Sự cần thiết phải đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel (Trang 32 - 33)

IV. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CỤ THỂ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI “XÂY DỰNG ĐƯỜNG TRỤC TRUYỀN DẪN CÁP QUANG BẮC NAM – IC” TẠI CÔNG TY

1.Sự cần thiết phải đầu tư

Tại Quyết định số 996/QĐ-QP ngày 31/7/1997 và Quyết định số 1146/QĐ- BQP ngày 12 tháng 5 năm 2000, Bộ trưởng Bộ quốc phòng đã phê duyệt Dự án khả thi và dự án điều chỉnh, bổ sung xây dựng đường trục thông tin quân sự Bắc - Nam (đường trục này dựa trên cơ sở dùng 02 sợi quang trên đường dây 500KV Bắc-Nam gọi tắt là đường trục 1A).Năm 2001, đường trục này đã đi vào hoạt động.

Sau đó, ngày 11/03/2003, tại quyết định số 331/QĐ-BQP, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt Dự án đường trục cáp quang quân sự thứ 2 (đường trục 1B) do Bộ TLTTLL làm chủ đầu tư, chạy dọc theo tuyến đường sắt Bắc – Nam. Kể từ khi đường trục 1B đi vào hoạt động (năm 2004), đường trục 1A (dung lượng 5GB/s) trở thành đường dự phòng cho đường trục mới (dung lượng 10GB/s) để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt kể cả trong trường hợp đứt tuyến vật lý.

Viettel được Chính phủ cho phép sử dụng một phần của hai đường trục này để kinh doanh. Khách hàng chủ yếu vẫn là khách hàng nội bộ: các dịch vụ di động, PSTN, VoIP, Internet … Dự kiến trong 2 năm tới, mạng di động sẽ phát triển bùng nổ (phủ sóng đến cấp huyện, nâng cấp lên 2,5G và 3G), mạng PSTN, VoIP và Internet băng rộng cũng phủ 64/64 tỉnh thành phố. Các doanh nghiệp viễn thông mới như

HanoiTelecom, Vishipel, VP Telecom … cũng đẩy mạnh triển khai mạng (đó là chưa kể hàng loạt các ISP mới được cấp phép). Nhu cầu dung lượng đường truyền sẽ tăng lên rất nhanh. Phương án dự phòng như hiện nay trở nên mạo hiểm do hai đường trục hiện tại có nhiều điểm sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, tuyến cáp trên đường 500KV bắt đầu xuống cấp, chất lượng thông tin không ổn định, phải bảo dưỡng thường xuyên không đảm bảo vu hồi cho thông tin quân sự và thông tin của Viettel. Đó là cơ sở hình thành ý tưởng về một đường trục thông tin mới của Viettel, kết hợp khai thác kinh doanh và phục vụ an ninh quốc phòng, theo đúng chiến lược phát triển của công ty.

Mặt khác, do yêu cầu phát triển, Viettel phải đi nhanh vào công nghệ hiện đại. Công nghệ NGN ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Mạng truyền dẫn là xương sống của công nghệ này. Các đường trục cũ có thể ứng dụng WDM để tăng dung lượng, nhưng sẽ không đồng bộ cho phát triển NGN.

Viettel có nhiều thuận lợi nếu triển khai đường trục mới này (gọi tắt là đường trục 1C). Theo thỏa thuận giữa Viettel và đối tác truyền thống là EVN, hai bên sẽ cùng san sẻ chi phí đầu tư và sử dụng chung tuyến cáp. Viettel sẽ thi công tuyến cáp từ Hà Nội đến Huế, còn từ Huế vào đến TP. Hồ Chí Minh là trách nhiệm của EVN. Thi công cáp treo trên cột điện lực cũng giúp Viettel tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư so với các hình thức kéo cáp khác. Theo thiết kế sơ bộ, đường trục 1C sẽ đảm bảo vùng phủ truyền dẫn cho địa bàn Tây Nguyên, vốn là địa bàn phức tạp trải rộng từ Tây sang Đông. Đây cũng là địa bàn nhạy cảm về chính trị – quân sự, mà 1A và 1B dù cố gắng cũng chưa thể đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo sự thông suốt và an ninh thông tin cho khu vực.

Được sự phê duyệt về mặt chủ trương đầu tư của Giám đốc tại Tờ trình ngày … /11/2004, Trung tâm Mạng truyền dẫn đã tiến hành nghiên cứu và lập Dự án xây dựng đường trục mới 1C trình Ban giám đốc phê duyệt.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel (Trang 32 - 33)