1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển y tế 1986 2005

148 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Thấm sâu lời dạy của Người, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự giúp đỡ của Bộ Y tế, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, y tế Thanh Hoá đã ng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

TRẦN DANH NAM

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN Y TẾ (1986-2005)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

TRẦN DANH NAM

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN Y TẾ (1986-2005)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60.22.56

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ KHANG

HÀ NỘI – 2008

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của luận văn 8

7 Bố cục của luận văn 9

CHƯƠNG 1 VÀI NÉT VỀ THANH HOÁ VÀ SỰ NGHIỆP Y TẾ DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TRƯỚC NĂM 1986 1.1 Vài nét khái quát về Thanh Hoá 10

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10

1.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội 16

1.2 Sự nghiệp phát triển y tế ở Thanh Hoá trước năm 1986 19

1.2.1 Y tế Thanh Hoá trước cách mạng tháng Tám 1945 19

1.2.2 Y tế Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) 21

1.2.3 Y tế Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) 23

1.2.4 Y tế Thanh Hoá trong thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng và bảo vệ CNXH (1975-1985) 27

CHƯƠNG 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN Y TẾ (1986-2005) 2.1 Đường lối phát triển y tế của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới 32

2.1.1 Đường lối phát triển y tế của Đảng và Nhà nước 32

2.1.2 Chủ trương phát triển y tế của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 41

2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương phát triển y tế của tỉnh 47

2.2.1 Xây dựng mạng lưới y tế và nguồn nhân lực 47

2.2.2 Công tác y tế dự phòng 55

Trang 4

2.2.4 Công tác khám chữa bệnh 72

2.2.5 Công tác dược, vật tư y tế 78

2.2.6 Một số mặt công tác khác của ngành y tế Thanh Hoá 81

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1 Thành tựu và hạn chế 89

3.1.1 Những thành tựu đạt được 89

3.1.2 Những hạn chế tồn tại 99

3.2 Một số bài học kinh nghiệm 105

3.3 Một số vấn đề đặt ra 109

Kết luận 120

Tài liệu tham khảo 124

Phần Phụ lục 134

Trang 5

BẢNG QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI

- CS&BVSKND Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản

để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta Bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của toàn dân Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người Đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội, trong

đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn kỹ thuật

Lịch sử y học luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người Trong quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển, con người dần khám phá ra những

bí mật và quy luật vận động của tự nhiên như sự tuần hoàn của ngày đêm, thời tiết bốn mùa, quy luật sinh, lão, bệnh, tử….Con người cũng dần dần phát hiện thấy một số loại hoa quả, cây cỏ, động vật, khoáng vật ngoài việc sử dụng làm thực phẩm còn có tác dụng phòng và chữa một số chứng bệnh Dần dần, những kinh nghiệm đúc kết và lưu truyền từ đời này sang đời khác trở thành vốn văn hóa và tri thức giúp con người chống chọi lại bệnh tật và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt Y tế Thanh Hoá cũng không nằm ngoài quy luật chung đó

Thanh Hoá là một tỉnh rộng lớn, lại có điều kiện tự nhiên khá đặc biệt, bao gồm đường biên giới, miền núi, vùng cao, bờ biển và hải đảo, lại chịu chi phối bởi nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, vì thế việc kiểm soát các loại dịch bệnh và công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn Điều kiện đất đai, sông ngòi bị chia cắt nhiều, nắng lắm mưa nhiều,

lũ lụt thường xuyên, giao thông, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là

Trang 7

vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn Tất cả những đặc điểm đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung và sự nghiệp y

tế nói riêng Do đó, tìm kiếm những giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân (CS&BVSKND) trong tỉnh là một yêu cầu bức bách khách quan

Trong suốt nửa thế kỷ qua, từ sau cách mạng tháng Tám thành công và nhất từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho cán bộ ngành y tế (27/02/1957) Thấm sâu lời dạy của Người, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự giúp đỡ của Bộ Y tế, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, y tế Thanh Hoá đã ngày càng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt, thu được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong tỉnh và góp một phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như công cuộc đổi mới vĩ đại của dân tộc do Đảng khởi xướng, tổ chức và lãnh đạo

Khi chính quyền cách mạng về tay giai cấp công nhân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra một trang sử mới, ngành y tế Thanh Hóa cũng đắm mình trong dòng chảy của cách mạng Chúng ta đã tiếp thu một gia tài coi như không đáng kể, lại còn phải chịu đựng và đương đầu với muôn vàn khó khăn: nạn đói năm 1945, hạn hán, lũ lụt liên miên… và rồi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đánh đuổi đế quốc Mỹ rất ác liệt suốt 30 năm ròng, tình hình bệnh tật, vết thương chiến tranh và hậu quả của chiến tranh….là những gánh nặng đè trĩu trên vai cả dân tộc và toàn ngành y tế tỉnh Thanh Hóa

Để gánh vác và hoàn thành trọng trách nặng nề song rất vẻ vang là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, ngành y

tế đã đem hết sức mình để xây dựng màng lưới y tế rộng khắp từ tỉnh đến cơ

sở, nhanh chóng đào tạo các chủng loại cán bộ theo yêu cầu của từng giai

Trang 8

đoạn cách mạng, cố gắng sản xuất tự túc một phần lượng thuốc cần thiết bằng các nguồn dược liệu sẵn có, phát triển các chuyên khoa và trang thiết bị y tế… Ra sức rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và nêu cao tinh thần thái độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế đối với người bệnh Gương mẫu và động viên cả cộng đồng tham gia rèn luyện sức khỏe, giữ gìn

vệ sinh và chăm sóc sức khỏe cho bộ đội, dân công và đồng bào các dân tộc trong tỉnh

Từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều thế hệ cán bộ y tế tỉnh nhà đã vượt lên mọi khó khăn gian khổ, có mặt ở mọi nẻo đường của quê hương, của Tổ quốc và cả các nước bạn Lào, Cam-pu-chia anh em để phục vụ, chăm sóc sức khỏe bộ đội, dân công và nhân dân Đặc biệt là trong chiến tranh phá hoại của đế quốc

Mỹ, cán bộ y tế Thanh Hóa luôn luôn nâng cao ý chí ngoan cường, bám trụ tại các trọng điểm thường xuyên bị oanh tạc, để phục vụ, chiến đấu và sản xuất Các đội cấp cứu đã dũng cảm băng qua sông dưới mưa bom bão đạn của

đế quốc Mỹ, nhanh chóng đến từng trận địa để cấp cứu và tham gia chiến đấu, không chỉ những bằng trí tuệ, lương tâm và trách nhiệm cao cả của người cán

bộ y tế tỉnh Thanh, mà còn cả bằng xương máu của mình Trong chiến đấu có nhiều đóng y, bác sỹ đã hy sinh anh dũng, để cùng cả dân tộc làm nên những chiến công vang dội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc

và thống nhất đất nước

Thực hiện quá trình đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, sau 20 năm đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, nền kinh tế đã có nhiều bước phát triển đáng kể, trong đó công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có vai trò hết sức quan trọng Quán triệt và thực hiện thắng lợi đường lối y tế của Đảng, y tế tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều phong trào đi đầu như phong trào 5 dứt điểm, phong trào “sạch làng tốt

Trang 9

ruộng”, “sạch bản tốt nương”, phong trào sinh đẻ có kế hoạch, phong trào vườn cây thuốc Nam, khóm thuốc gia đình…

Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (14/01/1993), tỉnh Thanh Hoá càng gắn chặt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân với sự nghiệp phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội Nhờ đó, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tích quan trọng Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được cũng cố và phát triển, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế

và đẩy lùi, các dịch vụ y tế ngày càng đa dạng, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng trong cả phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị, việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều tiến bộ mới Nhân dân ở hầu hết các vùng miền trong tỉnh đã được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn

Tìm hiểu những thành quả y tế Thanh Hoá trong 20 năm đổi mới là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết Trên cơ sở đánh giá những thành tựu

và những mặt còn hạn chế tồn tại trong công tác lãnh đạo phát triển y tế của tỉnh, chúng ta có thể đúc rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác CS&BVSKND trong tỉnh, góp phần đáng kể vào thắng lợi của công cuộc đổi mới trên quê hương Thanh Hóa Là một người con sinh ra trên quê hương xứ Thanh, tác giả rất quan tâm đến vấn đề này Đó cũng là lý do để tác giả quyết định chọn

đề tài “Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển y tế (1986-2005)” làm

luận văn thạc sĩ của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Công trình nghiên cứu: “Địa chí Thanh Hoá, tập 2” (2004), Nxb VHXH,

Hà Nội được biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ-HĐND-UBND tỉnh Thanh Hoá giới thiệu một cách toàn diện các mặt văn hóa, xã hội liên quan đến mảnh đất, con người xứ Thanh Về công tác y tế, cuốn sách tập

