1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm truyện ngắn Vũ Hạnh

122 480 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Đặc biệttrong những năm kháng chiến chống Mỹ nó phát triển với tốc độ nhanh và đãphản ánh một cách trung thực, nhanh nhạy cuộc kháng chiến của nhân dân miềnNam đầy gian nan, vất vả nhưng

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo

Trờng đại học vinh

TháI thị minh nguyệt

Trang 2

Tụi xin cảm ơn sự quan tõm, giỳp đỡ của cỏc thầy cụ giỏo trong tổ Lớ luận văn học – Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Vinh đó tạo điều kiện tốt nhất cho tụi thực hiện cụng việc của mỡnh.

Tụi xin chõn thành cảm ơn nhà văn Vũ Hạnh, người đó cung cấp những tư liệu quý để tụi cú thể hiểu và tự tin hơn trong quỏ trỡnh nghiờn cứu.

Và cuối cựng, tụi xin chõn thành cảm ơn gia đỡnh, người thõn, bạn bố đó động viờn, tạo mọi điều kiện để tụi cú thể hoàn thành luận văn này.

Mặc dự đó rất nỗ lực khi thực hiện đề tài, chỳng tụi cũng khụng sao trỏnh khỏi những thiếu sút Rất mong được sự gúp ý và chỉ bảo của cỏc quý thầy cụ giỏo trong Hội đồng bảo vệ luận văn và toàn thể cỏc bạn để chỳng tụi cú điều kiện học hỏi, mở mang kiến thức khoa học

Tụi xin chõn thành cảm ơn!

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

5 Phơng pháp nghiên cứu

6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn

Chơng 1: Vũ Hạnh – một hiện t một hiện t ợng của văn học miền Nam thời kỳ

kháng chiến chống Mỹ

1.1 Con đờng đến với văn học của Vũ Hạnh

25566

7 7

Trang 3

1.1.1 ảnh hởng của truyền thống gia đình, quê hơng

1.1.2 Bối cảnh thời đại và yêu cầu của cách mạng

1.1.3 Bản lĩnh và sự lựa chọn của Vũ Hạnh

1.2 Sự nghiệp văn chơng của Vũ Hạnh

1.2.1 Một sự nghiệp văn chơng phong phú với nhiều thể loại khác nhau

1.2.2 Truyện ngắn – một hiện t thể loại thành công nhất của Vũ Hạnh

1.2.2.1 Ưu thế của truyện ngắn trong bối cảnh văn học đô thị miền Nam

thời kháng chiến

1.2.2.2 Khả năng chiếm lĩnh thể loại truyện ngắn của Vũ Hạnh

Chơng 2: Cảm hứng sáng tạo và hình tợng con ngời, thời đại trong

truyện ngắn Vũ Hạnh

2.1 Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Vũ Hạnh

2.1.1 Khái niệm cảm hứng

2.1.2 Cảm hứng yêu nớc mãnh liệt với nhiều biểu hiện phong phú

2.1.3 Tinh thần đấu tranh cách mạng và khát vọng giải phóng đất nớc, quê

hơng

2.2 Con ngời và thời đại trong truyện ngắn Vũ Hạnh

2.2.1 Khả năng bao quát hiện thực của truyện ngắn Vũ Hạnh

2.2.2 Con ngời với những vẻ đẹp hiếm có trong truyện ngắn Vũ Hạnh

2.2.3 Dấu ấn một thời đại bi thơng và hào hùng trong truyện ngắn Vũ Hạnh

3.2 Nghệ thuật dựng truyện, tình huống, xung đột và nhân vật

3.2.1 Cốt truyện, tình huống và xung đột truyện

31 34

39 39 39 40

46 50 50 54 58 63 63 63 63 65 67 69 69 69

72

79 81 81 82 86 86

Trang 4

3.3.2 Ngôn ngữ nhân vật

3.3.3 Ngôn ngữ trần thuật

3.4 Đặc điểm loại hình của truyện ngắn Vũ Hạnh

3.4.1 Khái niệm loại hình và phơng pháp loại hình

3.4.2 Một số khái quát về đặc điểm loại hình của truyện ngắn Vũ Hạnh

Kết luận

Tài liệu tham khảo

87 92 95 95 96 110

MỞ ĐẦU

1 Lớ do lựa chọn đề tài

1.1 Trong văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt giai đoạn 1945–1975, khi

đất nước chưa thống nhất, cũn đang chia cắt làm hai miền, ở vựng đụ thị miềnNam nổi lờn khỏ nhiều tờn tuổi như Sơn Nam, Bỡnh Nguyờn Lộc, Vũ Hạnh,Dương Nghiễm Mậu…

Trong dũng văn học yờu nước cỏch mạng phỏt triển trong vựng thành thịmiền Nam (1954–1975), Vũ Hạnh là một trong những cõy bỳt nổi tiếng đó gúpphần tớch cực vào cuộc đấu tranh chống lại những õm mưu, thủ đoạn của chủnghĩa đế quốc Mỹ trong lĩnh vực văn húa tư tưởng

ễng viết nhiều thể loại (truyện dài, tuỳ bỳt, tiểu luận phờ bỡnh văn học, xóhội – giỏo dục, kịch, truyện ngắn); đề cập đến nhiều mảng đề tài khỏc nhau(nụng thụn, thành thị, rừng nỳi, đồng bằng); khỏ đa dạng về bỳt phỏp (hiện thực,lóng mạn, cổ điển, hiện đại…) Nghiờn cứu sỏng tỏc của Vũ Hạnh núi chung,truyện ngắn của Vũ Hạnh núi riờng khụng chỉ để thấy được đúng gúp của nhàVăn mà cũn gúp phần giỳp người đọc hiểu thờm sự vận động và phỏt triển củavăn học dõn tộc giai đoạn này

1.2 Văn học Việt Nam từ Cỏch mạng thỏng Tỏm năm 1945 đến nay cú sựphỏt triển mạnh mẽ về nhiều phương diện đặc biệt là về thể loại Truyện ngắn

Trang 5

vẫn được xem như là một thể loại chiếm ưu thế bên cạnh thơ trữ tình Đặc biệttrong những năm kháng chiến chống Mỹ nó phát triển với tốc độ nhanh và đãphản ánh một cách trung thực, nhanh nhạy cuộc kháng chiến của nhân dân miềnNam đầy gian nan, vất vả nhưng cũng rất kiên cường và anh dũng, đã tái hiệnnhiều loại nhân vật tích cực và để lại một số hình ảnh nghệ thuật đẹp.

Vũ Hạnh là một trong những nhà văn đã có nhiều đóng góp tạo nên thànhcông đó Và đóng góp đáng kể nhất là thể loại truyện ngắn với những tác phẩmhết sức tiêu biểu Trưyện ngắn Vũ Hạnh tiêu biểu cho truyện ngắn vùng đô thịmiền Nam thời chống Mỹ Bao giờ cũng vậy, khi một nền văn học mới hìnhthành và phát triển thì thể loại truyện ngắn thường có mặt ngay từ buổi đầu Ví

dụ như trong kháng chiến chống Pháp, trước khi có các cuốn tiểu thuyết Con

trâu, Vùng mỏ thì đã có các truyện ngắn của Nam Cao Quy luật ấy ta cũng

được thấy ở văn học miền Nam thời chiến tranh Trước khi xuất hiện các tiểu

thuyết Hòn đất, Mẫn và tôi, Đất Quảng,… thì đã có hàng loạt truyện ngắn của

Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành… Điều đó cho thấy thể loại truyệnngắn luôn có mặt trước tiên và đi tiên phong trong việc phản ánh hiện thực chiếntranh và cuộc sống

Văn học yêu nước, cách mạng vùng đô thị miền Nam được tạo nên bởi mộtđội ngũ các nhà văn tài năng Trong số họ, ai cũng đều có tài, đều đã kinh quamưa bom bão đạn, tham gia vào cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và họ đưa hếtvốn liếng, sự hiểu biết của mình thể hiện vào trong các sáng tác với những cáchviết khác nhau Là một nhà văn đầy nhiệt huyết và tài năng, Vũ Hạnh đã không

bị choáng ngợp bởi cái phong phú, sặc sỡ của sắc màu muôn hoa, mà đã biết tìmcon đường riêng cho mình Sáng tác của Vũ Hạnh rất giàu chất hiện thực và kháiquát

1.3 Việc nghiên cứu tìm hiểu truyện ngắn của Vũ Hạnh góp phần nghiêncứu, học tập, giảng dạy văn học Việt Nam giai đoạn trước năm 1975 nói chung

và văn học cách mạng vùng đô thị miền Nam nói riêng được thuận lợi và hiểuquả

Trang 6

Trước hết có thể kể đến Phạm Thanh Hùng với bài viết Mảng truyện ngắn

“đường rừng” của Vũ Hạnh, tạp chí Nhà văn số 8, 2006 Ở công trình nghiên

cứu này, tác giả đã đi sâu vào chủ đề về đường rừng trong truyện ngắn Vũ Hạnh,

cụ thể những truyện ngắn sau đã được đưa vào: Tết giữa rừng, Cây đàn trong

núi, Vượt thác, Vàng tháp hời, Lòng suối, Cái xấu đi rồi, Ông thần bất đắc dĩ, Mùa xuân trên đỉnh non cao… Theo Phạm Thanh Hùng “Truyện ngắn đường

rừng của Vũ Hạnh góp phần xứng đáng vào thành tựu chung của văn học yêunước, cách mạng vùng đô thị miền Nam trước năm 1975… Trong hoàn cảnh đặcbiệt của cuộc đấu tranh, thời kì 1954 – 1965 với sự xuất hiện của những truyệnngắn đường rừng hay truyện có màu sắc hoang đường hư huyễn, có sắc thái cổtích, lịch sử chỉ là sự lựa chọn khác nhau của tác giả nhằm đạt hiệu quả đấutranh cao nhất trong sự dò xét, đàn áp, sát hại của kẻ thù”[41,59]

Nguyễn Xuân Huy với bài viết Vũ Hạnh và sự hưng vong của văn nghệ

miền Nam trước 1975, tạp chí Nhà văn số 4, 2006, nghiên cứu khái quát về sự

nghiệp phê bình văn học của Vũ Hạnh trên nhiều phương diện Tác giả đã đi sâuvào lĩnh vực phê bình của nhà văn với những đánh giá khách quan: Vũ Hạnh vớinhững nhận định về truyện, Vũ Hạnh với những nhận định về kịch, Vũ Hạnh vớinhững nhận định về thơ, Vũ Hạnh với các công trình nghiên cứu - tuyển chọn…Nguyễn Xuân Huy viết: “Có thể nói, với lĩnh vực nghiên cứu phê bình, nhànghiên cứu đã bỏ vào đấy nhiều tâm lực Việc Vũ Hạnh sớm xác định cho mìnhmột lí tưởng nghệ thuật chân chính đã giúp cho ông có được niềm tin, sự hứngkhởi và lòng đam mê nghiên cứu, sáng tạo Những bài tổng kết tình hình vănhọc, những bài phê bình các công trình biên khảo, đánh giá về các sáng tác mớitrong suốt thời kì này của ông, đã giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện

Trang 7

hơn, sâu sắc hơn về nền văn nghệ miền Nam Từ đó, ta có thêm cơ sở để nhìn lại

nó, nhận lại những gương mặt đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phức tạp của nềnvăn nghệ nước nhà”[42,109]

Châu Anh với bài viết Vài nét về tác giả tác phẩm Vũ Hạnh, tạp chí Gia

đình, số 15, 1998 có chú ý khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Hạnh.

