Cùng với tiến trình đổi mới phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái, HTCTCS huyện Yên Bình trong thời gian qua đang được quan tâm xây dựng và hoàn thiện nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây bên cạnh những ưu điểm, HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như: hệ thống tổ chức vẫn chưa ổn định; còn lúng túng trong hình thức tổ chức và phương thức hoạt động; mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành HTCTCS còn nhiều bất cập; đội ngũ cán bộ, công chức vừa thiếu lại vừa yếu... chưa ngang tầm với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Trang 1Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Trang 2YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI HIỆN NAY
1.1 Hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình,
tỉnh Yên Bái hiện nay - một số vấn đề lý luận
BÌNH, TỈNH YÊN BÁI HIỆN NAY
2.1 Yêu cầu xây dựng hệ thống chính trị cơ
sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hiện nay
2.2 Giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, các cơ sở xã, phường, thị trấn lànơi có tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú và là nơi nhân dân trực tiếp thực hiệnquyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình Do đó, Đảng ta khẳng định: “Hệthống chính trị cơ sở có vai trò rất quan trọng trong tổ chức và vận động nhân dânthực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đạiđoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năngphát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư”[19, tr 166].Xây dựng HTCTCS vững mạnh thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên vàcấp bách hiện NAY Bởi thế, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
khoá IX, năm 2002 đã ra Nghị quyết chuyên đề về Đổi mới và nâng cao chất lượng
Trang 4xây dựng thể chế, quản lý điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu Tổchức bộ máy ở nhiều cơ quan còn chưa hợp lý, biên chế cán bộ, công chứctăng thêm; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồngchéo Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầunhiệm vụ trong tình hình mới”[21, tr 171- 172]
Từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ thực trạngyếu kém của HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, huyện Yên Bình vàyêu cầu, nhiệm vụ chính trị trung tâm của huyện, nhất là giải quyết tốt vấn
đề dân tộc và tôn giáo trên địa bàn để đảm bảo sự ổn định, phát triển bềnvững của huyện Yên Bình đi lên CNXH hoà nhập chung với tiến trình pháttriển của tỉnh và đất nước thì việc xây dựng HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnhYên Bái là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết
Vì vậy, việc nghiên cứu “Hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hiện nay” dưới góc độ chính trị - xã hội là vấn đề quan trọng cấp bách,
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, vừa mang tính chiến lược lâu dài, vừacấp bách hiện nay, bởi vậy tác giả chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn
Nghiên cứu HTCT các cấp nói chung và HTCTCS nói riêng đang là vấn đề
có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn HTCT các cấp vững mạnh có ý nghĩachiến lược trong việc xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền làm chủ củanhân dân và sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam Vì vậy, trong những năm quavấn đề này đã được Đảng ta và nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều nhà khoa học, nhàquản lý quan tâm nghiên cứu trên các mặt, các góc độ khác nhau:
* Trong Cương lĩnh, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thực tiễn
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã luôn luôn thấy rõ vai trò to lớn củaHTCT và HTCTCS Trong công cuộc đổi mới, vấn đề HTCT và HTCTCS càngđược Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm nghiên cứu qua các kỳ đại hội; đặc biệt,
Trang 5Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, năm 2002 đã ra Nghị
quyết chuyên đề về Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, gần nhất là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã thể hiện rõ quá trình hình
thành, bổ sung, phát triển và hoàn thiện chủ trương về đổi mới và nâng cao chấtlượng HTCT và HTCTCS ở nước ta
* Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu trực tiếp vấn đề HTCT và
HTCTCS: Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Văn
Thảo, Trần Xuân Sầm (đồng chủ nhiệm), (1999), Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới, Nxb CTQG, Hà Nội; Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên), (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội; Vũ Hoàng Công (2002), Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm, xu hướng và giải pháp, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội; Chu Văn Thành (chủ biên), (2004), Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội; Hoàng Chí Bảo (chủ biên), (2004), Hệ thống chính trị ở cơ
sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội; Lê Minh Thông và Nguyễn Tài Đức (đồng chủ biên), (2008), Một số vấn đề về cơ sở khoa học của công tác tổ chức trong hệ thống chính trị, Nxb CTQG, Hà Nội; Nguyễn Duy Quý (chủ biên), (2008), Hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới; Nxb CTQG, Hà Nội; Lê Minh Thông (chủ biên), (2008), Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống
chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà
Nội; Nguyễn Hữu Đổng (chủ biên), (2010), Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay (Xuất bản lần thứ hai), Nxb CTQG, Hà Nội; Trần Đình Hoan (chủ biên), (2010), “Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020”, Nxb CTQG, Hà Nội…
Trang 6Các công trình khoa học trên đây tuy tiếp cận HTCT từ nhiều cách, nhiều góc
độ khác nhau, song tựu chung lại, đều nghiên cứu, khảo sát, phân tích, khái quát nhữngvấn đề căn cốt của HTCT với những mức độ khác nhau Qua những công trình đó, cóthể tổng quan lại những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã đưa ra
những định nghĩa theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp HTCT Những dấu hiệu, nội hàm
cơ bản của khái niệm HTCT, HTCTCS được nhận thức ngày càng sâu sắc, toàndiện hơn, góp phần nhận thức và chỉ đạo hiệu quả việc đổi mới, hoàn thiện HTCTcác cấp ở nước ta hiện nay
Thứ hai, các nhà khoa học đã tập trung phân tích cấu trúc, đặc điểm, các
nhân tố chế định và vị trí, vai trò của HTCT trên thế giới nói chung; những nét đặcthù của HTCT và HTCTCS ở nước ta nói riêng Trên cơ sở đó, giúp chúng ta tiếpthu những giá trị hợp lý mô hình tổ chức và hoạt động của HTCT các nước trên thếgiới làm cho tổ chức và hoạt động của HTCT của chúng ta hiệu quả hơn
Thứ ba, các nhà khoa học đã khảo sát, phân tích thực trạng HTCT Việt Nam
hiện nay, vạch ra những tích cực và hạn chế, bất cập, những bức xúc nổi cộm vànguyên nhân của nó Trên cơ sở khoa học và những luận cứ xác đáng đó, các côngtrình khoa học đề xuất phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu củng cố,đổi mới và hoàn thiện HTCT Việt Nam hiện nay đáp ứng những yêu cầu của sựnghiệp đổi mới đất nước hiện nay
* Nhóm công trình khoa học trực tiếp nghiên cứu HTCTCS ở từng địa bàn cụ thể của đất nước và tác động của nó đến các lĩnh vực của đời sống xã
hội, bao gồm: Trần Trọng Chính (1999), Đổi mới hệ thống chính trị cấp xã
nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở nông thôn Thái Bình hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội; Cấn Thị Dung (2003), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay luận văn thạc
sĩ chính trị học, Hà Nội; Đào Quang Ninh (2005), Phát huy vai trò hệ thống
Trang 7chính trị cơ sở trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội; Trần Đức Luân (2006), Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Nam trong thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội; Đỗ Thị Thạch và Phạm Thành Nam (chủ biên), (2006), Hệ thống chính trị cơ sở với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội; Đinh Văn Thành (2009), Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội; Đặng Thanh Nam (2010), Bộ đội địa phương tỉnh Cà Mau tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội…Ngoài ra, còn có
các bài báo khoa học có liên quan đến HTCT và HTCHCS như: Phạm Ngọc
Quang (1996), Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao động, Tạp chí Triết học, số 3; Đặng Đình Tân (2002), Chính quyền cấp xã - những vấn đề đặt ra hiện nay, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Đặc san số 3
Trong những công trình khoa học nêu trên, các tác giả đi từ quan điểm,phương pháp nghiên cứu tổ chức và hoạt động của HTCTCS để từ đó trình bàykhái niệm HTCTCS, những bộ phận hợp thành; khảo sát thực trạng HTCTCS ởcác địa bàn; xác định phương hướng và giải pháp đổi mới và nâng cao chấtlượng HTCTCS ở các địa bàn; phát huy vai trò của HTCTCS trong thực hiệncác nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh hiện nay
Tuy nhiên, chưa có một công trình khoa học nào dành riêng nghiên
cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống về Hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hiện nay Vì vậy, đề tài luận văn mà tác giả
đã lựa chọn là đề tài độc lập, không trùng lặp với các luận văn, luận án,công trình khoa học đã được công bố
Trang 83 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức và hoạt động của HTCTCS huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái
* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt
động của HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái từ năm 2002 đến nay
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về HTCT, HTCTCS
* Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn tổ chức và hoạt động của
HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái từ năm 2002 đến nayqua nghiên cứu, điều tra, khảo sát của tác giả và qua kếthừa các tư liệu, báo cáo tổng kết, các nghị quyết của Tỉnh
ủy Yên Bái và Huyện ủy Yên Bình có liên quan đến tổ chức
Trang 9và hoạt động HTCTCS và kết quả khảo sát của các côngtrình khoa học đã được công bố liên quan đến vấn đề này.
* Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử với nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể vàphát triển; tác giả sử dụng một số phương pháp cơ bảnnhư: phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp lịch sử vớilôgíc, thống kê, khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học vàphương pháp chuyên gia
5 Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần làm cơ sở để HTCT các cấp ở tỉnhYên Bái nghiên cứu, vận dụng trong xây dựng HTCTCS nóichung và HTCTCS huyện Yên Bình nói riêng
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu
tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề liên quan đến
HTCT, HTCTCS ở các nhà trường trong và ngoài Quân đội; làm tàiliệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay
6 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: phần mở đầu, 2 chương (4tiết), kết luận,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 11Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
CƠ SỞ HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI HIỆN NAY
1.1 Hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - một số vấn đề lý luận
1.1.1 Quan niệm hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
* Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hiện nay
Đặc điểm về tự nhiên
Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái Trungtâm huyện cách thành phố Yên Bái 8km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội170km về phía Tây Bắc, phía Đông Nam giáp huyện Đoan Hùng và huyện HạHòa của tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp thành phố Yên Bái, phía Tây Bắc giápthành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên, phía Đông Bắc giáphuyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp huyện Lục Yên của tỉnh.Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Yên Bái và Lào Cai chạy quatrung tâm và một số xã của Huyện
Diện tích tự nhiên của huyện Yên Bình hiện nay là 77.319,67 ha trong đó diệntích đất nông nghiệp có 57.690,43 ha chiếm 74,61% tổng diện tích tự nhiên YênBình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình hàng năm là22,90C; lượng mưa bình quân hàng năm là 2.121,2mm, số ngày mưa trung bình là
136 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm Độ ẩm trung bình là 37% Dođặc điểm là huyện có diện tích mặt nước nhiều (hồ Thác Bà trên 15.000 ha) nên khíhậu vùng này mang tính chất vùng hồ: mùa đông ít lạnh, mùa hè mát mẻ, thuận lợicho việc phát triển nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển du lịch dịch vụ
Về thổ nhưỡng, Yên Bình có nhiều loại đất, trong đó có nhóm đất đỏvàng (Feralit) chiếm 61% diện tích trong huyện có khả năng phát triển câycông nghiệp, cây lương thực và phát triển đồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc
Trang 12Nhóm đất dốc tự phân bổ rải rác ở các thung lũng sông, suối có khả năng cảitạo thâm canh trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.Nhóm đất phù sa phân bố dọc hai bên bờ sông Chảy có đặc tính độ phì nhiêuđáp ứng được yêu cầu sản xuất các loại cây màu và cây lương thực.
Các tài nguyên thiên nhiên của huyện khá phong phú, có trữ lượng khálớn; ngoài tài nguyên nước và tài nguyên rừng còn kể đến một số khoáng sản:
đá vôi có độ trắng cao, đá vôi vật liệu xây dựng, chì, kẽm, pyrit, cao lanh;ngoài ra có đá quý, bán đá quý và các loại cát, quặng vàng, than nâu
Tóm lại, huyện Yên Bình thuộc tỉnh Yên Bái là địa phương có nhiều lợi thế
