Công tác y tế dự phòng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển y tế 1986 2005 (Trang 62 - 75)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2Công tác y tế dự phòng

Với phương châm “Vững tuyến xã, mạnh tuyến huyện, giỏi tuyến tỉnh”, hệ YTDP luôn coi trọng công tác chỉ đạo tuyến trước về mọi hoạt động và thường xuyên có mặt tại cơ sở để chỉ đạo, giúp đỡ y tế cơ sở làm tốt trách nhiệm của mình. Hệ YTDP đã phát huy được sức mạnh tổng hợp trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, triển khai đồng bộ các hoạt động phòng chống dịch, thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Vệ sinh phòng dịch

Công tác vệ sinh phòng dịch là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động y tế. Từ năm 1986, các hoạt động về vệ sinh phòng dịch đã tập trung vào việc xây dựng mới và sửa chữa các công trình vệ sinh. Thời gian này, toàn tỉnh có 2 huyện Như Xuân và Quan Hoá đạt tiêu chuẩn về vệ sinh phòng bệnh. Cũng như tình hình chung của cả nước, bộ mặt dịch tễ Thanh Hoá từ năm 1986 trở đi, có những biến động phức tạp. Có 3 bệnh phát thành dịch phải huy động lực lượng của toàn ngành để đối phó là dịch sốt rét, dịch tả và sốt xuất huyết.

Phòng chống bệnh sốt rét: Với địa hình rừng núi, trung du, đồng bằng đan xen, nhiều sông ngòi khe suối, sự biến đổi khí hậu và nhiệt độ trong vùng thuận lợi cho côn trùng, muỗi sốt rét phát triển. Các dự án kinh tế, phát triển trang trại đồi rừng trồng cây công nghiệp với số lượng người tham gia khá lớn, hơn nữa sự thay đổi môi trường, sinh thái là những yếu tố có tác động mạnh đến dịch tễ sốt rét ở Thanh Hoá. Toàn tỉnh có 27 huyện, thị, thành phố,

58

trong đó có 21 huyện nằm trong vùng sốt rét lưu hành, với số dân trên 1 triệu người, đặc biệt là khu vực miền núi.

Để tăng cường hiệu lực của công tác phòng chống sốt rét, ngày 09/07/997, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số 124/QĐ-TCUB đổi tên Trạm sốt rét thành Trung tâm phòng chống sốt rét-ký sinh trùng côn trùng. Thời kỳ đầu đổi mới, tình hình sốt rét ở Thanh Hoá diễn biến hết sức phức tạp. Năm 1987, qua kiểm tra, hầu hết các huyện, thị trong tỉnh đều có ký sinh trùng sốt rét, nhiều nhất là các huyện Quan Hoá, Như Xuân, Thường Xuân, Thiệu Yên, Thọ Xuân và Hà Trung. Năm 1987 là năm có ký sinh trùng cao nhất kể từ 25 năm qua. Số người bị sốt rét nặng và sốt rét ác tính lên tới trên 600 người (trong đó có 32 trường hợp tử vong). Thực tế tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống sốt rét chưa được quan tâm đúng mức đã làm cho kết quả phòng chống sốt rét ở thời kỳ đầu không đạt được hiệu quả.

Trong những năm 1986-1989, sốt rét tăng lên gấp hàng chục lần so với những năm 1970 trở về trước. Công tác phòng chống sốt rét tính đến năm 1990 vẫn còn những biến động xấu. Năm 1991 được xem là đỉnh cao của dịch sốt rét, với 28 vụ dịch, làm 126.034 người mắc, tử vong 351 người. Có thể nói, năm 1991 không có làng bản nào ở miền núi Thanh Hoá không có người mắc sốt rét, thậm chí dịch còn lan đến vùng trung du và đồng bằng.