Nguyễn Thanh Du trong bài viết Nhà văn Vũ Hạnh trong lòng đô thị Sài

Gòn (1954 – 1975), tạp chí Văn, 2003, có đưa ra một số nhận định về những

truyện ngắn tiêu biểu của Vũ Hạnh Nguyễn Thanh Du xác định: “Truyện ngắncủa Vũ Hạnh phản ánh đa dạng, nhiều sắc màu khác nhau của cuộc sống nhândân… Trong truyện ngắn, ông đã thể hiện được tư tưởng yêu nước - cách mạng

và đồng thời ông cũng lấy tư tưởng yêu nước cách mạng làm cảm hứng sáng tạonghệ thuật của mình”

Thanh Lê trong bài viết Vũ Hạnh - nhà văn trí tuệ và cách mạng, báo Thế

hệ trẻ, số 20 tháng 12, 1999 viết: “Hai mươi năm sống trong vùng Mỹ - ngụy

tạm chiếm, anh luôn dùng cây bút của mình để đấu tranh công khai chống vănhoá của địch ở vùng Sài Gòn Gia Định Vũ Hạnh đã trở thành cây bút nòng cốt

của tờ báo Tin Văn do anh làm Tổng thư ký Trong những thành công của anh, đáng chú ý nhất trên lĩnh vực phê bình có cuốn: Đọc lại Truyện Kiều đến nay

vẫn còn nguyên giá trị” Tác giả nhận xét: “Vũ Hạnh đã mở ra trước mắt chúng

ta những điều mới lạ của cái đẹp”

Trong bài viết Về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm

Mác-xít ở đô thị miền Nam, báo Văn nghệ, số 109 Bộ mới 13-5-2010, Trần Hoài Anh

đã đánh giá sự nghiệp phê bình của Vũ Hạnh: “Có thể nói, những bài phê bìnhcủa Vũ Hạnh đều thống nhất trên quan điểm đấu tranh chống văn học phi nhânbản, phi dân tộc, đề cao lòng yêu nước, tinh thần tự hào, ý thức trách nhiệm củangười cầm bút trước cuộc sống và trước vận mệnh dân tộc Cảm hứng chủ đạonày đã ám ảnh suốt hành trình sáng tạo của nhà văn, không những ở lĩnh vực lýluận – phê bình mà cả trong lĩnh vực sáng tác”, “Có thể khẳng định Vũ Hạnh làmột trong những gương mặt tiêu biểu không chỉ cho khuynh hướng phê bình

Trang 8

chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít mà còn là gương mặt phê bình tiêu biểu của

lý luận – phê bình văn học ở đô thị miền Nam trước đây cũng như của nền lýluận – phê bình văn học dân tộc hôm nay”[3,13]

Ngô Thị Kim Cúc, trong Nhà văn Vũ Hạnh - Libero trong cuộc bảo vệ văn

hóa dân tộc, báo Thanh niên, số 321, 2002 cho biết thêm, Vũ Hạnh: “Là người

rất quen tên với bạn đọc phía Nam trước 1975 với những Bút máu, Người Việt

cao quý, Lửa rừng, Chất ngọc, Người chồng thời đại…, là một nhà giáo ảnh

hưởng trên nhiều thế hệ học trò yêu nước, một trí thức đối lập với chính quyềnSài Gòn… hầu hết sách viết trước 1975 đều có nội dung phản kháng”[11,9].Ngoài ra còn một vài bài viết khác đăng trên một vài tờ báo điện tử, chẳng

hạn của Phạm Hồng Việt, Đọc lại Vũ Hạnh, 2010, trên

http://www.baoquangnam.com.vn

Công trình nghiên cứu về tác giả Vũ Hạnh và tác phẩm của ông còn rất ít

ỏi, về thể loại truyện ngắn của Vũ Hạnh lại càng ít ỏi Nhìn chung, các nhànghiên cứu phê bình đã ít nhiều chỉ ra những nét riêng về sáng tác của Vũ Hạnh

ở phương diện nội dung hay phương diện hình thức, nhưng tất cả mới chỉ lànhững nhận định có tính chất đặt vấn đề sơ lược chứ chưa đi sâu vào khảo sátcác khía cạnh cụ thể trong truyện ngắn Vũ Hạnh, và dĩ nhiên cũng chưa phải là

đã có hệ thống Tuy nhiên đối với chúng tôi, những ý kiến phê bình, đánh giá đórất là quan trọng Đó là những gợi mở, định hướng bổ ích cho việc tiếp cậnnghiên cứu truyện ngắn Vũ Hạnh có hiệu quả Chính vì vậy trên cơ sở tiếp thu

có chọn lọc những ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu đi trước, chúng tôi

sẽ đi sâu hơn, chỉ ra những nét mới mẻ, những đóng góp của truyện ngắn VũHạnh trên cả hai phương diện nội dung và hình thức

3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Đặc điểm truyện ngắn Vũ Hạnh.

3.2 Giới hạn của đề tài

Đề tài bao quát toàn bộ truyện ngắn của Vũ Hạnh

Trang 9

Văn bản Truyện ngắn Vũ Hạnh, luận văn dựa vào các cuốn:

Tập truyện Bút máu, Nxb Văn học, Hà Nội năm 1986

Tập truyện Những giọt mồ hôi, Nxb Đà Nẵng năm 1996

Tập truyện Bút máu, Nxb Văn học năm 2007

Tập truyện Nhớ mối tình đầu, Nxb Công an nhân dân năm 2007

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Đưa ra một cái nhìn chung về Vũ Hạnh và thể loại truyện ngắn trongvăn nghiệp nhà văn

4.2 Đi sâu khảo sát, xác định đặc điểm của truyện ngắn Vũ Hạnh trênphương diện cảm hứng, nội dung

4.3 Khảo sát, xác định đặc điểm của truyện ngắn Vũ Hạnh trên phươngdiện thi pháp thể loại

Cuối cùng rút ra một số kết luận về kiểu (loại hình) truyện ngắn của VũHạnh

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó cócác phương pháp chính: Phương pháp thống kê – phân loại, phương pháp phântích – tổng hợp, phương pháp so sánh – loại hình, phương pháp hệ thống…

6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn

6.1 Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình tìm hiểu nghiên cứu truyện ngắn Vũ Hạnh với mộtcách nhìn tập trung và hệ thống

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo choviệc tiếp cận truyện ngắn Vũ Hạnh nói riêng và văn học đô thị miền Nam mộtthời đã qua

6.2 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn

gồm ba chương:

Trang 10

Chương 1: Vũ Hạnh - một hiện tượng của văn học yêu nước – cách mạng

miền Nam thời kháng chiến chống Mỹ

Chương 2: Đặc điểm nội dung truyện ngắn Vũ Hạnh

Chương 3: Nghệ thuật truyện ngắn Vũ Hạnh

Chương 1

VŨ HẠNH - MỘT HIỆN TƯỢNG CỦA VĂN HỌC MIỀN NAM

THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

1.1 Con đường đến với văn học của Vũ Hạnh

1.1.1 Ảnh hưởng của truyền thống gia đình, quê hương

Nhà văn Vũ Hạnh tên thật là Nguyễn Đức Dũng, sinh ngày 15 tháng 7 năm

1926 tại Kế Xuyên, xã Bình Nguyên, quận Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, trongmột gia đình trí thức Nho học yêu nước Ông nội là Bá hộ Trợ, thân sinh là ôngNguyễn Đức Lang, người quen gọi là ông Tú Lang từng nổi tiếng chăm học,mỗi đêm nhốt con gà trống gần chỗ nằm đến khuya gà gáy là thức giấc để học.Thân mẫu là bà Phan Thị Hạc, chị của nhà văn Phan Du và là dì ruột của ôngPhan Bá (tức là Võ Đông Giang) Là cháu ngoại của một trong “Ngũ phụng tềphi” (năm con phụng cùng bay) đất Quảng Nam – tiến sĩ Phan Quang, một trongnăm vị được vua Thành Thái phong tặng thời bấy giờ, là danh sĩ, đại thần cuốitriều Nguyễn, tự Quế Nam, quê ở xã Phước Sơn, huyện Quế Sơn, tỉnh QuảngNam, nay thuộc xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Tiến sĩ Phan Quang xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoabảng Thân phụ ông là cử nhân Phan Văn Thuật, một danh thần triều Nguyễn

Trang 11

nổi tiếng trong lĩnh vực pháp luật, xuất sắc trong công tác xã hội, đến lị sở nàocũng được nhân dân cảm ân đức Thuở nhỏ, ông rất thông minh, là một trongnhững học sinh xuất sắc của trường Đốc Quảng Nam Năm Giáp Ngọ, trong kỳthi hương tại Thừa Thiên ông đỗ cử nhân, năm Mậu Tuất (1898) niên hiệuThành Thái thứ mười ông đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ Đặc biệt trong khoa thi này,tỉnh Quảng Nam có năm người cùng đỗ tiến sĩ và phó bảng được vua ThànhThái ban tặng tấm biển “Ngũ phụng tề phi” gồm ba tiến sĩ là Phạm Liệu, PhanQuang, Phạm Tuấn và hai phó bảng là Dương Hiển Tiến và Ngô Lý Ông làmquan nhiều nơi ở miền Trung, từng làm Án sát Bình Định (1918), Tham tri BộHình (1926), lúc về hưu được phong hàm Lễ Bộ thượng thư (1930) Con ôngsau này là những người có tiếng như: Giáo sư Phan Khoang, nhà văn Phan Du,thiếu tướng Phan Xuân, bộ trưởng Võ Đông Giang (còn gọi là Phan Bá – cháuông) Ngoài là một đại thần triều Nguyễn, ông còn là một nhà thơ có tiếng trongvăn học Việt Nam Thơ Nôm của ông bình dị, nhẹ nhàng như tiếng nói mộc mạcthường ngày.

Với truyền thống hiếu học của bên cha cộng với dòng dõi danh gia vọngtộc, làm quan cho triều đình từ bao đời của bên họ mẹ, ảnh hưởng sâu sắc từ vănchương của ông ngoại và cậu ruột đã nuôi dưỡng tài năng của Vũ Hạnh, bồi đắplòng đam mê văn chương, ham học hỏi của ông Chính truyền thống gia đình từbao đời đã sớm hình thành nên một cây bút có lương tri Vũ Hạnh Thuở nhỏ VũHạnh học ở quê, lớn lên học trung học chuyên khoa ở Huế, sớm ham thích văn

chương, khi đi học, đã bắt đầu đăng thơ trên báo Sông Hương (Huế, 1944).

Ngoài sự ảnh hưởng của truyền thống gia đình thì Vũ Hạnh cũng chịu ảnhhưởng rất lớn từ nơi nhà văn sinh ra và lớn lên Quảng Nam, một vùng đất đã điqua chặng đường hơn 500 năm lịch sử, Quảng Nam – với ý nghĩa là vùng đấtrộng lớn về phương Nam được hình thành từ khá sớm và được biết đến là “đấtvăn hoá”, “đất khoa bảng”, “đất địa linh nhân kiệt”, nơi đã sản sinh ra biết baonhiêu tài danh, hào kiệt cho đất nước, nơi lưu giữ những công trình văn hoá vậtthể có giá trị cao, được thế giới công nhận

Trang 12

Tài nguyên phong phú, vị trí chiến lược quan trọng là hai yếu tố để QuảngNam phải gánh chịu nhiều hậu quả của những diễn biến lịch sử của đất nước đểtrưởng thành Phần lớn dân cư Quảng Nam là người Việt có nguồn gốc từ miềnBắc và Bắc Trung Việt Đó là những con người có ý chí và bản lĩnh chấp nhậnnhững khó khăn của cuộc sống phiêu lưu và khai phá Đó là những con người cótinh thần phóng khoáng không chịu những áp bức bất công của thời kỳ Vua LêChúa Trịnh suy vi, xã hội miền Bắc hỗn loạn nên tìm cách chống lại để bảo vệ

tự do và phẩm giá nên bị ghép vào tội nghịch dân và bị lưu đày Đó cũng lànhững con người nhận trách nhiệm bởi đội quân tiên phong của chúa Nguyễnvào Nam trấn thủ mở bờ cõi

Có thể nói, cộng đồng những người khai phá vùng đất mới Quảng Nam lànhững con người bản lãnh và khát vọng, giàu tinh thần đấu tranh, được tôi luyệntrong gian khổ và trung thành trong chiến đấu khắc phục những khó khăn từthiên nhiên và do lịch sử đem lại Những con người Việt Nam tiên phong đó lạitiếp xúc và hội nhập với nền văn hoá Chăm, trong dòng văn hoá Ấn Độ Mã Lai

và Hải đảo Thái Bình Dương tại cựu đô Trà Kiệu và Thánh Địa Mỹ Sơn củaChiêm Thành Đó là một nền văn hoá đa dạng và rực rỡ

Đầu thế kỷ XVII, Quảng Nam lại tiếp nhận và định cư những dòng ngườiTrung Hoa không phục Thanh Triều Cộng đồng Minh Hương là những người

có trình độ văn minh cao, có kiến thức và kinh nghiệm về thương mại, kỹ thuậtgiỏi, tay nghề cao, hiểu biết nghệ thuật, âm nhạc thơ ca, hội hoạ của nền văn hoáphong phú Trung Hoa

Những yếu tố đó tạo nên nét đặc thù riêng biệt cho vùng văn hoá QuảngNam trong nền văn hoá chung của dân tộc Việt Những yếu tố văn hóa cụ thể vàrực rỡ trong hàng thế kỷ đã hun đúc nên con người Quảng Nam có ý chí, bảnlĩnh kiên cường, tính tình phóng khoáng, ham chuộng tự do, kiên nhẫn, chịukhó, ham học hỏi, cầu tiến, khả năng tiếp nhận và phát huy cái mới

Trong thời cận đại, lịch sử Việt Nam bước vào thời kỳ bi tráng nhất, đấtQuảng Nam trở thành chiến trường chính trong hai cuộc chiến liên tiếp nhau kéo

Trang 13

dài gần ba mươi năm Người dân Quảng Nam phải chịu đựng bao nhiêu nghiệtngã của hoàn cảnh Nhưng cũng từ đó nhân dân Quảng Nam trưởng thành vềchính trị.

