1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ xây DỰNG hệ THỐNG CHÍNH TRỊ cơ sở VỮNG MẠNH ở TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

106 1,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 762,5 KB

Nội dung

Hệ thống chính trị cơ sở là một bộ phận cấu thành HTCT xã hội chủ nghĩa ở nước ta. HTCTCS có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. HTCTCS trực tiếp lãnh đạo, quản lý và huy động mọi nguồn lực ở cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; tạo ra tiềm lực vật chất, chính trị tinh thần, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Trang 1

Viết đầy đủ Viết tắt

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC

TIỄN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ

1.1 Hệ thống chính trị cơ sở và xây dựng hệ thống chính

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn

Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ

YẾU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỮNG MẠNH Ở TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN

2.1 Những yếu tố tác động và phương hướng xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ giai

2.2 Những giải pháp chủ yếu xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay 62

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống chính trị cơ sở là một bộ phận cấu thành HTCT xã hội chủ nghĩa ởnước ta HTCTCS có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dânthực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đạiđoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân HTCTCS trực tiếp lãnhđạo, quản lý và huy động mọi nguồn lực ở cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa xãhội, tổ chức và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; tạo ra tiềm lựcvật chất, chính trị tinh thần, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp cùng toàn Đảng,toàn dân, toàn quân bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc bộ, có vị trí quantrọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Từ thời HùngVương, Phong Châu (Phú Thọ) đã được chọn làm nơi đóng đô của Nhà nước VănLang- nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Những năm cuối thập kỷ 50 đầuthập kỷ 60 của thế kỷ XX, khu công nghiệp Việt Trì là khu công nghiệp đầu tiênđược xây dựng trên miền Bắc XHCN Trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước vàđịa phương đã có nhiều chủ trương, biện pháp đầu tư xây dựng tỉnh Phú Thọ trởthành trung tâm kinh tế; trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục- đào tạo, y tế, vănhóa, du lịch, thể thao của vùng trung du miền núi Bắc bộ; là đầu mối giao thôngquan trọng nội vùng, liên vùng, là thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam,

là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của khu vực cũng như của

cả nước Để phát triển Phú Thọ một cách bền vững cần phát huy mạnh mẽ nội lực,truyền thống của địa phương đồng thời tranh thủ sự đầu tư giúp đỡ của Trung ương,các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước Trong đó, củng cố, xây dựngHTCTCS vững mạnh là giải pháp quan trọng hàng đầu, trực tiếp quyết định đếnchất lượng hiệu quả lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, phát huy dân chủ trong xây dựng, pháttriển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng- an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật

tự an toàn xã hội trên địa bàn

Trang 4

Nhận rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng đó, từ khi giành được chính quyềncho đến nay, HTCTCS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ luôn luôn được quan tâm xâydựng, củng cố, kiện toàn, phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; lãnh đạo,quản lý, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ chương, chính sách củaĐảng và pháp luật Nhà nước ở cơ sở Phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhândân và các tổ chức chính trị - xã hội, tham gia tích cực vào việc quản lý xã hội ởđịa phương Tuy nhiên, trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạnmới, HTCTCS của tỉnh Phú Thọ nhất là ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa cònbộc lộ những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, quản lý, vận độngquần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế, giữ vững ổn địnhchính trị, xã hội Bên cạnh đó, các thế lực thù địch đang ra sức thực hiện âm mưu,thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng Việt Nam, lợidụng những vấn đề nhạy cảm đang nảy sinh trong cộng đồng dân cư để tuyêntruyền, kích động nhằm vô hiệu hoá vai trò của HTCTCS

Những vấn đề trên cho thấy, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn,

đề xuất những giải pháp chủ yếu để xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ

là một yêu cầu mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, tác giả lựa

chọn vấn đề “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay” làm đề tài của luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành

Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Hệ thống chính trị nói chung và HTCTCS nói riêng là một vấn đề lớn, đượcĐảng, Nhà nước và các nhà khoa học đặc biệt quan tâm Đã có nhiều công trìnhkhoa học, luận án, luận văn, bài viết đề cập về vấn đề này Ngay từ đầu những năm

90, để phục vụ cho đổi mới chính trị, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai chươngtrình khoa học công nghệ cấp nhà nước (KX.05) nghiên cứu về “Hệ thống chính trịtrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” giao cho Học viện Chính trịQuốc gia Hồ Chí Minh thực hiện từ năm 1993- 1996 do Giáo sư Nguyễn Đức Bình

Trang 5

làm chủ nhiệm Đây là công trình khoa học nghiên cứu rất cơ bản và toàn diện vềHTCT ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH Công trình khoa học này đã hệthống hóa các đặc trưng, quan điểm, nguyên tắc xây dựng và hoạt động của HTCT,đồng thời đề xuất mô hình tổng thể và mô hình cụ thể của HTCT ở một số cấp.Đáng lưu ý là chương trình đã làm rõ khái niệm HTCT, phân biệt HTCT xã hội chủnghĩa với HTCT của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, luận giải chỉ ra những yếu

tố có thể gây mất ổn định chính trị ở nước ta gồm: sự phát triển chưa vững chắc vềkinh tế; tình trạng phân hóa giàu nghèo đang gia tăng; nạn tham nhũng, hối lộ, buônlậu và những tệ nạn xã hội khác; vấn đề sắc tộc và tôn giáo; hoạt động chống phácách mạng Việt Nam của các lực lượng phản động

Quá trình đổi mới HTCT và nhất là từ khi có Nghị quyết Hội nghị lầnthứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX về

“Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thịtrấn”(3/2002), đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách được xuấtbản đề cập đến lý luận và thực tiễn về HTCT và xây dựng HTCT nói chung ởnước ta theo tinh thần đổi mới Tiêu biểu là hai đề tài khoa học cấp nhà nước:

“Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núinước ta hiện nay” và “ Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường

hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước tahiện nay” do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện Cùng với đó

là sự ra đời các cuốn sách: “ Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước tatrong giai đoạn mới” do tập thể các tác giả Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên,Đoàn Trọng Tuyến, Nguyễn Văn Thảo và Trần Xuân Sầm biên soạn; “Hệ thốngchính trị cơ sở, đặc điểm, xu hướng và giải pháp” của Vũ Hoàng Công; “Hệthống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” do Hoàng Chí Bảo chủbiên; “HTCTCS - thực trạng và một số giải pháp đổi mới” của Viện Nghiên cứukhoa học tổ chức nhà nước- Bộ Nội vụ (Chu Văn Thành chủ biên)

Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần thiết thực vào giải quyết nhữngvấn đề lý luận cơ bản về hệ thống chính trị, HTCTCS và xây dựng HTCTCS ở nước

Trang 6

ta Đặc biệt đã luận giải làm rõ khái niệm HTCT, HTCTCS, phân tích đặc điểm vàtình hình hoạt động của HTCTCS, đồng thời dự báo những xu hướng biến đổi, pháttriển của HTCTCS trong thời gian tới dưới tác động của điều kiện kinh tế- xã hội,của yêu cầu xây dựng và thực thi nền dân chủ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Các kết quả nghiên cứu trên đã thống nhất khẳng định

một vấn đề cơ bản: bản chất, mục tiêu của đổi mới và nâng cao chất lượng của HTCT là nhằm thực hiện và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

HTCTCS là nơi quan hệ trực tiếp với dân, xây dựng HTCTCS giữ vai trò then chốttrong xây dựng, đổi mới HTCT ở nước ta hiện nay

Từ năm 1998, khi Quy chế dân chủ ở cơ sở ra đời, đã có nhiều công trìnhkhoa học tập trung nghiên cứu về vai trò của HTCTCS trong việc thực hiện quy chếdân chủ cũng như tác dụng, giá trị của quy chế đối với xây dựng, củng cố HTCTCS.Trong đó, quá trình hoàn thiện HTCT nói chung được xem như một tiêu chí cơ bản

để đánh giá trình độ làm chủ của nhân dân trong đời sống xã hội và việc thực thiquy chế dân chủ ở cơ sở đến lượt nó cũng trở thành một trong những giải pháp cực

kỳ quan trọng góp phần xây dựng và hoàn thiện HTCT ở nước ta trong giai đoạnhiện nay mà trước hết là ở cơ sở và từ cơ sở Tiêu biểu có các cuốn sách: “Hệ thốngchính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộcthiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta” do Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên;

“Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay- một số vấn đề lý luận

và thực tiễn” do Nguyễn Cúc chủ biên; “Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảmdân chủ ở cơ sở hiện nay” do Phan Xuân Sơn chủ biên; thực hiện quy chế dân chủ

và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay” do Nguyễn Văn Sáu và HồVăn Thông đồng chủ biên Từ cách tiếp cận HTCTCS dưới góc độ là một thể chếchính trị, nội dung của các cuốn sách đã đi sâu phân tích vai trò của từng tổ chứcthành viên đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, trình bày những yêu cầu

cụ thể để xây dựng từng tổ chức và HTCTCS nói chung nhằm phát huy ngày càngtốt hơn dân chủ XHCN trong đời sống xã hội hiện nay Trong đó, có cuốn sách đã

đi sâu khảo sát đặc điểm và thực trạng HTCTCS vùng nông thôn, miền núi- là vùng

Trang 7

chiếm phần lớn diện tích trong địa bàn cơ sở, nơi còn nhiều khó khăn về kinh tế- xãhội, vừa có tính phổ quát, đại diện cho HTCTCS ở nước ta, vừa có điểm tương đồngvới đặc thù địa bàn tỉnh Phú Thọ; nghiên cứu vai trò, hoạt động của HTCTCS gắnvới quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, v.v Vì thế, những kết quả nghiêncứu của các công trình trên có ý nghĩa to lớn đối với việc vận dụng nghiên cứu xâydựng HTCTCS ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay.

