Cuộc sống thời hậu chiến

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 34 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Cuộc sống thời hậu chiến

Đề tài cuộc sống thời hậu chiến, thời mở cửa là một trong những đề tài được Cao Tiến Lê quan tâm. Đây là những câu chuyện nhân sinh, thế sự đời

tư dí dỏm, hài hước nhẹ nhàng, đầy lòng trắc ẩn. Phải có một tấm lòng với nghề, lòng yêu con người, yêu chính cuộc sống mà bản thân ông đã từng vào sinh ra tử bảo vệ mới làm nổi điều đó. Hiện thực ấy là sự máy móc, tầm hiểu biết hạn hẹp, thiển cận, sự biến chất, tha hóa của một bộ phận lãnh đạo, sự lệch pha của thế hệ già và trẻ; đó là sự trượt dốc của những giá trị mực thước vốn tưởng là bền vững. Vết thương chiến tranh chưa kịp thay da đổi thịt nay lại mọc thêm những ung nhọt mới. Thế giới nhân vật chủ yếu ở mảng hiện thực này là những người lính lăn lộn trên chiến trường trở về. Trong thời đại lúc bấy giờ cái quan liêu, tiêu cực, nhỏ nhen không chỉ dành riêng cho một số người có chức quyền vọng trọng.

Trong truyện Thượng sĩ Đông Dương, tác giả viết về một sự thật lúc đó: ''sự tiêu cực không chỉ dành riêng cho một số người có quyền hành mà ngay cả muốn nhờ cho nhanh chóng xong công việc. Thời buổi này có lúc người ta không lấy thước đo đạo đức làm chuẩn mực mà lấy kết quả đạt được bù trừ cho nhau. Nếu thu hoạch được nhiều hơn là người ta hành động khó bắt bẻ phê phán nếu gọi đó là tặng phẩm là quà biếu'' [36, tr 65]. Chỉ một việc đơn giản là nhập hộ khẩu cùng vợ con ở thành phố. Nhưng chính việc vặt vãnh ấy lại là chỗ ngoặt của đời ông. Ông không chấp nhận tiêu cực nên ông chờ đợi trong vòng luẩn quẩn. Ông chạy chỗ này đến chỗ kia tìm bạn vào sinh ra tử, có chức sắc có tiếng nói mà ông tin tưởng nhờ giúp đỡ. Vậy nhưng đến khi ông nhờ vả thì chỗ nọ đùn chỗ kia. Ai ai cũng hứa giúp nhưng chỉ là hứa lèo, đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm. Người này giới thiệu người kia, cuối cùng ông không được đoàn tụ cùng vợ con. Rõ ràng người lính trở về là bi kịch của chính đời họ, là người thừa. Đời tư khó lường và phức tạp nó dường như trầm lặng mà lắm mưu nhiều kế đa đoan, đâu minh bạch như nơi chiến trường. Sự đảo lộn cuộc sống làm cho ông Ngân choáng váng. Sự thực dụng, cái quyến rũ của đồng tiền làm đổi trắng thay đen, những cái xấu thức dậy hoành hành. Nếu có đi cửa hậu thì cũng xem đó là tặng phẩm là quà biếu.

Chuyện không đáng thành chuyện, nhưng cuối cùng lại chính nó lại là mầm mống của bi hài kịch.

Trong tác phẩm Ở trần, tác giả miêu tả nhân vật ông Tư không chịu uốn mình theo cơ chế thị trường nên: "đáng lẽ ông lên tướng rồi đấy nhưng nghe đâu ông không cùng ekip với một ông thủ trưởng nào đó nên bây giờ về ngồi suốt ngày đọc sách, cặm cụi viết. Không lên tướng ông cũng chẳng buồn, mà người vợ ông buồn. Buồn rồi lại sinh ra cáu gắt chì chiết chồng: Này người ta nói đầu đường đại tá bơm xe, ông ở trong vòng luẩn quẩn ấy đấy. Vất cha nó hết sách vở, mua lấy chiếc bơm, còn kiếm được đồng dưa đồng muối'' [33, tr 31]. Chỉ vì bản lính ấy không chịu đu theo chiều gió cơ chế nên ông Tư mất tất cả. Ông không lên tướng nên vợ bỏ đi theo một băng nhóm làm vàng. Đứa con thì bị nhồi nhét tư trưởng phản động: ''bố ơi con băn khoăn cho cho Tổ quốc ta, cho nhân dân ta quá. Con muốn thay thế tất cả mọi người Việt Nam hôm nay, thành những người Việt Nam hoàn toàn khác. Đáng sợ biết bao khi phải về sống với một dân tộc như thế…'' [33, tr 36, 37].