Người ta thường nói Quảng Nam là đất “địa linh nhân kiệt”, là quê hươngcủa cách mạng Điều này không có gì thần bí, đó là một điều hiển nhiên khi conngười ở đó được sinh trưởng trong một môi trường đa dạng và phong phú vềmọi mặt và được tôi luyện trong một tiến trình đấu tranh gian khổ Đó cũng làmột điều hiển nhiên của một vùng lãnh thổ địa đầu, tiếp cận và tiếp nhận nhữngnguồn văn hóa khác nhau của thế giới

Do đó, chỉ mới qua vài thế kỷ trong cộng đồng dân tộc, từ đầu triềuNguyễn, Quảng Nam đã hình thành một trung tâm văn học thứ hai của đất nướcngoài trung tâm văn học cổ kính của cựu đô Hà Nội

Quảng Nam đã sinh ra nhiều danh nhân khoa bảng Tiêu biểu là khoa thinăm Mậu Tuất (1899), toàn quốc có mười tám vị Tân khoa thì Quảng Nam cónăm vị, ba Tiến sĩ và hai Phó bảng Đó là điều hy hữu trong lịch sử thi cử củanước nhà Kể từ các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn có tất cả 187 khoa thi Tiến sĩvới 2971 người đậu Tiến sĩ nhưng chưa có khoa nào năm người đồng hươngcùng đậu Vua Thành Thái và triều Nguyễn đã ban danh hiệu Ngũ Phụng Tề Phi

để phong tặng Năm vị đó là các ông Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn, Ngô

Lý và Dương Hiển Tiến

Những danh hiệu Ngũ Phụng Tề Phi hay Tứ kiệt nói lên tài học và sự vinhhiển đậu đạt của các danh sĩ Quảng Nam, con cháu người Quảng Nam nói chung

và Tộc Trần nói riêng lấy đó làm vinh dự và noi gương

Tinh tuý của học thuật Quảng Nam là cái học thấu suốt, cách vật trí tri, học

là để biết thêm ý nghĩa và mục đích của học vấn, học đi đôi với hành, học đểphát huy đạo đức Học hành giỏi, thi đỗ làm quan, là con đường lập thân củangười đàn ông Việt Nam thời trước Nhưng làm quan để làm gì là sự khác nhau

về ý tưởng của mỗi người Quan trường là phương tiện tốt để những người yêunước thương dân đem khả năng của mình ra phục vụ Đa số những danh sĩ

Trang 14

Quảng Nam là những người yêu nước thương dân Ra làm quan là những ngườithanh liêm nổi tiếng, gặp thời loạn ly, đất nước bị ngoại xâm, họ tích cực chốnggiặc bảo vệ Tổ quốc, từ quan, tham gia vào các phong trào cách mạng giảiphóng dân tộc.

Trong quá trình lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam từ các phong tràoCần Vương, Đông Du, Duy Tân và những phong thào kháng chiến về sau, cácdanh sĩ Quảng Nam đã đóng góp cả bản thân và đời sống của mình cho sựnghiệp chung của dân tộc

Truyền thống quê hương bất khuất và quật cường, khí thế đánh giặc, hamhọc hỏi của nhân dân Quảng Nam cùng với nền tảng từ bao đời của gia đình làtiền đề để xuất hiện, ươm mầm tài năng văn chương Vũ Hạnh Những trang sáchđậm tính nhân văn và giá trị nghệ thuật của nhà văn góp phần không nhỏ từtruyền thống gia đình và truyền thống quê hương ông

1.1.2 Bối cảnh thời đại và yêu cầu của cách mạng

Nếu như đối với một con người có những bước ngoặt làm cho người ta trởthành anh hùng, trở thành vĩ nhân, thì đối với một đất nước, một địa phươngcũng như vậy, có những biến động xã hội làm cho nó trở nên lớn khoẻ khácthường, làm cho nó mãi mãi ngời sáng hào hùng trong lịch sử dân tộc, trong tâmhồn nhân dân Mảnh đất miền Nam thân yêu của chúng ta đã trải qua những biếnđộng như thế: 1859, 1945, 1954, 1960, 1965…

Từ năm 1859 nhân dân miền Nam từng đi đầu trong phong trào chống thựcdân Pháp ngay sau khi quân Pháp chiếm đóng thành Gia Định Mặc dù Tự Đức

đã ký nhường nhiều tỉnh ở Nam Bộ cho Pháp, nhân dân Nam Bộ theo những thủlĩnh yêu nước như Trương Định, Thủ khoa Huân, Nguyễn Trung Trực đứng lênchống giặc, nêu cao hào khí Đồng Nai Từ khi Hiệp định Genever (20-7-1954)chấm dứt sự xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam Đế quốc Mỹ không thihành đúng tinh thần hiệp định, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm,tiến hành âm mưu chiếm đóng miền Nam lâu dài, biến miền Nam thành thuộcđịa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng Cuộc đấu tranh mới của nhân dân

Trang 15

miền Nam chống đế quốc Mỹ tay sai bắt đầu từ đó Miền Nam đi trước về sau.Miền Nam đã hai lần đi trước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Naymiền Nam lại đi trước trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ.

Cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân miền Nam từ 1954 đến 1970 có thểchia làm ba giai đoạn nhỏ: 1954 - 1959, 1960 - 1965, 1965 - 1970

Giai đoạn 1954 - 1959 bắt đầu sau khi hiệp định Genever được kí kết, gắnliền với việc đế quốc Mỹ hất cẳng lực lượng thực dân Pháp còn ở lại miền Nam,dựng lên chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm thân Mỹ thay thế chính quyềnBảo Đại thân Pháp Đây là giai đoạn tạm thời ổn định của chế độ Mỹ - Diệm.Sau thời gian 300 ngày tập kết chuyển quân, Mỹ - Diệm thôn tính các giáo phái,thiết lập chế độ độc tài gia đình trị ở miền Nam Khi chính quyền Diệm thi hànhchính sách phát-xít, thẳng tay khủng bố nhân dân, tiêu diệt lực lượng cách mạng,đồng bào miền Nam chuyển dần sang phát động chiến tranh nhân dân, phát triểnđấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, chuẩn bị điều kiện cho cuộc đồng khởithắng lợi cuối năm 1959 đầu 1960

Giai đoạn 1960 - 1965 gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của phong tràocách mạng miền Nam, bắt đầu từ những cuộc đồng khởi cuối năm 1959 đầu năm

1960, với sự thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (20-12-1960), sựthất bại của Chiến tranh đặc biệt của Mỹ và sự tan rã từng mảng của chínhquyền tay sai Mỹ

Chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam là sản phẩm của chủ nghĩa thựcdân mới Để bảo vệ quyền dân tộc dân chủ chân chính của mình, nhân dân miềnNam phải tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới và chỗ dựacủa nó là nguỵ quyền miền Nam

Giai đoạn 1965 - 1970 gắn liền với cuộc đấu tranh vô cùng oanh liệt củaquân dân miền Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của Giôn-xơn vàbước đầu làm thất bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Ních-xơn.Cuối năm 1964, Mỹ thất bại trong Chiến tranh đặc biệt Nhưng ngoan cố khôngchịu thua, giữa năm 1965, Mỹ ào ạt đưa quân vào miền Nam, tiến hành Chiến

Trang 16

tranh cục bộ ở miền Nam và đánh phá nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bằngkhông quân và hải quân, đồng thời can thiệp mạnh hơn vào Lào và uy hiếpCam-pu-chia.

Qua cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ từ năm 1954 đến nay và ngược vềtrước, qua cuộc chiến đấu lâu dài chống thực dân Pháp từ năm 1859, 1945, nhândân miền Nam đã tự khẳng định vai trò thành đồng bảo vệ Tổ quốc và đã thểnghiệm bằng sự hy sinh của nhiều thế hệ nối tiếp nhau

Sinh ra trong bối cảnh đất nước đang bị áp bức, nô lệ, kẻ thù đang giày xéoquê hương buộc Vũ Hạnh phải lựa chọn cho mình một lí tưởng sống đúng đắn.Nhà văn sớm đến với cách mạng từ những ngày đầu của mùa thu 1945 Thờigian Vũ Hạnh học ban tú tài trường Việt Anh ở Huế, đến ngày 9 tháng 3 năm

1945 xảy ra biến cố Nhật đảo chính pháp, ông đã bỏ học về quê tham gia Mặttrận Việt minh, tham gia chuẩn bị khởi nghĩa ở địa phương

Trong kháng chiến chống Pháp, ông dạy ở Trường trung học Thăng Bình.Năm 1953, đi thanh niên xung phong phục vụ chiến trường Tây Nguyên Từ

1954, ông ở lại quê hương và bị giặc bắt giam (1955) Được trả lại tự do ông vàoSài Gòn (1956), liên hệ với tổ chức cách mạng và hoạt động tích cực trên mặttrận văn nghệ, báo chí

Trong nhiều năm dài, từ khi kí kết hiệp định Gernever (1954) tạm thời chiađôi đất nước, bạo chúa Ngô Đình Cẩn ở miền Trung cùng bầy chó săn khát máumang đủ hình dạng mặt người tha hồ lùng sục, cắn xé những người kháng chiến

Có nơi chỉ trong một đêm, chúng đã bóp cổ gần trăm mạng người yêu nước rồi

xô xác xuống một đập nước lớn Trên những bãi cát ở huyện Thăng Bình, nhiềukhi gió thổi cát bay, lộ ra những phần thi thể xác người bị chúng giết trong đêm,vùi lấp vội vàng

Với yêu cầu của cách mạng là giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự docho nhân dân, là một thầy giáo dạy văn được nhiều học sinh mến mộ, sau Hiệpđịnh Gernever, Vũ Hạnh đã không đi tập kết mà vào Sài Gòn hoạt động Giữalòng Sài Gòn trong những năm kháng chiến chống Mĩ quyết liệt và trong cạm

Trang 17

bẫy của kẻ thù, nhà văn Vũ Hạnh – Nguyễn Đức Dũng đã viết nhiều cuốn sáchsâu nặng tình yêu nước.

Ở trung tâm đầu não của Mỹ nguỵ, giữa lòng thành phố lớn nhất của miềnNam những năm 1965 - 1966, Vũ Hạnh hoạt động yêu nước công khai, hợppháp viết bài trên tạp chí “Bách khoa”, “Hồn trẻ” Các bài viết ấy được tập hợptrong một quyển sách xuất bản năm 1966 Lúc này Vũ Hạnh là Tổng thư ký của

“Lực lượng bảo vệ văn hoá dân tộc”, là một trung tâm lớn nhất của phong tràođấu tranh văn hoá ở thành thị do Đảng thành lập và lãnh đạo Báo và sách dướibút danh “Vũ Hạnh” đã trở thành vũ khí công khai trên mặt trận văn hoá đểtham gia sự nghiệp giải phóng miền Nam Sách của Vũ Hạnh thời chống Mỹ

ngoài Bút máu, Chất ngọc, Lửa rừng còn có Cô gái Xà Niêng, Đọc lại Truyện

Kiều, Ngôi trường đi xuống, Người Việt cao quý…

Thời đại và lịch sử đặt thiên chức người cầm bút vào Vũ Hạnh và Vũ Hạnh

đã chọn lựa cho mình một hướng đi không giống với nhiều cây bút khác tronglàng văn thời bấy giờ

1.1.3 Bản lĩnh và sự lựa chọn của Vũ Hạnh

Theo Từ điển văn học bộ mới “ trong dòng văn học yêu nước cách mạngphát triển trong vùng thành thị miền Nam (1954 - 1975), Vũ Hạnh là một trongnhững cây bút nổi tiếng đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống lạinhững âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc Mĩ trong lĩnh vực văn hoá, tưtưởng”[37, 2024]

Không như một số nhà văn khác, chỉ gắn bó với nền văn học thành thị miềnNam ở một giai đoạn ngắn rồi chuyển ra vùng giải phóng, hay đi tập kết ra Bắc,nhưng với Vũ Hạnh thì khác hẳn, ông gắn bó với nền văn học này suốt từ ngàyđầu cho đến ngày thống nhất đất nước Vũ Hạnh – một cây bút viết khoẻ, tunghoành trên nhiều địa hạt khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, phê bình, tiểuluận… ở thể loại nào cũng rất thành công Vũ Hạnh là một hiện tượng của vănhọc miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Trang 18

