1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ LỊCH sử ĐẢNG ĐẢNG bộ TỈNH KHÁNH hòa LÃNH đạo PHÁT TRIỂN GIÁO dục đào tạo từ năm 1989 đến 2005

112 828 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 701,5 KB

Nội dung

Trải qua quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hình thành một nền giáo dục đặc sắc, đó là truyền thống dạy chữ để làm người. Những người yêu nước Việt Nam từ xưa đến nay bao giờ cũng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, tiêu biểu nhất là Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh. Theo Người: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, vì thế trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập tháng 91945, Người đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang hay không một phần lớn là nhờ công lao học tập của các em”

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dântộc Việt Nam đã hình thành một nền giáo dục đặc sắc, đó là truyền thống dạychữ để làm người Những người yêu nước Việt Nam từ xưa đến nay bao giờcũng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, tiêu biểu nhất là Nguyễn Ái Quốc - HồChí Minh Theo Người: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, vì thế trong thưgửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập tháng9-1945, Người đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang hay không một phần lớn là nhờcông lao học tập của các em” [29, tr.33]

Phát huy truyền thống dân tộc, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạngViệt Nam, Đảng ta luôn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo Đảngcoi sự nghiệp giáo dục là một mặt trận đặc biệt quan trọng trong công cuộc đấutranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa

Trong mấy thập kỷ gần đây, cuộc cách mạng KH-CN trên thế giới đãphát triển như vũ bão, đưa KH-CN đạt tới trình độ rất cao, tạo tiền đề hìnhthành nền văn minh trí tuệ.Trong hoàn cảnh đó, nước ta chỉ có thể sớm thoátkhỏi nghèo nàn, lạc hậu so với các nước phát triển, nếu có chiến lược đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng tiếp thu, làm chủ và ứng dụngsáng tạo những thành tựu KH-CN tiên tiến của thời đại Muốn vậy, GD-ĐTphải đi trước một bước để tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế-xã hội

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, qua các kỳ Đại hội VI,VII, VIII, IX cùng với các NQTW4 (KhoáVII), NQTW 2 (KhoáVIII) vàNQTW 6 (Khoá IX), Đảng ta đã từng bước đổi mới và hoàn chỉnh đường lốigiáo dục - đào tạo Đường lối đó thể hiện rõ, giáo dục được coi là “quốc sách

Trang 2

hàng đầu”, là “động lực và điều kiện để thực hiện những mục tiêu kinh tế-xãhội”, là “chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai” Đồng thời khẳng định:

“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”

Đối với tỉnh Khánh Hoà, trong thời gian 16 năm kể từ khi táilập(1989)đến nay, tình hình KT - XH của tỉnh không ngừng phát triển, đờisống nhân dân được nâng lên đáng kể, nên có điều kiện để chăm lo việc họchành cho con em Dưới ánh sáng đường lối giáo dục của Đảng, được sự quantâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự nghiệp “trồng người” củaKhánh Hoà đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: Hệ thống, quy mô vàloại hình trường lớp phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớpnhân dân theo định hướng xây dựng một xã hội học tập; chất lượng, hiệu quảGD-ĐT của các ngành học, bậc học và cấp học dù chưa đồng đều nhưng cũng

đã ngày càng chuyển biến tích cực; cơ sở vật chất kỹ thuật và ngân sách khôngngừng được tăng cường… Bên cạnh đó, sự nghiệp GD-ĐT của Khánh Hoàcũng còn những khó khăn, hạn chế nhất định Hơn lúc nào hết, xã hội đang rấtquan tâm tới GD-ĐT, đòi hỏi phải có những giải pháp đủ mạnh để kiên quyết

và nhanh chóng khắc phục những khó khăn, hạn chế cũng như những mặt tiêucực đang còn tồn tại trong học đường, để GD-ĐT thực sự xứng đáng với vị trí,vai trò của mình

Việc nhận thức đúng và thực hiện thắng lợi đường lối GD-ĐT củaĐảng, vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đã và đang làvấn đề bức xúc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hoà.Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà lãnh đạo phát triển GD-ĐT từ

1989 đến 2005 để đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế và rút ra đượcnhững bài học kinh nghiệm cho tương lai là vấn đề đặc biệt quan trọng

Trang 3

Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ 1989 đến 2005” làm luận văn tốt nghiệp

cao học, ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Giáo dục và đào tạo là một vấn đề được mọi thời đại, mọi quốc gia quantâm Do vậy, trên thế giới cũng như trong nước đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu về vấn đề này Các công trình liên quan đến Luận văn có thể kháiquát thành các nhóm nghiên cứu sau:

Các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu nước ngoài bàn về GD-ĐT Việt Nam: Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên Hợp Quốc(UNESCO)

có Dự án “Nghiên cứu tổng thể về giáo dục, đào tạo Phân tích nguồn lực VIE89/002”- Dự án báo cáo đánh giá tình hình giáo dục, đào tạo của Việt Nam;

Ngân hàng thế giới(WB)cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam tổ chức hội thảo chủ đề “Lựa chọn chính sách cải cách giáo dục đại học”, tại Hà Nội(8/1993); N.Borep xkaia “Cải cách giáo dục – chìa khóa để phát triển mạnh mẽ kinh tế”, Hà Nội, 2002… Những công trình này chủ

yếu nghiên cứu mối quan hệ tác động của các nguồn lực, các chính sách lớn đếngiáo dục, đào tạo Việt nam

Những bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Tiêu biểu là các công trình của: Hồ Chí Minh, “Bàn về công tác giáo dục”, Nxb ST, HN, 1972; Phạm Văn Đồng, “Về vấn đề giáo dục - đào tạo”, Nxb Chính trị quốc gia, HN 1999; Đỗ Mười, “Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”,

Nghiên cứu giáo dục (01)1996 Các bài nói, bài viết này thể hiện những tưtưởng, quan điểm cơ bản của Đảng ta về GD-ĐT trong công cuộc xây dựngcon người mới, xã hội mới

Những công trình nghiên cứu, những chuyên khảo của tập thể, cá nhân nhà khoa học về lĩnh vực giáo dục- đào tạo: Đề tài KX 04 06 “Trí thức và thời

Trang 4

đại”, do Giáo sư Phạm Tất Dong, chủ nhiệm; Chương trình KX 07 “Con người Việt Nam - Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội”, do Giáo sư,

Viện sĩ Phạm Minh Hạc, chủ nhiệm; Bộ GD-ĐT có các công trình định hướng,

“Phấn đấu tạo bước chuyển cơ bản về giáo dục - đào tạo” và “Một số định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo ở Việt Nam từ nay đến thế kỷ XXI”; Nguyễn Quốc Anh, “Công bằng giáo dục ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản(7) 2000, tr 53-58; Nguyễn Thanh Hà, “Đa dạng hóa nguồn tài chính giáo dục - đòn bẩy của sự phát triển giáo dục”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục,(2)

2000, tr 5 – 7; Lê Khanh, “Xã hội hóa giáo dục - một chủ trương mang tính đột phá nhằm đẩy mạnh sự phát triển giáo dục - đào tạo ở nước ta”, Tạp chí Công

tác khoa giáo,(4) 2000, tr 15 – 18…Những công trình này đã đi sâu nghiên cứunhiều vấn đề mà GD-ĐT đang đặt ra và luận giải những quan điểm cơ bản của

Đảng ta về GD-ĐT trong điều kiện mới.

Một số luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Đảng về đề tài giáo dục như: Phạm Quốc Huy, “Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp đổi mới ngành giáo dục đại học nước nhà (1987 - 1995)”; Hà Văn Định “Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ 1986 - 2000”; Lê Văn Nê, “Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đối mới (1986 - 2000)” Các công trình này đã đề cập đến sự

lãnh đạo của Đảng, trên những vấn đề, những mặt hoặc ở các địa phương vềgiáo dục-đào tạo

Ở Khánh Hòa, ngoài các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Báo cáo…của Tỉnh ủy, UBND và Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa về phát triển GD-ĐT,

là tư liệu chính để tác giả xây dựng luận văn này, còn có một số bài viết đề cậpđến các khía cạnh khác nhau của GD-ĐT trong tỉnh, đăng trên các tạp chí Vănhóa – Thông tin và KH- CN Khánh Hòa

Như vậy, có thể nói những công trình đề cập đến GD-ĐT là rất đa dạng

và phong phú, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Song nghiên cứu về lĩnh

Trang 5

vực GD-ĐT của Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà từ 1989 đến 2005, dưới góc độ lịch

sử Đảng thì chưa có công trình nào đề cập tới Tuy nhiên, các công trình nêutrên là những tài liệu tham khảo quý giá đối với tác giả trong quá trình thựchiện luận văn

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Mục đích: Làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương và sự chỉ

đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà nhằm phát triển GD-ĐT từ 1989 đến 2005,

từ đó tiếp tục vận dụng thực hiện hiệu quả hơn đường lối GD-ĐT của Đảngtrong thời kỳ mới

* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh KhánhHoà về GD-ĐT từ 1989 đến 2005

*Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những quan điểm, chủ

trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa nhằm phát triển GD-ĐTtrên địa bàn tỉnh, thời gian từ tháng 7-1989 đến tháng 9-2005 Tuy nhiên đểđạt mục đích nghiên cứu, Luận văn còn đề cập đến một số vấn đề liên quantrong cả nước, trước và sau mốc thời gian trên

Trang 6

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của ĐảngCộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo

* Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử

và phương pháp lôgíc; kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc làchủ yếu Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, tổng kếtthực tiễn, thống kê, so sánh, phương pháp chuyên gia để hoàn thành luận văn

5 Ý nghĩa của luận văn

- Luận văn góp phần nghiên cứu, tổng kết quá trình Đảng bộ tỉnh KhánhHòa lãnh đạo phát triển GD-ĐT từ 1989 đến 2005 Cung cấp thêm những tư liệu vềthực hiện đường lối giáo dục của Đảng ở một tỉnh Nam Trung Bộ; qua đó khẳngđịnh tính đúng đắn của đường lối GD-ĐT của Đảng trong thời kỳ mới

- Luận văn rút ra một số kinh nghiệm bước đầu có giá trị phục vụ côngtác lãnh đạo, công tác tổ chức thực hiện đường lối GD-ĐT của Đảng, trướchết là đối với tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới

- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu,giảng dạy lịch sử Đảng ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội

6 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 7

Chương I CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HOÀ

VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ 1989 ĐẾN 2005 1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế –xã hội, tình hình giáo dục và đào tạo của Khánh Hoà khi tái lập tỉnh