Trang 10

trung giới thiệu một cách khái quát quá trình ra đời, phát triển của của y học phương Đông và phương Tây trên mảnh đất Thanh Hoá Về phần y tế từ sau cách mạng tháng Tám 1945, cuốn sách giới thiệu về quá trình phát triển của nền y tế cách mạng qua các thời kỳ lịch sử, nhấn mạnh đến hệ thống tổ chức của y tế Thanh Hoá, những thành quả về điều trị, phòng chống các bệnh xã hội, thực hiện các chương trình y tế quốc gia, về công tác dược và vật tư y tế

Sách “Ngành Y tế Thanh Hoá 60 năm xây dựng và trưởng thành” (2005),

Nxb Thanh Hoá do Sở Y tế Thanh Hoá biên soạn, đây là cuốn sách ra đời nhân kỷ niệm 60 năm thành lập ngành y tế Thanh Hoá kể từ sau cách mạng tháng Tám 1945 Cuốn sách này đã khái quát về quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành y tế Thanh Hoá kể từ khi được thành lập cho đến năm 2005 Nội dung sách mang tính liệt kê các sự kiện liên quan đến công tác y tế trong tỉnh qua các thời kỳ lịch sử nhằm giới thiệu truyền thống của ngành mà không

đi sâu vào việc phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình xây dựng và trưởng thành, không đề cập những bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác CS&BVSKND trong tỉnh cũng như đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác y tế trong thời kì tiếp theo

Sách “Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (1975-2000)”

(2005), Nxb Thanh Hoá do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo biên soạn là cuốn sách giới thiệu một cách có chọn lọc những sự kiện tiêu biểu về chính trị, kinh tế, xã hội, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá từ năm 1975 đến năm 2000 Trong cuốn sách này, phần về y tế được giới thiệu chiếm một

số lượng bài rất ít, trải đều qua các năm

Sách “Thanh Hóa-thế và lực mới trong thế kỷ XXI” (2003), Nxb CTQG,

Hà Nội do tác giả Chu Viết Luân (chủ biên) trình bày một cách có hệ thống, ngắn gọn, không chỉ cung cấp những thông tin cơ bản, mà còn cho thấy được

Trang 11

bức tranh toàn cảnh trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cũng như các huyện, thị, thành phố, doanh nghiệp tiêu biểu, các gương mặt mới, những nhân tố mới trong sản xuất, kinh doanh và trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, từ đó hình dung rõ hơn về hướng đi tới của Thanh Hóa trong tương lai Trong cuốn sách này, phần y tế được đề cập đến qua các bài giới thiệu khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Hội đông y, Công ty cổ phần Dược-Vật tư y

tế Thanh Hoá, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá

Các công trình nêu trên là nguồn tư liệu có giá trị, cung cấp cho chúng ta

có một cái nhìn khái quát về ngành y tế Thanh Hoá kể từ khi được thành lập Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ tập trung giới thiệu mang tính chất liệt

kê các sự kiện liên quan đến hoạt động chuyên môn y tế mà không đánh giá những mặt đạt được, những mặt hạn chế trong quá trình phát triển sự nghiệp y

tế của tỉnh Đặc biệt, các công trình không đúc rút tổng kết kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CS&BVSKND trong tỉnh, không nhấn mạnh đến các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác y tế trong thời kỳ mới nhằm đáp ứng yêu cầu được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân Từ thực tế đó, nhằm đánh giá một cách toàn diện sự nghiệp y tế tỉnh Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong thời kỳ đổi mới, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cũng như đề xuất kiến nghị những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác y tế trong thời kỳ tiếp theo, tác giả đã quyết định chọn đề tài này làm luận văn nghiên cứu khoa học

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá

lãnh đạo sự nghiệp BV&CSSKND trong thời kỳ đổi mới Từ đó thấy được các thành tựu, hạn chế của sự nghiệp đó Trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu để đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp BV&CSSKND trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung

Trang 12

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài, luận

văn có nhiệm vụ thu thập, bổ sung và xử lý nguồn tư liệu về đề tài một cách khoa học để phục vụ mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đó phân tích và đánh giá một cách khách quan quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá nhận thức và thể hiện bằng chủ trương, nghị quyết về phát triển y tế

Trình bày quá trình xây dựng, phát triển sự nghiệp y tế từ sau đổi mới trên các lĩnh vực: xây dựng mạng lưới y tế, công tác YTDP, phòng chống các bệnh xã hội, khám chữa bệnh, vật tư y tế và một số mặt công tác khác

Qua nghiên cứu về chủ trương và việc tổ chức thực hiện sẽ cho chúng ta thấy được bước tiến triển, thành quả đạt được cũng như những hạn chế trong công tác BV&CSSKND ở Thanh Hoá

Từ thực tiễn đó đúc kết ra được các bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo y tế của Đảng bộ tỉnh trong 20 năm đổi mới

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phát triển sự nghiệp y tế thời kỳ đổi mới là một

trong những mặt lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hoá trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi mặt tình tình kinh tế, chính trị,

xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Do đó, đối tượng đề tài tập trung vào đó

là quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đối với sự nghiệp y tế trong thời kỳ đổi mới, được thể hiện qua quá trình đề ra đường lối và lãnh đạo thực hiện đường lối đó

Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa với sự nghiệp y tế trong 20 năm đổi mới Đồng thời, để đảm bảo tính hệ thống của vấn đề, đề tài đề cập một cách khái quát về Thanh Hoá

và sự nghiệp y tế dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trước năm 1986 để người đọc có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề

Trang 13

- Không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở tỉnh Thanh Hóa

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguồn tài liệu: Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã khai thác và sử

dụng một số nguồn tài liệu khác nhau Cụ thể là:

- Nguồn tài liệu thành văn:

+ Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về y tế thời kỳ đổi mới

+ Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến nay có liên quan đến công tác y tế

+ Các tài liệu chỉ đạo công tác y tế của Sở Y tế Thanh Hóa

+ Các tác phẩm có liên quan đến đề tài như: Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa, Địa chí Thanh Hóa, Lịch sử Thanh Hóa,…

+ Các bài viết, công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài đăng trên các sách báo, tạp chí

- Nguồn tài liệu tranh ảnh, sơ đồ, thống kê… mang tính chất minh họa làm phong phú nội dung, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về luận văn

Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn này, tôi đã sử dụng tổng

hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp luận sử học Mác xít làm nền tảng; phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận văn Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng một số phương pháp có liên quan đến đề tài luận văn như: thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá, sưu tầm và chọn lọc tư liệu, …nhằm giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra Trên cơ sở đó, người nghiên cứu rút ra những kết luận chính xác, khoa học về các nội dung nghiên cứu

6 Đóng góp của luận văn

Về mặt khoa học: Luận văn tập trung trình bày về quá trình lãnh đạo của

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đối với sự nghiệp y tế trong 20 năm đổi mới trên các

Trang 14

lĩnh vực: xây dựng mạng lưới y tế và nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác y tế

dự phòng (YTDP) và phòng chống các bệnh xã hội, khám chữa bệnh, dược và vật tư y tế và một số công tác khác, qua đó nêu bật lên được những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hoá trong công tác CS&BVSKND trong tỉnh Trên cơ sở đó làm sáng tỏ vai trò, đóng góp của Đảng bộ Thanh Hóa đối với sự nghiệp phát triển y tế của tỉnh Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế, người viết đúc rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cũng như đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp y tế của tỉnh trong thời kỳ tiếp theo

Về mặt thực tế: Luận văn bổ sung thêm nguồn tư liệu về quá trình lãnh đạo

của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đối với y tế địa phương Nó là cuốn tài liệu cần thiết cho những ai quan tâm đến công tác y tế tỉnh Thanh Hoá Đồng thời bổ sung nguồn tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử địa phương Từ đó nâng cao sự hiểu biết, trách nhiệm của mọi người dân cả nước nói chung và người dân Thanh Hoá nói riêng về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm các phần sau:

Chương 1: Vài nét về Thanh Hoá và sự nghiệp y tế dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trước năm 1986

Chương 2: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển y tế 2005)

