1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ bồi DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG AN NINH CHO đội NGŨ cán bộ xã, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ở TỈNH bạc LIÊU HIỆN NAY

97 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 520,5 KB

Nội dung

Sinh thời, chủ tịch Hồ chí Minh từng dạy: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”33, tr.269. “Công việc thành công hay hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” 33, tr. 273; “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” 33, tr.269. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước những mục tiêu, yêu cầu mới của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa Đảng ta chỉ rõ: “Phải tăng cường công tác giáo dục QP AN cho toàn dân, trước hết là đối với cán bộ các cấp, các ngành của Đảng và Nhà nước”. “Bồi dưỡng kiến thức QP, AN là tiêu chuẩn bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên, là một trong những tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ

Trang 1

Bảng chữ viết tắt

Quân sự, quốc phòng, an ninh QS,QP,AN

MỤC LỤC

Trang 2

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC

TIỄN BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG, AN NINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ

1.1. Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn và một số vấn đề cơ

bản về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu 12 1.2. Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi

dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, cho đội ngũ cán

bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu 33 Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG

CƯỜNG BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG,

AN NINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG,

2.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu bồi dưỡng

kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ xã phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu hiện nay 55 2.2. Những giải pháp cơ bản tăng cường bồi dưỡng kiến thức

quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị

Trang 3

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài:

Sinh thời, chủ tịch Hồ chí Minh từng dạy: “cán bộ là cái gốc của mọi

công việc”[33, tr.269] “Công việc thành công hay hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [33, tr 273]; “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [33, tr.269] Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước những mục tiêu, yêu

cầu mới của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa Đảng ta

chỉ rõ: “Phải tăng cường công tác giáo dục QP - AN cho toàn dân, trước hết

là đối với cán bộ các cấp, các ngành của Đảng và Nhà nước” “Bồi dưỡng kiến thức QP, AN là tiêu chuẩn bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên, là một trong những tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ”[3tr 9-10]

Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước của tỉnh Bạc Liêu; là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc nghiên cứu, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương để đề ra chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, củng cố QP - AN; đồng thời, có vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện công tác Quân sự, Quốc phòng địa phương Để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, đòi hỏi đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn phải có phẩm chất, trình độ, kiến thức toàn diện, trong đó phải có kiến thức QP - AN tương ứng

Trong giai đoạn hiện nay trước những mục tiêu, yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trước những tồn tại, bất cập trong tổ chức thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc theo đánh giá của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 khóa XI có thể thấy việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng trong đó có đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu là nhiệm vụ hàng đầu trong thực hiện chiến lược bảo

vệ Tổ quốc

Những năm qua, quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Chính phủ công tác bồi dưỡng kiến thức QP - AN cho đội ngũ cán bộ xã,

Trang 4

phường, thị trấn tỉnh Bạc liêu đã được các cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan chức năng của địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc và đạt được những kết quả quan trọng, trình độ, kiến thức QP -

AN của mỗi cán bộ được nâng lên đáng kể, trực tiếp góp phần thúc đẩy công tác quân sự, quốc phòng, an ninh ở địa phương phát triển Tuy nhiên, trước những mục tiêu, yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là công tác Quân sự, QP - AN địa phương, chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP - AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cần phải được nghiên cứu xem xét nghiêm túc và khắc phục kịp thời Vì vậy, nghiên cứu đề

tài “Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu hiện nay” là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn sâu sắc

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho cán bộ là vấn đề đã và đang được nhiều cấp uỷ, chỉ huy, cơ quan chức năng quan tâm nghiên cứu Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình khoa học của các tập thể, cá nhân nghiên cứu vấn đề này đã được công bố, tiêu biểu như:

Lê Minh Vụ (chủ nhiệm đề tài), Đổi mới giáo dục quốc phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, 2006 Trên cơ sở trình bày, làm rõ

các khái niệm: quốc phòng, giáo dục quốc phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia,

đề tài đi sâu phân tích quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng về quốc phòng và giáo dục quốc phòng qua từng giai đoạn cách mạng, nhất là trong sự nghiệp đổi mới đất nước Đề tài khẳng định, đổi mới giáo dục quốc phòng là đổi mới toàn diện tất cả các nội dung, biện pháp cấu thành giáo dục quốc phòng, từ nhận thức đến hành động;

từ nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đến đánh giá kết quả; từ cơ chế tổ chức quản lý đến người dạy, người học, điều kiện đảm bảo và chế độ chính sách Yêu cầu đổi mới giáo dục quốc phòng phải hợp lý, đồng bộ, thống nhất và phù hợp với đối tượng người học

Trang 5

Đề tài xác định những căn cứ, đánh giá thực trạng và rút ra những kinh nghiệm đổi mới giáo dục quốc phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia Trên

cơ sở dự báo những nhân tố tác động, xu hướng vận động của công tác giáo dục quốc phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia đến năm 2020, đề tài đã xác định 3 quan điểm, 6 giải pháp cơ bản nhằm đổi mới giáo dục quốc phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia ở nước ta từ nay đến năm 2020 Hồ

Sỹ Luyến (chủ biên), Tổ chức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng

cho cán bộ các cấp của Đảng, Nhà nước và đoàn thể, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001.

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về giáo dục, giáo dục quốc phòng, các công trình này đã đi sâu phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Đặc biệt, các công trình đã làm rõ một số khái niệm liên quan như: giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, giáo dục quốc phòng đối với cán bộ công chức của Đảng, Nhà nước và đoàn thể; chỉ rõ vai trò, đặc điểm và những vấn đề có tính nguyên tắc đối với công tác giáo dục quốc phòng và tổ chức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ, công chức của Đảng, Nhà nước, đoàn thể; đánh giá thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm giáo dục quốc phòng, tổ chức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đội ngũ cán bộ này Từ dự báo những nhân tố tác động, các công trình đã xác định phương hướng, yêu cầu và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng, tổ chức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đội ngũ cán bộ công chức của Đảng, Nhà nước và đoàn thể

Một số luận văn thạc sĩ liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn của tác giả như:

Phạm Viết Vần, Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ đầu ngành cấp tỉnh, thành phố và cán bộ chủ chốt cấp huyện, quận ở Trường Quân sự Quân khu 3 trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quân sự, 2004; Đàm Quốc Việt, Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt cấp quận, huyện của Quân khu Thủ đô hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quân sự, 2006; Hà Công Chờ, Phát triển ý thức quốc phòng của học viên bồi dưỡng kiến thức quốc phòng ở Trường Quân sự Quân khu 7 hiện nay, Luận

Trang 6

văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quân sự, 2007 Phạm Gia Cư, Chủ nhiệm

đề tài cấp Học viện, 2009, Nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức QP-AN cho sinh viên trên địa bàn Thủ đô Hà nội hiện nay; Nguyễn Huy Hoàng,

2009, Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ chủ chốt

xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Chuyên ngành

xây dựng đảng và chính quyền nhà nước

Các công trình khoa học, luận văn thạc sĩ của các tác giả nêu trên đã nghiên cứu khá toàn diện, sâu sắc về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt cấp huyện và cán bộ đầu ngành cấp tỉnh, sinh viên ở các địa bàn chiến lược trọng điểm Các công trình khoa học này đã nêu bật quan niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm, tiêu chí và những vấn đề có tính nguyên tắc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện và cán bộ đầu ngành cấp tỉnh; đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đội ngũ cán bộ này Trên cơ sở dự báo những nhân tố tác động, các tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện và cán bộ đầu ngành cấp tỉnh hiện nay ở các địa bàn nêu trên, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ này có đủ phẩm chất, kiến thức và năng lực quản lý nhà nước về QP, AN ở địa phương Đây là những tài liệu quan trọng, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn để tác giả có thể nghiên cứu, tham khảo, kế thừa, vận dụng vào quá trình thực hiện đề tài luận văn

Trong những năm gần đây có nhiều bài báo khoa học đã được công bố

đề cập đến vấn đề giáo dục quốc phòng và bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho các đối tượng, trong đó có cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, liên

quan đến đề tài luận văn của tác giả như: Nguyễn Hậu Nhất, Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng toàn dân cho cán bộ chủ chốt cấp huyện - những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, Tạp chí QPTD, 10/2000; Phạm Huy An, Một số kinh nghiệm về tổ chức giáo dục quốc phòng ở Quân khu Thủ đô, Tạp chí Giáo dục

lý luận chính trị quân sự, 5/2004; Hồ Sỹ Cung, Mấy kinh nghiệm rút ra từ công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt của Thành phố

Trang 7

Hà Nội, Thông tin khoa học quân sự, Quân khu Thủ đô 6/2004;, Nguyễn

Mạnh Dũng, Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng trong các bộ, ngành hiện nay, Tạp chí QPTD, 9/2006; Trần Đình Đích, Một số vấn đề về đổi mới chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng hiện nay, Tạp chí QPTD, 10/2006; Nguyễn Thế Trị, “Nâng cao kiến thức và tư duy quốc phòng cho cán bộ chiến dịch, chiến lược trong tình hình mới”, Cẩm nang

công tác QP, AN dành cho cán bộ lãnh đạo các cấp, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà

Nội, 2007; Hồ Quốc Toản, Bước phát triển trong công tác giáo dục quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta, Tạp chí QPTD, 8/2007; Hoàng Văn Thuận, Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh ở Trường Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí QPTD, 3/2009…; Bộ Quốc phòng, 2010, Giáo trình Giáo dục quốc phòng dùng cho lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phong- an ninh đối tượng 3 Nxb QĐND.

Có thể đánh giá, với cách tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, các bài báo khoa học, tập giáo trình trên đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về

lý luận, thực tiễn theo phạm vi nghiên cứu, đã luận giải làm rõ về vị trí, vai trò, yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân nói chung và bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị nói riêng Đây là những tài liệu quan trọng mà tác giả có thể nghiên cứu, kế thừa, vận dụng trong quá trình xây dựng luận văn tốt nghiệp Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và có hệ thống dưới góc độ chuyên ngành xây dựng

Đảng và Chính quyền nhà về “Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu hiện nay”.