so sánh về vị trí địa lý so với các huyện khác trong tỉnh Yên Bái, là đầu mối giaolưu kinh tế quan trọng của tỉnh Yên Bái giữa Lào Cai với Hà Nội, là cửa ngõ của
vùng Tây Bắc, rất thuận lợi để phát triển kinh tế dịch vụ.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Yên Bình có dân số 107.398 người, lực lượng lao động xã hội 45.037người, trong đó lực lượng lao động nông thôn chiếm 76,5% Trên địa bàn huyện
có 5 dân tộc cư trú, dân tộc Kinh chiếm 58%, dân tộc Tày chiếm 17%, dân tộcDao chiếm 14%, dân tộc Cao Lan (Sán Chay) chiếm 7%, dân tộc chiếm Nùng 3%tổng dân số của huyện và các dân tộc khác như: dân tộc Thái, dân tộc Mường Trong đó, người Kinh di cư đến địa phương từ thế kỷ XII, mang theo nhữngđặc trưng văn hoá của miền châu thổ đồng bằng và trung du Bắc Bộ; ngườiNùng di cư từ Vân Nam - Trung Quốc đến địa phương khoảng 200 - 300 nămtrước, còn lại là các dân tộc bản địa Mật độ dân cư bình quân toàn huyện là 139người/Km2, nhìn chung sự phân bố dân cư không đồng đều, tập trung chủ yếu ởcác xã hạ huyện và thị trấn huyện lỵ, riêng xã vùng cao Xuân Long chỉ có 49,1người/km2 Đồng bào các dân tộc trong huyện đoàn kết, cần cù lao động, tintưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
Trang 13Về tôn giáo, tín ngưỡng, cư dân trên đất Yên Bình chịu ảnh hưởng củacác loại tôn giáo sớm muộn có khác nhau Đạo Phật có ảnh hưởng mạnh tớiđịa phương sớm nhất vào thời Trần Đến thế kỷ XVII, khi Vũ Văn Mật mởtrường dạy học và lập văn chỉ ở Đại Đồng thì đạo Khổng mới bắt đầu du nhậpvào Yên Bình Người Tày thờ Khổng Tử tại bàn thờ tổ tiên cùng phật bàQuan âm trong nhà hoặc xây dựng các điện Phật trên đỉnh đèo có bóng câyrâm mát, tĩnh mịch Người Dao rất tôn sùng đạo Lão Công giáo du nhập vàoYên Bình từ năm 1647 khi Linh mục Gabral lập nhà thờ ở Đại Đồng Trải quamột quá trình khá dài, giáo sứ Yên Bình đã lập nên xứ đạo Vật Lẩm có 22 họgiáo và xứ đạo Đồng Lạng có 6 họ giáo Hiện tại, Công giáo tập trung ở một
số xã hạ huyện và dọc quốc lộ 70 với những hoạt động tôn giáo phức tạp
Huyện Yên Bình vốn giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng vẻvang Người dân Yên Bình vô cùng tự hào đã từng đứng trong đội quân củaChiêu Văn Vương Trần Nhật Duật giữ trại Thu Vật trước cuộc xâm lăng củagiặc Nguyên - Mông; trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Yên Bình
là một trong những nơi cao trào của cuộc khởi nghĩa Yên Bái; nhất là khi cóĐảng, truyên thống đó được nâng lên tầm cao mới Đó là những tiền đề vô cùngquý báu cho việc xây dựng HTCTCS huyện Yên Bình vững mạnh
Hiện nay, toàn huyện có 79 trường học với gần 900 lớp học từ ngành họcmầm non đến phổ thông trung học, tổng số học sinh hàng năm có khoảng 25.000
em, chiếm 24% tổng dân số Năm 1995 toàn huyện đã cơ bản hoàn thành xoá mùchữ và phổ cập giáo dục tiểu học Hiện có 25/26 xã được công nhận đạt chuẩnquốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 26/26 xã, thị trấn được côngnhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Huyện có một bệnh việntrung tâm, 3 phân viện - phòng khám khu vực (Thác Bà, Cẩm Nhân và Cẩm Ân)
và 26 trạm y tế cơ sở xã, thị trấn, bình quân 1 vạn dân có 3,2 bác sỹ
Trang 14Về cơ cấu kinh tế, đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâmnghiệp chiếm 13,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 74%; thương mại - dịch vụchiếm 12,5%; tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân đạt 14%; thu nhậpbình quân đầu người năm 2010 đạt 15,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩnmới “giảm từ 30,83% năm 2005 xuống còn 5,83% năm 2010”[26, tr 6].