1.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hoà

Khánh Hoà là một tỉnh ở miền duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa

lý từ 11045'50'' đến 12052'15'' vĩ Bắc và từ 108040'33'' đến 109027'55'' kinhĐông Ngoài diện tích đất liền Khánh Hoà còn có thềm lục địa, vùng lãnhhải rộng lớn và hơn 200 đảo và quần đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biểnĐông, trong đó có huyện đảo Trường Sa cách đất liền hàng trăm hải lý Nhưvậy, cả trên đất liền và hải đảo tỉnh Khánh Hoà nằm ở vùng đất phía cựcĐông của Việt Nam

Khánh Hoà là một tỉnh có vị trí điạ lý quan trọng mang tầm chiếnlược, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phíaTây giáp hai tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông.Khánh Hoà có diện tích tự nhiên là 5.197km2 Địa bàn Tỉnh nằm trên trụcgiao thông quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam, là cửa ngõ của TâyNguyên xuống đồng bằng qua quốc lộ 26 Bờ biển Khách Hoà dài 385km,

có nhiều cảng biển quan trọng, đặc biệt cảng Cam Ranh là một trong bacảng biển có điều kiện thiên nhiên nổi tiếng trên thế giới về mặt rộng, độsâu và kín gió Khánh Hoà có các bãi biển tuyệt đẹp như Đại Lãnh, DốcLết, Bãi Trũ, Vân Phong và mới đây vịnh Nha Trang được công nhận làmột trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới Khánh Hoà còn có đường hàng khôngnằm trong hành lang bay của đường bay Bắc - Nam với các sân bay NhaTrang, Cam Ranh, rất thuận lợi cho phát triển du lịch

Trang 8

Nằm trong khu vực duyên hải miền Trung, Khánh Hoà chịu ảnh hưởngkhí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng khô ráo, ôn hoà, quanh năm nắng ấm,thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa Nhiệt độ trung bình hàngnăm là 270C Giờ nắng hàng năm từ 2300 - 2600 giờ Điều kiện tự nhiên ưu đãicho Khánh Hoà có nhiều nguồn tài nguyên quí giá như: Yến sào, loại dược liệuquí hiếm có giá trị xuất khẩu cao, được coi là "vàng trắng"; mỏ cát trắng với trữlượng lớn, hàng năm có thể xuất khẩu hàng trăm ngàn tấn Khánh Hoà xưađược gọi là "xứ Trầm hương", bởi nơi đây có các lâm, đặc sản nổi tiếng nhưtrầm hương và kỳ nam

Trước thế kỷ XVII vùng đất Khánh Hoà ngày nay thuộc đất ChiêmThành Năm 1653, sau khi đánh bại quân Chiêm Thành, chúa Nguyễn đã mởrộng đất Việt Nam đến Bắc sông Phan Rang gồm tỉnh Khánh Hoà và một phầncủa tỉnh Ninh Thuận ngày nay Trải qua thời gian với nhiều thay đổi, đến năm

1832 trấn Bình Hòa chính thức đổi thành tỉnh Khánh Hoà, gồm 2 phủ, 4 huyện,tỉnh lỵ đặt tại thành Diên Khánh Đến ngày 30-4-1924, vua Khải Định ra đạo

dụ thành lập thị trấn Nha Trang là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hoà và đến ngày 3-1944, vua Bảo Đại ra đạo dụ nâng thị trấn Nha Trang lên thành thị xã NhaTrang Như vậy, cho đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, tỉnh Khánh Hoà

15-có 2 phủ là Ninh Hoà và Diên Khánh, ba huyện là Cam Lâm, Vĩnh Xương,Vạn Ninh và một thị xã là Nha Trang Trong suốt thời kỳ chống thực dân Pháp

và đế quốc Mỹ, địa giới hành chính các huyện của Khánh Hoà từng lúc, từngnơi có sự thay đổi chút ít, song không đáng kể

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 12 năm 1975 tỉnh KhánhHoà hợp nhất với tỉnh Phú Yên thành tỉnh Phú Khánh Đến ngày 01-7-1989, tỉnhPhú Khánh lại được tách ra thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà theo Quyếtđịnh số 83 QĐ/TW ngày 4-3-1989 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khoá VI)

và Nghị quyết ngày 30-6-1989 của kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá VIII Hiện nay,

Trang 9

tỉnh Khánh Hoà có 8 đơn vị hành chính, gồm một thành phố tỉnh lỵ là thành phốNha Trang, một thị xã Cam Ranh và sáu huyện: Vạn Ninh, Ninh Hoà, DiênKhánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và huyện đảo Trường Sa Toàn Tỉnh có 137 xã,phường, thị trấn, trong đó có 104 xã, 28 phường, 5 thị trấn; có 23 xã, thị trấnmiền núi, 32 xã ven biển và 2 xã đảo[17, tr.10,13,15].

Khánh Hoà là tỉnh có dân số đông, gia tăng mạnh sau thời kỳ thốngnhất đất nước Năm 1989 có 822.223 người, đến năm 2005 có số dân tăng lêngần 1,2,triệu người, trong đó người Kinh chiếm đa số (khoảng 95%) ngoài racòn có 31 dân tộc thiểu số khác như Raglây, Êđê, Kơho, Chăm, Hoa Mật

độ dân số trung bình của Tỉnh là 224 người/km2 Khánh hòa có địa bàn nôngthôn rộng với hơn 60% dân cư sinh sống và lao động trong lĩnh vực nôngnghiệp, số dân cư làm nghề biển là 10,3%, dịch vụ là 11,2% và công nghiệp là12,7%[17, tr.15,28]

Nền kinh tế Khánh Hòa, 16 năm qua phát triển nhanh và năng động Thungân sách năm 2005 đạt 3.406 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2000 Thunhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 768USD Tổng sản phẩm nội địa(GDP)tăng bình quân hằng năm khoảng 10,84% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cựctheo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp Năm 2005,

cơ cấu tổng sản phẩm theo khu vực kinh tế là: Công nghiệp 40,9%, dịch vụ41,1%, nông nghiệp 18%, tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng lên67% Kinh tế đối ngoại, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh về số lượng và chuyểnbiến tốt về chất lượng Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 458 triệu USD, trong

đó xuất khẩu địa phương đạt 416 triệu USD, nhập khẩu là 205 triệu USD[4,

tr 14,15,16,17] Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, đặc biệt là cơ sở hạtầng về giao thông, điện, thủy lợi, trường học, bệnh viện, thiết chế văn hóa…Chương trình phủ điện nông thôn(1996-2000) đã đưa điện lưới quốc gia đến100% xã, thôn, buôn trong toàn tỉnh

Trang 10

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 04 trường Đại học, 01 trường

Dự bị đại học, 03 trường Cao đẳng và 04 trường THCN, hàng năm đào tạohơn 20.000 sinh viên; có 287 trường phổ thông với khoảng 250.000 học sinh;

có 100% xã, phường đạt chuẩn PCGDTH và xóa mù chữ vững chắc Về y tế,

có 11 bệnh viện, 19 phòng khám đa khoa khu vực và 137/ 137 xã có trạm y tế,60% xã có bác sĩ, hàng năm khám chữa bệnh cho 2,5 triệu lượt người[17,tr.138,142] Vấn đề giải quyết việc làm được Tỉnh quan tâm thực hiện tốt,mỗi năm giải quyết từ 1,8 vạn đến 2,2 vạn chỗ làm mới Từ năm 2000, toàntỉnh đã không còn hộ đói Năm 2005 số hộ nghèo còn dưới 2%(theo chuẩncũ); 100% xã có trạm truyền thanh, 95% địa bàn dân cư được phủ sóng phátthanh, truyền hình; có 339 thôn, khóm, buôn đạt tiêu chuẩn “thôn, khóm,buôn văn hóa”[4, tr.21,22,23,24]

Vùng đất Khánh Hoà có cư dân sinh sống từ rất lâu, cả ở miền núi vàđồng bằng, gồm các tộc người thuộc ngữ hệ Malayô -Polinêxiên và ngữ hệMôn - Khơme Người Kinh đến cư trú và khai phá đất đai trên địa bàn KhánhHoà vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII (1653), khi bờ cõi Việt Nam được mởrộng về phía nam Các vùng đất ven sông Cái ở Nha Trang, sông Dinh ở NinhHoà được người Kinh khai phá sớm, trở thành những xóm làng trù phú Cuốithế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX có một số người Hoa từ các tỉnh ven biển miềnNam Trung Quốc đến lập nghiệp tại tỉnh Khánh Hoà, họ sống xen kẽ với ngườiViệt tại các thị trấn: Nha Trang, Vạn Ninh, Ninh Hoà Mỗi tộc người có ngônngữ riêng, phong tục tập quán, nền nếp sinh hoạt mang những đặc điểm của tổtiên mình, có những nét đặc thù khác nhau Trải qua các thời kỳ lịch sử, những

cư dân nơi đây đã từng bước khai phá đất đai, xây dựng xóm làng, mở mangđời sống KT - XH của mình và không ngừng vươn lên theo đà phát triển củalịch sử

Trang 11

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, cũng như mọi người dân Việt Namnhân dân Khánh Hoà đã hưởng ứng phong trào Cần Vương cứu nước Lịch sửKhánh Hoà mãi mãi ghi nhớ công ơn của những người con ưu tú đã hi sinh vìnghiệp lớn như: Trịnh Phong, Trần Đường, Nguyễn Khanh, Các ông đã đượcnhân dân nhắc đến với lòng kính trọng và tự hào sâu sắc Trong những năm đầucủa thế kỷ XX, Khánh Hoà cũng là nơi hoạt động của các nhà chí sĩ yêu nướcnhư: Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp những người đềxướng phong trào Duy Tân nhằm khuyến khích tân học, khai dân trí, chấn dânsinh.

