Chủ trương phát triển y tế của Đảng bộ tỉnh ThanhHoá

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển y tế 1986 2005 (Trang 47)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2 Chủ trương phát triển y tế của Đảng bộ tỉnh ThanhHoá

Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã nắm bắt đường lối đổi mới của Đảng, vận dụng vào tình hình cụ thể của tỉnh và thực hiện một cách chủ động, sáng tạo đường lối đổi mới.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XII (1986) với tinh thần “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật”, Đại hội đã nêu lên nhiệm vụ cơ bản: Tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (1983-1986), Báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khẳng định: “7 mục tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội đề ra trong Đại hội tỉnh thực hiện không toàn diện, có mục tiêu đạt thấp...Tỷ lệ tăng dân số 2,3%/1,7% là mục tiêu đạt thấp nhất” [36, tr.21].

43

Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế trong việc thực hiện những mục tiêu, kế hoạch do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra, Đại hội đã phân tích rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế, xã hội của nhiệm kỳ trước, từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch 5 năm (1986-1991) là: Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, trọng tâm là sản xuất lương thực, thực phẩm; tăng nhanh hàng xuất khẩu, mở rộng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; thực hiện kế hoạch hoá dân số, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; tăng cường công tác quân sự địa phương và xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh. Trong các nhiệm vụ đó, nhiệm vụ xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.

Về công tác y tế, Đại hội nhấn mạnh: “Về y tế, chú trọng trước hết công tác bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh cho nhân dân và sinh đẻ có kế hoạch. Tích cực cũng cố mạng lưới y tế huyện, xã, phường, cơ quan, xí nghiệp, bảo đảm tốt chính sách đối với đội ngũ cán bộ y tế cơ sở. Thực hiện cuộc vận động cải tiến chế độ phục vụ người bệnh, bảo đảm yêu cầu phòng, chữa bệnh cho nhân dân. Mở rộng nuôi trồng, khai thác dược liệu và sản xuất thuốc, dành một số ngoại tệ để nhập thêm thuốc và hóa chất, phấn đấu có đủ thuốc thông thường cho nhân dân. Chống mọi biểu hiện tiêu cực trong phân phối thuốc, bảo đảm thuốc đến tay người bệnh” [36, tr. 56].

Về giải pháp ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật: “Về đời sống: nghiên cứu thực hiện kế hoạch hóa dân số, sinh đẻ có kế hoạch, cải tiến chế biến bữa ăn, chế biến dược liệu”, “dành vốn đầu tư thích đáng của Nhà nước và vốn tích lũy từng cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Có chính sách khuyến khích cán bộ về cơ sở sản xuất nghiên cứu, ứng dụng và hướng dẫn thực hiện khoa học kỹ thuật. Ưu đãi, phát huy tài năng các nghệ nhân, cán bộ khoa học kỹ thuật đầu đàn và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao” [36, tr. 48].

44

Công cuộc đổi mới trong những năm 1986-1990 tuy còn gặp nhiều khó khăn, yếu kém, nhưng đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng. Tình hình chính trị và kinh tế, xã hội đi dần vào thế ổn định và phát triển, bộ mặt kinh tế, xã hội ở nhiều nơi đã có chuyển biến tiến bộ, đời sống của nhân dân trong tỉnh về ăn, mặc, ở, đi lại, mua sắm tiện nghi sinh hoạt, hưởng thụ văn hoá đỡ khó khăn hơn, một bộ phận dân cư có đời sống khá lên rõ rệt. Tuy thế, sản xuất hàng hoá phát triển còn chậm, tình trạng tự cấp tự túc còn nặng nề, chất lượng dạy và học giảm sút rõ rệt, việc làm vẫn là vấn đề bức thiết…..Thực trạng đó chứng tỏ rằng: công cuộc đổi mới của tỉnh Thanh Hoá muốn đạt được thành tựu to lớn thì phải có đường lối đổi mới phù hợp hơn.

