IV. Đầu tư ngắn hạn khác 16.200.000 16.200.00 0-
29. Các công cụ tài chính (a) Quản lý rủi ro tài chính
(a) Quản lý rủi ro tài chính
Các loại rủi ro mà Công ty phải đối mặt do việc sử dụng các công cụ tài chính của mình bao gồm:
rủi ro tín dụng;
rủi ro thanh khoản; và
rủi ro thị trường.
Thuyết minh này cung cấp thông tin về từng loại rủi ro nêu trên mà Công tycó thể gặp phải và mô tả các mục tiêu, chính sách và các quy trìnhCông tysử dụng để đo lường và quản lý rủi ro.
Ban Kiểm soát của Công tychịu trách nhiệm kiểm tra xem Ban điều hành giám sát việc tuân thủ chính sách và thủ tục quản lý rủi ro của Công ty như thế nào, và soát xét tính thích hợp của chính sách quản lý rủi ro liên quan đến những rủi ro mà Công ty gặp phải.
(b) Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro lỗ tài chính của Công ty nếu một khách hàng hoặc bên đối tác của công cụ tài chính không đáp ứng được các nghĩa vụ theo hợp đồng, và phát sinh chủ yếu từ các khoản phải thu khách hàng và các khoản đầu tư vào chứng khoán nợ.
(i) Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng:
Tổng giá trị ghi sổ của các tài sản tài chính thể hiện mức rủi ro tín dụng tối đa. Mức rủi ro tín dụng tối đa tại ngày báo cáo như sau:
Trang 42/53
31/12/2012 31/12/2011 VND’000 VND’000 VND’000 VND’000
Tiền và các khoản tương đương tiền (ii) 476.690.438 181.517.076
Phải thu khách hàng 1.414.925 2.768.883
Phải thu hoạt động giao dịch chứng
khoán 36.339 17.968
Các khoản phải thu khác (iii) 71.640.228 51.971.867 Đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán nợ (iv) 44.231.640 44.231.640
Tài sản ngắn hạn khác 16.200.000 -
Đầu tư dài hạn vào chứng khoán nợ (iv) 94.568.579 37.104.459
Tài sản ngắn hạn khác 316.252 603.967
Tiền nộp Quỹ Hỗ trợ thanh toán 2.519.924 2.273.535 707.618.325 320.489.395
(ii) Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty chủ yếu được gửi tại các tổ chức tín dụng có uy tín. Ban điều hành không nhận thấy rủi ro trọng yếu nào liên quan đến các khoản tiền gửi này và không cho rằng các tổ chức tín dụng này sẽ mất khả năng trả nợ và gây ra tổn thất tài chính cho Công ty.
(iii) Phải thu khách hàng
Biến động dự phòng phải thu khó đòi trong năm như sau:
31/12/2012 31/12/2011 VND’000 VND’000 VND’000 VND’000
Tại ngày 1 tháng 1 28.502.921 517.293
Trích lập trong năm 24.070.670 28.502.921
Hoàn nhập trong năm (2.502.731) (517.293)
Tại ngày 31 tháng 12 50.070.860 28.502.921
(iv) Các khoản đầu tư vào chứng khoán nợ
Công ty giới hạn mức rủi ro tín dụng bằng cách chỉ đầu tư vào các loại chứng khoán dễ thanh khoản được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán đã được cấp phép hoạt động, ngoại trừ trường hợp đầu tư phục vụ mục đích chiến lược dài hạn, và của các đối tác có xếp hạng tín nhiệm tương đương hoặc cao hơn so với Công ty.
(c) Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro trong đó Công ty không thể thanh toán cho các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn. Phương thức quản lý thanh khoản của Công ty là đảm bảo ở mức cao nhất rằng Công ty luôn có đủ khả năng thanh khoản để thanh toán các khoản phải trả khi đến hạn, trong điều kiện bình thường cũng như trong điều kiện căng thẳng về mặt tài chính, mà không làm
Trang 43/53 phát sinh các mức tổn thất không thể chấp nhận được hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến danh tiếng của Công ty.
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, các khoản nợ tài chính có khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được bao gồm các khoản thanh toán tiền lãi ước tính có thời gian đáo hạn theo hợp đồng như sau: Giá trị ghi sổ Dòng tiền theo hợp đồng Trong vòng 1 năm 1 đến 2 nTừ ăm VND’000 VND’000 VND’000 VND’000 Phải trả người bán 5.278.976 5.278.976 5.278.976 -
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 4.348.168 4.348.168 4.348.168 - Phải trả người lao động 2.395.838 2.395.838 2.395.838 -
Chi phí phải trả 180.691 180.691 180.691 -
Phải trả tổ chức phát hành chứng
khoán 3.565.900 3.565.900 3.565.900 -
Phải trả hoạt động giao dịch chứng
khoán 331.269.816 331.269.816 331.269.816 -
Phải trả hộ cổ tức - - - -
Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.524.521 1.524.521 1.524.521 -
Nợ dài hạn 83.200.000 83.200.000 - 83.200.000
431.763.910 431.763.910 348.563.910 83.200.000
Công ty quản lý khả năng thanh toán các khoản chi phí hoạt động dự kiến và thanh toán các khoản nợ bằng cách đầu tư khoản tiền thặng dư vào các khoản đầu tư ngắn hạn và duy trì một số hạn mức tín dụng vay ngân hàng.