Văn học yêu nước gắn bó chặt chẽ với từng bước đi của các phong trào, vàtrong thực tế đã trở thành vũ khí đấu tranh lợi hại của các phong trào đó Trêncái nền tảng chung là lòng căm thù Mỹ - nguỵ, văn học yêu nước đã biết hướngtrọng tâm vào những mục tiêu chính trị của từng lúc Khi thì nó tập trung đề cao

sự trỗi dậy của tinh thần dân tộc, lòng tự hào là con người Việt Nam để chốnglại âm mưu Mỹ hoá, ngăn chặn sự phá hoại nhân phẩm, tình người của văn hoálai căng mất gốc, phê phán ý thức tự ti dân tộc “da vàng nhược tiểu” nảy sinh từhoàn cảnh ấy Khi thì nó tập trung chống lại âm mưu chiến tranh tâm lý thâmđộc của Mỹ - nguỵ chống lại những thủ đoạn nguỵ dân tộc, nguỵ hoà, phê phánthứ “văn nghệ tình thương” trừu tượng, chủ trương bất bạo động, hoặc “khônglàm gì cả là yêu nước nhất”… Khi thì nó hướng về tố cáo tội ác chiến tranh huỷdiệt, chế độ đàn áp, bắt bớ phi nhân và chế độ lao tù khắc nghiệt giam hãm hàngvạn người yêu nước của Mỹ - nguỵ

Hoàn cảnh đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp gay gắt đặt cho ngườicầm bút một sự lựa chọn dứt khoát, nếu họ muốn người ta còn đọc mình, nghemình, muốn những sáng tác của mình thực sự có ích cho sự nghiệp giải phóngđất nước Để đi đến những kết luận tưởng như đơn giản ấy, người cầm bút trongvùng Mỹ - nguỵ đã vượt qua quá trình tìm kiếm, nhận đường

Kế thừa truyền thống và những kinh nghiệm của văn học chống xâm lượccủa dân tộc, đặc biệt là của văn học chống xâm lược của văn học kháng chiếnchống thực dân Pháp trước đó, tiếp thu được ảnh hưởng của văn học cách mạng

từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vùng giải phóng dội vào và do tác động củaphong trào cách mạng của cả nước, những người cầm bút yêu nước trong cácthành thị đã dùng vũ khí ngòi bút vạch trần những âm mưu nô dịch mới của kẻthù được che đậy dưới những chiêu bài hào nhoáng về “dân tộc”, “độc lập” giảhiệu

Là người đi nhiều, đã từng gắn bó với nhiều vùng đất và con người khácnhau, trải qua nhiều chế độ xã hội, vốn sống của ông nhờ vậy rất dồi dào, phong

Trang 19

phú Sự lịch duyệt, từng trải là một trong những lí do chính giải thích vì sao VũHạnh có được sự đa dạng về đề tài, thể loại và bút pháp sáng tác.

Không như một số nhà văn khác, chỉ gắn bó với nền văn học thành thị miềnNam ở một giai đoạn ngắn rồi chuyển ra vùng giải phóng hay đi tập kết ra Bắc,nhưng với Vũ Hạnh thì khác hẳn, ông gắn bó với nền văn học này suốt từ ngàyđầu cho đến ngày thống nhất đất nước

Trong số những nhà văn tiến bộ chiến đấu công khai trong lòng địch ở miềnNam giai đoạn 1954 - 1975, Vũ Hạnh là một trong những cây bút đi đầu và bảnlĩnh, đã theo suốt “hành trình tàn tạ” của văn nghệ miền Nam Không chỉ nổi

tiếng ở trong sáng tác (với các tập Bút máu, Chất ngọc, Vượt thác, Lửa rừng),

Vũ Hạnh còn là một ngòi bút phê bình độc đáo (với hai bút danh Cô PhươngThảo và Nguyên Phủ), đã không ngừng chiến đấu để bảo tồn văn hoá dân tộc,ngợi ca vẻ đẹp của tiếng nói và chống lại sự suy đồi trong văn nghệ

Trong hai mươi năm sống trong vùng chính quyền Sài Gòn, năm lần VũHạnh bị bắt, nhưng ông vẫn kiên trì hoạt động Tháng Tám năm 1966, Lựclượng Bảo vệ văn hóa dân tộc được thành lập, ông được bầu làm Tổng thư ký.Báo Tin văn – cơ quan ngôn luận công khai của Đặc khu ủy Sài Gòn – Gia Định

do Nguyễn Ngọc Lương làm chủ nhiệm – đã được đông đảo trí thức thanh niên,học sinh, sinh viên trong các thành thị miền Nam hoan nghênh Vũ Hạnh là mộttrong những cây bút nòng cốt của tờ báo này

Giai đoạn 1954 - 1975, do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, đất nước bị chiacắt thành hai miền Điều này đã tạo nên sự khác biệt trong tiến trình vận động vàphát triển thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng thì ở miền Nam, văn học pháttriển vô cùng phức tạp với nhiều khuynh hướng khác nhau Bên cạnh bộ phậnvăn học yêu nước và cách mạng lại có bộ phận văn học phản cách mạng Bêncạnh văn học trong lòng đô thị miền Nam, lại có văn học cách mạng trong vùnggiải phóng Và Vũ Hạnh đã lựa chọn một con đường đi riêng giữa dòng chung

để góp phần vào phát triển văn học trong lòng đô thị miền Nam thời kì này Với

Trang 20

bản lĩnh, với con đường đi của ông trong làng văn đã khẳng định được ngòi bútnòng cốt của ông thời bấy giờ.

1.2 Sự nghiệp văn chương của Vũ Hạnh

1.2.1 Một sự nghiệp văn chương phong phú với nhiều thể loại khác nhau

Suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và hai mươimốt năm kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), ở vào hoàn cảnh nào, thời điểmnào chúng ta cũng có nền văn học yêu nước – cách mạng Nền văn học này tồntại và phát triển không ngừng Đó là khuynh hướng ngược dòng với văn họcthực dân mới Nền văn học này tiếp thu truyền thống văn học yêu nước của dântộc, không ngừng lớn mạnh về đội ngũ sáng tác, số lượng và chất lượng tácphẩm Có lúc nó ảnh hưởng trực tiếp, có lúc gián tiếp đến tư tưởng, tình cảmcách mạng

Nhìn lại văn học miền Nam trước 1975, Vũ Hạnh là một gương mặt đặcbiệt Tác phẩm của ông đa dạng thể loại nhưng gần như là một phong cách độcđáo hiếm thấy, sắc bén tính chiến đấu, hàm chứa những giá trị chuyên môn sâusắc và lại đầy nhân bản

Trong dòng văn học yêu nước cách mạng phát triển trong vùng thành thịmiền Nam (1954 - 1975), Vũ Hạnh là một trong những cây bút nổi tiếng đã gópphần tích cực vào cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu, thủ đoạn của chủnghĩa đế quốc Mĩ trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng Sự nghiệp văn chương của

Vũ Hạnh có thể nói là phong phú với nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn,truyện dài, tuỳ bút, tiểu luận – phê bình văn học, xã hội – giáo dục, kịch; đề cậpnhiều mảng đề tài khác nhau: nông thôn, thành thị, rừng núi, đồng bằng; với sự

đa dạng về bút pháp: hiện thức, lãng mạn, cổ điển, hiện đại…

Trước hết là về kịch

Ở cấp độ loại hình, kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học(kịch, tự sự, trữ tình) Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học Nó vừa đểdiễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của

Trang 21

kịch Ở Việt Nam, kịch ra đời vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX, với những

sáng tác như Chén thuốc độc của Vũ Đình Long, Kim tiền của Vi Huyền Đắc,…

Từ sau Cách mạng tháng Tám, kịch ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đờisống văn học – sân khấu và xã hội ở nước ta Văn học đô thị miền Nam, thể loạikịch chiếm không nhiều nhưng cũng đã góp phần làm phong phú nền văn học

giai đoạn này Đáng chú ý có vở Thành Cát Tư Hãn (1962) của Vũ Khắc Khoan,

Người viễn khách thứ mười của Nghiêm Xuân Hồng với ý nghĩa xã hội rõ rệt.

Trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Hạnh, thể loại kịch cũng đóng vai tròkhẳng định tên tuổi của nhà văn Tuy số lượng tác phẩm ở thể loại này khôngnhiều nhưng đã có một số tác phẩm kịch rất giá trị Vũ Hạnh bắt đầu tự sáng táckịch ngay trong kháng chiến chống Pháp và mục đích của ông là gửi gắm trongtác phẩm của mình tâm tư, suy nghĩ về thế sự Nổi bật trong số lượng tác phẩm

kịch Vũ Hạnh có những vở kịch truyện: Người nữ tì, Đôi mắt dịu hiền, Khoảnh

khắc tình xuân… Những vở kịch này được viết dưới một lớp ngôn ngữ cổ xưa

và được đặt trong một khung cảnh xa xưa Đó chính là sự cố ý của nhà văn khisáng tác những vở kịch này, một cách nói tránh để tránh sự nhòm ngó của kẻ thùlúc bấy giờ

Người nữ tì (12-1959) là tác phẩm phẩm kịch truyện đầu tay với lối văn

phong cổ, với bút pháp mượt mà khẳng khái, bi đát nhưng hào hùng Ẩn dướilớp ngôn từ ấy là những hiện thực của xã hội u tối Cường quyền đã giết chếtnhân cách trong mỗi một con người Đại diện cho cường quyền là lòng thù hận,

là sự ích kỷ nhỏ nhen của mỗi một con người, là sự giẫm đạp lên luân thườngđạo lý Vì sự trả thù cá nhân mà Lã Thạch Phủ đã “đem lòng thù hận ra làm lẽsống, đem cả tình yêu làm vật hy sinh, nhiệt thành trong sự mưu mô, chà đạp lêntrên nỗi đau khổ bao người và tất cả để thoả lòng ích kỷ”[21,123] Và Lã ThạchPhủ là “hiện thân của sự cô độc vĩnh viễn, thèm thuồng tàn phá cuộc đời”, đóchính là lòng thù hận Lòng thù hận đã làm y bán rẻ đạo lý, chà đạp lên mọi giátrị đạo đức và tình yêu Đối lập với Lã Thạch Phủ là Nguyên Hạo đại diện cho lẽcông bằng, cho lí trí, cho sự cao cả Ở Nguyên Hạo “tượng trưng cho bao nhiêu

Trang 22

vẻ tinh hoa” của cuộc đời Khi rút lưỡi gươm ra, Nguyên Hạo đã thay mặt muôndân giết tên hôn quân, bạo chúa và đồng thời đã kết liễu Lã Thạch Phủ NguyênHạo đã tiêu diệt “cái hư danh, loài ác quỷ” để đem cái tươi đẹp cho đời.

Người nữ tì là những gì cũ kĩ, nát tàn sẽ bị ánh sáng chân lý xoá nhoà.

Những hư danh, những ảo mộng ở lớp áo vàng son cũng sẽ không bị biến mấtbản chất thật của sự việc Dưới cái dáng vẻ mỹ miều của sự hiểu biết, qua sự caosang của những chức vị, các nhân vật ấy chỉ là tôi đòi, nhưng họ không muốnthừa nhận điều đó

Còn trong vở Đôi mắt dịu hiền được sáng tác năm 1964, dựa theo sự tích

“Pháp nhãn của Ku-Na-La”, một câu chuyện thần thoại Phật giáo, đã đề cao

lòng vị tha, lên án cái xấu, cái ác, sự đố kị… Chính lòng vị tha đã chiến thắng tất

cả Xa-Da-Ti là hiện thân của “một loài rắn dữ”, của “Những giống sâu bọ hạingười”, và Am-Ka-Ru hiện thân cho lẽ phải, cho cái đúng Nhưng Ku-Na-La,con rể của Am-Ku-Ra chính là sự vị tha, là tình yêu, là chân lý Đôi mắt Ku-Na-

La bị Xa-Da-Ti làm cho mù đi nhưng Ku-Na-La cũng không hề oán trách Chínhvới đôi mắt bị mù đã cho Ku-Na-La hiểu rõ hơn về bản chất của hiện tượng

“chúng sinh ai cũng có đôi mắt sáng nhìn lên muôn vật và bám vào cái sắc giớibên ngoài để tìm sự thực Nhưng cái hiện tượng mà ta nhìn thấy hằng ngàynhiều lúc chỉ là ảo tưởng cho ta những ý sai lạc mơ hồ về cái bản chất bêntrong”[21,144]

Đôi mắt dịu hiền được viết bằng cái Thiện của cuộc đời, chính cái Thiện sẽ

chiến thắng mọi u tối, mọi mưu mô thâm độc Với lối viết tinh tế nhưng lại hếtsức sâu sắc, Vũ Hạnh đã cho chúng ta cảm nhận hết được mọi ngóc ngách củatâm hồn từng nhân vật trong vở kịch Như một màn kịch ngắn nhưng thể hiện rất

rõ về số phận của từng con người trong cuộc đời

Vở kịch Khoảnh khắc tình xuân được Vũ Hạnh sáng tác 1970 đề cập về vấn

đề tình yêu và dục vọng Thạch Hào yêu Hoài Điệp, một tình yêu thuộc về quákhứ xa xăm và tình yêu đó vẫn còn tồn tại cho dù hiện tại Thạch Hào đã mất khảnăng chăn gối:

Trang 23

“Hoài Điệp: Sao mà tay chàng lạnh lẽo thế này, y như phủ kín sương đồngtuyết nội?