Trực tiếp nghiên cứu về xây dựng HTCTCS ở các tỉnh miền núi, đáng chú

ý có hai cuốn sách: “Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnhmiền núi nước ta hiện nay” của các tác giả Tô Huy Rứa, Nguyễn Cúc, Trần KhắcViệt đồng chủ biên và “Một số vấn đề về xây dựng HTCT ở Tây Nguyên” doPhạm Hảo và Trương Minh Dục đồng chủ biên được hình thành trên cơ sở chọnlọc các bài tham luận tại hội thảo của đề tài khoa học cấp nhà nước “Các giảipháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiệnnay” Trong đó, trên cơ sở nghiên cứu bản chất, đặc trưng chủ yếu của HTCTViệt Nam, những thành tựu đạt được của HTCT các tỉnh miền núi trong thời kỳđổi mới, các bài viết đã đề cập những đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến quátrình xây dựng HTCT ở Tây Nguyên, đánh giá tổng quát thực trạng và nhữngvấn đề đặt ra liên quan đến tổ chức và hoạt động của HTCT các tỉnh Tây Nguyênhiện nay Ngoài ra, tác giả Trương Minh Dục còn có cuốn sách “Một số vấn đề

lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên” Trong cuốnsách này, trên cơ sở phân tích tác động ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị,văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo đến đời sống các dân tộc và quan hệ giữa các dântộc Tây Nguyên, tác giả đã trình bày những đặc trưng của việc tổ chức quản lý xãhội vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên; đánh giá thực trạng, chỉ ra yêu cầu xâydựng HTCTCS ở Tây Nguyên trong thời kỳ mới Tác giả đặc biệt coi trọng việcxây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, coi

đó là nhân tố then chốt để tiến tới bình đẳng dân tộc và tăng cường đoàn kết cácdân tộc Tây Nguyên, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóatheo định hướng XHCN Các công trình nghiên cứu trên được thực hiện trong

Trang 8

khoảng thời gian từ 2001- 2003, là thời điểm mà ở địa bàn cơ sở của Tây Nguyên

đã có những biến động phức tạp do sự chống phá của các thế lực thù địch, cũng làlúc HTCTCS ở các tỉnh Tây Nguyên bộc lộ rõ những hạn chế, yếu kém Vì vậy,kết quả nghiên cứu trong các công trình đó đã phản ánh sát thực tình hình mọi mặtcủa Tây Nguyên, cung cấp thêm những tư liệu thực tiễn sinh động về thực trạng tổchức và hoạt động của HTCTCS đồng thời đặt ra những vấn đề cần tiếp tụcnghiên cứu trong xây dựng HTCT CS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ hiện nay

Trong tất cả các công trình đã được công bố, chưa có công t rình nàonghiên cứu về xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ, nhưng đó là những tưliệu quý giá để tác giả tham khảo, nghiên cứu

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đềxuất những giải pháp chủ yếu xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ giaiđoạn hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về HTCTCS và xây dựng HTCTCSvững mạnh ở tỉnh Phú Thọ

- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinhnghiệm xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ

- Xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu xâydựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay

* Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay là đốitượng nghiên cứu của luận văn

* Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn, đề xuất những giảipháp chủ yếu xây dựng HTCTCS cấp xã, phường, thị trấn của tỉnh Phú Thọ Các tư

Trang 9

liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực tiễn được giới hạn từ năm 2006 đến năm 2010.Phương hướng giải pháp xác định đến năm 2016.

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn

* Cơ sở lý luận:

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhànước về xây dựng HTCT xã hội chủ nghĩa Luận văn còn kế thừa những kết quảnghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan

* Cơ sở thực tiễn:

Cơ sở thực tiễn của luận văn là các chủ trương, biện pháp và hoạt độngthực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức xây dựng HTCTCS các xã, phường, thịtrấn ở tỉnh Phú Thọ từ năm 2006 đến 2010

* Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đề tài sử dụng tổnghợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành Trong

đó, tập trung sử dụng một số phương pháp cụ thể như: kết hợp lô gíc và lịch sử;phân tích, tổng hợp; điều tra, khảo sát, thống kê; tổng kết thực tiễn và tham khảo ýkiến chuyên gia

5 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học cho cấp ủyđảng, chính quyền, tổ chức chính trị- xã hội các cấp ở tỉnh Phú Thọ xác định chủtrương, biện pháp xây dựng HTCTCS vững mạnh đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tìnhhình nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay

Đề tài còn được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện,trường sỹ quan trong quân đội; các trường chính trị tỉnh, thành phố và trung tâmgiáo dục chính trị của huyện, thị xã

6 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 10

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN XÂY DỰNG

Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.528km2, chiếm 1,2% diện tích cả nước(trong đó, diện tích miền núi là 3.227km2 chiếm 92,3% diện tích toàn tỉnh); chiếm5,4% diện tích núi đồi phía Bắc Toàn tỉnh có 13 huyện, thị, thành phố, 277 xã,phường, thị trấn Trong đó có 217 xã miền núi (chiếm 78,4 % số xã), trong số đó có

7 xã vùng cao, 50 xã đặc biệt khó khăn, 10 xã an toàn khu (ATK)

Dân số của tỉnh Phú Thọ là 1.313.926 người, gồm 21 dân tộc Dân số miền núi

là 950.000 người chiếm 72,4% dân số toàn tỉnh Trong đó, dân tộc thiểu số có gần227.000 người, dân tộc Mường có số dân cao nhất: 186.000 người Các dân tộc

Trang 11

thiểu số sống tập trung tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy,Đoan Hùng Có 4 dân tộc: Mường, Dao, Cao Lan, Mông sống tập trung thànhlàng, bản riêng, có bản sắc văn hoá, phong tục tập quán khá đậm nét Tình hìnhkinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi ổn định và ngày càng phát triển Tuynhiên, do địa bàn miền núi trải rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn,

cơ sở hạ tầng còn thấp kém, điểm xuất phát về kinh tế thấp, phong tục tập quáncòn lạc hậu, tư duy kinh tế còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, tỷ lệ hộ nghèo còncao trình độ chuyên môn và quản lý của đội ngũ cán bộ vùng miền núi, dân tộccòn hạn chế Một bộ phận cán bộ và nhân dân vùng dân tộc miền núi còn có tưtưởng ỉ lại, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Trên địa bàn tỉnh có 2 tôn giáo chính là Đạo Phật và Thiên Chúa Giáo với trên

160.000 tín đồ chiếm khoảng 12,5% dân số toàn tỉnh [54, tr.14], cư trú ở tất cả cáchuyện, thị, thành phố của tỉnh Các tín đồ và chức sắc tôn giáo trong tiến trình lịch

sử đều thực hiện sống “tốt đời đẹp đạo", tin tưởng và ủng hộ đường lối đổi mới của

Đảng Tuy nhiên, còn một số tà đạo đang lén lút hoạt động, làm ảnh hưởng đến đờisống tâm linh, trật tự an toàn xã hội của địa phương

Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh Trongquyết định phê duyệt quy hoạch đô thị Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chínhphủ, Việt Trì là một trong 11 đô thị vùng của cả nước, là trung tâm kinh tế, giáo dụcđào tạo, y tế, văn hoá thể thao của vùng trung du miền núi, là thành phố Lễ hội vềnguồn của cả nước Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh từ năm 2005 tới nay liên tụctăng cao bình quân đạt 10,3% GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,7 triệu

đồng (tương đương 633,2 USD), tăng 2,1 lần so với năm 2005 Tổng kim ngạch xuất

khẩu năm 2009 đạt 285,2 triệu USD [5, tr 02]

Là nơi: “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, Phú Thọ đã trở thành trung tâm của Nhà

nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước - Nhà nước đầu tiên của dân tộc ViệtNam Nơi đây còn là địa bàn lưu giữ nhiều phong tục tập quán, lễ hội văn hoá truyềnthống với những sắc thái đa dạng, phong phú và mang đậm dấu ấn vùng đất Tổ Trảiqua hàng ngàn năm lịch sử, cùng với sự phát triển của đất nước, các thế hệ người dân

Trang 12

Phú Thọ kế tiếp nhau phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động; đoàn kết,dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm, tình nghĩathuỷ chung trong cuộc sống

Với vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế trọng điểm của khu vực, PhúThọ sớm được xác định là địa bàn chiến lược quan trọng trong phòng thủ đất nước.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tỉnh Phú Thọ đã được tặngthưởng 02 Huân chương kháng chiến hạng Nhất, 01 huân chương chiến công hạngNhất, 210 huân chương kháng chiến cho các đơn vị, khu phố, xí nghiệp; 30 cá nhânđược phong tặng danh hiệu Anh hùng lược lượng vũ trang nhân dân; 400 Bà mẹđược phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng Năm 1985, Đảng bộ và nhândân Phú Thọ được nhà nước tặng thưởng Huân chương sao vàng về thành tích đónggóp to lớn trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Tuy nhiên, Phú Thọ vẫn còn là một tỉnh nghèo, kinh tế phát triển chưa thực sựvững chắc, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh còn thấp; chuyển dịch cơ cấukinh tế còn chậm, chưa khai thác được tiềm năng lợi thế cho phát triển; cân đốingân sách trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn (thu mới đảm bảo 40% chi, còn phụthuộc vào Ngân sách Trung ương trợ cấp) Quản lý Nhà nước về quy hoạch kiếntrúc đô thị, tài nguyên đất đai, khoáng sản, môi trường chưa đáp ứng yêu cầu; nhiềuvấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội có xuhướng gia tăng Các tiềm năng và lợi thế của một tỉnh trung du đất Tổ chưa pháthuy được một cách hiệu quả nhất

Song, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết,sáng tạo, khai thác những tiềm năng, lợi thế vốn có, xác định những nhiệm vụ trọngtâm trong đó có xây dựng HTCTCS vững mạnh, để bứt phá và đã đạt được những kếtquả quan trọng, khẳng định bước đi vững chắc của tỉnh trong những năm đầu thế kỷXXI

* Quan niệm hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Phú thọ

HTCT xã hội chủ nghĩa là một chỉnh thể, bao gồm toàn bộ những tổ chức chính trị-xã hội hoạt động hợp pháp, cùng những cơ chế chính trị bảo đảm thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân.

Trang 13

Cấu trúc của HTCT xã hội chủ nghĩa bao gồm: Đảng Cộng sản, Nhà nướcXHCN và các đoàn thể nhân dân mang tính chất chính trị xã hội, hoạt động theo một cơchế thống nhất phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, thực hiện đường lối, mục tiêuxây dựng CNXH Cơ chế đó đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân lao động, dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước XHCN

HTCT xã hội chủ nghĩa hình thành khi Đảng kiểu mới của GCCN nắm đượcchính quyền, lãnh đạo nhân dân lao động đi lên CNXH Đây là thiết chế chính trịthể hiện quyền lực của GCCN, đem lại lợi ích chính đáng cho nhân dân lao động,

do đó nó khác hẳn về chất so với các thiết chế chính trị của các giai cấp thống trị tồntại trong lịch sử Trong HTCT xã hội chủ nghĩa, mỗi bộ phận của nó hoạt động vớichức năng, vai trò riêng, song cùng hướng tới thực hiện mục tiêu chung là xây dựng

và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao độngthực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng CNXH

Xét về bản chất, HTCT xã hội chủ nghĩa là HTCT nhất nguyên do ĐảngCộng sản lãnh đạo Tính nhất nguyên đó nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo củaGCCN đối với xã hội, giữ vững ổn định chính trị, thực hiện tốt dân chủ XHCN,đem lại quyền lực thực tế thuộc về nhân dân lao động, đảm bảo cho sự phát triểncủa đất nước theo con đường XHCN Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo củaĐảng Cộng sản đối với HTCT xã hội chủ nghĩa và toàn xã hội là nguyên tắc tối cao,

là điều kiện tiên quyết thực hiện thắng lợi mục đích của GCCN là xây dựng thànhcông CNXH, CNCS ở mỗi nước và toàn thế giới

Ở nước ta, khái niệm HTCT lần đầu tiên được sử dụng trong văn kiện hộinghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (năm 1990) và cho đến naykhái niệm này được sử dụng khá phổ biến Đảng ta xác định, HTCT xã hội chủnghĩa ở nước ta bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCNViệt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội như: MTTQ Việt Nam, Hội Phụ nữ, HộiCựu chiến binh, Đoàn thanh niên…Đây là những thiết chế chính trị nhằm từng bướcxây dựng, phát triển và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm mọi quyền lực

Trang 14

thuộc về nhân dân và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh.

