1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay

111 4,6K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 468 KB

Nội dung

MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU1Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ61.1. Quan niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã61.2. Khái niệm, vai trò và nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã181.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã - yêu cầu cấp bách hiện nay30Chương 1: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH CÀ MAU332.1. Những đặc điểm lịch sử, tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau332.2. Ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân của ưu, khuyết điểm trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau43Chương 3: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH CÀ MAU HIỆN NAY673.1. Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay673.2. Những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Cà Mau hiện nay72KẾT LUẬN101DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ104DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂNCBCC: Cán bộ, công chứcCBCT : Cán bộ chuyên trách CNH: Công nghiệp hoáCNXH: Chủ nghĩa xã hộiHĐH: Hiện đại hoáHĐND: Hội đồng nhân dânHTCT: Hệ thống chính trịNxb: Nhà xuất bảnPTTH: Phổ thông trung học THCS: Trung học cơ sởUBNMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc UBND: Uỷ ban nhân dânXHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 1

xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

ở tỉnh Cà Mau hiện nay

HÀ NỘI - 2009

MỤC LỤC

Trang

Trang 2

2.1 Những đặc điểm lịch sử, tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến

việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau 332.2 Ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân của ưu, khuyết điểm trong

việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau 43

Chương 3: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY

DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH

3.1 Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà

3.2 Những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

UBNMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Gần 80 năm lãnh đạo cách mạng, đặc biệt sau Đại hội đổi mới (Đạihội VI năm 1986) đến nay; công tác cán bộ, công chức luôn được Đảng vàNhà nước ta chú trọng và quan tâm Hội nghị Trung ương 3 - khoá VIII,Đảng đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại củacách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, làkhâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”[16]

Đảng ta quan tâm đối với cán bộ, công chức là sự quan tâm toàndiện, không chỉ cán bộ, công chức cấp cao, lãnh đạo, quản lý; cán bộ, côngchức ở cấp trung ương, tỉnh, huyện mà cả cán bộ công chức bình thường,đặc biệt là cán bộ, công chức ở cơ sở, xã, phường, thị trấn; Văn kiện Đạihội IX của Đảng đã nhấn mạnh việc nâng cao phẩm chất, năng lực của độingũ cán bộ, công chức, trong đó xác định: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức với chương trình nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cánbộ xã, phường”[19, tr.217], Nghị quyết Trung ương 5 - khoá IX khẳngđịnh: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận độngnhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâmthạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng,không ức hiếp; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợplý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” và tại Nghị quyết Trungương 6 - khoá X cũng đã xác định: “Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻhoá, tiêu chuẩn hoá, thể chế hoá và từng bước nhất thể hoá chức danh cánbộ; tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức ở cơ sở” Tổ chức thực hiện chủ trương trên, công tác xây dựng độingũ cán bộ, công chức cấp xã đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưđội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã được chú trọng quy hoạch đào tạo,bồi dưỡng, các chế độ chính sách ngày càng hoàn thiện; tăng thêm về mặtsố lượng, trình độ và kiến thức các mặt được nâng lên Tuy nhiên, bên

Trang 6

cạnh đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vẫn là khâuyếu kém: nội dung chương trình đào tạo còn bất cập; quy hoạch còn bịđộng, chắp vá; chế độ, chính sách chưa thật sự thoả đáng… Chính điều nàydẫn đến một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức cơ sở phai nhạt lýtưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, suy thoái về đạo đức, lối sống, quan liêu,tham nhũng, lãng phí…

Cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp trong hệ thống hành chínhbốn cấp của Nhà nước Việt Nam, là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấptrên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hằng ngày của nhân dân ở địaphương và là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Thực tiễn chothấy nơi đâu có quan tâm đầy đủ và làm tốt công tác cán bộ, công chức ở

cơ sở, có đội ngũ cơ sở vững mạnh thì nơi đó tình hình chính trị - xã hội ổnđịnh, kinh tế, văn hoá phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững.Ngược lại, ở đâu công tác cán bộ không được quan tâm, đội ngũ cán bộ,công chức không đủ phẩm chất, năng lực và uy tín thì sẽ gặp khó khăn, cónhiều nơi còn tạo sơ hở cho kẻ địch lợi dụng, gây nên “điểm nóng” vềchính trị Điều đó cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò rấtquan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và củng cố hệ thốngchính trị ở cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng và đổi mớicủa Đảng và Nhà nước ta hiện nay

Cà Mau là một tỉnh cuối cùng cực Nam của Tổ quốc, có nhiều dântộc, tôn giáo cùng sinh sống trên địa bàn, có vị trí địa lý phức tạp (là vùngbán đảo, rừng, biển, đồng bằng và cả hải đảo) là vùng căn cứ kháng chiếnnên chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, là vùng đất mới, là bán đảo nênchịu nhiều thiên tai Ngay từ khi tách tỉnh Minh Hải cũ tái lập tỉnh CàMau, cùng với những cơ hội và thuận lợi, tỉnh còn thiếu hụt trầm trọng vàyếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, côngchức cơ sở nói riêng

Trang 7

Trong những năm qua, việc tổng kết, đánh giá một cách có hệthống và thường xuyên đội ngũ cán bộ, công chức (đặc biệt là cấp xã)chậm được tiến hành Nhìn chung chưa có giải pháp đồng bộ, phù hợp vớiđặc thù của địa phương nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnhnói chung, cán bộ, công chức cấp xã.

Xuất phát từ những lý do trên, cùng với kinh nghiệm công tác củabản thân, kết hợp với kiến thức học được trong thời gian 03 năm ở Họcviện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, tác giả chọn đề tài:

“Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay” để

nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề cán bộ, công chức cấp xã đã được nhiều nhà khoa học quantâm nghiên cứu Liên quan trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng và quảnlý đội ngũ cán bộ, công chức có một số công trình:

- Đề tài khoa học cấp Bộ: Th.S Nguyễn Thế Vịnh - Vụ Chính

quyền địa phương - Bộ Nội vụ (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo

Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX), Hà Nội

- TS Thang Văn Phúc và TS Nguyễn Minh Phương (đồng chủ

biên) (2001), Cơ sở lý luận thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

- Lê Thị Lý (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước

yêu cầu đổi mới, Luận văn Thạc sĩ, Đại học quốc gia, Hà Nội.

- Dương Hương Sơn, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Trần Tấn Tài, Đào tạo nguồn cán bộ quản lý hành chính nhà nước

cấp xã trên địa bàn thành phố Cần Thơ - thực trạng và giải pháp, Luận văn

Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004)

Nguyễn Khắc Bộ, Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chính

quyền cơ sơ”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 3/2006.

Trang 8

Những tài liệu trên đây chừng mực nhất định đã đề cập đến một sốvấn đề lý luận về cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứcnhư: khái niệm cán bộ, công chức, một số nội dung về xây dựng cán bộ,công chức; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức…

Đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu tương đối đầyđủ và toàn diện về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của một tỉnh ởđồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng Vì vậy, đềtài nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khoa học đãđược công bố Mặc dù vậy, các công trình khoa học trên đây là tài liệutham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích:

Luận văn có mục đích là trên cơ sở nghiên cứu lý luận về xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và thực tiễn xây dựng đội ngũcán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau, luận văn đề xuất các giải phápxây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay

- Nhiệm vụ:

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức ở cấp xã

+ Phân tích, đánh giá thành tựu và chỉ ra những mặt tồn tại, hạnchế, nhiên cứu xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau

+ Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ, công chức cấpxã theo Luật Cán bộ, công chức 2008

- Qua khảo sát ở các xã ở nông thôn, đô thị ở tỉnh Cà Mau để đánhgiá việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Cà Mau từ khi táchtỉnh đến nay

Trang 9

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chứccấp xã ở tỉnh Cà Mau đến năm 2015.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng,pháp luật của Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chungvà cán bộ, công chức chính quyền cơ sở nói riêng

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Lịch sử - cụ thể,phân tích - tổng hợp; điều tra xã hội học, thống kê so sánh

6 Đóng góp mới của luận văn

- Luận văn chỉ ra được những kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyênnhân tồn tại, hạn chế của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ởtỉnh Cà Mau sau khi tách tỉnh đến nay

- Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã tỉnh Cà Mau đến năm 2015

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Về lý luận, đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luận về xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương

- Về thực tiễn, luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc định rachủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Cà Mau

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiếât

Trang 10

Trên thế giới có những quan niệm khác nhau về cán bộ, công chức.

