1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ LỊCH sử ĐẢNG CÔNG tác bảo vệ CHÍNH TRỊ nội bộ của ĐẢNG bộ THÀNH PHỐ cần THƠ TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

142 4,9K 40
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 863,5 KB

Nội dung

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn xác định bảo vệ chính trị nội bộ (trước đây gọi là bảo vệ Đảng) là vấn đề sống còn của cách mạng, gắn liền với vận mệnh và vai trò lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược lâu dài trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Mỗi khi cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới, Đảng ta đều có các chủ trương, biện pháp để xây dựng Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ (BVCTNB), làm thất bại âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ được tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi nầy đến thắng lợi khác.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rènluyện; là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phongcủa nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợiích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Từ khi rađời đến nay, Đảng ta luôn xác định bảo vệ chính trị nội bộ (trước đây gọi làbảo vệ Đảng) là vấn đề sống còn của cách mạng, gắn liền với vận mệnh và vaitrò lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược lâu dài trongtoàn bộ công tác xây dựng Đảng Mỗi khi cách mạng Việt Nam chuyển sangthời kỳ mới, Đảng ta đều có các chủ trương, biện pháp để xây dựng Đảng, bảo

vệ chính trị nội bộ (BVCTNB), làm thất bại âm mưu, thủ đoạn phá hoại củacác thế lực thù địch, bảo vệ được tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, lãnh đạocách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi nầy đến thắng lợi khác

Sau khi chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên xô và các nước Đông Âusụp đổ, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược “diễn biến hòabình”, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ các Đảng Cộng sản và các nước xã hộichủ nghĩa (XHCN) còn lại, trong đó Việt Nam được chúng coi là một trọngđiểm Để thực hiện ý đồ, các thế lực thù địch đã tiến hành nhiều âm mưu, thủđoạn thâm độc, phá hại về chính trị, tư tưởng; mua chuộc lôi kéo, cài cắmngười vào nội bộ ta để chống phá lâu dài từ bên trong, dùng kinh tế, văn hóa,giáo dục để chuyển hóa vấn đề chính trị; sử dụng các chiêu bài “dân chủ”,

“nhân quyền”, vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ đoàn kết dân tộc, hòng làmthay đổi chế độ chính trị nước ta Trước tình hình đó, trong những năm gầnđây, Đảng ta càng quan tâm hơn và đã có nhiều chủ trương, biện pháp tăngcường công tác BVCTNB trong tình hình mới

Thực tế hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đãđạt được những thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử Kinh tế - xã hội

Trang 2

có sự thay đổi căn bản, toàn diện và đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng; văn

hoá và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; đời sống nhân dân từng bước đượccải thiện; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới; hệ thống chính trị và khốiđại đoàn kết toàn dân được củng cố tăng cường; công tác xây dựng Đảng đạtmột số kết quả tích cực; chính trị - xã hội ổn định, vị thế của nước ta trêntrường quốc tế không ngừng nâng cao

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn nhiều yếu kém.Những nguy cơ, thách thức được Đảng chỉ ra từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóaVII, đến Đại hội X được Đảng ta chỉ rõ, chúng không những chưa mất đi, màcòn gây gắt hơn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp,không thể coi thường bất cứ nguy cơ thách thức nào Điều đó đã nói lên tínhchất quan trọng của việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnhđạo (NLLĐ) và sức chiến đấu (SCĐ) của Đảng trong thời kỳ mới Đặc biệt làtình trạng suy thoái, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, bệnh

cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, bè phái, chạy chức, chạy quyền, quan liêu, thamnhũng diễn ra ở không ít cán bộ, đảng viên, nếu không phát hiện, ngăn chặn,giải quyết kịp thời sẽ là yếu tố trực tiếp dẫn đến sự yếu kém của Đảng, làmmất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và làm Đảng suy yếu, mất vai trò lãnhđạo Do đó, việc nghiên cứu tìm giải pháp làm tốt công tác BVCTNB thật sựtrở thành một yêu cầu khách quan và bức xúc trong toàn Đảng cũng như ởtừng địa phương, cơ quan, đơn vị

BVCTNB là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối, Điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng,bảo vệ cán bộ, đảng viên BVCTNB là nhiệm vụ của toàn Đảng, trước hết làtrách nhiệm của các cấp ủy đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên

Quán triệt các chủ trương, quan điểm của Đảng về công tácBVCTNB, nhất là sau khi có Chỉ thị 23-CT/TW, ngày 12/6/1993 của BộChính trị (khóa VII) về tăng cường công tác BVCTNB trong tình hình mới;tiếp theo là Quy định số 75-QĐ/TW ngày 25/04/2000 và Quy định số 57- QĐ/

Trang 3

TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị (thay thế Quy định số 75- QĐ/TW) về

“một số vấn đề BVCTNB Đảng”; Đảng bộ thành phố Cần Thơ đã đặc biệtquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác BVCTNB và bước đầu đạtđược một số kết quả, tích cực góp phần vào việc xây dựng tổ chức Đảng, hệthống chính trị (HTCT) trong sạch, vững mạnh Tuy nhiên, trong quá trìnhthực hiện đã bọc lộ nhiều yếu kém và khó khăn, làm hạn chế nhất định đếnchất lượng, hiệu quả công tác BVCTNB ở địa phương Những yếu kém, khókhăn đó cần phải được nghiên cứu làm rõ, để có các giải pháp khắc phục.Song, ở thành phố Cần Thơ, công tác BVCTNB trong thời gian qua chủ yếuđược đề cập trong các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, báo cáo công tácxây dựng Đảng và một số chuyên đề về BVCTNB, chưa có tổ chức, cá nhânnghiên cứu có hệ thống vấn đề này, nên trong lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết

vụ việc cụ thể về BVCTNB còn nhiều bất cập, thiếu tính thống nhất, đồng bộ

và toàn diện

Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 20/01/2003 về phương hướng, nhiệm

vụ, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng đồngbằng Sông Cửu Long và Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của BộChính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, đều xác định thành phốkhông chỉ có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, mà còn là địa bàn trọngđiểm có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh vùng đồng bằng sông CửuLong Chính vì vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi đảng bộ thành phố phảiquan tâm đổi mới, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt coi trọng công tác BVCTNB,nhằm xây dựng đảng bộ vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đápứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới

Trang 4

Xuất phát từ yêu cầu và tính bức xúc nói nói trên, nên tôi đã chọn và

thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng

bộ thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay”.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn

C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin chưa có tác phẩm chuyên bàn vềBVCTNB, nhưng học thuyết của Mác - Lênin về Đảng Cộng sản và hoạtđộng thực tiễn của các ông trong việc đấu tranh chống các trào lưu tư tưởngđối lập, các loại chủ nghĩa cơ hội đã cung cấp những quan điểm, tư tưởng,nguyên tắc, phương pháp khoa học và những bài học kinh nghiệm quý báu, có

ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với công tác BVCTNB hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lêninphù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập và giáo dục, rèn luyệnĐảng ta thành một Đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân Trongquá trình xây dựng Đảng, Đảng ta luôn quan tâm đến việc bảo vệ Đảng,BVCTNB, coi đó là vấn đề xuyên suốt trong lịch sử hình thành và phát triểncủa Đảng Những năm gần đây, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng

đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác BVCTNB:

- Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là văn kiện Đại hội Đạibiểu toàn quốc của Đảng từ khóa VII đến khóa X, đã nêu một số quan điểm,giải pháp chung về công tác BVCTNB và khẳng định: phải "hết sức chú trọngcông tác bảo vệ Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức” [55, tr.296-297]

- Chỉ thị 23-CT/TW, ngày 12/6/1993 của Bộ Chính trị (khóa VII) về

“tăng cường công tác BVCTNB trong tình hình mới”, nhằm giáo dục ý thức

cảnh giác cách mạng của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên trước âm mưu

“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch

- Chỉ thị 24-CT/TW, ngày 10/12/1997 của Thường vụ Bộ Chính trị

(khóa VIII), “về việc quản lý, khai thác hồ sơ ta thu được của địch”, phục vụ

Trang 5

công việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến lịch sử chính trị của cán bộ,đảng viên và bảo vệ an ninh quốc gia.

- Chỉ thị 39-CT/TW, ngày 14/8/1998 của Bộ Chính trị, “về việc thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trong công tác BVCTNB” đề ra một số nhiệm vụ cụ

thể, trong đó có việc rà soát chính trị của cán bộ, đảng viên trong HTCT

- Quy định 75-QĐ/TW, ngày 25/4/2000 của Bộ Chính trị, “quy định một số vấn đề về BVCTNB Đảng” và Quy định 57-QĐ/TW, ngày 03/5/2007

của Bộ Chính trị (thay thế Quy định 75-QĐ/TW), làm cơ sở để xem xét tiêuchuẩn chính trị của người xin vào Đảng, tham gia cấp ủy, giữ các chức vụ chủchốt, làm việc ở các cơ quan trọng yếu, cơ mật, đảng viên ra nước ngoài hoặcquan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài

- Báo cáo tổng kết công tác BVCTNB thời kỳ 1986 – 2001 của Ban Bíthư Trung ương Đảng (khóa IX)

Một số cơ quan, đơn vị và cá nhân trong nước cũng đã tiến hànhnghiên cứu sâu về công tác BVCTNB, như:

- Ban BVCTNB Trung ương đã phối hợp với Nhà xuất bản chính trịquốc gia xuất bản cuốn sách "Bảo vệ Đảng - 40 năm hoạt động và trưởngthành (1962 - 2002)"

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài khoa học cấp bộ: “Đấu tranh phòngchống cơ hội chính trị trong các tổ chức Đảng”, do đồng chí Phạm Văn Thọ,Trưởng ban BVCTNB Trung ương làm chủ nhiệm Đề tài đã nghiên cứu nhậndiện về cơ hội chính trị, cơ hội thực dụng, vụ lợi của cán bộ, đảng viên trongcác cơ quan Đảng, Nhà nước

- Báo cáo của Thành ủy Cần Thơ, tổng kết tình hình thực hiện Quyđịnh 75 - QĐ/TW của Bộ Chính trị “quy định một số vấn đề BVCTNB Đảng”

và các vấn đề liên quan đến công tác BVCTNB

- Báo cáo của Thành ủy Cần Thơ, tổng kết tình hình thực hiện Chỉ thị

24 - CT/TW của Thường vụ Bộ Chính trị “về việc quản lý, khai thác hồ sơ tathu được của địch”

