Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 100 - 114)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ trần thuật

3.3.2.1. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi đời sống

Theo tác giả Lại Nguyên Ân, (Từ điển thuật ngữ văn học bộ mới) đã định nghĩa ngôn ngữ trần thuật như sau: ''Ở tác phẩm tự sự, trần thuật là phần lời của tác giả, của người trần thuật (được đưa vào tác phẩm tự sự, ngoại trừ các lời nói trực tiếp của nhân vật). Ngôn ngữ nhân vật cũng có tính chất đa thanh. Nó không chỉ là ngôn của một người trần thuật cụ thể mà linh hoạt. Có khi là ngôn ngữ của tác giả, khi lại là của người kể chuyện hoặc của nhân vật có vai trò dẫn chuyện. Tuy nhiên, dù ở vị trí nào ngôn ngữ người trần thuật cũng phải đảm bảo yêu cầu ''phần lời độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương diện tạo hình và biểu tượng ngôn ngữ'' [5 tr 21].

Ngôn ngữ giản dị gần gũi, giàu hình ảnh đã mang đến cho độc giả một lớp từ quen thuộc, đời thường. Trong truyện Hoa cỏ, có đoạn viết: ''mấy ngày liền, tôi bứt rứt bực bội, cũng không rõ nguyên nhân vì đâu. Vì cô gái chửa

hoang chăng? Hay vì vẻ đẹp và sự hồn nhiên trong sáng thẳng thắn của cô bị thằng đểu cáng nào đó tàn phá?'' [33, tr 68]. Hay ''tôi chúa ghét loại người luôn dạy thiên hạ bằng những triết lí chung chung, định mắng cho Lương một chặp'' [33, tr 68]. Hoặc tác giả trần thuật lại cuộc họp kiểm điểm cô Lài chửa hoang giống như y sao nguyên bản cuộc sống vốn có: ''cả phòng họp im phăng phắc, không gian lặng đi, như trước giờ máy báy B52 đến ném bom rải thảm. Chủ nhiệm hợp tác xã vớ điếu thuốc lào rít một hơi dài, rồi vươn cổ nhả khói, đầu lắc lư như say. Người đàn ông đã từng lớn tiếng, phê phán cô Lài liền khum khum lưng len giữa hai hàng ghế đi ra ngoài, miệng phân trần không quen uống nước chè xanh vào ban đêm, phải tìm nơi giải thoát, tốp đàn ông khác bấm vai nhau, hoặc khẽ ngoắt ngón tay trỏ ra hiệu, rồi thầm thì: ''chuồn! Dính phải con bé ngỗ ngược ''mổ mào lấy cá'' ấy làm gì. Nói lên một tiếng, nó chỉ đúng mình thì tan cửa nát nhà…Tiên sư con bé, cực kì thông minh, một mình đánh bại cả hợp tác xã! Phòng họp chỉ còn lại các bà, các chị đang bế con đứng xéo phía cánh gà, mỏi tay, thấy các hàng ghế trống liền ngồi vào, rồi bô bô hỏi chủ nhiệm hợp tác xã'' [33, tr 73, 74]. Hay trong truyện Mặt trời, có đoạn trần thuật là ngôn ngữ của người đàn bà ghen chồng: ''đến gặp chồng lại đẻ thêm sự ngờ vực. Bọn con gái vây quanh, đến nỗi tiền cũng giao cho chúng, cơm nước giặt giũ chúng lo. Sự bực tức tăng lên chen ngang cổ làm khó thở'' [34, tr 142].

Trong tác phẩm Đã quá giao thừa, tác giả sử dụng ngôn ngữ của các cô cắt tóc: ''việc đầu tiên là Trung ra phố cắt tóc gội đầu. Cô gái đưa mười ngón tay có móng sắt cào gội thật đã ngứa, nói vui: ''anh đào vàng về à, trông bẩn hơn cả bon xì ke ma túy''. Cô lau tóc, chải tóc rẽ ngôi giữa theo lối thanh niên Đài Loan. Đứng phía sau đưa tay đỡ lấy cằm Trung lắc lắc, nhìn qua gương ''trông còn tươm lắm. Thường xuyên cắt tóc gội đầu cho sạch sẽ. Chúa ghét cái loại thanh niên để đầu như tổ quạ. Này, tự mình ngắm xem, trông xinh đáo để. Đã có đám nào chưa? Tớ gả em cho…'' [34 tr 249, 250].

