Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển y tế 1986 2005 (Trang 97 - 108)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1 Những thành tựu đạt được

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là dưới ánh sáng Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII của Đảng và các Đại hội đại biểu lần thứ XII-XVI của tỉnh, y tế Thanh Hoá đã từng bước tháo gỡ những khó khăn trở ngại để cũng cố và phát triển ngành, đáp ứng những yêu cầu về chất lượng ngày càng cao trong chăm sóc sức khoẻ. Cán bộ, nhân viên trong ngành y tế Thanh Hoá đã học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, nắm vững những quan điểm chỉ đạo của Đảng cùng những mục tiêu mà tỉnh đã đề ra về CS&BVSKND. Thực tiễn 20 năm đổi mới đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng và những chủ trương của tỉnh là hoàn toàn đúng đắn. Qua 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác CS&BVSKND ở Thanh Hoá đạt được một số thành tựu cơ bản sau:

Thứ nhất, mạng lưới y tế cơ sở được cũng cố, từng bước hoàn thiện và phát triển cả về chuyên môn nghiệp vụ, cả về cán bộ, tổ chức, chính sách và phương thức hoạt động phù hợp với thời kỳ mới.

Đây là niềm ước ao, mong đợi từ lâu của ngành y tế và của cả cộng đồng, bởi vì y tế cơ sở đóng vai trò rất quan trọng, là người gần dân nhất, trực tiếp phục vụ và cùng nhân dân thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, là một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện thắng lợi các chương trình y tế quốc gia, là yếu tố quan trọng góp phần đưa các nghị quyết của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống và đó cũng là một yếu tố quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. Cũng cố y tế cơ sở còn có nhiều ý nghĩa lớn lao hơn, đã thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa công tác

93

y tế, đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, mô hình mới trong công tác CS&BVSKND trong từng gia đình, từng thôn xóm, bản làng.

Có thể nói chưa bao giờ đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, những chiến sỹ áo trắng ngày đêm bám sát dân và chịu trách nhiệm về sức khoẻ của cộng đồng dân cư, được cũng cố vững chắc và có chất lượng như hiện nay. Với số lượng 2.840 người trong định biên, chủ yếu là bác sỹ và trung cấp, rất ít sơ cấp đảm bảo mỗi trạm y tế trên khắp các xã, phường toàn tỉnh đều có từ 3 đến 6 người, được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, được chọn lọc kỹ càng về phẩm chất đạo đức và được trả lương theo Quyết định 58/TTg của Thủ tướng Chính phủ. 100% số xã, phường, thị trấn có cán bộ y tế hoạt động, không có xã trắng về y tế. Tính đến 6 tháng đầu năm 2006, số xã có bác sỹ tăng lên 370 xã (58,45%). 92,4% số trạm y tế có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi. Cán bộ y tế cơ sở định biên đã được đóng Bảo hiểm xã hội, được hưởng chính sách hỗ trợ khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và khi công tác tại vùng cao. Hoạt động của y tế cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ do Bộ Y tế ban hành đã dần dần đi vào nề nếp. Nội dung và phương thức hoạt động đã chuyển biến theo hướng dự phòng tích cực, gần dân hơn. Quản lý các chỉ số sức khỏe chặt chẽ và tốt hơn. Hiệu suất công tác cao hơn, tinh thần phục vụ và chất lượng dịch vụ y tế cao hơn, người dân sử dụng dịch vụ y tế tại trạm nhiều hơn. Triển khai thực hiện Chỉ thị 06 của Ban Bí thư Trung ương về cũng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở được chú trọng triển khai và đã đi vào cuộc sống cộng đồng. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 370 của Bộ Y tế về 10 Chuẩn quốc gia y tế xã, đến hết năm 2005, đã có 248 Trạm y tế xã đạt Chuẩn quốc gia y tế xã (bằng 39,17%), trong đó có 94 xã miền núi và xã vùng 135; có 4 huyện đạt trên 60% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã là Thọ Xuân, Đông Sơn, Yên Định và Thiệu Hóa. Phần lớn các Trạm y tế thuộc xã đạt chuẩn