Ngày 24-2-1930, Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà được thành lập Dưới sựlãnh đạo của Đảng bộ, phong trào cách mạng được mở rộng và phát triển.Đông đảo quần chúng nhân dân đã tham gia các phong trào đấu tranh ủng hộ

Xô Viết Nghệ - Tĩnh, chống sưu cao, thuế nặng, đòi dân sinh, dân chủ… Đếnngày 19-8-1945, chính quyền cách mạng ở Khánh Hoà chính thức được thànhlập(cùng ngày với thủ đô Hà Nội), chấm dứt ách nô lệ của thực dân phongkiến và tay sai

Nhưng niềm vui “đổi đời "không bao lâu thì thực dân Pháp trở lại xâmchiếm Sài Gòn rồi tiến ra Nha Trang Ngày 23-10-1945, nhân dân Nha Trang

đã nổ súng chống lại sự xâm chiếm của thực dân Pháp, mở đầu cho 101 ngàyđêm chiến đấu anh dũng, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ ChíMinh "Chính phủ Dân chủ cộng hoà rất khen ngợi chiến sĩ ở các mặt trậnmiền Nam, đặc biệt là các chiến sĩ ở Nha Trang và ở Trà Vinh, đã làm gươnganh dũng cho toàn quốc Tổ quốc biết ơn các bạn, toàn thể đồng bào noi

gương các bạn"[29, tr.120] Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp,

tỉnh Khánh Hoà là chiến trường vùng sau lưng địch Quân và dân Khánh Hoà

đã làm nên nhiều chiến thắng to lớn, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống

Trang 12

thực dân Pháp đến ngày thắng lợi Song niềm vui chưa được trọn vẹn, cùngvới miền Nam "đi trước về sau" nhân dân Khánh Hoà tiếp tục cuộc khángchiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, địa bàn tỉnh Khánh Hoàluôn là chiến trường nóng bỏng Đảng bộ Khánh Hoà đã lãnh đạo nhân dântrong tỉnh thực hiện một cuộc kháng chiến lâu dài, gian nan ác liệt chống chủnghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ Đến tháng 4-1975, phối hợp với lựclượng chủ lực, quân và dân Khánh Hoà đã kịp thời đồng loạt tấn công địch,giải phóng thị xã Nha Trang vào ngày 2-4-1975, kết thúc 30 năm đấu tranhkiên cường bất khuất bảo vệ nền độc lập dân tộc

Quê hương đã được giải phóng, Đảng bộ Khánh Hoà lãnh đạo nhân dântrong tỉnh bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, để khắc phục hậu quả dochiến tranh để lại và từng bước ổn định cuộc sống của nhân dân Một trongnhững nhiệm vụ mà Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà quan tâm hàng đầu là xây dựng

và phát triển nền giáo dục mới

1.1.2 Tình hình giáo dục và đào tạo của Khánh Hoà trước ngày tái lập tỉnh

Nền giáo dục Khánh Hoà nếu tính từ ngày Cai cơ hùng Lộc, lập raDinh Thái Khang (1653), mở mang vùng đất mới Khánh Hoà đến nay, thì đãtrải qua một thời gian dài hơn 350 năm, gắn liền với các cuộc di dân của cưdân các tỉnh miền ngoài kéo về đây khai hoang, lập ấp và tổ chức việc họchành Nền giáo dục ấy đã trải qua bao thăng trầm, biến đổi của lịch sử, từ mộtvùng đất thuộc quyền cai quản của Chúa Nguyễn Đàng Trong, hết thời TâySơn đến nhà Nguyễn rồi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hầu nhưchưa phát triển được gì nhiều

Trang 13

Nền giáo dục cách mạng Khánh Hoà, kể từ mùa thu năm 1945 đến naycũng vừa tròn 60 năm Trong đó 30 năm trước ngày giải phóng (1945-1975),hầu hết vùng đất Khánh Hoà nằm trong vùng tạm chiếm, chính quyền cáchmạng chủ yếu ở các vùng chiến khu rừng núi Trong bối cảnh chiến tranh đầygian khổ và ác liệt, sự nghiệp giáo dục không thể mở mang được, chủ yếu làcác lớp bình dân học vụ, xoá mù chữ, các lớp bổ túc văn hoá dành cho con emnhân dân trong vùng giải phóng, cho cán bộ chiến sĩ và nhất là cho bà con dântộc thiểu số được biết ánh sáng văn hoá của cách mạng, được biết "cái chữ"của Bác Hồ.

Nền giáo dục Khánh Hoà chỉ thực sự phát triển là từ năm 1975 đếnnay Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Khánh Hoà cùng với cả nướckhẩn trương bắt tay vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, chung sức,chung lòng xây dựng quê hương Mặc dù phải đương đầu với không ít khókhăn, thử thách trên các lĩnh vực chính trị - xã hội, nhưng trên cơ sở xác địnhphát triển giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần ưu tiên hàngđầu, Đảng bộ và nhân dân Khánh Hoà đã đồng cam cộng khổ, quyết tâm khắcphục khó khăn thiếu thốn, dành hết tâm huyết, sức lực để tiến hành cải tạo nềngiáo dục cũ, xoá bỏ những tàn tích văn hoá tư tưởng của địch, từng bước xâydựng và phát triển sự nghiệp giáo dục XHCN Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vôcùng lớn lao là vừa đẩy mạnh công tác xoá nạn mù chữ cho hàng vạn nhân dânlao động, vừa không ngừng mở rộng các ngành học, cấp học, đảm bảo quyềnlợi học tập của con em nhân dân Trong tiến trình đổi mới của đất nước, Tỉnh

đã không ngừng tăng cường đầu tư, chỉ đạo về mọi mặt để tạo đà cho sựnghiệp giáo dục vươn lên tầm cao mới

Trong 30 năm xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục Khánh Hoà(1975-2005), có những dấu mốc đáng ghi nhớ, đó là:

Trang 14

Ngày 2-4-1975 Khánh Hoà được giải phóng Khi các đoàn quân giải

phóng đang tiến về Sài Gòn và tiếp tục truy đuổi tàn quân địch ở các tỉnhNam bộ thì thầy trò ở Khánh Hoà đã đến trường, cùng bắt tay vào việc tuyêntruyền, cổ động những chủ trương, chính sách mới của cách mạng Ngày 22-4-1975, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cho năm học 1974-1975 Ngày 9-10-1975, đồng loạt giải thể các trường tư thục và chuyển sang công lập nhữngtrường có điều kiện Tiếp đó từ ngày 16 đến ngày 19-10-1975 các trường họctrong tỉnh tổ chức lễ khai giảng năm học mới (1975-1976), đầu tiên dướichính quyền cách mạng, Đồng thời, mở các lớp bình dân học vụ, các lớp bổtúc văn hoá cho cán bộ và các lớp sư phạm cấp tốc để kịp thời phục vụ chonhu cầu giáo dục đang nở rộ sau ngày giải phóng

Ngày 27-12-1975, hai tỉnh Khánh Hoà và Phú Yên nhập một thành tỉnh Phú Khánh Sự nghiệp giáo dục Phú Khánh kéo dài một dải trên 300km

duyên hải miền Trung, với đủ các vùng núi, hải đảo, nông thôn và thành phố,thị xã, như một Việt Nam thu nhỏ Quãng đường hơn 10 năm sau ngày giảiphóng là những năm tháng cực kỳ gian khó, nhiều công việc giáo dục hầu nhưphải gây dựng từ đầu, trong bối cảnh đất nước phải đương đầu với thù tronggiặc ngoài, thiên tai địch hoạ Nhờ tập hợp và đoàn kết tốt đội ngũ cán bộ,giáo viên từ nhiều nguồn khác nhau, giáo dục Phú Khánh đã vượt qua thửthách, dành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa đặt nền móng vững chắc chonhững thành quả giáo dục to lớn sau này Đó là đã nhanh chóng xoá bỏ nạn

mù chữ, được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 Công tác

bổ túc văn hoá đã không ngừng lớn mạnh, thu hút đông đảo những cán bộ vàthanh niên ưu tú không có điều kiện đi học trong thời kỳ kháng chiến chống

Mỹ Nhiều học viên bổ tục văn hoá ngày ấy, sau này đã học lên và cũng đãtrưởng thành về mọi mặt Song thành tựu lớn nhất vẫn là cải tạo nền giáo dục

cũ và tập trung xây dựng phát triển sự nghiệp giáo dục XHCN một cách toàn

Trang 15

diện Đưa sự nghiệp giáo dục đến với nhân dân, đảm bảo nơi nào có dân cưsinh sống tập trung - dù nơi ấy là miền núi, hải đảo, vùng kinh tế mới cũngđều có lớp học và các thầy cô giáo đứng lớp, kiên quyết không để người dânthất học vì thiếu thầy, thiếu lớp.

Ngày 1-7-1989 Phú Khánh lại được tách ra Thời điểm tái lập tỉnh Khánh

Hoà, gắn liền với những năm đầu đổi mới đất nước Các cấp uỷ Đảng, chínhquyền và các lực lượng xã hội của Khánh Hoà có điều kiện chăm lo chu đáo hơncho sự nghiệp giáo dục của tỉnh 16 năm học qua, GD-ĐT Khánh Hoà đã thuđược những thành tựu to lớn, đây là bước phát triển mới của giáo dục tỉnh nhàcần được đánh giá đúng để làm cơ sở cho các bước phát triển tiếp theo

Trang 16

Bảng : Quy mô giáo dục Khánh Hoà khi tái lập tỉnh

Nguồn : Sở giáo dục Khánh Hoà - Báo cáo công tác năm 1990.