(1986-Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm

Trang 15

CHƯƠNG 1 VÀI NÉT VỀ THANH HOÁ VÀ SỰ NGHIỆP Y TẾ DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TRƯỚC NĂM 1986

1.1 Vài nét khái quát về Thanh Hoá

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thanh Hóa là vùng đất có từ lâu đời, một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam Ngay từ thời tiền sử vùng đất này đã có người sinh sống Qua những công cụ thô sơ trong những xưởng chế tác đá công cụ ở núi Đọ (Thanh Hóa) cho thấy, người tiền sử đã sinh sống trên mảnh đất này từ thời đại đồ đá

cũ Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều công cụ đồ đá đẽo gọt tinh xảo khác không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, ở Đông Nam Á mà còn được

cả thế giới biết đến Mặt khác, Thanh Hóa còn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả trong lĩnh vực quân sự lẫn kinh tế Vì vậy, mảnh đất này là nơi phát sinh nhiều triều đại phong kiến Việt Nam gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Với những kỳ tích đó, Thanh Hóa được ví như một hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam, theo lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đây là mảnh đất “địa linh, nhân kiệt, đất đai màu mỡ, phì nhiêu….” Cũng như những vùng đất khác trên nước Việt Nam, trải qua quá trình lịch sử hàng nghìn năm, Thanh Hóa cũng thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi Tên đơn vị hành chính Thanh Hóa được thay đổi qua các thời kỳ theo phương thức cai trị của bộ máy trung ương toàn lãnh thổ Thời Hùng Vương, Thanh Hóa thuộc bộ Cửu Chân của vương quốc Văn Lang Thời thuộc Hán, đất Thanh Hóa ngày nay là một phần quận Cửu Chân, thuộc bộ Giao Chỉ Thời Tam Quốc-Lưỡng Tấn Nam Bắc triều, Thanh Hóa tương đương với quận Cửu Chân Đến nhà Lương đặt là Ái Châu, đất Thanh Hóa từ “quận” chuyển thành “châu” Sang thời Tùy-Đường, Thanh Hóa lại được đặt lại tên

Trang 16

cũ là quận Cửu Chân Thời Đinh-Tiền Lê, Thanh Hóa vẫn là Ái Châu Thời Lý-Trần, tên đơn vị hành chính của tỉnh Thanh Hóa được đổi sang “lộ” và

“phủ”, sang đó được đổi thành “trấn” ở thời Trần-Hồ, “thừa tuyên” ở đầu thời

Lê, “xứ” thời Hồng Đức Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi tên là tỉnh Thanh Hoa Đến năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đổi là tỉnh Thanh Hoá Tên gọi tỉnh Thanh Hoá bắt đầu có từ đây

Dưới thời thuộc Pháp, Thanh Hóa là một tỉnh thuộc xứ Trung Kỳ, có một tỉnh lỵ, 14 phủ, huyện đồng bằng, trung du và 6 châu thượng du

Từ sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Thanh Hóa là một tỉnh thuộc Liên khu IV cả

về hành chính và quân sự Các phủ, huyện, châu cũ được đổi thành 21 huyện

và một thị xã Đến năm 1995, bản đồ địa lý hành chính tỉnh Thanh Hóa chính thức gồm: 1 thành phố, 2 thị xã và 20 huyện Từ năm 1999, theo Nghị định số 72/CP của Chính phủ ngày 05/08/1999 về việc điều chỉnh địa giới hành chính

và cho đến hiện nay, tỉnh Thanh Hóa gồm 27 huyện, thị, thành phố với 630

xã, phường, thị trấn, 5.759 thôn, xóm, làng, bản, phố [82, tr 279] Trong đó

có 11 huyện miền núi là: Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Mường Lát, Như Thanh, Như Xuân, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thạch Thành, Thường Xuân; 5 huyện ven biển: Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia; 8 huyện đồng bằng trung du là: Đông Sơn, Hà Trung, Nông Cống, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định; thành phố Thanh Hóa và 2 thị xã: Bỉm Sơn và Sầm Sơn

Thanh Hóa là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Thanh Hóa có vỹ độ Bắc 190

33'

-20030', kinh độ Đông 1140

-106030' Phía Bắc Thanh Hóa giáp các tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La với đường ranh giới dài 175 km Phía Nam và Tây Nam liền kề Nghệ An với đường ranh giới dài hơn 160 km Phía Tây nối liền sông núi với tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với

Trang 17

đường biên giới dài 192 km Phía Đông, mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông, với đường bờ biển dài trên 102 km và một thềm lục địa khá rộng Phần đất liền của Thanh Hóa chạy dài theo hướng Tây Bắc xuống Đông

Nam

Thanh Hóa có mạng lưới giao thông phát triển khá hoàn chỉnh Thanh Hóa nằm án ngữ trên nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền mạch máu giao thông Bắc-Nam Tỉnh Thanh Hóa từ rất sớm được xem là nơi tập trung các đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng trong cả nước, nên việc đi lại và phát triển kinh tế của nhân dân rất thuận lợi Dọc chiều dài toàn tỉnh là Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua, trong đó có các điểm mút giao thông quan trọng như: Cầu Lèn, cầu Hàm Rồng, bến phà Ghép Đường 15A

từ phía Tây, Tây Bắc Bộ xuyên qua vùng trung du và miền núi phía Bắc Thanh Hóa kéo dài về phía Nam sang đất Nam Đàn (Nghệ An) Đường 217 từ

Na Mèo đến tỉnh lỵ Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) Ngoài ra còn có nhiều hệ thống đường nhánh tỏa đi khắp tỉnh, nối liền các tỉnh khác trong và ngoài nước….Do đó, trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Thanh Hóa luôn là mục tiêu bị đánh phá ác liệt

Hệ thống giao thông đường thủy với bờ biển dài 102 km và một vùng thềm lục địa rộng lớn được đánh giá là một kho tài nguyên vô giá về khoáng sản và hải sản Ngoài tiềm năng về kinh tế, vùng biển và thềm lục địa còn được đánh giá là có vị trí chiến lược, có nhiều điểm xung yếu về quốc phòng, tạo thành nhiều mục tiêu quân sự và các điểm cao quan trọng

Thanh Hoá là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh) và những tác động từ các vùng trọng điểm kinh tế phía Trung Bộ và Nam Bộ nên có một vị trí rất thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước và giao lưu quốc tế

Trang 18

Thanh Hóa có đủ các dạng địa hình: từ núi tương đối cao đến đồi trung

du, đồng bằng, đồng chiêm trũng (nhiều vùng mặt đất còn thấp hơn mực nước biển), đến bãi bồi, ruộng vùng ven biển, các đảo ven bờ và ngoài khơi Địa hình Thanh Hóa có đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả tỉnh, nhiều đồi núi cao từ 1.000 m đến 1.500 m gắn liền với vùng rừng núi thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào)

Từ đây, địa hình thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam Đến ngang vùng trung tâm của tỉnh, chỉ còn các núi đồi cao trên dưới 500 m, từ độ cao 20 m trở xuống là đồng bằng, tiếp theo là vùng thềm lục địa rộng và nông dưới đáy vịnh Bắc Bộ

Khí hậu Thanh Hóa mang đặc điểm của vùng khí hậu Bắc Bộ với một mùa đông (tuy ngắn) lạnh và khô, vừa mang những tính chất riêng của khí hậu Trung Bộ Mùa mưa muộn hơn các nơi khác và bão muộn hơn Bắc Bộ Đồng thời, Thanh Hóa còn có những ngày khô nóng do chịu ảnh hưởng gió phơn Tây Nam thổi từ Lào sang Nhìn chung, khí hậu Thanh Hóa có tính chất chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-240c ở vùng đồng bằng-trung du; 200c ở vùng núi Lượng mưa trung bình 1600-2000 mm/năm Số ngày mưa 130-150 ngày và mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10

Diện tích đất tự nhiên của Thanh Hoá là 1.110.609 ha, trong đó đất nông nghiệp 236.740 ha, đất lâm nghiệp 375.439 ha, đất chuyên dùng 55.304 ha,

đất ở 19.453 ha, đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá 429.840 ha [82, tr 97]

Do địa hình toàn tỉnh nghiêng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tạo cho hầu hết các sông suối đều bắt nguồn từ miền núi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đổ ra biển Đông đều ngắn (trừ sông Mã dài 528 km, trên địa phận Thanh Hóa dài 242 km) có độ dốc lớn, biến thiên từ 5,4% đến 23,7% Ở vùng sát biển, sông có độ dốc nhỏ và chịu ảnh hưởng của thủy triều Tổng diện tích chiều dài của 16 sông chính và nhánh là 1.072 km Mật độ sông ngòi không

Trang 19

lớn, biến đổi từ 0,1-1,06 km/km2 Từ Bắc vào Nam, Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là: sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Lạch Bạng Hệ thống sông ngòi không những liên tục được phù sa bồi đắp tạo thành vùng châu thổ rộng lớn mà còn là nguồn nước chủ yếu phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời là hệ thống giao thông đường thủy nối liền các vùng trong tỉnh và tỉnh bạn Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc, sông ngòi có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển lương thực, vũ khí, thuốc men và chở người tham gia chiến đấu tới các chiến trường trong nước và các chiến trường trên bán đảo Đông Dương