Trang 6

- Một số kết quả nghiên cứu bước đầu của Đề tài khoa học xã hội vànhân văn cấp thành phố: “Nghiên cứu tổ chức hoạt động của bộ máy chínhquyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch và các đảng phái, tổ chứcchính trị - xã hội phản động trên địa bàn thành phố Cần Thơ trước năm 1975”,

do đồng chí Đặng Tuấn Liệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban

tổ chức Thành ủy Cần Thơ, làm chủ nhiệm

- Một số luận văn cử nhân, cao cấp lý luận chính trị, luận án tiến sĩbảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ( nay là Học viện Chínhtrị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu, giải quyết một số vấn

đề chủ yếu của công tác BVCTNB, như:

+ “Những vấn đề chủ yếu về đổi mới công tác bảo vệ Đảng trong tìnhhình hiện nay”, luận án phó tiến sĩ Khoa học lịch sử ( 1996) của đồng chíKhổng Minh Trà

+ "Tăng cường công tác bảo vệ Đảng ở tỉnh Hoà Bình trong thời kỳmới", luận văn cử nhân chính trị (1998) của đồng chí Bùi Văn Lạnh

+ "Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ Đảng của tỉnh Gia Lai hiệnnay", luận văn cử nhân chính trị (2000) của đồng chí KSOR Nham

+ "Tổ chức bộ máy của Ban BVCTNB Trung ương hiện nay - Thựctrạng và giải pháp", luận văn cao cấp chính trị (2002) của đồng chí TrươngVăn Thẩm

+ "Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ Đảng ở tỉnh Cao Bằng trong thời

kỳ mới", luận văn cử nhân chính trị (2006) của đồng chí Nguyễn Trọng Tuyến

+ "Nâng cao chất lượng công tác BVCTNB ở các binh đoàn chủ lựctrong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay", luận án tiến sĩ Khoa học chínhtrị (2007) của đồng chí Bùi Quang Cường

- Một số bài viết của cán bộ lãnh đạo các cấp và các nhà khoa họcđăng trên Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xây dựng Đảng và Bản tin bảo vệ chínhtrị nội bộ

Trang 7

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận chủ yếu về BVCTNB và thựctrạng công tác BVCTNB của Đảng bộ thành phố Cần Thơ, luận văn đề xuấtphương hướng và các giải pháp tăng cường công tác BVCTNB của Đảng bộthành phố đến năm 2015

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp tăng cường công tácBVCTNB của Đảng bộ thành phố đến năm 2015

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Luận văn nghiên cứu tình hình chính trị nội bộ và công tác

BVCTNB của Đảng bộ thành phố Cần Thơ

- Thời gian, khảo sát nghiên cứu thực tiễn từ năm 2004 đến tháng6/2008 và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác này đến năm 2015

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu luận văn:

- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tácxây dựng Đảng, bảo vệ Đảng - BVCTNB

- Cơ sở thực tiễn: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của Đảng, Ban

BVCTNB Trung ương và báo cáo của các cấp ủy đảng ở đảng bộ thành phố vềxây dựng Đảng và BVCTNB; kết quả nghiên cứu các đề tài luận văn, luận án cóliên quan; kết hợp khảo sát thực tế một số tổ chức đảng ở thành phố Cần Thơ

Trang 8

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử vàlôgíc, kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học, thống kê, tổng hợp, phântích, so sánh, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn

6 Những đóng góp của luận văn

- Góp phần làm rõ quan niệm về công tác BVCTNB của Đảng bộthành phố Cần Thơ

- Những kinh nghiệm về công tác BVCTNB của đảng bộ thành phốtrong những năm qua

- Phương hướng, giải pháp chủ yếu tăng cường công tác BVCTNBcủa đảng bộ thành phố đến năm 2015

- Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảotrong nghiên cứu, giảng dạy, tập huấn về công tác xây dựng Đảng vàBVCTNB ở thành phố Cần Thơ

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 6 tiết

Trang 9

Chương 1

CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ CỦA ĐẢNG BỘ

THÀNH PHỐ CẦN THƠ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ

1.1.1 Đặc điểm của Đảng bộ thành phố Cần Thơ

1.1.1.1 Khái quát về thành phố Cần Thơ

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Namhoàn toàn được giải phóng, cả nước thống nhất đi lên CNXH Ngày24/3/1976, Chính phủ ra Nghị định số 03/NĐ/CP sáp nhập tỉnh Sóc Trăng,tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh mới lấy tên là Hậu Giang

Tháng 12/1991 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa VIII,

kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tách tỉnh hậu Giang thành hai tỉnh: Cần Thơ

và Sóc Trăng

Trước yêu cầu phát triển mới, tháng 01/ 2004, thành phố Cần Thơ trựcthuộc Trung ương được thành lập và đi vào hoạt động, trên cơ sở tỉnh CầnThơ tách ra thành hai đơn vị hành chính mới: thành phố Cần Thơ và tỉnh HậuGiang theo tinh thần Nghị quyết số 22/2003/QH của Quốc hội nước Cộng hòaXHCN Việt Nam Khóa XI, ngày 26/11/2003

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng hạ lưu châu thổ sông CửuLong, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, phía Bắc giáp tỉnh An Giang

và Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía Đông giáp Đồng Tháp vàVĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang Diện tích tự nhiên 1.400,96 Km2

(chiếm 3,52 % diện tích đồng bằng sông Cửu Long), trong đó diện tích đấtnông nghiệp 1.157,05 Km2 (chiếm 82,59 %), đất phi nông nghiệp 240,71 Km2

(chiếm 14,61 %) và đất chưa sử dụng 3,20 Km2 (chiếm 2,80 %)

Thành phố có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, nằm trên các trụctuyến giao thông thủy bộ quan trọng nhất của tiểu vùng Tây sông Hậu, là

Trang 10

điểm giao lưu kinh tế lớn trong tứ giác năng động: thành phố Cần Thơ - CàMau - An Giang - Kiên Giang Những đặc trưng đó thuận lợi cho thành phốphát triển đồng bộ các khu vực kinh tế theo hướng kinh tế vùng như khu côngnghiệp chế biến nông ngư sản và phục vụ nông ngư nghiệp; khu công nghiệp cócông nghệ cao, khu cảng biển và sân bay hàng không quốc tế, khu thương mại tậptrung đồng bộ với nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của toàn vùng.

Hiện nay, thành phố có 8 đơn vị hành chính cấp huyện: 4 quận (NinhKiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, ThốtNốt, Vĩnh Thạnh), với 76 xã, phường, thị trấn (35 xã, 35 phường, 6 thị trấn)

và 591 ấp, khu vực Dân số 1.147.067 người, trong đó dân cư ở thành thị577.141 người (chiếm 50,31%), dân cư ở nông thôn 569.926 người (chiếm49,69%); nữ 592.996 người (chiếm 50,82%) Dân cư sinh sống ở thành phốchủ yếu là người Kinh 1.103.413 người (chiếm 96,72%), Khmer 20.336 người(chiếm 1,77%), Hoa 16.717 người (chiếm 1,46%) và dân tộc khác 601 người(chiếm 0,05%) Mật độ dân số bình quân 818,7 người/Km2

Sau một năm thành phố được thành lập, ngày 27/02/2005, Bộ Chính trị

đã ra Nghị quyết số 45-NQ/TW "về xây dựng và phát triển thành phố CầnThơ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước" Đây là Nghị quyết đặc biệt quantrọng, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của thành phố Nghị quyếtchỉ rõ:

Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố đồngbằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phốcửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông MêKông; là trung tâm công nghiệp, trung tâmthương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - côngnghệ, trung tâm y tế và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nộivùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốcphòng, an ninh của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước [37, tr.3]

1.1.1.2 Đặc điểm của Đảng bộ thành phố Cần Thơ

Trang 11

Một là, chất lượng các tổ chức đảng từ thành phố đến cơ sở và đội ngũ cán bộ, đảng viên đã được nâng lên một bước, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong thời kỳ mới.

- Thành ủy Cần Thơ có 13 đảng bộ trực thuộc, gồm: 4 đảng bộ quận, 4đảng bộ huyện và 5 đảng bộ khối, ngành; 597 tổ chức cơ sở đảng, trong đó:

có 180 đảng bộ cơ sở (xã, phường, thị trấn 71; cơ quan, đơn vị sự nghiệp,doanh nghiệp 109) và 417 chi bộ cơ sở (xã 5; cơ quan, đơn vị sự nghiệp,doanh nghiệp 412); 1.560 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; với 24.919 đảngviên (có 7.801 đảng viên nữ, chiếm 31,3% và 337 đảng viên là người dân tộc,chiếm 1,35%)

- Cấp ủy các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên đã được quan tâm đàotạo, nâng chất một bước

Ban Chấp hành đảng bộ thành phố, có 49 đồng chí, trong đó có 6 đồngchí nữ (chiếm 12,24%) Trình độ học vấn: đã được đào tạo về chuyên môn 43đồng chí, chiếm 87,75% (cao cấp quân sự 3 đồng chí, chiếm 6,12%; đại học

33 đồng chí, chiếm 67,35%; trên đại học 7 đồng chí, chiếm 14,28%) Lý luậnchính trị từ cao cấp trở lên 49 đồng chí, đạt 100% (cử nhân 40 đồng chí,chiếm 81,63% và cao cấp 9 đồng chí 18,37%)

Thành phố có 13 Ban Chấp hành đảng bộ trực thuộc Thành ủy với 371đồng chí, trong đó nữ 55 đồng chí, chiếm 14,82% và người dân tộc 1 đồng chí

Về trình độ: 100% tốt nghiệp phổ thông trung học; đại học chuyên môn 244đồng chí, chiếm 65,77%, trên đại học 16 đồng chí, chiếm 4,3% (có 8 thạc sĩ và 8tiến sĩ) Lý luận từ trung cấp trở lên 360 đồng chí, chiếm 97,03% (trung cấp 122đồng chí, chiếm 32,88%, cao cấp và cử nhân 238 đồng chí, chiếm 64,15%)

Cấp ủy viên cơ sở có 2.277 đồng chí (nữ chiếm 20,16%) Về trình độ:trung học phổ thông chiếm 94,7%, trung học cơ sở chiếm 5,3%; chuyên môn

từ cao đẳng trở lên chiếm 62,5% Lý luận chính trị trung cấp chiếm 19,23%,cao cấp và cử nhân chiếm 2,8%

Trang 12

Đảng viên: trình độ phổ thông trung học 20.290 đồng chí, chiếm81,43%; trung học cơ sở 3.980 đồng chí, chiếm 15,97% và tiểu học 649 đồngchí, chiếm 2,6% Trung học chuyên môn 4.551 đồng chí, chiếm 18,26%, caođẳng và đại học 8.263 đồng chí, chiếm 33,16%; trên đại học 693 đồng chí,chiếm 2,78% (thạc sĩ 553 đồng chí, tiến sĩ 140 đồng chí)

