Những vấn đề còn tồn tại trong việc thu hút đầu tư và hoạt động của

Một phần của tài liệu Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 37)

KCN đồng bằng sông Hồng

Từ việc xem xét thực trạng phát triển chung của công nghiệp toàn vùng cho đến việc nghiên cứu chi tiết các khu công nghiệp ở từng địa phương cụ thể chúng ta không thể không thừa nhận các thành công mà KCN mang lại, tuy nhiên bên cạnh các thành công ấy còn rất nhiều hạn chế và khó khăn cần giải quyết

1. Môi trường thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn

Hiện nay việc phát triển các KCN chưa tạo được một môi trường ưu đãi thật sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư: Diện tích đát phục vụ cho đầu tư còn hạn chế, hệ thống cơ

sở hạ tầng yếu kém thiếu đồng bộ, tình trạng chồng chéo về quy hoạch hoặc quy hoạch KCN đã lâu nhưng chưa triển khai ở một số địa phương.

Một số KCN có trong Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại các Quyết định số 519/TTg ngày 01/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ) hoặc đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương xây dựng KCN trước năm 2000 nhưng hiện chưa được thành lập, quy hoạch các KCN này chưa được thực hiện. Nguyên nhân là do không có chủ đầu tư hạ tầng KCN hoặc khả năng xây dựng và mở rộng KCN không thuận lợi (do nằm sát đô thị).

Một số KCN có sự chồng lấn, không thống nhất về quy hoạch, chẳng hạn như việc phê duyệt quy hoạch chi tiết và ban hành điều lệ quản lý xây dựng cụm công nghiệp trên diện tích KCN đã được quy hoạch tại một số KCN gây khó khăn cho chủ đầu tư kết cấu hạ tầng KCN trong quá trình thực hiện.

Một số KCN phát triển từ cụm công nghiệp nên có sự chồng chéo trong việc quản lý nguồn vốn nhà nước đã đầu tư và nguồn vốn đầu tư kinh doanh của công ty hạ tầng, gây nhiều khó khăn trong việc thu phí sử dụng hạ tầng của các doanh nghiệp đã đầu tư vào cụm công nghiệp trước khi thành lập KCN và tạo ra những khó khăn cho việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết.

Một số KCN còn chậm trong triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng.

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng cho các KCN trong vùng Đồng bằng sông Hồng phải kể đến:

- Mức giá đền bù thay đổi theo xu hướng tăng theo từng thời kỳ do vậy chủ đầu tư hạ tầng phải tính toán lại giá thành, người dân được nhận tiền đề bù trước gây khó khăn cho nhà đầu tư hoặc tâm lý của người dân chờ thay đổi tiếp mức giá đền bù nên đã gây ảnh hưởng tới tiến độ giải phóng mặt bằng cũng như tiến độ thực hiện dự án;

- Giá trị đền bù giải phóng mặt bằng giữa các tỉnh, các khu vực thay đổi do đó người dân có sự so bì không thống nhất phương án đền bù;

- Tâm lý mất đất canh tác, dẫn tới người dân không có việc làm hoặc các chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho người mất đất không phù hợp nên không chịu nhận tiền đền bù hoặc chống đối quá trình giải phóng mặt bằng, đặc biệt là ở các vùng sản xuất

- Quá trình đô thị hóa nhanh, giá đất ngày càng tăng mạnh làm ảnh hưởng tới tâm lý chờ giá tăng mới nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng;

- Một số doanh nghiệp có diện tích cần giải phóng mặt bằng nhỏ, lẻ được đền bù theo phương thức thỏa thuận với chủ đầu tư, thường giá cao hơn so với qui định nên tác động thiếu tích cực tới quá trình đền bù giải phóng mặt bằng;

- Một bộ phận lợi dụng sự dân chủ đòi tăng giá đền bù vượt khung qui định và đòi hỏi nhiều điều kiện bất hợp lý tác động xấu tới công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Một số KCN do việc quy hoạch và xây dựng khu tái định cư chậm nên cũng ảnh hưởng tới công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

2. Sự quản lí thiếu đồng bộ giữa các địa phương và chưa tuân thủ chặt chẽ quy định thành lập KCN thành lập KCN

Một số địa phương chưa tuân thủ chặt chẽ quy trình thành lập và mở rộng KCN. Việc triển khai mở rộng KCN ở một số địa phương còn chưa tuân thủ theo đúng trình tự thẩm tra dự án theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, quy hoạch chi tiết tại một số KCN được điều chỉnh khá nhiều lần, ảnh hưởng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN; đáng chú ý một số KCN điều chỉnh quy hoạch chi tiết ngoài quy định của pháp luật, đặc biệt về diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê.

Các ban quản lí KCN được thành lập chưa thực sự hoàn thành được nhiệm vụ của mình đã gây nên tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp gây nên những tác động nghiêm trọng tới đời sống của người lao động.công tác xây dựng quy hoạch về cơ bản đã đạt kết quả tốt, song vẫn còn một số địa phương muốn xây dựng thêm KCN không thuộc quy hoạch phát triển KCN do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mà không có luận chứng thuyết phục sự cần thiết phải bổ sung quy hoạch.

Nhiều Ban quản lý KCN chưa thực sự thích nghi kịp với hệ thống cơ chế, chính sách mới đã được điều chỉnh. Một số Ban quản lý KCN mới được thành lập còn chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ mới của mình về quản lý nhà nước về đầu tư đối với các KCN.

Mặc dù, hệ thống pháp luật mới đã quy định, nhưng một số BQL còn nhầm lẫn giữa Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư, thẩm quyền cấp phép dự án cơ sở hạ tầng KCN thuộc UBND tỉnh, hoặc một số dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước đây nay thuộc thẩm quyền của Ban quản lý KCN... , cơ chế,

chính sách về quản lý nhà nước về KCN, KKT theo Luật Đầu tư mới còn nhiều điểm chưa thống nhất và chưa được đầy đủ. Các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực khác còn chưa điều chỉnh kịp theo Luật mới, nhiều quy định trong Nghị định hướng dẫn còn thiếu, gây khó khăn cho các Ban trong quá trình áp dụng (chẳng hạn về quy hoạch chi tiết KCN, về một số nội dung quản lý nhà nước đối với KCN, KKT...).

3. Nguồn nhân lực phục vụ cho KCN còn nhiều hạn chế về năng lực cũng như số lượng lượng

Phát triển các KCN thiếu đồng bộ và chưa gắn với một chiến lược, chương trình đào tạo nhân lực, nhất là đào tạo nghề trình độ cao với một cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu các KCN đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động phù hợp.

Chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN chưa cao. Nguồn nhân lực đầu vào của các KCN chất lượng còn hạn chế, và do nhiều nguyên nhân thường xuyên biến động. Mặt khác các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng chủ yếu là các tỉnh thuần nông do đó lao động tại khu vực này còn mang nhiều đặc tính của lao động nông nghiệp, ý thức kỉ luật chưa cao, mức lương thấp, điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn chưa sớm khắc phục, đời sống tinh thần còn nhiều thiếu thốn, việc đào tạo lại cho công nhân chưa được thực hiện đầy đủ, các ngành công nghiệp trong KCN lại chủ yếu là gia công, lắp ráp, chưa tạo được điều kiện thuận lợi để xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ của nền công nghiệp hiện đại chưa đáp ứng được các yêu cầu về nhân lực của các đơn vị sản xuất nước ngoài

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

I. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư vào các KCN

Một phần của tài liệu Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w