1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN VĂN THẠC SĨ - XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

109 919 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 9,35 MB

Nội dung

Trong hệ thống hành chính ở Việt Nam: xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, là nơi trực tiếp tiếp xúc và giải quyết những công việc hàng ngày của nhân dân, là cầu nối giữa chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và QP, AN ở địa phương, bảo đảm cho chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước được hiện thực hóa trong cuộc sống. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của chính quyền cơ sở nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trước hết và chủ yếu là về cán bộ và công tác cán bộ. Bởi vì, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng trong từng giai đoạn cách mạng.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

*

CHUNG QUY NHƠN

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

*

CHUNG QUY NHƠN

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Ở TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

MÃ SỐ: 60 31 02 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN BÁ THANH

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC

TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU

13

1.1 Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn và một số vấn đề cơ

bản về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ởtỉnh Cà Mau

13

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán

bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau 41

Chương 2 MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

61

2.1 Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và mục tiêu, yêu cầu

xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Maugiai đoạn hiện nay

61

2.2 Những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ xã,

phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay 69

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong hệ thống hành chính ở Việt Nam: xã, phường, thị trấn là đơn vịhành chính cấp cơ sở, là nơi trực tiếp tiếp xúc và giải quyết những công việchàng ngày của nhân dân, là cầu nối giữa chính quyền nhà nước với nhân dân,thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và QP, AN ở địaphương, bảo đảm cho chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đượchiện thực hóa trong cuộc sống Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chínhtrị nói chung, của chính quyền cơ sở nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong

đó trước hết và chủ yếu là về cán bộ và công tác cán bộ Bởi vì, cán bộ là nhân

tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, củađất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng trong từnggiai đoạn cách mạng

Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là đội ngũ cán bộ cấp xã)

có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức công việc của chính quyền cơ sở,giải thích các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến vớinhân dân; đồng thời phản ảnh nguyện vọng của quần chúng nhân dân với Đảng

và Nhà nước để có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tiễn.Hội nghị lần thứ 5 Khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chínhtrị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong

tình hình mới đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị

trấn là một nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng.” [50, tr.167-168]

Cà Mau là tỉnh Tây Nam bộ nằm ở cận cực Nam của Tổ quốc Việt Nam.Cùng với cả nước, Cà Mau đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nôngdân; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp,xây dựng và dịch vụ; khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển, kinh tế thủysản và tài nguyên rừng; thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướngXHCN

Trang 6

Bên cạnh những thành tựu kinh tế, xã hội đã đạt được, hiện nay ở CàMau nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, phức tạp trong quản lý và phát triển kinh tế

- xã hội theo cơ chế mới Thực tế đó đặt ra yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ

cơ sở nói chung, đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Cà Mau nói riêng, đòi hỏi đội ngũnày phải có cơ cấu hợp lý, có phẩm chất, năng lực tốt, bản lĩnh chính trị vữngvàng, ngang tầm nhiệm vụ mới ở địa phương

Nhận thức đầy đủ những vấn đề trên, cấp ủy, chính quyền, cơ quan chứcnăng các cấp đã có chủ trương, nghị quyết, chính sách trong xây dựng đội ngũcán bộ các cấp ở địa phương từng bước đáp ứng yêu cầu mới Nhờ vậy, đội ngũcán bộ xã ở tỉnh Cà Mau đã có bước trưởng thành về nhiều mặt, góp phần vàoxây dựng HTCT và bộ máy chính quyền ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, giữvững ổn định chính trị, góp phần phát triển KT-XH và thực hiện các nhiệm vụkhác ở địa phương Tiêu biểu trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã ởtỉnh Cà Mau đã được chú trọng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, các chế độ chínhsách ngày càng hoàn thiện; tăng về mặt số lượng, trình độ và kiến thức các mặtđược nâng lên

Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã vẫn làkhâu yếu kém: nội dung chương trình đào tạo còn bất cập; quy hoạch còn bịđộng, chắp vá; chế độ, chính sách chưa thật sự thoả đáng; việc tổng kết, đánhgiá một cách có hệ thống và thường xuyên về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xãchậm được tiến hành; chưa có giải pháp đồng bộ, phù hợp với đặc thù của địaphương nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ xã của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn mới.Đặc biệt, trước yêu cầu thực hiện đồng bộ cải cách hành chính nhà nước, nhất làcấp cơ sở, thì công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã còn nhiều hạn chế, bất cập

cả về nhận thức, trách nhiệm, nội dung, quy trình tiến hành

Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp

cao học là đáp ứng yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, trong đó công tác xây dựng đội ngũcán bộ cơ sở là nội dung được các nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và nhiều nhàkhoa học nghiên cứu ở những góc độ và phạm vi khác nhau

Thời gian qua, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về xây dựng độingũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng, tiêu biểu

có các công trình và đề tài sau đây:

- Nhóm đề tài về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức gồm có:

TS Thang Văn Phúc và TS Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên), “Cơ

sở lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 2001 Lê Thị Lý, “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước

yêu cầu đổi mới”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2003 Nguyễn

Thị Hậu, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở

tỉnh Phú Thọ hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2003 Th.S Dương

Hương Sơn, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp

xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, 2004 TS Hồ Công Dũng, “Xây dựng đội ngũ cán bộ,

công chức cơ sở Tây Nguyên giai đoạn 2006 - 2010”, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội,

2006 Nguyễn Thanh Xuân, “Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

theo vị trí chức danh”, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 2006 Vũ Minh Bồng, “Nghiên cứu các giải pháp xây dựng và phát triển cán bộ, công chức dân tộc thiểu số người Khmer”, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 2006 Trần Thị Kim Dung, “Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc

sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước pháp luật, Hà Nội, 2011 Cao Thanh Thương,

“Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Hoài Nhơn - Bình Định”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đà Nẵng, 2011 Trương Ngọc

Hùng, “Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công chức xã, phường, thành phố

Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đà Nẵng, 2012 Trần Văn Thanh, “Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp xã, (phường) thành phố Quy Nhơn”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đà Nẵng, 2012.

Trang 8

Các đề tài khoa học trên đã nêu bật vị trí, vai trò, đặc điểm và những vấn

đề có tính nguyên tắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ công chức theo địa bànphạm vi nghiên cứu; đánh giá thực trạng, nguyên nhân Trên cơ sở dự báonhững nhân tố tác động, các tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu để xâydựng, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ công chức hiện nay ở các địa bàn trên

- Nhóm đề tài về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt gồm có:

TS Nguyễn Văn Tích (chủ biên), “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ

lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)”, Đề tài KT-XH.05-11-06,

1993 Hồ Bá Thâm, “Nâng cao năng lực tư duy của cán bộ lãnh đạo chủ chốt

cấp xã hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, 1994 PGS, TS Trần Xuân Sầm

(chủ biên), “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ

thống chính trị thời kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.

Nguyễn Văn Phích, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở tỉnh

Bình Thuận giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành

chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000 Phạm Công Khâm, “Xây dựng đội

ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, Luận án Tiến sĩ, 2000 Nguyễn Hồng Tân, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp quận ở Thành Phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội,

2000 Nguyễn Mậu Dựng, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của

Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay”, Luận án Tiến sĩ lịch sử, 2000 Đoàn

Tất Hoài, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Cần Giờ, thành

phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, 2001 Nguyễn

Căn Côi, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phú Bình, tỉnh

Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, 2002.

Nguyễn Huy Châu, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị

cấp xã ở tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, 2003 Vũ

Thị Nghĩa, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các xã ở

tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội, 2004.

Phạm Thị Thúy Vân, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở thành

Trang 9

phố Cần Thơ hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Chính trị, 2005 Trần Trung Trực, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống

chính trị cấp xã ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, 2005 Hà Thị Bích Thủy,

“Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, 2006.

Đỗ Thanh Hiệp, “Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ

chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội,

2010 Biện Thanh Lâm, “Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt

các xã ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị,

Hà Nội, 2010 Nguyễn Văn Hòa, “Đánh giá thực trạng cán bộ lãnh đạo chủ

chốt ở xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay”, Bạc Liêu, 2012.

Các công trình, đề tài trên đã luận giải quan niệm về cán bộ chủ chốt, chỉ

ra đặc điểm, yêu cầu về cơ cấu, tiêu chuẩn, trình độ, năng lực tư duy của cán bộchủ chốt các cấp; luận giải về vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp;quan niệm về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, đánh giá thực trạngchất lượng đội ngũ cán bộ, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; xác định mụctiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũcán bộ chủ chốt nói chung, tập trung vào cán bộ chủ chốt cấp xã theo phạm vinghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước ngang tầmchức trách, nhiệm vụ thời kỳ mới

- Ngoài ra, một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các tạp chí như:

Trần Đình Thu: “Giải pháp nâng cao đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở

Kon Tum”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/2007 Trần Quang Kiểm: “Hải Phòng tạo nguồn cán bộ xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2010.