Ở Cộng hoà Pháp, công chức gồm những người được tuyển dụng và bổnhiệm vào ngạch, làm việc ở các công sở trong cơ quan công quyền, tổchức phục vụ sự nghiệp công do Chính phủ Trung ương thống nhất quản lý[44, tr.40] Ở Inđônêxia, công chức là những người được tuyển dụng, bổnhiệm làm việc trong các công sở hành chính từ trung ương đến địaphương, ngoài ra còn có sĩ quan cao cấp làm việc trong quân đội, nhữngngười đứng đầu doanh nghiệp nhà nước Ở Canada, công chức là nhữngngười được tuyển dụng làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước (khôngkể những người làm việc trong đơn vị hành chính sự nghiệp)

Ở Việt Nam, cán bộ, cơng chức là khái niệm thường được dùng để gọichung những người làm việc cho nhà nước, hoặc các tổ chức trong hệ thốngchính trị Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngơn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, năm2006) cán bộ được định nghĩa là: "Người làm cơng tác nghiệp vụ chuyên mơntrong cơ quan Nhà nước, Đảng và đồn thể cĩ chức vụ Như vậy, trong tổchức đảng và đồn thể, cán bộ được dùng để chỉ những người được bầu vàocác chức vụ lãnh đạo, làm cơng tác chuyên trách hưởng lương từ ngân sáchnhà nước" "Cơng chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ mộtcơng vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước, hưởng lương do ngân sáchnhà nước cấp" Như vậy, khái niệm cơng chức theo Từ điển Tiếng Việt khơng

đề cập đến lực lượng làm việc trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội.Các yêu cầu phải "được tuyển dụng", "được bổ nhiệm" và "hưởng lương từngân sách nhà nước" khơng phải là điểm đặc trưng của riêng đối tượng cơngchức Lực lượng cán bộ ở các cơ quan đảng cũng được bổ nhiệm và cũnghưởng lương từ ngân sách nhà nước Với khái niệm cơng chức như vậy, thìkhơng thể phân biệt được cán bộ và cơng chức Dẫn đến việc khĩ khăn chocác cấp cĩ thẩm quyền trong việc hoạch định chính sách cụ thể đối với đốitượng cán bộ, cơng chức

Trang 11

Hiện nay, theo văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật

và có giá trị pháp lý cao nhất về địa vị pháp lý của cán bộ, công chức ViệtNam là Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 được sửa đổi bổ sung một sốđiều năm 2003 thì cán bộ, công chức được quy định chung tại Khoản 1, Điều

1 như sau:

1 Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam,trong biên chế, bao gồm:

a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong

cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương;

ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ởhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);

b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ

thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở

Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chứchoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở Trungương, cấp tỉnh, cấp huyện;

d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chứchoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

đ) Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân màkhông phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làmviệc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,

hạ sĩ quan chuyên nghiệp;

g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trongThường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảnguỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọichung là cấp xã);

Trang 12

h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên mônnghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Cán bộ, công chức theo pháp luật Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu cácđiều kiện như phải là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từngân sách hoặc các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, đối với công chức ởcác đơn vị sự nghiệp còn gọi là viên chức

Pháp lệnh cán bộ, công chức không phân biệt rõ giữa cán bộ và côngchức nhưng các Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003lại xác định công chức là những đối tượng sau:

Điều 2 Đối tượng điều chỉnh

Công chức nói tại Nghị định này là công dân Việt Nam, trong biên chế

và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được quy định tại Điểm b, Điểm c,Điểm e Khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, làm việc trong các

cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội sau đây:

1 Văn phòng Quốc hội;

2 Văn phòng Chủ tịch nước;

3 Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

4 Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp;

5 Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nướcngoài;

6 Đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;

7 Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ởtrung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

Ngoại trừ những đối tượng được xác định là viên chức ở Điểm d,Khoản 1, Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì những đối tượng còn lại

là cán bộ Cán bộ có những điểm khác biệt cơ bản so với công chức theo quyđịnh của các văn bản trên như được bổ nhiệm và làm việc theo nhiệm kỳ,không phân biệt cơ quan họ công tác là cơ quan nhà nước hay các tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ không nằm trong biên chế của bộ

Trang 13

máy nhà nước Xét về mặt nguyên tắc nếu họ (cán bộ) không được bầu cử ởcác nhiệm kỳ tiếp theo thì họ sẽ không tiếp tục hoạt động trong cơ quan nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Luật về Cán bộ, công chức năm 2008, có hiệu lực thi hành vào ngày1/1/2010 cũng có những quy định phân biệt rõ giữa cán bộ và công chức tạiđiều 4 như sau:

1 Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước

2 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan,đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân màkhông phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản

lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trongbiên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Như vậy, Luật Cán bộ, công chức là một sự kế thừa và phát triển nhữngquy định trước đây về cán bộ, công chức Khái niệm cán bộ, khái niệm côngchức đã được luật hoá Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý

cơ bản để phân định rõ giữa cán bộ và công chức Việc phân định rõ cán bộ,công chức sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xâydựng các chính sách đối với cán bộ, công chức một cách phù hợp, phát huy

Trang 14

được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam trong hệthống chính trị.

1.1.2 Quan niệm, đặc điểm cán bộ cấp xã

Sự nhận thức đối với quan niệm về cán bộ, công chức cấp xã ở ViệtNam cũng nằm trong sự vận động chung của quan niệm về cán bộ, công chứcViệt Nam qua từng thời điểm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụthể như đã phân tích ở mục 1.1.1 của luận văn Bên cạnh đó, quan niệm vềcán bộ, công chức cấp xã có những đặc thù Các quy định liên quan đến cán

bộ, công chức xã được điều chỉnh bởi các văn bản như Quyết định số112/HĐBT ngày 15/10/1981 quy định về chức năng, nhiệm vụ của chínhquyền cấp xã; Thông tư 477/TCCP ngày 10/12/1981 hướng dẫn thực hiệnQuyết định số 112/HĐBT ngày 15/10/1981; Nghị định số 50/CP ngày26/7/1995 quy định về số lượng và chế độ chính sách của cán bộ công tácĐảng, chính quyền, đoàn thể ở cấp xã; Thông tư 97/TTLB/TCCP-BTC ngày16/8/1995 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 Pháplệnh Cán bộ, công chức năm 1998 không quy định cụ thể về cán bộ, côngchức cấp xã mà chỉ quy định chung về cán bộ, công chức Trong các văn bảntrên chỉ rõ những chức danh nào là cán bộ công tác tại xã được hưởng sinhhoạt phí chứ không nêu khái niệm về cán bộ và công chức cấp xã Trải quamột thời gian tương đối dài, lực lượng cán bộ, công chức cấp xã chưa đượcquan tâm đúng mức

Năm 2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 mới quy định chung về cán bộ,công chức cấp xã: Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dânViệt Nam, trong biên chế, bao gồm:

g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trongThường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảnguỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọichung là cấp xã);

Trang 15

h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên mônnghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (Khoản 1, Điều 1, Pháp lệnh Cán bộ,công chức năm 2003).