Về cơ cấu tổ chức, HTCT ở nước ta hiện nay được phân thành bốn cấp:Trung ương, tỉnh - thành phố, huyện - quận và cấp xã, phường, thị trấn Trong đócấp xã, phường, thị trấn được xác định là đơn vị hành chính cấp cơ sở

Từ những vấn đề trên, có thể quan niệm: HTCTCS ở tỉnh Phú Thọ là một bộ phận của HTCT Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Phú Thọ; bao gồm các tổ chức, thiết chế hợp pháp, có quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau để thực hiện quyền lực của nhân dân ở cơ sở và xây dựng địa phương vững mạnh toàn diện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.

Cấu trúc của HTCTCS ở tỉnh Phú Thọ là một chỉnh thể thống nhất, bao

gồm các tổ chức, các thiết chế chính trị hợp pháp được pháp luật thừa nhận đó là: tổchức cơ sở đảng; chính quyền cơ sở (HĐND xã, UBND xã); Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể nhân dân (Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiếnbinh), được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và gắn bóhữu cơ với nhau Mỗi thành viên trong HTCTCS có vị trí, vai trò, chức năng khác

nhau, song đều vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ

Chức năng, nhiệm vụ của HTCTCS được biểu hiện cụ thể qua chức năng,

nhiệm vụ của các thành tố cấu thành HTCTCS:

- Tổ chức cơ sở đảng có chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo trực tiếp, toàn diện

trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở, lãnh đạo chính quyền và các đoàn thểquần chúng Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định, tổ chức cơ sở đảng ở xã cócác chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thựchiện có hiệu quả

Hai là, xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư

tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất

Trang 15

lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăngcường đoàn kết, thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản

lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình

độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên

Ba là, lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự

nghiệp, quốc phòng, an ninh, và các đoàn thể chính trị-xã hội trong sạch, vững mạnh;chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Bốn là, liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần

và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng vàthực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

Năm là, kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng

và pháp luật Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra tổ chức đảng vàđảng viên chấp hành Điều lệ Đảng

- Chính quyền xã (bao gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã) Theo Luật tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND thì HĐND xã là cơ quan

quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làmchủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dânđịa phương và cơ quan nhà nước cấp trên

Hội đồng nhân dân xã có chức năng, nhiệm vụ là quyết định và giám sát Trong chức năng quyết định, HĐND quyết định những vấn đề trên các mặt kinh tế;

văn hóa, giáo dục, xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.v.v Đối vớiviệc xây dựng chính quyền xã, HĐND xã có nhiệm vụ quyền hạn: bầu, miễn nhiệm,bãi nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch, phó chủ tịch

và thành viên khác của UBND xã; bãi nhiệm đại biểu HĐND; bãi bỏ một phần hoặctoàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của UBND xã; bỏ phiếu tín nhiệm đối với

người giữ chức vụ do HĐND bầu Trong chức năng giám sát, HĐND giám sát hoạt

động của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND xã, giám sát việc thực hiện nghịquyết của HĐND, việc tuân thủ pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị -

xã hội , tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở

Trang 16

địa phương Xem xét báo cáo của chủ tịch hội đồng nhân dân, UBND cấp xã, xemxét việc trả lời chất vấn của người bị chất vấn theo quy định của pháp luật Trongquá trình thực hiện chức năng giám sát, chủ tịch HĐND, đại biểu HĐND có quyềnyêu cầu các cơ quan nhà nước hữu quan, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tếcung cấp tài liệu, thông tin cần thiết; khi có sai phạm thì có quyền yêu cầu các cơquan, tổ chức đó xem xét, xử lý theo thẩm quyền HĐND xã thực hiện chức năng,quyền hạn của mình chủ yếu thông qua các kỳ họp (2lần/1 năm), qua hoạt độngthường xuyên của chủ tịch và phó chủ tịch HĐND, qua hoạt động của các đại biểuHĐND theo luật định.

Điều 123 Hiến pháp 1992 quy định: UBND do HĐND bầu ra, là cơ quanchấp hành của HĐND, cơ quan hành chính ở địa phương, chịu trách nhiệm chấphành Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghịquyết của HĐND Như vậy, UBND xã là cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở Với

tư cách đó, UBND có chức năng, nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn

xã, tổ chức thực hiện những nghị quyết và quyết định của HĐND cùng cấp về kếhoạch, ngân sách, tài chính; về quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủylợi; về tiểu thủ công nghiệp; về giao thông; về thương mại, dịch vụ; về văn hóa,giáo dục; về y tế, xã hội; về quốc phòng- an ninh; về thi hành pháp luật; về xâydựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính

Tóm lại, chính quyền cơ sở là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền

và lợi ích của nhân dân ở cơ sở Đây là lực lượng nòng cốt của HTCTCS, thực hiệnchức năng quản lý hành chính; tổ chức, điều hành mọi lĩnh vực hoạt động của quầnchúng nhân dân và tổ chức, định hướng các hoạt động tự quản của nhân dân ở cơ sở

Các tổ chức chính trị-xã hội trong HTCTC bao gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc,

Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh Các tổ chức này

có có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là: tập hợp, củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết

toàn dân, tạo sự nhất trí về chính trị, tinh thần của nhân dân; tuyên truyền vận độngnhân dân phát huy quyền làm chủ thực sự của mình trong thực hiện đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; bảo vệ, đại diện

Trang 17

cho quyền lợi, ý chí của các thành viên trong việc tham gia xây dựng, giám sát Đảng vàchính quyền Tập hợp những kiến nghị của nhân dân để phản ánh với Đảng và cơ quanNhà nước; chăm lo, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của nhân dân Đặc biệttrong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốcXHCN, MTTQ còn có một chức năng quan trọng đó là chức năng phản biện xã hội.Thông qua việc thực hiện chức năng này MTTQ thực hiện quyền giám sát việc đề racác chủ trương, biện pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu xây dựng, phát triểnkinh tế - xã hội và trong thực hiện dân chủ XHCN ở cơ sở của tổ chức đảng, chínhquyền địa phương đúng hay sai, hiệu quả hay không hiệu quả Từ đó, kiến nghị với tổchức đảng, chính quyền cơ sở điều chỉnh cho phù hợp Hiện nay, trong Quy chế thựchiện dân chủ ở cơ sở, các đoàn thể này còn có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức nhân dân xâydựng các công trình dân sinh do nhân dân tự nguyện đóng góp kinh phí.

* Đặc điểm hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Phú Thọ

Do các điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội chi phối, cho nên HTCTCS

ở tỉnh Phú Thọ có những đặc điểm nổi bật sau đây:

Một là, HTCTCS ở Phú Thọ được hình thành từ rất sớm

Thông thường, trong quá trình hình thành một chế độ xã hội thì HTCT đượchình thành trước hết ở Thủ đô hoặc ở trung tâm kinh tế, chính trị lớn, sau đó sẽ mởrộng ra ở những vùng nông thôn, vùng núi cao Nhưng trên thực tế, HTCT ở Phú Thọđược hình thành sớm hơn các tỉnh khác Từ năm 1941, ở chiến khu Việt Bắc đã hìnhthành những mầm mống của một HTCT mới và ảnh hưởng của nó lan rộng đến một sốđịa phương của tỉnh Phú Thọ giáp với Tuyên Quang Trước khi giành được chínhquyền trên phạm vi cả nước thì ở Phú Thọ đã thành lập được một chính quyền cáchmạng, làm chủ một phần đất đai huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê hoặc hoạt động bí mật.Chính quyền cách mạng đã phát triển và mở rộng dần, tạo ra một chiến khu Vần (HiềnLương) làm chỗ dựa cho phong trào cách mạng cả nước Được núi rừng che chở, chínhquyền cách mạng ngày một lớn dần lên và khi có đủ thời cơ đã tiến hành khởi nghĩa vũtrang giành chính quyền (huyện Hạ Hòa khởi nghĩa giành chính quyền sớm nhất ngày

02 tháng 8 năm 1945) Như vậy, có thể nói rằng Phú Thọ là một trong những địa

Trang 18

phương có HTCT nói chung, HTCTCS nói riêng được hình thành và phát triển đầu tiêntrong cả nước.

Được hình thành trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cho nênHTCTCS ở Phú Thọ thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần cách mạng tiếncông Mỗi địa danh của quê hương đều gắn liền với những chiến công và ghi dấuchân những người chiến sỹ cộng sản, của những người con ưu tú của đất nước.Đồng bào các dân tộc Phú Thọ sớm giác ngộ theo Đảng, theo Bác Hồ để đánh đuổigiặc ngoại xâm Vì vậy, nhân dân Phú Thọ mang trong mình một truyền thống cáchmạng vẻ vang, một lòng tin sắt đá về Đảng, về Bác Hồ Xét về mặt dân trí thì nhândân Phú Thọ, đặc biệt là ở vùng núi có trình độ thấp hơn miền xuôi, nhưng trình độgiác ngộ cách mạng, ý thức độc lập tự do, vì sự nghiệp chung thì cán bộ và nhândân Phú Thọ rất cao, không hề kém các tỉnh miền xuôi và đô thị Truyền thống cáchmạng đã ăn sâu vào tâm thức của cán bộ và đồng bào, có rất nhiều phong trào vàtấm gương sáng về sự cống hiến cho sự nghiệp chung của dân tộc

Hai là, HTCTCS tỉnh Phú Thọ không đồng nhất về cơ cấu và chất lượng.