94

quốc gia đều được đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu cơ bản trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Số thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động tính đến năm 2005 là 5.127/5.573 thôn, bản (chiếm 92%). 100% nhân viên y tế thôn, bản đã được nhà nước trả phụ cấp, một số nơi được trả thêm bằng nguồn kinh phí của địa phương và đóng góp của cộng đồng. Bên cạnh đó, mỗi chòm bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn có 1 cán bộ y tế được tỉnh trả lương, tất cả gắn chặt với nhau, phối hợp với các lực lượng y tế của các lực lượng vũ trang trên địa bàn, tạo thành một màng lưới rộng khắp, khép kín đủ sức đảm nhiệm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, tuyên truyền và quản lý sức khoẻ tại cộng đồng. Hiện nay, hệ thống khám chữa bệnh cho nhân dân ở Thanh Hoá đã được bao phủ trong toàn tỉnh, kể cả vùng sâu, vùng xa, mọi người đều được tạo cơ hội để khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Thứ hai, mạng lưới khám chữa bệnh và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không ngừng được cũng cố, phát triển, đáp ứng về cơ bản yêu cầu khám chữa bệnh của đại đa số nhân dân trên toàn tỉnh với chất lượng ngày càng cao và chi phí hợp lý, được nhân dân chấp nhận.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn và tinh thần phục vụ giảm phiền hà cho người bệnh, ngành đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ sở khám chữa bệnh được quan tâm, từng bước đầu tư, mặc dù chưa đồng bộ song đến nay các đơn vị đã đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản phục vụ bệnh nhân. Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá với hệ thống 8 bệnh viện tuyến tỉnh, 24 bệnh viện đa khoa huyện, thị, thành phố, 34 phòng khám đa khoa khu vực, 34 Trung tâm YTDP (trong đó có 9 trung tâm tuyến tỉnh, 25 trung tâm tuyến huyện), 2.086 cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện và tiến bộ rõ rệt. Nhiều trang thiết bị hiện đại, thích hợp và hiệu quả đã được mua sắm

95

và sử dụng cho cả tuyến tỉnh, huyện, thị, trạm y tế xã và các chòm bản vùng cao cũng như được trang bị thêm y cụ, túi thuốc cần thiết.

Trong chuyên môn, đã hiện đại hóa trang thiết bị y tế và phát triển các kỹ thuật chuyên sâu như chụp CT Scaner, chạy thận nhân tạo, phẫu thuật nội soi, siêu âm 4D, mổ Laser….

Bệnh viện Đa khoa tỉnh có nhiều cán bộ chuyên sâu và trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán các bệnh khó và chẩn đoán được chính xác như: máy điện tim, chẩn đoán các bệnh tim; máy siêu âm hiện đại, có cả máy siêu âm màu để chẩn đoán các khối ở các phủ tạng, đo kích thước các phủ tạng đặc; điện não đồ chẩn đoán một số chứng bệnh về não; máy nội soi trực tràng, ổ bụng, bàng quang, máy soi dạ dày ống mềm; máy X.quang tăng sáng truyền hình; máy siêu âm mắt; máy soi phế quản; các máy tán sỏi, bàng quang, dao mổ điện; gây mê, hỗ trợ hô hấp và tạo ô xy bảo đảm cho an toàn phẫu thuật; máy xét nghiệm cùng một thời gian cho biết nhiều thông số xét nghiệm máu (huyết học 18 chỉ tiêu), nước tiểu; thiết bị sàng lọc máu để truyền máu an toàn và loại trừ lây nhiễm viêm siêu vi và HIV, số lượng máu chuyền cho bệnh nhân tăng khoảng 1000 lít/năm; máy lọc thận nhân tạo đã cứu sống được nhiều bệnh nhân suy thận cấp tính, đặc biệt là bệnh nhân tự tử bằng thuốc ngủ, mật cá trắm….

Bệnh viện Phụ sản được trang bị máy siêu âm; máy thở; máy tạo ô xy; máy theo dõi cơn co tử cung, nhịp đập thai nhi; máy theo dõi khi chuyển dạ nhiều chức năng; máy sàng lọc, máy phòng chống nhiếm HIV khi truyền máu. Đặc biệt đã có máy phẫu thuật nội soi qua màn hình. Các bác sỹ đã bắt đầu cắt u nang buồng trứng, bóc tách dính vòi trứng, rút ngắn được thời gian phẫu thuật, bệnh nhân chỉ điều trị sau 3 ngày là có thể xuất viện.

