ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 200511Yêu cầu khách quan phát triển kinh tế biển ở tỉnh Khánh Hòa trong những năm 2001200511Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong những năm 2001200522ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 201037Yêu cầu mới về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của Khánh Hòa trong những năm 2006201037Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong những năm 2006201043KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 201058Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân58Kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa.70
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 11 1.1 Yêu cầu khách quan phát triển kinh tế biển ở tỉnh Khánh Hòa trong những năm 2001-2005 11 1.2 Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong những năm 2001-2005 22 Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 37 2.1 Yêu cầu mới về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của Khánh Hòa trong những năm 2006-2010 37 2.2 Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong những năm 2006-2010 43 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 58 3.1 Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 58 3.2 Kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa. 70 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 91 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biển được gọi là lục địa thứ sáu của trái đất, là cánh cửa nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thì việc hướng ra biển để tìm kiếm khai thác các nguồn tài nguyên từ biển là một chiến lược lâu dài của các nước trên thế giới. Việt Nam là quốc gia ven biển, có đường bờ biển dài 3.260 km với hàng nghìn đảo lớn nhỏ không chỉ có tiềm năng kinh tế mà còn giữ vị trí chiến lược đối với việc giao lưu quốc tế và quốc phòng, an ninh. Cùng với đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, biển và kinh tế biển ngày càng giữ vị trí then chốt, yếu tố không thể thiếu để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Vì vậy, phát triển kinh tế biển vừa là mục tiêu chiến lược, vừa xuất phát từ đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức rõ vị trí của kinh tế biển cũng như sự biển đổi của tình hình biển Đông thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế khu vực biển, hải đảo. Khánh Hòa nằm ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, là nơi đất liền vươn ra biển Đông xa nhất của Tổ quốc, có bờ biển dài 385 km tính theo mép nước ven đảo. Đây là vị trí thuận lợi để có thể khai thác các nguồn lợi từ biển. Các vịnh và đảo ven bờ biển của tỉnh Khánh Hòa có vị trí địa lý thuận tiện và nguồn tài nguyên phong phú, là điều kiện lý tưởng cho phát triển du lịch, khai thác thủy sản và các ngành kinh tế biển khác. Khánh Hòa lại được quản lý, khai thác quần đảo Trường Sa, một vùng san hô đầy tiềm năng và triển vọng để vươn ra khai thác biển khơi. Những năm qua, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã có 3 nhiều chủ trương, giải pháp và hành động cụ thể để phát triển mạnh các ngành kinh tế biển như: phát triển du lịch và dịch vụ biển, hợp tác nghiên cứu và bảo vệ nguồn thủy hải sản ven biển, khai thác các nguồn tài nguyên tại các đảo ven bờ… Trong thực tiễn nguồn lợi khai thác từ biển đã thực sự trở thành một động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa những năm qua còn bộc lộ một số hạn chế yếu kém, chưa ngang tầm với yêu cầu, tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh. Vì vậy nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế biển, đánh giá kết quả, rút ra những kinh nghiệm, từ đó đề xuất những chủ trương, biện pháp cụ thể để tiếp tục phát triển kinh tế biển không chỉ là một yêu cầu cơ bản mà còn là vấn đề cấp bách đặt ra đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa hiện nay. Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé đáp ứng yêu cầu nêu trên. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu biển nói chung, nghiên cứu phát triển các ngành kinh tế biển nói riêng có liên quan đến đề tài đã được công bố. Những công trình đề cập chung đến biển, đảo Việt Nam có các tác phẩm: Công ước biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam do Nguyễn Hồng Thao (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Trong đó, tác phẩm đánh giá vị thế chiến lược và nguồn tài nguyên biển của nước ta, đồng thời quá trình nước ta thực hiện công ước về biển của quốc tế năm 1982. Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam-lý luận và thực tiễn của Nguyễn Hồng Thao, 4 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Tác giả đã đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển Việt Nam, nhất là các vùng nuôi trồng thủy sản và các khu du lịch biển. Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Tác phẩm này đã đề cập đến vị trí vai trò tiềm năng của biển và kinh tế biển Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đồng thời tác phẩm đề cập đến bảo vệ quốc phòng-an ninh trên biển. Một số suy nghĩ về xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và quốc phòng trên biển, Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao (1998), Phụ lục giáo trình về nâng cao năng lực quản lý biển. Biển và hải đảo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hà Nội, 2007. Tác phẩm đề cập một số nhân tố mới về phát triển kinh tế biển Việt Nam. Biển với người Việt cổ của Viện Đông Nam Á, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội,1996. Tác phẩm đề cập khái quát lịch sử cổ xưa cái nhìn về biển của Việt Nam và quá trình khai thác tài nguyên biển của người Việt. Người Việt với biển, Nguyễn Văn Kim (chủ biên), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2011. Đây là những tác phẩm đề cập đến tiềm năng vị thế, chiến lược biển trong phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng-an ninh trên biển. Các bài báo khoa học: Bùi Tất Thắng: “Sự phát triển kinh tế biển và chiến lược biển của một số nước”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 6/2007. Bùi Tất Thắng: “Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số7, số 8/2007. Trần Văn Giới: “Kết hợp kinh tế-xã hội với quốc phòng-an ninh ở các tỉnh ven biển”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số1/2002. Nguyễn Văn Tự: “Khánh Hòa đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 5/2002. Tạ Quang Ngọc: “Ngành thủy sản với nhiệm vụ phát triển kinh tế biển và một số kiến nghị về kết hợp kinh tế với quốc phòng trên biển, đảo của Tổ quốc”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 9/2004. Duy Anh: “Khánh Hòa gắn chương 5 trình kinh tế biển với phát triển kinh tế-xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 8/2005. Nguyễn Văn Hiến: “Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 10/2006. Quốc Toản, Mạnh Hùng, Mạnh Dũng: “Kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường quốc phòng-an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới”, đăng trên 3 số liên tiếp của Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 9,10 và 11/2008. Nhìn chung, các bài báo trên đã phân tích khá kỹ về tình hình phát triển kinh tế biển gắn với củng cố quốc phòng-an ninh, đồng thời phân tích hiện trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam, tuy nhiên các bài báo trên đều chưa đề cập đến phát triển kinh tế biển ở tỉnh Khánh Hòa. Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến nghiên cứu kinh tế biển Việt Nam, đáng chú ý là: Sức mạnh về chiến lược trên biển của Trung Quốc của John Wilson Lewis Xue Litai. Quyền lực trên biển của nhà nước của Gorshkov- cựu Tư lệnh Hải quân Liên Xô đã chỉ rõ, thực chất quyền lực trên biển của nhà nước là biết lợi dụng có hiệu quả nhất khả năng trên các biển của thế giới để phục vụ cho lợi ích quốc gia. Khai thác trên mạng Internet, còn khá nhiều các bài viết của các tác giả nước ngoài đề cập đến các khía cạnh khác nhau về vấn đề tăng cường khả năng phòng thủ trên biển để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế biển của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong số đó, đáng chú ý là các bài: Tống Yên Hung (1998) với “Trung Quốc lập pháp biển từng bước dồn ép các nước”; Vijay Sakhuja (2001) với “Sức mạnh kinh tế biển của Trung Quốc”; Andrew Kennedy (2003) với “Tình hình an ninh ở khu vực Biển Đông”; James A.Boutilier (2003) với “Bức tranh về xung đột và hợp tác ở khu vực biển châu Á”; A.Stalbov (2005), “Hoạt động kinh tế-quốc phòng của Nga trong việc khai thác vùng biển khu vực”. 6 Tất cả các bài viết tập trung bàn về vấn đề an ninh, xung đột chủ quyền biển và xu hướng hợp tác, tăng cường sức mạnh quân sự trên biển. Các vấn đề phát triển kinh tế biển chưa được đề cập đến. Nghiên cứu về kinh tế biển của Tỉnh có các công trình đáng chú ý sau: Khánh Hòa - Nha Trang một tiềm năng một hiện thực, Vũ Ngọc Phương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Lưới đăng - nghề biển truyền thống ở Khánh Hòa, Nguyễn Viết Trung - Hội văn hóa nghệ thuật Khánh Hòa năm 2007. Tác giả đã đề cập đến lưới đăng - một nghề đã từng có năng suất và lợi tức cao nhất trong ngành ngư nghiệp của tỉnh Khánh Hòa. Kỷ yếu hội thảo khoa học văn hóa biển đảo ở tỉnh Khánh Hòa, của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, 2011. Đây là ấn phẩm bao gồm nhiều bài viết, chủ yếu đánh giá vai trò của văn hóa du lịch biển trong giai đoạn hiện nay và vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mai Trang: Du lịch - Ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí thương mại, số 30/2003. Tác giả viết về sự phát triển du lịch ở Khánh Hòa, trao đổi một số giải pháp để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương. Một số luận văn, luận án nghiên cứu về kinh tế biển ở tỉnh Khánh Hòa và trên phạm vi cả nước như: Mai Văn Điệp: Phát triển kinh tế du lịch biển và tác động của nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2006. Luận văn đã luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch biển và tác động của nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà; đưa ra một số quan điểm và giải pháp cơ bản gắn phát triển kinh tế du lịch biển với củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay. Nguyễn Anh Tuấn: Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà hiện nay, luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2009. Luận văn tập trung bàn về sự phát triển kinh tế du lịch (một bộ phận của kinh tế biển), đưa ra một số 7 giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà trong thời gian tới. Nguyễn Thị Kim