Ở tỉnh Phú Thọ, điều kiện địa lý tự nhiên có sự khác biệt giữa vùng núi, vùngđồi trung du và vùng đồng bằng; điều kiện kinh tế-xã hội cũng có sự khác biệt và do đó,HTCTCS ở mỗi vùng cũng không đồng nhất về cơ cấu và chất lượng

Sự không đồng nhất của HTCTCS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trước hết đượcthể hiện ở sự khác biệt về cộng đồng dân cư và cơ cấu giai cấp-xã hội Khác với các

xã ở trung du, đồng bằng, đô thị HTCTCS, cộng đồng dân cư ở các xã miền núiđược hình thành với nhiều dân tộc thiểu số sinh sống trên một địa bàn Mỗi dân tộc

có tiếng nói, ngôn ngữ và sắc thái khác nhau, nhưng đồng bào các dân tộc sống hoàthuận và đoàn kết Tuy nhiên, để bảo đảm sự bình đẳng và tiếng nói chung của cácdân tộc, trong cơ cấu của HTCTCS ở các xã miền núi phải có đủ đại diện của cácdân tộc đang sinh sống trên địa bàn Như vậy, để có một HTCTCS vững mạng, hoạtđộng có hiệu quả, cần hình thành một cơ cấu nhân sự hợp lý mà trong đó mỗi tổchức chính trị và mỗi dân tộc đều có đại diện thích hợp của mình Mỗi đại biểu lạimang những bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình vào HTCTCS

Trang 19

Có thể nhận thấy, cơ cấu giai cấp-cơ cấu xã hội ở các xã đồng bằng, đô thị phứctạp hơn các xã miền núi Ngoài giai cấp công nhân còn có đội ngũ trí thức, các chủ doanhnghiệp, tiểu thương, cán bộ và viên chức nhà nước Cơ cấu giai cấp-xã hội này đã làmcho HTCTCS ở các xã vùng đồng bằng và đô thị thể hiện tính giai cấp rõ hơn Ngược lại,

ở các xã miền núi chủ yếu chỉ có một giai cấp cơ bản là giai cấp nông dân, vì vậy, việcgiải quyết sự khác biệt lợi ích giai cấp hầu như không đặt ra

Đối với vùng núi như huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, HạHòa với diện tích rộng (một số xã có diện tích tương đương diện tích một huyện củacác tỉnh khác), nhưng mật độ dân số thấp hơn nhiều so với các huyện trung du, đồngbằng như Lâm Thao, Thanh Ba, Phù Ninh… số lượng cán bộ được rải ra trên một địabàn rộng nên khả năng gắn với dân, gắn với địa bàn của cán bộ lãnh đạo, quản lý gặprất nhiều khó khăn Điều này gây khó khăn cho đội ngũ cán bộ cơ sở trong học tậpnâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý Do địa bàn rộng, đường sá đi lại khókhăn, nên mối liên hệ giữa chính quyền và nhân dân ở các xã miền núi thiếu sự gắn bóchặt chẽ, các tổ chức đoàn thể chính trị hoạt động hết sức khó khăn, dễ dẫn đến tìnhtrạng quan liêu của đội ngũ cán bộ và bộ máy quản lý của chính quyền cơ sở

Ba là, HTCTCS là cấp gần dân nhất, cán bộ chủ chốt trong HTCT phụ thuộc rất lớn vào sự tín nhiệm của nhân dân trong các kỳ bầu cử.

Đặc điểm này vừa mang tính thể chế, vừa mang tính thực tế Với tư cách làđặc điểm mang tính thể chế, khác với chính quyền cấp trên cơ sở, nhân dân trong xã

tự lựa chọn những người xứng đáng vào cơ quan lãnh đạo, quản lý chính quyềnthông qua bầu cử Nếu được dân bầu thì một cá nhân trở thành cán bộ của bộ máychính quyền và đoàn thể ở cơ sở Khi không được bầu lại, thì người đó trở lại làmcông dân bình thường Nhà nước không bảo đảm công việc cho những người thất cử(tùy theo thời gian công tác có thể bảo đảm chế độ đãi ngộ vật chất dưới hình thứcbảo hiểm xã hội) Từ đặc điểm này có thể khẳng định, cấp xã là mắt khâu trunggian, là bước chuyển tiếp giữa chế độ tự quản làng xã sang chế độ quản lý hànhchính nhà nước đầy đủ (sẽ thể hiện ở các cấp chính quyền cao hơn)

Trang 20

Bốn là, hiệu quả hoạt động của HTCTCS tỉnh Phú Thọ phụ thuộc rất lớn vào vai trò cá nhân người đứng đầu các tổ chức và chịu sự ảnh hưởng, chi phối bởi quan hệ dòng họ, lối ứng sử truyền thống.

Khác với HTCT cấp trên, ở cấp cơ sở mức độ phụ thuộc của tổ chứcđảng, chính quyền, đoàn thể vào cá nhân người lãnh đạo lớn hơn rất nhiều.Bởi lẽ, quần chúng nhân dân ở vùng miền núi do dân trí thấp, vì vậy thườngthụ động hơn so với nhân dân các vùng khác Các đoàn viên, hội viên củacác đoàn thể, vì nhiều lý do, rất ít khi chủ động đề xuất ý kiến với tổ chức

mà phải chờ đợi sự chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn và tác động của lãnhđạo, quản lý các cấp Mặt khác cơ quan tham mưu, giúp việc cho tổ chức, bộmáy của Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở không có Do đó, người lãnhđạo trở thành linh hồn, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chứcthực hiện mọi công việc Câu nói của Bác Hồ: có cán bộ thì có tất cả, cán bộ

là gốc của phong trào…, trong phạm vi các xã miền núi và trung du Phú Thọcàng đúng hơn bất kỳ nơi nào

Ở tỉnh Phú Thọ, thường có tình trạng “chi bộ họ ta”, thành viên cấp ủy đượcphân bổ theo dòng họ, theo cánh, theo làng và cán bộ xã phải là những người cùng cánh.Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động trong nội bộ mỗi tổ chức trongHTCTCS Nhiều khi vì quan hệ thân tộc, vì lợi ích phe cánh mà nể nang, né tránh đấutranh, dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng và chính quyền cơ sở

* Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Phú Thọ

HTCTCS xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giữ vai trò đặc biệtquan trọng trong thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội ở cơ sở; tổ chức và vận độngnhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các chỉ thị, nghịquyết của cấp trên Vai trò đó được biểu hiện trên những điểm cơ bản sau:

Một là, HTCTCS ở Phú Thọ là nơi trực tiếp tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn.

Trang 21

Trong HTCT 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) ở nước ta hiện nay,HTCTCS là cấp tổ chức thấp nhất, gần dân nhất, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước vớiquần chúng nhân dân Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và uy tín của Đảng, Nhànước đối với nhân dân; hình của Đảng Cộng sản, của Nhà nước XHCN được thể hiệnchủ yếu thông qua HTCTCS Với vị trí là tổ chức tế bào cơ bản hợp thành nền tảng củachế độ chính trị, HTCTCS tuy là cấp thấp nhất nhưng không có nghĩa là cấp ít quantrọng nhất Trái lại, nó chứng tỏ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội,tăng cường sự đồng thuận giữa Đảng và dân cũng như trong nội bộ nhân dân Nghịquyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đổi mới vànâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn đã chỉ rõ: “Hệ thống chính trị ở

cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đườnglối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân,phát huy quyền làm chủ của nhân dân…”[23, tr.166]

Theo tinh thần đó HTCTCS xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giữvai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội ở cơ sở.HTCTCS là nơi mà hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc và làm việc với nhân dân, nắm bắt vàphản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân Tổ chức và vận động nhân dân thực hiệnđường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, của

huyện Nơi trực tiếp rèn luyện và tạo nguồn cán bộ, lực lượng nòng cốt quyết định chất

lượng, hiệu quả hoạt động của HTCT

Hai là, HTCTCS làm cầu nối liền giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân cùng hướng đến mục tiêu xây dựng địa phương vững mạnh.

HTCTCS là cấp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước một cách trực tiếp ngay tại địa bàn dân cư, cùng với người dân bàn thảo

và và hành động nhằm xây dựng địa phương vững mạnh Có thể nói mọi hoạt động của

bộ máy HTCTCS đều gắn chặt với cuộc sống thường nhật, với lợi ích của mọi ngườidân, do đó nó có tác dụng kiểm chứng nhanh nhất về tính đúng đắn, hợp lý của đườnglối, chính sách, về hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HTCTCS Ở đây, quần chúngnhân dân có điều kiện trực tiếp thực hiện quyền giám sát của mình đối với HTCTCS.Như vậy, vai trò làm “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân của

Trang 22

HTCTCS được biểu hiện không chỉ đơn thuần là truyền đạt và thực hiện đường lối,chính sách mà quan trọng hơn là hiện thực hóa tính đúng đắn và giá trị thực tiễn củađường lối, chính sách ngay tại địa bàn cơ sở, làm cho đường lối, chính sách trở thànhhiện thực sinh động trong cuộc sống, đem lại lợi ích cho quần chúng nhân dân và sựphát triển cho xã hội Đồng thời, nắm vững và báo cáo kịp thời lên HTCT cấp trên vềtình hình cơ sở, về những nhu cầu và nguyện vong của quần chúng nhân dân, cung cấpnhững luận chứng khoa học cho việc hoạnh định đường lối, chính sách của Đảng, Nhànước ngày càng sát với thực tiễn Có thể thấy, mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước vớinhân dân biểu hiện thông qua nhiều kênh, nhiều bậc khác nhau, nhưng phụ thuộc rấtlớn vào năng lực tổ chức và hoạt động của HTCTCS, vào chất lượng và uy tín của độingũ cán bộ cơ sở.

