Xây dựng và thực hiện một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo, dạy nghề trình độ cao cung cấp cho các KCN. Việc đào tạo và cung cấp lao động, trước hết căn cứ vào định hướng phát triển các ngành trên các vùng và trong các khu công nghiệp để có phương án bố trí hợp lí và đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian tới, cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Đối với các địa phương, ngay từ giai đoạn đầu khi thành lập dự án xây dựng KCN cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan với chủ đầu tư hạ tầng để nắm cơ cấu ngành nghề trong KCN, từ đó dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KCN để chủ động tổ chức các khóa đào tạo lao động cho các doanh nghiệp.
- Hình thành quỹ đào tạo nghề chung cho công tác đào tạo lao động cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong KCN nhằm giảm bớt chi phí đào tạo cho doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề ở địa phương. Quỹ đào tạo nghề có thể được huy động từ nhiều nguồn, trong đó chú trọng sự đóng góp của những đơn vị được hưởng lợi từ chương trình này.
chuyển đổi sang làm KCN, đặc biệt là phải có chiến lược và chương trình đào tạo, dạy nghề thay thế cho lao động, chuyên gia là người nước ngoài trong các KCN; cần phát triển các trường nghề (trung cấp nghề, cao đẳng nghề) ở các địa phương, góp phần đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong KCN về nâng cao chất lượng lao động. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương và đào tạo tay nghề kỹ thuật cho những lao động này, ưu tiên tuyển dụng đối với những lao động nằm trong diện thu hồi đất xây dựng KCN, đảm bảo thu nhập ổn định và cao hơn so với trước đây để người dân tin tưởng hơn vào sự phát triển KCN tại địa phương.
- Thực hiện chương trình an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia đối với lao động KCN. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến tổ chức quản lý hành chính khu dân cư ngoài hàng rào KCN; thực hiện xã hội hoá vấn đề cung cấp dịch vụ nhà ở cho người lao động, khuyến khích người dân xây dựng nhà cho thuê theo tiêu chuẩn tối thiểu Nhà nước quy định thống nhất; tổ chức tốt hệ thống cung cấp các dịch vụ phúc lợi công cộng ở khu dân cư, nơi lao động KCN sinh sống (nước, điện, văn hoá, thông tin, giải trí…) không vì mục tiêu lợi nhuận…
Trên đây là các giải pháp được được đề xuất nhằm tăng cường công tác thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN
KẾT LUẬN
Nhìn nhận một cách tổng quát các KCN ở nước ta đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Các KCN đã góp phần đưa đồng bằng sông Hồng trở thành vùng kinh tế mũi nhọn của bắc bộ và đóng góp rất lớn cho kim ngạch xuất khẩu của vùng cũng như cho cả nền kinh tế.
Để đạt được những thành tựu trên các ban quản lí KCN địa phương đã hết sực nỗ lực phát huy vai trò của mình trong việc điều hành hoạt động của các doanh nghiệp. Các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai KCN cũng như các địa phương có các cụm KCN tập trung quy mô lớn đã phối hợp tạo nên sự phát triển cho toàn vùng. Trong quá trình nghiên cứu đề án này em xin nêu ra một số giải pháp tham khảo để khắc phục các vấn đề còn tồn tại ở các KCN toàn vùng.
Trong quá trinh thực hiện đề tài này tôi còn rất nhiều thiếu sót do đó tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý từ thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội tháng 10 năm 2008
Sinh viên thực hiện:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ - TS.Đinh Đào Ánh Thủy
2. Giáo trình ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ - TS. Nguyễn Hồng Minh
3. Giáo trình KINH TẾ ĐẦU TƯ- PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương
4. Tạp chí Nghiên Cứu Kinh Tế (tháng 2,10/2007) 5. Tạp chí kinh tế và phát triển ( tháng 2,5/2005) 6. Thời báo kinh tế Việt Nam (năm 2004 và 2006) 7. Các website của :
Tổng cục thống kê Bộ kế hoạch và đầu tư Vụ quản lý các KCN- KCX
Sở kế hoạch đầu tư các địa phương Các báo thông tin điện tử
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP...2
I. Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp...2
II. Sự cần thiết của các khu công nghiệp đối với sự phát triển của quốc gia nói chung và vùng đồng bằng Sông Hồng nói riêng...3
1. Vai trò của các khu công nghiệp đối với nền kinh tế ...3
2. Tầm quan trọng của các khu công nghiệp đối với vùng đồng bằng Sông Hồng...6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG...8
I. Quá trình hình thành khu công nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng...12
II. Thực trạng về các khu công nghiệp tập trung của vùng đồng bằng Sông Hồng...13
1. Các đánh giá tổng quan về quy mô và hoạt động của các khu công nghiệp...13
2. Đánh giá chi tiết về các khu công nghiệp của từng địa phương...17
2.1 Các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn...17
2.1.1. Khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội...17
2.1.2. Khu công nghiệp tại thành phố Hải Phòng...20
2.1.3. KCN Hưng Yên...22
2.1.4. KCN Hải Dương...22
2.1.5. KCN Vĩnh Phúc...23
2.1.6. KCN tỉnh Hà Tây...24
2.1.7. KCN Bắc Ninh...26
2.2. Các khu công nghiệp quy mô nhỏ ...28
III. Những vấn đề còn tồn tại trong việc thu hút đầu tư và hoạt động của các KCN đồng bằng sông Hồng...33
1. Môi trường thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn...33
2. Sự quản lí thiếu đồng bộ giữa các địa phương và chưa tuân thủ chặt chẽ quy định thành lập KCN...35
3. Nguồn nhân lực phục vụ cho KCN còn nhiều hạn chế về năng lực cũng như số lượng...36
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP...37
I. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư vào các KCN...37
II. Hoàn thiện cơ chế quản lý KCN của từng địa phương và các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của các KCN...38
III. Thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư vào các KCN...39
IV. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...40
KẾT LUẬN...42