Do vậy, tác giả lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu, là công trình độc lập nhằm góp phần nâng cao hơn nữa trình độ kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn cuûa tỉnh Bạc Liêu, đáp ứng yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ công chức hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích:

Trang 8

Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn về bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn; đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

Bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:

Hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bạc Liêu; phạm vi khảo sát ở các xã, thị trấn trên địa bàn các huyện và các phường thuộc thành phố Bạc Liêu; các tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài giới hạn từ 2008 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Cơ sở lý luận: là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan

điểm, đường lối của Đảng về xây dựng nền QPTD, ANND, về cán bộ, công tác cán bộ, về giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới

Cơ sở thực tiễn: là thực tiễn hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP,AN

cho cán bộ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu, các báo cáo tổng kết đánh giá công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP,AN, các số liệu điều tra khảo sát thực tế ở các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành phố ở tỉnh Bạc Liêu thời gian qua

Trang 9

Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác-

Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử, phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội học

và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cơ sở khoa học để các cấp ủy, chính quyền, các trung tâm giáo dục quốc phòng, bồi dưỡng chính trị trên địa bàn tỉnh xác định những giải pháp bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ ở

xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu Đồng thời, có thể dùng làm tài liệu vận dụng thực tiễn ở các địa bàn, địa phương và nghiên cứu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở nhà trường địa phương hiện nay

7 Kết cấu của đề tài: gồm mở đầu, 2 chương ( 4 tiết), kết luận, danh mục

tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG, AN NINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH BẠC LIÊU 1.1 Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn và những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu

1.1.1 Tỉnh Bạc Liêu và đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu Khái quát về tỉnh Bạc Liêu

Bạc Liêu là tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam ven biển của

Tổ quốc; phía Bắc giáp Tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Cà Mau; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông và Đông Nam giáp giáp biển đông Về giao thông, có quốc lộ 1A đi xuyên qua thành phố nối với tỉnh Sóc Trăng, Cần thơ và Thành Phố Hồ Chí Minh về phía Bắc, nối với thành phố Cà Mau về phía Tây Đây là tuyến giao thông huyết mạnh dọc Biển Đông có ý nghĩa quan trọng về an ninh - quốc phòng và phòng thủ ven biển

Bạc Liêu là một trong 13 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 2.585,62km2, dân số 884.100 người, gồm các dân tộc: Kinh

777.346 người (Chiếm 89,98%), Khmer 66.176 người (chiếm 7,66%), Hoa

20.215 người (chiếm 2,34%) và một số ít dân tộc khác sinh sống trên địa bàn

6 huyện và 01 thành phố Bạc Liêu; với hơn 64 xã phường , thị trấn và 518 khóm ấp So với các tỉnh lỵ khác, Bạc Liêu có mặt độ dân cư thấp, trình độ dân trí chỉ ở mức thấp trong cả nước Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 01 trường Đại học, 02 trường Cao đẳng, 03 trường Trung cấp, 01 trường dạy nghề và 20 trường trung học phổ thông Toàn tỉnh, hiện có 06 tôn giáo lớn với 119.314 tín đồ chiếm 14,83% dân số toàn tỉnh, về cơ bản sống đan xen và hòa thuận.Bạc Liêu hiện nay, có 07 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 01 thành phố và 6 huyện có 64 xã, phường, thị trấn Đảng bộ và quân dân tỉnh Bạc Liêu luôn phát huy tốt tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội; tốc độ tăng trưởng

Trang 11

kinh tế GDP hàng năm đạt 12,48%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; tỷ trọng nông, ngư nghiệp chiếm 53,96%; thương mại dịch vụ 22,69% Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bạc Liêu năm 2013 là 34,27 triệu đồng/người/năm, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện Văn hóa-xã hội được quan tâm, nhất là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư Thiết chế văn hóa ở cơ sở được bổ sung, công tác quản lý nhà nước về văn hóa và dịch vụ văn hóa được tăng cường, góp phần làm lành mạnh hóa môi trường xã hội Hệ thống chính trị cơ sở thường xuyên được

củng cố kiện toàn, dân chủ cơ sở được phát huy; QP,AN ngày càng được

củng cố và tăng cường, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh

Tuy nhiên, tình hình KT - XH của tỉnh Bạc Liêu còn nhiều khó khăn, thách thức: tốc độ phát triển kinh tế chưa vững chắc, cơ cấu kinh tế còn chưa hợp lý, kết cấu hạ tầng KT - XH chưa đồng bộ; đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng thuần nông còn nhiều khó khăn; mức sống giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn; tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm,

cờ bạc và hủ tục mê tín dị đoan có chiều hướng gia tăng…

Bước vào thời kỳ mới, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng tỉnh Bạc Liêu giàu mạnh, văn minh phải tăng cường tiềm lực QP-AN ở địa phương, đập tan mọi âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù; chủ động xây dựng và thực hiện các phương án phòng ngừa, ngăn chặn, đối phó với tình huống phức tạp, nhất là các hoạt động lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục đích chính trị phản động; đấu tranh ngăn ngừa, xoá

bỏ các hoạt động mê tín dị đoan và các tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội; làm tốt công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN Điều đó đang đặt ra những yêu cầu rất cao về phẩm chất, năng lực, trình độ, kiến thức QP,AN của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành và đoàn thể ở địa phương, trong đó có đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn; bên cạnh bảo

Trang 12

đảm tiêu chuẩn về chức danh cán bộ theo nghị quyết Trung ương ba (khóa VIII) về chiến lược công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, cần thiết phải có trình độ quản lý nhà nước về quốc phòng trong phạm vi phụ trách Đây là yêu cầu khách quan đặt ra cho đội ngũ cán bộ

xã, phường, thị trấn hiện nay

Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu

* Quan niệm đội ngũ cán bộ

Cán bộ là vấn đề liên quan tới vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng V I Lênin đã chỉ rõ: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”[29, tr 473]

Từ khi Đảng ra đời lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, từ “cán bộ” mới được sử dụng để chỉ những người có trọng trách trong tuyên truyền, tổ chức, tập hợp quần chúng, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hy sinh; một lòng, một dạ đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Cùng với sự phát triển của cách mạng, đội ngũ ngày càng đông đảo Ngày nay, trong hệ thống tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị, cán bộ là những người được bầu vào cơ quan lãnh đạo các cấp và những người được bổ nhiệm làm công tác chuyên môn; trong hệ thống chính quyền, cán bộ là những người có chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau

Có thể quan niệm: Cán bộ là những người có chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy được bầu, được bổ nhiệm hoặc có chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau, giữ trọng trách trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị; có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của tổ chức,

cơ quan, đơn vị đó.

Cán bộ là những người được bầu, được bổ nhiệm giữ các chức vụ quản

lý, chỉ huy hoặc có chuyên môn nghiệp vụ, giữ trọng trách trong một tổ chức,

cơ quan, đơn vị Họ là những người hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực

Trang 13

khác nhau, nhưng có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó Cán bộ là người tổ chức thực hiện và tham gia xây dựng mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ,

để đặt chính sách cho đúng”[37, tr.269]

Để thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng của Đảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN chúng ta cần phải có đội ngũ cán bộ vững mạnh, trong sạch, vừa trung thành tận tụy với Đảng, vừa có kiến thức năng lực tổ chức thực hiện đường lối giỏi, lại già dặn kinh nghiệm lãnh đạo, vững vàng trong mọi tình huống Người cán bộ không những phải có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi lãnh đạo, điều hành, giỏi quản lý kinh

tế, xã hội mà còn phải giỏi quản lý Nhà nước về QP,AN theo chức trách, nhiệm

vụ của mỗi người Muốn vậy, phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ về mọi mặt, trong đó bồi dưỡng nâng cao kiến thức QP,AN là một nội dung của công tác cán

bộ, trực tiếp góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng

Cán bộ xã, phường, thị trấn: là công dân Việt Nam được bầu cử giữ

chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội

Cán bộ xã, phường, thị trấn: theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật

cán bộ, công chức năm 2008 có các chức danh sau đây:

1 Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy;

2 Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân;

3 Chủ tịch, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân;

4 Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam;

5 Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

6 Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;

7 Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;

Trang 14

8 Chủ tịch cựu chiến binh, chủ tịch Công đoàn

Đội ngũ cán bộ là tập hợp những người cán bộ thành một lực lượng có số lượng, cơ cấu, chất lượng (nghề nghiệp, trình độ, tuổi đời, thâm niên công tác, giới tính ) đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, chức năng của một tổ chức, một

lĩnh vực hoạt động

Từ những luận giải trên đây có thể quan niệm: Đội ngũ cán bộ xã,

phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu là những cán bộ, đảng viên được giao trọng

trách là người đứng đầu trong các tổ chức đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở xã, phường, thị trấn; là lực lượng nòng cốt tổ chức quán triệt và chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên ở địa phương; trực tiếp đề xuất, quyết định các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn; lãnh đạo, quản lý điều hành, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phát huy vai trò của hệ thống chính trị, tổ chức động viên quần chúng tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở địa phương

* Vị trí, vai trò của cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu:

Một là, đội ngũ cán bộ xã, phường thị trấn giữ vai trò trực tiếp nghiên cứu, đề xuất giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở trong việc ra xác định chủ trương, biện pháp, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các nhiệm vụ khác ở địa phương và quyết định việc tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đó

