7. Bố cục của luận văn
1.2.4 Y tế ThanhHoá trong thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế, văn hoá,
hoá, xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội (1975-1985)
Sau khi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bước vào một thời kỳ mới, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh đó, y tế Thanh Hoá đã nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tổ chức và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, giai đoạn này, y tế Thanh Hoá nhận được sự viện trợ của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó đặc biệt là UNICEF, Quỹ phát triển dân số Liên hợp quốc. Tính đến năm 1984, hầu hết các đội vệ sinh phòng dịch chống sốt rét, sinh đẻ kế hoạch tại các huyện, thị và hơn một nửa số trạm y tế xã đã nhận viện trợ trang thiết bị của UNICEF và Quỹ phát triển dân số Liên hợp quốc. Viện trợ quốc tế của các tổ chức này chủ yếu là trang thiết bị, thuốc, hoá chất nhằm giải quyết công tác YTDP, tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh cho trẻ em dưới 5 tuổi và các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.
Thời kỳ này một số đơn vị y tế tuyến tỉnh được thành lập mới như: Trạm vật tư và sửa chữa thiết bị y tế (năm 1976), đến năm 1985 đổi tên thành Công ty Vật tư thiết bị y tế; Trạm Bướu cổ (1976); Bệnh viện Phụ sản (1980) trên cơ sở từ Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh tách ra; Trường Cao đẳng y Thanh Hoá (1981) trên cơ sở tách một bộ phận ra khỏi Trường Trung học Y tế Thanh Hoá; Trạm chuyên khoa phòng chống bệnh tâm thần (1983).
29
Bên cạnh việc cũng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế tuyến tỉnh, mạng lưới y tế tuyến huyện cũng có nhiều thay đổi. Thời gian này, nhiều bệnh viện được xây dung như: Bệnh viện Đa khoa Cẩm Thuỷ, Bệnh viện Hoằng Hoá, Bệnh viện Hậu Lộc, Bệnh viện Bá Thước, Bệnh viện vùng cao Quan Hoá, Bệnh viện Thị xã Sầm Sơn, Bệnh viện Bỉm Sơn….
Hệ thống y tế, đặc biệt là tại tuyến tỉnh đã được củng cố thêm một bước với việc thành lập thêm một số trạm chuyên khoa. Đội ngũ cán bộ cũng có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Đến năm 1985 có 5.628 cán bộ (trong đó có 18 cán bộ trên đại học, 646 bác sỹ, 151 dược sỹ đại học). Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân trong toàn tỉnh là 2,4 [51, tr. 149-150].
Trong lĩnh vực dự phòng, năm 1976 huyện Hoằng Hóa được Bộ Y tế công nhận là huyện đầu tiên trong cả nước hoàn thành dứt điểm 3 công trình vệ sinh. Kết quả và kinh nghiệm triển khai chương trình ở Thanh Hóa đã được Trung ương chỉ đạo áp dụng rộng khắp cả nước. Năm 1979, từ mô hình xã chống phong tốt tại Nga Sơn, Bộ Y tế đã xây dựng chiến lược thanh toán phong trong cả nước. Năm 1983, huyện Nga Sơn được công nhận là huyện đầu tiên trong cả nước thanh toán bệnh phong và trở thành một mẫu hình của phong trào thanh toán phong từng vùng để làm tiền đề cho công tác thanh toán bệnh phong trong cả nước về sau này.
Trong công tác khám chữa bệnh, tổng số giường bệnh từ 2.550 trong năm 1975 được tăng lên 3.980 năm 1985. Các hoạt động chuyên khoa trong bệnh viện được củng cố. Tại Bệnh viện tỉnh đã có 19 chuyên khoa và phân khoa đã thực hiện một số loại phẫu thuật phức tạp như: sọ não, mổ thận, ghép giác mạc,….Đến năm 1985, hầu hết các huyện đều có đủ các chuyên khoa: X quang, ngoại sản, mắt, răng-hàm-mặt, tai-mũi-họng. Tỷ lệ tử vong chung ngày càng giảm, từ 1,8% năm 1976, đến năm 1985 còn 0,37%.
30
Nhìn chung, trước năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, công tác CS&BVSKND của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Hệ thống y tế tuyến tỉnh, huyện đã được mở rộng, đã thành lập hầu hết các đơn vị chuyên khoa tuyến tỉnh và hệ thống bệnh viện, phòng y tế, đội vệ sinh phòng dịch và hiệu thuốc ở tuyến huyện. Công tác vệ sinh phòng bệnh luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Việc phòng chống các bệnh xã hội đã được đẩy mạnh và thu được những kết quả đáng kể. Lĩnh vực khám chữa bệnh đã có nhiều cố gắng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân trong tỉnh. Đội ngũ cán bộ y tế có sự bổ sung và tăng cường cán bộ y tế có trình độ đại học và trên đại học. Phong trào trồng và sử dụng thuốc Nam được phát triển rộng khắp. Việc kết hợp Đông-Tây y trong các bệnh viện được chú trọng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này y tế Thanh Hoá cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Sau khi thống nhất nước nhà, hậu quả của cuộc chiến tranh để lại rất nặng nề, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm. Cơ sở vật chất chậm được xây dựng cũng cố, thiếu trang thiết bị, vật tư, kinh phí đáp ứng yêu cầu công tác. Sau giải phóng, sự giao lưu giữa các vùng miền ngày càng lớn, tạo điều kiện để một số loại dịch xâm nhập và bùng phát. Năm 1980-1981 liên tiếp xảy ra các trận bão lớn gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất, ô nhiễm môi trường nặng nề, tạo điều kiện cho một số dịch bệnh phát sinh, phát triển.