Trương Minh Nguyệt: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã ở Lạng Sơn”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4/2012 Phúc Sơn: “Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cấp

xã”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5/2012 Lê Ngọc Xuyên: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1 +

2/2014 …

Trang 10

Nhìn chung, với những góc độ nghiên cứu tiếp cận khác nhau, nhữngcông trình, đề tài nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cả về lý luận

và thực tiễn theo phạm vi nghiên cứu, từ đó xác định yêu cầu và đề xuất nhữnggiải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã nói chung; cán bộ, côngchức và cán bộ chủ chốt trong HTCT trên các địa bàn, địa phương ở nước ta

Tuy nhiên, chưa có công trình, đề tài, luận văn nào nghiên cứu về “Xây

dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay” một

cách có hệ thống, toàn diện dưới góc độ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chínhquyền nhà nước Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu, là côngtrình độc lập, không trùng lặp với các công trình, đề tài, luận văn, luận án đãnghiệm thu, bảo vệ

Đồng thời trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các côngtrình, đề tài, luận văn, luận án nói trên và căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ xã,phường, thị trấn trong tỉnh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũcán bộ xã nói chung ở tỉnh Cà Mau ngang tầm chức trách, nhiệm vụ trong giaiđoạn mới

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn xây dựngđội ngũ cán bộ xã, đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ xã ở tỉnh Cà Maugiai đoạn hiện nay

Trang 11

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiệnnay

* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thịtrấn ở tỉnh Cà Mau; phạm vi khảo sát tập trung ở 3 huyện là Trần Văn Thời,Đầm Dơi, Cái Nước và thành phố Cà Mau; thời gian và các số liệu điều tra,khảo sát từ năm 2008 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng tổnghợp các phương pháp nghiên cứu khoa học của chuyên ngành và liên ngành,trong đó chú trọng phương pháp: kết hợp lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp,phương pháp tổng kết thực tiễn, thống kê - so sánh và phương pháp chuyên gia

Trang 12

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cơ sở khoa học để cấp ủycác cấp, cán bộ chủ chốt của tỉnh Cà Mau trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng độingũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay Đề tài có thể

sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn xây dựngĐảng ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, thành phố và TrườngChính trị tỉnh Cà Mau

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục

Trang 13

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH CÀ MAU 1.1 Đội ngũ cán bộ và một số vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán

bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

1.1.1 Xã, phường, thị trấn và đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

* Các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

- Khái quát về tỉnh Cà Mau

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, được tách ra từ tỉnh Minh Hảithành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, là một trongnhững tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trọn trên bán đảo CàMau Mũi Cà Mau là địa danh có ý nghĩa kinh tế - chính trị, có ý nghĩa thiêngliêng đối với nhân dân cả nước, có tầm chiến lược về an ninh - quốc phòng,thuận lợi phát triển kinh tế biển Toàn tỉnh có diện tích là 5.329,5 km2, là tỉnh códiện tích vào loại lớn trong vùng (chỉ sau tỉnh Kiên Giang) Đất đai của Cà Mau

là đất trẻ, mới được khai phá sử dụng, có độ phì trung bình khá, hàm lượng chấthữu cơ cao Các tài nguyên đất đai, khí hậu, nguồn nước… tương đối thuận lợi,

là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế Ngư - Nông - Lâm nghiệp, tạo nguồnnguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến xuất nhập khẩu và du lịch thamquan gắn với du lịch sinh thái, biển đảo

Là tỉnh duy nhất trong vùng và cả nước có 3 mặt giáp biển trải dài từbiển Đông sang biển Tây với bờ biển dài 254 km, nằm trong vòng cung đườngbiển của nhiều trung tâm phát triển của khu vực Đông Nam Á với nhiều hònđảo (Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc…) có vị trí chiến lược quan trọng, làcầu nối để khai thác biển, ven biển và là tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc; ngư trườngrộng trên 80.000 km2, tài nguyên biển phong phú với nhiều loại thủy hải sảnquý hiếm, có trữ lượng lớn, khả năng khai thác khoảng 250.000 tấn/năm; cótiềm năng khá lớn về dầu khí trong lòng biển (trữ lượng tiềm năng khoảng 172

tỷ m3, đã phát hiện 30 tỷ m3, sản lượng khai thác có thể đạt 8,25 tỷ m3/năm)

Trang 14

Vùng ven biển Cà Mau có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đa dạng với hệsinh thái rừng ngập mặn và rừng ngập lợ trên 145.600 ha (bằng 36,9% diện tíchđất rừng vùng đồng bằng sông Cửu Long) có điều kiện phát triển kinh tế lâmnghiệp, nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoahọc

Trong mối quan hệ với khu vực, Cà Mau là một trong bốn tiểu vùng kinh tếđang được quy hoạch xây dựng thành vùng kinh tế động lực của Đồng bằng sôngCửu Long; là điểm đến của một số tuyến Quốc lộ và tuyến đường thủy quan trọng(như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 63, Quản lộ Phụng Hiệp, tuyến đường thủy Cà Mau –Thành phố Hồ Chí Minh, cảng hàng không Cà Mau - Thành phố Hồ Chí Minh, cảngbiển Năm Căn…) Với dự án tiểu vùng Mê Kông mở rộng thì Cà Mau được xácđịnh nằm trong hành lang phát triển phía nam (Băngkok - Phnompenh - Hà Tiên -

Cà Mau), đây cũng là tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn II được nối dài đến mũi

Cà Mau Với dự án cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm đang được Trung ương đầu

tư và đưa vào sử dụng, Cà Mau thực sự trở thành một cực phát triển của tứ giác CàMau - Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang và có khả năng hợp tác phát triển một sốlĩnh với các tỉnh, thành phố khu vực như: liên kết khai thác du lịch lữ hành, tổ chứccác tour du lịch (du lịch sinh thái, biển đảo), đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp laođộng cho các khu công nghiệp…

Cà Mau còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với 33 cửa sônglớn, nhỏ thông ra biển Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau như mạngnhện, với tổng chiều dài hơn 18.000 km, rất thuận lợi cho việc phát triển giaothông bằng đường thủy Sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau đóng vai trò quan trọngtrong cuộc sống của người dân bản xứ Nó gắn liền với mọi sinh hoạt, cung cáchứng xử, hình thành nên các tục lệ, tín ngưỡng mang đậm tính sông nước và hìnhthành nên nét văn hoá đặc trưng Chính những đặc điểm này, đã hình thành nênmột Cà Mau thích ứng với điều kiện địa lý tự nhiên của cộng đồng dân cư vùngsông nước

Cà Mau có hai khu rừng ngập nước là rừng tràm U Minh hạ và rừngđước Năm Căn, Ngọc Hiển Rừng Cà Mau có sinh học cao, giá trị kinh tế và

Trang 15

phòng hộ lớn Tại những khu rừng có nhiều sân chim phát triển với nhiều chủngloại Dưới chân rừng có nhiều đặc sản quý hiếm Rừng tràm, rừng đước Cà Mau

là căn cứ địa cách mạng của Xứ ủy Nam Bộ và Khu ủy khu Tây Nam Bộ tronghai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Năm 2009, rừng Cà Mau đượcUNESSCO công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới Cà Mau mang đặctrưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loạitrung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Cơ cấu chuyển dịch các ngành kinh tế theo hướng: Ngư - Nông - Lâmnghiệp sẽ giảm dần, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên Nhờ đẩy mạnhhiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng

và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm nông nghiệp, tăng cường chế biến các mặthàng có hàm lượng giá trị cao tăng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD vàonăm 2010, dự kiến đạt 1,4 - 1,5 tỷ USD vào năm 2015 và đạt 1,8 - 2 tỷ USD vàonăm 2020

Chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực được nâng cao và thoát

ra khỏi danh sách các tỉnh thuộc vùng trũng về giáo dục vào năm 2010, 100%

xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và có ít nhất20% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học phổ thông; 95%

hộ gia đình, 85% ấp, khóm và 55% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa vàonăm 2015

Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, y tế dự phòng được tăng cường, cácchương trình y tế quốc gia được triển khai đến vùng sâu, vùng xa, vùng khókhăn Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em khuyết tật và các đối tượng chínhsách được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đã có 100% số xã có trạm y tế và bác sĩphục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân 100% xã, phường, thị trấnđạt chuẩn quốc gia về y tế xã vào năm 2015

Tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2014, tỉnh Cà Mau gồm có 9 đơn vị hànhchính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 8 huyện (thành phố Cà Mau, huyện ĐầmDơi, Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Năm Căn, PhúTân) Trong đó có 9 thị trấn, 10 phường và 82 xã [Phụ lục 07]