96

Bệnh viện Tâm thần đã mở rộng việc điều trị bệnh nhân tại cộng đồng có hệ thống theo dõi hướng dẫn, nhờ vậy đã giải toả gánh nặng bệnh nhân nằm viện.

Bệnh viện chống Lao đã áp dụng phương pháp đa hoá trị liệu đối với bệnh nhân lao, rút ngắn thời gian điều trị và tích cực phát hiện, quản lý bệnh nhân lao.

Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng đã được xây dựng tại địa điểm mới (thị xã Sầm Sơn) thực hiện phục hồi chức năng sau các di chứng bằng vận động liệu pháp với nhiều thiết bị hiện đại.

Bệnh viện YHCT được xây dựng khang trang, các trang thiết bị và phương tiện chuyên sâu được tăng cường, như: máy siêu âm, X.quang, xét nghiệm đa chức năng, máy sản xuất viên hoàn, máy sắc thuốc và đóng gói tự động…..

Hầu hết các bệnh viện tuyến huyện đều trang bị máy X.quang, máy siêu âm, các thiết bị xét nghiệm máu, nước tiểu được tăng cường, các chuyên khoa sâu được thành lập. Ngoài các khoa: nội, ngoại, sản phụ, nhi khoa, còn có các khoa tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, mắt, khoa cấp cứu hồi sức. Cán bộ được bổ túc chuyên khoa thường xuyên nên đã đảm nhận được nhiệm vụ của tuyến điều trị cấp huyện; nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng được cấp cứu kịp thời. Các phẫu thuật ngoại, sản phụ khoa và chuyên khoa được giải quyết nên ít phải chuyển lên tuyến tỉnh.

Song song với nâng cao kỹ thuật chuyên môn, ngành y tế Thanh Hoá cũng rất coi trọng nâng cao tinh thần thái độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ y tế trong phục vụ bệnh nhân. Toàn ngành đã hưởng ứng phong trào thi đua: “Kỷ cương, lương tâm và trách nhiệm”, kết hợp hài hòa giữa y học dân tộc và y học hiện đại. Triển khai từng bước có hiệu quả công tác điều dưỡng, phục hồi chức năng và chăm sóc toàn diện cũng như phát triển mạnh mẽ các

97

phương pháp điều trị không cần thuốc. Nhờ đó, đã từng bước lấy lại lòng tin của nhân dân. Công suất sử dụng giường bệnh liên tục tăng, bình quân đạt gần 100% ở tuyến huyện, 100% ở tuyến tỉnh. Nhiều bệnh viện trong tỉnh luôn trong tình trạng quá tải như Bệnh viện Lao, Tâm thần, Bệnh viện Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh,…Số lượng bệnh nhân chuyển ra tuyến Trung ương ngày càng giảm.

Bên cạnh đó ngành đã tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, cán bộ chuyên khoa đầu ngành, cán bộ kế cận cũng như nghiên cứu khoa học. Số đề tài nghiên cứu khoa học ngày một tăng. Các công trình nghiên cứu đều tập trung vào các mục tiêu chiến lược chuyên môn kỹ thuật phục vụ thiết thực cho các hoạt động của ngành, nhiều đề tài được áp dụng trong công tác quản lý và phục vụ trực tiếp bệnh nhân tại các đơn vị. Nhiều đơn vị có phong trào nghiên cứu khoa học tốt như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phụ Sản, Trung tâm YTDP, Trung tâm Nội Tiết, Công ty Dược-Vật tư y tế….

Thứ ba, lĩnh vực YTDP, phòng chống các bệnh xã hội có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả quan trọng cả về chất lượng và mức độ bao phủ.