- Trong những năm qua, Đảng bộ thành phố đã xây dựng nhiều chươngtrình, kế hoạch, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và đề ra các giải pháp, nhằmxây tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), nâng cao chất lượng đảng viên, gắn với xâydựng HTCT cơ sở Tập trung triển khai, quán triệt Nghị quyết Trung ương 5(Khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT cơ sở, xã, phường, thị trấn;Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa X) về nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ vàchất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạtchi bộ theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng(Khóa X); tiếp tục củng cố, sắp xếp, kiện toàn TCCSĐ theo các loại hình, đảmbảo vai trò hạt nhân chính trị và lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ ở cơ sở; chấtlượng TCCSĐ và đảng viên từng bước được nâng lên Năm 2007, có 471TCCSĐ trong sạch vững mạnh, chiếm 84,56% (tăng 0,6% so với năm 2006), 81TCCSĐ hoàn thành nhiệm vụ, chiếm 14,54% (giảm 0,18% so với năm 2006) và

05 TCCSĐ yếu kém, chiếm 0,89% (giảm 0,43% so với năm 2006); đảng viên đủ

tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ 20.255 đồng chí, chiếm 89,80% (tăng 0,68% sovới năm 2006); đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ 2.100 đồng chí,chiếm 9,31% (giảm 0,29% so với năm 2006) và đảng viên vi phạm tư cách 200đồng chí, chiếm 0,89% (giảm 0,39% so với năm 2006)

Hai là, Đảng bộ thành phố đã có bước trưởng thành khá lớn trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chính trị trật tự xã hội, tạo thuận lợi cho công tác BVCTNB Song những yếu kém và những vấn đề phức tạp cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác BVCTNB của đảng bộ thành phố.

Phát huy và kế thừa truyền thống, kinh nghiệm của thời kỳ trước, Đảng

bộ thành phố đã đề ra các nghị quyết, chương trình, mục tiêu với các giải

Trang 13

pháp cụ thể, khả thi; năng động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được nhữngkết quả quan trọng Kinh tế tăng trưởng liên tục, bình quân trong 4 năm (2004

- 2007) là 15,92%; kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị có nhiều tiến bộ, huyđộng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt 33.086 tỷ đồng, nhiềucông trình, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ, mụctiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và dân sinh

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tiếp tục pháttriển Thành phố được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học vàtrung học cơ sở; liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa thành phố với các viện,trường ngày càng tốt hơn, nhất là các viện, trường trên địa bàn thành phố nhưtrường Đại học Cần Thơ, trường Đại học Y dược Cần Thơ, Học viện Chính trị

- Hành chính Khu vực IV, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long…Nhiều đề tàinghiên cứu khoa học được ứng dụng trong thực tiễn đời sống, mang lại hiệuquả thiết thực Nguồn nhân lực khoa học, công nghệ đang từng bước hìnhthành và phát triển Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân được chútrọng, nhất là đối tượng chính sách và người nghèo Việc thực hiện các chínhsách xã hội được quan tâm hơn, đặc biệt là chính sách đối với cán bộ hưu trí,gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với nước; phong trào giúp nhauphát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạonghề, xây dựng "nhà tình nghĩa"…phát triển mạnh mẽ Đời sống nhân dânkhông ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 là18,19 triệu (tăng hơn 2 lần so với năm 2000) Tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phốcuối năm còn 8,64%

Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị ổn định Thành ủy đãquán triệt và xây dựng Chương trình thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của BộChính trị Khóa VIII về tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia trongtình hình mới; Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, chủ động pháthiện, ngăn chặn kịp thời âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch

Trang 14

và phần tử xấu Quan tâm chỉ đạo, xây dựng và rèn luyện lực lượng vũ trangđịa phương về phẩm chất đạo đức và nâng cao SCĐ Kết hợp chặt chẽ giữatăng cường quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội, kiên quyết và thườngxuyên đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng; phòng, chống các loại tộiphạm và tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm củng cố và tăng cường thếtrận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên, vẫn còn nhiều hạn chế,bức xúc Kinh tế của thành phố tăng trưởng với tốc độ cao, nhưng do điểmxuất phát thấp nên tổng giá trị tăng thêm không lớn Cơ cấu kinh tế chuyểndịch chậm và chưa thật vững chắc; cơ cấu dân cư, lao động và chất lượngnguồn nhân lực còn nhiều bất cập Kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cònyếu và chưa đồng bộ, hệ thống giao thông đường bộ, cảng, sân bay chưa đượctập trung đầu tư đúng mức Môi trường và cơ chế, chính sách đầu tư chưa đủsức hấp dẫn để thu hút mạnh các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư, nhất làđầu tư nước ngoài Nhiều vấn đề bức xúc về xã hội và quản lý đô thị chưađược giải quyết; thu nhập dân cư tuy có tăng lên, nhưng đời sống số đôngnhân dân lao động còn nhiều khó khăn, nhất là bà con nông dân ngoại thành,đồng bào dân tộc Khmer Sự phân hóa giàu nghèo và chênh lệch thu nhậpgiữa thành thị và ngoại thành khá cao Công tác xóa đói giảm nghèo tuy đạtđược nhiều kết quả, nhưng chưa thật sự vững chắc Vấn đề nhà ở cho người

có thu nhập thấp, tái định cư đối với đồng bào vùng giải tỏa để xây dựng cáccông trình chưa được giải quyết tốt; các loại tội phạm chưa giảm Những vấn

đề này đã và đang tác động không nhỏ đến công tác BVCTNB của đảng bộthành phố

Ba là, Đảng bộ thành phố lãnh đạo địa bàn có nhiều tôn giáo và tín đồ tôn giáo.

Toàn thành phố 390.839 tín đồ chiếm 34,07% dân số, trong đó: ThiênChúa giáo 79 cơ sở thờ tự (có 01 Tòa giám mục, 01 Đại chủng viện), 104chức sắc, 90.119 tín đồ; Tin lành 8 cơ sở thờ tự, 9 chức sắc, 6.103 tín đồ; Cao

Trang 15

Đài 26 cơ sở thờ tự, 171 chức sắc, chức việc, 17.722 tín đồ; Phật giáo có 136

cơ sở thờ tự, 180 chức sắc, 82.796 tín đồ; Phật giáo Hòa Hảo có 33 nơi thờ tự,

203 trị sự viên, 194.099 tín đồ

Tình hình tôn giáo trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định, đặc biệt saukhi triển khai quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa IX) về công tác dântộc và tôn giáo, các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tỏ ra phấn khởi trước

sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tích cực thực hiện nghĩa vụ của ngườicông dân Tuy nhiên, một số đối tượng trong các tôn giáo tiếp tục có nhữnghoạt động vi phạm pháp luật như: gửi tài liệu cho cá nhân, tổ chức tôn giáonước ngoài thông báo tình hình trong nước, phát tán tài liệu nước ngoài gửivào, truyền giảng đạo trái phép; thông qua các hoạt động xã hội, từ thiện đểlôi kéo người vào đạo, phát triển tín đồ, tạo thanh thế…Trong số đó, có một

số đối tượng (chủ yếu là các đối tượng cực đoan và những bộ phận tôn giáokhông được công nhận tư cách pháp nhân), mặc dù chính quyền địa phương

và các ngành chức năng nhiều lần giáo dục, xử lý nhưng vẫn tiếp tục vi phạm,làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở địa phương Ngoài ra, còn có một sốnhóm trong Thiên chúa giáo, Tin lành xin tài trợ từ nước ngoài để xây dựng,

mở rộng nơi thờ tự, thu hút người vào đạo

Bốn là, công tác BVCTNB của đảng bộ thành phố Cần Thơ được tiến hành trong điều kiện còn khá nhiều vấn đề phức tạp từ thời kỳ Mỹ - ngụy để lại

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Mỹ - ngụy xác định CầnThơ là trung tâm vùng IV chiến thuật Chúng tập trung xây dựng nhiều cơquan đầu não như: Tòa lãnh sự Mỹ, Phủ đặc ủy Trung ương tình báo, Bộ tưlệnh quân đoàn IV, cơ quan Trung ương của các đảng phái phản động; hệthống đồn bót dày đặc; tổ chức bộ máy ngụy quyền, tình báo, gián điệp đếntận xóm, ấp; thực hiện nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc, chia rẽ đoàn kếtdân tộc, bắt buộc người dân sống trong vùng chúng tạm kiểm soát phải thamgia vào lực lượng vũ trang, bán vũ trang và các tổ chức, bộ máy phản động;lôi kéo, khống chế các gia đình có liên quan đến cách mạng, kêu gọi người

Trang 16

thân đầu hàng, khai báo, nhận cộng sự cho chúng…Điểm đáng lưu ý, CầnThơ có hai huyện thuộc "vùng trắng" trong kháng chiến không có khu căn cứcách mạng (Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt) và có tỷ lệ người theo đạo khá cao, đặtbiệt là Thiên Chúa giáo và Hòa Hảo, trước đây được địch chọn làm chỗ dựa

để chống phá cách mạng

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, số ngụy quân, ngụyquyền tan rã tại chỗ (trên phạm vi tỉnh Cần Thơ cũ) hơn 100.000 tên,trong đó có một phần cư trú, sinh sống tại địa phương và không ít trườnghợp con em, thân nhân của họ đã tham gia làm việc trong các cơ quan củaĐảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và có người đã trở thành đảng viênhoặc được bố trí giữ chức vụ lãnh đạo Đây là yếu tố có liên quan trựctiếp đến vấn đề lịch sử chính trị, nên khi vận dụng thực hiện Quy định 57-QĐ/TW của Bộ Chính trị (trước đây là Quy định 75-QĐ/TW) đã gặpkhông ít khó khăn

Từ những đặc điểm trên, đặt ra yêu cầu trong quá trình xây dựng vàphát triển thành phố, phải quán triệt quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụtrung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó công tác BVCTBNphải hết sức được coi trọng, nhằm xây dựng Đảng bộ vững mạnh cả ba mặt:chính trị, tư tưởng và tổ chức

1.1.2 Hoạt động của các thế lực thù địch trên địa bàn thành phố

Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, xung đột sứctộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, khủng bố, bạo loạn, lật đổ xảy ra nhiều nơivới quy mô, tính chất ngày càng gây gắt Các nước lớn tăng cường tác độngvào nội bộ ASEAN; ASEAN vẫn là nhân tố quan trọng đối với hòa bình, ổnđịnh, hợp tác ở khu vực mà các nước lớn đều cần tranh thủ Tình hình anninh, chính trị tại Lào và Campuchia cũng gặp không ít khó khăn, các thế lựcbên ngoài tiếp tục tác động…nếu Bạn đối phó không tốt có thể xảy ra tìnhhuống mất ổn định, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh Việt Nam Các hoạt

Trang 17

động đó đã có biểu hiện ở Cần Thơ và tác động đến công tác BVCTNB củađảng bộ thành phố.