Dung: Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển từ năm 1986 đến năm 1997, luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội, 2009. Luận văn nghiên cứu những chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế biển, làm rõ các bước phát triển và những thành tựu cụ thể qua mỗi giai đoạn, phân tích ưu điểm, hạn chế, đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả kinh tế biển, kết hợp pháp triển kinh tế biển với bảo vệ Tổ quốc. Doãn Đình Tráng: Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng từ năm 1996 đến năm 2005, luận văn thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2009. Luận văn đã phân tích, luận giải, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng, trình bày kết quả, nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng từ năm 1996 đến năm 2005. Nguyễn Văn Dung: Tác động của phát triển kinh tế thuỷ sản ở Khánh Hoà đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2009. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng tác động của phát triển kinh tế thủy sản tới xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế thủy sản đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra thông tin về kinh tế biển Khánh Hòa còn có một số bài viết trên các báo cáo của Chính phủ, các tập san, báo địa phương, các trang web của Tỉnh và Chính phủ. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều trình bày những vấn đề khái quát có liên quan đến biển hoặc kinh tế biển của Khánh Hòa. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào quá trình lãnh đạo phát triển các ngành kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh cũng như quá trình phát triển một cách 8 cụ thể của từng ngành kinh tế biển của địa phương. Vì vậy đề tài là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố. 3. Mục đích nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001 đến năm 2010. Từ đó, đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm để Đảng bộ Khánh Hòa có thể vận dụng lãnh đạo phát triển kinh tế biển ở địa phương trong những năm tiếp theo. *Nhiệm vụ: Làm rõ những điều kiện thuận lợi, khó khăn và yêu cầu khách quan để Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế biển ở địa phương. Trình bày chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển ở địa phương từ năm 2001 đến 2010. Đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của quá trình Đảng bộ Khánh Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế biển ở địa phương từ năm 2001 đến 2010, đồng thời rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa phát triển các ngành kinh tế biển từ năm 2001 đến năm 2010. * Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2010 là thời kỳ bắt đầu nhiệm kỳ khóa XIV (2001-2005) và kết thúc nhiệm kỳ XV (2006-2010) của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa. Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 9 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nhiên cứu * Cơ sở lý luận: Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng để tiếp cận đối tượng, luận giải các nhiệm vụ của đề tài. * Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là chủ yếu. Ngoài ra đề tài còn áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát thực địa, chuyên gia để làm rõ từng vấn đề cụ thể của đề tài. 6. Ý nghĩa của luận văn Đề tài bước đầu cung cấp một cách hệ thống quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001 đến năm 2010. Đánh giá thành tựu, hạn chế, nêu ra những kinh nghiệm và giải pháp, góp phần xây dựng cơ sở cho công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế biển trong giai đoạn tiếp theo. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu phát triển kinh tế biển các tỉnh ven biển và công tác tuyên truyền, giáo dục trong tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy môn lịch sử Đảng nói chung và lịch sử Đảng bộ địa phương nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm: mở đầu, ba chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10 Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Yêu cầu khách quan phát triển kinh tế biển ở tỉnh Khánh Hòa trong những năm 2001-2005 1.1.1. Điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa * Điều kiện tự nhiên Khánh Hòa nằm ở vị trí cực Đông của đất nước, trải dài theo hướng Bắc- Nam trên 120 km theo đường chim bay, bờ biển dài 385 km, có gần 200 đảo lớn nhỏ gần bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Đặc biệt có 3 vịnh nổi tiếng là vịnh Vân Phong nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 80 km về phía Bắc. Đây thực sự là một kỳ quan thiên nhiên với khí hậu ôn hòa, bãi biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch thể thao dưới nước và trên núi. Vịnh Cam Ranh dài 20 km, chỗ rộng nhất 10 km, sâu trung bình 18,2 m, cửa vịnh thông ra biển rộng 3 km, có đảo Bình Ba án ngữ nên vừa kín gió vừa êm sóng đây là điều kiện lý tưởng cho xây dựng quân cảng. Vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Phía Bắc vịnh Nha Trang bắt đầu từ Bãi Tiên đến Hòn Chồng là điểm đến quen thuộc của du khách. Tiếp đó là bãi biển Nha Trang dài 7 km như một mảnh trăng lưỡi liềm viền phía Đông thành phố ôm lấy vịnh Nha Trang. Phía Nam vịnh Nha Trang là đảo Hòn Miễu có điểm du lịch Trí Nguyên, đảo Hòn Mun-khu bảo tồn sinh vật biển quốc gia và quần thể sinh vật biển đa dạng. Các đảo Hòn Tằm, Hòn Chà Là, Hòn Đụn, Hòn Xưởng là những đảo có cảnh đẹp, có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch biển. Khánh Hòa có diện tích 5.217,6 km 2 , dân số 1.167.744 người (năm 2010). Địa giới tỉnh kéo dài từ vĩ độ 11 0 55’00’N đến vĩ độ 12 0 54’00’B, phía bắc giáp tỉnh Phú Yên; tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng; nam giáp tỉnh Ninh Thuận và phía đông là biển Đông. Đây là vị trí thuận lợi để tiến ra biển trong khai thác nguồn lợi và lùi lại có thể trấn giữ dải lãnh thổ ven biển và hải đảo. 11 [...]