật tôi trong Ớt Ngọt, là nỗi đau vô hình, trong tiềm thức đeo bám suốt cuộc đời. Xây dựng nhân vật tôi nhà văn muốn xoáy sâu vào nỗi đau lẩn khuất trong con người, bi kịch của nhân vật tôi cũng là bi kịch của mọi người lính. Nỗi đau này luôn chực chờ, rình rập người lính. Một căn bệnh trong tiềm thức nhưng ngoài tầm kiểm soát bằng lí trí vì nó nửa như có nửa như không. Tác phẩm Ớt ngọt, Cao Tiến Lê đã đưa độc giả bước vào địa hạt mới, nơi sâu thẳm của tâm hồn, sự ám ảnh của sốt rét rừng. Là một mảnh ghép khác của đời lính, về nỗi đau giai dẳng thầm kín. Người lính suốt chặng đường hành quân cũng như về với đời thường, mỗi khi trái gió trở trời nó lại đột ngột xuất hiện. Cái chiến đấu sinh tồn trong Ớt ngọt, không phải là kẻ thù mà bệnh tật, nó khủng khiếp, quằn quại hơn, nỗi đau luôn luôn chự chờ, rình rập con người để phất lên. Nỗi đau của Việt, Lực, Thung dường như ta nhìn thấy được, như nắm bắt được để mà chữa trị. Còn như nỗi đau của nhân vật tôi là ''có và không có''. Tác phẩm trong Trong chiến hào, tác giả tả hình ảnh nhân vật Khoáng đi cạnh nhân vật

Tầm để làm nền tảng xây dựng nhân vật Tầm đẹp hơn: ''mặt anh to, môi dày, chiếc cằm hơi vuông. Không bao giờ người anh xọp đi rõ ràng, dù nắng gió’'. Tác giả xây dựng nhân vật Tầm, tính cách hồn nhiên yêu đời, yêu cuộc sống, chết trong tư thế đẹp hiên ngang, chết trong tư thế lạc quan yêu đời, bền gan bền chí: ''nghe lành lạnh ở ngực, Tầm rán sức dựa vào bệ bắn, mơ màng.

- Nước ở đâu ào ào? Ở ngực? Sao suối lại bắt nguồn từ ngực mình? Hỏng đài rồi [...]. Tầm nép ngực vào thành hầm, nghiêng ngực về phía trái, cố ép lấy vết thương cho máu đỡ trào ra ngoài. Trăng đêm thành màn trắng như chất độc hóa học, quay tròn, quay tròn bịt sát vào mắt Tầm'' [33, tr 153, 154]. Một tượng đài nghệ thuật về người chiến sĩ hiên ngang.

Với thế giới nhân vật đám đông trong chiến tranh, Cao Tiến Lê miêu tả trên nhiều phương diện khác nhau. Trong chiến tranh họ có thể là một tập thể vững mạnh, tập hợp lại thành một đội quân hùng mạnh trong truyện Đại đội

chân đất. Bác Hợp người chỉ huy đại đội dân quân Hà Tĩnh đi chân trần cùng

đoàn người: ''người chỉ huy đại đội đi chân đất, đứng song song bên chủ nhiệm chính trị của cánh quân chủ lực đang thọc sâu về phía nam'' [36, tr 243]. Khí thế hùng cường, hào khí thời đại Cụ Hồ. Hình ảnh họ là hình ảnh nghệ thuật chiến tranh nhân.

Chiến tranh không phải là trò đùa nhưng sự khốc liệt của nó là có thật, dù dạng này hay dạng khác con người đều phải gánh chịu. Chiến tranh không chỉ có cái hào hùng mà còn có cái đau thương mất mát, có dữ dội nhưng cũng còn chỗ cho cái lãng mạn, hào hoa.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 53 - 57)