Thời kỳ này một số dịch bệnh xuất hiện và bùng phát như: dịch tả, sốt xuất huyết, dịch hạch, bạch hầu, sở, ho gà, cúm, đau mắt,…Việc phòng chống bệnh lao đối mặt với những khó khăn, thách thức do số người bị nhiễm lao trong cộng đồng còn cao. Hơn nữa, do giới hạn về nhận thức nên có nhiều người bị mắc lao nhưng vẫn không đến cơ sở y tế Nhà nước, tự mua thuốc điều trị hay tin vào việc cúng bái nên không những không khỏi bệnh mà họ
31
còn trở thành nguồn lây nhiễm lao cho cộng đồng. Công tác vệ sinh môi trường mặc dù được tỉnh quan tâm chỉ đạo, nhưng do điều kiện kinh tế và nhận thức của người dân còn hạn chế nên những thành quả của các cuộc vận động xây dựng công trình vệ sinh môi trường bị xuống cấp nghiêm trọng. Những tập quán sinh hoạt không có lợi cho sức khoẻ vẫn tiếp tục là bài toán nan giải. Nhiều nơi, nhân dân còn tồn tại những tập quán ăn uống không có lợi cho sức khoẻ. Công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh và việc làm thay đổi nhận thức của người dân là một thách thức đối với y tế Thanh Hoá trong giai đoạn tiếp theo.
Mặc dù được đầu tư, nhưng tình trạng bệnh viện thường xuyên quá tải vẫn diễn ra. Khó khăn bao trùm nhất của công tác khám chữa bệnh trong thời kỳ này là sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng, thiếu kinh phí cho hoạt động. Các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác khám chữa bệnh đa số đều đã cũ kỹ, lạc hậu và rất thiếu thốn, các máy móc phương tiện thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh hầu như chưa có gì ngoài X.quang, chỉ có Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 1 máy điện tim. Máy X.quang ở các bệnh viện tuyến huyện đều do các nước xã hội chủ nghĩa sản xuất từ những năm 60-70, chất lượng kém, đa số không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Xét nghiệm sinh hoá trong toàn tỉnh chủ yếu là phương pháp thủ công. Thuốc, hoá chất, dịch truyền và các vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám chữa bệnh ở các tuyến rất khó khăn thiếu thốn. Tinh thần thái độ phục vụ người bệnh có chiều hướng ngày càng giảm sút, cán bộ không thiết tha đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, do đó chẳng những không phát triển được các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị mà một số kỹ thuật còn bị mai một.
Hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở hết sức khó khăn. Vẫn còn tình trạng nhiều xã chưa có trạm y tế, chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi. Trình độ của đội ngũ cán bộ công tác ở y tế cơ sở còn thấp. Trang thiết bị tại trạm y tế
32
hết sức nghèo nàn, thiếu những thuốc men thiết yếu dẫn đến tình trạng nhân dân ốm đau không đủ thuốc điều trị, nhất là ở miền núi. Do đời sống khó khăn, nên đến năm năm 1980 trở đi hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là y tế xã bắt đầu xuống cấp, hoạt động rời rạc, công tác y tế ở một số địa bàn bị buông lỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho một số dịch bệnh bùng phát.
Mặc dù được tỉnh quan tâm chỉ đạo, nhưng việc hạ tỷ lên tăng dân số vẫn chưa đạt được những bước chuyển sâu sắc. Tỷ lệ tăng dân số vẫn còn cao, thời kỳ (1983-1986) ở mức 2,3%. Do đó, việc giảm tỷ lệ phát triển dân số đã trở thành một vấn đề lớn và cấp bách của tỉnh.
Những tồn tại trên đã kéo dài từ nhiều năm, đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thanh Hoá, trong đó ngành y tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng về chuyên môn nhằm phát huy những mặt đạt được, từng bước tháo gỡ những khó khăn trong công tác CS&BVSKND cho nhân dân trong tỉnh, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội thời kỳ đổi mới mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
33
CHƢƠNG 2
ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN Y TẾ (1986-2005)
2.1Đƣờng lối phát triển y tế của Đảng và Nhà nƣớc thời kỳ đổi mới