Trang 16

Dân số 1.222.199 người, bao gồm 3 dân tộc chính là Kinh, Hoa, Khmer.Mật độ 230 người/km2 Dân số nông thôn chiếm 79,8% Nơi tập trung đông dânnhất là các vùng trung tâm xã, đầu mối giao thông và dọc các trục kênh, cácdòng sông, con rạch… Cà Mau có nhiều tôn giáo và thờ cúng tín ngưỡng dângian Tín đồ Phật giáo và Kitô giáo chiếm số đông, còn lại là Tin lành, Tịnh độ

Cư sĩ, Cao Đài Minh Chơn Đạo, Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Tiên Thiên vàThiền Lâm, Khất sĩ, Hòa Hảo… Người kinh thường theo Phật giáo Bắc Tông,người Hoa theo Phật giáo Hoa Tông, người Khmer theo Phật giáo Nam Tông

Với cách sống, cách nghĩ, cách làm, cách ứng xử, giao lưu nơi vùng đấtmới, đã hình thành tính cách con người và văn hóa sông nước Lưu dân phiêu bạt

về đất Cà Mau tuy nghèo khổ nhưng rất dũng cảm, nghĩa khí, đầy nghị lực; vừahào hiệp, phóng khoáng, vừa khoan dung, độ lượng, vừa trọng nghĩa tình; là nhữngngười chân chất, thật thà, cần cù, nhẫn nại, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” đểđổi lấy chén cơm, manh áo Tuy cuộc sống văn hóa ở đây từ xa xưa đến nay đãhình thành phong cách, sinh hoạt khá phong phú, nhưng còn phải khắc phục nhữngbất cập trong cuộc sống để nâng cao giá trị văn hóa của vùng đất phương Nam

Quá trình hình thành nên Cà Mau cho thấy vùng đất và con người CàMau được hình thành và phát triển trên cơ sở khẩn hoang lập nghiệp, chungsức, chung lòng vượt mọi khó khăn, hiệp lực đấu tranh chống mọi kẻ thù, bảo

vệ quê hương, đất nước; đồng thời xây dựng nên đời sống văn hóa của ngườidân trên vùng đất cực Nam của Tổ quốc ngày càng thêm phát triển

- Đặc điểm các xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau

Trong hệ thống tổ chức hành chính 4 cấp ở nước ta, xã, phường, thị trấn lànhững đơn vị hành chính có vị trí tương đương ở cấp cơ sở, được tổ chức ởnông thôn, nội thành, nội thị, theo khu vực dân cư, lãnh thổ, bao gồm có cácthôn, bản, tổ dân phố Từ sự tương đồng về vị trí, địa vị pháp lý, xã, phường, thị trấn

có vai trò tương đương nhau trong hệ thống tổ chức hành chính - vai trò là đơn vịhành chính cơ sở Với tư cách là đơn vị cơ sở, xã, phường, thị trấn là cấp chấp hành,thực hiện sự tác động quản lý từ các cấp trên, nơi hiện thực hóa đường lối, chínhsách của Đảng, Nhà nước thành hoạt động thực tiễn của dân; đồng thời cũng là nơi

Trang 17

kiểm nghiệm tính đúng đắn, hiệu quả của các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước.

Là đơn vị hành chính cơ sở, xã, phường, thị trấn là nơi diễn ra mọi hoạtđộng sinh hoạt, quan hệ của dân cư trên hai địa bàn cơ bản là nông thôn và đôthị, là nơi chính quyền và các đoàn thể tổ chức cuộc sống, hoạt động và cácphong trào trong đời sống dân cư, thể hiện rõ nhất, trực tiếp nhất ý thức và nănglực dân chủ của dân bằng cả phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp

Là nơi HTCT thể hiện trực tiếp nhất việc tổ chức và phát huy khả năng sángtạo, mọi tiềm năng trong dân, khai thác và phát triển những khả năng đó tại địabàn để giải quyết tại chỗ những yêu cầu phát triển của cộng đồng, đáp ứng nhucầu chính đáng của dân, đem lại lợi ích thiết thực nhất cho đời sống vật chất vàtinh thần của dân

Cũng như các địa bàn cơ sở khác, Các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

là đơn vị hành chính cơ sở trong hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước ta được tổ chức theo khu vực dân cư ở nông thôn và thành thị, hợp thành bởi các

ấp, khóm, tổ dân phố trên địa bàn, có địa giới hành chính, tổ chức bộ máy và dân số theo quy định của cấp có thẩm quyền; là nơi nhân dân địa phương sinh sống, trực tiếp lao động sản xuất, phát triển kimh tế - xã hội, củng cố QP, AN ở địa phương, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Ngoài đặc điểm chung của xã, phường, thị trấn Việt Nam, song do điềukiện tự nhiên, trình độ kinh tế - xã hội và phong tục tập quán, Cà Mau còn có

những đặc điểm riêng đó là cơ cấu, nền tảng kinh tế các xã, phường, thị trấn ở

tỉnh Cà Mau về cơ bản vẫn là sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản Là tỉnh có 82

xã, 10 phường và 9 thị trấn, tuy có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng đời sốngnhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp

so với các tỉnh trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành kháctrong cả nước

Sau khi tái lập tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội ở các xã, phường, thị trấn

có những bước phát triển, cơ cấu kinh tế có sự phát triển đa dạng, có cả nông,

Trang 18

lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ và công nghiệp, song kinh tế nông nghiệp vẫn là

chủ yếu, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm 63, 40%, công nghiệp xây dựng

chiếm 16,96%, dịch vụ 19,64% Kết cấu hạ tầng kinh tế cũng còn yếu kém, thunhập bình quân đầu người 296 USD, đời sống người dân còn gặp nhiều khókhăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề 15%, sửdụng máy điện thoại bình quân 5 máy cho 100 dân

Ngoài ra, xã, phường, thị trấn có những đặc điểm gắn liền với điều kiện

tự nhiên, phân bổ dân cư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nắm và xác địnhđược vai trò, đặc điểm của cơ sở nêu trên là vấn đề có ý nghĩa hết sức quantrọng, nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương ổn định, bền vững, có bước

đi thích hợp Đồng thời cũng góp phần phát triển đô thị ở tỉnh Cà Mau nhanhhơn; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo vệ sinh môitrường, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Bên cạnh những đặcđiểm trên, Cà Mau là một vùng đất trẻ, giàu tiềm năng, trong lịch sử và hiện tại

là nơi dừng chân của nhiều người từ cả miền Bắc và miền Trung chuyển cư đếnlàm ăn, sinh sống và công tác Sự kết hợp các yếu tố tâm lý, văn hoá nhiều miềnkhác nhau đã tạo nên sự phong phú về đặc điểm của con người Cà Mau

- Vai trò của xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau

Xã, phường, thị trấn là nơi tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư Đây cũng là cầu nối trực tiếp toàn bộ hệ thống chính trị với người dân, là nơi tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước Xã, phường, thị trấn còn là nơi triển khai và tăng cường chính sách đại đoàn

kết dân tộc, tăng cường dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhândân, tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng ở địa phương để phát triển kinh tế - xãhội

Các cơ quan chính quyền cấp xã là cầu nối giữa Nhà nước với các tổ chức và

cá nhân, đại diện cho Nhà nước, để thực thi quyền lực Nhà nước, triển khai, tổ chứcthực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở cơ

sở Cho nên chính quyền địa phương phải đủ mạnh, phải thể hiện uy quyền củamình mới có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó; đồng

Trang 19

thời, cũng vừa phải mềm dẻo, linh hoạt khi tiếp xúc, làm việc với dân, những ngườicùng sinh sống, với những mối quan hệ cộng đồng gắn bó khăng khít, bền chặt chiphối, phải đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi đa dạng của mỗi người dân, sao cho vừađúng pháp luật, vừa phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán và điều kiện củangười dân địa phương.