Mặc dù quy định trên cũng chưa phân định rõ quan niệm về cán bộ vàcông chức cấp xã nhưng trên cơ sở tiêu chí chung để phân biệt giữa cán bộ vàcông chức và Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về cán bộ, côngchức cấp xã thì chúng ta vẫn có thể xác định được những đối tượng là cán bộ,công chức cấp xã Cán bộ cấp xã bao gồm cán bộ chuyên trách và khôngchuyên trách Cán bộ chuyên trách gồm:

1 Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sauđây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm có các chức vụ sau đây:

a) Bí thư, Phó Bí thư đảng uỷ, Thường trực đảng uỷ (nơi không có Phó

Bí thư chuyên trách công tác đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thànhlập đảng uỷ cấp xã);

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân vàChủ tịch Hội Cựu chiến binh

e) Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em;

g) Thủ quỹ - văn thư - lưu trữ;

h) Cán bộ phụ trách đài truyền thanh;

i) Cán bộ quản lý nhà văn hoá;

Trang 16

k) Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc; Phó các đoàn thể cấp xã:Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nôngdân, Hội Cựu chiến binh;

l) Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.(Trích khoản 3, điều 2, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 23/10/2003quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã)

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định cụ thể cán bộ và côngchức xã tại Điều 4 và Điều 61: là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức

vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bíthư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội Cán bộcấp xã có các chức vụ sau đây:

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thịtrấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dânViệt Nam);

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Từ những quy định trên đây cho thấy đội ngũ cán bộ cấp xã có nhữngđặc điểm sau:

Về tiêu chuẩn, cán bộ cấp xã có tiêu chuẩn chung được quy định tạiQuyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 Hầu hết cán bộ xã đều đảmnhận vị trí chủ chốt tại xã kể cả công tác Đảng, chính quyền và đoàn thể Nêntiêu chuẩn về chính trị là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất Tiêuchuẩn chính trị đảm bảo cho cán bộ xã đủ phẩm chất để lãnh đạo các mặtcông tác quan trọng

Trang 17

Nguồn hình thành cán bộ cấp xã rất đa dạng Do cán bộ được bầu cửnên các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể

là nơi cung cấp nguồn cán bộ cho xã Cũng xuất phát từ lý do trên nên cán bộ

xã thường xuyên biến động, thay đổi vị trí công tác do yêu cầu thực hiệnnhiệm vụ chính trị tại địa phương

Trong thực tế, trình độ chuyên môn của cán bộ không đồng đều.Nguyên nhân là do cán bộ hình thành từ cơ chế bầu cử nên tiêu chuẩn chuyênmôn chưa được chú ý đúng mức Cán bộ Mặt trận và đoàn thể chưa có chuyênmôn phù hợp Tuy nhiên, do cán bộ được sự tín nhiệm nên được giữ nhữngtrọng trách quan trọng mặc dù có thể chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định Từthực tế đó đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải có kế hoạch chuẩn hoá lựclượng cán bộ này

1.1.3 Quan niệm, đặc điểm công chức cấp xã

Công chức cấp xã được quy định tại Khoản 2, Điều 2, Nghị định114/2003/NĐ-CP như sau:

2 Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn,nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã),gồm có các chức danh sau đây:

a) Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);

b) Chỉ huy trưởng quân sự;

c) Văn phòng - Thống kê;

d) Địa chính - Xây dựng;

đ) Tài chính - Kế toán;

e) Tư pháp - Hộ tịch;

g) Văn hoá - Xã hội

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữmột chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Công chức cấp xã có các chức danhsau đây:

a) Trưởng Công an;

Trang 18

b) Chỉ huy trưởng Quân sự;

g) Văn hĩa - xã hội

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2010 thì các đối tượng là cán bộ, cơng chức

đã được xác định rõ và luật chỉ điều chỉnh đối với các chức danh cán bộ chủchốt, hay cán bộ chuyên trách Các đối tượng là cán bộ khơng chuyên tráchtheo Nghị định 121/2003/NĐ-CP chưa được Luật quy định

Qua đĩ cho thấy đội ngũ cơng chức cấp xã cĩ những đặc điểm sau:Cơng chức xã theo quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày16/1/2004 của Bộ Nội vụ phải cĩ trình độ chuyên mơn phù hợp từ trung cấptrở lên Chính từ quy định này nên cơng chức xã cĩ sự đồng nhất và tương đốiđạt chuẩn về trình độ chuyên mơn nghiệp vụ

Cơng chức xã phải thơng qua tuyển dụng và phụ trách những lĩnh vựccơng tác cụ thể nên nhìn chung cĩ sự đảm bảo về tiêu chuẩn và tính ổn địnhtrong cơng tác Tính ổn định của cơng chức cấp xã cao hơn so với cán bộ cấp xã.Cơng chức xã trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND cấp xã trong việc điềuhành, chỉ đạo cơng tác Chất lượng của cơng chức cấp xã sẽ gĩp phần quyết địnhđến hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở cấp xã

Đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã đặc biệt quan trọng trong việc thựchiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và là lực lượng chiếm sốlượng hết sức đơng đảo trong tổng số biên chế hiện nay Chính vì vậy, việcxác định rõ đặc điểm, vị trí, vai trị của cán bộ, cơng chức cấp xã là vấn đề cầnthiết để cĩ chủ trương, chính sách phù hợp

1.1.4 Vị trí, vai trị của cán bộ, cơng chức cấp xã

Cán bộ, công chức có một vị trí, vai trò rất quan trọng, là chủ thểthực thi pháp luật để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội nhằm thực hiện

Trang 19

các chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước đề ra; giữ gìn trật tự kỷ cương xãhội, đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luậtvà tội phạm, bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động; điều hànhcác hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong quá trình hoạt độngcủa bộ máy nhà nước.

Xuất phát từ đặc điểm của mình, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãngoài những vị trí, vai trò chung của cán bộ, công chức còn có những vị trí,vai trò sau:

- Một là, cán bộ, công chức cấp xã là người trực tiếp tuyên truyền,

phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củanhà nước đến nhân dân; làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu đúng, hiểuđầy đủ các chủ trương, chính sách đó:

+ Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang tiến hành xây dựngnhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mốiquan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; vì vậy, vai trò này củađội ngũ cán bộ, công chức cấp xã càng có ý nghĩa quan trọng, đảm bảocho nhân dân biết và nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước, trên cơ sở đó sẽ tham gia, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợicác chủ trương, chính sách đó

+ Để làm được điều đó, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải tiếnhành nhiều hình thức, biện pháp khác nhau như thông qua các buổi tuyêntruyền, nói chuyện tại cuộc họp thôn, xóm, khu dân cư, tổ đoàn kết, trungtâm học tập cộng đồng hoặc thông qua các buổi đối thoại trực tiếp vớinhân dân để giải quyết các vấn đề mới phát sinh như liên quan đến việcbồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, quy hoạch… Đồng thời, nó cònđòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải có những hiểu biết nhấtđịnh về lý luận và am hiểu tình hình thực tế của địa phương, cũng như nắmbắt được đặc điểm, tâm lý của từng lớp dân cư thuộc phạm vi quản lý củamình

Trang 20

- Hai là, cán bộ, công chức cấp xã là người có vai trò rất quan trọng

trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, huyđộng mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộngđồng dân cư:

+ Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được nhân dânnắm bắt, nhận thức mới chỉ là khởi đầu, điểm xuất phát để kiểm nghiệmđược tính đúng đắn của chủ trương, đường lối đó; điều kiện đủ là phải tổchức thực hiện trong thực tiễn; muốn làm được điều đó không có ai khác làcán bộ, công chức cấp xã, bởi cán bộ, công chức cấp xã là người tiếp xúcnhiều nhất, hiểu rõ nhất, giải quyết nhiều việc nhất của nhân dân

+ Để thực hiện tốt vị trí, vai trò này; đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã phải có khả năng tổ chức, bố trí, sử dụng, tập hợp và lôi cuốn mọingười vào hoạt động; phải có khả năng xử lý các tình huống phát sinh, đó làcác tình huống về tài chính, về thiên tai, địch họa, do va chạm xóm giềng,dòng tộc, tình huống nảy sinh khi ra những quyết định sai trái với cấp trên…;phải có khả năng kiểm tra, đánh giá hoạt động của mình và khả năng tổngkết, sơ kết việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách

+ Cán bộ, công chức cấp xã có vai trò đảm bảo cho các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện một cách nghiêm túc, thôngqua việc xử lý, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật kịpthời, hiệu quả, góp phần ổn định tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toànxã hội tại từng địa bàn thôn, xóm, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chínhtrị đề ra

- Ba là, cán bộ, công chức cấp xã là người nắm bắt kịp thời, phản

ánh đầy đủ các tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để Đảng, Nhà nước có

cơ sở khoa học sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chủ trương, chính sáchcó tính khả thi, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước:

+ Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi ban hànhmuốn đảm bảo tính khả thi phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống; muốn

Trang 21

vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức cấpxã nói riêng phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, để mọichủ trương, chính sách khi ban hành đều vì lợi ích của nhân dân, dựa trên ýkiến của nhân dân; qua đó sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động củamỗi con người, làm cho mọi tiềm năng sáng tạo được phát triển, mọi ngườidân đều được tham gia vào các quá trình chính trị, xã hội, các vấn đề nảysinh được phát hiện kịp thời, các khó khăn sớm được tháo gỡ, tạo sự pháttriển mạnh mẽ của đất nước.