Thạch Hào: Chỉ có môi nàng ấm áp, y như nắng xuân chợt về

Hoài Điệp: Xin đứng gần nhau vĩnh viễn, tới khi chung một nấm mồ

Thạch Hào: Không, không, ta chỉ là người tàn phế, ta đâu vui được lòngnàng!

Hoài Điệp: Yêu nhau bằng cả tâm hồn cũng đã vui rồi…”[30,162]

Sở Vương là quân vương nhưng chỉ là người hưởng mọi khoái lạc về thểxác của các cung nữ trong cung nhưng về tâm hồn thì không bao giờ sở hữuđược trong đó có Hoài Điệp:

“Thạch Hào:… Chính ta yêu nàng, không phải bằng những khát khao thểxác dâm ô mà bằng chính niềm luyến ái cao thanh như gió giữa trời Ta đã giaophó cho ngươi thể xác của nàng, để ta đoạt lấy phần hồn vĩnh viễn Ngươi đãgiúp ta yêu mến được nàng, tìm thấy được nàng, giữ mãi được nàng…”[30,164]

Chỉ có tình yêu mới xóa bỏ được tất cả mọi ranh giới khác còn dục vọng sẽgiết chết mọi tâm hồn cũng như mọi cảm xúc của con người cho dù vật chất có

đủ đầy như thế nào

Những vở kịch này được trang bị bằng những lớp ngôn từ mĩ lệ và cổ xưanhưng hiện lên đằng sau đó là những ẩn ý sâu cay của Vũ Hạnh Nhưng nộidung của nó rất gần gũi với cuộc sống của chính chúng ta Sau mỗi màn kịch là

bi kịch của mỗi cuộc đời, sau mỗi nhân vật là một nỗi chua xót về chính tâm hồncủa họ, họ bị vây hãm và đang cố tìm lối thoát cho riêng mình

Thành tựu kịch Vũ Hạnh không nhiều nhưng cũng đã góp phần làm phongphú nền kịch của văn học đô thị miền Nam Giá trị của mỗi vở kịch đó có thểkhông cao nhưng cũng đã tạo tiền đề cho các thể loại khác của Vũ Hạnh đượcphát triển

Về tiểu thuyết

Trang 24

So với các thể loại khác, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn Không những thế,

nó “là một thể loại văn chương đang biến chuyển và còn chưa định hình” “Tiểuthuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại.Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứađựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội,miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm vị trí trung tâm trong hệthống thể loại văn học cận đại, hiện đại”[62,328]

Tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khảnăng nghệ thuật của các loại văn học khác Ở Việt Nam, thể loại này phải sanggiai đoạn văn học đầu thế kỷ XX đến 1945, nhất là với dòng tiểu thuyết hiệnthực phê phán 1930 - 1945, ta mới có tiểu thuyết hiện đại Theo quan niệm vềtiểu thuyết của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam thì tiểu thuyết là mộtcái nhìn đa diện, đa chiều Tuy người nghiên cứu cho rằng tính chủ yếu của tiểuthuyết là tưởng tượng, hư cấu nhưng dù tưởng tượng, hư cấu thì tiểu thuyết cũngphải tái tạo cuộc sống, phải mang hình bóng của cuộc đời Thoát ly cuộc đời,tiểu thuyết sẽ không còn là tiểu thuyết, sẽ đánh mất giá trị nhân bản, sẽ khôngthể sống trong lòng người đọc Vì từ trong ý thức sáng tạo, nhà tiểu thuyết “baogiờ cũng muốn trình bày những con người sống thực Mà con người sống thựcbao giờ cũng có liên hệ chặt chẽ với xã hội, với quá khứ” Tuy thể loại tiểu

thuyết chưa được phát huy và số lượng tác phẩm không nhiều nhưng với Vỡ bờ,

Hòn đất, Một chuyện chép ở bệnh viện,… thì cũng đã khẳng định được giá trị

của văn học đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc

Trong sự nghiệp văn chương của Vũ Hạnh, thể loại tiểu thuyết chiếm tương

đối, có một số cuốn rất đặc sắc: Lửa rừng (1961-1962), Ngôi trường đi xuống (1966), Cô gái Xà Niêng (1970), Con chó hào hùng (1973)… Kết cấu, đề tài của

tiểu thuyết Vũ hạnh thật gần gũi với đời thường, đi sát với hoàn cảnh dân tộc ta

thời bấy giờ Ở Lửa rừng hay chuyện nàg Ykla, Vũ Hạnh đã đưa câu chuyện trở

về với miền núi và nhân vật là đồng bào dân tộc, những con người rất ngoan

Trang 25

cường đã từng lấy máu của mình viết nên những bản hùng ca bi tráng giữa chốnnúi rừng sâu thẳm trong cuộc khởi nghĩa quật cường chống lại thực dân.

Ykla, một bông hoa đẹp giữa núi rừng Tây Nguyên, biết yêu, biết khaokhát, biết bảo vệ hạnh phúc nhưng khi cần vùng lên để đấu tranh để trường tồnthì Ykla thật mạnh mẽ, cái khí chất mạnh mẽ của người phụ nữ Việt Nam bấtdiệt Ykla là một ngọn lửa rừng giết sạch kẻ thù “kẻ thù rồi bị giết sạch, nơichúng rồi bị phá tan, và trên mảnh đất thấm đầy máu giặc, dân làng sẽ gieo lúabắp sáng ngời…” Ykla hy sinh để bảo vệ quê hương Cái chết của chị hoá vàolòng đất mẹ thiêng liêng để dành sự sống cho buôn làng “trong những giây phútcuối cùng, Ykla tưởng như nhìn thấy ngọn lửa sáng cao, cao mãi, rọi dài hìnhbóng ông Dô, hình bóng con Pui và những dân làng yêu dấu, những hình bóng

ấy như vươn rộng thêm, rộng mãi, ôm lấy núi rừng bát ngát thân yêu”

Với Lửa rừng, Vũ Hạnh hiểu rất rõ về con người nơi chiến trường Tây

Nguyên Những người con của vùng đồi núi xa xôi mà anh hùng Họ dám xảthân cho đồng bào mình Những trang văn thật gần gũi và xúc động khi ông viết

về Tây Nguyên, về sự gan dạ, dũng cảm, về lòng yêu đồng bào của những conngười nơi đây mà như chính ông được sinh ra tại mảnh đất này

Còn ở Ngôi trường đi xuống, Vũ Hạnh không dựa vào những hiểu biết của

mình về Tây Nguyên, không đi vào đề tài lịch sử mà nhà văn khai thác một vốnsống phong phú khác qua nhiều năm vừa viết văn vừa dạy học ở Sài Gòn Viết

về đề tài giáo dục tưởng như hạn hẹp nhưng nhà văn lại giúp chúng ta tiếp cậnvới xã hội thành thị miền Nam trên một số phương diện cơ bản nhất

Một phương cách tố cáo đế quốc Mỹ kín đáo mà tài tình! Không cần mộtlời đả kích trực diện nhưng vào thời điểm sách ra đời, cuối năm 1966, ai cũnghiểu đạo quân xâm lược Mỹ là thủ phạm chủ yếu gây nên sự xáo trộn ghê gớmtrong sinh hoạt xã hội vùng thành thị miền Nam, dẫn đến tình trạng băng hoạiđạo đức, nhân cách

Bằng lối viết hài hước nhưng thật chua chát mỉa mai, một nét phong cáchquen thuộc của Vũ Hạnh Nhà văn còn cho ta hiểu được cái rối rắm, nhố nhăng,

Trang 26

kỳ cục của thế giới trường tư Sài Gòn trước đây, hầu như bất cứ ai cũng có thểtrở thành “giáo sư”, bịt mũi trẻ lấy tiền vô tội vạ Vũ Hạnh đã vẽ lên một bứctranh hiện thực về chế độ trường tư dưới thời Mỹ nguỵ, một bức tranh đậm màu

sáng tối đầy kịch cỡm Chính những nét nhoè đó của Ngôi trường đi xuống đã

cho chúng ta hình dung ra phần nào sự vô nhân đạo của chế độ nguỵ quyền SàiGòn trước 1975

Còn ở Cô gái Xà Niêng, Vũ Hạnh sáng tác vào những tháng cuối của năm

1970 khi nhà văn còn đang bị bắt giam ở nhà lao Tân Hiệp Đây là một câuchuyện tình trái ngang giữa hai thực thể so le, không có cảm thông, không thểđối thoại, cuối cùng dẫn đến tan vỡ, bi kịch Cô gái Xà Niêng - người rừng mànhân vật “tôi” và ông Chúp tìm được trong rừng đã trở thành người bạn đồnghành của họ, giúp họ vượt qua được mọi chướng ngại vật ở trong rừng sâu, tránhđược rất nhiều thú giữ cũng như mọi kẻ thù đối mặt của họ Tình yêu của “tôi”

và Thanh Lâm - cô gái người rừng nảy nở, một thứ tình yêu rất Người mà ngay

cả chính họ cũng không nhận ra Sự bất đồng về ngôn ngữ, về hoàn cảnh sốngcũng không ngăn cản được tình yêu ấy nảy nở Nhưng cuối cùng tình yêu giữa

họ lại dẫn đến bi kịch, Thanh Lâm đã vĩnh viễn nằm lại núi rừng nơi đã nuôidưỡng chị lớn lên: “Giã từ Thanh Lâm, em nằm vĩnh viễn nơi đây giữa núi rừngnày, quanh năm chỉ có khói đá, sương mù, mưa nguồn, gió núi Em đã cố gắngrời khỏi bản năng rừng rú, cố gắng thoát đời hoang dã sơ khai để làm con người.Tình yêu của chúng ta đã được kết thành trong cố gắng ấy, và chỉ có những nỗlực hướng về những gì tốt đẹp mới là chất liệu của một tình yêu thực sự ướcmơ”[23,198]

Chính tình yêu của cô gái người rừng đó đã cho chúng ta nhận ra được mọigiá trị đích thực của cuộc sống Tình yêu là sự cảm thông, chia sẻ, sự hy sinh, làphần Người chứ không phải phần Con: “Giã từ Thanh Lâm, em đã vĩnh viễnnằm xuống nơi đây nhưng mà tình yêu của em còn ở trong anh, ở mãi trong anhcho đến trọn đời Em đã giúp anh hiểu hơn về cuộc sống này, núi rừng đã dạycho anh nhiều bài học lớn”[23,199]

Trang 27

Con chó hào hùng được phát hành vào giữa tháng 3 năm 1973, là một trong

những cuốn tiểu thuyết đặc sắc của Vũ Hạnh Giữa thời kì miền Nam đang sụcsôi ý chí đánh Mĩ ngụy và giai đoạn tấn công ồ ạt của quân dân ta khắp ba miềnthì chính những người cầm bút với sứ mệnh lớn lao đang cùng hòa chung với

nhịp thở đó của dân tộc Vũ Hạnh viết Con chó hào hùng cùng nhiều tác phẩm

khác nữa và đã tạo được tiếng vang rất lớn thời bấy giờ Chỉ với một hình tượngcon chó nhưng xuyên suốt là cả một tư tưởng yêu nước được gửi gắm vào đây.Con chó được nhân hóa như một con người thực thụ, một người chiến sĩ yêunước biết hy sinh vì sự nghiệp của dân tộc Nhà văn Vũ Hạnh đã rất sâu sắc khixây dựng một loài vật mà qua đó có thể bộc lộ rất rõ quan điểm, tư tưởng củamình Dùng lối nói gián tiếp nhưng lại thể hiện được tất cả những vấn đề trựctiếp của đất nước khi tình hình thời cuộc của đất nước đang trong thời kì nướcsôi lửa bỏng

Với thể loại tiểu thuyết, Vũ Hạnh đã góp phần công sức không nhỏ trongviệc khẳng định chỗ đứng của thể loại này trên văn đàn văn học vùng đô thịmiền Nam (1954-1975) Với lối viết rất gần gũi với đời thường và đi sát đượcvới thực tế của yêu cầu cách mạng, tiểu thuyết Vũ Hạnh đã giúp người đọc hiểuthêm về cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, hiểu thêm về con người miềnnúi Tây Nguyên, hiểu thêm về tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Về Tiểu luận - phê bình văn học

Lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam (1954-1975) là bức tranh lậpthể nhiều sắc màu, là dàn đồng ca nhiều giọng điệu, là bầu trời nhiều vì sao tuylinh động nhưng phức tạp và có những giới hạn nhất định Song, do chịu sự tácđộng sâu sắc bởi những biến động của đời sống chính trị xã hội và văn hóa, đặcbiệt là ảnh hưởng của lý luận – phê bình văn học phương Tây và cuộc đấu tranhbảo vệ văn hóa dân tộc, lý luận – phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-

1975 đã phân hóa thành nhiều khuynh hướng khác nhau Sự phân hóa này phảnánh khá trung thực đời sống lý luận – phê bình văn học ở đô thị miền Nam Mặtkhác cũng thể hiện sự đa dạng trong việc nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng văn

Trang 28

học tránh được căn bệnh giản đơn, công thức và tính “đồng phục” trong lý luận– phê bình.