Thanh Hóa là tỉnh có hệ thực vật đa dạng, trong hệ thực vật đó tiềm lực dược liệu rất phong phú Những cây con làm thuốc và các bài thuốc dân gian, thuốc gia truyền là tài sản quý giá của xứ Thanh Theo thống kê, tỉnh Thanh Hóa có 714 loài thuốc, 514 chi, 167 họ, 82 bộ, 11 lớp, trong đó có hơn 600 loài cây thuốc mọc tự nhiên, phần lớn tập trung ở vùng rừng đất đai thấp Những loài cây có nhiều ở vùng núi đất là Thiên niên kiện, Sa nhân, Bách bộ, Cẩu tích, Ngũ gia bì chân chim, Ba gạc, Củ mài, Đẳng sâm, Lá khôi, Thổ phục linh, Hoàng đàn và Thạch xương bồ Trên núi đá vôi thường gặp Lan một lá, Thạch hộc, Vương tùng, Củ bình vôi, Huyết giác, Cốt toái bổ và Chân chim núi Ở các trảng cây bụi hay gặp Báo sâm, Ba kích, Cà gai leo, Kim ngân, Thảo quyết minh, Nhân trần, Hy thiêm… Trên các đụn cát ven biển có

Củ gấu biển và Dừa cạn Ở vùng đồng bằng có Dành dành Trước đây mỗi năm có lúc khai thác tới vài trăm tấn dược liệu mọc tự nhiên Hơn 100 loại cây thuốc khác được trồng rãi rác trong các vườn cây thuốc của các trạm y tế, các lương y và gia đình để dùng tại chỗ [82, tr.194-195]

Thanh Hoá có những cây, con, nguyên liệu làm thuốc quý như:

- Quế Thanh: nhiều nhất là ở Thường Xuân, Quế Thanh có trữ lượng tinh dầu lớn và hiệu lực trị bệnh cao, ngày xưa thường dùng quế Thường Xuân để

Trang 20

cung tiến Ngoài huyện Thường Xuân, người dân còn trồng ở Cẩm Thủy, Ngọc Lặc Dùng vỏ thân, vỏ cành, lá sắc uống để chữa các bệnh cảm lạnh, đau bụng, ỉa chảy

- Các loại Sâm là thuốc để bồi dưỡng cơ thể gồm: Báo sâm: ở Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy Trước đây sâm Báo chỉ có ở Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng Nay mới phát hiện thêm ở Cẩm Thủy; Đẳng sâm: ở vùng Quan Hóa, Bá Thước; Huyền sâm: cây trồng ở Hoằng Hóa, Thường Xuân; Sâm bố chính: trồng ở Nga Sơn, Đông Sơn

- Câu đằng: cây mọc hoang ở 6 huyện miền núi, có nhiều ở Như Xuân, Thường Xuân, điều trị chứng co giật, nhức đầu, sốt, huyết áp cao

- Thiên niên kiện: cây mọc hoang ở khắp các huyện miền núi, có nhiều ở Quan Hóa, Bá Thước, Thường Xuân, dùng điều trị tê thấp

- Cẩu tích: cây mọc hoang ở các huyện miền núi, dùng điều trị tê thấp, đau lưng

- Thổ phục linh: mọc hoang ở vùng trung du, miền núi, dùng điều trị đau lưng, mụn nhọt, giang mai

- Bách bộ: mọc ở các vùng trung du, miền núi, chữa ho và trừ giun sán

- Thảo quyết minh: mọc hoang phổ biến ở Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, dùng điều trị an thần, đau đầu, quáng gà

- Ba kích lông: ở Thường Xuân, Như Xuân, chữa tê mỏi xương, bổ thận Rừng Thanh Hoá là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật, trong đó có những loại động vật dùng làm thuốc Đó là xương của không ít loài thú như hổ, vượn, khỉ để nấu cao, mật gấu và mật của một số loài khác như vượn, khỉ, nhung hươu, nai, vẩy tê tê, tắc kè, một số loài rắn, mỡ trăn và gấu, nọc cóc và nọc của một số loài rắn, mật ong và nhiều sản phẩm khác nữa Một số loài khỉ, vượn được dùng để sản xuất vắc-xin Nhiều dược liệu

Trang 21

nguồn gốc động vật là những mặt hàng có giá trị xuất khẩu đang có nhu cầu tăng lên Cần có biện pháp bảo vệ và phát triển chúng

Từ sau năm 1975, thực hiện chủ trương của Đảng bộ, UBND tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo cho các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh việc xây dựng các vùng dược liệu tập trung theo kế hoạch Trên cơ sở đó, ở Thanh Hoá thời kỳ này đã xây dựng được một số vùng dược liệu tập trung như: vùng trồng cây di thực (Xuyên khung, Bạch chỉ, Đương quy, Huyền Sâm) ở Son Bá Mười (Bá Thước), Đục Vịn (Thường Xuân); vùng trồng cây Sinh địa (50 ha) ở huyện Nga Sơn; vùng trồng cây Bạc hà và sản xuất tinh dầu Bạc hà (100 ha) ở Hoằng Thắng (Hoằng Hóa); vùng trồng và sản xuất tinh dầu Hương nhu (150 ha) ở huyện Cẩm Thủy, Hà Trung; vùng trồng Ngưu tất, Huyền sâm (50 ha) ở

xã Phú Lộc (Hậu Lộc); vùng trồng Ý dĩ (150 ha) ở huyện Thường Xuân, Quan Hóa, Như Xuân; vùng trồng Sen (100 ha) ở Vĩnh Lộc

Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, có tới 250 điểm với 42 loại khoáng sản khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn Có các loại khoáng sản dùng trong y

tế như: đá vôi sử dụng làm các loại thuốc có can-xi, ma-giê, các-bô-nát lọc từ nước ót

Được thiên nhiên ưu đãi, Thanh Hóa xứng đáng là vùng đất “biển bạc, rừng vàng”, hội đủ các nhân tố về nhân lực và vật lực để phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có y tế Tuy vậy, để Thanh Hóa trở thành nền kinh tế động lực của miền Trung, nhân dân Thanh Hóa cần phải hết sức nỗ lực và đoàn kết để có thể tận dụng tốt những lợi thế sẵn có, vượt qua khó khăn, khẳng định vị thế là một tỉnh lớn của cả nước

1.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội

Trang 22

Do điều kiện tự nhiên quy định đã tạo cho Thanh Hóa có một thế mạnh hoàn chỉnh về kinh tế, cả về nông nghiệp, thủ công nghiệp, nghề rừng và nghề biển

Từ rất sớm, đồng bào các dân tộc Thanh Hoá đã biết quay đê đắp đập chế ngự sông suối, phát triển một ngành nông nghiệp đa dạng ngành nghề, phong phú về sản vật Cùng với nông nghiệp, nhân dân Thanh Hoá còn khai thác lâm sản phục vụ xây dựng, đóng kết thuyền bè, tổ chức đánh bắt thủy hải sản trên sông, biển và sáng tạo nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp: nghề chế tác đá, đúc đồng, nghề mộc, nghề rèn, đan lát mây tre, dệt chiếu… Sự có mặt đa dạng của các ngành nghề kinh tế là cơ sở tạo nên những bước phát triển của ngành thương nghiệp tỉnh Thanh Hoá

Trước năm 1986, do những sai lầm về đường lối kinh tế, Việt Nam bị lâm vào cuộc khủng hoảng và giảm sút nghiêm trọng, tỉnh Thanh Hoá cũng không nằm ngoài tình trạng ấy Sản xuất nông nghiệp phát triển chưa đều, năng suất lúa chưa thật ổn định, chăn nuôi chậm phát triển Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Công tác quản lý bị buông lỏng, sản phẩm làm ra kém chất lượng…Yêu cầu phải đổi mới về kinh

tế, đổi mới tư duy được đặt ra cấp thiết

Khi bước vào công cuộc đổi mới, Thanh Hoá dần khắc phục được khó khăn, nâng cao dần đời sống nhân dân với mức độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 7% Thanh Hoá đang cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Hiện nay, Thanh Hoá đã hình thành 4 khu công nghiệp là Bỉm Sơn-Thạch Thành ở phía Bắc, Nghi Sơn ở phía Nam, khu công nghiệp Lam Sơn ở phía Tây và khu công nghiệp Lễ Môn ở phía Đông Tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ở mức độ nhất định

Trang 23

Thanh Hoá nằm giữa miền Bắc và miền Trung, có đủ ba vùng tự nhiên, có lịch sử phát triển lâu dài và liên tục, lại có nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống Do đó, nhân dân Thanh Hoá đã tạo nên một nền văn hóa có truyền thống lâu đời, vừa phong phú đa dạng, giàu chất dân tộc, vừa có những nét độc đáo riêng Di sản văn hoá, văn minh đặc sắc nhất của Thanh Hoá là sự phát triển của nền văn minh đồng thau Đông Sơn Sản phẩm đồng thau Đông Sơn được xem là biểu tượng của nền văn hoá Đông Sơn, đồng thời là đại diện cho nền văn minh của dân tộc Việt Nam

Trên nền tảng một nền văn hoá như vậy, từ lâu Thanh Hoá đã được xem là đất học Ngay từ đầu của kỷ nguyên độc lập dưới các triều Lý, Trần, Hồ, Lê, Thanh Hoá đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước, làm rạng rỡ quê hương Sự học đã đào tạo cho quê hương đất nước những nhân tài xuất chúng như: Lê Văn Hưu, Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ…