1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà về phát triển giáo dục và đào tạo từ 1989 đến 2005

1.2.1 Quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới

Trên cơ sở nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và xuất phát từ thực tiễn cách mạng, Đảng ta xác định rõ: Chiến lược pháttriển GD-ĐT là một bộ phận quan trọng trong chiến lược con người, chiến lượccon người đứng ở vị trí trung tâm của toàn bộ chiến lược KT - XH của đất nước

Trang 17

Hay nói cách khác, xây dựng chiến lược con người thông qua GD-ĐT, là quanđiểm nhất quán của Đảng ta từ trước đến nay

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986), đã tạo rabước ngoặt lớn trong sự nghiệp đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nước Từ đó

tư duy của Đảng ta về GD-ĐT được nâng dần lên một tầm cao mới "Giáo dụcnhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩacủa thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề,phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội"[18, tr.89]

Trong 5 năm đầu của công cuộc đổi mới (1986-1990), ngành GD-ĐT

đã thực hiện những đổi mới bước đầu theo hướng đồng bộ, toàn diện và sâusắc, tích cực điều chỉnh cải cách giáo dục gắn liền với định hướng đổi mới KT

- XH nước ta và hợp với xu thế phát triển giáo dục của các nước tiên tiến trênthế giới Bên cạnh những kết quả đạt được "một số mặt ổn định hoặc pháttriển"[19, tr.33], sự nghiệp GD-ĐT còn những hạn chế lớn do phải chịu sự tácđộng bất lợi của cuộc khủng hoảng KT - XH trong nước, đồng thời bản thân

sự đổi mới của Ngành còn nhiều lúng túng, vướng mắc nên sự chuyển biếncòn chậm

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã đánh giá đúng đắnthực trạng của GD-ĐT và khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàngđầu, “đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội

và bảo vệ Tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu vươnlên trình độ tiên tiến của thế giới"[19, tr.79] và “mục tiêu của giáo dục- đào tạonhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài"[19, tr.81]

Để cụ thể hóa đường lối của Đại hội VII, Hội Nghị lần thứ 4 Ban Chấphành Trung ương Đảng, khoá VII (1993) đã ra Nghị quyết “về tiếp tục đổi mới

sự nghiệp giáo dục, đào tạo” Nghị quyết đã xác định 4 quan điểm chỉ đạo sau:

Trang 18

Một là: Cùng với KH-CN, GD-ĐT được coi là quốc sách hàng đầu Đó là

động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện nhữngmục tiêu KT - XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Hai là: Phát triển GD-ĐT phải nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân

lực, bồi dưỡng nhân tài

Ba là: Giáo dục và đào tạo phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất

nước, vừa phải hợp với xu thế tiến bộ của thời đại

Bốn là: Đa dạng hoá các hình thức đào tạo Thực hiện công bằng xã hội

trong giáo dục và đào tạo

Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) còn đề ra 12 chủ trương, chínhsách và giải pháp lớn nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và 3 năm thực hiện NQTW

4 (khoá VII) "sự nghiệp giáo dục đào tạo và nhiều hoạt động xã hội khác cónhững mặt phát triển và tiến bộ" [20, tr.60] Riêng trong hoạt động giáo dục đã

đa dạng hoá các loại hình giáo dục, sắp xếp mạng lưới trường học, củng cố hệthống trường chuyên, lớp chọn, các trường phổ thông dân tộc nội trú Việc họcnghề, học ngoại ngữ và tin học phát triển ở các đô thị Tuy nhiên, bên cạnh đógiáo dục vẫn chưa ra khỏi tình trạng yếu kém cả về chất lượng và hiệu quả.Nhiều vấn đề về nội dung chương trình, phương thức đào tạo chưa được xácđịnh phù hợp với yêu cầu phát triển Nhiều trường, sở xuống cấp nghiêm trọng,thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu khoa học thiếu thốn và lạc hậu Tình trạng yếukém của hệ thống trường sư phạm và đội ngũ giáo viên rất đáng lo ngại Cán bộquản lý giáo dục các cấp ít được đào tạo, bồi dưỡng Chi phí học tập còn quálớn, ảnh hưởng đến việc học hành của con em gia đình nghèo "Chất lượng giáodục đào tạo, y tế ở nhiều nơi rất thấp Người nghèo không đủ tiền chữa bệnh vàcho con em đi học[20, tr.65]

Trang 19

Để khắc phục tình trạng trên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIIIcủa Đảng (6-1996), xác định: "Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục -đào tạo trong 5 năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên,

có việc làm; khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đàotạo"[20, tr.107]

Sau Đại hội VIII, Hội nghị Trung ương lần thứ 2(12-1996) ra Nghịquyết "về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000" Nghị quyết nêu tưtưởng chỉ đạo phát triển GD-ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH với 6 nội dung sau:

Một là: Giữ vững mục tiêu XHCN của giáo dục và đào tạo.

Quan điểm này thể hiện mục tiêu nhiệm vụ cơ bản của GD-ĐT là nhằmxây dựng những con người có đủ phẩm chất và năng lực, vừa có đức lại vừa cótài, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.Con người mới theo tinh thần NQTW2 là: Gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc

và CNXH, có đạo đức trong sáng và quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biếtgiữ gìn phát huy giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu các giá trị văn hoánhân loại, có ý thức cộng đồng, tự lực, tự cường để làm chủ tri thức KH-CN hiệnđại, sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi và tính tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ tốt

Định hướng XHCN trước hết thể hiện ở nền tảng tư tưởng của giáodục, là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Phải coi trọng và làmtốt việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dụcvì: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xãhội chủ nghĩa"[32, tr.310] Định hướng XHCN trong GD-ĐT còn được thểhiện ở toàn bộ nội dung giáo dục, ở tất cả các cấp học đều nhằm xây dựng,phát triển thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Trang 20

Định hướng XHCN của GD-ĐT, một mặt còn được thể hiện qua cácchính sách, đặc biệt là chính sách CBXH, chính sách đối với con em công -nông Điều này rất quan trọng, để khẳng định tính hơn hẳn của chế độ XHCNtrong giáo dục Ở chế độ cũ hầu hết con em công nhân, nông dân lao độngnghèo khó, không được đi học Họ đã phải lao động, chiến đấu, hy sinh để cóđộc lập, tự do cho Tổ quốc, có nền giáo dục Việt Nam XHCN, nền giáo dụccủa dân, do dân, vì dân Trong nền giáo dục mới, mọi người đều có quyền đihọc, song đối với con em giai cấp công - nông phải có những chính sách ưutiên để đảm bảo sự công bằng xã hội Tất nhiên công bằng không có nghĩa làbằng nhau mà phải trên cơ sở thống nhất bằng chính sách và những tiêu chuẩn

cụ thể Công bằng xã hội trong GD-ĐT còn thể hiện trong quản lý, tổ chứcđánh giá thi tuyển chống tiêu cực Thực hiện tốt CBXH trong giáo dục sẽtạo điều kiện hết sức cơ bản để thực hiện các quyền dân chủ, tự do của ngườidân Mặt khác, để đảm bảo định hướng XHCN phải chống khuynh hướng

"thương mại hoá", "phi chính trị hoá' trong giáo dục và ảnh hưởng của các tôngiáo đối với giáo dục

Hai là: Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu

Quan điểm này đã được nêu lên từ Đại hội VII(1991), đếnNQTW2(Khóa III) được cụ thể hoá thành 4 nội dung:

Thứ nhất, coi GD-ĐT là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước, đầu

tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển (không chỉ đầu tư tiền bạc mà cả nhântài, vật lực, trí tuệ ) Đầu tư cho phát triển phải tăng nhanh hơn chi cho tiêudùng, nếu cần có thể đi vay, sử dụng vốn vay để phát triển

Thứ hai, GD-ĐT là bộ phận quan trọng hàng đầu của kế hoạch phát

triển KT - XH ở từng địa phương, từng khu vực và cả nước

Thứ ba, có những chính sách ưu tiên cao nhất cho GD-ĐT, đầu tư ưu

tiên, tiền lương ưu đãi

Thứ tư, có những giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục và đào tạo.

Trang 21

Để cho quan điểm này trở thành hiện thực ở cả tầm vĩ mô và vi mô, cầnphải thực hiện mấy việc sau đây:

Phải coi GD-ĐT là công việc hàng đầu của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp Quốc sách hàng đầu là phải được bàn định đầu tiên

trong chương trình công tác ở mọi cấp Ở cấp độ vĩ mô như Quốc hội, phảidành những phiên họp, kỳ họp bàn riêng về GD - ĐT và phải thông qua, điềuchỉnh sửa đổi Luật giáo dục cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử Ở phíaChính phủ, các chỉ tiêu về GD - ĐT phải được coi là chỉ tiêu pháp lệnh, giaocho các ngành, các cấp phải lo thực hành cho được Các cấp, các ngành phảiđưa GD - ĐT vào chương trình làm việc của cấp mình, ngành mình Việcđánh giá hoạt động hàng năm và cả nhiệm kỳ công tác, phải lấy tiêu chuẩn đãchăm lo cho sự nghiệp GD - ĐT như thế nào, để làm tiêu chuẩn đánh giá sốmột Cũng cần phải coi tiêu chuẩn này là cơ sở để xem xét năng lực của cán

bộ khi bổ nhiệm vào các chức vụ Đặc biệt, các cấp uỷ Đảng phải coi đây làmột trong các tiêu chuẩn để xếp loại đảng viên và chi bộ, đảng bộ vững mạnhtrong sạch, để mọi người thực sự có trách nhiệm trong việc hiện thực hoáquan điểm “coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu”

Phải dành sự ưu tiên, đầu tư hàng đầu cho giáo dục và đào tạo Sự ưu

tiên này thể hiện ở cả nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn lực vật chấtkhác, ưu tiên cả về tài trợ quốc tế, cả về nhân sự và về quản lý Trong đó ngânsách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục - đàotạo Tăng dần tỷ trọng chi ngân sách cho GD-ĐT để đạt được 15% tổng chingân sách vào năm 2000 (năm 1996 10,14%) Ngoài ra phải huy động hợp

lý sự đóng góp tiền bạc cho giáo dục của nhân dân, của các đoàn thể, các tổchức KT - XH, các tổ chức và cá nhân nước ngoài Thực hiện được những ưutiên đó thì GD-ĐT mới đúng là quốc sách hàng đầu và quốc sách đó mới đượcthực hiện

Trang 22

Phải tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, đó là môi trường phải

được “năm nhà” cùng lo: Nhà nước, nhà trường, nhà giáo, gia đình và xã hội.Phát triển phong trào toàn dân học tập, toàn xã hội làm giáo dục với nhữnghình thức và biện pháp khác nhau Giáo dục nhà nước là nòng cốt, đi đôi với

đa dạng hoá các loại hình giáo dục và đào tạo

Phải củng cố và tập trung đầu tư nâng cấp các trường sư phạm, xây

dựng một số trường đại học sư phạm trọng điểm, để vừa đào tạo giáo viên cóchất lượng cao, vừa nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến Thựchiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng caophẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên, để đến năm 2000 có ít nhất 50%giáo viên phổ thông và 30% giáo viên đại học đạt tiêu chuẩn quy định

Phải có chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng giá trị nguồn nhân lực được đào tạo Trọng dụng người tài, khuyến khích mọi người, nhất là thanh

niên say mê học tập và tự bồi dưỡng vì tiền đồ bản thân và tương lai đất nước

Ba là: Gíáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước

và của toàn dân

Đây chính là quan điểm về xã hội hóa giáo dục Thực chất XHHGD là

"Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sứcxây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước"[5, tr.16] Nóicách khác là thực hiện nền giáo dục của dân, do dân, vì dân; mọi người dân đềuđược học tập suốt đời; có sự phối hợp liên ngành cùng chăm lo giáo dục; cácđoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các gia đình tích cực tham gia thúcđẩy sự phát triển của nền giáo dục quốc dân; nhà trường, gia đình, xã hội kết hợpchặt chẽ trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