Chính quyền địa phương là người sâu sát với dân, cùng chung sống hàngngày với dân, hiểu dân, am hiểu những phong tục, tập quán, truyền thống của địaphương hơn cả, nên những người đại diện Nhà nước ở cấp xã phải giải quyết cáccông việc đa dạng, phức tạp của dân, sao cho không trái pháp luật, nhưng có hiệuquả cao nhất Chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện những thắc mắc,bức xúc của dân Đồng thời cũng là những người trực tiếp thu nhận, lắng nghe các ýkiến, những đề xuất, kiến nghị của nhân dân Do vậy, họ cũng là cấp phải phản ánhmột cách trung thực nhất những nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của người dânlên các cơ quan cấp trên và đề xuất những giải pháp trong việc giải quyết nhữngvướng mắc, thoả mãn những nhu cầu, mong muốn của nhân dân nói chung và củamỗi người dân nói riêng

Nếu chính quyền cấp xã làm việc có hiệu quả thì đường lối, chính sách củaĐảng và pháp luật Nhà nước sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống, trở thành hoạt động thực

tế của nhân dân, tạo ra sự phấn khởi, sự tin tưởng của nhân dân vào Đảng và Nhànước; đồng thời tạo ra sự hiểu biết, đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.Ngược lại, nếu chính quyền cấp xã không giải quyết một cách thấu đáo những thắcmắc, vướng mắc của nhân dân, các cán bộ, công chức xã làm việc không tốt có thể

sẽ xẩy ra nhiều phản ứng tiêu cực của nhân dân đối với chính quyền nhà nước, vớichủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thậm chí có thể gây mất đoàn kếtgiữa các dòng họ, thôn, ấp, trong xã Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã nêu trên

đã cho thấy tính chất đặc thù của chính quyền cấp xã Đồng thời, nhiều công việcđược giải quyết ở địa bàn xã mang tính chất tự quản Vì vậy, đòi hỏi các cơ quanchính quyền xã khi giải quyết các công việc phải luôn chủ động, sáng tạo và tráchnhiệm rất cao

Trang 20

Các xã, phường, thị trấn của tỉnh Cà Mau hợp thành nền tảng hệ thống hành chính của tỉnh; là cầu nối trực tiếp giữa cấp uỷ, chính quyền cấp trên với nhân dân địa phương; là nơi nắm bắt và giải quyết mọi tâm tư, nguyện vọng chính

đáng của quần chúng nhân dân theo thẩm quyền và phản ánh, đề đạt lên cấp trên, giúpcấp trên đề ra những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn; là nơi trựctiếp cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nghị quyết,chỉ thị của cấp trên, khai thác mọi tiềm năng của địa phương vào thực hiện nhiệm vụxây dựng và bảo vệ địa phương, đất nước; là nơi nhân dân địa phương thực hiện cácnhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tạo ra của cải vật chất, nâng cao đờisống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,công bằng, văn minh”

Xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau là một trong những thành phần quan trọng của thế trận khu vực phòng thủ huyện, thị xã, thành phố; là nơi tích luỹ

tiềm lực QP, AN, động viên, tổ chức toàn dân tham gia xây dựng thế trậnQPTD và ANND; là nơi tổ chức toàn dân đấu tranh chống “DBHB”, BLLĐ củacác thế lực thù địch góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ởđịa phương; là nơi trực tiếp xây dựng lực lượng dân quân và quản lý, xây dựnglực lượng DBĐV góp phần quan trọng xây dựng quân đội và chuẩn bị lựclượng, thế trận cho chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc địa phương

và Tổ quốc Việt Nam XHCN

Tóm lại, xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau có vai trò hết sức quan trọng,

là nơi trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn; là cầu nối liền giữaĐảng, Nhà nước với nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng củanhân dân; nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước; đóng góp những kinh nghiệm qúy báu giúp cho Đảngsửa đổi, bổ sung và đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với thựctiễn

Trang 21

* Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

- Quan niệm đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn

Quan niệm cán bộ: Từ khi Đảng ra đời lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, từ

“Cán bộ” mới được sử dụng để chỉ những người có trọng trách trong tuyêntruyền, tổ chức, tập hợp quần chúng, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hy sinh; mộtlòng, một dạ đấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH Ngày nay, trong hệ thống

tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị, cán bộ là những người được bầu vào cơquan lãnh đạo các cấp và những người được bổ nhiệm làm công tác chuyênmôn; trong hệ thống chính quyền, cán bộ là những người làm việc trong các cơquan Nhà nước có chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc các ngành, các lĩnh vực khácnhau

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ

chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước[90, tr.7] “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủgiải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành” [68, tr.269]

Như vậy quan niệm cán bộ cần được hiểu là: những người có chức vụ

lãnh đạo, quản lý, chỉ huy được bầu, được bổ nhiệm hoặc có chuyên mônnghiệp vụ, hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau, giữ trọng tráchtrong một tổ chức, cơ quan, đơn vị; có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến sựphát triển của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó

Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ

chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân,

bí thư, phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội [90, 10]

tr.9-Theo quy định tại Điều 4, khoản 3 của Luật cán bộ, công chức năm 2008,cán bộ xã, phường, thị trấn có các chức danh sau đây [90, tr.28-29]:

Trang 22

1 Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

2 Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

3 Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

4 Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

5 Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

6 Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

7 Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;

8 Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam

Đội ngũ cán bộ là tập hợp những người cán bộ thành một lực lượng có số

lượng, cơ cấu, chất lượng (nghề nghiệp, trình độ, tuổi đời, thâm niên công tác,giới tính ) đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, chức năng của một tổ chức,một lĩnh vực hoạt động

Từ những vấn đề trên có thể quan niệm: Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị

trấn ở tỉnh Cà Mau là những cán bộ của Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị cơ sở, giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở

cơ sở, là những cán bộ nòng cốt của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở địa phương

- Vai trò đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau:

Đảng ta khẳng định: “Vấn đề cán bộ là vấn đề rất quan trọng trong côngtác tổ chức của Đảng, bởi vì cán bộ là người có nhiệm vụ đem đường lối, chínhsách, chủ trương của Đảng tuyên truyền, giáo dục quần chúng và tổ chức quầnchúng thực hiện”[38, tr.160] và Đảng ta xác định phải: “có một đội ngũ cán bộ

đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chứcthực hiện thắng lợi đường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh củaĐảng cầm quyền” [45, tr.127] Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước, Đảng ta càng nhấn mạnh đến vai trò của cán bộ Nghị quyết Trung ương

ba (khóa VIII) xác định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cáchmạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu thenchốt trong công tác xây dựng Đảng” [45, tr.166]

Trang 23

Xác định được tầm quan trọng đó, trong mỗi giai đoạn cách mạng, quamỗi lần Đại hội và Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau đều có chủtrương, nghị quyết xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình và nhiệm vụmới Đồng thời luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng cho được đội ngũ cán bộ mộtcách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng Trong đó, đặcbiệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán, trước hết là ở cấp chiến lược vàcấp cơ sở.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước yêu cầu phát triển của tỉnh,vai trò của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn của tỉnh Cà Mau trở nên rất quantrọng, biểu hiện như sau:

Một là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn giữ vai trò quyết định trong việc triển khai tổ chức thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở Là những người giữ vai trò “trung tâm”, “trụ cột”

tại cơ sở, họ không những có trách nhiệm nắm vững đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đem chủ trương, chính sáchtuyên truyền, phổ biến, tổ chức cho quần chúng thực hiện mà còn phải có khảnăng nắm bắt, am hiểu đặc điểm tình hình của cơ sở để đề ra những nhiệm vụ,giải pháp cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách đó cho phù hợp với điềukiện, đặc điểm từng cơ sở đi vào cuộc sống và tổ chức thực hiện đạt hiệu quảcao

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được nhân dân nắmbắt, nhận thức mới chỉ là khởi đầu, để kiểm nghiệm được tính đúng đắn của chủtrương, đường lối đó thì điều kiện đủ là phải tổ chức thực hiện trong thực tiễn.Muốn làm được điều đó không có ai khác là cán bộ xã, bởi cán bộ xã là ngườitiếp xúc nhiều nhất, hiễu rõ nhất, giải quyết nhiều việc nhất của nhân dân

Như vậy, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn có vai trò đảm bảo cho cácchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện một cách nghiêm túc,thông qua việc xử lý, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật kịpthời, hiệu quả … góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xãhội tại từng địa bàn ấp, khóm, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra

Trang 24

Hai là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là những người trực tiếp, gắn

bó với nhân dân, triển khai, hướng dẫn và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước Đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào đời sống xã hội vàtrở thành hiện thực trên địa bàn tỉnh Cà Mau hay không là tuỳ thuộc vào sự vậnđộng, tuyên truyền nhân dân thực hiện của đội ngũ cán bộ cơ sở trong tỉnh, nhất làđội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ xã ở tỉnh CàMau là một mắt xích góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp - nôngthôn của tỉnh Cà Mau Để thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi đội ngũ cán bộ xã phải

có khả năng tổ chức, bố trí, sử dụng, tập hợp và lôi cuốn mọi người vào hoạt động,phải có khả năng kiểm tra, đánh giá hoạt động của mình và khả năng tổng kết, sơkết việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Ba là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở; là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân

Là những người trực tiếp, gắn bó với nhân dân, có mối quan hệ chặt chẽvới nhân dân Họ là người thường xuyên, trực tiếp triển khai, hướng dẫn và vậnđộng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luậtNhà nước Trong quá trình đó, họ đã tạo ra “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước vớinhân dân và ý Đảng lòng dân tạo thành một khối thống nhất, làm cho Đảng và Nhànước ăn sâu bám rễ trong quần chúng, tạo nên mối quan hệ máu thịt giữa Đảng vớinhân dân, trực tiếp củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước vàchế độ

Bên cạnh đó, qua phong trào cách mạng của quần chúng, giúp cho cán bộ

cơ sở rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn góp phần vào xây dựng và hoàn thiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Như vậy,đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào đờisống xã hội và trở thành hiện thực trên địa bàn tỉnh Cà Mau hay không là tùy thuộcvào sự vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện của đội ngũ cán bộ cơ sở trongtỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn

Trang 25

Bốn là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy của HTCT ở cơ sở địa phương Thực

tiễn chứng minh, có lúc, có nơi HTCT ở cơ sở mạnh hay yếu và phong trào cáchmạng của quần chúng có phát triển hay không đều gắn với vai trò của đội ngũcán bộ ở cơ sở Về tổ chức bộ máy, họ là trụ cột, là trung tâm đoàn kết nội bộ,

là lực lượng huy tụ lực lượng tổ chức, sắp xếp, kiện toàn các tổ chức trongHTCT ở cơ sở

Mặc khác, cán bộ cơ sở ở Cà Mau có vai trò quyết định đến năng lực vàsức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; năng lực quản lý, điều hành của bộ máychính quyền và mọi hoạt động của đoàn thể quần chúng của cơ sở Xây dựng độingũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở Cà Mau là nhằm xây dựng, củng cố, tăng cườngvai trò lãnh đạo của Đảng; điều hành, hoạt động của Nhà nước, đoàn thể quầnchúng ở cơ sở và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, góp phần thúcđẩy phát triển kinh tế, xã hội

Năm là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là người nắm bắt kịp thời, phản ảnh đầy đủ các tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để Đảng, Nhà nước có

cơ sở khoa học sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chủ trương, chính sách có tính khả thi, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi ban hành muốn đảm bảo tính khảthi phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống Muốn vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ xã,phường, thị trấn phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, để mọichủ trương, chính sách khi ban hành đều vì lợi ích của nhân dân, dựa trên ý kiếncủa nhân dân, qua đó sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của mỗi conngười, làm cho mọi tiềm năng sáng tạo được phát triển, mọi người dân đềuđược tham gia vào các quá trình chính trị, xã hội, các vấn đề nãy sinh được pháthiện kịp thời, các khó khăn sớm được tháo gỡ, tạo sự phát triển mạnh mẽ củađất nước Thực tiễn cách mạng của đất nước đã khẳng định, chính từ vai trò củacán bộ xã, phường, thị trấn trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân,nên Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đúng, đượcnhân dân đồng tình ủng hộ

Trang 26

Sáu là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là một trong những nguồn bổ sung vào đội ngũ cán bộ các cấp của tỉnh Trong thực tế, một số cán bộ chưa

được rèn luyện từ thực tiễn ở cơ sở, nên khi được phân công đảm nhận các vị trílãnh đạo ở cấp cao hơn thường không thích ứng với nhiệm vụ và sẽ gặp nhiềukhó khăn Ngược lại, cán bộ được thông qua công tác ở cơ sở, thì khi phát triểnđảm nhiệm với vị trí cao hơn, thì sẽ vững vàng, có bản lĩnh trong quyết đoán,

xử lý công việc, thích ứng nhanh với nhiệm vụ mới, đúng như V.I Lênin khẳngđịnh: “Cần đề bạt một cách có hệ thống những người đã được thử thách quathực tiễn” [85, tr.178] Thực tiễn nước ta, khi đề cập đến vấn đề này, Chủ tịch

Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ công chức cơ sở không những là cái khâuliên hệ mà còn là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới Nếu độingũ này phát triển và củng cố thì Đảng sẽ phát triển và củng cố, bằng khôngĐảng sẽ khô héo” [72, tr.273]

- Đặc điểm đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trongviệc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Chính vì vậy,việc xác định rõ đặc điểm đội ngũ cán bộ này là vấn đề cần thiết để có chủtrương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương

Một là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau phần lớn trưởng thành sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, gắn liền với công cuộc đổi mới Đại bộ phận là người dân tại địa phương được

đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản và có tư duy, nhạy bén, năng động, sáng tạotrong lãnh đạo, điều hành, quản lý, tiếp cận trình độ khoa học - kỹ thuật vànhững vấn đề mới rất nhanh Đồng thời, họ được kế thừa truyền thống cáchmạng của cha ông và được sự giúp đỡ, hướng dẫn của thế hệ cán bộ đi trước,nên trưởng thành nhanh chóng, trở thành nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo caohơn ở cơ sở hoặc cho huyện, thành phố và cho tỉnh Cà Mau

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ này đại bộ phận là người dân tại địaphương, gắn liền với điều kiện sản xuất, kinh doanh ở gia đình, địa phương(người sở tại có 996/1.107 người, bằng 90%) Mặc khác, đội ngũ cán bộ này ở

Trang 27

tỉnh Cà Mau chủ yếu là đương chức, phần đông là cán bộ chuyên trách, ít kiêmnhiệm; chức danh kiêm nhiệm chủ yếu là chủ tịch hội đồng nhân dân (bí thưhoặc phó bí thư thường trực đảng ủy xã) Điều này rất thuận lợi cho việc chỉ đạochuyên sâu từng lĩnh vực công tác được phân công.

Hai là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau đa số xuất thân từ nông dân hoặc có nguồn gốc từ nông dân và qua đảm nhiệm cương vị lãnh đạo, quản lý ấp, khóm, nên có kinh nghiệm thực tiễn Đại bộ phận cán bộ

xã, phường, thị trấn đã kinh qua các cương vị trưởng ấp, khóm, bí thư chi bộ ấp,khóm, nên họ là những nắm vững địa bàn; qua thực tiễn công tác đã từng bướctích lũy kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý và giải quyết các mối quan hệ.Những kinh nghiệm mà họ có được là do từ hoạt động thực tiễn; từ sự kế thừa,phát triển về tư duy cụ thể, tư duy thực hành, sự năng động, tự chủ trong côngviệc Sự năng động, tự chủ của người cán bộ xã, phường, thị trấn ở Cà Mauđược thể hiện qua việc dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong công tác, phóngkhoáng trong sinh hoạt Song, do được trưởng thành trên cơ sở kinh nghiệm,nên sự năng động, tự chủ này một mặt phát huy được khả năng sáng tạo, nhưngmặt khác lại dễ rơi vào sự tự do, tuỳ tiện Như vậy, để đạt được hiệu quả cao, khắcphục cho được sự tự do, tuỳ tiện, chủ nghĩa kinh nghiệm, thì đội ngũ cán bộ xã,phường, thị trấn cần được nâng cao trình độ về mọi mặt cả về lý luận và chuyênmôn nghiệp vụ Đây cũng là nét đặc thù của đội ngũ cán bộ xã ở Cà Mau

Ba là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn, đại bộ phận là cấp uỷ viên cơ

sở (có 750/1.107=67%); tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chiếm

tỷ lệ khá cao, (782/1.107=70%) Tuy nhiên về cơ cấu đội ngũ còn thiếu đồng bộ.

Có thể nói về chất lượng chính trị, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấntham gia nhiều tổ chức trong HTCT ở cơ sở và cấp trên, nên họ là lực lượngnắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

và vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể từng cơ sở, góp phần phát triển kinh

tế - xã hội của huyện, thành phố và tỉnh Cà Mau khá nhanh (năm 2013 nền kinh

tế của tỉnh tăng 12,35%)

Trang 28

Về cơ cấu đội ngũ, mặc dù Tỉnh ủy rất quan tâm đến quy hoạch, đào tạo độingũ cán bộ trẻ, nữ Nhưng tỷ lệ nữ đạt rất thấp (nữ 168/1.107, chiếm 15%), [Phụ lục04] Tỷ lệ nữ tham gia làm công tác đảng, quản lý nhà nước còn thấp (toàn tỉnh có 4đồng chí là Phó Chủ tịch UBND phường, xã) Về cơ cấu độ tuổi được các cấp uỷđảng quan tâm, qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng và bầu cử Hội đồng nhân dân, uỷban nhân dân, các đoàn thể quần chúng đều có định hướng về cơ cấu độ tuổi mangtính kế thừa liên tục Tuy nhiên, lực lượng cán bộ trẻ đến nay vẫn còn thấp, dưới 30tuổi chỉ chiếm 8,03 % (chủ yếu là lực lượng Đoàn thanh niên và Hội Liên hiệp phụnữ) [91, tr 5]

Bốn là, trình độ của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở Cà Mau mặc

dù có được nâng lên một bước, nhưng chưa đều và thiếu vững chắc Đại bộ

phận cán bộ xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau được rèn luyện,trưởng thành từ thực tiễn địa phương; về trình độ học vấn còn có một bộ phậnchưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, toàn diện; về chuyên môn nghiệp

vụ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chiếm tỷ lệ khá cao 65,60 %; tỷ lệ được đào tạoquản lý hành chính và tin học, ngoại ngữ rất thấp (trình độ quản lý hành chính đạt15,51 % và tin học, ngoại ngữ đạt 19,09 %) Từ đó, ảnh hưởng nhiều đến việc điềuhành, quản lý thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở Đặc biệt đến nay còn 158 cán bộ

có trình độ văn hóa phổ thông từ tiểu học đến trung học cơ sở [Phụ lục 04]

Năm là, về văn hóa, lề lối làm việc, phương pháp tác phong công tác của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Cà Mau còn có đặc điểm riêng.