Thanh Hoá nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh như: biển Sầm Sơn, cụm di tích Nga Sơn, vườn quốc gia Bến En, suối cá Cẩm Lương….Bên cạnh

đó, Thanh Hoá còn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử có giá trị như: đền Bà Triệu, thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc), đền Lê Hoàn, cụm di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân), cụm di tích lịch sử Hàm Rồng và nhiều công trình kiến trúc đền chùa độc đáo khác

Trong sinh hoạt văn hoá tinh thần, hầu hết các dân tộc trong tỉnh đều theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Thành hoàng Ngoài đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho được du nhập từ rất sớm, đạo Thiên chúa cũng được truyền

bá vào Thanh Hoá, tạo nên sự đa dạng về mặt tôn giáo, tín ngưỡng

Từ sau khi đất nước được giải phóng năm 1975 đến trước 1986, mặc dù tình hình xã hội của tỉnh có nhiều chuyển biến, song cũng còn nhiều mặt yếu kém như: đời sống vật chất của người dân (đặc biệt ở các vùng miền núi) còn rất thấp, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa

Trang 24

các vùng, miền; tình trạng thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, bệnh viện hay các cơ sở y tế là phổ biến; công tác an ninh quốc phòng cũng còn thiếu sót…

Theo số liệu thống kê và thời điểm 01/04/1989, số dân của Thanh Hóa là 2.991.317 người, đông thứ 5 trong 40 tỉnh, thành phố Đến 01/04/1999, số dân

là 3.467.609 người Với số lượng này, Thanh Hóa trở thành tỉnh đông dân thứ hai trong cả nước (sau số dân của Thành phố Hồ Chí Minh) Năm 1999, bình quân mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 310 người/km2, năm 2000 tăng lên

320 người/km2

[82, tr 479] Tính đến năm 2005, só dân của tỉnh Thanh Hoá

là 3.676 triệu người Do đó đã tạo ra lực lượng lao động đông đảo Thanh Hoá

có chừng gần 2 triệu lao động, trong đó khoảng 90% sống ở địa bàn nông thôn và phần lớn tham gia các hoạt động nông nghiệp hay liên quan đến nông nghiệp Về chất lượng lao động, điều đáng chú ý là có nhiều lao động trẻ, trình độ văn hoá cao, thích ứng với sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật… Với sự đông đảo về dân cư, đó là nguồn lao động dồi dào để khai thác các thế mạnh về vị trí và tài nguyên để phát triển sản xuất Đồng thời đó cũng là một thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm nhằm kích thích sản xuất phát triển Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh hiện nay, số dân đông là một trở ngại rất lớn, gây sức ép nhiều mặt cho các vấn đề phát triển kinh tế,

xã hội, môi trường và chất lượng cuộc sống, trong đó có việc CS&BVSKND trong tỉnh

1.2 Sự nghiệp phát triển y tế ở Thanh Hóa trước năm 1986

1.2.1 Y tế Thanh Hoá trước cách mạng tháng Tám 1945

Trải qua các triều đại phong kiến, nền y dược học Thanh Hoá cũng có nhiều thay đổi Càng về sau càng xuất hiện nhiều danh y và công đức của họ được người đời ca tụng Tuy nhiên, y học giai đoạn này nhìn chung có nhiều hạn chế, như số lượng những người làm thuốc còn ít, hệ thống Thái y viện

Trang 25

được lập ra cũng chỉ chủ yếu chăm sóc sức khoẻ cho vua chúa, quan lại, những người giàu có trong xã hội Còn phần lớn dân nghèo vẫn ít được chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những giai đoạn chuyển giao quyền lực, loạn lạc

và giặc dã

Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở Đà Nẵng xâm lược nước ta Năm 1883, cùng với sự đầu hàng nhục nhã của triều đình nhà Nguyễn, đất nước hoàn toàn rơi vào tay giặc Theo chân quân đội viễn chinh Pháp, Tây y cũng vào nước ta và vì vậy y dược học Việt Nam được gọi là Đông y, Thái y viện của Nam triều (nhà Nguyễn) không làm nhiệm vụ của mình như trước nữa Dần dần Ty lương y ở các tỉnh (trong đó có Thanh Hoá)

bị bãi bỏ Pháp tổ chức y tế theo Tây y, xây dựng nhà thương ở các thành phố

và tỉnh lỵ Đông y mất dần vị thế vì bị thực dân Pháp hạn chế, chèn ép, bị Tây

y coi rẻ và khinh miệt Tuy mất vị trí Nhà nước, nhưng Đông y vẫn phát huy tác dụng bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở đồng bằng, miền biển, nông thôn cũng như vùng cao

Sau khi đế quốc Pháp chiếm đóng Đông Dương, một mặt khai thác bóc lột nhân công, nhân dân phải chịu cuộc sống cơ cực: kinh tế cạn kiệt, bệnh tật ốm đau tăng, sức khoẻ nhân dân giảm sút Mặt khác, chúng cũng mở trường dạy học và xây dựng hệ thống y tế để chữa bệnh cho quan chức người Pháp, người Âu, người ngoại quốc, quan lại, binh lính, kể cả cho một số dân trong nội hạt Như vậy, cả nước nói chung và Thanh Hoá nói riêng, nền y học phương Tây cũng theo quân đội viễn chinh Pháp và truyền bá Từ đó, hình thành ba nền y học: Y học dân tộc, y học phương Đông và y học phương Tây Sau khi bình định xong Đông Dương, thực dân Pháp cho xây dựng ở Thanh Hoá một hệ thống y tế nhỏ nhoi và chắp vá, bao gồm một bệnh viện, một phòng cấp cứu ở phủ Thọ Xuân, một trạm y tế ở Hồi Xuân và phòng y tế

Trang 26

ở các phủ huyện Tất cả đều thiếu thốn, hạn chế về trang thiết bị cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Theo quy định của Phủ toàn quyền, việc xây dựng bệnh viện là do quỹ địa phương đảm nhận, quỹ của chính phủ bảo hộ chỉ hỗ trợ khi cần thiết Những năm đầu thế kỷ XX, người Pháp đã thành lập các phòng y tế ở hầu hết các huyện trong tỉnh Mỗi phòng y tế có 1 y tá và 1-2 tá dịch, chủ yếu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của bộ máy cai trị, quan lại và những người giàu có, ngoài ra hàng năm còn tổ chức chủng đậu mùa và tiêm phòng tả cho nhân dân trong vùng

Nhìn chung, trong thời Pháp thuộc, y tế Thanh Hoá không đáp ứng được yêu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân Ở các địa phương, phần lớn phải dựa vào các lang y, các thầy thuốc tư hoặc ỷ thác số mệnh vào những cuộc cúng bái Ở thôn xã, việc sinh đẻ hay ốm đau đều do các bà mụ đảm nhiệm nên tỷ lệ tai biến và tử vong rất cao Có nhiều năm trong tỉnh đã có hàng ngàn người phải thiệt mạng vì những bệnh dịch như: thổ tả, đậu mùa, sốt rét, lao, phù thũng, dịch hạch…

1.2.2 Y tế Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch

sử nước ta, kết thúc hơn 80 năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân và hàng nghìn năm áp bức của chế độ phong kiến Cùng với thành công của cách mạng tháng Tám, hệ thống y tế Thanh Hoá từ nay đã chính thức thuộc về chính quyền cách mạng và nhân dân

Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước ta bước vào giai đoạn hết sức khó khăn, chính quyền cách mạng còn non trẻ phải đối mặt với thù trong, giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt là hậu quả của chính sách đàn áp, bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra cho nhân dân ta trong

Trang 27

những năm trước đó Trong khi đó, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam lúc này là xây dựng và cũng cố bộ máy chính quyền cách mạng Bên cạnh đó, nguồn tài chính quốc gia hầu như không có, rồi bệnh tật phát sinh đã ảnh hưởng đến mọi ngành trong cả nước nói chung, y tế Thanh Hoá non trẻ nói riêng Y tế Thanh Hoá theo đó bước vào một giai đoạn mới với nhiều khó khăn ở phía trước

Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, ngành y tế bắt tay vào thực hiện 4 nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động vệ sinh phòng bệnh, đó là phòng các bệnh dịch (chấy rận, tả, đậu mùa, thương hàn), tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh (xây dựng nhà tiêu, giếng nước, nhà tắm), phòng chống các bệnh xã hội (mắt hột, hoa liễu) và tuyên truyền về tân dược Bên cạnh đó, còn tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch bằng việc tham gia các phong trào “chống giặc đói”, “chống giặc dốt”, đóng góp cho “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, tham gia phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”, với tinh thần “đồng tâm bớt bữa”