+ Thực tiễn cách mạng của đất nước đã khẳng định, chính từ vai tròcủa cán bộ, công chức cấp xã trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng củanhân dân, nên Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sáchđúng, được nhân dân đồng tình ủng hộ Đảng đã ban hành nhiều nghị quyếtquan trọng như Nghị quyết về khoán sản phẩm trong nông nghiệp; côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc… Nhà nước cũng đã banhành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh có hiệu quả các mặt của đời sống -xã hội như Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Hônnhân và gia đình, Luật Cư trú, Luật Phòng chống tham nhũng…

Tóm lại, bất cứ ở đâu và lúc nào, đội ngũ cán bộ, công chức cũng

có vị trí, vai trò hết sức to lớn; với tư cách là một bộ phận quan trọng,chiếm số lượng tương đối lớn thì đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vịtrí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với chế độ, sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc

1.2 KHÁI NIỆM, VAI TRỊ VÀ NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN

Trang 22

Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, côngchức cấp xã nói riêng có chất lượng thì phải trải qua nhiều khâu, nhiềucông đoạn khác nhau, từ việc xác định chủ trương, mục tiêu, đến việc xâydựng tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bốtrí, sử dụng, xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ Quá trình đó đượccoi là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

Như vậy, có thể hiểu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã làtoàn bộ các mặt công tác, hoạt động, từ việc xác định mục tiêu đến xâydựng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, được tiến hànhbởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, nhằm tạo nên một độingũ cán bộ, công chức cấp xã đồng bộ, có số lượng và cơ cấu hợp lý, cóphẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụchính trị ở cơ sở trong từng giai đoạn cách mạng

Từ khái niệm này, ta có thể thấy xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã có một số đặc điểm sau:

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có nhiều nội dungkhác nhau, các nội dung đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quátrình thực hiện, không được xem nhẹ nội dung nào

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được tiến hành bởicác cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền như Ban Thường vụ cấp ủyhuyện, UBND cấp huyện, trong đó cơ quan có vai trò tham mưu quan trọnglà Ban Tổ chức và Phòng Nội vụ cấp huyện

+ Đối tượng được xây dựng là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhằm tạo ra một độingũ cán bộ, công chức cấp xã có chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụchính trị đặt ra đối với từng xã, phường, thị trấn

Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã giữ vai trị hết sức quantrọng trong tình hình hiện nay, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sởvững mạnh toàn diện Bởi vì, con người và tổ chức luôn có mối quan hệbiện chứng với nhau Con người sáng lập ra tổ chức, là yếu tố động nhất

Trang 23

trong tổ chức, con người hoạt động hiệu quả thì tổ chức hoạt động hiệuquả; nhưng khi tổ chức thành lập thì nó tác động trở lại con người, làm conngười phát triển đi lên và ngược lại kìm hãm sự phát triển của con người;con người sống trong tổ chức thì sức mạnh được nhân lên gấp bội và ngượclại thì sức mạnh của con người sẽ yếu đi.

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng vậy, lực lượng nàycó quan hệ mật thiết với hệ thống chính trị ở cơ sở Hoạt động của hệthống chính trị ở cơ sở có chất lượng và hiệu quả hay không phụ thuộc vàonhiều yếu tố như cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, tính khoa học, hợplý trong thiết kế bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức…; trong đó đội ngũcán bộ, công chức cấp xã là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp nhất

1.2.2 Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã

1.2.2.1 Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã

- Mục tiêu chung: Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã nhằmtạo ra một đội ngũ cán bộ, cơng chức đồng bộ, cĩ số lượng, cơ cấu hợp lý,

cĩ phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống tốt; cĩ trình độ và năng lực chuyênmơn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trong từng giai đoạn cáchmạng

- Mục tiêu cụ thể:

Một là: Tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có số lượng,

cơ cấu hợp lý:

+ Tính hợp lý trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấpxã biểu hiện ở việc tinh giản biên chế một cách tối ưu, đảm bảo gọn nhẹ,hoạt động có chất lượng, trong đó mỗi cá nhân cán bộ, công chức phát huyđược hết năng lực, sở trường của mình, có thể đảm đương tốt nhiệm vụđược giao, đảm bảo cho bộ máy hoạt động thông suốt và hiệu quả Tínhhợp lý còn biểu hiện ở chỗ số lượng cán bộ, công chức không qúa đông,nếu không sẽ gây dư thừa, lãng phí nguồn nhân lực, đồng thời cũng khôngquá ít, vì nó tạo ra sức ép lớn trong công việc, gây ra sự mệt mỏi, căngthẳng trong cán bộ, công chức

Trang 24

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sẽ tạo ra một đội ngũcán bộ, công chức cấp xã có cơ cấu hợp lý, đó là sự cân đối giữa các thànhphần dân tộc, giai cấp, nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi; sự hợp lý đó sẽ tạonên sức mạnh tổng hợp, tính năng động, phối hợp nhịp nhàng, hài hòa vàsự kế thừa, phát triển trong đội ngũ cán bộ, công chức; đặc biệt hiện nayvới chủ trương của Đảng và Nhà nước là tăng tỷ lệ trẻ, tỷ lệ nữ trong độingũ cán bộ, công chức cấp xã, thì công tác này sẽ biến chủ trương đóthành kết quả trong thực tế.

Hai là: Tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt:

+ Về phẩm chất chính trị: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cólòng yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội; chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới Có bản lĩnhchính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thách thức vànhững biến động của tình hình thế giới và trong nước Có ý thức giữ vữngvà nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước Kiên quyếtđấu tranh chống các quan điểm lệch lạc, sai trái của các thế lực thù địch

+ Về phẩm chất đạo đức, lối sống:

Có đạo đức cách mạng thì cán bộ, công chức mới có khả năng hoànthành tốt nhiệm vụ được giao, mới được nhân dân tin yêu và giúp đỡ, nhưHồ Chí Minh khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn, mới có nước,không có nguồn thì cạn; cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo; ngườicách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũngkhông lãnh đạo được nhân dân” [54, tr.252-253] Tuy nhiên, trong thờigian qua tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận khôngnhỏ cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng, làm giảm sút lòng tin củanhân dân, Đảng ta đánh giá: “Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sốngcòn của Đảng, của chế độ’’ [4, tr.253] Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức không thể không chú ý về đạo đức, lối sống Trong giai đoạn

Trang 25

hiện nay, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có phẩm chất, đạođức tốt phải đáp ứng được yêu cầu:

Có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu, đi đầu trong côngtác; xử lý hài hòa các lợi ích, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốclên trên hết Liên hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng và bảo vệquyền làm chủ của nhân dân Có lối sống trong sạch, lành mạnh,có kỷ cương, kỷ luật Không quan liêu, tham nhũng, lãng phí vàkiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãngphí và các tiêu cực khác [4, tr.289-290]

Ba là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ năng lực chuyên môn:

Cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt mà không cónăng lực thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sẽ gặp rất nhiều khó khăn,thậm chí thất bại, như V.I.Lênin đề cập: “Chỉ dựa vào tinh thần xung kích,vào tinh thần phấn khởi và nhiệt tình không thôi, thì không thể làm đượccái gì cả” [48, tr.253] và Lênin cũng cho rằng: “Lòng trung thành được kếthợp với năng lực hiểu biết về con người, về năng lực giải quyết những vấnđề tổ chức, thì chỉ có lòng trung thành đó mới có thể rèn luyện ra những tổchức lớn” [dt 13, tr.20]