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (vòng 2) tháng 09 năm 1991, căn cứ vào mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội của cả nước và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, trên cơ sở phân tích tình hình và điều kiện cụ thể của tỉnh, định hướng trong thời kỳ 1991-1995 của tỉnh là: Phát huy những kết quả bước đầu rất quan trọng đã đạt được, khắc phục các mặt yếu kém, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng. Giữ vững thế ổn định và phát triển về chính trị và kinh tế. Đổi mới cơ cấu kinh tế, tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý, tập trung sức triển khai nhanh nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân; đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, tạo đà tiến lên trong giai đoạn tiếp theo. Về y tế, Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh: “Tổ chức thực hiện tốt chương trình xây dựng màng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở các bệnh viện, thực hiện tốt chăm lo sức khỏe ban đầu, chăm sóc bà mẹ và trẻ em, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch sốt rét, bướu cổ ở miền núi. Cũng cố trạm y tế xã, sắp xếp lại các cơ sở khám, chữa bệnh ở huyện, tỉnh. Quản lý chặt chẽ việc khám, chữa bệnh và bán thuốc trong các cơ sở nhà nước và tư nhân. Mở rộng và khuyến khích nuôi trồng, khai thác, chế biến

45

dược liệu….Tăng cường cán bộ, phương tiện và thực hiện tổng hợp các biện pháp giáo dục, hành chính, kinh tế,….để thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Phấn đấu đến năm 1995 tỷ lệ phát triển dân số ở tỉnh ta là 1,9%” [37, tr. 108].

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế của tỉnh đã đi vào thế ổn định và phát triển, một số lĩnh vực kinh tế có bước phát triển khá, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp (thời kỳ 1996-2000, sản lượng trung bình đạt 1,3 triệu tấn/năm). Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định và được cải thiện, cơ bản chấm dứt nạn đói. Bộ mặt xã hội có nhiều đổi mới và tiến bộ, tạo được niềm tin phấn khởi, tin tưởng trong nhân dân. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, hệ thống chính trị được cũng cố một bước, khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng, chính quyền ngày càng vững mạnh và có hiệu lực.

Tuy nhiên, trong các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị, tỉnh Thanh Hoá còn có nhiều thiếu sót, khuyết điểm, điển hình như: việc khai thác thế mạnh của tỉnh, các vấn đề xã hội khác như việc làm, tệ nạn tham nhũng, sự phân hoá giàu nghèo, trật tự an toàn xã hội còn nhiều phức tạp….

Do đó, để tiếp tục sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hoá đã đề ra đường lối, chủ trương đổi mới qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, XV và XVI. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (1996) đã xác định các nhiệm vụ tổng quát trong 5 năm (1996-2000) là: Phát huy những thành quả đạt được, tranh thủ thời cơ thuận lợi, khắc phục khó khăn, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, triệt để khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững. Kết hợp hài hoà giữa vấn đề tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội, quốc

46

phòng và an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao một bước đời sống nhân dân, chuẩn bị tích cực những tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển cao hơn sau năm 2000.

Cùng với việc tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, cần chăm lo giải quyết tốt các vấn đề xã hội theo hướng xã hội hóa, cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, tạo động lực to lớn thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa xã hội vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Đây là nhiệm vụ có tầm quan trọng trước mắt và lâu dài về chiến lược con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhấn mạnh về công tác y tế: “Chăm lo sức khỏe nhân dân trong tỉnh là nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội trong những năm trước mắt, tạo đà phát triển toàn diện trong những năm tiếp theo.

Phấn đấu đến năm 2000 giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do dịch bệnh, giảm số người mắc bệnh bướu cổ, thanh toán bệnh phong, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 30%; khống chế các ổ dịch sốt rét, ngăn chặn dịch bệnh AIDS…..Cải thiện đáng kể sức khỏe nhân dân, nhất là bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi.

Cũng cố hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế xã, phường, huyện. Trước mắt, trong những năm tới tập trung xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh với các trang thiết bị hiện đại. Thực hiện khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, gia đình chính sách. Mở rộng BHYT, bảo hiểm xã hội, phát triển YHCT. Đẩy mạnh phong trào nuôi, trồng cây con dược liệu. Sản xuất và quản lý tốt, phục vụ kịp thời thuốc chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Ngăn chặn hiện tượng xuống cấp về cơ sở vật chất ở các cơ sở điều trị, nâng cao trách nhiệm phục vụ của cán bộ y tế, đề cao ý

47

thức “Lương y như từ mẫu”. Tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm bảo đảm yêu cầu sản xuất và đời sống.