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “…Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc” [36, tr 520] Để hiện thực hóa các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng nói chung và đường lối, chính sách về quốc phòng, an ninh nói riêng vào cuộc sống thì trước hết phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ và chính vai trò của đội ngũ cán bộ quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng Thực tế cho thấy: “…Nơi nào

có cán bộ tốt, thì cả vùng đó hoạt động như một bộ máy Và cả vùng đó tỏ ra một bầu không khí hăng hái, vui vẻ Nơi nào cán bộ xoàng thì cả vùng đó như

Trang 15

đang ngủ say”[32, tr.139] Vai trò đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn thể hiện trên các nội dung sau:

Là những người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, ban, ngành đoàn

thể xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu, là “đầu tầu” của bộ máy hành chính cơ

sở Cán bộ xã, phường, thị trấn, nghiên cứu, quán triệt đường lối, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và cấp trên về nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường tiềm lực QP,AN, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, địa bàn an toàn…vào tình hình cụ thể của địa phương để hoạch định chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ QS,QP,AN của địa phương, trình các cấp có thẩm quyền thông qua Đồng thời, cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu trực tiếp tổ chức quán triệt, giáo dục cho cán bộ công chức thuộc quyền và nhân dân địa phương mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương nói chung, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng

và Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương về công tác QS-QP nói riêng Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cán bộ xã, phường, thị trấn là những người trực tiếp lãnh đạo, quản lý, điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động diễn ra trong địa bàn mình phụ trách, bảo đảm mọi mặt hoạt động diễn ra thống nhất, nhịp nhàng, đúng kế hoạch Ở mỗi địa phương, ban, ngành, đoàn thể có đặc điểm riêng, thuận lợi và khó khăn cũng không giống nhau Vì vậy, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn phải năng động, sáng tạo trong cách làm,

có bước đi cụ thể, linh hoạt trong xử lý mọi vấn đề một cách khoa học, đúng nguyên tắc, đúng đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Đồng thời phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút

ra những kinh nghiệm đúng đắn, sát thực đề xuất và đóng góp với Đảng, Nhà nước để hoàn thiện đường lối, chính sách

Hai là, đối với nhiệm vụ QS,QP,AN ở địa phương, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu là những người trực tiếp tham mưu, đề xuất giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương trong xác định chủ trương, biện pháp, xây dựng

Trang 16

chương trình, kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện nhiệm vụ QS,QP,AN địa phương trên lĩnh vực mà mình phụ trách

Công tác QS,QP,AN địa phương là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác QS,QP,AN của Đảng và Nhà nước được thực hiện ở cơ

sở, kể cả trong thời bình và thời chiến Bao gồm: hoạt động giáo dục động viên

và tổ chức xây dựng nền quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân; diễn tập phòng thủ, kết hợp kinh tế với quốc phòng

và an ninh; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, chuẩn bị và thực hành chiến tranh nhân dân bảo vệ địa phương, giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia trong thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc của cả nước Đây là một trong những mặt công tác chủ yếu của cấp uỷ, chính quyền, ban ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương Tiến hành công tác quân sự địa phương là một trong những nội dung đã được qui định trong chức trách, nhiệm vụ cán bộ xã, phường, thị trấn

Được giao giữ những chức vụ chủ chốt trong tổ chức đảng, ban, ngành, đoàn thể ở từng xã, phường, thị trấn nắm chắc và hiểu rất rõ đặc điểm, điều kiện, khả năng của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình phụ trách Vì vậy, những ý kiến tham mưu

đề xuất của cán bộ xã, phường, thị trấn giúp cấp uỷ và chính quyền có cơ sở xác định những chủ trương, biện pháp tiến hành công tác QS,QP địa phương sát với thực tiễn và hiệu quả hơn

Cùng với những vấn đề trên, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn phải là tấm gương sáng về nhận thức, trách nhiệm, phẩm chất và năng lực trong tiến hành công tác QS,QP địa phương để cán bộ, nhân viên thuộc quyền và nhân dân địa phương học tập, noi theo Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là trung tâm đoàn kết, khai thác và tập hợp mọi nguồn lực, trí tuệ của cơ quan, địa phương, tổ chức và phát huy sức mạnh tập thể, động viên mọi người ra sức thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, trong đó có công tác QS,QP địa phương

Trang 17

Ba là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu giữ vai trò quan trọng trong tổ chức xây dựng lực lượng trong từng cơ quan, tổ chức và trực tiếp lãnh đạo, quản lý điều hành mọi mặt hoạt động của tổ chức.

Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là người chịu trách nhiệm và trực tiếp tiến hành công tác tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, theo phạm vi chức trách, nhiệm vụ của từng người, nhằm xây dựng bộ máy hoàn chỉnh và vận hành có hiệu quả Cán bộ xã, phường, thị trấn phải phục tùng sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của tổ chức, đồng thời có trách nhiệm xây dựng lực lượng, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ công chức thuộc quyền đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng nói chung và yêu cầu nhiệm vụ địa phương trong tình hình mới Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn còn là một trong những chủ thể quan trọng trong chăm lo xây dựng các tổ chức, lực lượng trong cơ quan, đơn vị mình phụ trách, tham gia xây dựng đảng bộ, chi bộ TSVM, thực sự là lực lượng nòng cốt, hạt nhân chính trị, trung tâm đoàn kết, tập hợp, tổ chức lực lượng thực hiện thắng lợi mọi mặt hoạt động, mọi nhiệm vụ của tổ chức

* Đặc điểm đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu

Đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Bạc Liêu hiện nay cơ bản được biên chế đủ theo qui định của Bộ nội vụ; đại bộ phận có phẩm chất và năng lực tiêu biểu của

xã, phường, thị trấn theo yêu cầu đòi hỏi của từng chức danh cán bộ

Về chức trách nhiệm vụ, mỗi cương vị công tác có những yêu cầu đặc thù riêng Đối với đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn được giao trọng trách là những người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã, phường, thò traán được tuyển chọn kỹ, về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn chức danh của cán bộ cơ sở, cơ bản đủ biên chế theo quy định của cấp trên và phát huy trách nhiệm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ

Do đặc thù là đơn vị cơ sở nên hiện nay nhiều đồng chí đồng thời giữ nhiều cương vị là cán bộ của nhiều tổ chức Có những đồng chí đồng thời giữ hai cương

vị cán bộ chủ trì của hai tổ chức ví dụ nhiều đồng bí thư đảng ủy, đồng thời là chử tịch mặt trận xã

Trang 18

Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu có tuổi đời, trình độ học vấn và năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành không đồng đều nhau Sự không đồng đều đó không chỉ diễn ra giữa địa phương này với địa phương khác, mà còn diễn ra ngay trong từng địa phương cụ thể, giữa từng chức danh cán bộ Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 20,8%;

từ 40 đến 50 tuổi chiếm 30%, dưới 40 tuổi chiếm 39,6%, dưới 30 tuổi chiếm 8,9%.

Về trình độ học vấn, đội ngũ cán bộ xã, phường, thò traán ở tỉnh Bạc Liêu

hiện nay là những người có trình độ học vấn không đồng đều; cán bộ phường thành phố Bạc Liêu có trình độ học vấn cao hơn so với các xã, thị trấn ở các huyện khác; trình độ đại học chiếm 39,8%; trình độ trung học phổ thông 89 %

Đa số cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ trung cấp lý luận chính trị (chiếm 60%) và trình độ sơ cấp quản lý nhà nước (chiếm 13.%) [51] Họ là những cán

bộ, đảng viên được rèn luyện, trưởng thành và phát triển từ các cương vị lãnh đạo, quản lý ở các ấp, khóm, tổ dân phố nên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của địa phương Hiện nay, để nâng cao trình độ chính trị, hàng năm thành ủy, huyện ủy có đưa cán bộ đi học các lớp lý luận chính trị trong và ngoài tỉnh

Về điều kiện và môi trường công tác, hiện Bạc Liêu còn là tỉnh lỵ còn nghèo, lạc hậu, về cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với các tỉnh khác trong khu vực; hạ tầng cơ sở, điều kiện, môi trường làm việc của cán bộ nhất là cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa có đủ các trang thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho công việc (các phường thuộc thành phố có khá hơn) Nhân dân Bạc Liêu vốn giàu truyền thống yêu nước, tỷ lệ hộ dân là nghề nông, hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, điều đó vừa có những thuận lợi vừa đặt ra những khó khăn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu.

Trang 19

* Quan niệm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán

bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu.

Hiện nay, trong Luật Quốc phòng định nghĩa: “ Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt”

Như vậy, QP là một lĩnh vực rộng lớn, đa dạng, có liên quan đến mọi cấp,mọi ngành, mọi tổ chức chính trị xã hội và mọi tầng lớp nhân dân, có quan hệ đến sứcmạnh phòng thủ của cả quốc gia, quyết định sự ổn định và phát triển của đất nước

Kiến thức quốc phòng, an ninh là sự hiểu biết về QP,AN thông qua tìm

hiểu, học tập; cụ thể là sự hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách, phương thức, cách thức mà Đảng, Nhà nước đã đề ra để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hiểu biết những kiến thức QP,AN cần thiết, trên cơ sở đó đề cao trách nhiệm của mỗi người góp sức lực, trí tuệ vào bảo vệ Tổ quốc

Từ cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Kiến thức QP,AN của đội ngũ cán

bộ xã, phường là toàn bộ những tri thức, những hiểu biết về QP,AN, những tri thức, những hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, chính sách đối nội, đối ngoại có liên quan đến QP,AN của Đảng, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần của các tổ chức, các lực lượng, của nhân dân vào từng hoạt động cụ thể của công tác QP,AN ở địa phương, góp phần trực tiếp vào yêu cầu giữ được hoà bình, ổn định chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá của kẻ thù ở địa phương

Quan niệm về bồi dưỡng: bồi dưỡng là khái niệm được sử dụng phổ

biến, rộng rãi trong các lĩnh vực, các hoạt động của đời sống xã hội Theo Từ

điển Tiếng Việt, bồi dưỡng là: “làm cho khỏe thêm, mạnh thêm, làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [42, tr 191] Trong công tác cán bộ, bồi dưỡng, theo nghĩa

rộng, đó là hoạt động trang bị, bổ túc thêm những tri thức, kinh nghiệm, xây dựng phẩm chất nhân cách để người cán bộ ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu hoạt động trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Hiểu theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, phát triển, hoàn thiện những phẩm chất, năng

Trang 20

lực đã có của con người, để họ đủ khả năng hoạt động theo cương vị chức trách được phân công

Từ những luận giải trên, có thể quan niệm: bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu là tổng thể những hình thức, biện pháp của tổ chức đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng của tỉnh Bạc Liêu tiến hành nhằm trang bị, bổ sung hoàn thiện tri thức, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng về QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên từng địa phương thời kỳ mới.