Ba là, HTCTCS ở tỉnh Phú Thọ trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ chính, nhiệm vụ trung tâm trong lãnhđạo, điều hành của HTCTCS Điều này càng có ý nghĩa khi Phú Thọ chưa thoát khỏitỉnh nghèo, mặt bằng kinh tế - xã hội còn thấp Do đó, vai trò của HTCTCS trong duytrì sự ổn định chính trị, định hướng đúng đắn cho phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa làrất quan trọng và mang tính quyết định Đảng ta chỉ rõ: “Phải gắn tăng trưởng kinh tếvới phát triển toàn diện văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến

bộ và công bằng xã hội… phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị

-xã hội, coi đây là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh, bền vững” [24, tr.178-179].Đây là bài học kinh nghiệm đồng thời cũng là tư tưởng chỉ đạo của Đảng về phát triểnkinh tế - xã hội HTCTCS Phú Thọ cần tăng cường đoàn kết toàn dân, phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ

sở Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng củahành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” [35, tr.371] Ở PhúThọ, bên cạnh việc đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân,xóa đói giảm nghèo cần phải quan tâm đến tới việc bảo vệ và khai thác một cách khoahọc tài nguyên rừng, khoáng sản, bảo vệ môi trường sinh thái…đặc biệt vấn đề bảo tồn

và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử thời đại Hùng Vương

Trang 23

Bốn là, HTCTCS là nơi trực tiếp rèn luyện và tạo nguồn cán bộ, lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTCT

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN trong tình mới, Phú Thọ cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ không chỉ cótrình độ và tư duy năng động mà trước hết phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, gầndân, hiểu dân Bởi lẽ, HTCT tồn tại và hoạt động không vì mục đích tự thân mà vì sự

ổn định và phát triển của xã hội, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, để nhân dânđược thực sự làm chủ vận mệnh của mình Đảng ta đã khẳng định: “Toàn bộ tổ chức vàhoạt động của HTCT nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoànthiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [17, tr.19]

Vì vậy, đội ngũ cán bộ phải có uy tín để tập hợp đông đảo quần chúng thành một khốiđoàn kết vững chắc, xây dựng địa phương vững mạnh, toàn diện HTCTCS là nơi cáccán bộ được tôi luyện và trưởng thành từ thực tiễn Đội ngũ cán bộ là lực lượng nòngcốt của mọi tổ chức, nếu thực hiện tốt vai trò này, sẽ khắc phục được căn bệnh cố hữu

là sự giáo điều trong đường lối, chính sách do hệ quả của việc thiếu thực tiễn trong một

bộ phận cán bộ tạo ra khi họ đảm nhiệm ở các vị trí liên quan đến hoạch định và chỉđạo chiến lược Chủ động bố trí lực lượng cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản vào làm việctrong bộ máy HTCTCS, vừa tạo điều kiện cho họ rèn luyện vừa giúp tạo sự bứt phátrong suy nghĩ và hành động của đội ngũ cán bộ cơ sở, khắc phục tình trạng “đầu ra”của đội ngũ cán bộ cấp trên là “đầu vào” của đội ngũ cán bộ cơ sở vốn đang tồn tạihiện nay

Năm là, HTCTCS tỉnh Phú Thọ là nơi trực tiếp triển khai xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

QCDC ở cơ sở là phương thức, biện pháp để thể chế hóa và pháp quy hóa chế

độ dân chủ XHCN, xác định rõ những nội dung, nguyên tắc, phương châm trong thựchiện quyền dân chủ của nhân dân lao động ở cơ sở Nghị quyết Trung ương 5 của BanChấp hành Trung ương Đảng khóa IX xác định: QCDC thực sự là công cụ, một chỗdựa pháp lý quan trọng để nhân dân thực hiện đầy đủ, thực chất hơn nữa quyền làmchủ của mình ở cơ sở Theo đó, việc tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện QCDCcủa HTCTCS có vai trò rất quan trọng đối với thực hiện dân chủ XHCN ở cơ sở, thúc

Trang 24

đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội và thực hiện quyền làm chủ của nhândân trên thực tế; thúc đẩy quá trình thực hành dân chủ với các hình thức dân chủ đạidiện, dân chủ trực tiếp và dân chủ tự quản.

Thực hiện QCDC cơ sở là phương hướng cơ bản lâu dài để xây dựng và pháttriển sức mạnh của cộng đồng xã hội, cộng đồng dân cư, làm cho mỗi người dân trởthành người chủ thực sự của xã hội, là cơ sở tạo sức mạnh đoàn kết, đồng thuận củatoàn dân tộc Mặt khác, thực hiện QCDC là phương thức hữu hiệu để đấu tranh chốngquan liêu, tham nhũng làm trong sạch các tổ chức quyền lực, góp phần xây dựngHTCTCS vững mạnh

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ

* Quan niệm về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng chỉ ra rằng: bất cứ sự vật, hiệntượng nào cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống, có cấu trúc nhất định, nằm trongtổng hòa những mối liên hệ, vận động, biến đổi theo những quy luật khách quan.Theo tinh thần đó, xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ cần được tậptrung vào những vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xây dựng và phát huy vai trò của các thành tố trong HTCTCS (tổ chức

đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, HộiCựu chiến binh) từ cơ cấu tổ chức bộ máy, đến xác định chức năng, nhiệm vụ, phươngthức tổ chức và hoạt động của từng tổ chức và của cả bộ máy

Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ của các tổ chức và bộ máy có số lượng và

cơ cấu phù hợp; có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

Thứ ba, giải quyết đúng đắn các mối quan hệ của HTCTCS Bao gồm: mối

quan hệ giữa các tổ chức trong HTCTCS, giữa HTCTCS với HTCT cấp trên, giữatoàn bộ HTCTCS (cũng như từng thành tố trong hệ thống ấy) với quần chúng nhândân, với các tổ chức không thuộc HTCT, với toàn xã hội

Trang 25

Thứ tư, xây dựng cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội vững mạnh, tạo

điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của HTCTCS Trọng tâm là xây dựng cộngđồng dân cư vững mạnh toàn diện và đồng thuận

Từ đó, có thể quan niệm: xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ là hoạt động tự giác của các tổ chức, các lực lượng và quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và quản lý, điều hành của chính quyền các cấp nhằm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ; giải quyết tốt các mối quan hệ của HTCTCS; phát huy vai trò, chức năng, hiệu lực của HTCTCS và quyền làm chủ của nhân dân, trực tiếp góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Mục đích xây dựng HTCTCS vững mạnh là củng cố, kiện toàn, xây dựng

HTCTCS ở Phú Thọ vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ; giải quyếttốt các mối quan hệ của HTCTCS; phát huy vai trò, chức năng, hiệu lực củaHTCTCS và quyền làm chủ của nhân dân, mà trước hết là vai trò lãnh đạo của tổchức cơ sở đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền cơ sở; góp phần trực tiếpphát triển kinh tế -xã hội và giữ vững ổn định trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chủ thể, đối tượng, lực lượng xây dựng HTCTCS

Xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ là trách nhiệm của toàn xãhội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, các lực lượng; là quyền lợi và nghĩa vụ củamọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở, đặt dưới sự lãnh đạo thống

nhất của tổ chức đảng và sự điều hành của chính quyền các cấp Trong đó, chủ thể những tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm chính và có tác động trực tiếp vào đối tượng

-là HTCTCS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có thể phân chia thành:

Chủ thể lãnh đạo xây dựng HTCTCS là đảng ủy cơ sở và cấp ủy cấp trên trực tiếp

cơ sở (huyện ủy, thị ủy, thành ủy) Chủ thể quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện là

chính quyền cơ sở và chính quyền cấp trên cơ sở (HĐND, UBND huyện, thị xã, thànhphố) Các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở là một chủ thể quan trọng, trực tiếp trong xâydựng HTCTCS vững mạnh bao gồm: MTTQ và đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương

Trang 26

Trong đó, đảng ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở vừa là những chủthể, vừa là đối tượng xây dựng HTCTCS vững mạnh ở Phú Thọ

Lực lượng xây dựng HTCTCS ở tỉnh Phú Thọ là toàn bộ các lực lượng trên

địa bàn, có thể phân chia thành lực lượng của cơ sở và lực lượng của cấp trên cơ sở.Trong đó, lực lượng của cơ sở là nòng cốt, chủ yếu, quyết định bao gồm cán bộ,đảng viên, quần chúng nhân dân ở cơ sở, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội,

tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội ở cơ sở…Lực lượng của cấp trên cơ sở

là cán bộ, đảng viên của HTCT cấp huyện, cấp tỉnh, lực lượng của các ngành vànhân dân địa phương Ngoài ra, còn có lực lượng phối, kết hợp của các cơ quan,đơn vị đứng chân trên địa bàn như các trường cao đẳng, đại học, các đơn vị của lựclượng vũ trang Quân khu II, các công ty, tổng công ty, các tổ đội công tác…

Nội dung xây dựng HTCTCS vững mạnh

Xây dựng HTCTCS ở tỉnh Phú Thọ tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Một là, củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy HTCTCS Bộ máy của

HTCTCS gồm các thành tố cơ bản là: tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị-xã hội ở cơ sở được tổ chức phù hợp, tương ứng vớinhững hình thức tổ chức cộng đồng dân cư Mỗi tổ chức có cấu trúc riêng, có những

bộ phận giúp việc với các chức danh chuyên môn và cách thức hoạt động riêng theophạm vi, lĩnh vực mà nó đảm nhiệm Do vậy, củng cố, kiện toàn, cơ cấu tổ chức bộmáy HTCTCS là một nội dung quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quảhoạt động xây dựng HTCTCS ở tỉnh Phú Thọ

Hai là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của HTCTCS Đổi mới nội

dung và phương thức hoạt động là nội dung trọng tâm của xây dựng HTCT hiện naynhằm xây dựng một nền hành chính minh bạch, năng động, hiệu quả ở cơ sở Đối vớitỉnh Phú Thọ đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của HTCTCS đang là vấn đềbức thiết không chỉ đối với các tổ chức đảng, chính quyền mà với cả Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể nhân dân nhằm khắc phục cho được tình trạng hành chính hóa, thụ động,hình thức trong tổ chức và hoạt động

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ của HTCTCS vững mạnh Xây dựng đội

ngũ cán bộ là vấn đề cốt lõi trong xây dựng HTCTCS Bởi, đội ngũ cán bộ có tầm

Trang 27

quan trọng đặc biệt, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTCTCS Chủtịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [35, tr.269],

“muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [35, tr.240] Xâydựng đội ngũ cán bộ cơ sở có nhiều nội dung, bao gồm: việc phát hiện, tuyển chọn,bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng cán bộ theo các chức danh và yêu cầu, đặc điểm của từngloại cán bộ; đến việc quy hoạch, định hướng phát triển cán bộ; thực hiện chính sáchcán bộ…Đó là một quá trình thông nhất, chặt chẽ nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có

cơ cấu hợp lý, đủ phẩm chất, trình độ, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Bốn là, xây dựng cơ sở chính trị-xã hội của HTCTCS HTCT nước ta là

HTCT của dân, do dân, vì dân Dân và xã hội công dân là cơ sở chính trị - xã hộicủa HTCT, là nơi chính quyền nhà nước, giai cấp công nhân mà đội tiên phong của

nó là Đảng Cộng sản Việt Nam chứng minh tính hợp lý sự tồn tại của mình, khẳngđịnh quyền lực của mình trong xã hội C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Xã hộicông dân đó là trung tâm thực sự, vũ đài thực sự của toàn bộ lịch sử” [32, tr.51].Khối cộng đồng dân cư ở xã, phường, thị trấn là cơ sở chính tri-xã hội, cơ sở của sựtồn tại và hoạt động đồng thời cũng là mục tiêu, đối tượng phục vụ trực tiếp củaHTCTCS Đây cũng chính là mục tiêu tiến công trong chiến lược “DBHB” bạo loạnlật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch Điều đó cho chúng ta thấy,muốn xây dựng HTCTCS vững mạnh tất yếu phải xây dựng cơ sở chính trị-xã hộicủa nó là dân, là các khối cộng đồng dân cư ở xã, phường, thị trấn có mối quan hệđoàn kết, thống nhất cao, đồng thuận cùng hướng vào mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Trong đó, hội đồng nhân dân, ủy bannhân dân phải thực sự là của dân, do dân và vì dân, phải thường xuyên được củng

cố vững chắc làm nòng cốt và chỗ dựa cho quần chúng nhân dân phát huy tốt dânchủ ở cơ sở, tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế, chính trị - xã hội ở địaphương, xây dựng và bảo vệ HTCTCS, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu

“DBHB” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động Tuy nhiên, cơ sở xãhội ở Phú Thọ hiện nay đang biến đổi phức tạp và mau lẹ bởi sự đan xen nhiềuthành phần kinh tế, nhiều phương thức sản xuất, trình độ của lực lượng sản xuất

Trang 28

cũng có nhiều tầng nấc khác nhau, sự đa dạng về địa lý và bản sắc văn hóa của từngkhu vực, sự ảnh hưởng và thâm nhập của các tôn giáo, sự tác động của kinh tế thịtrường, sự phân hóa giàu, nghèo có xu hướng gia tăng, hoạt động phá hoại của cáclực lượng phản động, thù địch…là những thách thức đối với việc xây dựng sự đồngthuận trong cộng đồng dân cư.