Về kết cấu hạ tầng nông thôn: toàn huyện có 422 công trình thuỷ lợi lớn nhỏđang sử dụng khai thác, trong đó có 107 công trình kiên cố, 35 công trình tạm, hàngnăm đáp ứng khoảng 75% nhu cầu tưới tiêu Trên địa bàn có 56km quốc lộ, 93,5kmtỉnh lộ và gần 400km đường liên xã, liên thôn, 100% số xã đã có đường ô tô đếntrung tâm xã Ngoài ra, trên địa bàn còn có các tuyến đường thuỷ quan trọng trênlòng hồ Thác Bà, nối liền các xã, thị trấn ven hồ Mạng lưới điện quốc gia đã đượcphủ hết 26/26 xã, thị trấn Về thông tin liên lạc, hiện tại trên địa bàn huyện đã có26/26 xã, thị trấn có điện thoại, 26/26 xã, thị trán đã xây dựng được điểm bưu điệnvăn hoá, bình quân 10 máy điện thoại cố định/100 người dân Toàn huyện có trên99% số dân được sử dụng điện; 96% diện tích được phủ sóng phát thanh, truyềnhình
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xãhội, song huyện còn nhiều khó khăn: Kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, giaothông đi lại khó khăn do bị chia cắt bởi hồ Thác Bà Diện tích đất canh tác nôngnghiệp có ít, công nghiệp địa phương phát triển chưa mạnh Trình độ dân tríkhông đồng đều giữa các dân tộc, tập quán canh tác, tập quán sinh hoạt vẫn cònlạc hậu, đời sống của một bộ phân nhân dân còn gặp nhiều khó khăn
Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội trên đã tác động đến HTCT
mà đặc biệt là đến tổ chức và phương thức hoạt động của toàn bộ HTCTCShuyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, cũng như từng thành viên trong hệ thống đó
* Hệ thống chính trị
Trước đây, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin không dùngthuật ngữ HTCT mà chỉ dùng thuật ngữ “hệ thống chuyên chính vô sản”[28, tr
Trang 15250] và các ông nhấn mạnh: trong xã hội có giai cấp bất cứ giai cấp cầm quyềnnào cũng tổ chức ra bộ máy nhà nước để duy trì sự thống trị của mình đối với
xã hội Theo đó, khi giai cấp công nhân tiến hành cách mạng vô sản giànhthắng lợi tất yếu sẽ tổ chức ra hệ thống quyền lực của mình đối với xã hội đó là
hệ thống chuyên chính vô sản
Hệ thống chính trị XHCN ở Việt Nam được thiết lập sau Cách mạngtháng Tám năm 1945 thắng lợi Đó là chế độ dân chủ nhân dân, với sự ra đờicủa Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và các tổ chức chính trị- xã hội củanhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Cùng tiến trìnhphát triển của cách mạng, HTCT ở nước ta ngày càng được củng cố và kiệntoàn, mang bản chất giai cấp công nhân Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: Chuyên chính vô sản là sự thống trị về chính trị của giaicấp công nhân đối với toàn bộ xã hội, do cách mạng vô sản sinh ra và có sứmệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, đưa nhândân lao động lên địa vị làm chủ trên rất cả mọi mặt đời sống xã hội Theo ýnghĩa đó, Đảng ta sử dụng khái niệm HTCT XHCN thực chất xét về mụcđích, chức năng, nhiệm vụ là thống nhất với khái niệm chuyên chính vô sảntrong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Ở nước ta,khái niệm HTCT lần đầu tiên được sử dụng trong Văn kiện Hội nghị lần thứsáu Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (năm 1990) Theo đó, HTCT là mộtchỉnh thể bao gồm toàn bộ những tổ chức chính trị - xã hội (Đảng Cộng sảnViệt Nam, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các đoàn thể nhân dân)hoạt động hợp pháp cùng với cơ chế chính trị đảm bảo quyền lực thực tế củanhân dân lao động Nói cách khác, HTCT XHCN là toàn bộ những thiết chế, cơchế của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dânlao động, do đảng cộng sản lãnh đạo, nhà nước XHCN quản lý thực hiện chức
Trang 16năng cơ bản là xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩabảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Đến nay thuật ngữ HTCT đã được sử dụng phổ biến: “Hệ thống chính trị
là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiếtchế có quan hệ với nhau mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham giathực hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra các quyết định chính trị”[12, 167]
“Hệ thống chính trị trong chủ nghĩa xã hội là một chỉnh thể bao gồm nhiều tổchức chính trị, trong đó có nhà nước XHCN (nhà nước chuyên chính vô sản),đảng cộng sản, cùng các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp và mối quan hệ qualại giữa các yếu tố đó nhằm bảo đảm quyền lực của nhân dân”[25, 263]
* Hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Những vấn đề trên, hạn định vào huyện Yên Bình, có thể quan niệm: Hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là một chỉnh thể thống nhất bao gồm toàn bộ các thiết chế chính trị - xã hội hợp pháp cấp cơ sở - xã, phường và thị trấn (gồm tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân) ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và thể chế quy định về tổ chức và hoạt động giữa các tổ chức đó nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Xét về mặt cấu trúc HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái bao gồm hai