Âm mưu của các thế lực thu địch đối với Việt Nam vẫn không thay đổi

và thành phố Cần Thơ được chúng xem là trọng điểm của khu vực đồng bằngsông Cửu Long để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, dung túng, ủng

hộ, hỗ trợ các tổ chức, đảng phái chính trị đối lập và các hội, nhóm KhmerKrôm, tập hợp lực lượng, liên kết tổ chức, tiến hành các hoạt động chống phá;xúi giục đồng bào dân tộc Khmer đòi thành lập “Nhà nước Khmer Krôm” tạiTây Nam Bộ; bí mật cho người về nước móc nối, xây dựng cơ sở, dùng vậtchất mua chuộc, kích động phong trào đấu tranh đòi “ly khai” và khi có cơhội sẽ biểu tình, gây bạo loạn

Các tổ chức phản động người Việt lưu vong được hậu thuẫn của các thếlực thu địch gia tăng hoạt động xâm nhập vào trong nước, móc nối, liên kết,

hỗ trợ bọn phản động trong nội địa, nhất là số ngụy quân, ngụy quyền, đảngphái phản động (cũ), số cơ hội chính trị, lợi dụng tín ngưỡng tìm mọi cáchmóc nối liên kết với số cực đoan trong các tôn giáo nhằm thực hiện âm mưu

"liên tôn" để tiến hành các hoạt động khủng bố, biểu tình…Chúng cho rằngtình hình Việt Nam đã chín mùi để tiến hành cuộc “cách mạng màu”, “cáchmạng đường phố”, nội bộ Đảng chia rẽ, tiêu cực tham nhũng tràn lan, mâuthuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với Đảng, chế độ ngày càng sâu sắc, rất dễdẫn đến xung đột

Bên cạnh đó, các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong, các tổchức phản động ở nước ngoài và các phần tử xấu trong nước thường xuyênhoạt động phát tán tài liệu chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng qua đườngbưu chính, mạng Internet đã xuất hiện ở Cần Thơ Nội dung chủ yếu là: nóixấu, đả kích Đảng Cộng sản Việt nam, ca ngợi tự do dân chủ phương Tây, đòi

đa nguyên đa đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, bôi nhọ các đồng chí lãnhđạo Đảng và hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Việt Nam làm cho người đọchiểu sai lệch về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta

Trang 18

Hoạt động truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy qua băng hình, đĩa hình vàInternet ngày càng phức tạp; một số đối tượng đã “chép” các địa chỉ “xấu” từmạng xuống để xem và phát tán, nên số lượng nhân bản rất nhanh và đa dạng

về nội dung, hình thức Đặc biệt nguy hiểm khi số người vào khai thác mạngchủ yếu là học sinh, sinh viên không bị hạn chế về lứa tuổi, tất cả đều có thểvào mạng xem và “chép”, lưu trữ những hình ảnh từ trang website có nộidung đồi trụy để truyền tay nhau xem; triệt để lợi dụng đường Bưu chính viễnthông và các phương tiện thông tin đại chúng, để phát tán tài liệu phản độngvào trong nước để chống phá ta, gây chia rẽ, nghi ngờ trong nội bộ, công khaiđưa yêu sách với chiêu bài dân chủ, nhân quyền…Phổ biến tại địa phương làviệc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh nướcngoài như đài Châu Á tự do, BBC…), qua đường bưu điện, Internet để tuyêntruyền phát tán các loại tài liệu vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm nhânquyền, vi phạm quyền dân chủ, công khai kêu gọi đa nguyên, đa đảng, kêugọi tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước…

Bọn tình báo, gián điệp núp dưới các phương thức lâm thời, thường trú,lợi dụng chương trình dự án hợp tác đầu tư của các tổ chức phi chính phủ bímật cài cắm cơ sở xâm nhập hoạt động thu thập tin tức tình báo, chống phá.Công tác quản lý văn hóa, xuất bản báo chí còn nhiều sơ hở, lỏng lẻo bănghình, báo chí có nội dung phản động, đồi trụy ồ ạt tuồn vào trong nước đã tácđộng rất lớn đến nhận thức của các giai tầng xã hội, nhất là trong giới trẻ, sinhviên - học sinh tại thành phố

Lợi dụng ta gia nhập WTO để gây sức ép đòi trực tiếp tham gia quátrình xây dựng và điều chỉnh hệ thống luật pháp, thúc đẩy phát triển kinh tế tưnhân, tác động thay đổi Luật bầu cử tự do của Mỹ Các dự án NGO hướnghoạt động vào hệ thống pháp luật, để dọn đường tạo cơ sở pháp lý thúc đẩydân chủ, sự ra đời của các tổ chức chính trị đối lập như “Công đoàn độc lập”,

“Báo chí độc lập”, các tổ chức xã hội dân sự, tìm cách tác động triển khai dự

án liên quan đến bầu cử, cải cách pháp luật, báo chí…Trong đó Cần Thơ làđiểm chúng đã và đang chú ý tới

Trang 19

Được sự hậu thuẫn của Mỹ, các tổ chức phản động Khmer Krom tăngcường các hoạt động chống phá ta, vu cáo ta đàn áp sư sãi Khmer, kích động

sư sãi, đồng bào dân tộc chạy sang Campuchia để “tị nạn chính trị” nhằmtừng bước quốc tế hóa vấn đề Khmer Krom Các đối tượng trong các tổ chứcKhmer Krom tăng cường móc nối với số chức sắc, trí thức, sinh viên Khmer,tán phát lên mạng Internet các bài viết tuyên truyền chiến tranh tâm lý, kíchđộng tư tưởng dân tộc hẹp hòi Đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh đòi quyền

tự quyết dân tộc Chỉ đạo các đối tượng cực đoan trong nước, kích động đồngbào dân tộc Khmer từ các địa phương kéo đến cơ quan thường trực Ủy bandân tộc Chính phủ (Vụ 3) tại Cần Thơ khiếu kiện về đất đai

Các hoạt động tuyên truyền, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địchtiếp tục được đẩy mạnh, công khai trắng trợn hơn, tiếp tục lợi dụng vấn đềdân chủ, nhân quyền để chống phá ta Các hoạt động đó đã xuất hiện ở CầnThơ dưới các hình thức khác nhau Nổi lên là hoạt động tuyên truyền, cỗ vũcái gọi là “dân oan khiếu kiện” nhằm kích động các vụ khiếu kiện phát triểnthành cuộc biểu tình với quy mô lớn, gây mất an ninh trật tự Hoạt động củachúng có sự móc nối, liên kết chặt chẽ giữa trong và ngoài nước: lập ra cái gọi

là “Ủy ban yểm trợ khiếu kiện”, “quỹ cứu tế dân oan”…để tập hợp lực lượng,quyên góp tiền ủng hộ “dân oan khiếu kiện” và tán phát “thư ngỏ” Sau khicác phương tiện thông tin đại chúng của ta mở đợt tuyên truyền đấu tranh, cácphương tiện thông tin của thế lực thù địch, đồng loạt đưa tin vu cáo chínhquyền đàn áp “người biểu tình ôn hòa”, kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp

1.2 CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ CẦN THƠ - QUAN NIỆM, VỊ TRÍ, TẦM QUAN TRỌNG, NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

1.2.1 Quan niệm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng bộ thành phố

BVCTNB trước đây được gọi là “Bảo vệ Đảng” Sau khi CNXH ở Liên

Xô và các nước Đông Âu sụp đổ; trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà

Trang 20

bình” của các thế lực thù địch, ngày 12-6-1993 Bộ Chính trị (khóa VIII) đã raChỉ thị 23-CT/TW về “tăng cường công tác BVCTNB trong tình hình mới”

và thuật ngữ “BVCTNB” được chính thức sử dụng Sau đó, hệ thống NgànhBVCTNB được thành lập từ Trung ương đến các địa phương; chức năng,nhiệm vụ, vị trí, vai trò của công tác BVCTNB từng bước được xác định,nhưng đến nay vẫn chưa có khái niệm khoa học, đầy đủ về công tácBVCTNB

* Theo Đại từ điển Tiếng Việt:

- Bảo vệ, là giữ gìn, chống sự xâm phạm để khỏi bị hư hỏng, mất mát;dùng lý lẽ để bênh vực, giữ vững ý kiến, quan điểm học thuyết [96, tr.111]

- Chính trị, là những vấn đề về điều hành bộ máy Nhà nước hoặc nhữnghoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền hành củaNhà nước (chế độ chính trị, tình hình chính trị, hoạt động chính trị); chính trịcũng có nghĩa là những hiểu biết về mục đích, đường lối và nhiệm vụ đấutranh của các chính đảng cũng như đông đảo quần chúng (công tác chính trị,giáo dục ý thức chính trị) [96, tr.369]

Trong xã hội có giai cấp, chính trị có quan hệ đến mọi mặt đời sống xãhội và tất cả những vấn đề liên quan đến lợi ích giai cấp, chính quyền Nhànước Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thì chính trị cần được hiểu lànhững vấn đề về đường lối, tổ chức, hoạt động của Đảng và các tổ chức kháctrong HTCT nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Theo nghĩa

đó, những vấn đề chính trị hàng đầu cần quan tâm là nền tảng tư tưởng củaĐảng (chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh); đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng; các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng; phẩm chấtchính trị của cán bộ, đảng viên Xu hướng vận động của các yếu tố đó ảnhhưởng đến sự vững mạnh về chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng Bởi vậy,bảo vệ sự vững mạnh, trong sạch của các yếu tố đó phải là nội dung, nhiệm

vụ chủ yếu, đặc biệt quan trọng

Trang 21

- Nội bộ, là bên trong của một chính thể, tổ chức [96, tr.1280] Suyrộng ra, nội bộ là các yếu tố tổ chức, tình hình hoạt động và tất cả những gìthuộc về bên trong của một tổ chức xã hội.

Về mặt chính trị - xã hội thì nội bộ cần được hiểu là toàn bộ những yếu

tố cấu thành, tình hình và hoạt động bên trong của các tổ chức trong HTCTcủa nước ta hiện nay, gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể chính trị - xã hội (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn,Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh) Trong HTCT, Đảng vừa là

tổ chức thành viên, vừa là tổ chức lãnh đạo các tổ chức của hệ thống đó Hoạtđộng của Nhà nước, các đoàn thể phục tùng sự lãnh đạo của Đảng; đồng thờivai trò và hiệu lực lãnh đạo của Đảng không thể tách rời sự vững mạnh củacác tổ chức Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Bởi vậy, để bảo vệĐảng thì đồng thời phải bảo vệ tốt các tổ chức khác trong HTCT

* Theo tài liệu tập huấn về công tác BVCTNB do Ban Tổ chức Trung ương Đảng biên soạn: BVCTNB là bảo vệ chủ nghĩa Mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối, Điều lệ, nguyên tắc tổ chức

của Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên.

- Bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Cương

lĩnh chính trị, đường lối của Đảng chính là bảo vệ Đảng về chính trị, tư tưởng.

- Bảo vệ Điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng; bảo đảm tổ chức củaĐảng luôn luôn trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất giai cấp công nhân

và tính tiên phong của Đảng chính là bảo vệ Đảng về tổ chức.

- Bảo vệ cán bộ, đảng viên, là bảo vệ phẩm chất, tiêu chuẩn chính trị

của người vào Đảng, vào cấp ủy, làm cán bộ chủ chốt, cán bộ làm việc ở cơquan, bộ phận trọng yếu, cơ mật

Nghị quyết Đại hội X của Đảng xác định: “BVCTNB phải trên cơ sởchủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương,

Trang 22

nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, bảo vệ sự đoàn kết thống nhấttrong Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên” [55, tr.297].

* Theo quan niệm của Đảng bộ thành phố:

Qua nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, quy định, quy chế của Thành

ủy, thì BVCTNB được hiểu như sau:

- Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nói

và làm theo Cương lĩnh chính trị, chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị,quy định của Đảng và của cấp ủy địa phương

- Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, nguyên tắc tổ chức và sinhhoạt của Đảng, quy chế hoạt động của cấp ủy, xây dựng tổ chức Đảng luôntrong sạch, vững mạnh, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo HTCT

- Bảo đảm cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực và tiêu chuẩnchính trị theo quy định của Đảng, đặc biệt đối với người xin vào Đảng, được giớithiệu bầu vào cấp ủy, bố trí các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan Nhà nước,Mặt trận, đoàn thể và làm việc ở các cơ quan, bộ phận trọng yếu, cơ mật

Từ sự phân tích trên, có thể quan niệm: Công tác BVCTNB của Đảng

bộ thành phố Cần Thơ, là toàn bộ hoạt động của các tổ chức trong HTCT và cán bộ, đảng viên của đảng bộ, trong đó, quan trọng nhất là hoạt động của cấp ủy các cấp, các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của đảng bộ thành phố; xây dựng

và giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của các tổ chức Đảng và đội ngũ cán

bộ, đảng viên; phòng ngừa, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch.

1.2.2 Vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ

C.Mác, Ph.Ăngghen đã thấy rất rõ vai trò quan trọng của công tác bảo

vệ Đảng đối với sự tồn tại, phát triển của Đảng và sự nghiệp cách mạng củagiai cấp công nhân Khi thành lập “Liên đoàn Những người cộng sản” (chínhđảng cách mạng đầu tiên trên thế giới của giai cấp công nhân), trong Điều lệ

Trang 23

của Liên đoàn, C.Mác, Ph.Ăngghen viết: "Mỗi cơ quan của Liên đoàn phải thihành những biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn của Liên đoàn và tăngcường hoạt động của Liên đoàn" [67, tr.496- 497]; Một loạt các qui định kháccũng được ghi trong Điều lệ của Liên đoàn, nhằm ngăn chặn sự phá hoại củacác trào lưu tư tưởng đối lập

Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề bảo vệ Đảng tiếp tục đượcthể hiện trong quá trình lãnh đạo Quốc tế I (1864 - 1876) và Quốc tế II (1889

- 1914) Hai ông, đã đấu tranh không khoan nhượng với các trào lưu tư tưởngđối lập, đặc biệt là trào lưu tư tưởng CNXH tiểu tư sản của Pruđông, CNXHquân Phổ của phái Látxan ở Đức, chủ nghĩa vô chính phủ Bacunin, chủ nghĩaCông đoàn Anh, để giữ vững sự thống nhất, trong sáng, vững mạnh củaphong trào cộng sản và công nhân quốc tế C.Mác cũng đã cảnh báo về sựnguy hại của sự tha hoá, hư hỏng từ bên trong nội bộ: “công khai bên ngoàiQuốc tế, những con người đó không nguy hiểm, nhưng là những phần tử thùđịch trong nội bộ Quốc tế, họ sẽ phá hoại phong trào ở tất cả các nước mà họ

Đảng Cộng sản phải là một khối thống nhất về chính trị và tổ chức,C.Mác - Ph.Ăngghen luôn thể hiện rõ quan điểm, lập trường của mình và đấutranh không khoan nhượng với các trào lưu tư tưởng cơ hội, các đảng đối lập

để bảo vệ Đảng và phong trào công nhân quốc tế

VI.Lênin đã kế thừa, phát triển tư tưởng, quan điểm của C.Mác vàPh.Ăngghen trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc;đấu tranh quyết liệt, vạch trần bản chất cơ hội, phản động của các lãnh tụ vàcác đảng ở Quốc tế II; xây dựng chính Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân

Trang 24

Người đã lãnh đạo xây dựng và đấu tranh bền bỉ chống bọn cơ hội, phảnđộng, nhất là bọn Mensêvích, loại chúng ra khỏi Đảng công nhân - dân chủ xãhội Nga, thành một Đảng kiểu mới và lãnh đạo thắng lợi của Cách mạng xãhội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từchủ nghĩa tư bản lên CNXH

Trong hoàn cảnh Nhà nước Xô-viết Nga còn non trẻ, Đảng cộng sảncầm quyền phải đấu tranh với những tác động, ảnh hưởng của tàn tích chế độcũ; sự thiếu vững vàng, sa ngã, cơ hội, phản bội của một số người trong độingũ của Đảng Mặt khác, sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch,với nhiều thủ đoạn tinh vi, nham hiểm đánh vào nước Nga Xô-viết và phongtrào cộng sản, công nhân quốc tế VI.Lênin đã đấu tranh kiên quyết chống lạicác loại chủ nghĩa cơ hội, xét lại để bảo vệ Đảng và nguyên lý cách mạng, khoahọc của C.Mác Tổng kết quá trình xây dựng và bảo vệ Đảng công nhân - dânchủ xã hội Nga, VI.Lênin khẳng định: "Đảng không thể tồn tại, nếu nó khôngbảo vệ sự tồn tại của nó, nếu nó không kiên quyết đấu tranh chống những kẻ thủtiêu nó, huỷ bỏ nó, không thừa nhận nó, từ bỏ nó" [61, tr.476-477] VI.Lê-nincũng đã vạch mặt chủ nghĩa cơ hội, chỉ rõ bản chất và những biểu hiện của

nó, giúp cho việc nhận diện chủ nghĩa cơ hội - một căn bệnh nguy hiểm cầnđặc biệt chú ý trong công tác bảo vệ Đảng Người đã chỉ rõ:

Khi nói tới đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội thì không bao giờ đượcquên đặc điểm của tất cả chủ nghĩa cơ hội hiện đại trong mọi lĩnh vực là: nómang tính chất không rõ ràng, lờ mờ và không thể nào hiểu nổi được Do bảnchất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tìm con đường trung dung,

nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nótìm cách thoả thuận với cả quan điểm này lẫn quan điểm kia, vì nó quy sự bấtđồng ý kiến của mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoàinghi, những nguyện vọng thành tâm và vô hại [61, tr.476-477]

VI.Lênin khẳng định, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội là quy luậtphát triển của các Đảng Cộng sản Người đã trình bày, phân tích rất nhiều

Trang 25

về Đảng Cộng sản ở các nước và Đảng Bôn-sê-vích Nga, về sự trưởngthành, củng cố tôi luyện trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù và trong nội

bộ Đảng Cộng sản

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng,quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, VI.Lênin về công tác bảo vệ Đảng vàoquá trình xây dựng Đảng và bảo vệ Đảng ở nước ta Cùng với việc chăm loxây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng của quần chúng, Người đãđặc biệt coi trọng công tác bảo vệ nội bộ Đảng

Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người đã khẳng định: “Đảngmuốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, aicũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như ngườikhông có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” [71, tr.267-268] Để Đảng vữngmạnh phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên;đồng thời phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, cải lương vàchống các luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Còn chủ nghĩa đế quốc là còn bọnphá hoại" [75, tr.118]; "Còn chủ nghĩa cá nhân là còn địch ở bên trong, địch ởtrong con người mình" [76, tr.3] Vì vậy, công tác bảo vệ Đảng có vị trí, vaitrò đặc biệt quan trọng để loại trừ bọn phá hoại, loại trừ chủ nghĩa cá nhânlàm cho Đảng trong sạch vững mạnh Đây là quá trình lâu dài, càng tiến gầnđến CNXH càng phải tăng cường công tác bảo vệ Đảng

Người rất quan tâm đến công tác kết nạp đảng viên, vì đây là vấn đề rấtquan trọng nhằm ngăn chặn ngay từ đầu bọn cơ hội, phản động chui vào Đảng

để phá hoại ngay từ bên trong Người lưu ý Đảng ta, việc lựa chọn người vàoĐảng phải rất thận trọng, phải chọn lọc rất cẩn thận, không được bừa bãi

Trước khi vĩnh biệt chúng ta, trong Di chúc, Người căn dặn: "Đảng ta

là Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạođức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn

Trang 26

Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớthật trung thành của nhân dân" [77, tr.1413].

Được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và giáo dục, rèn luyện, Đảng tanhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của công tác bảo vệ Đảng - BVCTNB và

đã đề ra các chủ trương, biện pháp đúng đắn trong từng giai đoạn cách mạng,

làm thất bại âm mưu, thủ đoạn phá hoại nội bộ của kẻ thù

Trong thời kỳ đất nước ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:xây dựng CNXH ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, Đảng tarất coi trọng công tác bảo vệ Đảng Năm 1962, Bộ Chính trị (khóa III) ra Nghịquyết số 39 - NQ/TW, chỉ rõ: "Các cấp uỷ trong toàn Đảng phải hết sức chú ýlàm tốt công tác bảo vệ Đảng"; ngày 12/9/1962, Ban Bí thư Trung ương Đảng(khóa III) ra Nghị quyết số 57 - NQ/TW thành lập Ban thẩm tra chính trị độingũ cán bộ, đảng viên ở Trung ương (gọi tắt là Ban Thẩm tra Trung ương).Ngày 01/3/1965, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 90-CT/TW: "Mở cuộc vận độngnâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, làm tốt côngtác thẩm tra chính trị và cải tiến công tác quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên đểbảo vệ Đảng" (gọi tắt là Cuộc vận động bảo vệ Đảng) Đồng thời, Bộ Chính trịcũng ra Chỉ thị số 91-CT/TW về "sử dụng, xử lý và quản lý đối với những cán

bộ, đảng viên có vấn đề lịch sử chính trị và nghi có vấn đề chính trị hiện nay"

Sau khi miền Nam giải phóng, ngày 15/3/1977, Ban Bí thư đã lập Tiểuban đặc biệt ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy phía Nam để thẩm tra, kếtluận giải quyết vấn đề lịch sử chính trị của cán bộ, đảng viên Ngày25/10/1982, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 03-NQ/TW, xác định nhiệm vụ củatoàn Đảng, toàn quân, toàn dân kiên quyết đập tan âm mưu, thủ đoạn phá hoạicủa các thế lực thù địch Ngày 16/4/1984 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóaV) ra Chỉ thị số 33-CT/TW về "tăng cường công tác bảo vệ Đảng trong tìnhhình mới" và Quy định 15 điều đối với đảng viên (phải làm và không đượclàm) để tăng cường bảo vệ Đảng Chỉ thị nêu rõ: công tác bảo vệ Đảng “là

Trang 27

một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng, phải được tăng cườnghơn nữa trong giai đoạn cách mạng mới”.