Mỗi nội dung trên có vị trí vai trò, khác nhau nhưng có mối liên hệ, gắn bóchặt chẽ với nhau Do vậy, trong quá trình xây dựng HTCTCS phải tiến hành mộtcách đồng bộ, toàn diện các nội dung, không được tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ bất

cứ nội dung nào

Hình thức, phương pháp xây dựng HTCTCS

Xây dựng HTCTCS được tiến hành bằng nhiều hình thức, phương pháp rất đadạng và phong phú Tùy vào chủ thể để xác định hình thức, phương pháp cụ thể, phùhợp

Về hình thức, xây dựng HTCTCS chủ yếu thông qua công tác chính trị, tư tưởng như tuyên truyền, giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước, nghị quyết chỉ thị của cấp trên đến tất cả các đối tượng, các tổchức, từ đó, nâng cao về nhận thức, trách nhiệm của chủ thể và lực lượng xây dựng

HTCTCS Thông qua công tác tổ chức, cán bộ như chuẩn bị nhân sự bầu cán bộ

chủ chốt của HTCTCS, bầu ban chấp hành đảng bộ xã, bầu cử hội đồng nhân dân

xã, các tổ chức chính trị- xã hội; công tác lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, quản lý, sửdụng cán bộ, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở, phát huy tính tựquản của khu dân cư và tinh thần làm chủ của nhân dân trong xây dựng HTCTCS

Thông qua công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng đối với hoạt động của

chính quyền xã, đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên; thực hiện công tác kiểm tra,

giám sát của HĐND đối với hoạt động của UBND; giám sát của MTTQ Thông qua công tác chính sách như chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi đối với đội ngũ

cán bộ, công chức, hỗ trợ chính sách đối với cán bộ khó khăn, đi học, công tác ởvùng sâu, vùng xa

Về phương pháp, đối với tổ chức cơ sở đảng chủ yếu là thông qua các chủ

trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị về xây dựng HTCT, thông qua hoạt động

Trang 29

giám sát, kiểm tra; thông qua công tác cán bộ của Đảng để xây dựng HTCTCS Đốivới chính quyền cơ sở thông qua việc ban hành các nghị quyết, giám sát, chất vấncủa HĐND; các văn bản, chỉ thị, quyết định của UBND về xây dựng HTCTCS;thông qua việc tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của các tổ chức Đốivới MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở thực hiện việc tuyên truyền, vậnđộng quần chúng nhân dân, hội viên phát huy tinh thần trách nhiệm trong xây dựngHTCTCS, nhất là việc tham gia bầu cử HĐND các cấp; giám sát hoạt động củachính quyền, thông qua phản biện xã hội để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.Đối với cấp trên cơ sở thực hiện việc ban hành các văn bản, chỉ thị, nghị quyết,hướng dẫn cho cấp cơ sở thực hiện; đào tạo cán bộ cho cơ sở; tăng cường cán bộcho cơ sở, phân công cấp ủy viên phụ trách, theo dõi giúp đỡ cơ sở; thành lậpcác tổ đội công tác liên ngành, chuyên ngành; kiểm tra, nhắc nhở, uấn nắn nhữngbiểu hiện lệch lạc của cơ sở; sơ tổng kết rút kinh nghiệm

* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ

HTCTCS là nơi biểu hiện tập trung của các mối quan hệ cơ bản của chế độchính trị xã hội Xây dựng HTCTCS vững mạnh liên quan đến sự sống còn của chế độchính trị, quyết định đến thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đến sự phát

triển toàn diện của tỉnh Do đó, trong quá trình xây dựng HTCTCS vững mạnh phải

thực hiện các yêu cầu có tính nguyên tắc sau:

Một là, quán triệt và thực hiện thắng lợi đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về xây dựng HTCTCS vững mạnh trong thời kỳ mới.

Đây là nguyên tắc giữ vai trò chủ đạo, chi phối các nguyên tắc khác Nguyên tắcnày xác định mục tiêu, phương hướng đối với nhiệm vụ xây dựng HTCTCS là phảidựa trên cơ sở quán triệt và quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, quan điểm củaĐảng, chính sách và pháp luật Nhà nước về xây dựng HTCT nói chung, xây dựngHTCTCS nói riêng, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trungương (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,phường, thị trấn và các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X Trong hoạtđộng thực tiễn xây dựng HTCTCS vững mạnh, các cấp ủy đảng, chính quyền phải

Trang 30

quán triệt, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật Nhànước về xây dựng HTCT thành những nghị quyết, chỉ thị, quyết định phù hợp với đặcđiểm, tình hình, nhiệm vụ địa phương Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể quầnchúng ở chúng ở cơ sở phải chấp hành sự lónh đạo của Ban Chấp hành Trung ương,

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trước hết và trực tiếp là thực hiện có hiệu quả các nghịquyết, chỉ thị của Tỉnh uỷ, huyện uỷ về xây dựng HTCTCS Giữ vững và phát huyvai trò lãnh đạo của đảng ủy xã đối với HĐND, UBND xã và toàn xã hội, làm saocho Đảng thực sự là đội tiền phong chiến đấu, là hạt nhân lãnh đạo chính trị củaHTCTCS, là lực lượng dẫn dắt các tổ chức chính trị- xã hội, dẫn dắt toàn thể nhândân đi theo con đường cách mạng XHCN, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh, vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

HTCTCS phải trực tiếp góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quyềnlãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước, không để xảy ra tình trạng mất an ninhchính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm kinh tế ổn định, phát triển, các mặt của xãhội được cải thiện; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy

Hai là, xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ phải được tiến hành đồng bộ với phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách hành chính; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Trong quá trình xây dựng HTCTCS ở Phú Thọ phải coi trọng xây dựng

toàn diện, đồng bộ các tổ chức như tổ chức cơ sở đảng, xây dựng bộ máy chínhquyền cũng như mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở Phải thực hiệnmột cách phù hợp với điều kiện đảng cầm quyền, nền kinh tế vận hành theo cơchế thị trường định hướng XHCN, mở cửa, hội nhập Xây dựng HTCTCS ở tỉnhPhú Thọ vững mạnh phải gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế, chính trị, vănhoá, xã hội và quốc phòng - an ninh; với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;với cải cách hành chính và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Quá trình xây

dựng phải đảm bảo nguyên tắc: Lấy xây dựng Đảng là then chốt; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý của chính quyền là khâu đột phá; đổi mới

Trang 31

tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận và các đoàn thể là điều kiện quan trọng; thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, làm cho dân

chủ thực sự là động lực của sự phát triển toàn diện tỉnh Phú Thọ trong nhữngnăm tới

Ba là, xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ phải mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở

Trong xây dựng HTCTCS ở Phú Thọ cần khắc phục bệnh giáo điều, máy

móc, rập khuôn, hành chính hóa, quan liêu trong thiết chế bộ máy, trong phươngpháp, tác phong công tác, trong quan hệ với dân của đội ngũ cán bộ Vấn đề có ýnghĩa quan trọng là phải điều tra, khảo sát toàn diện các xã, phường, thị trấn để cóđánh giá khoa học về những đặc thù của điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế, chính trị,văn hóa, tâm lý, lối sống, tập tục…từ đó khái quát chính xác đặc điểm của địaphương trong thời kỳ quá độ, kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và âmmưu chống phá của các thế lực thù địch trong nước, ngoài nước Chỉ có như vậy mới

có thể xây dựng HTCTCS phù hợp với địa phương, hoạt động có chất lượng và hiệuquả

Bốn là, phát huy nhân tố và nguồn lực con người trên cơ sở phát huy dân chủ “dân là gốc” làm cái quyết định

Xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay cần tậptrung vào nhiệm vụ cơ bản và cấp bách là nâng cao dân trí, xây dựng nguồn lực conngười; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức xã,phường, thị trấn có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên mônnghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, khoa học quản lý, quan hệ gắn bó mật thiết với nhândân, trọng dân, yêu dân, thực sự là công bộc của dân Thực hành rộng rãi và pháttriển dân chủ, gắn liền với tăng cường pháp luật, kỷ luật và kỷ cương xã hội, bảođảm tốt nhất quyền dân chủ và làm chủ của nhân dân Nhân dân là chủ thể gốc củaquyền lực, bao nhiêu quyền lực, lợi ích đều là của dân và thuộc về dân, quyền hành

và lực lượng đều ở trong dân, dân là chủ và dân làm chủ Xây dựng HTCTCS vữngmạnh ở Phú Thọ đòi hỏi phải đấu tranh kiên quyết loại trừ bệnh quan liêu, tham

Trang 32

nhũng, chặn đứng sự tha hóa của một bộ phận cán bộ, công chức, xây dựng lối sống

và làm việc theo pháp luật

* Tiêu chí đánh giá xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ

Xây dựng HTCTCS vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạnhiện nay của Phú Thọ cần được nhận biết và đánh giá trên các tiêu chí sau:

Một là, nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các chủ thể trong xây dựng HTCTCS.