Nếu hình dung lý luận – phê bình văn học ở đô thị miền Nam là một dòngsông có nhiều nhánh chảy qua những bãi bờ khác nhau thì khuynh hướng phêbình Mác-xít là một nhánh sông hiện hữu như một thực thể sinh động trongdòng sông lý luận – phê bình ấy Khuynh hướng phê bình này thuộc dòng vănhọc yêu nước và cách mạng ở đô thị miền Nam, với cơ sở tư tưởng là mỹ họcMác-xít, có nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ đường lối văn nghệ dân tộc, chống vănhoá lai căng, nô dịch của chủ nghĩa thực dân mới Vì vậy, trong bộ phận văn họcyêu nước và cách mạng ở đô thị miền Nam đã hình thành đội ngũ các nhà lýluận phê bình

Sự hình thành khuynh hướng lý luận – phê bình chịu ảnh hưởng của tưtưởng Mác-xít trong đời sống văn học ở đô thị miền Nam lúc bấy giờ đã khẳngđịnh sự trưởng thành của bộ phận văn học yêu nước và cách mạng mà điều dễnhận biết là sự hình thành đội ngũ các nhà lý luận – phê bình Trong đội ngũ này

có một số cây bút lý luận – phê bình ảnh hưởng không chỉ trong khuynh hướngphê bình Mác-xít mà còn ảnh hưởng đối với cả đời sống lý luận – phê bình vănhọc như: Vũ Hạnh, Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn, Trần Triệu Luật, Cô ThanhNgôn, Lê Nguyên Trung… Trong đó, có thể nói, Vũ Hạnh là một trong nhữngcây bút khá nổi bật với rất nhiều bài viết, nhiều công trình lý luận – phê bình.Trong lĩnh vực phê bình, Vũ Hạnh có phong cách độc đáo, nhận xét tinh tế, phêphán sắc sảo, đã không ngừng chiến đấu để bảo tồn văn hóa dân tộc, ngợi ca vẻđẹp của tiếng nói và chống lại sự suy đồi, vong bản trong văn nghệ Trong suốtmấy mươi năm (từ 1958 đến 1972), các bài phê bình của ông đã bao quát đượcmột hoạt động sáng tác và nghiên cứu rộng lớn

Với những nhận định về truyện giai đoạn này, Vũ Hạnh nhận thấy các sángtác giai đoạn này đã thể hiện một cách rõ ràng nhất khuôn mặt nhợt nhạt, bơ phờ

của nền văn nghệ miền Nam suy kiệt sinh lực Trong bài viết Tình hình văn

nghệ năm 1959, ông buồn rầu tổng kết: “Suốt trong năm không có tác phẩm nào

Trang 29

phản ánh được thời đại, đánh dấu được xã hội chúng ta trong mấy năm nay vềmột khía cạnh rộng lớn nào” Những sáng tác văn chương đang dần xa lìa đờisống nhân sinh đi tìm về cõi phù thế Nhìn vào các sáng tác hàng năm, Vũ Hạnhnhận thấy tuy có sự biến động về số lượng, nhưng nội dung thì không hề thayđổi Trong nhiều bài viết, nhà phê bình nhìn thấy một số tác giả đã cố gắng ghilại dấu ấn của mình như Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Thị Hoàng, Linh Bảo,Mộng Tuyết, Thu Vân,… nhưng hầu hết những gì họ mang đến chỉ là “sự phiêulưu trong cái thế giới chập chờn nửa mộng, nửa thực” là “quá thiên về sự đẽogọt hình thức, không cần cốt truyện, dễ đưa đến sự suy tưởng vơ vẩn, hưkhông…” Một số cây bút có “lướt” trên thực tại nhưng chỉ là những thực tại đã

đi vào quá vãng hoặc những vấn đề hết sức mơ hồ, vô định

Với nhận định về kịch, Vũ Hạnh nhìn nhận ngành kịch miền Nam giaiđoạn 1954 - 1975 cũng không có một dấu hiệu gì khả quan Theo tổng kết củaông, năm 1959 “tuy con số ghi đến 186 vở, nhưng hầu hết là ca kịch dài ngắntrên các sân khấu cải lương” Còn thoại kịch thì “không có một vở nào xuất hiện

trong năm nay” Năm 1962 nổi lên mấy vở Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan và Người viễn khách thứ mười của Nghiêm Xuân Hồng với ý nghĩa xã

hội khá rõ rệt, thế nhưng lại phải ẩn nấp trong một khung cảnh xa xưa với ítnhiều giả tưởng Hai vở kịch này là hai tác phẩm lớn nhất và có lẽ nhờ chúng màngười ta còn nghĩ về ngành kịch miền Nam như một thể loại văn học

Còn với thể loại thơ thì Vũ Hạnh nhận định rằng cũng giống như tiểuthuyết, thi ca cũng chứng tỏ sự bất lực của nó trên cả hai phương diện: tình cảm

và tư tưởng xã hội Nhiều tác phẩm chỉ biết băn khoăn trong những “ngõ tối tâmhồn”, tìm về những rung động xưa cũ mà không hề nghĩ rằng, thời đại đã đitrước mình hơn nửa cuộc đời Sở dĩ như vậy vì các thi sĩ của chúng ta khôngnhìn thấy nguồn cảm hứng từ thực tại Trong khung cảnh u tối ấy, Vũ Hạnh chú

ý đến tập Từ Thức của thi sĩ Đoàn Thêm (1959), Người yêu tôi khóc của Thế Viên (1959) và Trăng treo đầu súng của Tường Linh (1959) Nhưng nhìn chung,

theo Vũ Hạnh, những tác giả này mặc dù đã thể hiện được đôi nét tinh tế của

Trang 30

mình trong việc cảm nhận đời sống, nhưng chừng đó không đủ để các thi sĩ đemđến cho độc giả một niềm tin tưởng về thơ ca đương thời.

Với các công trình nghiên cứu – tuyển chọn như phê bình cuốn Thi nhân

Việt Nam hiện đại của Phạm Thanh – Nxb Khai Trí – 1959, Vũ Hạnh hướng tới

mục đích phê bình tư tưởng của kẻ biên soạn cuốn sách đã mất hết “thể diện”,đổi trắng thay đen, “chuốt lục tô hồng” đề cao các “thi sĩ” của chúng ta thì ít mà

vì mục đích kinh tế thì nhiều Nhìn vào sự tuyển chọn, Vũ Hạnh còn phơi bàynhững tâm tư héo úa, hoặc là mòn mỏi, hoặc là nhớ thương rẻ tiền, nhưng rõnhất là “những vần thơ trơ trẽn” Đó là những kẻ mất hết tình thương dân tộc,trốn chạy cuộc sống lớn lao, “giãy giụa trong sa đọa, vùng vẫy trong ngangtàng”, để “rên xiết, thở than, tán tỉnh nhiều lời” Hay phê bình bài thuyết trình

Viễn tượng văn nghệ miền Nam của Trần Thanh Hiệp (1960), phê bình cuốn Viết và đọc lại tiểu thuyết của Nhất Linh, Nxb Trí Đăng, 1962…

Có thể nói những công trình phê bình văn học của Vũ Hạnh chưa phải lànhiều, nhưng độc đáo Ông đã tạo được một ấn tượng mới bằng cái nhìn tinh tế,mạnh mẽ và khoáng đạt Với lĩnh vực nghiên cứu phê bình, nhà nghiên cứu đã

bỏ vào đấy nhiều tâm lực Việc Vũ Hạnh sớm xác định cho mình một lí tưởngnghệ thuật chân chính đã giúp ông có được niềm tin, sự hứng khởi và lòng đam

mê nghiên cứu, sáng tạo Những bài tổng kết tình hình văn học, những bài phêbình các công trình biên khảo, đánh giá về các sáng tác mới trong suốt thời kìnày của ông đã giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn vềnền văn nghệ miền Nam Từ đó, ta có thêm cơ sở để nhìn lại nó, nhận lại nhữnggương mặt đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phức tạp của nền văn nghệ nướcnhà

Ở thể loại tiểu luận phải kể đến tập tiểu luận Đọc lại Truyện Kiều ông viết

nhân dịp kỷ niệm hai trăm năm ngày sinh Nguyễn Du thể hiện một cách cảm thụ

tài hoa và một sự đánh giá đúng đắn tác phẩm cổ điển này của dân tộc Đọc lại

Truyện Kiều là một trong những tác phẩm cho thấy một bút lực sung mãn, một

tư duy phê bình tinh tế, nhạy cảm và sắc sảo Ở đây Vũ Hạnh không giải mã

Trang 31

Truyện Kiều theo quan điểm duy vật Vì vậy Đọc lại Truyện Kiều của Vũ Hạnh

đem đến cho độc giả một cái nhìn mới, một cách nghĩ mới so với các bài viết về

Truyện Kiều ở miền Nam lúc bấy giờ.

Những vấn đề được Vũ Hạnh nói đến trong Đọc lại Truyện Kiều là những

vấn đề có ý nghĩa xã hội, liên quan đến số phận con người Chẳng hạn vấn đề

“Đứa con nàng Kiều” được tác giả đặt ra không chỉ là sự trào lộng hay lạ hoá mà

đó là vấn đề mang tính nhân văn về quyền được làm vợ, làm mẹ của người phụ

nữ Và đây cũng là một bi kịch trong chuỗi bi kịch của đời Kiều đã bị xã hội tànbạo ấy vùi dập “Trong cái cảnh ngộ làm vợ hờ thường trực của người mình yêutha thiết, Kiều sẽ có dịp thường xuyên để thấy thân phận đàn bà chịu thua thiệtcủa nàng…” Vũ Hạnh cũng rất tinh tế và có lí khi chỉ ra thực chất của ngày

“đoàn viên” mà Nguyễn Du tạo nên trong Truyện Kiều: “Nếu ta nghĩ kĩ về cáitội ác mà chế độ ấy gây nên cho Kiều, và nghĩ kỹ nữa về cái ân huệ đoàn viên

mà nó ban phát cho Kiều, ta sẽ thấy rằng chung quy là để làm lợi cho chế độ ấy

mà thôi…”

Đối với nhân vật Từ Hải, Vũ Hạnh cũng có nhiều nhận xét khá tinh tế vàsâu sắc khi cho rằng: “Từ Hải là sự lỡ tay của thiên tài Nguyễn Du” Vũ Hạnh

đã nhìn thấy ở Từ Hải khát vọng của tự do và công lý Từ Hải không chỉ là “sự

bù đắp cho Kiều” mà theo Vũ Hạnh “Từ là hiện thân của một phản ứng, củalòng khao khát đền bù của một đòi hỏi quân bình có thể đồng nghĩa với sự đòihỏi công bình, mọi thứ công bình lý tưởng về người về đời, vọng lên bất cứ nơinào còn có đày đoạ tủi hờn”

Đọc lại Truyện Kiều đã thể hiện rõ ảnh hưởng tư tưởng phê bình Mác-xít.