Thực hiện đồng bộ công tác dân số kế hoạch hóa gia đình từ xây dựng hệ thống tổ chức, truyền thông, làm dịch vụ kỹ thuật đến việc đảm bảo kinh phí, phương tiện hoạt động cần thiết…..để đạt cho được mục tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ một đến hai con, giảm tỷ lệ sinh hàng năm từ 0,7 phần nghìn trở lên để đến năm 2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,70%” [38, tr. 77-78].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, trong bối cảnh phải vượt qua những yếu kém của nền kinh tế, những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực và mặt trái của kinh tế thị trường, vừa phải nỗ lực giải quyết những hậu qủa do thiên tai lũ lụt gây ra, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá luôn giữ vững đoàn kết nhất trí, chủ động và vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, coi trọng phát huy những thành quả đã đạt được trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, tiếp tục khơi dậy tiềm năng lao động sáng tạo trong nhân dân và các nguồn lực của địa phương, đồng thời tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra, tạo bước phát triển quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV (2001) sau khi đánh giá những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội mà Đại hội lần thứ XIV đề ra, đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho thời kỳ 2001-2005 nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng tốc độ phát triển, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển; ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu thị trường; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo tăng

48

trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thể giới.

Về công tác y tế, Nghị quyết Đại hội đề ra các nhiệm vụ chủ yếu cho kế hoạch 5 năm (2001-2005) là: “Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trước hết là công tác y học dự phòng, chủ động phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn xả ra; tiêm phòng cho trẻ em dưới 1 tuổi đặt trên 98%; loại trừ uốn ván sơ sinh và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Mở rộng và phòng chống có hiệu quả các bệnh xã hội như lao, tâm thần, bướu cổ, tích cực ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS. Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện tốt chương trình nước sạch. Cải thiện các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe nhân dân. Cũng cố y tế cơ sở, kiện toàn và chống xuống cấp trong ngành y tế từ cơ sở vật chất, thiết bị đến chất lượng và thái độ phục vụ, tăng cường giáo dục y đức và giải quyết có hiệu quả những tiêu cực trong khám, chữa bệnh. Phấn đấu đến năm 2005, đạt 60% trạm y tế xã có bác sỹ và nữ hộ sinh trung học; 100% thôn bản có cán bộ y tế. Tập trung đầu tư xây dựng, trang thiết bị chuyên sâu cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện khu vực Ngọc Lặc, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Nghi Sơn. Thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách…..

Đẩy mạnh hơn nữa việc xã hội hóa công tác y tế, mở rộng và quản lý tốt hoạt động hành nghề y dược tư nhân, khuyến khích xây dựng bệnh viện tư nhân. Đa dạng hóa các loại hình BHYT. Kế thừa và phát triển YHCT dân tộc, kết hợp YHCT với y học hiện đại. Sản xuất và cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình. Chuyển mạnh sang nâng cao chất lượng dân số và xây dựng cơ cấu dân số hợp lý. Trên cơ sở tiếp tục thực hiện tốt việc truyền thông nâng cao nhận thức trong nhân dân về công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình, cũng cố hệ

49

thống tổ chức, đầu tư kinh phí, phương tiện, cung cấp dịch vụ kỹ thuật đến tận cơ sở, nhằm đạt mục tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con, giảm tối đa tỷ lệ người sinh con thứ 3, giảm tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 1,1% vào năm 2005” [39, tr. 53-54].

2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng phát triển y tế của tỉnh

2.2.1 Xây dựng mạng lưới y tế và nguồn nhân lực

Hệ thống y tế tuyến tỉnh

Giai đoạn này, hệ thống các đơn vị y tế tuyến tỉnh có một số thay đổi về tổ chức, tên gọi và chức năng.

Ngày 04/11/1992, UBND tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số 1387 TC/UBTH thành lập Bảo hiểm y tế Thanh Hoá trực thuộc Sở Y tế Thanh Hoá. Ở các huyện, thị được phép thành lập các chi nhánh bảo hiểm trực thuộc BHYT tỉnh. Từ năm 2000, BHYT Thanh Hoá sáp nhập vào Bảo hiểm Xã hội tỉnh Thanh Hoá.

Trạm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em-sinh đẻ kế hoạch trải qua một số lần chia tách. Năm 1991, sáp nhập vào Uỷ ban bảo vệ bà mẹ trẻ em-kế hoạch hoá gia đình. Năm 1995 được tỉnh quyết định nâng cấp lên thành Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em-kế hoạch hoá gia đình.

Những năm 90, 15 hiệu thuốc thuộc huyện hoạt động không hiệu quả, nhiều đơn vị bị thua lỗ. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số 882, ngày 18/06/1992 chuyển 15 hiệu thuốc phân cấp về Công ty Dược quản lý. Thực hiện Nghị định số 500/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 05/05/1997, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá có Quyết định số 787 QĐ/UB về việc hợp nhất hai đơn vị là Công ty Dược và Công ty Thiết bị vật tư y tế

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển y tế 1986 2005 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)