7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Khái niệm tình huống
Hêghen - triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức (1770 - 1831) cho rằng: ''Nói chung tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được qui định. Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật'' [67, tr 109, 110]. Còn nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về Nghệ thuật truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống. ''Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ pháp chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt. Trên cơ thể con người cũng như trên cơ thể cuộc đời, có những huyệt điểm nào đó, có thể làm rung động tất cả […]. Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày'' [67, tr 114].
Nhà văn Nguyễn Minh Châu viết: Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xẩy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa. Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xẩy ra chuyện vừa rất có tính cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng. Và những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, thậm chí có khi là khoảnh khác chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại. Nguyễn Kiên cũng cho rằng: ''Theo quan điểm của tôi, mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì truyện ngắn đó lập tức bị phá vỡ'' [67, tr 115].
Nguyễn Đăng Mạnh: ''Tình huống giống như một thứ nước rửa ảnh, làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng của nhà văn''. Trong
Truyện ngắn hôm nay, đăng trên báo Văn nghệ: số 48, ngày 30/11/1991,
ông cho rằng: ''quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra được một tình huống nào đấy, tình huống ấy làm nổi bật một bản chất tính cách nhân vật hoặc là bộc lộ tâm trạng''.
Đời sống nhân sinh vốn đa đoan, đa dạng, với nhiều tình huống biến hóa bất ngờ. Mỗi giai đoạn văn học đều có cách khai thác tình huống khác nhau. Văn học sử thi thường xoay quanh các tình huống liên quan đến vấn đề cộng đồng, mâu thuẫn gay gắt giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân. Văn học hôm nay thường khai thác tình huống gắn với đời tư, đời thường.