Trong giai đoạn lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta càngquan tâm hơn đối với công tác BVCTNB Đại hội VII của Đảng đề ra nhiệmvụ: "tăng cường công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ

xã hội chủ nghĩa" [41, tr.19] Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VII) về một sốnhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nhấn mạnh: "Trong tình hình hiện nayphải đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ Đảng" [43, tr.216]

Sau khi CNXH ở Liên xô và các nước ở Đông Âu sụp đổ, các thế lựcthù địch, đẩy mạnh các hoạt động phá hoại các nước XHCN còn lại, trong đóViệt Nam là một trọng điểm Trước tình hình đó, ngày 12-6-1993, Bộ Chínhtrị ra Chỉ thị số 23-CT/TW về "tăng cường công tác BVCTNB trong tình hình

mới", Chỉ thị đã chỉ rõ: "nhiệm vụ BVCTNB có quan hệ đến sự sống còn của Đảng và của chế độ" Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay cần: "Đặc biệt coi trọng làm tốt công tác BVCTNB Đảng".

Ngày 10-12-1997, Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị số24-CT/TW về "Quản lý, khai thác hồ sơ ta thu được của địch"; tiếp theo ngày14-8-1998 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW "về việc thực hiệnmột số nhiệm vụ cấp bách trong công tác BVCTNB" Sau đó, Bộ Chính trị đãQuy định về những điều đảng viên không được làm để tăng cường xây dựng

và bảo vệ Đảng - BVCTNB Đặc biệt, ngày 25/4/2000, Bộ Chính trị đã banhành Quy định số 75-QĐ/TW, “quy định một số vấn đề BVCTNB Đảng”(nay là Quy định 57-QĐ/TW) Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: Phải

“làm tốt công tác BVCTNB" và “hết sức chú trọng công tác bảo vệ Đảng cả

về chính trị, tư tưởng và tổ chức BVCTNB là trách nhiệm của toàn Đảng,trước hết là của các cấp ủy đảng" [55, tr.296-297]

Quán triệt quan điểm coi BVCTNB là sự "sống còn" của Đảng, trongnhững năm qua, Đảng bộ thành phố Cần Thơ đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo

Trang 28

công tác BVCTNB và đề ra nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm nângcao chất lượng, hiệu quả công tác này ở địa phương.

Sau khi có Chỉ thị 23-CT/TW của Bộ Chính trị về "tăng cường công tácBVCTNB trong tình hình mới", Tỉnh ủy Cần Thơ đã ban hành nhiều chỉ thị,

kế hoạch cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Trung ương Ngày20/11/1993, Tỉnh ủy ra Quyết định số 104-QĐ/TU thành lập Ban BVCTNBtrực thuộc Tỉnh ủy và ban hành quy chế làm việc của Ban Ngày 02/10/1997,Tỉnh ủy xây dựng Kế hoạch số 04-KH/TU "về thực hiện công tác BVCTNBđến năm 2000" Kế hoạch nêu rõ: "Bước sang thời kỳ phát triển mới, tìnhhình có nhiều diễn biến phức tạp Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi mới còn

có những nguy cơ, thách thức, nhất là nguy cơ chệch hướng XHCN và nguy

cơ "diễn biến hòa bình" đòi hỏi công tác BVCTNB phải được tăng cường hơnnữa" Đồng thời kế hoạch cũng nhấn mạnh:

BVCTNB bộ là trách nhiệm của toàn Đảng, trước hết là trách nhiệm củacác cấp ủy đảng Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, hệ thống bảo vệchính trị nội bộ trong tỉnh cần có chương trình, kế hoạch tổ chức cụ thể Cáccấp ủy, các tổ chức đảng định kỳ nghe báo cáo tình hình chính trị nội bộ,thường xuyên kiểm tra việc thực hiện để có biện pháp chỉ đạo kịp thời [81,tr.5]

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cần Thơ lần thứ X (nhiệm kỳ

2001 - 2005), chỉ rõ: "Coi trọng công tác BVCTNB Xem xét, kết luận kịpthời những trường hợp trường hợp cán bộ, đảng viên có liên quan về lịch sửchính trị, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định 75-QĐ/TW của

Bộ Chính trị" [84, tr.88]

Phát huy và kế thừa những kết quả đạt được của thời kỳ trước, sau khithành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương được thành lập, Thành ủy đã tiếnhành tổng kết nhiều Chỉ thị, Quy định quan trọng của Bộ Chính trị, Ban Bíthư và chỉ đạo toàn đảng bộ tiếp tục coi trọng, làm tốt công tác BVCTNB

Trang 29

Nghị quyết Đại hội đảng bộ thành phố lần thứ XI (nhiệm kỳ 2005 - 2010)khẳng định: "phải quan tâm đúng mức công tác BVCTNB" [90, tr.63]

Như vậy, công tác BVCTNB có vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó làmột bộ phận của công tác xây dựng Đảng, quan hệ đến sự sống còn của Đảng

1.2.3 Nội dung, tiêu chí đánh giá công tác bảo vệ chính trị nội bộ của đảng bộ thành phố Cần Thơ

1.2.3.1 Nội dung công tác bảo vệ chính trị nội bộ của đảng bộ thành phố

Nội dung công tác BVCTNB của đảng bộ thành phố bao gồm toàn bộcác mặt công tác của các cấp ủy, tổ chức đảng, các ngành, các cấp trongHTCT nhằm bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đườnglối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạtĐảng, bảo vệ sự trong sạch, vững mạnh của tổ chức đảng, các cơ quan trongHTCT và đội ngũ cán bộ, đảng viên

Chỉ thị số 23 – CT/ TW của Bộ chính trị ngày 12/6/1993 về “ tăng cường công tác BVCTNB trong tình hình mới” đã xác định nhiệm vụ công tác

BVCTNB của toàn Đảng là:

- Thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên nâng cao tinh thần cảnhgiác cách mạng, kiên định lập trường, lý tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng; mỗi cán bộđảng viên phải luôn tự rèn luyện, tự bảo vệ mình trong sạch về mặt chính trị

và phẩm chất đạo đức; phê phán những biểu hiện sai trái về mặt quan điểm tư

Trang 30

tưởng cũng như ý thức tổ chức kỹ luật trong cán bộ, đảng viên, tăng cường sựđoàn kết nhất trí trong Đảng

- Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ, thủ tục, quy chế quản lý cán bộ,đảng viên (bao gồm phát triển đảng, đề bạt, điều động cán bộ), kỷ luật phátngôn, quan hệ với người nước ngoài, bảo vệ tài liệu bí mật của Đảng và Nhànước; quy chế cử cán bộ đi tham quan, đi học, đi công tác và tiếp xúc vớinước ngoài

- Nghiên cứu, phát hiện và đề nghị xử lý kịp thời những phần tử cơ hội,thoái hóa, biến chất bị địch mua chuộc, cài cắm vào nội bộ Thẩm tra số cán

bộ, đảng viên có vấn đề lịch sử chính trị chưa được xác minh và có quan hệphức tạp về chính trị

Nghị quyết Trung ương 3 ( khóa VIII) về Chiến lược cán bộ của thời kỳđẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, yêu cầu phải xây dựng quy chế BVCTNB, thựcchất là xác định nhiệm vụ BVCTNB trong thời kỳ mới Những nhiệm vụ đó là:

- Bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệCương lĩnh và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chống “diễn biếnhòa bình” của các thế lực thù địch

- Bảo vệ sự trong sạch chính trị nội bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo cấpchiến lược và cán bộ lãnh đạo trong HTCT, phát hiện và ngăn chặn kịp thờicác phần tử chống đối và cơ hội về chính trị

- Thẩm tra kết luận cán bộ có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc có quan hệchính trị phức tạp

- Phát hiện và xử lý kịp thời các tổ chức chống đối ngay từ khi chúngnhen nhóm hoạt động

- Bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước

Trước tình hình thế giới, khu vực đang có những diễn biến phức tạp vàtrong nước đã nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến tình hình an ninh chính trị,ngày 14/8/1998 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW "về việc thựchiện một số nhiệm vụ cấp bách trong công tác BVCTNB" Bộ Chính trị yêu

Trang 31

cầu các cấp ủy Đảng, Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn tập trung chỉ đạo thựchiện một số nhiệm vụ cấp bách Trong đó có yêu cầu:

Cần nhận thức sâu sắc trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ BVCTNBtrước hết là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Hiến pháp và pháp luật củaNhà nước, đó là nền tảng tư tưởng, nguyên tắc tổ chức của Đảng, của Nhànước ta Xây dựng Đảng thật trong sạch vững mạnh, gắn bó mật thiết vớinhân dân, giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh của cán bộ, đảng viên là yếu tốquyết định để chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn hoạtđộng của các thế lực thù địch chống phá nội bộ ta Đề cao cảnh giác cáchmạng, kịp thời đấu tranh với những người có quan điểm trái với đường lối,nguyên tắc tổ chức của Đảng [35, tr.2]

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2005– 2010 đã đề ra nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng và BVCTNB như sau:

- Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tư tưởng – lý luận của Đảng bộ.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luậtNhà nước thấm sâu từng cán bộ, đảng viên, nâng cao bản lĩnh chính trị, đấutranh chống lại âm mưu “ diễn biễn hòa bình” của các thế lực thù địch, nhữngluận điệu sai trái, nêu cao trách nhiệm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, kiên địnhcon đường đi lên CNXH ở nước ta

- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghịquyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và Kết luận Hội nghị Trung ương khóa

4 (khóa IX); rèn luyện đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, nêu cao tínhtiên phong gương mẫu, cấp trên làm gương cho cấp dưới, đảng viên làmgương cho quần chúng, kiên quyết chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xarời quần chúng

Trang 32

- Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ Cấp ủy Đảng thống nhất quản lýcông tác cán bộ, thực hiện nghiêm túc quy định, quy chế, quy trình về côngtác cán bộ.

- Thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, đặc biệtcoi trọng xây dựng cấp ủy, cán bộ chủ chốt các cấp có năng lực, trách nhiệm

và tâm huyết để xây dựng thành phố theo mục tiêu đề ra Đổi mới phươngthức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sátcủa cấp ủy và của ủy ban kiểm tra các cấp, phát hiện và giải quyết kịp thờinhững vấn đề bức xúc mới nảy sinh Cán bộ, đảng viên phải bám sát tình hìnhthực tiễn, sâu sát nhân dân chịu trách nhiệm trước công việc được tổ chứcphân công và làm tấm gương mẫu mực để nhân dân noi theo Quan tâm đúngmức công tác bảo vệ chính trị nội bộ

Từ quan niệm về công tác BVCTNB của đảng bộ thành phố Cần Thơ;nhiệm vụ công tác BVCTNB của Đảng, nhiệm vụ xây dựng Đảng của đảng

bộ thành phố và thực tiễn công tác BVCTNB của đảng bộ, có thể khái quát,nội dung công tác BVCTNB của đảng bộ thành phố trong giai đoạn hiện naynhư sau:

Một là, giáo dục nâng cao giác ngộ cách mạng, bản lĩnh chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên đối với công tác BVCTNB.

Các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên vừa là lực lượng tiến hành công tácBVCTNB, vừa là đối tượng của công tác BVCTNB Trình độ, nhận thức,năng lực, phẩm chất chính trị của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên là cơ sởcho việc tổ chức, thực hiện công tác BVCTNB của Đảng bộ Do đó, giáo dụcnâng cao giác ngộ cách mạng, bản lĩnh chính trị, thế giới quan, nhân sinhquan cách mạng và ý thức trách nhiệm là nội dung quan trọng hàng đầu củacông tác BVCTNB

Trang 33

Các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cấp, các ngành thường xuyên giáo dụccho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của cấp ủy cấp trên và của đảngbộ; nhận thức rõ yêu cầu, nhiệm vụ công tác BVCTNB trong tình hình mới;kiên quyết đấu tranh, phê phán các quan điểm, tư tưởng sai trái, sự thoái hóa,biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, các biểu hiện của chủ nghĩa

cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và các tiêu cực khác trong nội bộ Đảng Đồng thời,

đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không mơ hồ dao động, đập tan mọi

âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch

Hai là, thực hiện nghiêm chỉnh các quan điểm, nguyên tắc, thủ tục, quy trình công tác cán bộ, công tác đảng viên, đặc biệt coi trọng các khâu kết nạp đảng viên, tuyển dụng, đề bạt cán bộ, quản lý cán bộ, đảng viên

Đây là nội dung rất quan trọng đảm bảo ngăn chặn ngay từ khâu đầutiên không để bọn cơ hội, phản động, thoái hóa biến chất chui vào nội bộĐảng, các cơ quan trong HTCT để thực hiện âm mưu phá hoại từ bên trong

Ba là, nắm tình hình âm mưu, hoạt động phá hoại nội bộ ta của các thế lực thù địch và các tổ chức phản động để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn

có kết quả.

Các thế lực thù địch thường xuyên tiến hành các hoạt động phá hoại nội

bộ ta trên các mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức; tuyên truyền xuyên tạc, phủnhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo củaĐảng; phân hóa, chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết nội bộ, phá hoại về tổ chức,cán bộ Chúng thường dùng văn hóa, giáo dục, kinh tế và lợi dụng vấn đề dântộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chuyển hóa chính trị, tư tưởng Đối vớithành phố Cần Thơ đây là nội dung rất quan trọng, vì thành phố có nhiều dântộc, tôn giáo, là trung tâm của miền Tây Nam bộ

Âm mưu, thủ đoạn của chúng ngày càng công khai, quyết liệt hơn,nhằm tạo ra những biến động chính trị, dẫn tới bạo loạn, lật đổ, xóa bỏ vai tròlãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta Vì vậy, cùng với việc phòng

Trang 34

ngừa, ngăn chặn các yếu tố tiêu cực chính trị nảy sinh từ bên trong nội bộĐảng, phải nắm chắt tình hình và đấu tranh loại bỏ những yếu tố tác động từbên ngoài, bảo vệ Đảng trong sạch, vững mạnh.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các ngành, các cấp cần nhận thứcđúng tình hình, thấy rõ nguy cơ cũng như âm mau, thủ đoạn của các thế lựcthù địch, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền ý thứccảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, vùng nông thôn,vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo Đồng thời, tuyên truyềnchủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng caotrình độ nhận thức; kết hợp nâng cao đời sống vật chất, trình độ văn hóa vàhiểu biết cho nhân dân; tổ chức công tác nắm tình hình ở một số địa bàn, lĩnh

vự trọng điểm như: hợp tác quốc tế, giáo dục đào tạo, từ thiện, báo chí, xuấtbản nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối các địa bàn Cần chú ý hoạt động của cácđoàn hoạt động từ thiện nước ngoài, các đối tượng có liên quan đến an ninhquốc gia; nắm chắc hoạt động của các loại đối tượng chính trị, đối tượng quản

lý nghiệp vụ và các hoạt động phá hoại từ bên ngoài vào địa bàn để chủ độngphòng ngừa Tiếp tục thực hiện các kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm, bảo

vệ an toàn về an ninh chính trị, an ninh nội bộ tại các cơ quan, chú ý nắm tìnhhình hoạt động phá hoại, tuyên truyền của các tổ chức phản động lợi dụng vấn

đề dân tộc, tôn giáo, việc khiếu kiện của nhân dân ở các địa phương, kịp thờitham mưu cho lãnh đạo các cấp giải quyết dứt điểm, không để kéo dài phátsinh thành “điểm nóng”

Quản lý chặt chẽ cán bộ học tập, công tác ở nước ngoài và học sinh,sinh viên đi du học tự túc, không để các thế lực thù địch lợi dụng, móc nối,mua chuộc, cài cắm vào nội bộ ta Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cầnlàm tốt công tác quản lý về mặt Nhà nước trên các lĩnh vực nhạy cảm mà địch

có thể lợi dụng để tuyên truyền phá hoại tư tưởng từ bên ngoài vào nội bộ,phát hiện và ngăn chặn kịp thời

Trang 35

Bốn là, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác BVCTNB, bảo vệ sự trong sạch về chính trị của tổ chức đảng và đội ngũ cán

bộ, đảng viên trong HTCT; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Đây là nội dung cốt lõi của công tác BVCTNB Các cấp ủy đảng, lãnhđạo các ngành, các cấp cần quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túccông việc này nhằm bảo vệ sự trong sạch về chính trị của tổ chức Đảng vàcán bộ, đảng viên

Kiểm tra, giám sát vừa là một khâu trong quy trình lãnh đạo của cáccấp ủy đảng, vừa là nội dung quan trọng của công tác BVCTNB, nó đảm bảocác chủ trương, các nghị quyết, quy định của Đảng về xây dựng Đảng vàBVCTNB được chấp hành, tổ chức thực hiện nghiêm túc; đồng thời thôngqua kiểm tra, giám sát để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm,

bổ sung, phát triển hoặc điều chỉnh chủ trương, chính sách và xử lý kịp thờinhững vấn đề phát sinh trong thực tế Trách nhiệm kiểm tra, giám sát chủ yếu

là các cấp ủy đảng, lãnh đạo các ngành, các cấp

Năm là, tiếp tục thẩm tra xác minh và kết luận những cán bộ, đảng viên,

có liên quan đến vấn đề lịch sử chính trị; coi trọng việc phát hiện, thẩm tra xác minh và kết luận một số cán bộ, đảng viên có vấn đề chính trị hiện nay.

Vấn đề lịch sử chính trị của cán bộ, đảng viên ở Cần Thơ tuy đã đượcthẩm tra, kết luận một bước, nhưng khi đội ngũ cán bộ, đảng viên tiếp tụcphát triển về số lượng, sẽ phát sinh thêm nhiều trường hợp có liên quan, nhất

là lịch sử chính trị của gia đình Khi tiến hành thẩm tra, xác minh phải hết sứcthận trọng, chính xác, khách quan và chủ yếu là để phục vụ công tác cán bộ

Trang 36

Sáu là, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác BVCTNB từ thành phố đến cơ sở.

Đây là nội dung rất quan trọng đảm bảo thực hiện thắng lợi công tácBVCTNB Vừa qua, theo quy định của Trung ương tổ chức bộ máy công tácBVCTNB của đảng bộ có sự thay đổi, sắp xếp lại, song đội ngũ cán bộ vẫnthiếu, trình độ còn hạn chế Vì vậy cần tập trung thực hiện tốt nội dung này

1.2.3.2 Tiêu chí đánh giá công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng

bộ thành phố Cần Thơ

Hiện nay, Trung ương Đảng và các cấp ủy địa phương chưa xây dựng

hệ thống các tiêu chí để đánh giá công tác BVCTNB Từ thực tiễn công tácBVCTNB của đảng bộ thành phố có thể rút ra những điểm sau:

* Cơ sở xác định tiêu chí đánh giá công tác BVCTNB:

- Căn cứ vào mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đổi mới, chỉnh đốnĐảng, nâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vữngmạnh theo tinh thần Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng và chủ trương, nghịquyết của Đảng

- Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung công tác BVCTNB trongtình hình hiện nay

- Căn cứ vào các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của đảng bộ thành phố về côngtác BVCTNB

* Các tiêu chí đánh giá công tác BVCTNB, gồm hai nhóm tiêu chí:

- Nhóm tiêu chí về tình hình chính trị nội bộ của đảng bộ thành phốCần Thơ:

Đây là nhóm tiêu chí quan trọng nhất được xem xét, đánh giá công tácBVCTNB của đảng bộ thành phố Mọi hoạt động thực hiện công tácBVCTNB của đảng bộ thành phố đều được thể hiện ở tình hình chính trị nội

bộ trên địa bàn Tình hình chính trị nội bộ của thành phố là kết quả của côngtác BVCTNB của đảng bộ Đây là thước đo trên thực tế về công tácBVCTNB của đảng bộ thành phố

Trang 37

Nhóm tiêu chí này, xem xét sự kiên định vững vàng về chính trị củacán bộ, đảng viên trước những biến đổi phức tạp của tình hình quốc tế vàtrong nước; sự kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

và mục tiêu, con đường XHCN; việc chấp hành đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc tu dưỡng, rèn luyện của cán

bộ, đảng viên; việc đấu tranh với những tư tưởng, quan điểm sai trái

- Nhóm tiêu chí về thực hiện nội dung và các nguyên tắc, quy định vềBVCTNB, gồm:

Việc lãnh đạo thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên và kết quả đạt được.