Quan niệm chỉ ra:

Mục đích bồi dưỡng là trang bị, bổ sung hoàn thiện tri thức, kiến thức,

kinh nghiệm, kỹ năng về QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN để họ có kiến thức và năng lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ở địa phương trong tình hình mới

Chủ thể bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ xã, phường, thị trấn: là

cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng cấp huyện; là cấp uỷ, chính quyền tỉnh Bạc Liêu, ban chỉ huy quân sự các huyện, thành phố, Trường quân

sự tỉnh Bạc Liêu và bản thân mỗi cán bộ xã, phường, thị trấn Trong đó chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo là cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Bạc Liêu Ban chỉ huy các huyện, thành phố của tỉnh Bạc Liêu là cơ quan phối hợp với các cơ quan có liên quan ở địa phương thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng theo Chỉ thị số 12 - CT/TW ngày 12/02/2001 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về Tăng cường công tác Giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới và Chỉ thị số 12 - CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình mới; thực hiện NĐ số 15/2001/NĐ-CP ngày 01/5/2001 của Chính Phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về công tác Giáo dục quốc phòng - an ninh Trong Nghị định 15/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/5/2001,

Trang 21

trong đó có công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ xã, phường,

thị trấn (thuộc đối tượng 3C) tại trường quân sự tỉnh; đảng ủy, ban chỉ huy

quân sự huyện, thành phố tỉnh Bạc Liêu chịu trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của đảng ủy, chính quyền huyện, thành phố

Nội dung bồi dưỡng:

- Theo chương trình quy định cho đối tượng 3 hiện nay gồm: 11 chuyên

đề chính và 04 chuyên đề bổ trợ, bao gồm: những tri thức, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về QP, AN Trong đó tập trung vào: học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, về BVTQ XHCN; đường lối xây dựng nền QPTD, xây dựng LLVT nhân dân và tiến hành chiến tranh nhân dân của Đảng; nghệ thuật quân sự Việt Nam; về âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta; những nội dung

cơ bản về công tác QS, QP, an ninh ở địa phương; kiến thức cơ bản về kỹ, chiến thuật cần thiết và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội liên quan đến QP,

AN ở địa phương

Hình thức, biện pháp bồi dưỡng: bồi dưỡng tập trung tại Trường Quân sự

tỉnh; thông qua các hoạt động bồi dưỡng tại chức ở địa phương, cơ sở; thông qua việc

tự học tập, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn trong quá trình công tác; bồi dưỡng thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ, các mặt hoạt động của công tác QS,QP,AN địa phương; bồi dưỡng thông qua các phương tiện

thông tin đại chúng, trong các tổ chức, đoàn thể;

Vai trò của bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu

Một là, thông qua bồi dưỡng kiến thức QP,AN cán bộ xã, phường, thị trấn được trang bị những kiến thức cơ bản về phòng thủ, bảo vệ tổ quốc; bổ sung những tri thức cần thiết về QS,QP,AN để họ có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ QS,QP địa phương trong tình hình hiện nay.

Trang 22

Hồ Chí Minh đã dạy “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [35, tr.269]; phải đào tạo, bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ “vừa hồng”, “vừa chuyên”, có phẩm chất và năng lực toàn diện đủ sức gánh vác công việc của cách mạng Vai trò của công tác bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho cán bộ xã, phường, thị trấn thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

Công tác QS,QP,AN ở xã, phường, thị trấn là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước được thực hiện ở cơ sở trong cả thời bình và thời chiến Bao gồm: hoạt động giáo dục động viên và tổ chức xây dựng nền quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân; kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, chuẩn bị và thực hành chiến tranh nhân dân bảo vệ địa phương, giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia trong thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc của cả nước Đây là một trong những mặt công tác chủ yếu của cấp uỷ, chính quyền, ban ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương Tiến hành công tác quân sự địa phương ở địa phương là một trong những nội dung đã được qui định trong chức trách, nhiệm vụ của từng cán

bộ xã, phường, thị trấn Hướng dẫn số 35 của Ban Tổ chức TW ngày 15/10/2009

về quy định tổ chức hoạt động quân sự của xã, phường, thị trấn.: “Bí thư đảng ủy

các xã, phường, thị trấn làm bí thư đảng ủy quân sự, cấp ủy địa phương cùng cấp chỉ định tham gia đảng ủy quân sự xã, phường, thị trấn” Như vậy, cán bộ là một

trong những chủ thể quan trọng trong tiến hành công tác QS,QP địa phương

Trong những năm qua, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân đáp ứng, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới Vì vậy, phải tăng cường Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, thông qua hoạt động Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng trang bị, bổ sung cho cán bộ xã, phường, thị trấn những tri thức cần thiết về quân sự quốc phòng, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ có cơ sở khoa học trong việc phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần của các tổ chức, các lực lượng thuộc quyền vào quyền lợi các nhiệm vụ quân sự quốc phòng địa phương được giao

Trang 23

Hai là, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ xã, phường, thị trấn trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn trong tiến hành công tác QS,QP-AN, nhất là trong tình hình hiện nay.

Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ xã, phường, thị trấn nhằm quán triệt, nắm vững sâu sắc hơn những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội về bảo vệ Tổ chức xã hội chủ nghĩa, về nghệ thuật quân sự Việt Nam, nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách quân sự quốc phòng của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ QP,AN của địa phương, nhận thức đúng đắn hơn về những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù Ngược lại nếu người cán bộ thiếu hiểu biết về kiến thức QP,AN sẽ không nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng của công tác quân sự, quốc phòng, như vậy dẫn đến lơ là mất cảnh giác, bọn thế lực lợi dụng kích động, chống phá an ninh, chính trị của địa phương Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng quân sự, quốc phòng địa phương bao gồm các lực lượng như quân đội và nhân dân với mọi lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo, nhiều thành phần kinh

tế khác nhau; cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể nhân dân, các loại tổ chức, đơn vị ở mọi địa bàn

Thực tế hiện nay, một số cán bộ xã, phường, thị trấn nhận thức chưa đầy

đủ về tầm quan trọng của công tác quân sự quốc toàn dân Phương thức tiến hành công tác quân sự quốc địa luôn gắn liền với công tác vận động quần chúng của Đảng ở địa phương, lấy kiến thức quân sự quốc phòng - an ninh và quan điểm , đường lối của Đảng làm chổ dựa để “giáo dục, động viên, tổ chức” cho cán bộ xã Vì vậy việc Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ xã, phường, thị trấn là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong thực hiện tình hình hiện nay

Ba là, bồi dưỡng kiến thức QP,AN trực tiếp góp phần nâng cao năng lực tiến hành công tác QS,QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu.

Thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho cán bộ xã, phường, thị trấn nhằm trang bị cho họ những kiến thức hết sức cơ bản về công tác QS,QPĐP, có những hiểu biết, kỷ năng cần thiết về QS,QP,AN mà mình phụ trách để họ nắm vững và có tinh thần chủ động, tích cực trong phong trào bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia nói chung, bảo vệ quê hương nói riêng Nếu cán

Trang 24

bộ xã, phường, thị trấn không được bồi dưỡng kiến thức QS,QP-AN, trang bị và

bổ sung đầy đủ tri thức, kiến thức, kinh nghiệm, kỷ năng công tác QS,QP-AN ở địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đề xuất, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch, khả năng tập hợp, định hướng hoạt động và phát huy sức mạnh của các tổ chức các lực lượng, hạn chế đến chất lượng hiệu quả hoạt động công tác QS,QP-AN ở địa phương Mặc khác, cán bộ xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giáo dục, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cấp dưới và nhân dân, muốn thực tốt nhiệm vụ này thì trước hết họ phải được bồi dưỡng về kiến thức QP-AN

Đặc điểm của bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phương, thị trấn tỉnh Bạc Liêu.

Chủ thể bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn do nhiều tổ chức, nhiều lực lượng tiến hành.

Chủ thể bồi dưỡng, trước hết là các cấp ủy, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở, trong đó chủ thể trung tâm là Hội đồng giáo dục quốc phòng - an ninh cấp tỉnh, huyện - có trách nhiệm chỉ đạo quản lý hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ xã, phường, thị trấn; ngoài ra còn có đảng ủy quân sự, cơ quan quân sự địa phương tỉnh, huyện, trường quân sự tỉnh, đội ngũ giáo viên trường quân

sự, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các trường chính trị, hành chính, ban tuyên giáo, các cơ quan, ban ngành địa phương được giao nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức QP,AN… Ngoài ra, còn chính bản thân đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn vừa là chủ thể, vừa là đối tượng bồi dưỡng Đặc điểm này đòi hỏi trong quá trình thực hiện bồi dưỡng kiến thức QP,AN phải phân rõ trách nhiệm của từng lực lượng, đồng thời phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thống nhất và đồng

bộ từ tỉnh đến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn

Quá trình bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ KT - XH, QP,AN ở địa phương.

Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là những người đang giữ các chức

vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành trong các tổ chức đảng, chính quyền ở địa phương; là lực lượng nòng cốt trong thực hiện mọi mặt hoạt động CT,

Trang 25

KT,VH-XH, QP, AN ở địa phương Mặc dù tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức QP,AN tập trung tại trường hay tại chức ở địa phương, hoặc tự học tập,

tự bồi dưỡng, nhưng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn không thoát ly khỏi các hoạt động KT - XH, QS,QP-AN ở địa phương Họ vừa tham gia học tập, vừa trực tiếp chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, củng cố QP,AN của địa phương theo chức trách, nhiệm vụ được giao Điều đó vừa tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ này vận dụng ngay những kiến thức được trang bị vào giải quyết các công việc theo chức trách, vừa gây nên những khó khăn, hạn chế đến chất lượng bồi dưỡng kiến thức

QP, AN, do họ bị chi phối bởi nhiều công việc khác

Việc bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu diễn ra không thường xuyên, liên tục.

Chỉ thị số 12CT/TW của Bộ Chính trị yêu cầu, giáo dục QP,AN phải “kết hợp giáo dục thường xuyên với giáo dục tập trung có trọng tâm, trọng điểm” Trên thực tế, ở Bạc Liêu, việc bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ

xã, phường, thị trấn thường diễn ra theo từng đợt, gắn với việc cấp trên mở các lớp học tập trung tại trường quân sự tỉnh, hoặc tổ chức các hội nghị quán triệt, học tập nghị quyết, chỉ thị… của cấp trên, hay mở các đợt tập huấn về QP,AN Đồng thời, hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP,AN thường diễn ra khi địa phương tổ chức thực hiện một nội dung cụ thể của công tác QS,QP địa phương như: tuyển quân; xây dựng, huấn luyện dân quân, tự vệ, lực lượng dự bị động viên của địa phương; tổ chức diễn tập cấp xã hoặc cụm xã; tham gia diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện; hoặc xử lý những tình huống cụ thể về QP,AN trên địa bàn địa phương

Bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho cán bộ xã, phường, thị trấn được quy định và thực hiện bởi nhiều văn bản pháp lý từ Trung ương đến địa phương

Từ chỉ thị, nghị quyết của Đảng, quy định của luật, nghị định của Chính phủ, thông tư liên tịch đến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các ngành Điều đó thể hiện trong các quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, việc thể chế hóa thành các đạo luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư để các cấp cấp, các ngành quán triệt, triển

Trang 26

khai ra các quyết định, xây dựng kế hoạch triển khai cho các cấp, các ngành trên từng địa bàn, địa phương thực hiện Thông qua quá trình thực hiện một cách chặt chẽ, thống nhất ở các cấp, các ngành và ở các quy định bồi dưỡng kiến thức QP,AN nói chung bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho cán bộ xã, phường, thị trấn đây là nhiệm vụ chủ yếu ngày càng đi vào nề nếp vững chắc và đây cũng là tiêu chí, điều kiện để xem xét đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Trên cơ sở các văn bản qui định các qui định của Đảng và Nhà nước; các tỉnh quán triệt và chỉ đạo cho cấp huyện trực tiếp thực hiện các qui định trên Từ

đó các huyện, ban chỉ huy quân sự tham mưu cho cấp ủy xác định chủ trương, giúp chính quyền xây dựng chương trình, kế hoạch, đối tượng bồi dưỡng; xác định nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ QS,QP của từng xã, phường, thị trấn và triển khai tổ chức thực hiện

Những đặc điểm cơ bản trên đây tác động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu, đòi hỏi các chủ thể bồi dưỡng cần phải nắm vững để xác định nội dung, biện pháp bồi dưỡng cho phù hợp, nhằm làm cho hoạt động này đạt kết quả tốt hơn

* Tiêu chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu hiện nay.

Những tiêu chí cơ bản để đánh giá đúng thực chất kết quả hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho cán bộ xã, phường, thị trấn bao gồm:

Một là, đánh giá về nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của chủ thể bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn

Đây là tiêu chí cơ bản quan trọng hàng đầu chi phối ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ cấp xã Bởi vì, chất lượng, hiệu quả của bất cứ hoạt động nào đều bắt nguồn từ nhận thức đúng gắn với trách nhiệm cao và trình độ năng lực tổ chức thực hiện hoạt động đó của chủ thể Vì vậy, để đánh giá được kết quả hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP,AN trước hết phải căn cứ vào nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của các chủ thể bồi dưỡng

Trang 27

Trong tiêu chí này, trên cơ sở đánh giá nhận thức, trình độ, năng lực trách nhiệm lãnh đạo, chính quyền, chỉ huy các cấp, các cơ quan chức năng trong lãnh đạo, tổ chức điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn bằng các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch… Về công tác bồi dưỡng kiến thức QP,AN, cần tập trung đi sâu đánh giá chất lượng nhận thức, trách nhiệm, trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy bồi dưỡng kiến thức QP,AN tại trường quân sự địa phương và nhận thức trách nhiệm của chính đội ngũ các

bộ tham gia lớp bồi dưỡng Thông qua hoạt động giảng dạy và học tập kiến thức QP,AN thông qua ý thức chủ động, cầu tiến, ham học hỏi, tự giác, tích cực, chủ động tự học tự nghiên cứu tìm tòi học hỏi những kiến thức về quốc phòng - an ninh nhằm củng cố kiến thức, hiểu biết cho bản thân mình

Hai là, xây dựng kế hoạch và thực hiện những nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.

Đây là một tiêu chí quan trọng phản ánh rõ trình độ, năng lực của các chủ thể bồi dưỡng kiến thức QP,AN Vì các cấp ủy, chính quyền, chỉ huy, các

cơ quan chức năng là lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch nội dung chương trình bồi dưỡng; đôn đốc, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện cả quá trình; đội ngũ giáo viên trường quân sự là lực lượng trực tiếp thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình các lớp bồi dưỡng kiến thức QP,AN

Thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức QP,AN là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng trong quá trình bồi dưỡng cho cán

bộ Bởi nội dung chính là yếu tố cốt lõi tác động trực tiếp đến sự chuyển hóa đối tượng, và nó có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng hình thức, phương pháp và các công cụ phương tiện trong quá trình bồi dưỡng Khi đánh giá nội dung, chương trình bồi dưỡng cần căn cứ vào các yếu tố sau:

Tính hệ thống, khoa học, hiện đại, kế thừa của hệ thống kiến thức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn Vấn đề này được thể hiện ở kế hoạch bài giảng theo giáo trình, chương trình của Bộ Quốc phòng quy định, bảo đảm tính cơ bản, toàn diện thiết thực và có hệ thống, phù hợp với mục tiêu của

Trang 28

từng đối tượng để quán triệt và thực hiện đúng nguyên lý giáo dục của Đảng, Nhà nước; giáo dục có tính nhân dân, tính truyền thống dân tộc, tính khoa học kỹ thuật, quân sự hiện đại; giáo dục lý thuyết đi đôi với thực hành Nội dung bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho cán bộ xã, phường, thị trấn phải phù hợp với yều cầu, nhiệm vụ QP,AN của địa phương.

Tính toàn diện sinh động của nội dung bồi dưỡng được thể hiện ở việc

kế thừa, phát triển và cụ thể hóa nội dung, chương trình theo quy định của cấp trên cho phù hợp với đối tượng, sát với tình hình thực tế ở địa phương; ở việc xác định nội dung bổ trợ, tham quan, bồi dưỡng góp phần bổ sung những kiến thức đã học làm sau cho thật gần gũi với người theo học để họ vận dụng vào thực tiễn một cách khoa học và mang lại hiệu quả

Về hình thức tổ chức bồi dưỡng: có nhiều hình thức tổ chức bồi dưỡng tùy vào từng đối tượng được thể hiện ở các tiêu chí sau: phải có tính đúng đắn khoa học của việc tổ chức lớp học sao cho phù hợp với đối tượng, tính khoa học của việc xây dựng và thực hiện bài giảng, tính chặt chẽ nghiêm túc của học viên khi tham gia khóa học, các buổi thảo luận, kiểm tra, các buổi bổ trợ, tham quan

Về phương pháp bồi dưỡng kiến thức QP,AN; giữa nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp và đối tượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên kết quả của lớp bồi dưỡng kiến thức QP,AN Do vậy khi đánh giá kết quả bồi dưỡng phải tùy vào nội dung bài giảng, chương trình, hình thức và phương pháp giảng mà đánh giá cho phù hợp với các đối tượng được bồi dưỡng

Đánh giá việc sử dụng các công cụ, phương tiện bồi dưỡng kiến thức QP,AN bao gồm: giáo trình, bài giảng, tài liệu phục vụ cho lớp và tài liệu tham khảo, mô hình học cụ, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện hiện đại trình chiếu trong bồi dưỡng sẽ đem lại kết quả cao cho khóa học

Ba là, kết quả việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và khả năng quản lý nhà nước về QP,AN theo chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu

Trang 29

Đây là một tiêu chí cơ bản phản ánh rõ nét nhất kết quả của quá trình bồi

dưỡng, được thể hiện ở sự chuyển biến về nhận thức, thái độ, trách nhiệm của cán bộ công chức cấp xã trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hoạt động QP,AN ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, thể hiện ở hiệu quả công tác QP,AN của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Tập trung đánh giá việc lãnh đạo, điều hành, quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức QP,AN

ở địa phương cho cán bộ xã, phường, thị trấn Đòi hỏi cấp ủy địa phương cơ quan quân sự phải đủ mạnh tham mưu cho chính quyền, tham gia xây dựng đảng

ủy quân sự, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của công tác bồi dưỡng kiến thức QP,AN

Đánh giá chính xác kết quả bồi dưỡng kiến thức QP,AN là cả một quá trình Những tiêu chí trên đây là cơ sở để phân tích đánh giá đúng thực trạng, chỉ

rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho công tác bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu hiện nay

1.2 Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu

1.2.1 Những ưu điểm và nguyên nhân

* Những ưu điểm

Trước hết, về cơ bản các cấp uỷ đảng, chính quyền và cơ quan chức năng địa phương đã nhận thức đầy đủ và thường xuyên quan tâm, tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.

