Hoàn thiện cơ chế và phương thức quản lý KCN theo hướng tăng cường cơ chế “một cửa, tại chỗ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn với cơ quan nhà nước ở Trung ương nhằm tăng cường thống nhất giữa quản lý KCN theo quy hoạch, cơ chế, chính sách chung cho KCN. Tiếp tục đổi mới các mặt công tác quản lý Nhà nước về KCN, KCX đặc biệt là công tác quản lý và hỗ trợ triển khai dự án sau cấp phép kết hợp với việc hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến KCN, KCX để tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các doanh nghiệp đầu tư vào trong KCN. Các biện pháp cụ thể được đề xuất :
Một là các Ban quản lý KCN, KKT triển khai áp dụng các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Nghị định hướng dẫn theo các Thông tư, Quyết định và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan. Các Ban quản lý cần xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ mới của mình trong quản lý nhà nước về đầu tư, chủ động thực hiện công tác thẩm tra, đăng ký cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư vào KCN, KKT và xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN trên cơ sở phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khi cần thiết.
Hai là các cơ quan trung ương bên cạnh việc hướng dẫn các Ban quản lý KCN, KKT triển khai công tác, cần phải nhanh chóng triển khai nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh các văn bản pháp quy hiện hành trên các lĩnh vực lao động, thương mại, tài chính, môi trường, xây dựng... phù hợp với xu hướng phân cấp quản lý theo Luật Đầu tư mới; cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban quản lý KCN, KKT.
Ba là hoàn thiện các văn bản pháp quy về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của KCN, KKT đồng thời triển khai xây dựng bộ máy thanh tra KCN, KKT ở trung ương và địa phương để đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong thời gian tới, đặc biệt là thanh tra trong lĩnh vực quy hoạch, môi trường, lao động.
Bốn là tăng cường các chế tài và thống nhất các quy định về lĩnh vực môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2010 tất cả các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung theo Nghị quyết tại Đại hội Đảng X.
Năm là triển khai quy hoạch KCN, KKT một cách chặt chẽ theo quy hoạch KCN, KKT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nghiên cứu, rà soát các cơ chế, chính sách đối với KKT nhằm áp dụng thống nhất các quy định về KKT.
Sáu là sớm nghiên cứu, điều chỉnh quy định về hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, KKT; cơ chế huy động vốn và khuyến khích xây dựng nhà ở cho công nhân, bảo vệ môi trường trong KCN, KKT.
III. Thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư vào các KCN
- Xây dựng Đề án/Chương trình xúc tiến đầu tư vào các KCN, KKT trên cơ sở Chương trình xúc tiến đầu tư có trọng điểm, theo dự án.
- Tiếp tục tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại các quốc gia nhiều tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canađa, Đài Loan, Trung Quốc…
- Xây dựng trang web thành đầu mối kết nối giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các Ban quản lý KCN, KKT các địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư. Xây dựng nội dung xúc tiến đầu tư trên trang web với một hệ thống các thông tin về KCN các doanh nghiệp KCN; các chính sách ưu đãi, thủ tục đầu tư, đầu mối liên hệ tìm hiểu thông tin tại địa phương… phục vụ cho xúc tiến đầu tư.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Nhà nước đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp vận động, xúc tiến đầu tư, chú trọng xúc tiến đầu tư theo tiến độ, theo địa bàn và đối tác cụ thể, chú trọng thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia và của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Xây dựng quỹ xúc tiến đầu tư trên cơ sở ngân sách nhà nước cấp, hỗ trợ kết hợp huy động với đóng góp của các tổ chức và doanh nghiệp.
Nhà nước giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang xây dựng, hoặc đang sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp với sự tham gia tích cực của các bộ ngành địa phương. Cần thành lập cơ quan chuyên môn làm công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp và các khu vực khác.
- Nhà nước cần dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách nhà nước cho công tác vận động và xúc tiến đầu tư, tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp để các nhà đầu tư và người dân được biết, cung cấp miễn phí thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có công thu hút các nhà đầu tư vào trong các khu công nghiệp.
-Tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư tại các cơ quan đại diện của nhà nước ta ở một số nước và địa bàn trọng điểm để chủ động vận động, xúc tiến đầu tư đối với từng dự án, từng tập đoàn, từng cá nhân, từng nhà đầu tư có tiềm năng nhất là tập đoàn xuyên quốc gia
IV. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Xây dựng và thực hiện một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo, dạy nghề trình độ cao cung cấp cho các KCN. Việc đào tạo và cung cấp lao động, trước hết căn cứ vào định hướng phát triển các ngành trên các vùng và trong các khu công nghiệp để có phương án bố trí hợp lí và đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian tới, cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Đối với các địa phương, ngay từ giai đoạn đầu khi thành lập dự án xây dựng KCN cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan với chủ đầu tư hạ tầng để nắm cơ cấu ngành nghề trong KCN, từ đó dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KCN để chủ động tổ chức các khóa đào tạo lao động cho các doanh nghiệp.