Trong tác phẩm Mặt nạ, tác giả khắc họa bi kịch của Trường và họa sĩ Thiện Giá - những người vẽ tranh minh họa cho tờ báo hết sức tâm huyết với nghề. Thiện Giá đã hi sinh hết mình vì công việc, vì sự nghiệp làm báo: ''suốt ngày anh làm việc ở tòa soạn, là tấm gương liêm khiết trong sáng và có kỷ luật cho mọi người noi theo[…]. Tiền thù lao anh đóng góp để xây dựng tòa soạn hoặc chiêu đãi số đánh máy, liên lạc, không bao giờ anh dùng để tiêu riêng. Mười năm liền anh ăn cơm tập thể nằm giường cá nhân'' [33, tr 244]. Không bao giờ anh màng danh lợi, chỉ say mê với công việc và nghệ thuật. Anh cống hiến và quên cả hạnh phúc riêng tư. Nhưng ghi nhận cho công lao của anh là tờ quyết định nghỉ hưu non của cơ quan, của một số người trong cơ quan thôi nhằm làm cho quân đội tinh nhẹ. Anh đi ra với hai bàn tay trắng "tại sao họ lại đối xử với mình nhỉ như thế? Tại sao họ lại đối xử với anh em làm nghệ thuật như thế nhỉ? Tại chủ trương, đường lối hay tại cách nghĩ cách làm

của một số người có chức có quyền nhưng năng lực và tầm nhìn hạn chế'' [33, tr 261]. Câu hỏi ấy cứ ám ảnh anh làm anh không hiểu nổi.

Hay như nhân vật Trác trong truyện Một đời vô duyên, là bi kịch những vị anh hùng trận mạc trở về với gia đình. Cơ chế thị trường xâm nhập vào cả hạnh phúc gia đình, anh sống với người vợ suốt ngày nói chuyện quyền lực và chẳng coi anh ra cái mẽ gì. Căn phòng hạnh phúc thành căn phòng nói chuyện quyền và tiền, tất cả đã trở nên méo mó. ''Căn phòng này, từ khi vợ anh lên làm giám đốc, cứ như thể một phòng khách, câu chuyện toàn ưu khuyết điểm, đề bạt người nọ, cách chức người kia, hoặc khúm núm vui vẻ giả tạo của một số nhân viên cầu cạnh. Chị còn trừng mắt quát chồng con dù là đang trong bữa ăn cứ như quát nhân viên trong cơ quan. Phòng khách gia đình mà cứ y như hội trường công ty'' [33, tr 49]. Trang coi thường chồng: ''cái thứ suốt đời chỉ là trợ lí, chuyên viên''. Tất cả đi chệch quỹ đạo cuộc sống người lính mong muốn.

Thung trong truyện Láng giềng, không chịu sự sắp xếp cuộc sống của người yêu, bởi vì anh không chấp nhận tàn, phế nên bị người yêu chia tay. "Người thời đại là tiền, là chức tước, là nhà cao cửa rộng, là giàu sang vợ chồng no ấm bên nhau'' [33, tr 293]. Đối lập với mơ ước và lí tưởng trong con người thương binh này, nên tình yêu tan vỡ, chính vì anh không theo lối sống sắp đặt định sẵn, không chịu là con rối của kẻ có tiền và địa vị. Anh không chịu nổi cái cách mà người ta trói cuộc đời anh.

Nằm trong mạch cảm xúc đề tài ấy, Cao Tiến Lê còn không ngần ngại phơi bày một hiện thực khốc liệt. Đó là sự trì trệ, lạc hậu, sự thiếu biết của người dân sau chiến tranh. Đề cao tính dân chủ nhưng ông cũng nhận ra bi kịch của những người không hề biết gì về dân chủ. Sự ngu muội, dốt nát của số đông đã trù dập một con người có lí tưởng cao đẹp như Ngô Văn Nghi trong truyện Đại biểu nhân dân. Anh mong muốn góp sức vào cuộc sống lầm lụi của nhân dân, anh quyết chí xây dựng quê hương giàu đẹp. Anh ứng cử