Những năm qua, đảng uỷ, chính quyền tỉnh Bạc Liêu, đảng uỷ, chỉ huy cơ quan quân sự và các cơ quan chức năng của tỉnh, các huyện, thành phố thuộc tỉnh đã quán triệt nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng, Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền về giáo dục QP, AN của Chính phủ, các quy định, quyết định, thông tư, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Hội đồng giáo dục QP, AN Trung ương, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành chức năng về giáo dục QP, AN và bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ công chức các cấp Qua đó đã nhận thức

Trang 30

đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, mục tiêu, yêu cầu giáo dục QP,AN, nhờ vậy mà có chuyển biến tích cực về thái độ, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.

Sau khi có sự thống nhất nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo, cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan chức năng của tỉnh đã cụ thể hoá các văn bản trên thành chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho các đối tượng, trong

đó có đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn một cách phù hợp, sát tình hình thực tế địa phương

Hầu hết các cấp uỷ, chính quyền địa phương đều nêu cao vai trò trách nhiệm, tích cực chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục QP,AN nói chung và bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho cán bộ xã, phường, thị trấn nói riêng Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, có trên 70% số người được hỏi cho rằng, cấp uỷ, chính quyền địa phương rất quan tâm đối với hoạt động này 100% các cấp uỷ địa phương và đảng uỷ quân sự các cấp trong nhiệm kỳ đều

có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục QP,AN, trong đó có bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn; đồng thời, đó cũng là một nội dung quan trọng trong nghị quyết thường kỳ của các cấp uỷ đảng trong Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu Việc triển khai tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết được các cấp, các ngành của tỉnh tiến hành tích cực, có phân công, phân nhiệm rõ ràng và có hiệu quả Trong những năm qua, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức cho hầu hết cán bộ xã, phường, thị trấn đi học ở các lớp bồi dưỡng kiến thức QP,AN tập trung tại Trường Quân sự tỉnh, cơ bản bảo đảm đủ số lượng, đúng thành phần Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động bồi dưỡng tại chức ở từng địa phương, cơ sở như: tổ chức cho cán bộ học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ KT-XH, QP,AN của đất nước, của địa phương; tổ chức các đợt tập huấn về những vấn đề liên quan đến thực hiện công tác QS,QP địa phương… Sự quan

Trang 31

tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã tạo cơ sở, nền tảng, định hướng đúng đắn để công tác bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn được tổ chức chặt chẽ, đạt hiệu quả cao trong những năm qua.

Cấp ủy, chỉ huy cơ quan quân sự tỉnh, huyện, thành phố thuộc tỉnh thường xuyên đề cao trách nhiệm, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ

xã, phường, thị trấn ở địa phương; phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương để triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, quyết định… của cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác này Bộ chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố khảo sát tình hình đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn; căn cứ vào quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh để phân bổ chỉ tiêu cho các huyện, thị

xã, thành phố; lập danh sách và triệu tập học viên theo đúng quy định Đồng thời, chủ động phối hợp với cơ quan tuyên giáo, đài phát thanh, truyền hình và báo địa phương làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức QP,AN ở địa phương; phối hợp với các cơ quan có liên quan làm tốt công tác bảo đảm về

cơ sở vật chất, tài chính, phương tiện, tài liệu… cần thiết Đảng uỷ, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền và Trường Quân sự tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội đội ngũ cán bộ

xã, phường, thị trấn

Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các cơ quan, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường Quân sự tỉnh đã nhận thức rõ, bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho CBCC xã, phường, thị trấn là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Nhà trường Từ đó, đề cao trách nhiệm, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ này Trên cơ sở nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy Nhà trường, Ban Giám hiệu đã xây dựng các chỉ thị, kế hoạch để chỉ đạo, tổ chức thực hiện từng khoá học, lớp học Đặc biệt, Hiệu trưởng Nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo các lớp bồi dưỡng kiến thức QP, AN do một đồng chí Phó hiệu trưởng làm trưởng ban Toàn trường đã tập trung sức thực hiện tốt các khâu, các

Trang 32

bước đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng công tác này Trong đó, chú trọng chuẩn bị chu đáo nơi ăn, ở, sinh hoạt của học viên, thao trường bãi tập huấn luyện, tích cực xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đã nhận thức đúng vai trò là người trực tiếp truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho người học, là một trong những chủ thể giữ vai trò quyết định đến chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP,AN Vì thế, đội ngũ này luôn đề cao trách nhiệm, có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, tích cực tìm tòi, học hỏi, nâng cao trình độ, kiến thức, nhất là kiến thức về KT - XH, pháp luật…(đối với giáo viên của Trường Quân sự), kiến thức về QP, AN (đối với báo cáo viên dân sự được mời giảng) Do đó, chất lượng từng giờ giảng, từng bài giảng được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học, của nhiệm vụ Kết quả điều tra, khảo sát thực tế cho thấy, có 75% số người được hỏi cho rằng, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, báo cáo viên đạt loại tốt và khá

Thứ hai, nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn của trường quân sự địa phương đã được quan tâm đổi mới, hình thức, biện pháp bồi dưỡng ngày càng phong phú,

đa dạng hơn.

Đối với các lớp bồi dưỡng kiến thức QP,AN tại Trường Quân sự tỉnh: trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức QP,AN, căn cứ vào thực tiễn mới, tình hình mới trong những năm qua, trường quân sự địa phương đã mạnh dạn đổi mới quy trình đào tạo, đồng thời nỗ lực tập tung đầu tư nghiên cứu, xây dựng và từng bước hoàn thiện nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ xã, phường, thị trấn

Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu đã coi trọng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, chặt chẽ nội dung, chương trình do Bộ Quốc phòng ban hành; đồng

Trang 33

thời, bước đầu đã nghiên cứu, vận dụng, đổi mới nội dung cho phù hợp với sự phát triển của tình hình thực tiễn địa phương, đất nước, yêu cầu nhiệm vụ QS,

QP, AN ở địa phương và đặc điểm, chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu

Đối với các lớp bồi dưỡng tập trung tại Trường Quân sự tỉnh, nội dung bồi dưỡng tập trung vào những vấn đề chủ yếu như: quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội, về bảo vệ Tổ quốc XHCN; chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; phòng chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; quản lý nhà nước về quốc phòng, thế trận QPTD gắn với thế trận ANND ở cơ sở; xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện; xây dựng và hoạt động tác chiến của LLVT địa phương ở cơ sở; văn kiện chỉ huy chiến đấu và tổ chức diễn tập cấp xã; quản lý hành chính về trật tự xã hội và phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội tại cơ sở…

Đối với việc bồi dưỡng tại chức tại địa phương, nội dung bồi dưỡng tập trung vào những quan điểm mới của Đảng về QP, AN, BVTQ XHCN trong thời kỳ mới trong các văn kiện nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội X, XI của Đảng, Nghị quyết 8/NQ-TW của BCHTW khoá IX; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết 28/NQ-TW của BCHTW khoá XI các chỉ thị, kế hoạch của cấp uỷ, chính quyền địa phương về thực hiện nhiệm vụ QS, QP hàng năm; bồi dưỡng về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ QS,QP, an ninh gắn với phát triển KT - XH ở từng địa phương; kịp thời thông tin và định hướng nhận thức, tư tưởng về những sự kiện chính trị, kinh

tế, quân sự… trong nước và quốc tế; bồi dưỡng về cách thức, kinh nghiệm

xử lý các tình huống về QS, QP, giải quyết các vụ vi phạm pháp luật, tranh chấp, khiếu kiện và các tệ nạn xã hội ở cơ sở…

Các nội dung trên đã được các cơ quan chức năng và đội ngũ giáo viên, báo cáo viên nghiên cứu, chuẩn bị, lựa chọn công phu, sắp xếp theo một trật tự lôgíc khoa học, có sự đan xen tương đối hợp lý giữa nghiên cứu lý luận với nghiên cứu thực tế và luyện tập quân sự Nội dung, chương trình đó đã góp

Trang 34

phần vừa bổ sung những kiến thức mới, vừa củng cố, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động QP, AN, vừa nâng cao phẩm chất, năng lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn, bảo đảm cho

họ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao

Cùng với thực hiện, đổi mới nội dung, việc đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng đã được quan tâm đúng mức và đạt kết quả thiết thực Trong các lớp bồi dưỡng tập trung, phương pháp dạy học nêu vấn đề đã được sử dụng, bước đầu đạt kết quả tốt Phương pháp độc thoại dần được thay thế bằng phương pháp đối thoại, giao lưu cởi mở giữa người dạy và người học Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng và các mô hình học cụ mang tính trực quan khá phổ biến Trên cơ sở nội dung, chương trình và quỹ thời gian của mỗi đợt học tập, được sự chỉ đạo của trên, Trường Quân sự tỉnh đã chủ động điều chỉnh phương pháp bồi dưỡng theo hướng tăng thời gian học thực hành, nghiên cứu thực tế, thảo luận, trao đổi, mạn đàm, do vậy đã tạo được tâm lý thoải mái và sự hưng phấn, thích thú của người học Trong bồi dưỡng tại chức, phương pháp được sử dụng phổ biến và

có hiệu quả là: thông qua sinh hoạt của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể; thông qua tổ chức học tập, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; tổ chức các lớp tập huấn về

QP, AN; bồi dưỡng thông qua các hoạt động thực tiễn xử lý các tình huống QS,QP, AN Đặc biệt, các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương có vai trò hết sức quan trọng trong bồi dưỡng kiến thức QP, AN Ngoài ra, cấp trên bồi dưỡng cho cấp dưới, cán bộ cũ bồi dưỡng cho cán bộ mới, cán bộ tự bồi dưỡng, tự học tập là những hình thức, phương pháp được tiến hành tương đối thường xuyên ở các xã, phường, thị trấn góp phần nâng cao chất lượng bồi

dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ.