Trong tác phẩm ông còn sử dụng cách nói, cách giao tiếp của nhân dân như lối nói ví von, có vần vè, thành ngữ, khẩu ngữ…một cách hợp lí, đúng chỗ, đúng nơi. Trong truyện Ngọt ngào: ''đời cua cua máy, đời cáy cáy mò'', ''ách giữa đàng việc gì quàng vào cổ'', ''có nếp có tẻ'', ''không chồng mà đẻ'', ''trả đũa''. Trong truyện Đại đội chân đất: ''coi trời bằng vung'', ''đổ thóc giống ra cho thiên hạ ăn'', ''sống chết có nhau''. Trong truyện Một đời vô duyên: ''gió thổi mây bay'', ''việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng''. Trong truyện Hoa

cỏ: ''kẻo ách giữa đàng lại quàng vào cổ'' hay ''cạo trọc bôi vôi'', ''câm như

hến'', ''mổ mèo lấy cá'', ''thần hồn nát thần tính''. Truyền thống ngữ văn người Việt được tác giả sử dụng một cách triệt để và có hiệu quả nghệ thuật cao.

Hay tác giả còn sử dụng ngôn ngữ địa phương làm nổi bật bản sắc văn hóa vùng miền. Trong truyện Đại đội chân đất: ''trấn áp xong, xã đội trưởng hỏi khai thác: ''mi bay côi lời xeng, có thấy choa dưới ni khô..ông?. (Mày bay trên trời xanh có thấy chúng tao dưới này không?'' […] xã đội trưởng hạ thấp giọng: ''chơ bọ mạ mi sanh được mấy anh tam?''( chớ bố mẹ mi sinh được mấy anh em?'' [36 tr 220]. Trong truyện Xin đừng quên tôi: ''ủa, các chậu kiểng lâu nay để đâu, mà bây giờ con mới đem ra đây. Ba cứ tưởng, con dùng đựng thóc giống. Chu cha…Bông…bông đẹp quá!...Bông gì đó con…Trời ơi, bông cúc…Phương đâu…con ơi…toàn bông cúc cả thôi'' [36, tr 90].

Sự gần gũi, dân dã, dí dỏm còn được tái hiện trong cách trần thuật của chính tác giả: ''bạn bè dúi cho anh nắm tiền, rồi rủ anh đi mát xa nghiêm chỉnh. Anh từ chối, nói vui: ''thân thể mình chỉ dành riêng cho bàn tay của bà vợ và con đặt vào thôi…''bạn bè nhìn anh như nhìn vào thời nguyên thủy'', anh cười: ''cùng lắm là cho bàn tay bồ nữa, ấy là nói thời đang yêu…'' [33, tr 50]. Hay có đoạn rất đặc sắc giống ngoài đời: ''chị dọn dẹp nhà cửa, ra chợ mua cá tươi, cua, mồng tơi, cà những thứ anh thích: Mua lá mùi, lá chanh, bồ kết để tạo nên trong nhà một mùi hương đồng quê, một cảm giác bình dị của hạnh phúc. Chị tắm bằng nước lá mùi, lá chanh đun sôi, dùng bồ kết gội đầu.