Đối với Hồ Chí Minh, bên cạnh những đòi hòi về đạo đức cáchmạng, Người còn chú trọng đến việc nâng cao trình độ năng lực đối vớicán bộ, công chức, Người đã nói: “Năng lực của con người không phảihoàn toàn tự nhiên mà có, mà phần lớn do công tác, do luyện tập mà có”[53, tr.21] Như vậy, năng lực khôg phải là phẩm chất bẩm sinh, mà phảithông qua một quá trình rèn luyện, phấn đấu trong học tập, đặc biệt tronghoạt động thực tiễn

Vì vậy, bên cạnh những yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức,lối sống thì xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải tạo ra được

Trang 26

đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ, năng lực tư duy lý luận vànăng lực tổ chức thực tiễn, đó là:

+ Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã về học vấn, chuyênmôn nghiệp vụ, lý luận chính trị và các kiến thức bổ trợ phải đáp ứng đượctiêu chuẩn đặt ra đối với từng loại cán bộ, công chức cấp xã

+ Về năng lực tư duy lý luận: Đòi hỏi cán bộ, công chức cấp xãphải đáp ứng được yêu cầu phát hiện, nhận thức đúng đắn, nhanh nhạy cácvấn đề thực tiễn ở cơ sở dưới góc độ lý luận, quản lý Đồng thời, có nhữngđề xuất, kiến nghị sắc bén, khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động ở cơ sở

+ Về năng lực tổ chức thực tiễn: Năng lực này là những hiểu biết,những kỹ năng và các phẩm chất tâm - sinh lý của chủ thế quản lý bảođảm cho việc tổ chức thực tiễn đạt hiệu quả Như vậy, xây dựng đội ngũcán bộ, công chức có năng lực tổ chức thực tiễn phải đảm bảo cho đội ngũnày đáp ứng những yếu tố sau:

* Phải có những hiểu biết: Đó là sự hiểu biết về chức năng, nhiệmvụ mà họ đang công tác; về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;về con người, kinh tế - xã hội của địa phương; về khoa học quản lý

* Phải có những kỹ năng: Đó là kỹ năng cụ thể hóa chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành nhữngquyết định phù hợp Kỹ năng phổ biến và tuyên truyền chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước đến với quần chúng nhân dân Kỹ năng tổchức thực hiện để biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước trở thành hiện thực ở địa phương

* Phải có được các phẩm chất tâm - sinh lý:

Trí tuệ mềm dẻo và linh hoạt: Giúp cho cán bộ, công chứccó khả năng phân tích, xử lý các tình huống một cách chính xác, kịpthời và dễ thích nghi với những biến đổi của môi trường kinh tế - xãhội ở địa phương

Trang 27

Khả năng quan sát: Giúp cán bộ, công chức có cài nhìntổng quát, toàn diện, cụ thể, chi tiết về một vấn đề nào đó; giảiquyết tốt các tình huống, mâu thuẫn nảy sinh, những mối quanhệ phức tạp trong công việc để đảm bảo sự hài hòa, thống nhất

ở địa phương; đồng thời, giúp họ bố trí, sắp xếp cán bộ dướiquyền hợp lý, chọn đúng người, giao đúng việc, bảo đảm sựđoàn kết nhất trí trong nội bộ;

Sáng tạo, năng động: giúp cán bộ, công chức có nhữngsáng kiến trong công tác Đồng thời, sự sáng tạo, năng động thôithúc đội ngũ cán bộ, công chức tìm ra những cách thức và biệnpháp làm việc mới mang lại hiệu quả cao hơn;

Tính quyết đoán: Giúp cán bộ, công chức cấp xã vượtqua những thử thách, khó khăn để thực hiện những mục tiêu dotập thể đặt ra Nhờ có phẩm chất này mà người cán bộ, côngchức quyết tâm không chùn bước, dao động trước những khókhăn, trở ngại trên con đường tiến tới mục tiêu; họ sẽ làm chonhân dân phục tùng và tập trung được sức mạnh của tập thể;

Khả năng thuyết phục và lôi cuốn quần chúng: Cáchmạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, đòi hỏi đội ngũcán bộ, công chức phải có khả năng này để huy động được sứcmạnh của toàn dân vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng vàphát triển quê hương, đất nước

1.2.2.2 Xác định tiêu chuẩn và tuyển dụng cán bộ, cơng chức

Đây là nội dung quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến việc xây dựngđội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Tiêu chuẩn cán bộ, công chức là sự biểuhiện yêu cầu về phẩm chất và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, luôn luônđược bổ sung, cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cáchmạng Tiêu chuẩn cán bộ, công chức là căn cứ để lựa chọn, bố trí, sử dụng,đánh giá, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Có tiêu chuẩnphù hợp mới có cơ sở rà soát, đánh giá khách quan đội ngũ cán bộ, côngchức hiện có, loại bỏ những cán bộ, công chức cơ hội, thoái hóa, biến chất

Trang 28

Mặt khác, căn cứ vào tiêu chuẩn, từng cán bộ, công chức sẽ phấn đấuhoàn thiện bản thân mình.

Hiện nay, tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã được quyđịnh tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ vềcán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNVngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ như sau:

- Về tiêu chuẩn chung:

+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộcvà chủ nghĩa xã hội; có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện cókết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

+ Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tụyvới dân Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.Có ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác Trung thực, không cơ hội, gắn bómật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;

+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lốicủa Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa,chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứngyêu cầu, nhiệm vụ được giao

- Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng cán bộ, công chức: Được quy địnhtại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng BộNội vụ, theo quyết định này thì tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loại cán bộ,công chức cấp xã được xác định có sự khác nhau về tuổi đời, trình độ họcvấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và có sự phân biệt tiêu chuẩngiữa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở khu vực đồng bằng và miền núi

Lựa chọn, tuyển dụng cán bộ, công chức là hoạt động của tổ chứcnhằm tìm kiếm những người có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực theonhững tiêu chuẩn nhất định để bố trí, sử dụng hoặc dự nguồn sử dụng chomột tổ chức nào đó nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức đó, cũngnhư để củng cố, xây dựng tổ chức vững mạnh toàn diện Lựa chọn cán bộ,công chức đưa vào nguồn quy hoạch là biện pháp tất yếu bảo đảm cho đội

Trang 29

ngũ cán bộ, công chức phát triển ổn định và làm cho công tác cán bộ cótính chủ động và tính kế hoạch cao.

Lựa chọn cán bộ, công chức cấp xã hiện nay được tiến hành thông quahình thức bầu cử cán bộ chuyên trách và tuyển dụng công chức cấp xã:

+ Bầu cử cán bộ chuyên trách:

* Việc bầu cử cán bộ chuyên trách cấp xã của HĐND, UBND đượcthực hiện theo Luật Bầu cử đại biểu HĐND, Luật Tổ chức HĐND và UBND

* Việc bầu cử cán bộ chuyên trách cấp xã trong tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội thực hiện theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội

+ Tuyển dụng công chức cấp xã:

* Việc tuyển dụng công chức cấp xã, phải căn cứ vào nhu cầu côngviệc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lượng các chức danh cần tuyển dụng;

* Người được tuyển dụng làm công chức phải có phẩm chất đạođức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyển Việc tuyển dụng công chức ởvùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầuxây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vùng dân tộc thiểu số thì có thể thựchiện thông qua xét tuyển

* Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo, tổ chức việc tuyển dụng côngchức cấp xã theo quy chế tuyển dụng công chức của UBND cấp tỉnh

* Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự đủ thời gian

06 tháng Khi hết thời gian tập sự Chủ tịch UBND cấp xã căn cứ vào tiêuchuẩn và kết quả công việc của người tập sự, nếu đủ tiêu chuẩn thì đề nghịChủ tịch UBND cấp huyện xem xét quyết định tuyển dụng; nếu không đủtiêu chuẩn tuyển dụng thì cho thôi việc

1.2.2.3 Xác định tiêu chí đánh giá cán bộ, cơng chức

Đánh giá cán bộ, công chức là việc hệ trọng, là khâu có ý nghĩaquyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để thực hiện các khâu kháctrong công tác cán bộ Đánh giá đúng cán bộ, công chức sẽ phát huy tiềmnăng của từng cán bộ, công chức và cả đội ngũ cán bộ, công chức Đánhgiá không đúng, sẽ dẫn đến việc lựa chọn cán bộ, công chức không đủ

Trang 30

phẩm chất và năng lực bố trí vào những cương vị có trọng trách, dẫn đếùnhỏng người, hỏng việc, gây tổn thất cho địa phương và ảnh hưởng trongphạm vi cả nước.