Để quan điểm giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và củatoàn dân được thực hiện tốt, trước hết, Đảng và Nhà nước phải có chính sáchđúng đắn và cần chỉ đạo, quản lý cụ thể từng ngành, từng cấp trong xã hội Xã

Trang 23

hội hoá không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, tăng gánhnặng cho nhân dân, khoán trắng cho nhà trường Mà Nhà nước phải nắm giáodục, chăm lo nhiều hơn cho giáo dục Gia đình thực sự là tế bào của xã hội,ngoài việc đóng góp nguồn lực cho GĐ-ĐT, còn phải có trách nhiệm giáo dụccon cái Giáo dục trong gia đình không thể tách rời nhà trường và xã hội.Trường học không chỉ là nơi dạy chữ, mà phải cùng với gia đình và cộngđồng tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của con người.XHHGD thực chất là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi củatoàn dân, toàn xã hội vào sự phát triển của sự nghiệp đó XHHGD không chỉtạo điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực,tạo động lực cho nền giáo dục Việt Nam từng bước hoà nhập với xu thế pháttriển chung của nền giáo dục thế giới, mà còn làm chuyển biến tích cực trongnhận thức và hành động của toàn Đảng toàn dân trong việc chăm lo sự nghiệp

và nhất là cơ cấu lao động, thị trường lao động sẽ quy định cơ cấu đào tạo,quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực con người mà giáo dục cầntạo ra Chẳng hạn giáo dục phải đào tạo được những con người phù hợp vớiyêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đủ sức cạnh tranh theo cơ chế thịtrường, đủ bản lĩnh hội nhập vào thế giới mới Đó là cách chung nhất, còn ở

Trang 24

từng địa phương, từng ngành lại phải cụ thể hoá quan điểm chỉ đạo trên theođặc trưng và yêu cầu KT - XH của địa phương mình, ngành mình.

Kinh nghiệm thực tiễn của nhiều nước có tốc độ phát triển nhanh vàcao trong thời gian gần đây đã chỉ ra rằng: Chỉ có thể thực hiện thành côngCNH, HĐH khi có được lực lượng lao động dồi dào, có thể lực và trí lực.Muốn có nguồn nhân lực như vậy phải thông qua giáo dục và đào tạo Vì chỉ

có GD-ĐT mới tạo ra sự chuyển biến về chất trong lực lượng lao động, gópphần quyết định nhất trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT - XH.Chính vì GD-ĐT có tác động trực tiếp đến sự phát triển KT - XH như vậy,nên cần “phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản quan trọng nhất cho sựphát triển toàn diện của đất nước Gắn chiến lược phát triển giáo dục vớichiến lược phát triển khoa học, công nghệ và cả hai đều gắn với chiến lượcphát triển kinh tế –xã hội.[21, tr.10]

Năm là: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo

Công bằng xã hội là một khái niệm phức tạp, được hiểu là sự ngangnhau trên phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến vàhưởng thụ, trong xã hội kinh tế thị trường hiện đại còn hàm ý cả giữa việc chitrả và dịch vụ được hưởng của các thành viên trong xã hội Nguyên tắc chỉđạo việc xác định CBXH là mọi người thực hiện nghĩa vụ (cống hiến) ngangnhau thì sẽ được hưởng quyền lợi (hưởng thụ) ngang nhau Bảo đảm CBXH

có nghĩa là tất cả người dân phải được xã hội đảm bảo quyền hưởng một mứcphúc lợi và dịch vụ cơ bản tối thiểu phù hợp với trình độ phát triển và khảnăng đáp ứng chung của xã hội Trong đó, một số những người có thể đượchưởng nhiều hơn do đã thực hiện nghĩa vụ, có cống hiến hoặc chi trả nhiềuhơn Điều đó cho thấy CBXH không phải là sự cào bằng bình quân, màCBXH có thể chấp nhận một sự chênh lệch hợp lý về phúc lợi xã hội đượchưởng giữa người này với người khác, giữa nhóm, tầng xã hội này với nhóm,tầng xã hội khác CBXH là một trong những vấn đề chính của việc thực hiệnchính sách xã hội, do đó Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc đảm

Trang 25

bảo CBXH Thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục với quan điểm đúngđắn về bình đẳng và CBXH chính là thực hiện định hướng XHCN mà Đảng ta

đã đề ra và lãnh đạo Thực chất của quan điểm này là thể hiện tính ưu việt củachế độ ta, đồng thời thể hiện bản chất giai cấp công nhân trong chiến lượcgiáo dục và đào tạo CBXH trong GD-ĐT được thể hiện cụ thể ở một số nộidung sau:

Mọi người dân đều có quyền học tập và học tập suốt đời, đồng thời

phải có nghĩa vụ cống hiến, góp phần phát triển sự nghiệp GD-ĐT trên cơ sởkhả năng thực tế của từng người, từng vùng, từng địa phương và theo khuônkhổ luật định

Thực hiện CBXH bằng nguyên tắc điều chỉnh và ưu tiên trong xã hội.

Nhất thiết phải ưu tiên người có công với nước, với chế độ XHCN và có sựtrợ giúp đối với những vùng khó khăn, dân tộc ít người, các đối tượng khuyếttật Những nhóm người này rất cần sự quan tâm không chỉ của Nhà nước màcòn của cả các nhóm người khác, các vùng thuận lợi hơn Người có côngnhiều hơn, công hiến nhiều hơn phải được xã hội và Nhà nước chăm lo nhiềuhơn, người có tội phải chiụ phạt đúng với mức độ sai phạm

Công bằng xã hội trong việc huy động các nguồn lực của nhân dân bằng biện pháp XHHGD phải tránh chủ nghĩa bình quân, mà cách huy động và

mức huy động phải tuỳ theo điều kiện và mức thu nhập thực tế của đối tượng

Sáu là: Đa dạng hoá các loại hình giáo dục và đào tạo

Đa dạng hoá loại hình GD-ĐT nhằm thực hiện ước muốn của Chủ tịch HồChí Minh và nguyện vọng thiết tha của nhân dân lao động "ai cũng được họchành", quan điểm này cũng phù hợp với xu thế phát triển giáo dục hiện đại ngàynay

Việc đa dạng hoá các loại hình GD-ĐT trước hết là để tạo ra và duy trì

sự bình đẳng về giáo dục, đồng thời để đáp ứng nhu cầu bức bách của việchọc đối với nước ta trong tình hình hiện nay Đa dạng hoá các loại hình GD-

Trang 26

ĐT để tạo ra cơ hội cho mọi người có thể chọn cách học phù hợp với nhu cầu,khả năng và hoàn cảnh của mình.

Đa dạng hoá các loại hình giáo dục bằng việc mở thêm trường báncông, dân lập, tư thục, các hình thức đào tạo không tập trung, từ xa, tại chức,đại học mở Trong đó trường công lập giữ vai trò nòng cốt Nòng cốt về chấtlượng giáo dục, mẫu mực về thực hiện kỷ cương và nền nềp, chất lượng quản

lý, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Để thực hiện tốtquan điểm đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo, nhà nước phải thốngnhất quản lý từ nội dung, chương trình, quy chế học, thi cử, văn bằng, tiêuchuẩn giáo viên

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 được toàn Đảng, toàn dân hoannghênh và tích cực hưởng ứng, mau chóng đi vào cuộc sống Sau 5 năm thựchiện Nghị quyết Đại Hội VIII và Nghị quyết Trung ương 2(khoá VIII) “Giáodục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất Trình độ dân trí và chấtlượng nguồn nhân lực được nâng lên Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mùchữ và phổ cập giáo dục tiểu học”[22, tr.69] Tuy vậy, chất lượng GD-ĐT cònthấp so với yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH Mục tiêu, nội dung, chươngtrình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học, cơ cấu đào tạo, trình độ quản lý

có nhiều thiếu sót Hiện tượng tiêu cực trong GD-ĐT đáng lo ngại Chi phí họctập cao, so với khả năng thu nhập của nhân dân, nhất là người nghèo Giáo dục

và đào tạo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn…

Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ mà khoa học và công nghệ sẽ có bướcnhảy vọt Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triểnlực lượng sản xuất Nhằm khắc phục những hạn chế của GD-ĐT, để đáp ứngvới yêu cầu nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH, Đại hội Đảng lần thứIX(4/2001), đã chỉ rõ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổimới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường, lớp và hệ thống quản

Trang 27

lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”…thực hiện “giáodục cho mọi người” “cả nước trở thành một xã hội học tập”[22, tr.109]

Thực hiện chủ trương trên, GD-ĐT nước nhà đang có những bước pháttriển tích cực Để phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được và khắc phụcnhững hạn chế, Hội nghị Trung ương 6(khoá IX), họp từ ngày 4 đến ngày 15-7-2002, sau khi đánh giá một cách khách quan, toàn diện những thành tựu vàyếu kém trên tất cả các mặt của GD-ĐT trong hơn 5 năm thực hiện NQTW2

đã khẳng định lại một lần nữa những quan điểm, chủ trương phát triển

GD-ĐT mà NQTW2 đã đề ra Đồng thời nhấn mạnh:

Thời gian tới, các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải chỉ đạo ngành giáodục phát huy những thành quả đã đạt được trong thực hiện Nghịquyết Trung ương 2, hoàn thành tốt đẹp những việc đang dở dang vàbắt tay triển khai ngay các việc còn tồn đọng, nhất là các vấn đề bứcxúc, nổi cộm chưa được giải quyết, khắc phục yếu kém, bất cậpnhằm đưa nền giáo dục nước nhà vào thế ổn định và phát triển nhanh

cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhânlực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (23, tr.40)

Trên đây là những quan điểm cơ bản của Đảng ta về GD-ĐT trong thời

kỳ đổi mới Những quan điểm trên là định hướng phát triển sự nghiệp GD-ĐTcủa Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI Để thểchế hoá quan điểm, đường lối của Đảng vào cuộc sống, Quốc hội nước Cộnghoà XHCN Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 4 này 2-2-1998 đã thông qua Luậtgiáo dục (Hiện nay đã có Luật giáo dục mới do QH khoá XI kỳ họp thứ 7thông qua ngày 14-6-2005) Những quan điểm của Đảng cũng như Luật giáodục của Nhà nước là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà đề ra những chủtrương, giải pháp phát triển GD-ĐT của tỉnh

Trang 28

1.2.2 Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, đề ra chủ trương về phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với điều kiện của tỉnh