Nhờ tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng dịch, triển khai có hiệu quả công tác giám sát dịch tễ và phòng chống dịch, cùng với sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể nên nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi. Trước tiến phải nói đến thắng lợi trong công tác phòng chống sốt rét. Thanh Hoá đã khống chế và đang từng bước đẩy lùi nguy cơ của sốt rét, đã loại bỏ được nỗi lo âu của nhân dân miền núi về bệnh dịch này. Công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình cũng đạt nhiều thắng lợi: Đã thực hiện lồng ghép các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, chương trình phòng chống tiêu chảy, chương trình phòng chống

98

nhiễm đường hô hấp cấp tính, chương trình phòng chống mù lòa, bệnh về thai sản, nuôi con bằng sữa mẹ, đa dạng hóa và cung ứng thuận lợi cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình…..Nhờ vậy đã góp phần làm giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 2,3% (năm 1986) xuống còn dưới 1,03% (năm 2005). Tỷ lệ chết mẹ, chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm rõ rệt, tỷ lệ mắc và chết các bệnh nhiễm khuẩn có vắc xin ở trẻ em cũng giảm một cách đáng kể, nhờ làm tốt công tác tiêm chủng thường xuyên cũng như định kỳ. Những ngày tiêm chủng toàn quốc nhằm thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh thực sự trở thành ngày hội của toàn dân và đạt tỷ lệ cao: 99% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin, 100% trẻ em dưới 5 tuổi được uống vắc xin Sabin.

Công tác phòng chống các bệnh bướu cổ, phòng chống lao, phong, tâm thần, nghiện hút, phòng chống nhiễm HIV/AIDS, phòng chống mắt hột và mù lòa cũng có nhiều tiến bộ. Chương trình phòng chống lao quốc gia được triển khai ở 27/27 huyện, thị, thành phố với 100% số xã. Duy trì tỷ lệ dùng muối iốt vùng núi đạt 100%, vùng đồng bằng đạt 98,9%, chất lượng muối iốt đạt 100% cho phòng bệnh. Năm 1983, huyện Nga Sơn là huyện thanh toán bệnh phong đầu tiên của cả nước. Tháng 05 năm 1998, đoàn kiểm tra y tế Trung ương gồm: Bộ Y tế, Viện Da liễu, Trung tâm da liễu các tỉnh, thành công nhận Thanh Hoá là tỉnh đã thanh toán bệnh phong. 100% xã, phường, huyện, thị, thành phố đạt tiêu chuẩn thanh toán phong, xếp loại xuất sắc.

Phong trào vệ sinh yêu nước với khẩu hiệu “sạch làng, tốt ruộng, đẹp nông thôn” đã động viên nhân dân thực hiện “tam tinh, tứ diệt” (ăn sạch, ở sạch, uống sạch; diệt ruồi, diệt muỗi, bọ chét, chuột). Tiếp đó là phong trào “5 dứt điểm” (dứt điểm 3 công trình vệ sinh phòng bệnh, dứt điểm quản lý sức khoẻ toàn dân, dứt điểm sinh đẻ có kế hoạch, dứt điểm trồng và sử dụng thuốc Nam tại xã và dứt điểm mạng lưới y tế cơ sở). Năm 1980, huyện Hoằng Hoá

99

là huyện đầu tiên dứt điểm 3 công trình vệ sinh phòng bệnh trong cả nước. Những năm gần đây, nhân dân các huyện miền núi đã đồng loạt xây dựng công trình nhà tiêu hố chìm, nắp xi-măng có độ bền lâu dài, hợp vệ sinh. Nhờ vậy, các bệnh lây lan qua đường tiêu hoá như ỉa chảy, lỵ, thương hàn giảm đi nhiều.

Thấy rõ được vai trò quan trọng của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực y tế nói chung và YTDP nói riêng, hàng năm Trung tâm YTDP đã chủ động xây dựng kế hoạch truyền thông hàng tháng, hàng quý và phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện tốt kế hoạch truyền thông đã có tác dụng làm chuyển biến nhận thức của nhân dân trong việc thực hiện các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại gia đình và cộng đồng. Chính vì vậy, nhiều năm qua các dịch bệnh đã giảm rõ rệt, nhất là các bệnh dịch lây truyền theo đường tiêu hóa, sốt xuất huyết…

Thứ tư, công tác sản xuất, cung ứng đảm bảo thuốc và trang thiết bị y tế có nhiều tiến bộ.

Có đủ thuốc đảm bảo cho điều trị, phòng chống dịch và đề phòng thảm họa. Từ chỗ màng lưới rất mỏng manh và thiếu các loại thuốc chữa bệnh

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển y tế 1986 2005 (Trang 97 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)