Công tác phòng chống các bệnh xã hội

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển y tế 1986 2005 (Trang 75 - 79)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3 Công tác phòng chống các bệnh xã hội

Phòng chống bệnh da liễu

Công tác phòng chống bệnh da liễu mà trọng tâm là phòng chống bệnh phong tiếp tục được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Để đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống bệnh phong trong thời kỳ này, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định sáp nhập Khu điều trị phong ở Cẩm Thuỷ vào Trạm Da liễu.

Từ năm 1986, công tác phòng chống bệnh phong được tập trung cao độ mà trọng tâm là khám, phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân phong mới, triển khai chương trình thanh toán phong từng vùng. Trong giai đoạn 1986- 1990, công tác phòng chống bệnh phong được Chính phủ đưa vào Chương trình quốc gia, đồng thời có kế hoạch lập Ban chỉ đạo chương trình từ trung ương đến xã, phường với 4 nội dung hoạt động cụ thể là: Tổ chức khám, phân loại bệnh nhân; khám điều tra cơ bản và phát hiện bệnh nhân phong mới; quản lý và điều trị bệnh nhân tại nhà; tổ chức tuyên truyền, giáo dục bệnh nhân và người nhà của họ có quan niệm và hiểu biết về bệnh phong là: lây ít, khó lây và lây chậm.

Sau khi được công nhận loại trừ bệnh phong tháng 05/1998, Trung tâm phòng chống bệnh Da liễu Thanh Hoá đã quyết tâm xây dựng kế hoạch và có biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện duy trì công tác loại trừ bệnh phong bởi

71

vì thực tế số bệnh nhân phong bị tàn tật độ 1, độ 2 rất nhiều và bệnh nhân mới hàng năm vẫn còn được phát hiện. Thường xuyên mở lớp đào tạo lại cho màng lưới chuyên khoa huyện, lồng ghép đào tạo mạng lưới đa khoa, phòng khám chuyên khoa như chuyên khoa Lao, chuyên khoa Bướu cổ, chuyên khoa Mắt….Về công tác khám phát hiện bệnh phong, thường xuyên mở các lớp tập huấn về công tác chống phong cho các cán bộ chống phong tuyến xã. Tất cả bệnh nhân phong được quản lý và điều trị cũng như việc theo dõi tác dụng phụ của thuốc, theo dõi cơn phản ứng phong, theo dõi tàn tật và chăm sóc tàn tật trong quá trình điều trị.

Trong lĩnh vực phòng chống bệnh phong, công tác truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhận thức rõ điều đó, liên tục trong nhiều năm ngành đã tập huấn cho nhiều lượt cán bộ y tế xã về 3 nội dung: kiến thức chung về bệnh phong, cách điều trị và những quan niệm mới về bệnh phong. Bên cạnh đó còn chú trọng hình thức tuyên truyền trực tiếp tại các công sở, cơ quan, trường học…..Nhờ đó, tại nhiều xã đã dần xoá bỏ được thành kiến đối với bệnh phong, người dân chủ động tìm tới khám và điều trị tại bệnh viện khi mới xuất hiện 1-2 dấu hiệu đầu tiên. Năm 1994, huyện Thạch Thành đã trở thành huyện miền núi đầu tiên trong cả nước đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong. Đến cuối năm 1998, tất cả 27 huyện, thị, thành phố trong toàn tỉnh được công nhận loại trừ bệnh phong toàn tỉnh.

Trong những năm tiếp theo, công tác phòng chống bệnh phong và các bệnh da liễu tiếp tục được đẩy mạnh. Từ năm 2000, đã hình thành một mạng lưới chuyên khoa rộng khắp tại 27/27 huyện, thị, thành phố với 480/633 xã có cán bộ chuyên khoa hoạt động.

Bên cạnh công tác phòng chống phong, công tác phòng chống các bệnh da liễu cũng đạt nhiều kết quả quan trọng. Chương trình phòng chống các bệnh

72

lây truyền qua đường tình dục được triển khai có hiệu quả ở một số địa bàn trong tỉnh.

Phòng chống bệnh bướu cổ

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 12/08/1992, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ra Quyết định số 1059 VX/UBTH về việc thành lập Ban chỉ đạo chương trình phòng chống bệnh Bướu cổ. Tiếp đó, ngày 27/02/1996, UBND tỉnh Thanh Hoá đã quyết định chuyển Trạm Bướu cổ thành Trung tâm Phòng chống các rối loạn thiếu iốt. Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, ngày 17/07/2001, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có quyết định đổi tên Trạm Phòng chống Bướu cổ thành Trung tâm Nội tiết, với nhiệm vụ phòng và chống các bệnh nội tiết cho nhân dân trong tỉnh.

Trong giai đoạn này, Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành nhiều văn bản làm cơ sở pháp lý để ngành y tế đẩy mạnh hoạt động phòng chống bệnh bướu cổ, đặc biệt là khu vực miền núi. Theo đó, công tác phòng chống bướu cổ-đần độn phải đảm bảo 6kg muối iốt/1 người/năm.