Cà Mau là tỉnh mang nhiều nét đặc thù khá rõ so với các tỉnh, thành kháctrong khu vực Một trong những nét tiêu biểu chính là vị trí tự nhiên của một bánđảo với hệ thống sông ngòi chằng chịt, là nơi hội tụ của hầu hết các lưu dân của cáctỉnh, thành trong cả nước cùng cộng cư sinh sống Chính những đặc điểm này, đãhình thành nên một Cà Mau thích ứng với điều kiện địa lý tự nhiên Tiêu biểu nhất

là các sinh hoạt của cộng đồng dân cư vùng ven biển Sông ngòi, kinh rạch ở CàMau đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân bản xứ Nó gắn liền vớimọi sinh hoạt, cung cách ứng xử, hình thành nên các tục lệ, tín ngưỡng mang đậmtính sông nước và hình thành nên nét văn hoá đặc trưng

Trang 29

Mặt khác, còn do điều kiện tự nhiên, xã hội chi phối; địa bàn phạm vi các

xã rộng lớn, kênh rạch chằng chịt, làm cho việc đi lại khó khăn, nhất là đối vớinhững cán bộ công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa Thêm vào đó, một bộ phậncán bộ vẫn còn thói quen thụ động, ỷ lại, cho rằng không cần phải học vẫn cóthể làm được việc vì đã có kinh nghiệm thực tiễn; không cần học hành nhiều màvẫn có ăn, có mặc vì được sự ưu đãi của tự nhiên “rừng vàng, biển bạc”…

Từ những đặc điểm trên, đòi hỏi quá trình xây dựng đội ngũ cần nắmvững những ưu điểm, thuận lợi, đồng thời cả những hạn chế, bấp cập của độingũ cán bộ xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau, để có chủ trương, giải pháp đúng trongcông tác xây dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu hiện nay

1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn

ở tỉnh Cà Mau

* Quan niệm về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

- Thuật ngữ xây dựng theo cuốn từ điển Tiếng Việt là: “làm nên, gây

dựng nên; tạo ra các giá trị tinh thần có nội dung nào đó; thái độ, ý kiến có tinhthần đóng góp, làm tốt hơn, thái độ xây dựng” [100, tr.185]

Đối với xây dựng đội ngũ cán bộ nhằm gây dựng, tạo ra những con ngườithật sự có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực đủ sức gánh vácnhững trọng trách của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới

Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là toàn bộ hoạt động củachủ thể nhằm làm nên, tạo ra một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, mạnh về chấtlượng, có lập trường, quan điểm chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụchính trị của địa phương, cơ sở

Công tác đó bao gồm: việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách về cán

bộ và công tác cán bộ của Đảng; xác định tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ và đội ngũ cán

bộ, những tiêu chí nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện đồng bộ các khâutrong công tác cán bộ: quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,luân chuyển, bố trí, sử dụng, bảo vệ chính trị nội bộ và thực hiện chính sách cán bộ,nhằm phát huy năng lực đội ngũ cán bộ theo hướng bố trí số lượng hợp lý, nâng

Trang 30

cao phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứngngày càng tốt hơn yêu cầu hoạt động của HTCT trong tình hình mới

Như vậy, có thể hiểu:

Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn của tỉnh Cà Mau là toàn

bộ hoạt động của cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng, các tổ chức, các lực lượng theo nội dung, biện pháp trong quy trình công tác cán bộ nhằm làm cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn có số lượng đủ, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ của các chức danh, nhiệm vụ chính trị của địa phương

Từ quan niệm trên cần nắm vững:

Mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau nhằm làm cho từng người và cả đội ngũ thật sự có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất,

năng lực, phương pháp tác phong công tác đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị của địaphương, cơ sở

Chủ thể xây dựng bao gồm: Tỉnh ủy, các huyện uỷ, thành uỷ, cơ quan

chức năng cấp trên; đảng ủy, ban thường vụ đảng uỷ xã và người đứng đầu các

tổ chức, các lực lượng trong hệ thống chính trị của địa phương Trong đó, chủthể lãnh đạo, chỉ đạo là Tỉnh ủy, cơ quan chức năng tỉnh; chủ thể trực tiếp xâydựng là các huyện ủy, thành ủy, cơ quan chức năng, các tổ chức, các lực lượng

và người đứng đầu trong HTCT cấp huyện

Lực lượng tham gia gồm: các tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính trị,

Trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, độingũ cán bộ, đảng viên, nhân dân địa phương

Nội dung quy trình xây dựng: là toàn bộ hoạt động của các cấp uỷ đảng,

từ tỉnh đến cơ sở theo phân cấp quản lý trong thực hiện các khâu, bước của quytrình, gồm:

Công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng: tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ được xem là khâu tiếp theo của công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ,nhằm hướng đến mục tiêu là xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hành chínhđáp ứng yêu cầu thực tiễn, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại, có năng

Trang 31

lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụnhân dân, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao thực hiện đồng bộ các giải pháp củacác cấp, các ngành, các địa phương.

Trên cơ sở tạo nguồn, quy hoạch cán bộ, các cấp ủy đảng, các cơ quan thammưu cần xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó kể cảđào tạo lại cán bộ nguồn và đội ngũ cán bộ dự bị các chức danh lãnh đạo Đào tạo, bồidưỡng cán bộ ở cả hai mặt là học tập ở nhà trường và rèn luyện qua thực tiễn công tác

để nâng cao kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo,quản lý, kỹ năng hành chính Bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lýluận chính trị, còn bao hàm cả khuyến khích hình thức tự học, tự rèn luyện để nângcao trình độ của cán bộ

Công tác tạo nguồn, quy hoạch: công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ để

tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tìnhtrạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa,phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ và sự ổnđịnh chính trị Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào, làm căn cứ để đàotạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo,quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng vềđạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất lànăng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêucầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Công tác quản lý, bố trí, sử dụng: trước hết là, trên cơ sở đánh giá cán

bộ, tiến hành quy trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm nguyên tắctập trung dân chủ, công tâm, khách quan, lựa chọn những người tiêu biểu nhất

về phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và khả năng hoàn thànhnhiệm vụ Tiếp đến là, lựa chọn một số trong số cán bộ được quy hoạch luânchuyển về địa phương hoặc lĩnh vực công tác khác, ngành khác, ở môi trườngkhó khăn gian khổ hơn để rèn luyện, thử thách, sàng lọc cán bộ Việc lựa chọn,

bố trí sử dụng đúng cán bộ sẽ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái

về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên hiện nay

Trang 32

Công tác đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ: Làm tốt công tác luân

chuyển cán bộ sẽ thúc đẩy việc đánh giá cán bộ, quy hoạch và đào tạo, bồidưỡng cán bộ Cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị cần được luân chuyển

để đảm bảo cơ cấu, số lượng hợp lý, phù hợp với sở trường cán bộ Tạo điềukiện cho cán bộ trẻ có triển vọng đi vào rèn luyện trong thực tiễn, sát cơ sở, bộc

lộ tài năng, khắc phục tình trạng khép kín trong từng ngành, từng địa phương,từng tổ chức, tạo nên sự đồng đều về chất lượng cán bộ từng cấp

Công tác chính sách đối với cán bộ: Chế độ đãi ngộ vật chất đối với cán

bộ xã như thế nào cho phù hợp, điều đó không chỉ đơn thuần có ý nghĩa kinh tế,góp phần bảo đảm đời sống vật chất của cán bộ mà còn có ý nghĩa về chính trị

và tinh thần Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng: nên thay thế chế độ phụ cấpbằng chế độ tiền lương, cùng với việc đưa cán bộ xã vào biên chế của Nhà nướcnhằm tạo động lực thực sự, trực tiếp đối với đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay

* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn gắn liền với đường lối, chiến lược cán bộ của Đảng, nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Thực tế qua quá trình xây dựng và phát triển, tỉnh Cà Mau đã đạt đượcnhững thành tựu kinh tế - xã hội to lớn và cơ bản tạo thế và lực mới Tuy nhiên,vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế và yếu kém, thể hiện như: nền kinh tế pháttriển chậm, thiếu bền vững; cơ sở hạ tầng còn thấp kém; công tác quy hoạch vàquản lý quy hoạch, xây dựng đô thị, tình hình xã hội có lúc, có nơi diễn biếnphức tạp; Những hạn chế, yếu kém đó đều bắt nguồn từ cơ sở và đòi hỏi đội ngũcán bộ xã, phường, thị trấn phải thực sự được xây dựng ngang tầm với chức trách,nhiệm vụ chính trị của địa phương

Quá trình xây dựng, đòi hỏi phải quán triệt, vận dụng các quan điểm củaĐảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vàviệc thực hiện các quy chế, quy trình, hướng dẫn về công tác cán bộ và xâydựng đội ngũ cán bộ của Trung ương và của Tỉnh uỷ vào xây dựng đội ngũ cán