Đây không chỉ là tác phẩm phê bình văn học có giá trị của lý luận – phê bìnhvăn học ở đô thị miền Nam mà còn là của lý luận phê bình văn học dân tộc

Bên cạnh Đọc lại Truyện Kiều, Vũ Hạnh còn có Tìm hiểu văn nghệ, một tác

phẩm lí luận – phê bình Đây là tác phẩm được viết trên cơ sở ảnh hưởng tư

tưởng của mỹ học Mác-xit, tiêu biểu ở các bài: Chức vụ cao cả của văn nghệ,

Trang 32

Văn nghệ tác động như thế nào, Văn nghệ phản ánh bản chất thực tại, Bên trong văn nghệ sĩ và bên ngoài cuộc đời, Văn nghệ một hình trạng ý thức…

Trong bài Một số biểu hiện tiêu cực trong văn nghệ, xuất phát từ quan điểm

văn học phải gắn với thực tại, Vũ Hạnh đã phê phán tính chất thoát ly ở nhữngtác phẩm văn chương của miền Nam lúc bấy giờ, đó là: “Sự thoát ly bằng mộtngả lối êm đềm, ngả lối ái tình” trong những tác phẩm tiểu thuyết diễm tình; là

“sự thoát ly bằng một ngả lối mơ hồ của loại sách hoang đường quái đản”, trongcác tiểu thuyết võ hiệp; là sự thoát ly vào những con đường dĩ vãng để ngồi ônlại chuyện cũ tích xưa hầu dễ dàng lãng quên cuộc đời trước mắt”, là “sự thoát

ly vào những dặm đường khúc mắc của những quan niệm triết học lỗi thời”Những bài phê bình của văn học đều thống nhất trên quan điểm đấu tranhchống văn học phi nhân bản, phi dân tộc, đề cao lòng yêu nước, tinh thần tự hào,

ý thức trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc sống và trước vận mệnh dântộc

Vũ Hạnh một trong những gương mặt tiêu biểu không chỉ cho khuynhhướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít mà còn là gương mặt phêbình tiêu biểu của lí luận – phê bình văn học ở đô thị miền Nam trước đây cũngnhư của nền lí luận phê bình văn học dân tộc hôm nay

Năm 1965, khi Mỹ đổ quân vào miền Nam, Vũ Hạnh đã viết tập tiểu luận

Người Việt cao quý là rất đáng quan tâm giữa Sài Gòn đảo điên văn hoá thực

dụng ngoại lai trước 1975 Một tác phẩm chưa đến một trăm trang, thật như mộtlời truyền đơn mà đã tái bản hơn mười một lần một hai năm sau đó

Người Việt cao quý được xuất bản giai đoạn đất nước ta đang trong thời kì

nước sôi lửa bỏng – chiến tranh ở hai miền Nam – Bắc với bút hiệu người Ý làA.Pazzi Tên sách, tên tác giả, năm tháng ra đời của sách – tất cả đã hấp dẫn vàthu hút sự chú ý của bạn đọc Qua tác phẩm nổi tiếng này, nhà văn đã để lại mộtdấu ấn dài cho nhiều thế hệ xả thân vì dân tộc mình

Vũ Hạnh viết năm 1965 về những anh hùng dân tộc:

Trang 33

“Trên đất nướcViệt Nam nơi nào cũng có anh hùng Hãy đi vào các xómlàng, hỏi các nấm mồ, các bụi cây, hốc đá, quý ngài sẽ nghe kể biết bao nhiêuchuyện phi thường về giống nòi Việt Điều đáng tiếc là những anh hùng của dântộc này rải rác khắp nơi thôn xóm, núi rừng vẫn chưa đề cập đến đầy đủ trongsách vở, chưa được phát hiện đúng mức trong văn học Những chế độ áp bức, lệthuộc ngoại bang đều muốn che giấu, phủ nhận các vị anh hùng dân tộc và chỉcho học ở trong nhà trường hết sức sơ lược về một số người không thể nào chegiấu nổi Công cuộc tìm kiếm anh hùng, giới thiệu anh hùng dân tộc, để mà pháthiện và phát triển thêm những anh hùng ấy, còn là công tác dành sẵn cho ngườitrí thức Việt Nam.”

Những người muốn tìm hiểu lịch sử dân tộc có lẽ rất thích thú khi đọc đoạnnhận xét khái quát vừa tinh tế, vừa sâu sắc sau đây của A.Pazzi (Vũ Hạnh):

“Lịch sử người Việt cho thấy rằng các triều đại cũ của họ dù có khác nhau, dù

có chống nhau, nhưng vẫn nhất trí ở trên căn bản dân tộc Nghĩa là họ gặp nhautrên cái ý chí bảo tồn nòi giống, mở mang lãnh thổ không ngừng Dân tộc ViệtNam đã biết rõ sự chiến thắng của mình từ khi chiến đấu, trước khi chiến đấu,

dù phải đối phó với kẻ thù nào” Vì sao như vậy? “Vì người Việt hiểu rằng ở saulưng họ không chỉ là một khoảng trống, không chỉ là những kỷ niệm nhạt mờhỗn độn, mà sau đấy có cả một lịch sử lâu dài của những nỗ lực vinh quang”

Với Người Việt cao quý thì thực sự là cuộc bùng nổ về tinh thần dân tộc

ngay giữa Sài Gòn thời bấy giờ

Trong hoàn cảnh bị o ép, khủng bố, ông vẫn viết đều đặn Nhiều bài viếtcủa ông trên các tập san, tạp chí văn nghệ xuất bản ở Sài Gòn đã kịp thời phêphán những tác phẩm, những khuynh hướng nghệ thuật suy đồi, những hiệntượng văn hóa có hại cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam Và chínhlĩnh vực phê bình của Vũ Hạnh đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chốngvăn hóa suy đồi ở miền Nam thời kỳ này

Và cuối cùng là Truyện ngắn – thể loại thành công nhất của Vũ Hạnh.

Trang 34

Trong sự nghiệp văn chương Vũ Hạnh, thể loại truyện ngắn chiếm gần đa

số Với số lượng tác phẩm lên đến hàng trăm của ông ở thể loại này cho đếnngày hôm nay cũng đã khẳng định được ngòi bút sung sức của nhà văn Truyệncủa ông không xoay quanh một chủ đề nhất định, không đi quá sâu vào một khíacạnh nào của đời sống con người nhưng trên mỗi trang văn của ông, người đọc

dễ dàng nhận ra được một lối đi rất riêng Chính sự đa dạng về đề tài trongtruyện ngắn của ông đã tránh cho người đọc sự nhàm chán

Đa dạng trong thể loại, đề tài và bút pháp sáng tác đã hình thành nên phongcách Vũ Hạnh trong bộ phận văn học yêu nước, cách mạng vùng đô thị miềnNam trước năm 1975 Ông là một trong những cây bút nổi tiếng đã góp phầntích cực vào cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu, thủ đoạn thù địch tronglĩnh vực văn hóa tư tưởng

1.2.2 Truyện ngắn – thể loại thành công nhất của Vũ Hạnh

1.2.2.1 Ưu thế của truyện ngắn trong bối cảnh văn học đô thị miền Nam thời kháng chiến

Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắnbao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưngcái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch,đọc một hơi không nghỉ

Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu để phân biệttruyện ngắn với các tác phẩm tự sự loại khác Trong văn học hiện đại có nhiềutác phẩm rất ngắn, nhưng thực chất lại là các truyện dài viết lại Truyện ngắnthời trung đại cũng ngắn nhưng rất gần với truyện vừa Các hình thức truyện kểdân gian rất ngắn gọn như cổ tích, truyện cười, giai thoại… lại càng không phải

là truyện ngắn

Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, mộtcách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại Truyện ngắn đích thựcxuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học

Trang 35

Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầyđặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiệntượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồncủa con người Vì thế truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp Vànếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật của truyện ngắn làmột mảnh nhỏ của thế giới ấy Truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắchoạ những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàncảnh Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ

xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người Cốt truyện của truyệnngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nónói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người Kết cấucủa truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xâydựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng Bút pháp trần thuật củatruyện ngắn thường là chấm phá

Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, códung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho những chiều sâu chưanói hết

Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hàng ngày, súc tích, dễ đọc, lạithường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng ảnh hưởng kịp thờitrong đời sống Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh caocủa sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc củamình

Truyện ngắn là một thể loại văn học rất nhạy cảm với những biến đổi củađời sống xã hội Với hình thức gọn nhẹ, truyện ngắn luôn bắt kịp với những vậnđộng của xã hội và tái hiện được mọi biến đổi dù rất tinh vi của đời sống conngười Trong chiến tranh tính cổ động, tính thời sự, tính kịp thời của văn họcluôn được đề cao hàng đầu trong nhận thức và phản ánh hiện thực Truyện ngắn

là thể loại có nhiều ưu thế ở phương diện này

Trang 36

Truyện ngắn chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam xuất hiện trên báo Thống

nhất từ năm 1958 và được chú ý với một số truyện đầu tiên của Giang Nam Vở

kịch cô giáo là tập truyện ngắn ngắn đầu tiên của Giang Nam cũng là tập truyện

ngắn đầu tiên của văn học cách mạng miền Nam được xuất bản ở Hà Nội(1962) Tập này gồm chín truyện, phần nhiều được viết trong thời kỳ trướcĐồng khởi Giang Nam dành nhiều truyện mô tả cuộc sống ngột ngạt của một sốtiểu trí thức, học sinh, viên chức dưới chế độ Mỹ - Diệm, một chế độ trong đó sốphận con người luôn bị hăm doạ, nhân phẩm bị chà đạp, hạnh phúc tình yêukhông có gì bảo đảm

Truyện ngắn miền Nam phát triển khá nhanh Sau tập truyện của GiangNam, chúng ta có truyện ngắn của Phan Tứ viết về chuyển biến cách mạng củanhân dân vùng Chu Lai – Đà Nẵng thời kỳ trước và sau Đồng khởi, nhữngtruyện ngắn của Anh Đức giới thiệu một số nét tính cách của người Nam Bộ đầylòng dũng cảm, tinh thần nghĩa khí Một số truyện ngắn của Nguyễn TrungThành, Nguyễn Chí Trung đã khai thác những phẩm chất yêu nước và cáchmạng của con người miền núi và đã thể hiện với những màu sắc dân tộc chânthực và hấp dẫn Nguyễn Thi được chúng ta biết nhiều hơn về tài viết ký cũng

đã có một số truyện ngắn tái hiện cuộc sống của lớp thanh thiếu niên lớn lên ởnông thôn Nam Bộ trong hoàn cảnh chiến tranh Nguyễn Thiều Nam có một số

truyện ngắn hay trong đó truyện Gieo mầm được nhiều người chú ý, truyện này

dựng nên hình ảnh người cán bộ kiên cường dương cao ngọn cờ lý tưởng cáchmạng trước kẻ thù

Sau giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu (1965), chúng ta được làm quen vớimột loạt cây bút truyện ngắn mới xuất hiện ở miền Nam Thuỷ Thủ từ phía kẻthù trở về hàng ngũ nhân dân, đã ghi lại bước chuyển biến tư tưởng của mình

bằng truyện ngắn Chiếc guốc xinh xinh; Cửu Long viết Trận đầu thắng Mỹ

(1967) phác họa hình ảnh một cán bộ quân sự rất kiên cường quyết tâm trongviệc đánh phủ đầu bọn viễn chinh Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam Nguyễn Sángtrong một thời gian không dài, đã cho ra đời một loạt truyện ngắn viết về cuộc

Trang 37

sống chiến đấu và tình cảm của nhiều lớp người khác nhau trong cuộc khángchiến, đáng chú ý nhất là lớp thanh thiếu niên mới lớn đang nhanh chóng trưởngthành về nhiều mặt trong cuộc chiến đấu đầy thử thách ở miền Nam Trần HiếuMinh trong những ngày tổng tấn công nổi dậy năm 1968 cũng đã viết một sốtruyện ngắn về sự chuyển biến mạnh của con người sống trong thành phố SàiGòn - Chợ Lớn.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều truyện ngắn viết trong lòng đô thị miền Namphục vụ cho cuộc chiến ở phía Nam Tổ quốc Phải kể đến Bình Nguyên Lộc, VũHạnh, Sơn Nam, Võ Hồng… họ chính là lực lượng viết trẻ mà như Trần NguyênLan nhận xét: “Họ là những tia sáng sẵn sàng bốc cháy” Từ những trang viếtcủa những người cầm bút trẻ tuổi, ta còn thấy toát lên một niềm tin ở tương lai,

ở con người, những tình cảm mãnh liệt nhưng trong trẻo của một thế hệ chưa bịcái xấu của xã hội phi nhân mài mòn