Thời kỳ 1989 - 1995

Sau ngày tái lập (7-1989), ngoài khó khăn chung của tình hình cáchmạng thế giới, tình hình khủng hoảng KT - XH đất nước, tỉnh Khánh Hoà còngặp nhiều khó khăn bất lợi đặc thù Công tác tổ chức bộ máy Đảng, chínhquyền, các đoàn thể các cấp thiếu ổn định, hiện tượng mất đoàn kết kéo dài, cólúc nghiêm trọng làm cho kinh tế không phát triển được, xã hội rối ren phứctạp, lòng tin của quần chúng vào Đảng vào chính quyền sa sút Đánh giá về vấn

đề này, Nghị quyết Tỉnh uỷ lần thứ 5 họp ngày 26-12-1990 đã thẳng thắn thừanhận" Các cơ quan trong hệ thống chính trị thiếu sự phối hợp chặt chẽ, cácngành nội chính chưa có sự thống nhất cao Một số việc tiêu cực liên quanđến các ngành nội chính thường không được xử lý, hoặc xử lý kéo dài, đã làmgiảm lòng tin với nhân dân…"[64, tr.5]

Ngành GD-ĐT của tỉnh Khánh Hoà vừa mới tái lập, cũng phải chịuảnh hưởng của những khó khăn, hạn chế đó Hệ thống trường lớp xuống cấpnghiêm trọng, ngành học mầm non đang trong tình trạng tan rã Học sinh bỏhọc, giáo viên bỏ việc ngày càng nhiều Số lượng theo học các trường dạynghề, đào tạo công nhân kỹ thuật thưa thớt Chất lượng GD-ĐT nói chung sasút đáng báo động Báo cáo tổng kết năm học 1988-1989 ngành mầm non tỉnhPhú Khánh (cũ) ngày 15-8-1989 (được đánh giá sau ngày tách tỉnh) cho biết:

Một hiện tượng đáng lo ngại là do tình hình kinh tế và nhận thức hiệnnay, điều kiện nuôi dưỡng, mức ăn của trẻ ở khu vực tập thể và miềnnúi quá thấp, chất lượng bữa ăn của nhiều nơi giảm sút, các nguồn thunhiều nơi không còn, chỉ còn mẹ đóng góp Mức đóng lại quá thấp cónơi mức thấp nhất là 15-20đ/ngày như huyện Tuy Hoà, Cam Ranh vì

Trang 29

vậy, trẻ ăn rất khổ, không đủ nhu cầu tối thiểu để chống suy dinhdưỡng Có nơi như thị trấn Tô Hạp - Khánh Sơn không tổ chức nuôiđược nhà trẻ, không có giường nằm, không có đồ chơi tình trạng trẻ

bị còi xương suy dinh dưỡng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 30-40% có nơicòn cao hơn nữa, nhất là miền núi và vùng nông thôn khó khăn" [34,tr.5]

Trước thực trạng đó, trong các Hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 2(ngày 1990), Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 5(ngày26-12-1990) và Hội nghị Tỉnh ủy lầnthứ 11(ngày 4-12-1992), Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã đề ra một số chủ trương

Hai là, sắp xếp lại tổ chức, bố trí lại cán bộ, giáo viên cho phù hợp tình hình mới Xác định quy mô hợp lý các cấp học, quy hoạch hệ thống trường học theo phương thức tổ chức mới.

Sau khi tái lập, tỉnh Khánh Hòa đã chủ trương điều chỉnh bố trí cán bộgiáo dục từ Sở xuống cấp cơ sở Điều động thuyên chuyển số giáo viên từ nơithừa sang nơi thiếu, từ cấp II, III sang dạy cấp I Trong tình hình kinh tế khókhăn đã quy hoạch lại các trường cho phù hợp với yêu cầu giáo dục phổ thôngtheo biểu mới, tên gọi mới Nghị quyết chỉ rõ: "sơ kết một bước việc quản lý

Trang 30

ngành của y tế và giáo dục, có biện pháp bổ sung đồng bộ, nhất là quan hệgiữa sở chủ quản và địa phương" [65, tr.8] "nghiên cứu bố trí sắp xếp và sửdụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có ngành giáo dục cùng với các ngànhchức năng xác định quy mô hợp lý giữa các cấp học phổ thông và đào tạo phùhợp với điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh" [63, tr.5-6]

Ba là, chống xuống cấp GD-ĐT cả về quy mô, số lượng và chất lượng bằng các biện pháp khuyến học, chăm lo đời sống giáo viên.

Nghị quyết Tỉnh ủy chỉ rõ:

Từng bước có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêucầu mới Nâng cấp trường lớp, chăm lo đời sống giáo viên Kết hợp chặtchẽ giữa nhà trường, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và gia đìnhtrong việc giáo dục học sinh Tăng cường việc giáo dục chính trị, truyềnthống cách mạng, đạo đức tư cách, đề cao kỷ luật trong nhà trường.[63, tr.5-6]

Giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, đa dạng hoá các hình thức đào tạo theo hướng

mở rộng hệ trường bán công, dân lập Phát triển mạnh các hình thức dạynghề, đào tạo công nhân kỹ thuật, khuyến khích dạy và học ngoại ngữ, tinhọc Có quy định của địa phương bổ sung chính sách của Trung ương vềviệc thực hiện chính sách động viên giáo viên dạy giỏi, học sinh họcgiỏi và quy định chặt chẽ việc đóng góp của học sinh trong trường Chútrọng bồi dưỡng nhân tài, có chính sách khuyến khích học sinh nghèohọc giỏi"[65, tr.8]

Đây là những chủ trương có thể đánh giá ở mức thấp so với yêu cầu đòihỏi của sự nghiệp phát triển GD-ĐT, song phù hợp với điều kiện cụ thể củatỉnh Khánh Hoà lúc đó Thực hiện chủ trương trên, giáo dục Khánh Hoà đãđạt được những tiến bộ nhất định Đã phát triển nhiều loại hình trường lớp,góp phần nâng cao dân trí, phát triển đội ngũ lao động có kỹ thuật, có văn

Trang 31

hoá, từng bước phát hiện và bồi dưỡng nhân tài Đến năm 1993 số lượnghọc sinh đến trường là 20 vạn, chiếm hơn 1/5 dân số của Tỉnh Hệ thốnggiáo dục hoàn chỉnh với 4 ngành học, mạng lưới trường lớp được phát triểnrộng khắp và được quy hoạch sắp xếp lại phù hợp với điều kiện KT - XHcủa địa phương Công tác PCGDTH, chống mù chữ có tiến bộ rõ rệt, đã có

2 huyện, 64 xã, phường được công nhận đạt tiêu chuẩn XMC - PCGDTH.Chất lượng GD-ĐT có chuyển biến đáng kể Hàng năm đạt 15-20 giải họcsinh giỏi quốc gia Thi vào đại học, cao đẳng đỗ 20% trên tổng số học sinh

dự thi[66, tr.5] Quản lý giáo dục có đổi mới quan trọng nhất là việc thốngnhất quản lý theo ngành đã được thực hiện, tạo điều kiện tốt cho việc chỉđạo, điều hành toàn ngành triển khai đồng bộ các mục tiêu nhiệm vụ

Tuy nhiên, giáo dục Khánh Hoà lúc này vẫn còn rất nhiều yếu kém.Chất lượng GD-ĐT, nhất là giáo dục đạo đức cho học sinh còn thấp, chưa đápứng kịp xu thế đổi mới, chưa thực sự trở thành động lực quan trọng cho sựphát triển của xã hội Điều kiện vật chất kỹ thuật phục vụ cho giáo dục thiếuthốn, cũ kỹ, nhất là các trường tiểu học xã, phường Các vùng nông thôn, miềnnúi, hải đảo còn nhiều khó khăn trong dạy và học Đội ngũ giáo viên không đồng

bộ về cơ cấu và trình độ Thiếu giáo viên cấp I, thừa giáo viên cấp III Đội ngũcán bộ quản lý còn mỏng và thiếu kinh nghiệm Số học sinh bỏ học còn cao, cấpI: 6,7%, cấp II: 17,6% và cấp III: 9,08%[66, tr.6] Hệ thống nhà trẻ, trường mẫugiáo ở nông thôn và miền núi hầu như tan rã Tác động của tình hình quốc tế vàtình hình các mặt tiêu cực ngoài xã hội vào nhà trường rất lớn Học chính trị,giáo dục thể chất, thẩm mỹ, đạo đức, quốc phòng bị xem nhẹ Việc thực hiệnNghị quyết 14 NQ/TW của Bộ chính trị khoá IV về cải cách giáo dục chưa cókết quả đáng kể Hệ thống GD-ĐT đang trong tình trạng quá tải, mất cân đốinghiêm trọng

Trang 32

Thực hiện quan điểm đổi mới sâu sắc toàn diện, đồng bộ song có bước

đi phù hợp, Hội nghị Trung ương 4(Khoá VII) của Đảng đã đề ra các Nghịquyết nhằm giải quyết các vấn đề văn hoá, xã hội cấp bách phù hợp với tiếntrình đổi mới kinh tế đất nước Trong đó có Nghị quyết chuyên đề "Về tiếptục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo" Đây là nghị quyết chuyên đề đầutiên bàn riêng về giáo dục Những quan điểm của NQTW4(Khoá VII) đã soiđường cho GD-ĐT nói chung và GD-ĐT Khánh Hoà nói riêng, đưa nền giáodục nước nhà bước vào một giai đoạn mới Thực hiện đường lối của Đảng,Tỉnh uỷ Khánh Hoà đã đề ra Chương trình hành động, chỉ rõ:

Mục tiêu giáo dục, đào tạo của tỉnh từ nay đến 1995 là tập trung xoá

mù chữ, phổ cập tiểu học, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục phổthông và đào tạo nghề Đi đôi với phát triển và bồi dưỡng nhân tài, đàotạo con người toàn diện là trang bị kiến thức văn hoá, đạo đức, côngdân, sức khoẻ và tay nghề lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế, văn hoá xã hội đa dạng của tỉnh"[66, tr.6]

Để thực hiện mục tiêu trên Chương trình còn chỉ rõ phương hướng,nhiệm vụ và những biện pháp cụ thể như:

Phải tập trung làm chuyển biến nhận thức của toàn xã hội về vai trò vị

trí “quốc sách hàng đầu" của sự nghiệp GD-ĐT, xác định rõ trách nhiệm củagia đình, nhà trường, của từng ngành, từng cấp và toàn xã hội

Xác định rõ hệ thống và quy mô phát triển các cấp học, ngành học để

có thể thực hiện tốt mục tiêu GD-ĐT trong thời gian tới, với những chỉ tiêu cơ

bản như: Huy động được tối thiểu 75% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo để chuẩn bị

vào lớp một Cuối năm 1995 các huyện, thành phố đồng bằng hoàn thành việc

xoá mù chữ Khuyến khích mở rộng hệ bán công, dân lập để thu hút hết sốhọc sinh có nhu cầu học tập Tỷ lệ tuyển sinh quốc lập cấp II không quá 70%,

Trang 33

cấp III không quá 30% Xây dựng và ổn định các trung tâm giáo dục thườngxuyên, dạy nghề tổng hợp Sắp xếp lại các trường chuyên để đào tạo nhân tài.