Trước tình hình dịch bệnh sốt rét lan rộng trong cả nước, đầu năm 1992, Chính phủ đã quyết định thành lập Chương trình quốc gia phòng chống sốt rét Trung ương và các cấp. Với mục tiêu khống chế tốc độ tăng của sốt rét, giảm chết, giảm dịch do sốt rét, từ thực trạng sốt rét của tỉnh, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và tham mưu tích cực của ngành y tế, đã đề ra các biện pháp đồng bộ huy động nguồn lực, các ngành, các cấp cùng với ngành y tế đồng loạt ra quân phòng chống sốt rét. Theo đó, Ban phòng chống sốt rét tỉnh Thanh Hoá cũng được thành lập, tiếp đó thành lập Ban phòng

59

chống sốt rét ở các huyện, thị, xã, phường. Do triển khai tích cực, đồng bộ các biện pháp, từ năm 1992-1997 tình hình sốt rét dần đi vào ổn định. Từ năm 1998, tình hình sốt rét khá ổn định, không có dịch lớn xảy ra, không có trường hợp nào tử vong do sốt rét. Tình hình dịch bệnh sốt rét dần dần ổn định. Trên 80% thôn, bản có cán bộ y tế đã tập huấn về phòng chống sốt rét.

Dịch sốt xuất huyết: Cũng như dịch sốt rét, dịch sốt xuất huyết xuất hiện vào giữa tháng 06/1987, lây lan ra khắp các huyện trong trong toàn tỉnh, nhất là ở các huyện miền biển và đồng bằng, cường độ dịch diễn ra khá nhanh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống dịch, nhưng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc bao vây, dập tắt dịch ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Với sự giúp đỡ của Bộ Y tế và Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, tại Thanh Hoá đã triển khai Dự án Phòng chống sốt xuất huyết ở những địa bàn trọng điểm như Hoằng Hoá, Tĩnh Gia, thành phố Thanh Hoá. Với phương châm “Không có bọ gậy không có sốt xuất huyết”, nhiều phong trào vệ sinh môi trường, giải quyết thuỷ vực đã được các cấp chính quyền quan tâm, mạng lưới cộng tác viên cũng hình thành tới tận thôn, bản. Nhờ đó, những năm qua tuy dịch xuất hiện ở nhiều nơi trong cả nước nhưng tại Thanh Hoá tình hình vẫn tương đối ổn định. Chỉ có một vài vụ dịch lẻ tẻ xuất hiện ở Hoằng Hoá, Tĩnh Gia nhưng chỉ một thời gian ngắn đã được dập tắt, không có trường hợp nào tử vong.

Dịch tả: Bên cạnh dịch sốt xuất huyết, dịch tả cũng xâm nhập vào Thanh Hoá. Năm 1987, dịch đã bùng phát ở 36 xã của 7 huyện. Nhờ triển khai các biện pháp phòng chống tích cực nên tình hình đã trở lại ổn định. Những năm sau đó dịch lớn không xảy ra. Đến năm 1994, do tình hình dịch bệnh trong cả nước có những diễn biến phức tạp, dịch tả đã xuất hiện lại ở Thanh Hoá, lan rộng ra 10 xã trong tỉnh. Để chủ động đối phó với dịch tả, ngành y tế Thanh

60

Hoá đã tập trung cũng cố y tế cơ sở, tăng cường hệ thống giám sát, phát hiện ngày từ những ca bệnh đầu tiên, bao vây, dập tắt không để dịch lan rộng. Hàng năm, trước mùa dịch đều tổ chức tập huấn phác đồ cấp cứu điều trị bệnh tả và tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác chỉ huy phòng chống dịch ở các địa phương. Yêu cầu đặt ra khi có dịch là: tổ chức cấp cứu điều trị tại chỗ, không nên chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, tuyến trên tăng cường cán bộ, phương tiện kỹ thuật và thuốc men, hoá chất cho tuyến dưới.