Chị đứng trước gương mặc bộ đồ lót này, rồi thay đồ lót khác, da thịt chị căng lên nồng nàn, chị rửa sạch hai đầu vú, nâng bầu vú lên, tự mình ngắm mình. Còn đẹp lắm. Còn rắn chắc lắm. Chị nhớ những lần hai vợ chồng bên nhau, bao giờ anh cũng dùng tay mân mê hai đầu vú chị, rồi anh ngậm miệng vào, đu đưa lưỡi. Anh nói con gái đẹp nhất là bầu vú và đầu vú, những thứ không thể làm giả được. Mắt, mũi, miệng, má có thể đánh lừa người khác, còn đầu vú thì không. Chị lăn ra giường, vất chăn ngang người, chờ đợi. Bao nhiêu năm rồi, mình không có phút giây chờ đợi đến nôn nao đến cháy lòng như thế này nhỉ? Vì sao mình lại đánh mất sự chờ đợi đó […]. Chị lại tự nâng bầu vú của mình lên, bầu vú chứa đựng biết bao bí mật của tình yêu. Chỉ có anh, chỉ có người lính như anh mới khám phá nổi'' [33, tr 50, 62]. Một đoạn khác trong truyện Ở trần, đầy lãng mạn: ''Chị súc ấm pha chè. Ông để sách lên giá, ngồi nhìn chị, chị nhìn ông, những cái nhìn như lạ lẫm, như thăm dò, như tìm kiếm, như sững sờ, như sợ sệt, và chị lao tới ôm lấy cổ ông. Hai người lăn ra giường, vòng tay chị ôm tròn qua lưng ông, bấu víu vào lưng ông, đột nhiên ngón tay sờ vào chiếc nốt ruồi. Cứ như thế chị vân vê chiếc nốt ruồi, tâm hồn phập phồng theo thể xác, Cả hai đê mê, không phân biệt được mình đung đưa hay thời gian đung đưa, dẫn nhau đến hạnh phúc thần tiên và bất tận'' [33, tr 36].

3.3.2.2. Ngôn ngữ trữ tình, giàu chất thơ

Nhà văn Phađêep từng nói: ''Văn xuôi cần phải có cánh…Mỗi người viết văn xuôi thực thụ phải hiểu thấu đáo thơ và họa'' [67, tr 142], đôi cánh ấy chính là thơ. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà trong bài Chất thơ của truyện

ngắn đã nhận xét: ''Cái dư ba, nốt ngân dài là một dấu hiệu quan trọng phân

biệt truyện rất ngắn với truyện ngắn'' [67, tr 159]. Truyện ngắn Cao Tiến Lê luôn có chất thơ bàng bạc, tuôn chảy trong trang văn rất tự nhiên. Ngôn ngữ này làm cho trang văn dạt dào cảm xúc. Trong truyện Cây sau sau lá đỏ, giọng điệu êm như lời ru: ''ôi! Cây sau sau! Cây sau sau lá đỏ! Những lá xanh

của cây sau sau đã chuyển sang màu đỏ và những lá non cũng đã xèo ra - màu đỏ. Lá già và lá trẻ đầy màu đỏ rực tỏa xuống lòng suối. Cây sau sau lá đỏ làm mình tưởng màu đỏ bụi đất từ quần áo anh giặt, từ đầu tóc anh gội tỏa ra mùa xuân đến thật rồi ư?'' [33, tr 219]. "Đôi mắt đăm chiêu mơ màng ngước nhìn đỉnh núi xa xa, nơi ấy là biên giới, nơi bộ đội đang giữa chốt. Nương nhìn theo hướng cô giáo nhìn và với sự hiểu biết nhạy cảm, Nương nhớ đến lời cô giáo đã nói: ''các anh ấy cũng là mùa xuân!'' [33, tr 221]. Những hình ảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp và nên thơ. Con người ấy, cảnh vật ấy giao hòa, quyện vào nhau cả hai đều quyến rũ.

Hay trong truyện Láng giềng: ''trên đường về, gió dìu dịu lùa mái tóc của Hương bay về phía sau phất phơ như trêu chọc trên khuôn mặt Thung. Hương phóng nhanh hơn cho tóc quấn vào mặt Thung mạnh hơn. Hương cười như nắc nẻ và tăng ga cho xe hết tốc độ'' [33, tr 300]. Sự trong trẻo trong giọng điệu, tạo phông cho chất thơ của truyện thêm đằm thắm. Trong truyện

Ngô non: ''có lúc Linh bị bụi bay vào mắt. Xuân dùng hai ngón tay mở rộng

mắt Linh dồn hơi thổi thật mạnh vào, rồi bảo Linh chớp chớp một tí là khỏi. Những ngày xưa sao mà đẹp đẽ thế'' [36, tr 13].