Ba là, đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn không ngừng được kiện toàn và nâng cao về phẩm chất, năng lực

Trang 35

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, của

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu, của những năm qua chất lượng đội ngũ giáo viên của trường quân sự địa phương đã có sự chuyển biến tích cực Đa số có trình độ theo quy định của Bộ Quốc phòng, có kinh nghiệm trong giảng dạy; biên chế của trường quân sự địa phương hiện nay có 16 giáo viên có trình độ Đại học và 01 giáo viên có trình độ thạc sĩ Giáo viên của Trường có tuổi đời bình quân là 40, được làm việc trong môi trường tương đối thuận lợi,

cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng giáo dục QP,AN khá hiện đại Song nhìn chung so với các trường khác trong khu vực thì Trường Quân sự tỉnh Bạc Liêu còn nhỏ bé, đời sống của giáo viên ở trường còn gặp nhiều khó khăn về nhà ở; về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy, điều đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải không ngừng tự nghiên cứu, tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo ra cái mới cho bài giảng của mình thêm sinh động và đạt chất lượng khi học viên học có hứng thú trong giờ giảng không gây nhàm chán

Bốn là, các cơ quan chức năng của tỉnh Bạc Liêu đã làm tốt việc xây dựng

và thực hiện các kế hoạch bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.

Cán bộ cấp xã là những người giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trên các mặt công tác của xã, thường ngày rất bận rộn vì phải giải quyết nhiều công việc Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy các cơ quan chức năng nhất là Hội đồng giáo dục QP,AN, các phòng, sở nội vụ, Ban chỉ huy Quân sự các huyện đã thường xuyên làm tốt việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý quản lý chặt chẽ nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho cán bộ xã, phường, thị trấn Công tác bồi dưỡng kiến thức QP,AN và công việc khác không bị chồng chéo, luôn tạo điều kiện cho cán bộ cấp xã dành thời gian cho học tập kiến thức QP,AN

Năm là, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đã có nhiều chuyển biến về mức

độ nhận thức và trách nhiệm trong tiến hành công tác QS,QP,AN ở địa phương.

Trang 36

Thông qua các đợt học tập, bồi dưỡng, tuyệt đại đa số cán bộ các xã, phường, thị trấn đã nhận thức rõ và hoàn toàn nhất trí với những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tất yếu khách quan phải bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tin tưởng vào đường lối quân sự của Đảng, vào quyết tâm và khả năng bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, thấy rõ được âm mưu thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng nước ta Trên cơ sở nhận thức, họ đã ý thức được ý thức được vai trò trách nhiệm của mình trong việc phải tổ chức, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, xây dựng lưc lượng vũ trang địa phương, chuẩn bị mọi mặt cho chiến tranh ngay từ thời bình…Qua khảo sát có 100% số người được hỏi cho rằng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh là rất cần thiết Đặc biệt qua các buổi thảo luận nhiều vấn đề thực tiễn về nhiệm vụ QS,QP,AN ở địa phương được học viên chuẩn bị chu đáo để đưa ra thảo luận Nhiều câu hỏi được giảng viên giải đáp thắc mắc và cùng cả lớp trao đổi, tạo ra không khí sôi nổi, cởi mở, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Kết quả kiểm tra, viết thu hoạch của các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh từ năm 2001 đến 2013 có: 48 lớp đối tượng 3 có 2.635 học viên tham dự; có 100% học viên viết kiểm tra, thu hoạch cuối khóa đều đạt kết quả cao, trong đó khoảng 75% đạt khá giỏi, còn lại 25% đạt trung bình

Việc vận dụng những kiến thức đã được bồi dưỡng vào thực tế công tác của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn từng bước đem lại hiệu quả cao hơn

Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đã đề cao vai trò trách nhiệm của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác QS,QP tạo mọi điều kiện thuận lợi để công tác QS,QP được thực hiện có hiệu quả; tổ chức giáo dục quốc phòng toàn dân có chất lượng; quan tâm hơn đến công tác xây dựng, huấn luyện dân quân tự vệ; đẩy mạnh các hoạt động xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ đáp ứng được yêu cầu đề ra; các dự án phát triển kinh tế xã hội ở địa phương đều được tham khảo ý kiến cơ quan quân sự huyện, thành phố để kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN, nhất là trong phát triển đô thị, xây dựng khu công nghiệp mới hiện nay

Trang 37

* Nguyên nhân ưu điểm

Một là, thời kỳ mới Đảng ta đã có đường lối chủ trương, chính sách đúng đắn; trên cơ sở đó Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, triển khai các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc.

Sau khi cả nước thống nhất, Đảng ta đã xác định đúng đắn hai nhiệm vụ

chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn cách mạng mới là xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Trong lúc tập trung vào nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chúng ta

đã không một phút lơi lỏng nhiệm vụ xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XI; đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Nghị quyết 8 của Bộ Chính trị về

an ninh quốc gia Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (khóa X); Nghị quyết số 152 của Chính phủ về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc; tổ chức thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục QP,AN trong tình hình mới và Nghị định số 116/NĐ-CP năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục QP,AN; Nghị Định

số 119/NĐ-CP năm 2014 về công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành và địa phương; Thông tư 176/2011/TT-BQP ngày 15/9/2011 về ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức QP,AN; Chỉ thị số 62-CT/TW Ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Bộ Chính trị, BCHTW khóa IX về “Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới”; Ngày 01 tháng 5 năm 2001 Chính phủ có Nghị định số 15/NĐ-CP về giáo dục quốc phòng, trong đó xác định rõ: nội dung giáo dục QP,AN cần tập trung xây dựng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tạo sự nhất quán cao trong nhận thức và hành động của mỗi cán

bộ, đảng viên Những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng đặt cơ sở, nền móng cho công tác bồi dưỡng kiến thức QP,AN nói chung, công tác bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn của Tỉnh Bạc Liêu nói riêng

Trang 38

Hai là, những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển KT - XH của địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ can bộ xã, phường, thị trấn đạt hiệu quả cao.

Sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng và của nhân dân ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị ổn định,

KT - XH phát triển nhanh, QP,AN được củng cố, làm cho sức mạnh tổng hợp và

vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, những năm qua, KT-XH của tỉnh Bạc Liêu đã không ngừng phát triển và thu được những kết quả quan trọng Kinh tế phát triển; văn hoá, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; công tác QS,QP,AN ở địa phương thường xuyên được củng cố và tăng cường; tình hình ANCT, TT,ATXH trên địa bàn được giữ vững Những thành tựu đó đã và đang là những nhân tố tích cực tác động đến tư tưởng, tình cảm và đời sống của mỗi cán bộ, đảng viên

và nhân dân, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng, bồi dưỡng cán bộ, trong đó có công tác bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đạt chất lượng, hiệu quả cao

Ba là, các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương, Ban Giám hiệu Trường Quân sự địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu.

Hội đồng Giáo dục QP,AN tỉnh đã tổ chức quán triệt tốt các văn bản cấp trên và ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục QP,AN, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các, sở, ban, ngành quán triệt sâu rộng và triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ đạt hiệu quả về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh cho các đối tượng, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Chính nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên, kịp thời của đảng

ủy, chính quyền các địa phương thuộc tỉnh Bạc Liêu, Ban chỉ huy quân sự tỉnh đã

Trang 39

làm cho cho hoạt động giáo dục quốc phịng nĩi chung, bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu nĩi riêng, đi đúng hướng, được tổ chức chặt chẽ, đem lại chất lượng, hiệu quả cao Đồng thời, sự quan tâm của Đảng ủy, chỉ huy Trường Quân sự địa phương, với vai trị là người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phịng - an ninh, là nguyên nhân quan trọng gĩp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phịng -

an ninh cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu Cĩ đến 79% số người được hỏi, thống nhất trả lời cĩ sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo,chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với đối với cơng tác bồi dưỡng kiến thức quốc phịng cho cán bộ xã, phường, thị trấn

Bốn là, cán bộ xã, phường, thị trấn cĩ ý thức trách nhiệm cao trong tự học, tự nghiên cứu kiến thức quốc phịng - an ninh.

Đây là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp quyết định chất lượng hiệu quả bồi dưỡng kiến thức quốc phịng - an ninh cho cán bộ xã, phường, thị trấn Bởi vì, xét đến cùng đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, thị trấn vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của hoạt động bồi dưỡng kiến thức quốc phịng -

an ninh; chất lượng bồi dưỡng khơng chỉ phụ thuộc vào chủ thể mà cịn phụ thuộc vào chính động cơ, thái độ, trách nhiệm của đối tượng bồi dưỡng Những năm qua, trên cơ sở xác định đúng động cơ, thái độ, trách nhiệm, nhận thức đúng vai trị của kiến thức QP,AN mà đội ngũ cán bộ

xã, phường, thị trấn đã tích cực, tự giác, chủ động học tập khi tham gia các lớp bồi dưỡng, đồng thời cĩ nhiều cố gắng trong tự nghiên cứu nâng cao kiến thức mọi mặt của bản thân để vận dụng vào cơng việc thực tiễn

Cĩ đến 82% số người được hỏi, thống nhất trả lời tốt khi đánh giá về nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đối với việc bồi dưỡng kiến thức quốc phịng- an ninh

1.2.2 Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

* Những hạn chế, khuyết điểm.

Trang 40

Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, thực tế cho thấy, trong những năm qua hoạt động bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đội ngũ cán bộ

xã, phường, thị trấn của tỉnh Bạc Liêu cũng còn bộc lộ những hạn chế sau đây:

Một là, nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chức năng ở tỉnh Bạc Liêu đối với công tác QS, QP địa phương và việc bồi dưỡng kiến thức QP,AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn còn những hạn chế, bất cập.