- Hình thành quỹ đào tạo nghề chung cho công tác đào tạo lao động cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong KCN nhằm giảm bớt chi phí đào tạo cho doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề ở địa phương. Quỹ đào tạo nghề có thể được huy động từ nhiều nguồn, trong đó chú trọng sự đóng góp của những đơn vị được hưởng lợi từ chương trình này.
chuyển đổi sang làm KCN, đặc biệt là phải có chiến lược và chương trình đào tạo, dạy nghề thay thế cho lao động, chuyên gia là người nước ngoài trong các KCN; cần phát triển các trường nghề (trung cấp nghề, cao đẳng nghề) ở các địa phương, góp phần đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong KCN về nâng cao chất lượng lao động. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương và đào tạo tay nghề kỹ thuật cho những lao động này, ưu tiên tuyển dụng đối với những lao động nằm trong diện thu hồi đất xây dựng KCN, đảm bảo thu nhập ổn định và cao hơn so với trước đây để người dân tin tưởng hơn vào sự phát triển KCN tại địa phương.
- Thực hiện chương trình an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia đối với lao động KCN. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến tổ chức quản lý hành chính khu dân cư ngoài hàng rào KCN; thực hiện xã hội hoá vấn đề cung cấp dịch vụ nhà ở cho người lao động, khuyến khích người dân xây dựng nhà cho thuê theo tiêu chuẩn tối thiểu Nhà nước quy định thống nhất; tổ chức tốt hệ thống cung cấp các dịch vụ phúc lợi công cộng ở khu dân cư, nơi lao động KCN sinh sống (nước, điện, văn hoá, thông tin, giải trí…) không vì mục tiêu lợi nhuận…
Trên đây là các giải pháp được được đề xuất nhằm tăng cường công tác thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN
KẾT LUẬN
Nhìn nhận một cách tổng quát các KCN ở nước ta đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Các KCN đã góp phần đưa đồng bằng sông Hồng trở thành vùng kinh tế mũi nhọn của bắc bộ và đóng góp rất lớn cho kim ngạch xuất khẩu của vùng cũng như cho cả nền kinh tế.
Để đạt được những thành tựu trên các ban quản lí KCN địa phương đã hết sực nỗ lực phát huy vai trò của mình trong việc điều hành hoạt động của các doanh nghiệp. Các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai KCN cũng như các địa phương có các cụm KCN tập trung quy mô lớn đã phối hợp tạo nên sự phát triển cho toàn vùng. Trong quá trình nghiên cứu đề án này em xin nêu ra một số giải pháp tham khảo để khắc phục các vấn đề còn tồn tại ở các KCN toàn vùng.
Trong quá trinh thực hiện đề tài này tôi còn rất nhiều thiếu sót do đó tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý từ thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội tháng 10 năm 2008
Sinh viên thực hiện:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ - TS.Đinh Đào Ánh Thủy
2. Giáo trình ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ - TS. Nguyễn Hồng Minh
3. Giáo trình KINH TẾ ĐẦU TƯ- PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương
4. Tạp chí Nghiên Cứu Kinh Tế (tháng 2,10/2007) 5. Tạp chí kinh tế và phát triển ( tháng 2,5/2005) 6. Thời báo kinh tế Việt Nam (năm 2004 và 2006) 7. Các website của :
Tổng cục thống kê Bộ kế hoạch và đầu tư Vụ quản lý các KCN- KCX
Sở kế hoạch đầu tư các địa phương Các báo thông tin điện tử
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP...2
I. Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp...2
II. Sự cần thiết của các khu công nghiệp đối với sự phát triển của quốc gia nói chung và vùng đồng bằng Sông Hồng nói riêng...3
1. Vai trò của các khu công nghiệp đối với nền kinh tế ...3
2. Tầm quan trọng của các khu công nghiệp đối với vùng đồng bằng Sông Hồng...6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG...8
I. Quá trình hình thành khu công nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng...12
II. Thực trạng về các khu công nghiệp tập trung của vùng đồng bằng Sông Hồng...13
1. Các đánh giá tổng quan về quy mô và hoạt động của các khu công nghiệp...13
2. Đánh giá chi tiết về các khu công nghiệp của từng địa phương...17
2.1 Các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn...17
2.1.1. Khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội...17
2.1.2. Khu công nghiệp tại thành phố Hải Phòng...20
2.1.3. KCN Hưng Yên...22
2.1.4. KCN Hải Dương...22
2.1.5. KCN Vĩnh Phúc...23
2.1.6. KCN tỉnh Hà Tây...24
2.1.7. KCN Bắc Ninh...26
2.2. Các khu công nghiệp quy mô nhỏ ...28
III. Những vấn đề còn tồn tại trong việc thu hút đầu tư và hoạt động của các KCN đồng bằng sông Hồng...33
1. Môi trường thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn...33
2. Sự quản lí thiếu đồng bộ giữa các địa phương và chưa tuân thủ chặt chẽ quy định thành lập KCN...35
3. Nguồn nhân lực phục vụ cho KCN còn nhiều hạn chế về năng lực cũng như số lượng...36
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP...37
I. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư vào các KCN...37
II. Hoàn thiện cơ chế quản lý KCN của từng địa phương và các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của các KCN...38
III. Thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư vào các KCN...39
IV. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...40
KẾT LUẬN...42