Ngày 19/12/1946, trước âm mưu thôn tính nước ta thêm một lần nữa của thực dân Pháp, Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” với tinh thần: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Mới tiếp thu từ thực dân Pháp một bệnh viện nhỏ, nghèo nàn lạc hậu thì bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, Bệnh viện tỉnh cũng như các phòng y tế phải sơ tán để vừa phục vụ chiến đấu, vừa phục vụ sản xuất và đời sống Theo đó, Bệnh viện tỉnh phải sơ tán và chia ra làm 3 phân viện đóng tại Quảng Hán (nay thuộc xã Yên Thọ, huyện Yên Định), thôn Hà Lũng (xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn) và tại thôn Nhân Vực (nay thuộc xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa) Ngoài ra, còn thành lập 3 bệnh xá ở Vĩnh Lộc, Hà Trung và Nông Cống Ngoài việc cứu chữa cho thương binh, dân công, cán bộ và nhân dân, ngành y tế còn phải

Trang 28

đảm nhiệm cả nhiệm vụ chữa trị cho cán bộ của Quân khu IV, Khu III và nước bạn Lào

Xây dựng mạng lưới y tế nông thôn bằng cách đào tạo cán bộ, với sự phân công trách nhiệm: các phòng y tế đào tạo vệ sinh viên, cứu thương, cán bộ y tế; các phân viện, các bệnh xá khu vực đào tạo nữ hộ sinh nông thôn (nữ hộ sinh sơ cấp 3-6 tháng); riêng phân viện Quảng Hán mở lớp nữ hộ sinh 9 tháng Nhờ vậy mà trong những năm chống Pháp, ở hầu hết các thôn xã đã có các chủng loại cán bộ nói trên

Mở rộng phong trào vệ sinh yêu nước: ăn sạch, ở sạch (sạch làng, tốt ruộng, đẹp nông thôn) được sự tham gia nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân

và cán bộ các ngành sơ tán theo cơ quan về nông thôn

Càng đến giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, nhiệm vụ của ngành y tế càng nặng nề hơn Để phục vụ kế hoạch VTL24, VTL25, ngành đã thành lập hàng chục trạm cấp cứu và 4 bệnh xá giã chiến trên các tuyến đường có dân công đi phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, cứ từ 7-12 km lại có một trạm cấp cứu Ngành y tế Thanh Hoá đã tích cực bảo vệ sức khoẻ cho 12 vạn dân công trong tỉnh chuyển lương thực đến Điện Biên Phủ cho đến thắng lợi hoàn toàn Công tác xây dựng mạng lưới y tế và đào đội ngũ cán bộ với khẩu hiệu

“yếu còn hơn thiếu” đã tổ chức được 26 trạm tải thương, 25 trạm cấp cứu, 25 trạm cứu thương, 2 trạm giải phẫu miền Tây và Vĩnh Lộc Năm 1951, Bệnh viện Hà Lũng được thành lập với quy mô 150 giường Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bệnh viện đã trở thành nơi khám chữa bệnh chủ yếu của ngành y tế Tính đến năm 1954, tổ chức và nhân lực của ngành y tế đã có

21 phòng y tế huyện với 984 cán bộ y tế, 414 nữ hộ sinh, 11.813 vệ sinh viên Toàn tỉnh có 484 xã có cán bộ y tế hoạt động [51, tr 49]

1.2.3 Y tế Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

Trang 29

Sau khi thất bại ở Điện Biên Phủ, ngày 21/07/1954, thực dân Pháp đã phải

ký Hiệp định đình chiến ở Giơnevơ Mỹ bắt đầu can thiệp vào miền Nam với

âm mưu chiếm đóng, chia cắt lâu dài đất nước ta Từ đây, đất nước tạm thời

bị chia làm hai miền Nam-Bắc, sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước sẽ còn phải trải qua nhiều gian nan thử thách Nhân dân ta vừa phải lo hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất đất nước

Đất nước vừa trải qua 9 năm kháng chiến, bom đạn tàn phá hầu hết cơ sở

hạ tầng, cộng với thiên tai nặng nề, nhân dân lầm vào cảnh nghèo đói, trình

độ văn hoá thấp kém, tập tục mê tín dị đoan, sinh hoạt, ăn ở mất vệ sinh phổ biến khắp nơi, trong khi đó việc tuyên truyền giáo dục vệ sinh phòng bệnh còn yếu, các bệnh dịch như: sởi, lỵ, đậu mùa, ỉa chảy, tả, sốt rét….nhân đà đó phát sinh, phát triển khắp nơi

Trong bối cảnh ấy, y tế Thanh Hoá cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, như lực lượng cán bộ mỏng, yếu, trang thiết bị y tế thiếu thốn lạc hậu, dụng cụ phẫu thuật thô sơ, thuốc chữa bệnh thiếu thốn cả về chủng loại và số lượng nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong tỉnh Góp phần thực hiện chủ trương tập trung khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, sớm ổn định đời sống nhân dân….y tế Thanh Hoá đã tích cực phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh kịp thời để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, ngành y tế Thanh Hóa bắt tay vào giai đoạn khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả thiên tai và tham gia nhiều nhiệm vụ quan trọng khác như: khắc phục hậu quả vỡ đê ở Thọ Nguyên (Thọ Xuân), phục vụ công trình tu sửa đập Bái Thượng và hệ thống Nông Giang; phục vụ công trường A-56 Hồi Xuân và công trường 217; thành lập bệnh xá

Trang 30

riêng phục vụ đoàn cán bộ cải cách ruộng đất của tỉnh; phục vụ bộ phận đồng bào chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc; chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đi khai hoang,…

Trong thời kỳ hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc 1964), y tế Thanh Hoá đã có bước trưởng thành và phát triển vượt bậc, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Trong khoảng thời gian đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, y tế Thanh Hoá đã được thiết lập và hình thành được hệ thống tổ chức từ tuyến tỉnh đến các xã, phường, thôn, bản Hình thành các chuyên ngành để thực hiện công tác YTDP và phòng chống các bệnh xã hội Hoạt động của ngành lúc này đã thể hiện quán triệt quan điểm đường lối YTDP của Đảng và Nhà nước Sau khi Bệnh viện miền Nam

(1955-D được bàn giao cho tỉnh và sáp nhập với Bệnh viện Thanh Hóa đã trở thành bệnh viện lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ với quy mô 800 giường nội trú Ở hầu hết các huyện thị đều thành lập bệnh xá có từ 50-70 giường bệnh, sau đó được nâng cấp chuyển thành bệnh viện huyện có quy mô từ 50-100 giường Đây là thời kỳ thực hiện tốt xã hội hoá công tác y tế thể hiện rõ nét qua việc phát động và duy trì phong trào vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh yêu nước rộng khắp trong nhân dân; bài trừ các hủ tục lạc hậu không có lợi cho sức khoẻ; khống chế đẩy lùi một số bệnh xã hội; huy động sức người, sức của của nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất cho ngành, đặc biệt là xây dựng hệ thống trạm y tế tại các xã trong tỉnh

Mạng lưới y tế được quan tâm chú trọng với việc kiện toàn mạng lưới y tế

xã, thôn bản, y tế công, nông trường, xí nghiệp cùng chế độ chính sách cho y

tế cơ sở Đây là yếu tố quan trọng góp phần đạt những kết quả to lớn trong công tác YTDP và phòng chống các bệnh xã hội

Đội ngũ cán bộ có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng,

đủ khả năng hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ công tác y tế trong thời bình

Trang 31

cũng như chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ phục vụ thời chiến

Đây là thời kỳ đạt nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực điều trị,

dự phòng, phòng chống các bệnh xã hội, phát triển nền y học cổ truyền (YHCT) dân tộc, cũng cố và phát triển ngành dược….Nhiều hoạt động và mô hình đã trở thành điểm sáng của ngành y tế cả nước, có giá trị đóng góp về lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và phát triển ngành y tế cả nước Sau thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, đế quốc

Mỹ buộc phải thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đưa nửa triệu quân viễn chinh Mỹ và quân chư hầu và miền Nam, gây ra cuộc chiến tranh phá hoại trên toàn miền Bắc Thanh Hoá là một trong những trọng điểm chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch, nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho chiến trường miền Nam Cùng với miền Bắc, Thanh Hoá phải đối đầu với hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, trong đó lần thứ nhất bắt đầu từ năm

1965, lần thứ hai khốc liệt hơn mang tính huỷ diệt vào năm 1972 Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ có 14 bệnh viện, 114 trạm y tế xã,

12 hiệu thuốc, trường y sĩ, xí nghiệp dược phẩm bị bom đạn tàn phá Bom đạn cũng đã cướp đi sinh mạng của nhiều con người, trong đó có 85 cán bộ và học sinh trường Trung cấp Y sĩ trong khi làm nhiệm vụ đắp đê bảo vệ công trình quốc phòng an ninh trọng điểm gần chân cầu Hàm Rồng Y tế Thanh Hoá phải hai lần sơ tán về các vùng nông thôn, cách xa các khu vực trọng điểm đánh phá ác liệt của giặc Mỹ để bảo toàn lực lượng, vừa làm nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục vụ chiến đấu