Dịch viêm đường hô hấp cấp: Tình hình dịch hô hấp cấp do vi rút (SARS) xuất hiện vào tháng 03/2003 tại nhiều nước trên thế giới. Ngay sau khi nhận được thông báo của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã chuẩn bị các điều kiện và thành lập Đội cơ động phòng chống SARS nhằm hỗ trợ cho y tế cơ sở, đồng thời đảm bảo 100% các đối tượng có nguy cơ cao từ vùng dịch bệnh trở về cư trú tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Nhờ các biện pháp phòng chống tích cực nên bệnh SARS không xuất hiện ở Thanh Hoá.

Bệnh viêm phổi do vi rút: Khi tình hình dịch SARS vừa được khống chế thì đến những tháng đầu năm 2004, lại xảy ra dịch cúm gà lây từ gia cầm sang người. Tình hình dịch cúm gà đã diễn ra rất phức tạp trong phạm vi cả nước. Tại Thanh Hoá, dịch cúm gà đã xuất hiện ở hầu hết các địa phương. Ban chỉ đạo phòng chống dịch được thành lập, khẩn cấp tiến hành các phương án phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp năng do vi rút. Đồng thời kết hợp với các ngành khác như: nông nghiệp, văn hoá, du lịch, công an… tiến hành các biện pháp phòng chống dịch theo nội dung đã được phân công và phối hợp cùng thực hiện. Nhờ chủ động tích cực và sự ứng phó kịp thời của các ngành, các cấp, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân nên dịch cúm gia cầm sau đó đã được khống chế và không xuất hiện thêm bệnh nhân nhiễm bệnh.

61

Tiêm chủng mở rộng là một biện pháp hữu hiệu trong phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm. Vì vậy, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã chọn Thanh Hoá làm một trong những điểm triển khai tiêm đầy đủ 6 lợi vắc xin cho trẻ em dưới 1 tuổi từ năm 1985 theo phương thức tiêm thường xuyên, hàng tháng trên địa bàn các xã miền xuôi và tiêm chiến dịch ở tất cả các xã ở miền núi. Năm 1986, chương trình được mở rộng quy mô 590 xã, phường trong toàn tỉnh. Trong những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng đã được xã hội hoá, vận động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, các cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp để có thêm kinh phí hỗ trợ cho tiêm chủng mở rộng tại các xã, phường.

Ban chỉ đạo tiêm chủng mở rộng từ tỉnh đến xã, phường thường xuyên được cũng cố và duy trì hoạt động có hiệu quả. Hàng năm, Ban chỉ đạo tiêm chủng mở rộng tỉnh đã ký hợp đồng trách nhiệm với Bộ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố về việc thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng tại địa phương. Ban chỉ đạo tỉnh, huyện đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở thực hiện kế hoạch tiêm chủng thường xuyên hàng năm và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc thực hiện ở từng đơn vị, thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn, giao ban sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và kịp thời biểu dương các đơn vị, cá nhân đạt thành tích xuất sắc, đồng thời phê bình, nhắc nhở các đơn vị, cá nhân chưa đạt kết quả cao trong tiêm chủng mở rộng.

Các hoạt động xã hội hóa công tác tiêm chủng mở rộng đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể xã hội quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, ngày tiêm chủng mở rộng đã trở thành ngày hội vì sức khỏe trẻ em và hành phúc của chị em phụ nữ ở khắp các bản làng trong tỉnh. Nhờ công tác xã hội hoá tiêm chủng mở rộng được tiến hành có hiệu quả, nên tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được uống đủ 2 liều vắc xin bại liệt hàng năm luôn đạt trên

62

99% và năm 2000, Thanh Hoá được công nhận thanh toán hết bại liệt. Các bệnh như ho gà, uốn ván, bại liệt, bạch hầu….đã giảm rõ rệt.

Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng giai đoạn từ những năm 1990 được quan tâm và triển khai có hiệu quả, nhiệm vụ chính là kiểm tra và cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm. Hàng năm, ngành y tế Thanh Hoá đã tổ chức nhiều hoạt động về vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại cộng đồng như tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho đối tượng là người sản xuất, chế biến và kinh doanh phục vụ ăn uống, giải khát, khám sức khỏe định kỳ và cấp giấy chứng nhận sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên các nhà hàng khách sạn, các cơ sở sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm, ăn uống và giải khát. Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, xử lý nhiều cơ sở vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Từ năm 2000, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chính thức được Nhà nước quan tâm đầu tư và trở thành Chương trình y tế quốc gia. Vì vậy, các hoạt động về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng phát triển và đi vào nề nếp. Ngày 01/07/2003, Chủ tịch nước đã ký ban hành Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, đây là hành lang pháp lý quan trọng cho công tác này trước mắt cũng như lâu dài.

Chính vì xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, ngành y tế đã thường xuyên phối hợp với các cấp, các ngành chức năng như: Chi cục quản lý thị trường, chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lương, Chi cục thú y, Chi cục bảo vệ thực vật, Công an và Thanh tra y tế đã tổ chức chỉ đạo tốt công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra và các dịp như: Trước tết

63

Nguyên Đán, Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tết Trung thu….Trong 5 năm (từ 2001-2005) đã tiến hành kiểm tra 17.188 lượt cơ sở chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm, trong đó có 11.033 cơ sở đạt vệ sinh (đạt 64,19%). Trong 5 năm này, có 20 vụ ngộ độc thực phẩm với 589 người mắc, tử vong 8 người. Tổ chức lấy 8.435 mẫu xét nghiệm về vi sinh vật và hóa học, có 6.234 mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh (73,90%) [74, tr. 2].

Nhờ việc đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh lương thực, thực phẩm, vì vậy tỷ lệ mẫu thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh ngày càng tăng, số vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan tới tất cả các công đoạn từ nuôi trồng, thu hoạch, sản xuất, chế biến bảo quản, lưu thông và tiêu dùng. Tác hại của việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế, xã hội, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng và giống nòi dân tộc. Với xu thế trên thế giới và khu vực nhằm mục tiêu giảm gánh nặng xã hội và y tế đối với các bệnh truyền qua thực phẩm, cũng như các yêu cầu của lộ trình hội nhập về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm ở khu vực và trên thế giới, cho nên công tác vệ sinh an toàn thực phẩm không những phải thúc đẩy sản xuất trong tỉnh mà còn tăng cường công tác quản lý nhằm xuất khẩu thực phẩm an toàn và loại trừ thực phẩm không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn để bảo vệ sức khoẻ nhân dân và khách du lịch ngày càng tốt hơn.

Ngoài ra, hàng năm hệ YTDP đã tổ chức thực hiện tốt chương trình phòng chống thiếu Vitamin A, đã có trên 99% số trẻ em trong độ tuổi 6-36 tháng tuổi được uống đủ 2 lần Vitamin A hàng năm và trên 90% số bà mẹ sau sinh

64

trong vòng 1 tháng được uống Vitamin A. Chính vì vậy, nhiều năm qua ở Thanh Hoá không có trẻ em bị mù lòa do thiếu Vitamin A.

Phòng chống HIV/AIDS

HIV/AIDS là địa dịch nguy hiểm, là mối hiểm hoạ đối với sức khoẻ, tính mạng con người và tương lai của giống nòi, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hoá, trật tự an toàn của các dân tộc. Trong điều kiện cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần làm cho nền kinh tế có những bước phát triển nhảy vọt, mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên tình hình kinh tế, xã hội vẫn còn nhiều mặt yếu kém do mặt trái của cơ chế thị trường tác động. Một số bệnh dịch, bệnh xã hội xuất hiện và có nguy cơ phát triển mà điển hình là căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ con người.

Tại Thanh Hoá, trường hợp HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 11 năm 1995. Trong những năm đầu (1995-2000) số trường hợp nhiễm mới hàng năm chỉ dừng lại ở con số hàng chục. Tuy nhiên, từ năm 2001-2005, số

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển y tế 1986 2005 (Trang 62 - 75)