vào Quốc hội để thực hiện ước mơ. ''sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ, dù nhiệm vụ đó không phù hợp với mình, nhưng mang tới kết quả, tạo được niềm sung sướng cho người khác" [33, tr 226]. Ước mơ của anh cũng rất chính đáng, ''đề đạt một chương trình cải tạo nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân'' [33, tr 228]. Việc này làm cho toàn bộ lãnh đạo xã khó chịu và nhiều người lên tiếng mỉa mai Nghi ngay cả nơi đau buồn nhất. ''Đại biểu Quốc hội" rào rào những lời tiếp theo: Xin mời đại biểu Quốc hội đọc điếu văn. Hãy nhường cho Ngô Văn Nghi khiêng quan tài!" [33, tr 230]. Nghi đã rớt xuống vực thẳm nơi chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Anh phải sống tách khỏi cộng đồng làng xóm quê hương. Ủy ban không trọng dụng, bạn bè không đến, người yêu giảm dần hẹn hò, cả gia đình không trò chuyện như trước nữa. Nhà văn viết chua chát: ''ở thời kỳ nhân dân tin cơ quan Nhà nước, tin Đảng và Chính phủ, cứ trên giới thiệu là họ bầu, và cũng không cần biết bầu những người vào Quốc hội để làm gì, việc ấy đã có Đảng và Nhà nước lo. Nhân dân chỉ lo dậy sớm, đi bầu cử trước đội khác, xóm khác để được điểm thi đua, để đạt tiêu chuẩn trách nhiệm công dân. Đến nơi bầu cầm tờ giấy ghi danh sách đại biểu ứng cử, một lần nữa hỏi xem gạch tên người thứ mấy, kẻo phiếu không hợp lệ hoặc bầu sai người trên giới thiệu sẽ bị quy kết có âm mưu chống đối, thiếu lòng tin vào chế độ'' [33, tr 228, 229]. Nhà văn Cao Tiến Lê đã dám nhìn thẳng sự thật, sẵn sàng bóc trần hiện thực, phơi bày một hiện thực còn ít người phản ánh.

Ngoài ra người lính còn có vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp tiềm ẩn. Đó là những con người trở về đầy trách nhiệm, luôn sống đúng bản lĩnh. Ông Tư trong truyện Ở trần nói : ''cám ơn em, anh không thể đi được. Của cải vật chất đối với anh cũng quý đấy. Nhưng không quý bằng cuộc đời anh đã qua, con đường anh đã đi, hạnh phúc anh đã nếm trải. Tất cả những điều đó đang bị bọn cơ hội đe dọa, anh không thể buông trôi, bỏ mặc. Anh phải làm sáng tỏ

chân lý, phải tổng kết cho kì được. Phải công bố trước xã hội. Không để cho ai muốn làm thế nào thì làm'' [32, tr 40].

Hay như nhân vật Trác cũng ôm trọn lí tưởng cao đẹp ấy giữa cuộc đời sóng gió. Trác đã biến cái vô duyên của mình thành cái có duyên. Anh rời chốn Đô Thành đến vùng đất Lâm Đồng tạo dựng nông trường, lâm trường, khu chế biến, tạo những biên giới giàu mạnh, tạo lập quỹ giúp tài năng trẻ hàng năm. Hay như ông Ngân giết cọp dữ giúp bình yên cho xóm làng. Hay như Nghi vào trang trại gia đình sản xuất, làm nước mắm. ''Phải làm một cái gì đó đóng góp vào đời sống nhân dân trong dịp tết''. Có lẽ đây cũng là cách họ giữ cốt cách thanh cao, chứ không chịu nhuốc nhơ. Người lính dường như bất lực, sự trở về với người lính không phải là niềm vui mà là bất hạnh, cô đơn. Đây là trò đùa của tạo hóa với số phận những người từng là anh hùng chiến trận.

Khi bước vào địa hạt tình yêu người lính thời hậu chiến, Cao Tiến Lê không quên hướng ngòi bút của mình đến vấn đề tình yêu và tình dục (trong tác phẩm Ở trần, Một đời vô duyên, Láng giềng). Nhưng ''sex'' dưới ngòi bút của ông nó mang đậm tính nhân văn, nét đẹp thẩm mỹ. Người lính không chỉ thể hiện lí tưởng cao đẹp, mà còn đẹp trong cuộc sống đời thường, đẹp trong vấn đề tình dục mang chất lính. ''Chị lại tự nâng bầu vú của mình lên, bầu vú chứa đựng biết bao bí mật của tình yêu. Chỉ có anh, chỉ có những người lính như anh mới khám phá nổi'' [33, tr 62]. Có lẽ mục đích không ngoài ca ngợi người lính. Nhà văn xem đây là một nhu cầu tất yếu chính đáng của bản năng con người.

Khai thác đề tài chiến tranh và người lính trong chiến tranh là đề tài không mới, nhưng Cao Tiến Lê đã để lại cho độc giả một cái nhìn, một cách cảm nhận chân thật. Tiếng nói của ông góp phần vào việc đổi mới, cách tân thể loại truyện ngắn sau 1986.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 34 - 40)