“Đừng tưởng một chút nào rằng về nội dung tư tưởng, về trình độ nghệthuật, thể loại ngắn là thuộc loại thấp, đâu có phải dài mới là tốt, là hay Đứngtrước cuộc chiến đấu đang diễn ra ở nước ta, anh làm sao nhìn thấy, ghi được,truyền lại nhanh chóng bằng những tác phẩm ngắn Nhiều tác phẩm nhỏ cộng lạithành tác phẩm lớn Không nhất thiết là một trường ca anh hùng thì mới có giátrị nghệ thuật cao” Ý kiến trên đây của Phạm Văn Đồng khẳng định giá trị cóthể đạt được của truyện ngắn trong hoàn cảnh chiến đấu của ta về hai mặt: phảnánh kịp thời và phản ánh tốt và hay Điều đó được chứng minh bằng thực tiễnsáng tác truyện ngắn ở nước ta, hùng hồn nhất là bằng sự xuất hiện hàng loạttruyện ngắn ở miền Nam

Trong chiến tranh, truyện ngắn miền Nam đã phát triển với tốc độ nhanh và

có sự trưởng thành về nhiều mặt Nó đã phản ánh trung thực, nhanh nhạy cuộckháng chiến của nhân dân miền Nam, đã tái hiện được nhiều loại nhân vật tíchcực và để lại một số hình ảnh nghệ thuật đẹp trong văn học Việt Nam Sự pháttriển tương đối mạnh mẽ của truyện ngắn miền Nam chứng tỏ rằng về mặt thểloại, truyện ngắn đã tìm thấy trong hoàn cảnh chiến tranh những thuận lợi để

Trang 38

phát triển về mặt số lượng và có khả năng ngay trong hoàn cảnh đó, tự nâng cao

về chất lượng, về nội dung cũng như về nghệ thuật Chính ưu thế của thể loạitruyện ngắn đã góp phần quan trọng trong việc phát triển văn học đô thị miềnNam thời kháng chiến

1.2.2.2 Khả năng chiếm lĩnh thể loại truyện ngắn của Vũ Hạnh

Với những ưu thế của truyện ngắn trong việc phục vụ cho cuộc sống thời

kỳ chiến tranh như vậy, Vũ Hạnh đã phát huy tối đa khả năng khai thác củamình để làm chủ thể loại này (với gần một trăm truyện ngắn được sáng tác thời

kỳ 1954-1975) Trong tất cả các thể loại mà Vũ Hạnh đã thử bút, truyện ngắn làthể loại ông thành công nhất Và đó cũng là một trong những thành tựu của vănhọc vùng đô thị miền Nam

Đến ngày hôm nay thì ông có một số tập truyện ngắn tiêu biểu và nổi tiếng

Tập truyện Bút máu (1986) là tập truyện đầu tiên được xuất bản tập trung những

truyện ngắn đầu tay của nhà văn từ trước 1975 Trong tập truyện này có mườitruyện ngắn xuất sắc của Vũ Hạnh đã gây được ấn tượng cho độc giả thời bấygiờ Những truyện ngắn ở trong tập này đều thể hiện rõ quan điểm nghệ thuậtcũng như tư tưởng của nhà văn

Tập truyện ngắn thứ hai mà Vũ Hạnh xuất bản đó là tập Sông nước mênh

mông (1995) gồm 11 truyện ngắn được sáng tác trước 1975 Điều khác lạ ở tập

truyện này là tất cả các nhân vật trong tập truyện này đều là có thật và được nhàvăn ghi lại một cách trung thực những việc họ đã làm Hẳn nhiên cuộc sống của

họ phong phú, lớn lao hơn nhiều, và chỉ kể chuyện đầy đủ về mỗi một ngườicũng là một pho sách dày Khi tác giả cho in tập truyện này thành sách để chàomừng 20 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có vài nhân vậtkhả kính đã không còn nữa Anh hùng quân đội Nguyễn Văn Tăng, trong truyện

Sông nước mênh mông, chiến sĩ biệt động gan dạ, vượt qua được mọi ngục tù

như có phép lạ nơi mình, đã không vượt nổi bệnh tật giày vò Anh Lương ngọc,

ở trong Chuyện đời của một trí thức, đã lặng lẽ đi vào cõi thiên thu, vào một

buổi tối khi đang xem sách, mái đầu cúi gục xuống nơi lồng ngực Nhưng cuộc

Trang 39

sống của họ – với những dư âm tuyệt diệu – vẫn còn, bởi vì những con người tốtthực sự không bao giờ chết, họ luôn sống động ở trong mỗi tâm tưởng như trongviệc làm của mỗi chúng ta.

Một năm sau đó tập truyện ngắn mang tên Những giọt mồ hôi được xuất

bản Tập truyện này chọn lọc những truyện ngắn hay nhất của Vũ Hạnh từ trướctới thời điểm xuất bản Vũ Hạnh, một con người nhân văn luôn day dứt,đớn đau,

và đi qua bao thử thách nghiệt ngã, để ngày hôm nay xuất hiện thật giản dị bằng

cuốn sách này Với Bút máu, Chất ngọc, Mụ Tư Cò, Vàng tháp hời hay Vượt

thác… chúng ta tin chắc rằng Vũ Hạnh sẽ sống trong tâm hồn và tình cảm của

độc giả không phải chỉ là “một cây bút nòng cốt, tâm huyết trong dòng văn họcyêu nước, cách mạng trong vùng bị Mỹ nguỵ tạm chiếm” mà là bằng tài năng vàlương tri người cầm bút

Và hai tập truyện ngắn xuất bản gần đây nhất đó là tập truyện Nhớ mối tình

đầu (2007) và tập truyện Bút máu (2007) Tập truyện Bút máu xuất bản với sự

thay đổi so với tập truyện Bút máu đã được xuất bản năm 1986 cả về chất lượng

lẫn số lượng Đó là những câu chuyện cổ xưa, dù mượn tích đâu đó bên ngoài,đều mang nặng một cái nhìn thế sự và đau đáu một tình yêu dân tộc, được lý giảiđầy thuyết phục với một cái nhìn biện chứng và nhân bản Còn tất cả truyện

ngắn lần đầu xuất hiện trong tập Nhớ mối tình đầu đều lấy chất liệu từ những sự

kiện rất thực Hoặc từ bản thân người viết, hoặc từ cuộc sống của các thân hữu,của những đồng bào, đồng loại với những hồi ức một thời đen tối, nghèo nàn,cùng những giai đoạn tù đày, máu lửa chiến tranh, hoặc những cảnh ngộ không

ai chờ đợi

Ngoài những tập truyện ngắn Vũ Hạnh đã cho xuất bản thì nhà văn còn rấtnhiều truyện ngắn được đăng tải ở nhiều tờ báo và tạp chí Chính số lượngtruyện ngắn được đăng tải trên các tạp chí cũng đã góp phần làm nên sự phongphú trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Vũ Hạnh

Sự nghiệp viết văn của Vũ Hạnh được khẳng định trên văn đàn cũng chínhnhờ một phần lớn ở truyện ngắn Là một thể loại dễ đưa đến cho người đọc sự

Trang 40

khám phá và tìm tòi, nhất là trong một hoàn cảnh đất nước không cho phépngười ta ngồi hàng giờ để đọc những cuốn sách dày hàng trăm trang Và VũHạnh đã phát huy nghệ thuật tự sự trong mỗi tác phẩm của mình một cách lôicuốn người đọc Không phô trương nhưng lại tạo cho người đọc sự thích thú khiđọc những trang truyện ngắn của ông Với lối viết mở nhưng tránh được sựnhàm chán cho những ai tiếp cận và nghiên cứu truyện ngắn Vũ Hạnh.

Trước 1975, Vũ Hạnh là cơ sở cách mạng nội thành, “đóng vai một ngườiquốc gia có đôi chút tiến bộ”, hoạt động đơn tuyến và công khai chống văn hoáđịch giữa lòng đô thị Sài Gòn Trong cuộc đối đầu đó giữa ta và địch, truyệnngắn – theo tác giả – là một thể loại giúp ông thể hiện nội dung cuộc đấu tranh

một cách gọn nhẹ và sâu sắc Các tập Vượt thác (Giao điểm, 1963), Mùa xuân

trên đỉnh non cao (Cảo thơm, 1964), Chất ngọc (Cảo thơm, 1964), Người chồng thời đại (Văn, 1972), Bút máu (Văn học, 1986), Hải cẩu đại tặc (Trẻ, 1995)…

lần lượt ra đời cho thấy bút lực mạnh mẽ, sắc thái khác nhau trong các sáng táccủa nhà văn ở thể loại này Tên tuổi ông từ lâu gắn liền với sự thành công của

nhiều truyện ngắn nổi tiếng như Bút máu, Chất ngọc, Miếng thịt vịt, Con thằn

lằn, Tết giữa rừng… Hay là những truyện viết về đề tài chiến tranh như Đổi ngôi, Nhớ mối tình đầu, Người thiếu phụ mặt rỗ hoa mè, Trách nhiệm, Con thằn lằn… Dù Vũ Hạnh viết dưới phương diện nào, dưới góc độ nào thì ngòi bút của

ông cũng chỉ phục vụ một mục đích đó là đi đúng con đường văn nghiệp mình

đã lựa chọn

Giai đoạn đầu của sự chia cắt đất nước, người đọc đã biết đến Vũ Hạnh với

tác phẩm Bút máu (1958), và Chất ngọc (1960) Ở hai tác phẩm này, nhà văn đã

sử dụng lối viết biểu tượng hai mặt để tránh sự kiểm duyệt của chế độ Trong

truyện Chất ngọc cũng như Bút máu tác giả đã sử dụng lối viết dân giã, câu

chuyện mang tính ma quái, qua đó nói lên lý tưởng của mình, ông rất thành côngtrong lối viết này, với giọng điệu hết sức tinh tế và ngắn gọn, trong tác phẩmhiện lên một không khí huyền thoại cùng hành văn cổ kính, nhiều câu văn biềnngẫu

Ngày đăng: 27/10/2015, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Châu Anh (1998), “Vài nét về tác giả tác phẩm Vũ Hạnh”, tạp chí Gia đình” (15) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về tác giả tác phẩm Vũ Hạnh”, tạp chí "Gia đình
Tác giả: Châu Anh
Năm: 1998
[2]. Huỳnh Hoàng Anh, “Tình quê hương trong tác phẩm nhà văn Bình Nguyên Lộc”, http://www.trinhhoaiduc.netfirms.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình quê hương trong tác phẩm nhà văn Bình Nguyên Lộc”
[3]. Trần Hoài Anh (2010), “Về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mac-xit ở đô thị miền Nam”, báo Văn nghệ (109) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mac-xit ở đô thị miền Nam”, báo "Văn nghệ
Tác giả: Trần Hoài Anh
Năm: 2010
[4]. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, tạp chí Văn học (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới văn học vì sự phát triển”, tạp chí "Văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1995
[5]. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
[6]. Lại Nguyên Ân (1977), Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống với văn học cùng thời
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1977
[7]. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân (biên soạn)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
[8]. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, tạp chí Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
[9]. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lý luận, tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn lý luận, tác gia và tác phẩm
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
[10]. Lê Tư Chỉ (1996), Để phân tích truyện ngắn, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để phân tích truyện ngắn
Tác giả: Lê Tư Chỉ
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1996
[11]. Ngô Thị Kim Cúc (2002), “Nhà văn Vũ Hạnh – Libero trong cuộc bảo vệ văn hoá dân tộc”, báo Thanh niên (321) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Vũ Hạnh – Libero trong cuộc bảo vệ văn hoá dân tộc”, báo "Thanh niên
Tác giả: Ngô Thị Kim Cúc
Năm: 2002
[12]. Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề lý luận của văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận của văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995
[13]. Nguyễn Thanh Du (2003), “Nhà văn Vũ Hạnh trong lòng đô thị Sài Gòn (1954 – 1975)”, Tạp chí Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Vũ Hạnh trong lòng đô thị Sài Gòn (1954 – 1975)”, Tạp chí
Tác giả: Nguyễn Thanh Du
Năm: 2003
[14]. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
[15]. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
[16]. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài năng và người thưởng thức
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1994
[17]. Trần Thanh Định (1989), Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu truyện ngắn
Tác giả: Trần Thanh Định
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1989
[18]. Hà Minh Đức (1987), Thời gian và trang sách, Nxb văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian và trang sách
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb văn học
Năm: 1987
[19]. Hà Minh Đức (1998), Đi tìm chân lý nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm chân lý nghệ thuật
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
[20]. Hà Minh Đức (chủ biên) (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w