Đây là tiêu chí phản ánh sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với côngtác chính trị, tư tưởng; trình độ, nhận thức của cán bộ, đảng viên đối với mụctiêu, lý tưởng cách mạng, đường lối, chủ trương của Đảng, nhiệm vụ xâydựng Đảng và BVCTNB Hướng dẫn số 11-HD/BTCTW ngày 03/5/2007 củaBan Tổ chức Trung ương nêu rõ:

Thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên nâng cao tinh thần cảnhgiác cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trênnền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; trung thành với sựnghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cáchmạng Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tự rèn luyện, tự bảo vệ mình trongsạch về chính trị và phẩm chất đạo đức; trung thực, tự giác báo cáo với tổchức đảng, không giấm giếm, khai man lý lịch, đặc điểm chính trị của bảnthân và gia đình; phê phán những biểu hiện sai trái về mặt quan điểm, tưtưởng cũng như ý thức tổ chức kỷ luật, tăng cường sự đoàn kết nhất trí trongĐảng [14, tr.01]

Sử dụng tiêu chí này, cần:

+ Xem xét việc giáo dục chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Trang 38

Minh"; việc phổ biến, quán triệt và lãnh đạo cán bộ, đảng viên, nhân dân thựchiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,đặc biệt là những chủ trương, nghị quyết, quy định về BVCTNB.

+ Xem xét việc đấu tranh với những biểu hiện tư tưởng và hành động(nói, viết, làm ) trái với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước; theo dõi, nắm tình hình diễn biến tư tưởng của cán bộ,đảng viên và giải quyết những vấn đề phát sinh về tư tưởng

Kết quả đạt được của tiêu chí này thể hiện ở ý thức trách nhiệm đối vớicông tác bảo vệ chính trị nội bộ (biểu hiện qua hành động); tinh thần cảnhgiác cách mạng, khả năng tự bảo vệ mình và việc tham gia công tác BVCTNB

ở cơ quan, đơn vị

Việc tổ chức thực hiện các nguyên tắc, quy định, quy chế về BVCTNB

bộ, đảng viên ra nước ngoài, quan hệ với người nước ngoài và quan hệ hônnhân với người nước ngoài; phòng ngừa, ngăn chặn những người không đủtiêu chuẩn chính trị lọt vào các cơ quan của Đảng và hệ thống chính trị; sựthoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên Do đó, kết quả tổ chứcthực hiện Quy định là tiêu chí quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện cácquy định, quy chế về công tác bảo vệ chính trị nội bộ

+ Xem xét việc chấp hành các nguyên tắc, quy chế, quy định về côngtác cán bộ và công tác đảng viên

Trang 39

Để đảm bảo cho tổ chức đảng và các cơ quan trong hệ thống chính trịluôn trong sạch, vững mạnh, đòi hỏi công tác xây dựng Đảng nói chung vàcông tác cán bộ nói riêng phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định, quy chế,quy trình nhất là trong tuyển chọn, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnhđạo, quản lý các cấp; quản lý cán bộ, đảng viên và kết nạp đảng viên mới

Việc thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch và kết quả.

Phòng ngừa, ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thùđịch là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của Đảng ta, vừa là công việc củacông tác BVCTNB phải tiến hành Để công tác BVCTNB đạt kết quả tốt phảithực hiện đồng thời giữa bảo đảm sự ổn định bên trong và chống sự tác độngphá hoại từ bên ngoài

Sử dụng tiêu chí này cần xem xét việc phòng ngừa, ngăn chặn âm mưu,thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch; kết quả thực hiện việc phòngngừa, ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn phá hoại trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng,báo chí, lợi dụng kinh tế, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo Ngoài ra,còn xem xét việc giáo dục đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, rèn luyện,đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trước những âm mưu, thủ đoạn thâmđộc, xảo quyệt của các thế lực thù địch

Việc xây dựng kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ làm công tác BVCTNB.

BVCTNB, tuy là trách nhiệm của toàn Đảng mà trước hết là tráchnhiệm của các cấp ủy đảng Nhưng để thực hiện, cấp ủy đảng cần có cơ quanchuyên môn tham mưu, nếu cơ quan chuyên môn yếu sẽ dẫn tới chất lượngtham mưu kém

Sử dụng tiêu chí này, cần:

+ Xem xét việc xây dựng, kiện toàn tổ chức BVCTNB cần đảm bảotinh, gọn đúng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa VIII), Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X)

Trang 40

và Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương hay không Đặc biệt, sau khi cóNghị quyết Trung ương 7 (Khóa VIII), tổ chức BVCTNB không còn là hệthống độc lập, mà là một bộ phận thuộc Ban Tổ chức cấp ủy, nên việc đánhgiá chất lượng tổ chức BVCTNB phải gắn với việc đánh giá chất lượng Ban

Tổ chức cấp ủy

+ Xem xét việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyêntrách làm công tác cán bộ, bao gồm: công tác tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo,bồi dưỡng, quản lý sử dụng và chính sách đãi ngộ

+ Xem xét việc phân công, bố trí cán bộ kiêm nhiệm công tácBVCTNB ở TCCSĐ và việc bồi dưỡng, hướng dẫn về nghiệp vụ

Ngày đăng: 06/11/2016, 15:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương (2000), Hướng dẫn công tác bảo vệ chính trị nội bộ phục vụ Đại hội đảng bộ các cấp, số 499- HD.BVTW, (Mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn công tác bảo vệ chính trị nội bộ phục vụ Đại hội đảng bộ các cấp
Tác giả: Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương
Năm: 2000
2. Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ (2002), Hướng dẫn thực hiện Quy định số 75- QĐ/TW ngày 25/4/2000 của Bộ Chính trị, số 02 - HD/BVTW, (Mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện Quy định số 75-QĐ/TW ngày 25/4/2000 của Bộ Chính trị
Tác giả: Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ
Năm: 2002
3. Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương (2002), Bảo vệ Đảng - 40 năm hoạt động và trưởng thành (1962 - 2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ Đảng - 40 năm hoạt động và trưởng thành (1962 - 2002)
Tác giả: Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
4. Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương - Ban Tổ chức Trung ương (2004), Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của phòng Bảo vệ chính trị nội bộ trực thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy, số 13- HDLB/BVTW-TCTW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của phòng Bảo vệ chính trị nội bộ trực thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy
Tác giả: Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương - Ban Tổ chức Trung ương
Năm: 2004
5. Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương (2004), Hướng dẫn bổ sung một số điểm trong Hướng dẫn số 02-HD/BVTW ngày 08/3/2002 thực hiện Quy định số 75 ngày 25/4/200 của Bộ Chính trị, số 14- HD/BVTW, (Mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn bổ sung một số điểm trong Hướng dẫn số 02-HD/BVTW ngày 08/3/2002 thực hiện Quy định số 75 ngày 25/4/200 của Bộ Chính trị
Tác giả: Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương
Năm: 2004
6. Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương (2005), Hướng dẫn công tác bảo vệ chính trị nội bộ phục vụ Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, số 01-HD/BVTW, (Mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn công tác bảo vệ chính trị nội bộ phục vụ Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
Tác giả: Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương
Năm: 2005
7. Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương (2006), Quyết định ban hành Quy chế về quản lý, khai thác hồ sơ bảo vệ chính trị nội bộ, số 38- QĐ/BVTW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định ban hành Quy chế về quản lý, khai thác hồ sơ bảo vệ chính trị nội bộ
Tác giả: Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương
Năm: 2006
8. Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương (2007), Hướng dẫn công tác bảo vệ chính trị nội bộ phục vụ cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XII, số 03-HD/BVTW, (Mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn công tác bảo vệ chính trị nội bộ phục vụ cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XII
Tác giả: Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương
Năm: 2007
9. Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương (2007), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ chính trị nội bộ năm 2006, số 21- BC/BVTW, (Mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ chính trị nội bộ năm 2006
Tác giả: Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương
Năm: 2007
10. Ban Bí thư Trung ương (2002), Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ chính trị nội bộ thời kỳ 1986 - 2001, (Tối mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ chính trị nội bộ thời kỳ 1986 - 2001
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương
Năm: 2002
11. Ban Bí thư Trung ương (2002), Chỉ thị số 05-CT/TW về tăng cường cuộc đấu tranh chống các luận điệu sai trái và các hoạt động tán phát tài liệu chống Việt Nam, (Mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 05-CT/TW về tăng cường cuộc đấu tranh chống các luận điệu sai trái và các hoạt động tán phát tài liệu chống Việt Nam
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương
Năm: 2002
14. Ban Tổ chức Trung ương (2007), Hướng dẫn số 11-HD/BTCTW thực hiện Quy định 57-QĐ/TW ngày 3/5/2007 của Bộ Chính trị "một số vấn đề về bảo vệ nội bộ Đảng", (Mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: một số vấn đề về bảo vệ nội bộ Đảng
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương
Năm: 2007
15. Ban Tổ chức Trung ương (2008), "Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tổ chức Xây dựng Đảng", do Tạp Chí Xây Dựng Đảng xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tổ chức Xây dựng Đảng
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương
Năm: 2008
16. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
17. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Đẩy mạnh và làm theo tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh và làm theo tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
18. Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ (2004), Báo cáo số 49-BC/BTCTU tổng kết công tác bảo vệ chính trị nội bộ năm 2004, (Mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 49-BC/BTCTU tổng kết công tác bảo vệ chính trị nội bộ năm 2004
Tác giả: Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ
Năm: 2004
20. Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ (2005), Báo cáo số 03-BC/BTCTU tổng kết công tác bảo vệ chính trị nội bộ năm 2005, (Mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 03-BC/BTCTU tổng kết công tác bảo vệ chính trị nội bộ năm 2005
Tác giả: Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ
Năm: 2005
22. Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ (2006), Báo cáo số 48-BC/BTCTU tổng kết công tác bảo vệ chính trị nội bộ năm 2006, (Mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 48-BC/BTCTU tổng kết công tác bảo vệ chính trị nội bộ năm 2006
Tác giả: Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ
Năm: 2006
26. Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ (2007), Báo cáo số 84-BC/BTCTU tổng kết công tác bảo vệ chính trị nội bộ năm 2007, (Mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 84-BC/BTCTU tổng kết công tác bảo vệ chính trị nội bộ năm 2007
Tác giả: Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ
Năm: 2007
29. Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ (2008), Báo cáo số 16-BC/BTCTU tổng kết công tác bảo vệ chính trị nội bộ 6 tháng đầu năm 2008, (Mật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 16-BC/BTCTU tổng kết công tác bảo vệ chính trị nội bộ 6 tháng đầu năm 2008
Tác giả: Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w