Một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chức năng, các cấp, các ngành của tỉnh nhận thức chưa sâu sắc về công tác QS, QP, AN ở địa phương, chưa thấy hết âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quệt của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta và địa phương, dẫn đến thiếu chủ động, tích cực trong tiến hành các nội dung của công tác QS, QP địa phương Đặc biệt, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng, mục tiêu, yêu cầu của công tác giáo dục QP, AN nói chung và bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn nói riêng Vì thế, chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này Công tác chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chức năng của địa phương còn thiếu kiên quyết, có biểu hiện khoán trắng cho cơ quan quân sự, dẫn đến việc cử cán bộ đi học tập chưa nghiêm túc, triệt để Một số địa phương không

cử đủ số lượng cán bộ đi học so với chỉ tiêu được giao, hoặc đề nghị thay đổi số lượng, chức danh cán bộ nhiều lần; tiêu chuẩn, chất lượng cán bộ còn thấp so với yêu cầu Việc phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng của địa phương trong triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kiến thức QP, AN còn thiếu chặt chẽ, thống nhất, nên việc nắm đối tượng, chất lượng học tập của từng khoá và theo dõi quá trình công tác thực tế của cán bộ sau khi được bồi dưỡng để kịp thời rút kinh nghiệm chưa thường xuyên

Việc bồi dưỡng tại chức cho cán bộ cơ sở ở một số địa phương còn thụ động, chưa có chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể, có biểu hiện hình thức, được chăng hay chớ, chưa quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thực tế

Hai là, việc thực hiện chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu có

Ngày đăng: 14/12/2016, 21:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. 1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập Nghị quyết Tài liệu học tập Nghị quyết Trung ương lần thứ tám khóa IXTrung ương lần thứ tám khóa IX, Nxb CTQG, Hà Nội. , Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập Nghị quyếtTài liệu học tập Nghị quyếtTrung ương lần thứ tám khóa IX"Trung ương lần thứ tám khóa IX
Tác giả: 1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2003
10. 10. Bộ Quốc phòng (2007), Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định số 555/QĐ-BQP ngày 21/3/2007 về Quyết định số 555/QĐ-BQP ngày 21/3/2007 về việc bviệc ban hành Danh mục giáo trình bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho an hành Danh mục giáo trình bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho cán bộ, công chức và đảng viêncán bộ, công chức và đảng viên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 555/QĐ-BQP ngày 21/3/2007 vềQuyết định số 555/QĐ-BQP ngày 21/3/2007 vềviệc b"việc ban hành Danh mục giáo trình bồi dưỡng kiến thức QP, AN choan hành Danh mục giáo trình bồi dưỡng kiến thức QP, AN chocán bộ, công chức và đảng viên
Tác giả: 10. Bộ Quốc phòng (2007), Bộ Quốc phòng
Năm: 2007
11. 11. Bộ Tổng tham mưu - Cục Dân quân tự vệ (2008), Bộ Tổng tham mưu - Cục Dân quân tự vệ (2008), Các văn bản về công tác Các văn bản về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh,giáo dục quốc phòng - an ninh, Nxb Quân đội nhân dân. Nxb Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản về công tácCác văn bản về công tácgiáo dục quốc phòng - an ninh,"giáo dục quốc phòng - an ninh
Tác giả: 11. Bộ Tổng tham mưu - Cục Dân quân tự vệ (2008), Bộ Tổng tham mưu - Cục Dân quân tự vệ
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân. Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2008
12. 12. Chính phủ (2003), Chính phủ (2003), Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 Về Về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấncán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 VềVềcán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
Tác giả: 12. Chính phủ (2003), Chính phủ
Năm: 2003
13. 13. Chính phủ (2003), Chính phủ (2003), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21-10-2003 Về chế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21-10-2003 Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấnđộ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21-10-2003 Về chếNghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21-10-2003 Về chếđộ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
Tác giả: 13. Chính phủ (2003), Chính phủ
Năm: 2003
14. 14. Chính phủ (2007), Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 Chính phủ (2007), Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 về về giáo dục QP, AN.giáo dục QP, AN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007"Chính phủ (2007), "Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 về vềgiáo dục QP, AN
Tác giả: 14. Chính phủ (2007), Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 Chính phủ
Năm: 2007
15. Phạm Gia Cư (2009), Nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức QP-AN cho sinh viên trên địa bàn Thủ đô Hà nội hiện nay, Đề tài cấp Học viện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức QP-AN cho sinh viên trên địa bàn Thủ đô Hà nội hiện nay
Tác giả: Phạm Gia Cư
Năm: 2009
16. 16. Nguyễn Mạnh Dũng (2005), “Mấy suy nghĩ về nâng cao hiệu quả hoạt Nguyễn Mạnh Dũng (2005), “Mấy suy nghĩ về nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục quốc phòng cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay”, động của Hội đồng giáo dục quốc phòng cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay”, Tạp chí QPTDTạp chí QPTD (12/2005). (12/2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy suy nghĩ về nâng cao hiệu quả hoạt Nguyễn Mạnh Dũng (2005), “Mấy suy nghĩ về nâng cao hiệu quả hoạtđộng của Hội đồng giáo dục quốc phòng cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay”,động của Hội đồng giáo dục quốc phòng cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay”,"Tạp chí QPTD"Tạp chí QPTD
Tác giả: 16. Nguyễn Mạnh Dũng (2005), “Mấy suy nghĩ về nâng cao hiệu quả hoạt Nguyễn Mạnh Dũng
Năm: 2005
17. Đảng bộ tỉnh Bạc liêu, Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh Bạc Liêu lần thứ XIV 2011-2015, Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh Bạc Liêu lần thứ XIV 2011-2015
18. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,thứ VIII, Nxb CTQG Nxb CTQG, , Hà Nội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần"Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII, "thứ VIII
Tác giả: 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQGNxb CTQG
Năm: 1996
19. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp Chấp hành Trung ương (khoá VIII)hành Trung ương (khoá VIII) , Nxb CTQG, Hà Nội. , Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban ChấpChấphành Trung ương (khoá VIII)"hành Trung ương (khoá VIII)
Tác giả: 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1997
20. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII),hành Trung ương (khóa VIII), Nxb CTQG Nxb CTQG , Hà Nội , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban ChấpVăn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấphành Trung ương (khóa VIII), "hành Trung ương (khóa VIII)
Tác giả: 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQGNxb CTQG
Năm: 1997
21. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,thứ IX, Nxb CTQG Nxb CTQG, , Hà Nội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnVăn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX, "thứ IX
Tác giả: 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQGNxb CTQG
Năm: 2001
22. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,thứ X, Nxb CTQG Nxb CTQG, , Hà Nội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần"Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X, "thứ X
Tác giả: 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQGNxb CTQG
Năm: 2006
24. Nguyễn Huy Hoàng (2009), Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng
Năm: 2009
25. 25. Phạm Xuân Hảo (2006), “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục quốc toàn dân Phạm Xuân Hảo (2006), “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục quốc toàn dân trong thời kỳ mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục quốc toàn dânPhạm Xuân Hảo (2006), “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục quốc toàn dântrong thời kỳ mới
Tác giả: 25. Phạm Xuân Hảo (2006), “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục quốc toàn dân Phạm Xuân Hảo
Năm: 2006
27. 27. Nguyễn Văn Huyên (2005), “Yêu cầu về bản lĩnh chính trị của CBCC trong hệ Nguyễn Văn Huyên (2005), “Yêu cầu về bản lĩnh chính trị của CBCC trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay”,thống chính trị ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị Tạp chí Lý luận chính trị, (4/2005) , (4/2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yêu cầu về bản lĩnh chính trị của CBCC trong hệ Nguyễn Văn Huyên (2005), “Yêu cầu về bản lĩnh chính trị của CBCC trong hệthống chính trị ở nước ta hiện nay”, thống chính trị ở nước ta hiện nay”, "Tạp chí Lý luận chính trịTạp chí Lý luận chính trị
Tác giả: 27. Nguyễn Văn Huyên (2005), “Yêu cầu về bản lĩnh chính trị của CBCC trong hệ Nguyễn Văn Huyên
Năm: 2005
29. 29. V.I.Lênin (1900), “Những nhiệm vụ bức thiết của phong trào chúng ta”, V.I.Lênin (1900), “Những nhiệm vụ bức thiết của phong trào chúng ta”, V.I.Lênin, Toàn tập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhiệm vụ bức thiết của phong trào chúng ta”, V.I.Lênin (1900), “Những nhiệm vụ bức thiết của phong trào chúng ta”
Tác giả: 29. V.I.Lênin (1900), “Những nhiệm vụ bức thiết của phong trào chúng ta”, V.I.Lênin
Năm: 1900
30. 30. V.I.Lênin (1919), “Báo cáo của Ban Chấp hành TW ngày 18 tháng ba”, V.I.Lênin (1919), “Báo cáo của Ban Chấp hành TW ngày 18 tháng ba”, V.I.Lênin, Toàn tập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ban Chấp hành TW ngày 18 tháng ba”,V.I.Lênin (1919), “Báo cáo của Ban Chấp hành TW ngày 18 tháng ba”
Tác giả: 30. V.I.Lênin (1919), “Báo cáo của Ban Chấp hành TW ngày 18 tháng ba”, V.I.Lênin
Năm: 1919
33. 33. Hồ Chí Minh (1947), “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh (1947), “Sửa đổi lối làm việc”, Toàn tập, T oàn tập, tập 5, Nxb CTQG, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000.Hà Nội, 2000.34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh (1947), “Sửa đổi lối làm việc”, "Toàn tập,"T"oàn tập
Tác giả: 33. Hồ Chí Minh (1947), “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1947

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w