Ngôn ngữ trữ tình, giàu chất thơ còn gắn liền với những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, với đầy đủ gam màu, đường nét. Trong truyện Cây sau sau

lá đỏ: ''mùa xuân tới, màu sắc cây sau sau lạ lắm cô ạ. Lá già chuyển từ màu

xanh sang màu đỏ. Đỏ rực. Còn lá non cũng đỏ, lá già đỏ. Cây sau sau phả xuống làm dòng suối rực đỏ. Từ viên đá cuội, con cá, con cua cũng ánh lên màu đỏ và cả mặt người nữa, soi xuống lòng suối hồng hồng như bắt gặp một chuyện ngượng ngập bồi hồi'' [33, tr 206, 207]. Đây là một bức họa phong cảnh trác tuyệt. Trong truyện Tiếng đêm, hình ảnh hiện lên thật hoàn mỹ: ''từng mảng rừng vẽ lên nền trời những đường cong bàng bạc'' [ 33, tr 5], ''xe chạy giữa hai hàng cây và các cây dây leo chi chít như bức tường cao. Không khí phảng phất mềm và ngọt. Đom đóm bay vạch những sọc chéo trong

khoảng tối'' [33, tr 15]. Hay trong truyện Láng giềng: ''Ngoài kia nắng đang tràn tới, cây lá rung rinh, bầu trời trong xanh như hang nghìn năm nay chưa một lần u ám, từng đàn chim chao liệng, vỗ cánh chào mặt đất rồi theo hình chữ V. Kéo nhau bay mãi, bay mãi cho đến lúc chỉ còn chấm nhỏ và chấm nhỏ cũng quyện vào không gian rồi mất hút…'' [33, tr 278]. Trong truyện Một

đời vô duyên: ''rừng cây như xanh thắm hơn, hoa như trắng hơn, đỏ hơn,

hương thơm như có trọng lượng, đong, đo đếm hoặc đặt được lên lòng bàn tay'' [33, tr 54].

Nhà văn miêu tả bằng những hình ảnh so sánh đặc sắc: ''trong khoảnh khắc như vượt muôn ngàn trùng khơi gió bão, như vượt qua mảnh đất sụt lở dưới chân, như với tay nắm bắt lấy định mệnh, tìm chỗ an bài cho số phận cần một nơi báu víu, cô đặt chiếc hôn lên môi Thung, chiếc hôn nóng bỏng tưởng như đốt cháy mọi ngang trái của cuộc đời, nung chảy cả sắt thép. Và cứ như thế đôi môi gắn vào nhau, cho đến lúc không thể ngừng thở được nữa'' (Láng giềng) [33, tr 289]. Trong truyện Ở trần: ''Hôm nay bỗng xuất hiện một dòng

chữ phấn lạnh lùng lạc lõng như vệt khói thuốc lá của anh chàng nào đó hay đùa nghịch thổi vào'' [33, tr 18]. Hay ''tiếng nói của anh phát ra ri ri, không như tiếng người mà như một tiếng một hồn thiêng từ thế giới không vật chất vọng về, âm thanh rin rít khó nghe'' (Đôi mắt chó) [33, tr 179]. Hay ''cơn mưa có quy luật nhưng rất đột ngột với những người mới đến Trường Sơn. Cành lá uốn cong trút nước, rừng vang lên tiếng rung rào rạt, ào ào như tiếng máy bay vút qua bên kia núi rồi đột nhiên im lặng[...]. Dốc như một vách núi cao vô tận án ngữ trước mặt che không gian, nuốt thời gian'' (Đại đội chân đất) [36, tr 206]. Hay ''đấy chỉ là một chùm hoa chanh nở sớm hơn thường lệ, trắng như hàm răng cô gái nổi bật giữa vườn chanh'' [36, tr 11].