Đây là một tiêu chí rất quan trọng trong đánh giá hoạt động xây dựng

HTCTCS Chất lượng của hoạt động xây dựng HTCTCS trước hết phụ thuộc và trình

độ nhận thức, sự hiểu biết của các chủ thể tham gia xây dựng HTCTCS về vị trí, vai tròcủa cơ sở nói chung, HTCTCS nói riêng; sự cần thiết phải xây dựng HTCTCS; nộidung, hình thức, biện pháp xây dựng HTCTCS Để đánh giá hoạt động xây dựngHTCTCS cần phải có định tính, định lượng cụ thể, thông qua nhiều kênh khác nhaunhư: thông qua kiểm tra nhận thức, thông qua sinh hoạt của các tổ chức, thông qua hoạtđộng thực tiễn và sơ kết tổng kết để đánh giá nhận thức Trách nhiệm của các chủ thểđược đánh giá thông qua ý thức tự giác trong hoạt động, tinh thần quyết tâm, khắc phụckhó khăn, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao Năng lực của các chủ thể xâydựng HTCTCS được đánh giá thông qua vai trò của từng chủ thể Đối với các cấp ủyđảng, cần đánh giá về năng lực lãnh đạo, năng lực kiểm tra, giám sát…Đối với chínhquyền các cấp cần làm rõ năng lực quản lý, điều hành theo pháp luật Đối với các tổchức chính trị- xã hội đánh giá thông qua năng lực đoàn kết, tập hợp lực lượng

Hai là, thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng HTCTCS Đây là một tiêu chí quan trọng, là căn cứ có tính pháp lý để đánh giá hoạt

động xây dựng HTCTCS Để đánh giá hoạt động xây dựng HTCTCS cần phải đánhgiá việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng HTCTCS của các tổchức Đánh giá về tính khoa học, mức độ đúng đắn, phù hợp với thực tế của nộidung Đánh giá về tính phong phú, đa dạng, linh hoạt, sáng tạo của hình thức,phương pháp tổ chức tiến hành xây dựng HTCTCS

Trang 33

Đối với các cấp ủy đảng phải có nghị quyết, trương trình hành động xâydựng HTCTCS, có thể là nghị quyết chuyên đề hoặc lồng ghép trong các nghịquyết Nội dung lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong xây dựng HTCTCS phải thểhiện toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức

Đối với chính quyền phải có nghị quyết của HĐND, quyết định, hướng dẫncủa UBND về xây dựng HTCTCS Thực hiện đầy đủ nội dung, hình thức biện, phápxây dựng theo những tiêu chuẩn đã đề ra

Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, nội dung, hình thức, biện pháp xâydựng được thể hiện trong việc tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viên tham giaxây dựng HTCTCS bằng nhiều hình thức phong phú theo chức năng, nhiệm vụ

Ba là, tạo được sự chuyển biến tích cực trong tổ chức và hoạt động của HTCTCS; trực tiếp thúc đẩy kinh tế phát triển, bảo đảm chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh ở cơ sở được giữ vững

Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá kết quả của hoạt động xây dựngHTCTCS Nội dung này được thể hiện cụ thể trên các vấn đề sau:

- HTCTCS có cơ cấu hợp lý, thường xuyên được củng cố kiện toàn về sốlượng, chất lượng Các tổ chức trong HTCTCS vững mạnh, hoạt động đúng chứcnăng, nhiệm vụ và có chất lượng, hiệu quả cao

- Giải quyết tốt các mối quan hệ trong HTCTCS Mối quan hệ giữa các tổchức trong HTCTCS chặt chẽ, thống nhất tạo nên sức mạnh của cả hệ thống, nhằmbảo đảm, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền vàphát huy quyền làm chủ của nhân dân

- Đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất năng lực, trình độ đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ

- Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện, phát huy được vai trò quầnchúng nhân dân trong xây dựng địa phương, xây dựng HTCTCS vững mạnh Lòngtin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước tại địa phương được giữ vững

- Kinh tế phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững.Giải quyết kịp thời, thỏa đáng mọi nhu cầu, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân

Trang 34

dân, xử lý có hiệu quả các tình huống chính tri - xã hội, hạn chế những diễn biếnphức tạp Khả năng phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị-xã hội của địa phươngkhông ngừng nâng lên

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay

1.2.1 Thực trạng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay

Từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa

IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thịtrấn” đã tạo ra được một bước đột phá trong xây dựng HTCTCS và sự phấn khởitrong cán bộ, nhân dân ở cơ sở Việc xây dung và phát huy vai trò của HTCTCSđược toàn xã hội quan tâm Các cấp, các ngành đều có những chủ trương, biệnpháp, chương trình hoạt động để hướng về cơ sở và đồn sức xây dung cơ sở Do làmtốt công tác tuyên truyền, giáo dục nên đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trongnhận thức của các cấp, các ngành, các lực lượng và toàn thể nhân dân về vị trí vaitrò của cơ sở nói chung và HTCTCS nói riêng đối với sự phát triển toàn diện củatỉnh Phú Thọ Trên cơ sở đó, các cấp các ngành và cả HTCTCS thấy rõ trách nhiệm

Trang 35

của mình, hạn chế, khắc phục tình trạng “đùn đẩy, né tránh” trách nhiệm như trướckia

Năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, năng lực quản lý điều hành của chínhquyền các cấp, năng lực đoàn kết tập hợp quần chúng nhân dân của các tổ chứcchính trị - xã hội và năng lực thực hành dân chủ của nhân dân trong xây dựngHTCTCS được nâng lên rõ rệt

Hai là, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chu đáo, nghiêm túc; nội dung xây dựng HTCTCS được triển khai đồng bộ, toàn diện; hình thức, phương pháp xây dung HTCTCS được tiến hành phong phú, đa dạng, linh hoạt, thiết thực

Trong những năm qua, việc xây dựng HTCTCS ở Phú Thọ được các cấp,các ngành, các tổ chức trong HTCTCS xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạchchu đáo Đối với các cấp ủy đảng, đã có nghị quyết để lãnh đạo để xây dựngHTCTCS, có thể là nghị quyết chuyên đề hoặc lồng ghép trong các nghị quyết lãnhđạo thường kỳ Nội dung lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong xây dựng HTCTCSphải thể hiện toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức Sau khi có nghị quyếtlãnh đạo, các cấp uỷ cụ thể hoá nghị quyết đó thành chương trình hành động để thựchiện xây dựng HTCTCS vững mạnh Hoạt động lãnh đạo của các đảng ủy xã đối

với công tác chính trị- tư tưởng luôn được chú trọng đúng mức và tiến hành thường

xuyên Tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ luôntin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới và con đường đi lênCNXH, tích cực thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương Các đảng ủy xãthường xuyên củng cố, kiện toàn ủy ban kiểm tra, bổ xung cán bộ có phẩm chất,năng lực, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng đốivới các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong bộ máy chính quyền và đoàn thểnhân dân Trong 5 năm, các cấp ủy đảng đã kiểm tra trên 1,1 nghìn đảng viên Nhờvậy, đã kịp thời phát hiện và sử lý những sai phạm về phẩm chất, tư cách đảng viên,góp phần giải quyết những vướng mắc, khiếu nại tố cáo của đảng viên, tháo gỡnhững khó khăn của đảng viên và tổ chức đảng trong khi thực hiện điều lệ đảng, cácchủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

Trang 36

Trên cơ sở nghị quyết của cấp uỷ địa phương, HĐND đã ban hành các nghịquyết, quyết định, hướng dẫn; UBND tổ chức triển khai thực hiện về xây dựngHTCTCS Thực hiện đầy đủ nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng theo nhữngtiêu chuẩn đã đề ra Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, nội dung, hình thức, biệnpháp xây dựng được thể hiện trong việc tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viêntham gia xây dựng HTCTCS bằng nhiều hình thức phong phú theo chức năng,nhiệm vụ Cùng với mặt trận các đoàn thể nhân dân như Đoàn thanh niên, Hội Phụ

nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, nội dung hoạt động của hội có nhiều đổimới thu hút được nhiều đoàn viên, hội viên tham gia Đoàn thanh niên có phongtrào “Thanh niên lập nghiệp và bảo vệ Tổ quốc”, “ trang trại thanh niên” Hội Phụ

nữ có phong trào “phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, phong trào “phụ nữ tíchcực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” Hội đã nhận ủy tháccho vay vốn đối với phụ nữ nghèo đạt bình quân 100 tỷ đồng/ năm, chuyển giao khoahọc kỹ thuật cho 684948 lượt phụ nữ, đã có 104340 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình

“no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” Hội Nông dân đẩy mạnh phong trào thi đuasản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo trong nông dân Mỗi năm, hội thu húttrên 90000 hộ đang ký tham gia và có 70% số hộ qua bình xét đạt danh hiệu tiêu chuẩn

hộ sản xuất kinh doanh giỏi Nhiều hộ gia đình nông dân đã giàu lên nhanh chóng vàtrở thành điển hình tiên tiến đi đầu trong cách làm ăn mới, phát triển các trang trại vườnrừng, đồi rừng, kết hợp vườn-ao-chuồng Hội Cựu chiến binh có phong trào giúp nhauphát triển kinh tế gia đình “Vượt khó, xóa đói giảm nghèo làm giàu chính đáng”, tậptrung giải quyết hai vấn đề khó khăn nhất là vốn và kỹ thuật Để khắc phục thiếu vốnhội đã liên hệ với các ngân hàng trên địa bàn cho hội viên vay vốn sản xuất lên tới hàngchục tỷ đồng Hội đã tiếp tục phát triển “quỹ đồng đội”, có số dư đạt 5.688 triệu đồng

Nhìn chung, với những nội dung và hình thức hoạt động khác nhau, mặt trận vàcác đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Phú Thọ đã góp phần cùng các tổchức đảng, chính quyền thực hiện xóa đói, giảm nghèo, vươn lên khá và giàu, pháttriển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở

Trang 37

Ba là, cơ cấu, tổ chức, bộ máy của HTCTCS ở Phú Thọ đã thường xuyên

được kiện toàn, củng cố, cơ bản đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, chất lượng hoạt động ngày càng cao.