Công tác y tế thời kỳ này thực hiện 5 phương châm: Y tế phục vụ sản xuất

và chiến đấu; phòng bệnh là chính; thống nhất phòng bệnh và chữa bệnh,

Trang 32

chữa bệnh để phòng bệnh, chữa bệnh toàn diện; kết hợp Đông-Tây y trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh; y tế đi đúng đường lối

Trong 10 năm, vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh, y tế Thanh Hoá vẫn không ngừng phát triển, ngày càng lớn mạnh, đạt nhiều thành tích trong công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phục vụ chiến đấu, khắc phục các hậu quả thiên tai, bão lụt Mạng lưới y tế tiếp tục được phát triển, cũng cố và ngày càng hoàn thiện, đã xây dựng và nâng cấp các bệnh xá trở thành các bệnh viện huyện, thị, phát triển các chuyên khoa, hầu hết các chuyên ngành đều có mạng lưới chân rết tại cơ sở Công tác đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh, đội ngũ cán bộ có sự phát triển lớn mạnh vượt bậc (đến năm 1974, toàn ngành

có 200 bác sỹ và dược sỹ đại học) Đến năm 1975, đã đạt tỷ lệ 8,7 y bác sỹ và 10,5 giường bệnh cho 1 vạn dân [51, tr 143]

Trong công tác phục vụ chiến đấu, Thanh Hoá là một trong những tỉnh phát triển về công tác ngoại khoa thời kỳ này, những kinh nghiệm về tổ chức

và thực hiện cấp cứu chiến thương ở Thanh Hoá đã được báo cáo điển hình, đóng góp vào công tác cấp cứu chiến thương của Bộ Y tế Để sẵn sàng phục

vụ chiến đấu, ngành đã thành lập một hệ thống các trạm cấp cứu đặt cách nơi hay đánh phá 2-3 km tập trung các khu vực gần ga xe lửa, dọc đường số 1, ven biển và ở thị xã Thanh Hóa Các bệnh viện và các hiệu thuốc đều có các

cơ số thuốc dự trữ Các đội cấp cứu và hồi sức đề được trang bị đầy đủ dụng

cụ thuốc men

Đây cũng là thời kỳ ngành y tế Thanh Hoá tiếp tục thực hiện chủ trương tiêu diệt, thanh toán một số bệnh xã hội và đã đạt nhiều kết quả quan trọng Nhiều mô hình trở thành điểm sáng của y tế cả nước, có giá trị đóng góp cả về

lý luận và thực tiễn đối với y tế cả nước (điển hình là phong trào vệ sinh yêu nước, thanh toán quặm, tiêu diệt và thanh toán bệnh sốt rét, thanh toán bệnh lao….)

Trang 33

Với những kết quả đó, ngành y tế Thanh Hoá đã có những đóng góp thiết thực trong thành tích chung của quân và dân Thanh Hoá, vừa xây dựng kiến thiết chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành nghĩa vụ hậu phương lớn chi việc cho tiền tuyến lớn miền Nam

1.2.4 Y tế Thanh Hoá trong thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội (1975-1985)

Sau khi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bước vào một thời kỳ mới, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Trong bối cảnh

đó, y tế Thanh Hoá đã nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tổ chức và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành mà Đảng và Nhà nước giao phó

Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, giai đoạn này, y tế Thanh Hoá nhận được sự viện trợ của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó đặc biệt là UNICEF, Quỹ phát triển dân số Liên hợp quốc Tính đến năm 1984, hầu hết các đội vệ sinh phòng dịch chống sốt rét, sinh đẻ kế hoạch tại các huyện, thị

và hơn một nửa số trạm y tế xã đã nhận viện trợ trang thiết bị của UNICEF và Quỹ phát triển dân số Liên hợp quốc Viện trợ quốc tế của các tổ chức này chủ yếu là trang thiết bị, thuốc, hoá chất nhằm giải quyết công tác YTDP, tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh cho trẻ em dưới 5 tuổi và các dịch vụ

kế hoạch hoá gia đình

Thời kỳ này một số đơn vị y tế tuyến tỉnh được thành lập mới như: Trạm vật tư và sửa chữa thiết bị y tế (năm 1976), đến năm 1985 đổi tên thành Công

ty Vật tư thiết bị y tế; Trạm Bướu cổ (1976); Bệnh viện Phụ sản (1980) trên

cơ sở từ Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh tách ra; Trường Cao đẳng y Thanh Hoá (1981) trên cơ sở tách một bộ phận ra khỏi Trường Trung học Y tế Thanh Hoá; Trạm chuyên khoa phòng chống bệnh tâm thần (1983)

Trang 34

Bên cạnh việc cũng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế tuyến tỉnh, mạng lưới

y tế tuyến huyện cũng có nhiều thay đổi Thời gian này, nhiều bệnh viện được xây dung như: Bệnh viện Đa khoa Cẩm Thuỷ, Bệnh viện Hoằng Hoá, Bệnh viện Hậu Lộc, Bệnh viện Bá Thước, Bệnh viện vùng cao Quan Hoá, Bệnh viện Thị xã Sầm Sơn, Bệnh viện Bỉm Sơn…

Hệ thống y tế, đặc biệt là tại tuyến tỉnh đã được củng cố thêm một bước với việc thành lập thêm một số trạm chuyên khoa Đội ngũ cán bộ cũng có sự phát triển về số lượng và chất lượng Đến năm 1985 có 5.628 cán bộ (trong đó

có 18 cán bộ trên đại học, 646 bác sỹ, 151 dược sỹ đại học) Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân trong toàn tỉnh là 2,4 [51, tr 149-150]

Trong lĩnh vực dự phòng, năm 1976 huyện Hoằng Hóa được Bộ Y tế công nhận là huyện đầu tiên trong cả nước hoàn thành dứt điểm 3 công trình vệ sinh Kết quả và kinh nghiệm triển khai chương trình ở Thanh Hóa đã được Trung ương chỉ đạo áp dụng rộng khắp cả nước Năm 1979, từ mô hình xã chống phong tốt tại Nga Sơn, Bộ Y tế đã xây dựng chiến lược thanh toán phong trong cả nước Năm 1983, huyện Nga Sơn được công nhận là huyện đầu tiên trong cả nước thanh toán bệnh phong và trở thành một mẫu hình của phong trào thanh toán phong từng vùng để làm tiền đề cho công tác thanh toán bệnh phong trong cả nước về sau này

Trong công tác khám chữa bệnh, tổng số giường bệnh từ 2.550 trong năm

1975 được tăng lên 3.980 năm 1985 Các hoạt động chuyên khoa trong bệnh viện được củng cố Tại Bệnh viện tỉnh đã có 19 chuyên khoa và phân khoa đã thực hiện một số loại phẫu thuật phức tạp như: sọ não, mổ thận, ghép giác mạc,….Đến năm 1985, hầu hết các huyện đều có đủ các chuyên khoa: X quang, ngoại sản, mắt, răng-hàm-mặt, tai-mũi-họng Tỷ lệ tử vong chung ngày càng giảm, từ 1,8% năm 1976, đến năm 1985 còn 0,37%

Trang 35

Nhìn chung, trước năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh

Hoá, công tác CS&BVSKND của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Hệ thống y tế tuyến tỉnh, huyện đã được mở rộng, đã thành lập hầu hết các đơn vị chuyên khoa tuyến tỉnh và hệ thống bệnh viện, phòng y tế, đội vệ sinh phòng dịch và hiệu thuốc ở tuyến huyện Công tác vệ sinh phòng bệnh luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Việc phòng chống các bệnh xã hội

đã được đẩy mạnh và thu được những kết quả đáng kể Lĩnh vực khám chữa bệnh đã có nhiều cố gắng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân trong tỉnh Đội ngũ cán bộ y tế có sự bổ sung và tăng cường cán bộ y tế có trình độ đại học và trên đại học Phong trào trồng và sử dụng thuốc Nam được phát triển rộng khắp Việc kết hợp Đông-Tây y trong các bệnh viện được chú trọng

Tuy nhiên, trong giai đoạn này y tế Thanh Hoá cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách Sau khi thống nhất nước nhà, hậu quả của cuộc chiến tranh để lại rất nặng nề, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm Cơ sở vật chất chậm được xây dựng cũng cố, thiếu trang thiết bị, vật tư, kinh phí đáp ứng yêu cầu công tác Sau giải phóng, sự giao lưu giữa các vùng miền ngày càng lớn, tạo điều kiện

để một số loại dịch xâm nhập và bùng phát Năm 1980-1981 liên tiếp xảy ra các trận bão lớn gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất, ô nhiễm môi trường nặng nề, tạo điều kiện cho một số dịch bệnh phát sinh, phát triển