(d) Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là rủi ro mà những biến động về giá thị trường, như tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty hoặc giá trị của các công cụ tài chính mà Công ty nắm giữ. Mục đích của việc quản lý rủi ro thị trường là quản lý và kiểm soát các rủi ro thị trường trong giới hạn có thể chấp nhận được, trong khi vẫn tối đa hóa lợi nhuận thu được.
(i) Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái là rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động do thay đổi tỷ giá hối đoái.
Công ty có rủi ro hối đoái từ các giao dịch mua, bán và đi vay bằng đơn vị tiền tệ không phải là đơn vị tiền tệ kế toán củaCông ty. Đơn vị tiền tệ của các giao dịch này chủ yếu là Đô la Mỹ.
Trang 44/53 Ảnh hưởng của rủi ro hối đoái
Công ty có khoản nợ phải trả tiền tệ thuần chịu ảnh hưởng của rủi ro hối đoái như sau:
31/12/2012 31/12/2011 USD USD (tương đương VND’000) USD (tương đương VND’000)
Tiền và tương đương tiền 144.789 5.597.482
Vay và phải trả dài hạn (88.005.275) (83.312.000) (87.860.486) (77.714.518) Sau đây là những tỷ giá ngoại tệ chính được Công ty áp dụng:
Tỷ giá tại ngày
31/12/2012 31/12/2011
VND VND
USD 20.800 20.828
Dưới đây là bảng phân tích các tác động có thể xảy ra đối với lợi nhuận thuần của Công ty tại 31 tháng 12 năm 2012sau khi xem xét mức hiện tại của tỷ giá hối đoái và sự biến động trong quá khứ cũng như kỳ vọng của thị trường tại 31 tháng 12 năm 2012.Phân tích này dựa trên giả định là tất cả các biến số khác sẽ không thay đổi, đặc biệt là lãi suất, và bỏ qua ảnh hưởng của các dự báo bán hàng và mua sắm:
Ảnh hưởng trên lãi thuần
tại 31/12/2012
Ảnh hưởng trên lãi thuần
tại 31/12/2011 VND’000 VND’000
USD (mạnh thêm 5%) (4.393.024) (3,885,726)
Biến động ngược lại của tỉ giá các đồng tiền có thể có cùng mức độ tác động nhưng ngược chiều đối với lãi thuần của Công ty tại 31 tháng 12 năm 2012.
(ii) Rủi ro lãi suất
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, 88.005.275 nghìn VND phải trả dài hạn của Công ty chịu lãi suất thả nổi. Công ty không có chính sách gì để giảm nhẹ tính bất ổn tiềm tàng của lãi suất. Tại ngày báo cáo, các công cụ tài chính chịu lãi suất của Công ty như sau:
Giá trị ghi sổ
31/12/2012 31/12/2011 VND’000 VND’000 VND’000 VND’000
Trang 45/53
Các công cụ tài chính có lãi suất cốđịnh
Tài sản tài chính
Tiền và tương đương tiền 476.690.438 181.517.076 Đầu tư vào chứng khoán nợ 138.800.219 81.336.099
Đầu tư ngắn hạn khác 16.200.000 -
Tiền nộp Quỹ hỗ trợ thanh toán 2.519.924 2.273.535
Nợ phải trả tài chính
Tiền gửi của khách hàng cho hoạt động kinh
doanh chứng khoán (331.269.816) -
Các công cụ tài chính chịu lãi suất thả nổi
Nợ phải trả tài chính
Vay nợ dài hạn (83.200.000) (83.312.000)
219.740.765 181.814.710 Mỗi thay đổi 100 điểm cơ bản sẽ làm tăng hoặc giảm 1.648.056 nghìn VND lợi nhuận thuần Mỗi thay đổi 100 điểm cơ bản sẽ làm tăng hoặc giảm 1.648.056 nghìn VND lợi nhuận thuần của Công ty. Phân tích này dựa trên giả định là tất cả các biến số khác sẽ không thay đổi, đặc biệt là tỷ giá hối đoái.
(iii) Các rủi ro thị trường khác
Rủi ro giá cổ phiếu phát sinh từ chứng khoán vốn sẵn sàng để bán do Công ty nắm giữ. Ban điều hành của Công ty theo dõi các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn trong danh mục đầu tư dựa trên các chỉ số thị trường. Các khoản đầu tư trọng yếu trong danh mục đầu tư được quản lý riêng rẽ và Ban quản lý rủi ro phê duyệt tất cả các quyết định mua và bán.
Trang 46/53