IV. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CỤ THỂ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI “XÂY DỰNG ĐƯỜNG TRỤC TRUYỀN DẪN CÁP QUANG BẮC NAM – IC” TẠI CÔNG TY
5. Cấu trúc đường trục và công nghệ
5.2. Thiết kế cáp sợi quang
Đường trục 1C sử dụng 2 loại cáp quang treo: cáp ADSS (treo trên cột 110KV hoặc 35KV ) và cáp số 8 trong đó cáp ADSS là chủ yếu.
Cáp sợi quang được thiết kế để đảm bảo hai yêu cầu:
- Yêu cầu về sợi quang đảm bảo truyền dẫn tốc độ cao, suy hao thấp, có khả năng ghép bước sóng với khoảng lặp xa đến 130 - 150 km
- Yêu cầu cáp quang: là loại ống độn rời có vỏ bảo vệ, đảm bảo khả năng bảo vệ cáp bao gồm khả năng chịu lực ép, lực kéo, chống gặm nhấm, chống mối, chống thấm nước, chống sét, chịu được độ ẩm cao và dải thay đổi nhiệt độ rộng
Để truyền được các tốc độ 10 Gb/s trở lên cần thiết phải sử dụng sợi quang loại Dịch tán sắc khác không (NZDF). Sợi quang NZDF có hệ số tán sắc từ 4 đến 8 ps/nm.km nên có thể nâng khoảng cách truyền dẫn lên đến 125 - 200 Km mà không cần bù tán sắc. Ngoài ra sợi quang NZDF cũng sẵn sàng cho các ứng dụng ghép bước
Như vậy nếu mỗi bước sóng có tốc độ là 10 Gb/s thì sợi quang trên có thể truyền tải được dung lượng đạt đến 1,6 Tbit/s.
Trên tuyến mà Viettel thi công dự kiến sẽ sử dụng ít nhất 6 sợi NZDF.
Cáp ADSS
Sử dụng cáp 24 sợi để treo trên tuyến cột 35KV và 110KV của Tổng Công ty Điện lực Việt nam (EVN).
Cấu kiện chịu lực trung tâm có chức năng cung cấp cho cáp đặc tính chịu kéo và chịu căng để ngăn ngừa các sợi quang khỏi bị căng trong quá trình lắp đặt, trong khi làm việc và trong suốt quá trình hoạt động và bảo dưỡng. Cấu kiện chịu lực trung tâm theo thiết kế này là thủy tinh hoặc phi kim loại.
Các cấu kiện chịu lực vỏ sẽ được sản xuất từ các sợi aramide hoặc các vật liệu cách điện tương tự, cường độ kéo cao và độ dãn thấp.
Thành phần độn lõi :Tất cả các khe hở của lõi cáp sẽ được độn kín bằng các thành phần độn cáp. Thành phần độn phải ngăn chặn được nước thâm nhập vào lõi cáp và nước ngấm dọc theo lõi cáp.
Các ống rời: Các ống rời bảo vệ các sợi quang không bị lực căng dọc trục và xuyên tâm bằng cách cho phép các sợi quang chuyển dịch tự do bên trong ống. Để bảo vệ sợi quang các ống rời làm bằng polyamid hoặc vật liệu khác tương đương hoặc tốt hơn polyamid.
Thành phần độn bên trong các ống rời: Khoảng không quanh các sợi quang đã được bọc sơ cấp sẽ được độn kín bằng các thành phần độn, các thành phần này phải cho phép các sợi quang chuyển động tự do bên trong ống. Thành phần độn không được làm bằng silicon, phải tương hợp với lớp bọc sơ cấp, với các ống rời và các thành phần vật liệu khác của cáp mà nó tiếp xúc.
Các sợi quang: Các sợi quang phải là các sợi bọc vỏ dẫn quang thuỷ tinh, lõi thuỷ tinh, chỉ số bước, đơn mode, sai số tâm trườn mode, đường kính áo quang, độ méo quang, sức chịu căng, bán kính bẻ cong ... thoả mãn đầy đủ các khuyến nghị có liên quan của ITU, giữ được thuộc tính hình học của mình trong nhiều năm.
Được sử dụng để kéo từ hộp nối cáp trên tuyến cột điện lực về trạm của Viettel và kết nối với đường trục 1B. Theo thỏa thuận giữa Viettel và EVN, mỗi bên nhận 12 sợi trên tuyến. Do vậy, dự kiến dùng cáp 12 sợi và dây treo phi kim để tránh ảnh hưởng của điện từ trường.
Cấu trúc sợi cáp bao gồm 2 ống chứa 6 sợi quang/ống và 4 ống còn lại là độn, dây treo bằng vật liệu phi kim loại.
Dây treo cáp
Sợi quang
Ống lỏng Cấu kiện chịu lực trung tõm
Độn
Ch.Thấm Vỏ cỏp
Bọc lừi cỏp
Hình V.2 Cấu trúc cáp số 8 - 12 sợi 5.3. Thiết kế tuyến truyền dẫn
- Sử dụng công nghệ hiện đại (NGN có ghép bước sóng) để nâng cao dung lượng và độ tin cậy của đường trục
- Giữ nguyên các thiết bị trên đường trục 1B và 1A.
- Đảm bảo đủ dung lượng để vu hồi cho 2 đường trục hiện có, có nghĩa là dung lượng ban đầu ít nhất là 10 – 15GB. Tuy nhiên nếu sử dụng công nghệ ghép bước sóng với dung lượng cơ sở là 10Gb/s thay vì 2,5 Gb/s thì dung lượng tối thiểu là 20Gb/s.
- Sẵn sàng cho mở rộng dung lượng lên 40 Gb/s.
Để đảm bảo cho các yêu cầu trên, đường trục 1C được thiết kế bao gồm
Tuyến trục: Sử dụng 2 sợi quang để kết nối 20 trạm với cấu hình NGN có ghép bước sóng với dung lượng 20Gb/s, và cấu hình sẵn sàng cho 40Gb/s.