Đánh giá cán bộ, công chức là công việc hết sức khó khăn và nhạycảm, sau đánh giá có thể xảy ra hai khuynh hướng khác nhau; một mặt nólàm cho cán bộ, công chức yên tâm, phấn khởi, năng động, sáng tạo trongcông tác, mặt khác nó gây ra sức ỳ, thiếu chí tiến thủ, bi quan, chán nảntrong cán bộ, công chức, thậm chí gây ra những hành vi vi phạm pháp luật,

bị các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá Đảng và Nhà nước Vì vậy, khiđánh giá cán bộ, công chức cấp xã phải đảm bảo căn cứ, nguyên tắc, quytrình, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm đúng theo Quyết định số 50QĐ/TW ngày 03/05/1999 của Bộ Chính trị (Khố VIII) về qui chế đánh giácán bộ

- Muốn đánh giá lựa chọn, bố trí xây dựng một cách đúng đắn phù hợpvới thực trạng năng lực, sở trường của đội ngũ cán bộ, cơng chức các xã trongtỉnh Cà Mau cần chú ý những vấn đề chủ yếu sau đây:

+ Phải nắm vững và dựa vào tiêu chuẩn cán bộ, cơng chức do Trungương quy định và vận dụng, cụ thể của tỉnh Cà Mau; đồng thời lựa chọnnhững người cĩ đức cĩ tài, cĩ đầy đủ phẩm chất và năng lực

+ Phải lấy hiệu quả cơng tác và sự đĩng gĩp thực tế giảm thước đophẩm chất và năng lực phải dựa vào dân, phong trào cách mạng của quầnchúng dễ phát hiện, đánh giá kiểm tra cán bộ, cơng chức

+ Phải đặt cán bộ trong mơi trường và điều kiện cụ thể để xem xéttồn diện cả quá trình phát triển của cán bộ

+ Đánh giá cán bộ phải đảm bảo dân chủ, khách quan trung thực

1.2.2.4 Xác định tiêu chuẩn quy hoạch cán bộ, cơng chức

Quy hoạch cán bộ, công chức là quá trình tổng thể thực hiện các chủtrương, biện pháp tạo nguồn cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ lãnhđạo, quản lý trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ, công chức nhằm thực hiện

Trang 31

tốt nhiệm vụ chính trị trong một thời gian Quy hoạch cán bộ, công chứcđược xây dựng và thực hiện tốt sẽ khắc phục tình trạng hụt hẫng về cánbộ, chắp vá trong công tác cán bộ; đảm bảo sự phát triển liên tục và kếthừa của đội ngũ cán bộ, công chức; đảm bảo cho công tác cán bộ đi vàonền nếp, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

Quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã là một nội dung trọng yếutrong công tác cán bộ ở cơ sở; nó là cơ sở để thực hiện một số khâu kháctrong công tác cán bộ như xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí,sắp xếp…; đồng thời nó là phương hướng, mục tiêu phấn đấu rèn luyện củatừng cán bộ, công chức nằm trong quy hoạch và những cán bộ, công chứckhác phấn đấu để đưa vào quy hoạch cán bộ, công chức

Quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã phải bảo đảm sự thống nhấtcủa cấp ủy huyện, xã, đảm bảo dân chủ, phải gắn với tình hình kinh tế -xã hội địa phương; phải đảm bảo đúng quy trình, phương châm “động”và “mở” Cơng tác quy hoạch cán bộ phải phục vụ nhiệm vụ chính trị củađịa phương

1.2.2.5 Xác định tiêu chuẩn, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức

Đào tạo là làm cho trở thành một người có năng lực theo những tiêuchuẩn nhất định Đào tạo cán bộ, công chức thường dùng chỉ một quá trìnhgiáo dục có hệ thống để hình thành nên phẩm chất, năng lực của người cánbộ, công chức Có đào tạo trong trường học, có đào tạo trong thực tiễn Bồidưỡng là làm cho tăng thêm năng lực, phẩm chất Bồi dưỡng cán bộ, côngchức thường chỉ sự bổ túc thêm những kiến thức mới, cần thiết để nâng caokiến thức và kỹ năng nào đó sau khi đã được đào tạo, hoặc nói về việcgiáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho cán bộ, công chức

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã muốn có chất lượngphải có nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp phù hợp với từngđối tượng; ngoài ra cần chú ý những quy định sau:

Trang 32

+ Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, côngchức cấp xã có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồidưỡng, tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức cấpxã.

+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào quyhoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn đối với từng chức danh và tiêu chuẩn nghiệpvụ của từng chức danh

+ Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do ngânsách nhà nước cấp Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã docác cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định

1.2.2.6 Bố trí, luân chuyển cán bộ, cơng chức cấp xã

- Bố trí sử dụng và quản lý cán bộ, cơng chức cấp xã điều hết sức quantrọng là phải căn cứ vào tiêu chuẩn, yêu cầu từng nhiệm vụ của từng chứcdanh cán bộ, cơng chức đảm bảo cho cán bộ, cơng chức phát huy tốt sởtrường cá nhân, sử dụng đúng chuyên mơn được đào tạo Quản lý cán bộ,cơng chức phải chặt chẽ, chính là để bảo vệ cán bộ, giúp họ phịng chống tiêucực, quan liêu tham nhũng

- Luân chuyển cán bộ, cơng chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau cĩ 3 dạng:Luân chuyển theo quy hoạch nhằm tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng, thửthách cán bộ, cơng chức qua các mơi trường cơng tác khác nhau nhất là cán

bộ trẻ, cĩ triển vọng tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn và năng lực lãnh đạotồn diện Luân chuyển cịn nhằm mục đích điều chỉnh vừa sắp xếp, bố trílại cán bộ cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực sở trường của cán

bộ, cơng chức Luân chuyển cán bộ cịn gĩp phần khắc phục tư tưởng cụcbộ

1.2.2.7 Thực hiện chính sách đối với cán bộ, cơng chức cấp xã

Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức là những quy định cụthể về nhiều mặt trong công tác cán bộ nhằm đãi ngộ đối với cán bộ, công

Trang 33

chức sao cho đúng đắn, phù hợp với quan điểm của Đảng, điều kiện thựctế của từng địa phương.

Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức nói chung, đối vớicán bộ, công chức cấp xã nói riêng bao gồm chế độ, chính sách về đào tạo,bồi dưỡng, về sử dụng và quản lý, về đảm bảo các lợi ích vật chất và tinhthần Do đó, khi thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ cần chú ýsử dụng đồng bộ, trong đó chế độ, chính sách về đãi ngộ vật chất và tinhthần có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với tinh thần và chất lượng côngtác của đội ngũ cán bộ, công chức

Chế độ, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho cán bộ, công chứccấp xã yên tâm, phấn khởi, nhiệt tình trong công tác; ngược lại chế độ,chính sách không phù hợp thì nó sẽ kìm hãm, thậm chí gây ra sự hời hợt,thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ Tuy nhiên, khi đã có chế độ,chính sách đúng thì chưa chắc sẽ mang lại hiệu quả hoạt động của cán bộ,công chức mà nó đòi hỏi người thực hiện chế độ, chính sách phải nắm chắcchế độ, chính sách liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã; thực hiện phảicông bằng, thống nhất, công khai, kịp thời, chính xác, khoa học, có như vậychế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã mới có tác dụng

1.3 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CẤP XÃ - YÊU CẦU CẤP BÁCH HIỆN NAY

1.3.1 Xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đang quyết tâmđẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính nhằm

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vữngmạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩmchất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệulực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng yêu cầu pháttriển nhanh và bền vững của đất nước [27, tr.157-158]

Trang 34

mà nhiệm vụ trước mắt là cải cách hành chính phải đáp ứng được mục tiêu “sớmđưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta

cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [4, tr.53]