Trong những năm đổi mới, cơ cấu tổ chức, bộ máy của HTCTCS đã thườngxuyên được kiện toàn, củng cố, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi thành

tố và cả HTCTCS, bước đầu khắc phục tình trạng chồng chéo, lấn sân, bao biên,làm thay giữa các cơ quan, tổ chức trong HTCTCS Chất lượng và hiệu quả hoạtđộng của HTCTCS ở Phú Thọ ngày càng cao Cụ thể:

Về xây dựng và hoạt động của tổ chức cơ sở đảng

Trong những năm qua, việc xây dựng và hoạt động của tổ chức cơ sở đảng(đảng bộ xã, phường, thị trấn) có nhiều tiến bộ vượt bậc Qua nhiều lần sắp xếp,kiện toàn lại theo chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết Trungương 7 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, hiện nay tổng số 277 xã đãđều thành lập được đảng bộ Đảng ủy xã không có các cơ quan chức năng chuyêntrách, chỉ có các mặt công tác do đảng ủy viên (hoặc thường vụ) phụ trách Đơn vị

tế bào của hệ thống tổ chức cơ sở đảng là các chi bộ ở khu dân cư, thôn, bản, ngoài

ra còn có các chi bộ trường học, trạm y tế…Những năm qua, nhờ sự quan tâm, chỉđạo sát sao của Tỉnh ủy, huyện ủy và sự nỗ lực của các đảng bộ xã, công tác pháttriển đảng viên được đẩy mạnh, nhất là các thôn bản vùng sâu, vùng núi cao và ởcác trường phổ thông, bình quân kết nạp được 3050 đảng viên/năm Do đó, số chi

bộ đảng tăng nhanh; giảm nhanh số khu dân cư chưa có chi bộ độc lập (từ145/2.820 năm 2005 xuống còn 26/2.820 năm 2009); tình trạng xóm, bản “trắngđảng viên” cơ bản được xóa xong Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vữngmạnh hằng năm đạt trên 73,1%, tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụtrở lên đạt 85% [5, tr7]

Năng lực ban hành nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của đảng

ủy xã đã được nâng lên rõ rệt Ở cấp xã, sự lãnh đạo của đảng bộ xã trước hết bằngnghị quyết đại hội đảng bộ xã, làm cơ sở để thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổchức và hành động, tạo ra sự vận hành đồng bộ, có hiệu quả của cả HTCTCS và

Trang 38

từng tổ chức trong HTCTCS Trên cơ sở nghị quyết đại hội, thông qua các kỳ họpđảng ủy xã ra nghị quyết thường kỳ, nghị quyết chuyên đề, cụ thể hóa nội dunglãnh đạo từng mặt công tác và hoạt động của các tổ chức trong HTCTCS như:nghị quyết về phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, về an ninh-quốc phòng, về xâydựng Đảng, chính quyền, về công tác cán bộ, nghị quyết lãnh đạo hoạt động củamặt trận và đoàn thể nhân dân, v.v

Hoạt động lãnh đạo của đảng bộ cơ sở đối với chính quyền cơ sở được thựchiện nghiêm túc theo cơ chế: Đảng bộ ra nghị quyết, xác định phương hướng, HĐND

cụ thể hóa thành nghị quyết thể hiện ý chí và quyền lực của nhân dân Trên cơ sở đó,UBND điều hành, tổ chức thực hiện Duy trì có nề nếp chế độ giao ban định kỳ, hội ýlãnh đạo, họp hội nghị liên tịch cán bộ chủ chốt giữa thường vụ đảng ủy, thường trựcHĐND, thường trực UBND Trong giao ban, thường vụ đảng ủy nghe báo cáo để nắmtình hình hoạt động của HĐND, UBND, cho ý kiến chỉ đạo về những vấn đề quantrọng, phức tạp, quán triệt, phổ biến các chủ trương, chính sách, nghị quyết của tổ chứcđảng cấp trên, thống nhất và phối hợp hoạt động, phân công công việc giữa các cấp ủyviên Chất lượng các cuộc giao ban không ngừng được nâng cao, thể hiện rõ vai tròlãnh đạo của đảng ủy, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huyđược trí tuệ tập thể, tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức, và cá nhân, làm cho đảng

ủy thật sự năng động, hoạt động có hiệu quả, khắc phục được bệnh hình thức, máymóc

Mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với thường trực HĐND và thường trựcUBND được duy trì chặt chẽ, thống nhất, nhất là giữa bí thư đảng ủy xã với chủ tịchHĐND, chủ tịch UBND Kết quả khảo sát cho thấy, khi được hỏi “Đồng chí cho ýkiến đánh giá về sự lãnh đạo của đảng ủy xã đối với chính quyền xã”, có 80% ýkiến cho là phù hợp, 15% ý kiến cho là chưa phù hợp, 5% ý kiến cho là còn buônglỏng

Sự lãnh đạo của đảng bộ xã đối với mặt trận và các đoàn thể nhân dân cónhiều tiến bộ Các cấp ủy đảng đã nhận thức sâu sắc vị trí vai trò của mặt trận vàcác đoàn thể nhân dân đối với xây dựng HTCTCS vững mạnh từ đó đề cao tráchnhiệm trong lãnh đạo công tác mặt trận và các đoàn thể nhân dân Các đoàn thể

Trang 39

hoạt động hiệu quả, có các phong trào thiết thực với người dân, đồng thời thực sự lànhững nhân tố tích cực trong xây dựng, kiểm tra, giám sát đảng, chính quyền

Về xây dựng và hoạt động bộ máy chính quyền cơ sở

Trong những năm qua tổ chức và hoạt động của HĐND xã có những tiến bộđáng kể, có những đóng góp lớn vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương “Năng lực của đại biểu, chất lượng hoạt động của đoàn đại biểu quốchội tỉnh và của hội đồng nhân dân các cấp được nâng lên; nội dung, phương thứchoạt động được đổi mới, phát huy vai trò giám sát và quyết định các vấn đề quantrọng của địa phương”[5, tr8] Phần lớn các đại biểu HĐND thể hiện rõ vai tròngười đại biểu nhân dân, gần gũi, tiếp xúc, nắm tâm tư, nguyện vọng của dân Chấtlượng hoạt động của HĐND ngày càng có chất lượng và đi vào chiều sâu Nội dungcác kỳ họp được chuẩn bị chu đáo, đúng luật và đúng quy chế hoạt động Nhữngvấn đề nổi cộm và thắc mắc của cử tri được giải quyết kịp thời Công tác giám sátcủa đại biểu HĐND trên các lĩnh vực khác nhau như xây dựng cơ bản, xóa đói,giảm nghèo, giải quyết khiếu nại, tố cáo…ngày càng đi vào chiều sâu, có chất lượnghiệu quả cao

UBND xã không ngừng được củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Hoạt độngcủa UBND đã đi vào nề nếp thực hiện theo quy chế đề ra, có phân công, phânnhiệm rõ ràng, chế độ giao ban, hội họp được duy trì thường xuyên Trong hoạtđộng đã sâu sát với cơ sở, giải quyết kịp thời các yêu cầu thực tế đòi hỏi Bộ máychính quyền cơ sở ở Phú Thọ đã không ngừng cải tiến lề lối, phương pháp, tácphong công tác Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật Duy trì tốt việcquản lý hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn Làm tốt công tác quản lýđất đai trên địa bàn, nhất là việc giải quyết tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng.Công tác cải cách hành chính tiếp tục được triển khai thực hiện và đã có chuyểnbiến rõ nét trong việc giải quyết công việc hành chính Cơ chế “một cửa” đã đi vàohoạt động có hiệu quả, đang dần nâng cao lòng tin của nhân dân đối với chínhquyền Hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương có hiệu lực, bảo đảm đúng phápluật “Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính; xây dựng và ban hành bộ thủ tục

Trang 40

hành chính chung áp dụng từ tỉnh đến cơ sở; thực hiện cơ chế “một cửa liênthông”[5, tr8] Công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dânđược quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở Tình trạng đơn thư tồnđọng, gửi vượt cấp, khiếu kiện đông người giảm, trật tự an toàn xã hội an ninh cáckhu dân cư được đảm bảo.

Đã chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn,nghiệp vụ, năng lực công tác, phẩm chất, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công choc cơ

sở Theo thống kê của Sở Nội vụ, năm 2009, tỉnh Phú Thọ đã bồi dưỡng cho 3985đại biểu HĐND; 207 trưởng khu dân cư; 95 công chức cơ sở; 76 chủ tịch, phó chủtịch UBND xã

Về xây dựng, đổi mới hoạt động của MTTQ và tổ chức quần chúng

Những năm qua, MTTQ xã ở tỉnh Phú Thọ luôn được quan tâm củng cố, kiệntoàn về tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư

- là nơi có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, nhiều quan hệ kinh tế - xãhội và nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh Đến nay đã có 277/277 xã thành lập được Banthường trực MTTQ; 2849/2849 khu dân cư đã thành lập được Ban công tác Mặt trận.Ban công tác Mặt trận ở khu vực dân cư luôn được củng cố kiện toàn, nội dung hoạtđộng được đổi mới, chất lượng hoạt động của các Ban công tác Mặt trận tương đối đồngđều Qua báo cáo hàng năm cho thấy, có 85% Ban công tác Mặt trận được đánh giá làhoạt động có hiệu quả tốt; 15% hoạt động trung bình và yếu Tính đến tháng 06/2010 cả277/277 xã đều bố trí 01 cán bộ chuyên trách MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội

Nhìn chung, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ mặt trận, đoàn thể cơ sở đảm bảo số lượng, chất lượng Đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh

chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn và khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao Điều kiện, phương tiện hoạt động, chế độ chính sách đối với cán bộđược quan tâm, tạo điều kiện cho MTTQ hoạt động Qua khảo sát cho thấy: có 45%

ý kiến ở cấp xã cho rằng MTTQ đã phát huy tốt vai trò phối hợp hoạt động giữa các

tổ chức, đoàn thể trong HTCTCS, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân,xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, động viên nhân dân thực hiện các chủ trương,

Ngày đăng: 17/12/2016, 08:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2003), Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ, Tập I (1968-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2003), Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ, Tập II (1968-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
6. Ban Tổ chức- cán bộ Chính phủ (1998), về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
Tác giả: Ban Tổ chức- cán bộ Chính phủ
Năm: 1998
7. Ban Tổ chức- cán bộ Chính phủ (2001), Đề án kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở
Tác giả: Ban Tổ chức- cán bộ Chính phủ
Năm: 2001
8. Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay ( sách tham khảo), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay ( sách tham khảo)
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb Lý luận Chính trị
Năm: 2005
9. Hoàng Chí Bảo (2006), "Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội trong sự nghiệp đổi mới - một số vấn đề đặt ra", Tạp chí Cộng sản, (17) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội trong sự nghiệp đổi mới - một số vấn đề đặt ra
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2006
10. Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Trần Xuân Sầm (1999), Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn đổi mới
Tác giả: Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Trần Xuân Sầm
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
11. Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, (1999), Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới
Tác giả: Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1999
12. Phạm Văn Bính ( 2004), Vận dung tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dung tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Triết học
14. Nguyễn Cúc ( Chủ biên, 2002), Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay- một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb CTQG
16. Trương Minh Dục ( 2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
17. Đảng Cộng sản Việt Nam( 1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhà XB: Nxb CTQG
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
19. Đảng Cộng sản Việt Nam( 1997), Văn kiện hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG
Nhà XB: Nxb CTQG
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1991
21. Đảng Cộng sản Việt Nam( 1998), Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
23. Đảng Cộng sản Việt Nam( 2002), Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX
Nhà XB: Nxb CTQG
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
25. Nguyễn Hữu Đổng (Chủ biên), (2009), Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w