Tiếp tục xây dựng và phát triển giáo dục miền núi, dân tộc, hải đảo:Với

quan điểm chính là đưa học sinh dân tộc đã học hết cấp II vào trường dự bị đạihọc dân tộc để đào tạo tiếp Chú ý đào tạo giáo viên người dân tộc Ở miền núichú ý mở các trường lớp ghép gần buôn làng để huy động hết số học sinh ở độtuổi đến lớp Sớm hoàn thành xây dựng 2 trường thanh thiếu niên dân tộc nội trúKhánh Sơn, Khánh Vĩnh, vừa học vừa làm gắn với điều kiện KT - XH từng địaphương

Củng cố và ổn định đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý: Sắp xếp lại đội

ngũ giáo viên hiện có một cách hợp lý giữa các cấp và từng khu vực Có chế

độ ưu đãi với cán bộ quản lý và giáo viên giỏi, có nhiều sáng kiến và phục vụnơi khó khăn Tích cực xây dựng đội ngũ kế cận từ Sở xuống cơ sở

Tăng cường công tác Đảng, công tác Đoàn, Đội trong nhà trường: Đẩy

mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đổi mới công tác quản lý GD-ĐT nhằm đảmbảo thực hiện tốt NQTW4 “về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục, đào tạo"

Dưới ánh sáng NQTW 4 (khoá VII) và Chương trình hành động của Tỉnh

uỷ, được sự quan tâm của các ngành, các cấp, các địa phương, đặc biệt là sựquan tâm ủng hộ của nhân dân trong Tỉnh, GD-ĐT của Khánh Hoà đã có bướcchuyển biến đáng kể, tuy chưa nhiều song đây là những thành tựu bước đầuquan trọng làm tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo

Thời kỳ 1996-2000

Sau 10 năm đổi mới, nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước theo tinh thần Đại hội VIII của Đảng (1996) Hoà chungvới bước phát triển đi lên của đất nước, tỉnh Khánh Hoà bước vào thời kỳ mớivới những thuận lợi hơn: Kinh tế liên tục tăng trưởng cao và toàn diện, cácchỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch Tổng sản phẩm GDP trên địa bàn

Trang 34

tỉnh bình quân hàng năm tăng 13% (cả nước 8,2%) gấp 1,9 lần so với năm

1990 Thu nhập bình quân đầu người đạt 3,4 triệu đồng/năm (310 USD) Sảnxuất nông nghiệp tương đối toàn diện, bình quân hàng năm tăng 3,8%, lươngthực ổn định Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã cơ bản vượt quathời kỳ khó khăn lúc mới chuyển đổi cơ chế, tốc độ tăng trưởng bình quânhằng năm gần 21%, tăng gần 2 lần so với năm 1991 Tổng các nguồn đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở sản xuất kinh doanh ước tính 1.400 tỷđồng Điện lưới quốc gia đến tất cả các huyện lỵ và 85/128 xã, phường trongtỉnh[1, tr.12,13] Hệ thống đường giao thông đô thị và nông thôn, các bến bãiđược xây dựng, cải tạo và nâng cấp một bước, đường ô tô đã đến tất cả các

xã Hệ thống thông tin liên lạc được mở rộng và nâng cấp với thiết bị côngnghệ mới, hiện đại, các huyện đều có tổng đài điện tử 100/128 xã, phường cómáy điện thoại, bình quân 100 người dân có 01 máy điện thoại Kinh tế đốingoại được mở rộng có 17 dự án được cấp giấy phép và triển khai với tổng sốvốn trên 100 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 31%.Năm 1995 đạt gần 64 triệu USD, tăng 3,8 lần so với năm 1990 Tổng thungân sách tăng 11 lần so với năm 1990 (thời giá 1996), chiếm 19% GDP củatỉnh[1, tr.14,15] Đóng góp cho Trung ương năm sau cao hơn năm trước vàdành một tỷ lệ đáng kể để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Các công trìnhphúc lợi công cộng như cấp thoát nước, văn hoá, thể dục thể thao, giáo dục, y

tế, phát thanh truyền hình được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, gópphần đáp ứng yêu cầu đời sống nhân dân

Riêng về GD-ĐT, mạng lưới trường học đã được sắp xếp lại, đa dạnghoá các loại hình giáo dục, số học sinh các cấp học, ngành học đều tăng, chấtlượng được nâng lên, có 5/7 huyện, 102/128 xã phường được công nhậnXMC - PCGDTH theo tiêu chuẩn quốc gia[1, tr.23] Đã duy trì và phát triểntrường nội trú cho con em các dân tộc thiểu số Phong trào học nghề, học

Trang 35

ngoại ngữ, tin học được mở rộng, nhất là trong thanh niên Các trườngchuyên, lớp chọn chất lượng khá Công tác đào tạo và đào tạo lại có hình thức

đa dạng hơn Đầu tư sửa chữa nâng cấp, xây dựng mới trường lớp nhiều hơntrước

Tuy nhiên, ở Khánh Hoà lúc này cũng còn nhiều khó khăn, yếu kém Đờisống đồng bào dân tộc còn quá thấp, số hộ đói lúc giáp hạt không giảm, suy dinhdưỡng, nhất là ở trẻ em còn cao Việc thực hiện các chương trình KT - XH cònlúng túng thiếu đồng bộ, thiếu kiểm tra quản lý chặt chẽ, công tác giao đất khoánrừng còn quá chậm nên chưa hạn chế được các tình trạng du canh, du cư Pháthuy hiệu quả đồng vốn đầu tư thấp, điều kiện vật chất và sinh hoạt văn hoá tinhthần của đồng bào dân tộc miền núi, hải đảo còn nhiều khó khăn, môi trườngcảnh quan thiên nhiên chưa được quan tâm bảo vệ đúng mức Cuộc đấu tranhchống tham nhũng hiệu quả còn thấp, buôn lậu có chiều hướng phát triển, tìnhtrạng lãng phí của công còn lớn tạo ra tâm lý thiếu tin tưởng và dư luận xã hộikhá phức tạp Công tác bảo vệ an ninh trật tự còn nhiều mặt yếu, sơ hở và mấtcảnh giác, trật tự an toàn xã hội còn nhiều phức tạp, tội phạm hình sự có mặtnghiêm trọng…

Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh KhánhHoà nhiệm kỳ 1996-2000 được tiến hành từ ngày 23 đến 26-4-1996 Sau khiđánh giá khách quan, toàn diện tình hình KT - XH của tỉnh trong 5 năm qua,Đại hội đã đề ra chủ trương chung cho kế hoạch phát triển KT - XH giai đoạn1996-2000 Trong đó, về GD-ĐT, Đại hội chỉ rõ:

Giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng dạy và học Chú trọng việcgiáo dục đạo đức trong các trường học, kết hợp dạy những kiến thức vềđịnh hướng nghề nghiệp ngay trong các trường phổ thông trung học.Dành kinh phí thích đáng để đầu tư nâng cấp các phòng học và thiết bịdạy học, đảm bảo các điều kiện cần thiết để dạy tốt, học tốt, từng bướcnâng cao chất lượng dạy và học Phấn đấu đến năm 1998-1999 toàn

Trang 36

tỉnh được công nhận xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học theo tiêuchuẩn quốc gia và hoàn thành việc tách các trường tiểu học khỏi trườngphổ thông cơ sở.

Phát triển mạnh các hình thức dạy nghề, đào tạo phù hợp với các yêu cầuphát triển sản xuất Củng cố và nâng cao các trung tâm giáo dục thườngxuyên ở tỉnh và huyện, trường Cao đẳng Sư phạm, các trường trung họcliên kết với các trường đại học trong nước để đẩy mạnh việc đào tạo vàđào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh Pháttriển mạnh việc dạy và học ngoại ngữ, vi tính" [1, tr.152-153]

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà lần thứ XIII được đưavào cuộc sống cùng lúc với đường lối của Đảng tại Đại hội VIII vàNQTW2 "về định hướng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000" Để bám sáthơn đường lối của Đảng về GD-ĐT trong thời kỳ mới, tại Hội nghị lần thứ

5, Tỉnh uỷ Khánh Hoà đã đề ra Chương trình hành động thực hiện NQTW2(khoá VIII), Chương trình hành động là sự kế thừa quan điểm phát triểnGD-ĐT của Đảng ta ở NQTW2 và của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIIItrước đó, nhưng trên tinh thần mới, tư duy mới Đồng thời đánh dấu sựchuyển biến lớn trong tư tưởng và hành động của tỉnh Khánh Hoà trongviệc chăm lo xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo TrongChương trình hành động thực hiện NQTW2, Tỉnh uỷ Khánh Hoà đã xácđịnh một số chủ trương sau:

Thứ nhất, phát triển nhanh quy mô giáo dục và đào tạo: Với những chỉ

tiêu cơ bản như: Có 5 - 6% số trẻ dưới 3 tuổi, 50% số trẻ từ 3 - 5 tuổi được học ởcác trường mầm non, trong đó có 90-95% số trẻ 5 tuổi được học mẫu giáo Có98% số trẻ từ 6 - 11 tuổi được đi học ở các trường tiểu học, 50% thanh, thiếuniên từ 12-18 tuổi đi học trung học Từ 5-6% dân số ở độ tuổi 18-23 học đại học,

Trang 37

cao đẳng hoặc có trình độ đại học, cao đẳng Từ 20-25% số lao động được đàotạo nghề Hoàn thành XMC - PCGDTH theo tiêu chuẩn quốc gia vào năm 1997.Phổ cập THCS ở Nha Trang và các thị trấn, các xã có điều kiện[70, tr.6].