Phòng chống bệnh mù loà

Chương trình phòng chống mù loà trong những năm 1986-1990 tiếp tục mở rộng quy mô ở các huyện miền xuôi. Trong những năm 90, theo sự chỉ đạo của Viện Mắt Trung ương, công tác mở đục thuỷ tinh thể giải phóng mù loà đã được đẩy mạnh trong toàn quốc.

Phòng chống bệnh lao

Công tác phòng chống bệnh lao trong những năm 1986-1990 nhìn chung gặp nhiều khó khăn. Do có giai đoạn ngành Y tế cũng như người dân chủ quan với việc phòng chống nên bệnh đã âm thầm quay trở lại, số lượng người mắc ngày càng tăng. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường làm tăng sự giao lưu giữa các vùng miền và cũng đồng thời làm gia tăng người lây nhiễm, trong khi đó,

73

sự đầu tư cho công tác phòng chống còn nhiều hạn chế, cơ sở xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị kỹ thuật nghèo nàn.

Giai đoạn 1986-2000, nhiệm vụ trung tâm của công tác phòng chống lao là thực hiện Chương trình quốc gia chống lao quốc gia, Chương trình chống lao cấp II, Chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi. Năm 1986, Chương trình chống lao cấp II mới chỉ thực hiện ở 100 xã, đến năm 1991, đã mở rộng quy mô tới 330 xã của 14 huyện, thị. Chương trình chống lao quốc gia ngay từ đầu đã triển khai tới 100% huyện, thị trong toàn tỉnh Thanh Hoá. Hầu hết các xã đều triển khai chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi.

Từ năm 2001, tỷ lệ xã, phường triển khai Chương trình quốc gia đạt 100%. Năm 2003, tổng số bệnh nhân lao được phát hiện là 3.714 người, tăng 2,1% so với năm 2002. Cùng với sự gia tăng của căn bệnh thế kỷ thì vấn đề lao trên bệnh nhân HIV/AIDS cũng đang gia tăng tại Thanh Hoá, ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều trị lao, đồng thời làm tăng thêm gánh nặng đối với ngành y tế bởi việc chẩn đoán bệnh lao ở người HIV dương tính rất khó khăn, bệnh nhân lại có nhu cầu chăm sóc toàn diện trong khi năng lực tài chính và con người của ngành cũng chỉ có giới hạn. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về căn bệnh nguy hiểm này vẫn còn rất hạn chế, đa số còn mặc cảm không đến khám và điều trị còn phổ biến….do đó dẫn đến hậu quả là bệnh càng trầm trọng thêm, tỷ lệ bệnh nhân lao kháng thuốc ngày càng nhiều.Thực hiện đúng quy định của Chương trình chống lao quốc gia, Chương trình chống lao tỉnh đã tổ chức kiểm tra, giám sát mỗi huyện 4 lần trong năm. Bên cạnh đó, công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh lao ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh dưới nhiều hình thức như: phát thanh, truyền hình, tọa đàm, họp báo, cung cấp băng đĩa và tài liệu tuyên truyền đến 27 TTYT huyện, thị, thành phố; tổ chức mít tinh, cổ động về công tác phòng

74

chống lao; tập huấn kỹ năng truyền thông công tác phòng chống lao cho cán bộ chuyên khoa lao của 27 TTYT trong toàn tỉnh….Đây là những hoạt động cần thiết vì thông qua đó nhận thức của nhân dân cũng như chính quyền địa phương về bệnh lao từng bước được nâng lên, tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu phát hiện và điều trị cho số bệnh nhân lao còn tiềm ẩn trong cộng đồng.

Phòng chống bệnh tâm thần và nghiện hút ma tuý

Công tác phòng chống bệnh tâm thần ngày càng được quan tâm cùng với việc cũng cố và hoàn thiện công tác cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Công tác phòng chống bệnh tâm thần trong những năm 1986-1989, phải đối diện với số lượng bệnh nhân ngày một gia tăng, đặc biệt là tâm thần phân liệt và động kinh. Năm 1991, tổng số bệnh nhân quản lý và điều trị đối với hai bệnh động kinh và tâm thần phân liệt là 5.459 người (gấp 1,5 lần so với năm 1990). Năm 2001, chương trình sức khoẻ tâm thần dựa vào cộng đồng trở thành Chương trình y tế quốc gia và thực hiện được tốt hơn. Năm 2003, đã tổ chức triển khai thực hiện tại 20 huyện với tổng số 37 xã.

Nhìn chung, công tác phòng chống một số bệnh xã hội trong giai đoạn này tuy đã có bước phát triển vượt bậc nhưng để có thể đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới đòi hỏi ngành y tế phải tiếp tục đầu tư hơn nữa về trang bị cũng như con người.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển y tế 1986 2005 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)