... năm 2001- 2005 Chương trình kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2001- 2005 và 2006 -2010 xác định kinh tế biển là sự tổng hợp của ba ngành kinh tế: kinh tế thủy sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển Từ đường lối chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước cùng với những thành tựu đã đạt được trong phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trước năm 2001, Đảng bộ tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế. .. của Tỉnh Ngành khai thác hải sản và du lịch biển đã và đang khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế của tỉnh nhà Những thành tựu đã đạt được về kinh tế biển đang tạo tiền đề cho sự phát triển của tỉnh trong những năm tiếp theo 37 Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 2.1 Yêu cầu mới về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của Khánh Hòa. .. Tỉnh trong phát triển kinh tế biển và đã đề ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế biển của Tỉnh, phù hợp với tiềm năng của từng địa phương Trong đó, Đảng bộ đã đề ra các mục tổng quát và cụ thể cũng như phương hướng phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế biển của Tỉnh Trên cơ sở chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. .. kinh tế biển 1.2.2 Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2001 đến năm 2005 Thực hiện Chỉ thị 20/CT-TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 13 đã có Chương trình phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2000 và một số dự án phát triển Du lịch biển và Giao thông vận tải biển Tiếp tục thực... tế biển từ năm 2001- 2005 23 Quán triệt Nghị quyết 03-NQ/TW của Bộ Chính trị về nhiệm vụ kinh tế biển và Chỉ thị 20-CT/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển đảo, Tỉnh ủy đã xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (2001- 2005) về phát triển kinh tế biển, Tỉnh ủy đã xác định Chương trình kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2001- 2005 là một trong những chương trình kinh tế. .. nguyên biển, Đại hội IX của Đảng đã chỉ đạo các tỉnh trong đó có Khánh Hòa vạch ra định hướng phát triển kinh tế biển và an ninh quốc phòng trên biển phù hợp với tình hình của từng tỉnh 1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa trước năm 2001 Dựa vào thế mạnh của địa phương, tỉnh Khánh Hòa rất quan tâm đến phát triển kinh tế biển Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 22/9/1997 của Bộ Chính... kinh tế xã hội đã kết hợp tốt với quốc phòng-an ninh, nhiều đảo xa đất liền đã có lưới điện quốc gia Đó là những tiền đề vô cùng quan trọng để Tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế biển trong những năm tiếp theo 1.2 Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong những năm 2001- 2005 1.2.1 Chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong những năm. .. đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã đề ra Chương trình hành động phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2000 và một số dự án về phát triển du lịch biển, giao thông vận tải Năm 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh đã soạn thảo “Chương trình kinh tế biển giai đoạn 2001- 2005 và 2006 -2010 , trong đó nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2010, xây dựng Khánh Hòa trở... nghiệp miền Trung, Học viện Hải quân Khánh Hòa là một trong những tỉnh có tiềm năng và điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển Nhận thấy thế mạnh của biển, từ năm 2001 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách phát triển kinh tế biển của Đảng, Nhà nước, mạnh dạn đẩy mạnh đầu tư và kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế biển, hiện nay mới tập trung để hiện... tải biển theo NĐ40/CP, Chỉ thị 454-TTg của Thủ tướng Chính phủ Đồng thời bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc gia trên biển Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình thực tiễn của Tỉnh, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã đề ra Chương trình phát triển kinh tế biển những năm tiếp theo 28 là hoàn toàn xát với thực tiễn Đây cũng là nền tảng để Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo phát triển kinh tế biển . sự chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong những năm 2001- 2005 22 Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010. ĐẦU 3 Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 11 1.1 Yêu cầu khách quan phát triển kinh tế biển ở tỉnh Khánh Hòa trong những năm 2001- 2005 11 1.2. trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001 đến năm 2010. Từ đó, đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm để Đảng bộ Khánh Hòa có thể vận dụng lãnh