Thứ hai, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo mọi mặt: Chương

trình chỉ rõ một số yêu cầu: Thống nhất quản lý tất cả các loại hình giáo dụcmầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hầu hết học sinh tiểuhọc được học đủ 9 môn Phấn đấu mỗi huyện có 2 trường tiểu học, riêng NhaTrang có từ 4 - 5 trường dạy 2 buổi/ ngày Các ngành học đều xây dựng hệthống trung tâm chất lượng cao với khoảng 10% học sinh được học chươngtrình này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo 100% số trường THPT

và 50% số trường THCS được học tin học như một môn học 100% trườngtrung học, 20% trường tiểu học được học ngoại ngữ[70, tr.7] Thực hiện tốtviệc chống tái mù chữ và thu hẹp diện mù chữ ở độ tuổi 35 trở lên, tạo mọi cơhội thuận lợi cho người dân được học tập nâng cao trình độ Nâng cao chấtlượng đào tạo của các trường cao đẳng, các trường chuyên nghiệp, các loại hìnhđại học tại chức và tạo chuyển biến rõ rệt trong đào tạo nghề, đáp ứng kịp thời và

có hiệu quả nhu cầu phát triển KT - XH của địa phương

Thứ ba, tăng cường đầu tư các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo:

Với mục tiêu đề ra là, ngân sách Nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổngnguồn lực của GD-ĐT, đảm bảo 23%-25% tổng chi của tỉnh trở lên (không

kể các chương trình mục tiêu của Trung ương) Ngoài ra tăng cường cácnguồn vốn khác như nguồn viện trợ, vốn vay quốc tế, quĩ đóng góp của phụhuynh học sinh theo quy định, xổ số kiến thiết, cơ sở sử dụng người lao động

đã đào tạo Trong đó, dành tỉ lệ thích đáng để chống xuống cấp, ngói hoá toàn

bộ các trường thuộc 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh Đầu tư xây dựng cơbản tập trung theo dự án, để xây dựng hoàn chỉnh toàn bộ các trường phổthông Xây dựng nhà công vụ cho giáo viên ở các vùng xa, hải đảo và 2 huyệnmiền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh Quy định các địa phương đều dành quĩ đất

Trang 38

để xây dựng trường học Hàng năm dành từ 6-8% kinh phí chi thường xuyên

để mua sắm sách và thiết bị trường học

Thứ tư , xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học: Quan điểm đề ra là, phải xây dựng đội ngũ giáo viên các ngành

học, cấp học, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình gắn với việc nângcao phẩm chất đạo đức, chính trị và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, bằngviệc đẩy mạnh và tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồidưỡng thường xuyên và chuẩn hoá Từ 1997-2000 phải đạt được các yêu cầusau: Giáo viên mầm non phải có trình độ: 30% trung cấp sư phạm và 20% caođẳng sư phạm Giáo viên tiểu học đều chuẩn hoá trung học sư phạm, trong đó

có 20% trình độ cao đẳng sư phạm và 5% trình độ đại học Giáo viên trunghọc cơ sở chuẩn hoá cao đẳng sư phạm, trong đó có 20% trình độ đại học sưphạm và 1% trình độ thạc sĩ Giáo viên trung học phổ thông chuẩn hoá đạihọc sư phạm, trong đó có 5% trình độ thạc sĩ Đào tạo giáo viên phải gắn với

kế hoạch sử dụng cụ thể Thực hiện chính sách ưu đãi của địa phương đối vớihọc sinh sư phạm để thu hút học sinh giỏi vào ngành Tăng phụ cấp đối vớicán bộ giáo viên công tác ở miền núi, hải đảo, trước mắt Tỉnh trợ cấp thêm50.000đ/người/tháng bắt đầu từ 1-4-1997[70, tr.9] Tạo điều kiện thuận lợicho gia đình cán bộ, giáo viên được sớm ổn định chỗ ở

Thứ năm, tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo: Tăng cường giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân

đưa việc giảng dạy chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhàtrường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học Coi trọng môn khoa học xã hội

và nhân văn, nhất là tiếng Việt, văn hoá và lịch sử dân tộc, địa lý Việt Nam.Cải tiến giáo dục đạo đức, bồi dưỡng ý chí vươn lên vì tương lai bản thân vàtiền đồ quê hương đất nước

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giáo dục tích cực lấy họcsinh là trung tâm Bổ sung những nội dung cần thiết theo hướng bảo đảm kiến

Trang 39

thức cơ bản, tăng cường nội dung khoa học, công nghệ ứng dụng, tăng cườnggiáo dục kỹ thuật tổng hợp và năng lực thực hành ở phổ thông, kỹ năng ngànhnghề ở khối đào tạo.

Thứ sáu, đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo Với phương hướng

cơ bản là làm tốt việc dự báo phát triển GD-ĐT Tiếp tục nâng cao hiệu lực quản

lý giáo dục thống nhất trên địa bàn Tỉnh, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữacác ngành giáo dục với các ban ngành đoàn thể, chính quyền các cấp, coi trọng sựkết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội Kiên quyết lập lại trật tự, kỷcương trong GD-ĐT, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tích cực ngănngừa ma tuý và những tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường; đẩy mạnh phongtrào văn hoá, văn nghệ, phù hợp với lứa tuổi học sinh; chấm dứt tình trạng dạythêm, học thêm tràn lan

Làm tốt quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý giáo dục, tăngcường thanh tra giáo dục Tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới trường học, cấp học,ngành học Coi trọng hơn nữa công tác nghiên cứu và phổ biến kiến thức khoahọc giáo dục

Thứ bảy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục và đào tạo:Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với ngành GD-ĐT,

nâng cao chất lượng sinh hoạt, khả năng xây dựng Nghị quyết trong toànngành giáo dục và đào tạo Xây dựng và củng cố tổ chức Đảng trong ngànhgiáo dục, đẩy mạnh phát triển Đảng trong giáo viên để tiến tới các trườnghọc đều có chi bộ Đảng hoặc tổ Đảng…

Coi việc quan tâm phát triển GD-ĐT ở địa phương và việc tổ chức họctập bồi dưỡng trình độ cho cán bộ trong đơn vị là một tiêu chuẩn để xét côngnhận đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh

Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, nhất là NQTW2(khoáVIII), được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh, nền GD-ĐTcủa tỉnh Khánh Hoà trong những năm 1996-2000 đã có những bước tiến

Trang 40

dài, phát triển cả về quy mô, loại hình và chất lượng, trình độ dân trí đãđược nâng lên một cách đáng kể.

Thời kỳ 2001-2005

Bước vào thời kỳ 2001-2005 tỉnh Khánh Hoà có những thuận lợi mới:

Đó là KT - XH đã vượt qua thời kỳ khó khăn thử thách nhất, đi vào ổn định

và phát triển Những năm 1996-2000 tỉnh Khánh Hoà đã duy trì được tốc độtăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 8,2%, mặc dù chưa đạt được mụctiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra (12-14%), nhưng đây là mứctăng trưởng khá, trong điều kiện có rất nhiều khó khăn (nhất là cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ trên thế giới và khu vực 1997) GDP bình quân đầungười đến năm 2000 đạt 401 USD, tăng hơn 40% so với năm 1995 Cơ cấukinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và dulịch, phù hợp với cơ chế thị trường Tính đến năm 2000 tỷ trọng trong GDPcủa ngành công nghiệp chiếm 36,9%, dịch vụ chiếm 34,6%; nông, lâm, thuỷsản chiếm 28,5% Lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn có chuyển biến tíchcực, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm là 4,2%, đạt đượcmục tiêu đề ra Sản lượng lương thực năm 2000 là 189 ngàn tấn Các ngànhdịch vụ và du lịch có thêm nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhờ đó tốc độtăng trưởng hàng năm đạt 11,5%, trong đó du lịch đạt 17,4% năm Kinh tế đốingoại tiếp tục phát triển, giá trị xuất khẩu bình quân (1996-2000) tăng 22,1%,năm 2000 xuất khẩu đạt 181 triệu USD, trong đó xuất khẩu địa phương ước đạt

148 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với năm 1995 Thu ngân sách đạt khá, chiếm18,4% tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP), vượt dự toán đề ra, thu năm sau cao hơnnăm trước và có phần đóng góp vào ngân sách của cả nước[3, tr.68,69,70,71]

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các mặt văn hoá xã hội được quantâm, do đó các hoạt động văn hoá -xã hội, đời sống vật chất tinh thần củanhân dân được ổn định và cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ăn, mặc, đi lại,học tập, chữa bệnh của nhân dân

Ngày đăng: 06/11/2016, 15:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Ban Chấp hành Trung ương (1993), Nghị quyết 04-NQ/HNTW, Hội nghị lần thứ Tư, (Khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 04-NQ/HNTW, Hội nghị lần thứ Tư, (Khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 1993
12. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hoà (2004), Tài liệu học tập bồi dưỡng chính trị hè cho cán bộ, giáo viên, Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập bồi dưỡng chính trị hè cho cán bộ, giáo viên
Tác giả: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hoà
Năm: 2004
13. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Khánh Hoà (2005), Tài liệu học tập bồi dưỡng chính trị hè 2005 (dùng cho cán bộ quản lý và giáo viên ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Khánh Hoà), Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập bồi dưỡng chính trị hè 2005 (dùng cho cán bộ quản lý và giáo viên ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Khánh Hoà)
Tác giả: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Khánh Hoà
Năm: 2005
14. Bộ Giáo dục - Đào tạo, (1995) 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945-1995), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945-1995)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1996
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ Hai Ban chấp hành Trung ương Khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ Hai Ban chấp hành Trung ương Khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1997
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
23. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ Sáu Ban chấp hành Trung ương (Khóa IX), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ Sáu Ban chấp hành Trung ương (Khóa IX)
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2002
24. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
28. C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 4
Nhà XB: Nxb CTQG
29. Hồ Chí Minh (1945), “Thư gửi các học sinh”, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr.32 - 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư gửi các học sinh”, "Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1945
30. Hồ Chí Minh (1945), “Gửi các chiến sĩ miền Nam”, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000. tr. 120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gửi các chiến sĩ miền Nam”, "Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1945
31. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 9
Nhà XB: Nxb CTQG
32. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 10
Nhà XB: Nxb CTQG
33. Đỗ Mười(1993), “Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”. Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII tháng 02 năm 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”
Tác giả: Đỗ Mười
Năm: 1993
80. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (2005), Địa chí Khánh Hoà, Nxb CTQG. H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Khánh Hoà
Tác giả: Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà
Nhà XB: Nxb CTQG. H
Năm: 2005
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 1996 - 2000 Khác
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà (2001), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hoà (1930-1975) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w