Trang 33

bộ ở cơ sở của tỉnh Cà Mau; bảo đảm công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sởcủa tỉnh theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng và sự chỉ đạo, hướng dẫncủa cấp trên; đảm bảo thực hiện đúng quy chế, quy trình công tác cán bộ; gópphần thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau phải gắn liền với việc kiện toàn các tổ chức bộ máy trong HTCT ở cơ sở trong sạch vững mạnh

Bộ máy tổ chức và chất lượng cán bộ có mối quan hệ chặt chẽ, tác độnglẫn nhau Bộ máy tổ chức quy định chất lượng cán bộ, đặt ra yêu cầu, tiêu chuẩncho từng chức danh cán bộ, quy định số lượng và cơ cấu cán bộ phù hợp để bộmáy hoạt động có hiệu quả Thực tế, bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng,nhiệm vụ dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, làm cản trở tính chủ động, sáng tạocủa đội ngũ cán bộ Ngược lại, sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ phát huy tínhchủ động, sáng tạo, làm việc có chất lượng, hiệu quả Nghị định 121/2003/NĐ-

CP đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ phải tiến hành đồng thời với việc đổimới và củng cố tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn thể nhân dân,…đổimới cơ chế, chính sách, phương thức, lề lối làm việc” [33, tr.94-95]

Thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đòihỏi các cấp uỷ đảng nói chung, cấp uỷ đảng cơ sở nói riêng, quá trình xây dựngđội ngũ cán bộ phải gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới cơ chế hoạtđộng của cả HTCT; khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, bộmáy cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả, bao biện, làm thay; xác định rõ vị trí,chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức đó trongmột thiết chế chung thống nhất, khắc phục tình trạng trùng lặp, “lấn sân” hoặcđùn đẩy lẫn nhau, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm Với vai trò là “trụ cột”,

là “xương sống” của bộ máy tổ chức ở cơ sở, đội ngũ cán bộ xã ở tỉnh Cà Mauvững mạnh sẽ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự vững mạnh của cả HTCT ở

cơ sở Đồng thời có cơ cấu bộ máy hợp lý, cơ chế hoạt động và sự phối hợpnhịp nhàng, với hệ thống chính sách phù hợp là những tác động tích cực trongquá trình xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở tỉnh Cà Mau nói riêng

Trang 34

Thứ ba, gắn xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn với xây dựng đội ngũ đảng viên, xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh.

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn phải gắn với việc chăm

lo xây dựng đội ngũ đảng viên, trước hết là bí thư và cấp uỷ viên thật sự tiền phonggương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, hoànthành tốt nhiệm vụ được giao Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng

viên phải gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI) “Một số vấn

đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày

14/5/2011 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Bên cạnh đó, tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo,sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở thật sựvững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụchính trị ở cơ sở; Thường xuyên chăm lo xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch,vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; hằng năm từng chi bộ, đảng bộcăn cứ vào nhiệm vụ chính trị của cấp trên và Hướng dẫn của Ban Tổ chứcTrung ương để xác định phương hướng, nhiệm vụ, phấn đấu xây dựng chi bộ,đảng bộ trong sạch, vững mạnh, chăm lo củng cố các chi, đảng bộ yếu kém

Đồng thời, kết hợp với việc quan tâm xây dựng xã, phường, thị trấn vữngmạnh toàn diện Để làm tốt vấn đề này, cần chú trọng củng cố, đổi mới nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, phát huy sứcmạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, coi

đó là yếu tố quan trọng để giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội kiênquyết khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng, phát huyquyền làm chủ của nhân dân tham gia có hiệu quả vào việc xây dựng hệ thốngchính trị ở cơ sở, đồng thời chủ động kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạmpháp luật

Trang 35

Thứ tư, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở và dựa vào nhân dân để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

Có thể nói, việc lựa chọn, đánh giá cán bộ ở cơ sở của tỉnh Cà Mau ngoàitiêu chuẩn chung, thì việc thông qua các hoạt động thực tiễn, phong trào cáchmạng ở cơ sở là một điều kiện phù hợp với quy luật khách quan Bởi vì, thựctiễn là môi trường sinh động nhất tạo điều kiện để cán bộ thể hiện khả năng, rènluyện, nâng cao phẩm chất và năng lực công tác, nhất là năng lực tổ chức thựchiện và vận động, tập họp quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Từ đó, một mặt đòi hỏi khách quan làđội ngũ cán bộ ở cơ sở có đầy đủ phẩm chất, năng lực, có đức, có tài phải thôngqua việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một cách toàn diện trên các mặt cả về lýluận và thực tiễn, nhằm nâng cao kiến thức, có phương pháp nhận thức mộtcách lôgíc, khoa học và có khả năng được rèn luyện trong thực tiễn cuộc sống

Mặt khác, để tạo nguồn cán bộ bổ sung cho đội ngũ cán bộ này ở cơ sở củatỉnh, bên cạnh từ các nguồn quy hoạch, học sinh, sinh viên, con em của tỉnh học tập,công tác các tỉnh khác trong cả nước, thì cần quan tâm đến nâng cao trình độ dân trí,thông qua phong trào cách mạng của quần chúng để lựa chọn những người ưu tú, tiêubiểu, có trình độ, năng lực, được quần chúng và các tổ chức đoàn thể, chính trị tínnhiệm, để đào tạo, bồi dưỡng bổ sung cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở

Thứ năm, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân; đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong HTCT trong xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở.

Để đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế

- xã hội, kết cấu hạ tầng,…bền vững, Cà Mau cần phải có khả năng thu hút,đoàn kết, tập hợp rộng rãi mọi nguồn lực, các thành phần kinh tế nhưng phảitrên cơ sở quán triệt quan điểm giai cấp công nhân trong xây dựng đội ngũ cán

bộ nói chung và đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn nói riêng

Thực tế, cho thấy Cà Mau là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long,sản xuất chủ yếu là thuần nông nên đại bộ phận quần chúng và đội ngũ cán bộ

xã, phường, thị trấn (nhất là xã, thị trấn) mang đậm tính cách của người nông

Trang 36

dân Nam bộ Từ đó, phải quan tâm củng cố, tăng cường giáo dục bản chất giaicấp công nhân của Đảng đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở, từng bước trẻ hóa độingũ cán bộ, trên cơ sở tiêu chuẩn và quy hoạch cán bộ của Đảng Xây dựng độingũ cán bộ phải bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và phát triển của đội ngũ cán

bộ, nhằm đảm bảo yêu cầu phục vụ hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ củaĐảng và nhân dân giao cho

Ngoài ra, coi trọng và phát huy vai trò quản lý, điều hành của chínhquyền, sự phản biện, giám sát và phối hợp hoạt động của Mặt trận tổ quốc, cácđoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân địa phương, nhất là người đứng đầu các

tổ chức trong HTCT để có những quyết định đúng đắn, sáng suốt, hợp tình, hợp

lý, đúng ý Đảng lòng dân trong suốt qúa trình xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở.Mặt khác, các cấp uỷ đảng, chính quyền có quy chế, chương trình để khuyếnkhích, động viên mọi tầng lớp nhân dân giới thiệu cho Đảng những người ưu tú,gương mẫu, đủ tiêu chuẩn, được nhân dân tín nhiệm và tích cực tham gia đóng góp

ý kiến xây dựng, giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, nhất là cán bộ chủchốt

* Tiêu chí đánh giá hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn

ở tỉnh Cà Mau

Xuất phát từ quan niệm về xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn

ở tỉnh Cà Mau; căn cứ vào quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về cán

bộ và công tác cán bộ, đồng thời từ thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở củatỉnh, để đánh giá hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh

Cà Mau, cần căn cứ vào các tiêu chí chủ yếu sau đây:

Một là, nhận thức, trách nhiệm của chủ thể đối với hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau.

Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau tùy thuộcnhiều yếu tố, trước hết vào nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chínhquyền, cơ quan chức năng của địa phương, mà trực tiếp là của các tổ chức trongHTCT cơ sở dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban thường vụ cấp uỷ tỉnh, huyện, cơquan chức năng cấp trên và nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu

Trang 37

Để đánh giá đúng công tác xây dựng đội ngũ này của xã, phường, thị trấn ởtỉnh Cà Mau, cần xem xét các đảng bộ xã, phường, thị trấn trong tỉnh lãnh đạo pháthuy vai trò của các tổ chức trong HTCT ở cơ sở trong xây dựng đội ngũ cán bộ, thểhiện: Đảng uỷ cơ sở giáo dục, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các tổ chứcthuộc HTCT ở cơ sở đối với nhiệm vụ này, lãnh đạo phối hợp các tổ chức thuộcHTCT xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở Đồng thời xem xét các đảng bộ cơ sở trongphát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở.