Ngôn ngữ trữ tình, giàu chất thơ còn được tạo ra khi tác giả sử dụng ca từ, ca khúc, thơ đan cài trong tác phẩm một cách khéo léo, tinh tế. Hình thức kiến tạo này đem lại cho truyện ngắn ông một sự lôi cuốn đặc biệt. Vần thơ có

thể là do tác giả sáng tác, nhân vật sáng tạo hay vay mượn. Trong tác phẩm

Một đời vô duyên, khi Trác đang nghĩ về lí tưởng của mình: ''Anh đút tay vào

túi quần lẩm nhẩm đọc câu thơ:

''Tổ quốc với đời tôi là một,

Tên tôi phù hợp với tên người'' [33, tr 55].

Hay Vi mượn Truyện Kiều của Nguyễn Du để bày tỏ lòng mình: ''Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,

Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng'' [33, tr 58].

Đọc những vần thơ này ta không có cảm giác chắp nối, lắp ghép mà nó như được sinh ra từ tác phẩm. Nó gắn kết với tâm hồn nhân vật một cách cụ thể, không hề gượng gạo một chút nào. Trong truyện Hoa cỏ, Lài nói với Miên về số phận: ''Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều". Văn xuôi chân chính bao giờ cũng cần tiết tấu của nó. ''Văn xuôi là sợi cốt còn thơ là sợi ngang. Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở nên thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên. Không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt người ta đi đâu cả'' (Pauxtopxki) [67, tr 142]. Trong truyện Láng giềng, Tần đã nhập vai vào hai câu thơ Kiều để thể hiện lòng mình:

''Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,

Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng" [33, tr 297].

Những câu thơ Kiều này được tác giả nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm

Một đời vô duyên, hay trong Đôi mắt chó, Láng giềng. Trong truyện Cây sau sau lá đỏ, Hạnh đã tự viết thơ để tỏ lòng cảm phục anh bộ đội giữ chốt biên

cương: ''Như bức tượng vươn cao trên trời mây bạc, gió sông một bóng một mình…Anh đẹp lắm ơi anh bộ đội'' [33, tr 218].

Ngôn ngữ trữ tình, giàu chất thơ còn đến từ cách nói có vần có vè, có nhịp: ''Cứ như anh xát muối vào vết thương cho con chó, con mèo chứ không phải cho em'' (Ớt ngọt) [33, tr 109]. Hay ''không lên tướng ông chẳng buồn,

mà vợ ông buồn. Buồn rồi lại sinh ra cáu gắt chì chiết chồng: ''Này người ta vẫn nói đầu đường đại tá bơm xe, ông ở trong vòng luẩn quẩn ấy đấy. Vất cha nó hết sách vở, mua lấy chiếc bơm, còn kiếm được đồng rau, đồng muối''. Hay ''Ông không lên tướng. Vợ ông ra đi. Bà bán luôn tủ lạnh, quạt trần, vô tuyến làm vốn buôn bán, chỉ để lại chiếc đài national sờn rách'' (Ở trần). [33, tr 31, 35].

Đặc biệt ngôn ngữ trữ tình, giàu chất thơ còn được sử dụng bởi những ca từ, ca khúc nhấn nhá, luyến láy. Trong tác phẩm Đôi mắt chó, tràn ngập lời ca tiếng hát của các nhân vật. Tiếng hát da diết buông lơi của ca sĩ Thúy Mị và Thúy Đạt: "Ùa theo gió bụi vào phòng là một giọng hát, một bài hát, hay nói đúng hơn là một làn điệu ca trù ập tới nhấn nhá, luyến láy, chao đảo, buông lơi làm Văn sững người…Anh đến anh không đến. Nắng tắt, còn em đứng mãi đây, em đứng trên cầu đợi anh…''. Rồi tiếng hát của Vũ vang vang: ''làn điệu ca trù được phát ra rất chuẩn. Qua chiếc loa 200W tiếng Vũ vừa tha thiết vừa phơi phới, ngưng đọng không gian, kéo lại thời gian…''sau trăm tuổi vắng ta trên trần thế. Xuân nhớ ta…Xuân nhớ ta chưa dễ đâu tìm…". [33, tr 176, 179]. Chảy dọc, xuyên suốt tác phẩm là nhạc du dương, lúc réo rắt.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn của Cao Tiến Lê sau 1986 (Trang 100 - 114)