Thời kỳ này một số dịch bệnh xuất hiện và bùng phát như: dịch tả, sốt xuất huyết, dịch hạch, bạch hầu, sở, ho gà, cúm, đau mắt,…Việc phòng chống bệnh lao đối mặt với những khó khăn, thách thức do số người bị nhiễm lao trong cộng đồng còn cao Hơn nữa, do giới hạn về nhận thức nên có nhiều người bị mắc lao nhưng vẫn không đến cơ sở y tế Nhà nước, tự mua thuốc điều trị hay tin vào việc cúng bái nên không những không khỏi bệnh mà họ

Trang 36

còn trở thành nguồn lây nhiễm lao cho cộng đồng Công tác vệ sinh môi trường mặc dù được tỉnh quan tâm chỉ đạo, nhưng do điều kiện kinh tế và nhận thức của người dân còn hạn chế nên những thành quả của các cuộc vận động xây dựng công trình vệ sinh môi trường bị xuống cấp nghiêm trọng Những tập quán sinh hoạt không có lợi cho sức khoẻ vẫn tiếp tục là bài toán nan giải Nhiều nơi, nhân dân còn tồn tại những tập quán ăn uống không có lợi cho sức khoẻ Công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh và việc làm thay đổi nhận thức của người dân là một thách thức đối với y tế Thanh Hoá trong giai đoạn tiếp theo

Mặc dù được đầu tư, nhưng tình trạng bệnh viện thường xuyên quá tải vẫn diễn ra Khó khăn bao trùm nhất của công tác khám chữa bệnh trong thời kỳ này là sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng, thiếu kinh phí cho hoạt động Các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác khám chữa bệnh đa số đều đã cũ kỹ, lạc hậu

và rất thiếu thốn, các máy móc phương tiện thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh hầu như chưa có gì ngoài X.quang, chỉ có Bệnh viện Đa khoa tỉnh có

1 máy điện tim Máy X.quang ở các bệnh viện tuyến huyện đều do các nước

xã hội chủ nghĩa sản xuất từ những năm 60-70, chất lượng kém, đa số không đảm bảo an toàn cho người sử dụng Xét nghiệm sinh hoá trong toàn tỉnh chủ yếu là phương pháp thủ công Thuốc, hoá chất, dịch truyền và các vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám chữa bệnh ở các tuyến rất khó khăn thiếu thốn Tinh thần thái độ phục vụ người bệnh có chiều hướng ngày càng giảm sút, cán bộ không thiết tha đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, do đó chẳng những không phát triển được các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị mà một số kỹ thuật còn bị mai một

Hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở hết sức khó khăn Vẫn còn tình trạng nhiều xã chưa có trạm y tế, chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi Trình độ của đội ngũ cán bộ công tác ở y tế cơ sở còn thấp Trang thiết bị tại trạm y tế

Trang 37

hết sức nghèo nàn, thiếu những thuốc men thiết yếu dẫn đến tình trạng nhân dân ốm đau không đủ thuốc điều trị, nhất là ở miền núi Do đời sống khó khăn, nên đến năm năm 1980 trở đi hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là y tế xã bắt đầu xuống cấp, hoạt động rời rạc, công tác y tế ở một số địa bàn bị buông lỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho một số dịch bệnh bùng phát

Mặc dù được tỉnh quan tâm chỉ đạo, nhưng việc hạ tỷ lên tăng dân số vẫn chưa đạt được những bước chuyển sâu sắc Tỷ lệ tăng dân số vẫn còn cao, thời kỳ (1983-1986) ở mức 2,3% Do đó, việc giảm tỷ lệ phát triển dân số đã trở thành một vấn đề lớn và cấp bách của tỉnh

Những tồn tại trên đã kéo dài từ nhiều năm, đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng

bộ, chính quyền, nhân dân Thanh Hoá, trong đó ngành y tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng về chuyên môn nhằm phát huy những mặt đạt được, từng bước tháo gỡ những khó khăn trong công tác CS&BVSKND cho nhân dân trong tỉnh, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội thời kỳ đổi mới mà Đảng

bộ tỉnh đã đề ra

Trang 38

CHƯƠNG 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN Y TẾ

(1986-2005)

2.1 Đường lối phát triển y tế của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới

2.1.1 Đường lối phát triển y tế của Đảng và Nhà nước

Thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, lần V và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong thời kỳ của các nhiệm kỳ Đại hội đó, nhân dân Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên các lĩnh vực, cải tiến được một phần cơ cấu nền kinh tế, xã hội, đặt những cơ sở đầu tiên cho sự phát triển mới Song, chúng ta chưa tiến xa được bao nhiêu, trái lại còn gặp nhiều khó khăn và khuyết điểm mới Trong thời kỳ

kế hoạch 5 năm (1981-1985), chúng ta không ổn định được mục tiêu đề ra là

ổn định tình hình kinh tế, xã hội, ổn định đời sống nhân dân Trái lại, sai lầm

về tổng điều chỉnh giá, lương, tiền cuối năm 1985 đã làm cho nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn mới Nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng Trong khi đó, trên thế giới các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô

và Đông Âu đã bị khủng hoảng do không bắt nhịp được thời đại Do đó, đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại

Bối cảnh đó Đảng ta đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) với phương châm “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật”, từ đó xác định nhiệm vụ và đường lối chiến lược để đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích sâu sắc những thành quả và sai lầm, khuyết điểm của cách mạng nước ta, đồng thời rút ra những bài học về hành động để phù hợp với quy luật

Trang 39

khách quan Từ đó, Đại hội đã xác định nhiệm vụ, mục đích của cách mạng trong thời kỳ đất nước đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội là: “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đoàn kết một lòng, quyết đưa hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [30,

tr 37-38]

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới đất nước một cách toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế, chính trị, đến xã hội, văn hoá,

tư tưởng, những trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế

Về y tế, Đại hội nhấn mạnh: “Sức khỏe của nhân dân, tương lai của giống nòi là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn thể, là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân Trên cơ sở tiếp tục quán triệt các quan điểm y học dự phòng, kết hợp y học hiện đại với YHCT và phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trước mắt tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động y tế và đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân Có biện pháp tích cực

và chính sách thích hợp nhanh chóng cũng cố mạng lưới y tế, nhất là y tế huyện, quận và cơ sở Phát động rộng rãi phong trào quần chúng và huy động lực lượng các ngành tham gia bảo vệ và làm sạch môi trường, phòng và chống dịch, phòng và chống các bệnh xã hội, nghề nghiệp….Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác khám và chữa bệnh Tăng cường giáo dục cán bộ, nhân viên

y tế về thái độ, tinh thần phục vụ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế, không ngừng nâng cao trình

độ của nền y học và y tế nước ta Cố gắng đầu tư thêm cho công tác y tế và chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, văn hóa của đội ngũ cán bộ y tế Phát triển sản xuất dược phẩm và thiết bị, dụng cụ y tế Mở rộng nuôi trồng, chế biến và

sử dụng có hiệu quả thuốc ta Có chính sách đầu tư để hình thành các vùng

Trang 40

dược liệu tập trung, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm và cho xuất khẩu, mở rộng sản xuất hóa dược, xây dựng công nghiệp kháng sinh Nâng cao năng lực xuất khẩu để nhập khẩu những thứ chưa sản xuất được Xây dựng ngành công nghiệp dược phẩm Tranh thủ sự hợp tác quốc tế và sử dụng đúng các nguồn viện trợ trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe nhân dân” [30,

tr 93-94]

Đại hội VI của Đảng là Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển mình sang một thời kỳ mới của đất nước Việt Nam

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành y tế cả nước nói chung và y

tế Thanh Hóa nói riêng cũng gặp không ít khó khăn trở ngại Trước năm

1986, Việt Nam đã có một nền y tế khá phát triển, với một màng lưới y tế rộng khắp tới tận thôn xóm Y tế Việt Nam đã từng là hình mẫu cho nhiều nước học tập Sau năm 1986, và nhất là sau năm 1989, sự tác động của cơ chế thị trường làm cho hệ thống y tế gặp nhiều khó khăn không chỉ ở nông thôn

mà còn ở bệnh viện các tuyến

Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, nhận thức của ngành y tế về đổi mới hoạt động trong điều kiện nền kinh tế chuyển dần sang kinh tế thị trường chưa rõ ràng, tuy nhiên có định hướng của Đảng, Nhà nước, trong đó có Bộ Y

tế chưa ban hành kịp thời những chế độ chính sách, những cơ chế để thực hiện chuyển hướng Ngân sách nhà nước cấp giảm dần hàng năm, nguồn thu tài chính hợp pháp không có, nhân dân thì quen được Nhà nước bao cấp toàn

bộ thuốc men, thậm chí cả ăn khi vào bệnh viện

Tăng trưởng kinh tế đã làm tăng thêm mức sống dân cư một cách đáng kể,

cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân hóa giàu nghèo Có những kẻ giàu, người

Ngày đăng: 29/12/2015, 21:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w