Ngoài ra, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên có vai trò quan trọng trongcông tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở Bởi vì, đây là chủ thể trực tiếp xây dựngđội ngũ cán bộ này Khi đánh giá tiêu chí này, chúng ta cần xem xét việc cấp ủy cấptrên về nhận thức, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũcán bộ ở cơ sở; việc vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng; các quy chế, quytrình của công tác cán bộ; việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cấp ủy, cơ quan chứcnăng cấp dưới về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã

Hai là, việc thực hiện nội dung quy trình, các khâu trong xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

Công tác cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ

là hệ thống những căn cứ, tiêu chí, chuẩn mực để đánh giá, lựa chọn, xây dựngquy hoạch, bố trí, sử dụng và đề bạt cán bộ Xác định tiêu chuẩn là khâu đầutiên để tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chínhtrị trong từng thời kỳ

Xác định tiêu chuẩn cán bộ một cách đúng đắn góp phần xây dựng đượcđội ngũ cán bộ tốt, bởi vì đây chính là những quy chuẩn, là tiền đề và căn cứ đểtiến hành các khâu khác trong công tác cán bộ Mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyệncũng phải dựa vào các tiêu chuẩn cán bộ Tiêu chuẩn cán bộ cũng là căn cứ để

rà soát, đánh giá, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cho phù hợp với yêu cầu,nhiệm vụ chính trị từng giai đọan; đồng thời sàng lọc loại bỏ những cán bộ cơhội, thoái hóa, biến chất, không hoàn thành nhiệm vụ Khi xem xét, cần dựa vàoviệc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cấp xã ở tỉnh Cà Mau đảm bảo theo tiêu chuẩn

Trang 38

cán bộ chung do Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định; đáp ứngđược yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của huyện, thành phố và các tổ chức trongHTCT ở cơ sở.

- Xây dựng quy hoạch cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

Khi xem xét tiêu chí này, cần đánh giá việc xây dựng quy hoạch cán bộ cơ

sở của tỉnh, dựa vào các căn cứ, tiêu chuẩn đã xác đinh; đảm bảo chất lượng vàtính khả thi, trên cơ sở rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm và dựa vào mức độthực hiện của chủ thể xây dựng trong quá trình thực hiện quy hoạch

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

Cần xem xét, đánh giá một cách toàn diện về thực hiện kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn trên cơ sở quy hoạch cán bộ; đánh giá kếtquả và chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng kết quả tự học tập, bồi dưỡng củađội ngũ cán bộ

- Thực hiện công tác quản lý, bố trí sử dụng đội cán bộ xã, phường, thị trấn

ở tỉnh Cà Mau

Khi đánh giá công tác quản lý, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ xã, phường,thị trấn ở tỉnh Cà Mau, cần dựa vào tiêu chuẩn các chức danh cán bộ; thực hiệnyêu cầu, nhiệm vụ chính trị của từng tổ chức trong HTCT; đánh giá thực hiệnquy chế, quy trình công tác cán bộ; thực hiện nội dung, hình thức, phương phápquản lý, bố trí sử dụng gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các tổchức trong HTCT

- Thực hiện chính sách và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ xã,

phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

Đánh giá thực hiện chính sách trên tất cả các mặt của công tác cán bộ,bao gồm: chính sách đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng, quản lý; bảo đảm lợi ích vậtchất và tinh thần, bảo đảm sự công bằng đối với đóng góp của từng chức danhtrong đội ngũ cán bộ ở cơ sở; cần xem xét việc thực hiện đồng bộ các chínhsách đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở trong tỉnh của các cấp uỷ đảng, chínhquyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn

Trang 39

Ba là, kết quả hoạt động xây dựng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu cán bộ so yêu cầu biên chế, tổ chức, nhiệm vụ chính trị của địa phương

Tiêu chí này đánh giá kết quả cụ thể của hoạt động xây dựng đội ngũ cán

bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau, thể hiện ở số lượng cán bộ thực tế so nhucầu cán bộ, ở chất lượng từng người so chức trách, nhiệm vụ và chất lượng của

cả đội ngũ cán bộ xã; đánh giá cả cơ cấu đội ngũ so yêu cầu nhiệm vụ chính trị,phạm vi địa bàn cơ sở địa phương, cả về độ tuổi, trình độ, giới tính…; đánh giá

cả mức độ phát triển và đáp ứng yêu cầu khi được quy hoạch đảm nhiệm chức

vụ cao hơn

Bốn là, kết quả thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức, nhiệm vụ chính trị của cơ sở địa phương.

Đây là một tiêu chí suy cho cùng đánh giá kết quả của quá trình xây

dựng đội ngũ cán bộ xã ở tỉnh Cà Mau, được thể hiện ở kết quả thực hiệnchức trách, nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ công chức cấp xã trong lãnhđạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mặt hoạt động trên các lĩnh vực ở địaphương; thể hiện ở kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở địa phương vữngmạnh toàn diện, xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của các xã, phường, thị trấn trên địabàn tỉnh Cà Mau

Đánh giá kết quả xây dựng là cả một quá trình Những tiêu chí trên đây

là cơ sở khoa học để đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ranhững kinh nghiệm cần thiết làm cơ sở để xác định những giải pháp khả thitrong xây dựng đội ngũ cán bộ xã ở tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu nhiệm vụcủa cơ sở

Trang 40

1.2 Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng đội

ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

1.2.1 Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau

* Những kết quả, ưu điểm

Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, trước hết là Tỉnh ủy, cơ quan chức năng của tỉnh, đã nhận thức đầy đủ và đề cao trách nhiệm trong xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau.

Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của cơ sở địa phương và vai trò củađội ngũ cán bộ cơ sở đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, vănhoá, xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chứctrong HTCT của tỉnh Cà Mau, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp

và tổ chức đoàn thể trong tỉnh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ và coiđây là một khâu quan trọng nhất trong mọi hoạt động của toàn Đảng, đặc biệt làcác huyện uỷ, thành uỷ và các đảng ủy xã, phường, thị trấn trong tỉnh, nhằm xây

dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị Từ đó, các

cấp ủy đảng đã tổ chức triển khai quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các quanđiểm, nguyên tắc của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ theo tinh thần Nghịquyết Trung ương 3 khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 5, Trung ương 6 (khoáIX), Nghị quyết Trung ương 6 khoá X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh CàMau (nhiệm kỳ 2005 - 2010; 2010 - 2015) và các chương trình, đề án công táccán bộ, chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Trung ương vềcông tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các huyện uỷ, thành uỷ

Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ

cơ sở nói riêng, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và các huyện uỷ, thành uỷ đã xây dựng

và thực hiện những chương trình, kế hoạch, đề án về công tác cán bộ như:Chương trình số 07/CTr -TU ngày 21/7/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ vềxây dựng HTCT tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006 - 2010 Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đãban hành nhiều quy định về tiêu chuẩn, đánh giá cán bộ; xây dựng quy hoạchcán bộ; chế độ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng, luân chuyển cán

Ngày đăng: 14/12/2016, 22:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cà Mau (tập 1) giai đoạn 1930 - 1975, Nxb Mũi Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cà Mau (tập 1)giai đoạn 1930 - 1975
Nhà XB: Nxb Mũi Cà Mau
13. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cà Mau (tập 2) giai đoạn 1975 - 2005, Nxb Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cà Mau (tập 2)giai đoạn 1975 - 2005
Nhà XB: Nxb Phương Đông
27. Các Mác, Ăngghen toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Mác, Ăngghen toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
28. Các Mác, Ăngghen toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Mác, Ăngghen toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
29. Chính phủ (1975), Quyết định số 130/CP ngày 20/6 của Hội đồng Chính phủ về bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 130/CP ngày 20/6 của Hội đồng Chínhphủ về bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1975
30. Chính phủ (1996), Quyết định số 874/1996/QĐ-TTg ngày 20/11 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức NN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 874/1996/QĐ-TTg ngày 20/11 của Thủtướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chứcNN
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1996
31. Chính phủ (2003), Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 4/8 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 4/8 của Thủtướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
32. Chính phủ (2003), Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10 về cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10 về cán bộcông chức xã, phường, thị trấn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
33. Chính phủ (2003), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10 về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10 về chế độ chínhsách đối với cán bộ, công chức ở xã phường, thị trấn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
34. Chính phủ (2004), Quyết định 03/2004/QĐ-TTg ngày 07/01 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 03/2004/QĐ-TTg ngày 07/01 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứcxã, phường, thị trấn đến năm 2010
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
35. Chính phủ (2006), Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giaiđoạn 2006-2010
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
36. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10 về chức danh,số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở xã
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
37. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01 của Thủ tướng Chính phủ Quy định những người là công chức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01 của Thủ tướngChính phủ Quy định những người là công chức
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1982
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳquá độ lên CNXH
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
43. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ III Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1992
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnVIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
45. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ III, BCHTW Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ III, BCHTWĐảng khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w