Xuất phát từ đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nóichung, cán bộ, công chức cấp xã nói riêng thực sự có trình độ, năng lực,ngang tầm, trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, có tâm huyết với

cơ sở phải được chú trọng, quan tâm hơn bao giờ hết, có như vậy cải cáchhành chính nhà nước mới đạt kết quả, góp phần xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh, đưa đất nước vượt quanhững khó khăn, thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồngbộ, phát triển nhanh và bền vững

1.3.2 Xuất phát từ việc mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 170nước; có quan hệ đầu tư, thương mại với trên 200 nước và vùng lãnh thổ, làthành viên của hàng chục tổ chức quốc tế và khu vực Nếu chúng ta biếttranh thủ điều này sẽ góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trườngquốc tế; tiếp thu được các thành tựu khoa học - kỹ thuật, các kinh nghiệmvề quản lý sản xuất, kinh doanh và điều hành các mặt của đời sống xã hội;đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thu hút được các nguồn đầu tư, xây dựngmột nền kinh tế có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao

Tuy nhiên, nếu chúng ta không cẩn thận, không có bước đi thíchhợp sẽ bị các nước thao túng; lệ thuộc về kinh tế dẫn đến lệ thuộc về chínhtrị, các thế lực thù địch có điều kiện thực hiện các âm mưu “diễn biến hòabình”, gây bạo loạn lật đổ làm chệch hướng con đường phát triển đất nước.Bên cạnh đó, toàn cầu hóa kinh tế chứa đựng những yếu tố bất bình đẳng,gây khó khăn cho đất nước trong việc tiếp cận các nguồn vốn, tài nguyên,thị trường, công nghệ; ngoài ra, đất nước sẽ có nguy cơ cạn kiệt tài nguyênthiên nhiên, ô nhiễm mỗi trường nghiêm trọng, các loại dịch bệnh và cáctội phạm xuyên quốc gia sẽ có chiều hướng gia tăng

Trang 35

Từ tình hình đó, để có thể tranh thủ tốt nhất mặt thuận lợi, vượt quanhững khó khăn, thách thức đòi hỏi đất nước phải thực hiện nhiều biệnpháp khác nhau, trong đó xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung,cán bộ, công chức cấp xã nói riêng vững mạnh có ý nghĩa đặc biệt quantrọng Có như vậy, chúng ta mới xây dựng được lộ trình, kế hoạch và quyếtđịnh các chủ trương, chính sách về công tác đối ngoại, hội nhập kinh tếquốc tế đảm bảo phát triển đúng hướng, bền vững.

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

CẤP XÃ Ở TỈNH CÀ MAU

2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ, TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH CÀ MAU

2.1.1 Lịch sử hình thành tỉnh Cà Mau

Cà Mau là vùng đất trẻ mới được mở mang khai khẩn cách đâykhoảng trên 300 năm Vào những năm cuối thế kỷ XVII, hưởng ứng sựchiêu mộ của Mạc Cửu, một di thần của nhà Minh bất phục triều đình MãnThanh, lưu trú tại Mang Khảm (Hà Tiên), một số lưu dân người Việt, ngườiHoa đã đến cư trú và làm ăn sinh sống, dựng thành một xã với tên gọi

“xã” Cà Mau Đầu thế kỷ XVIII, vùng đất này thuộc chúa Nguyễn quảnlý, xã Cà Mau thuộc trấn Hà Tiên

Nửa đầu thế kỷ XVIII, lưu dân về đây sinh sống ngày càng đông vàđất đai được khai phá rộng thêm, phần dầu thuộc các huyện phía trên CàMau hiện nay đã được khẩn hoang và thuộc địa giới của dinh Long Hồ.Sau nửa cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, lưu dân tiếp tục đổ về đâykhai hoang mở đất, do dó diện tích khai phá cũng ngày càng mở rộng.Dưới thời của Gia Long, vua Minh Mạng, xã Cà Mau được nâng lên thànhhuyện Long Xuyên, thuộc tỉnh Hà Tiên, còn vùng đất phía trên Cà Mau thìthuộc phủ Ba Xuyên, tỉnh Vĩnh Long

Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ (Vĩnh Long, An Giang, HàTiên) vào năm 1867, thực dân Pháp bắt đầu chia nhỏ các tỉnh cũ nhằmmục đích dễ cai trị Ngày 18/02/1882, tỉnh Bạc Liêu là tỉnh thứ 21 của NamKỳ được thành lập gồm 4 quận và 1 thị xã: Cà Mau, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu,Giá Rai và thị xã Bạc Liêu và tỉnh Bạc Liêu tồn tại đến tháng 8/1945.Năm 1947, tỉnh Bạc Liêu bị thực dân Pháp tái chiếm và chính quyền thựcdân Pháp sáp nhập huyện Phước Long của tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Bạc

Trang 37

Liêu Về phía chính quyền cách mạng, năm 1947 và 1948, sáp nhập 2quận An Biên và Phước Long của tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Bạc Liêu, đồngthời năm 1947 thành lập quận Ngọc Hiển vào năm 1950, thành lập quậnTrần Văn Thời (tách từ quận Cà Mau ra theo quyết định của Ủy ban hànhchính kháng chiến Nam Bộ).

Đến năm 1955, ngụy quyền Sài Gòn tách huyện Cà Mau ra khỏiBạc Liêu thành lập tỉnh An Xuyên (theo Sắc lệnh số 22/NV, ngày25/10/1955 của chính quyền ngụy) Các huyện còn lại sáp nhập vào tỉnhSóc Trăng thành lập tỉnh Ba Xuyên Về phía chính quyền cách mạng vẫngọi khu vực Cà Mau là tỉnh Bạc Liêu sau lấy tên tỉnh Cà Mau (mật danh làU1) Ngày 27/11/1973, tái lập tỉnh Bạc Liêu; tỉnh Cà Mau cắt huyện GiáRai giao tỉnh Bạc Liêu

Trải qua nhiều thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi khácnhau, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 02/1976, Chính phủcách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhấtmột số tỉnh ở miền Nam, trong đó hai tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và BạcLiêu hợp thành tỉnh Minh Hải Lúc này, tỉnh Minh Hải có hai thị xã: thị xãCà Mau và thị xã Minh Hải và 7 huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai,Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thời và Ngọc Hiển

Ngày 11/7/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số181/1977/CP giải thể huyện Châu Thành và chuyển các xã của huyện nàyvề thuộc các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình Ngày29/12/1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 328/CP thành lập thêm 6huyện mới thuộc tỉnh Minh Hải gồm: Phước Long, Cà Mau, U Minh, PhúTân, Cái Nước và Năm Căn, lúc này tỉnh có 12 huyện Ngày 30/8/1983,Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 94/CP giải thể huyện Cà Mau và đưacác xã của huyện này vào thị xã Cà Mau và các huyện Giá Rai, Thới Bìnhvà Cái Nước, đến thời điểm này, tỉnh Minh Hải có 2 thị xã và 11 huyện.Ngày 17/5/1984, Hội đồng bộ trưởng ra Quyết định số 75/CP đổi tên thị xãMinh Hải thành thị xã Bạc Liêu; hợp nhất huyện Hồng Dân và huyện

Trang 38

Phước Long lấy tên là huyện Hồng Dân; hợp nhất huyện Cái Nước vàhuyện Phú Tân thành huyện Cái Nước và đổi tên huyện Năm Căn (cũ)thành huyện Ngọc Hiển (mới); đổi tên huyện Ngọc Hiển (cũ) thành huyệnĐầm Dơi (mới) Như vậy, đến thời điểm này, tỉnh Minh Hải có 2 thị xã, 9huyện và có 120 xã, phường, thị trấn (93 xã, 13 phường, 14 thị trấn).

Ngày 06/11/1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 9 đã ra Nghị quyếtphê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra thành 2 tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnhCà Mau, thực hiện từ ngày 01/01/1997 và Cà Mau chính thức được tái lậptừ ngày đó

2.1.2 Tổng quan đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh

Cà Mau là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần đấtcực Nam của Tổ quốc Diện tích tự nhiên là 5.109,507 km2, bằng 13,1% diệntích đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước Ngoài phầnđất liền Cà Mau còn có một số đảo diện tích xấp xỉ 5km2

Tỉnh Cà Mau có 3 mặt giáp biển: phía Đông giáp biển Đông; phía TâyNam giáp Vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp 2 tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang

Địa hình của tỉnh thuần nhất là đồng bằng, có nhiều sông rạchchằng chịt, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy Độ cao trung bình0,5m so với mặt nước biển Hàng năm ở vùng Mũi Cà Mau bồi lấn ra biểntrên 50m về phía Nam

Cà Mau có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ổn định và phân ra hai mùatương đối rõ, mùa khô và mùa mưa Cà Mau nằm trọn trong vùng bán đảoCà Mau nên không bị ảnh hưởng lũ lụt hệ thống sông Cửu Long Điều kiệnkhí hậu ổn định là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp Chế độphân mùa kết hợp với thủy triều ven biển tạo hệ sinh thái thuận lợi chonuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa có hiệu quả

Đặc trưng thổ nhưỡng Cà Mau, đất phèn mặn là chủ yếu, việc canhtác chủ yếu với mô hình lúa nước, cá nước ngọt, cây ăn trái và cây côngnghiệp và vùng rừng tràm Mô hình nuôi tôm trồng rau màu

Trang 39

Cà Mau, là một tỉnh rất giàu tiềm năng về kinh tế rừng và biển Diệntích rừng Cà Mau, đến năm 2005 khoảng 100.000 ha trong đó rừng ngập mặnphân bố ven biển Đông và biển Tây (chủ yếu là rừng đước + mắm) Rừngngập ngọt (rừng tràm) phân bố trong các huyện Trần Văn Thời, U Minh, ThớiBình Hệ sinh thái rừng Cà Mau có vai trò quan trọng trong lấn biển, vừa cóvai trò điều hòa khí hậu Trong rừng có nhiều loại động thực vật rất đa dạngvà phong phú Cà Mau có bờ biển dài 254 km bằng 7,8 km chiều dài bờ biểncủa cả nước, vùng biển khá rộng, với diện tích trên 71.000 km2, với độ sâutrung bình 38 - 50 mét Trong lòng biển có nhiều loài tôm, cá và các loàiđộng - thực vật khác; dưới thềm lục địa có trữ lượng dầu khí và khí đốt có khảnăng khai thác trong nhiều năm Biển Cà Mau nằm ở vị trí trung tâm vùngbiển Đông Nam Á tiếp giáp các nước: Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia rấtthuận lợi trong giao lưu, hợp tác kinh tế bằng đường biển, kinh tế biển, khaithác dầu khí và khai thác tài nguyên khác trong lòng biển Với vị trí tiền tiêu,tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc thù rừng biển, khí hậu thuận lợi, tạocho Cà Mau có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế.

Cà Mau là vùng đất có nhiều tiềm năng, có điều kiện để phát triểnkinh tế, để người dân sinh sống Song, những điều kiện tự nhiên như đãnêu trên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi học tập nâng cao họcvấn, khoa học - kỹ thuật để vươn lên trong quá trình phát triển

- Về đặc điểm dân cư:

Tỉnh Cà Mau được chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện (phụlục…) và 97 đơn vị hành chính cấp xã Dân số Cà Mau tính đến 12/2008:1.264.136 người, 270.000 hộ, toàn tỉnh có 7 dân tộc thiểu số, trong đó dântộc Khơmer 7.349 hộ, 37.290 khẩu (chiếm 2,84% dân số của tỉnh), ngườiKinh chiếm 97% dân số còn lại là các dân tộc khác Đồng bào các dân tộcsống xen kẽ với đồng bào Kinh trong các cộng đồng dân cư trong tỉnh,trong đó có 25 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào dân tộc Khơmer tậptrung ở 4 huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh và Đầm Dơi

Dân số phân bổ không đều trong đó dân cư nông thôn 1.001.191người, chiếm 79,90% dân số trong toàn tỉnh, sống chủ yếu là nghề nuôi

Trang 40

trồng thủy - hải sản; dân cư thành thị 268.945 người chiếm tỷ lệ 20,10%dân số trong toàn tỉnh, phần đông là dân di cư từ nơi khác đến do điều kiệnlàm ăn sinh sống họ trôi dạt về đây Tình hình kinh tế - xã hội ở đây rấtphức tạp hội đủ các thành phần dân cư, dân tộc trên khắp địa bàn, cácvùng miền trong cả nước Lao động của Cà Mau phần lớn là trẻ, người dânchất phác, cần cù lao động, mến khách, trọng nghĩa tình, giàu tình yêu quêhương đất nước, sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ quốc, có thể đáp ứng nhu cầulao động cho nhiều lĩnh vực lao động khác nhau.

- Về tình hình kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt tỷ lệ cao Tổng sảnphẩm xã hội (GDP) giai đoạn 1996 - 2000 tăng 8,6 lần; giai đoạn 2001 -

2005 là 11,18%/năm; giai đoạn 2006 - 2008 là 15,08%, năm 2008 mặc dùchịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu và lạmphát; song tổng sản phẩm theo giá cố định 1994 đạt 11.694 tỷ đồng, tăng13,22%, theo giá hiện hành ước đạt 19.150 tỷ đồng, GDP bình quân đầungười đạt 15,17 triệu (tương đương 923 USD) tăng 2,28 lần Mức tăng giátrị toàn ngành nông nghiệp bình quân hằng năm đạt 8%; (cơ cấu ngư -nông - lâm nghiệp 43,26%); ngành công nghiệp xây dựng đạt 24% (cơ cấungành công nghiệp - xây dựng chiếm 33.43%) Thương mại - dịch vụ tăng16% (cơ cấu thương mại - dịch vụ chiếm 23,31%) kim ngạch xuất khẩunăm 2008 đạt 630 triệu USD

Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 8.500 tỷ đồng, bằng 49% GDP, trong đó,riêng vốn đầu tư cụm khí - điện - đạm 3.700 tỷ đồng, thu ngân sách 1.456,2 tỷđồng Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước năm 2008 là 7,62%

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phần lớn diện tích trồng lúakém hiệu quả chuyển sang nuôi tôm, đã phát huy lợi thế, tiềm năng vàgiải phóng sức sản xuất của đại bộ phận nông dân Địa bàn nông thôn hìnhthành nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ mới về nuôi trồng,chế biến thủy - hải sản, tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động,ngành nghề và nếp sinh hoạt của nông dân

Ngày đăng: 04/05/2014, 13:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Ban Tư tưởng văn hoá (2006), Chuyên đề nghiên cứu đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề nghiên cứu đại hội X của Đảng
Tác giả: Ban Tư tưởng văn hoá
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
5. Chính phủ (1975), Nghị định số 130/CP, ngày 20/6 về bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 130/CP, ngày 20/6 về bổ sung chính sách,chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1975
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, ngày 10/10 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, ngày 10/10 về cán bộ,công chức xã, phường, thị trấn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
7. Chính phủ (2003), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21/10 về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21/10 về chế độ chínhsách đối với cán bộ, công chức ở xã phường, thị trấn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1982
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳquá độ lên CNXH
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ III Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1992
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ III, BCHTW Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ III, BCHTWĐảng khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/01 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/01của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, BCHTW khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, BCHTWkhóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công tác tổ chức và cán bộ theo 3 Nghị quyết của BCHTW (Nghị quyết TW3 khóa 7; Nghị quyết TW3 và Nghị quyết TW7 khóa VIII) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện côngtác tổ chức và cán bộ theo 3 Nghị quyết của BCHTW (Nghị quyếtTW3 khóa 7; Nghị quyết TW3 và Nghị quyết TW7 khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11 của BCT về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11của BCT về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩymạnh CNH-HĐH đất nước
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2004
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ IV Ban chấphành Trung ương Đảng khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện ẹại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện ẹại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban chấphành Trung ương khoá X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
31. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2004), Hướng dẫn số 64- HD/BTC về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của BCHTW Đoàn khóa III về “công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn số 64-HD/BTC về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của BCHTWĐoàn khóa III về “công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Về trình độ đào tạo - luận văn thạc sĩ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay
Bảng 2.2 Về trình độ đào tạo (Trang 47)
Bảng 2.3: Công tác xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã - luận văn thạc sĩ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay
Bảng 2.3 Công tác xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w