bộ phận cơ bản:
Thứ nhất, các thiết chế trong hệ thống chính trị cơ sở
Hệ thống chính trị cơ sở ở huyện Yên Bình bao gồm các thiết chế (tổ chức)
hợp pháp, có quan hệ về mục đích, chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiệnquyền lực chính trị ở cơ sở Mỗi thành tố hợp thành trong HTCT cơ sở có vị trí,vai trò, chức năng khác nhau được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc nhấtđịnh và gắn bó hữu cơ với nhau Các tổ chức đó bao gồm: tổ chức cơ sở đảng,chính quyền cơ sở (HĐND, UBND), Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Trang 17Tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ cơ sở) huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái: là hạt
nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở cơ sở huyện Yên Bình, nắm vữngnhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng đảng là then chốt, chăm lo xâydựng chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, bảo đảm sự phối hợp chặtchẽ các tổ chức trong hệ thống chính trị hướng vào phục vụ nhân dân, đưa đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến mọi người dân và tổ chứcthực hiện tốt ở cơ sở, phản ánh và giải đáp mọi tâm tư nguyện vọng của nhân dân,khơi dậy trí tuệ và nguồn lực của dân, không ngừng nâng cao trình độ dân sinh,dân trí, dân chủ ở cơ sở huyện Yên Bình
Chính quyền cơ sở: Bao gồm HĐND và UBND xã, thị trấn ở huyện Yên
Bình HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương huyện Yên Bình, đạidiện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địaphương huyện Yên Bình bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơquan Nhà nước cấp trên HĐND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quyđịnh của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương.Đồng thời, phát huy quyền chủ động sáng tạo của địa phương HĐND có hai chức
năng cơ bản là quyết định và giám sát trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ
sở UBND cấp xã là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước
ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của
cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp UBND có chức năngnhiệm vụ là thực hiện quản lý Nhà nước toàn diện trên địa bàn, tổ chức thực hiệnnhững nghị quyết và quyết định của HĐND cùng cấp ở cơ sở
Các đoàn thể nhân dân hay các tổ chức chính trị - xã hội ở huyện Yên Bình:
Các đoàn thể nhân dân trong HTCT cơ sở bao gồm Mặt trận Tổ quốc, Hội Nôngdân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhhuyện Yên Bình có chức năng chủ yếu là tập hợp, củng cố, xây dựng khối đại đoànkết toàn dân, tạo sự nhất trí về chính trị, tinh thần của nhân dân; tuyên truyền vận
Trang 18động nhân dân địa phương phát huy quyền làm chủ thực sự của mình trong thựchiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhànước trên địa bàn; bảo vệ, đại diện cho quyền lợi, ý chí của quần chúng, đại diệncho họ trong việc tham gia xây dựng và giám sát đảng, chính quyền, tập hợp nhữngkiến nghị của nhân dân để phản ánh với đảng và cơ quan Nhà nước cấp trên; chăm
lo, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của nhân dân Đặc biệt, trong giai đoạnhiện nay trước yêu cầu của công cuộc dân chủ hoá đời sống xã hội và yêu cầu củacông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc còn cómột chức năng quan trọng đó là chức năng phản biện xã hội, thực hiện quyềngiám sát việc đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện các mụctiêu xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội và trong thực hiện dân chủ XHCN ở cơ sởcủa tổ chức đảng, chính quyền địa phương Từ đó, kiến nghị với tổ chức đảng,chính quyền cơ sở điều chỉnh cho phù hợp
Thứ hai, các thể chế của hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Mỗi bộ phận hợp thành HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái có vị trí,
vai trò, chức năng khác nhau, song đều vận hành theo cơ chế tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo, tổ chức chính quyền cơ sở quản lý, nhân dân ở cơ sở làm chủ Theo đó,
tổ chức cơ sở đảng ở huyện Yên Bình lãnh đạo, đề ra chủ trương, đường lối, địnhhướng cho sự phát triển; chính quyền dùng các công cụ quản lý nhà nước để khơidậy sức mạnh của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân phát huy tính tích cực,tính năng động, sáng tạo của mình; nhân dân tích cực tham gia vào công tác xâydựng đảng, công việc quản lý xã hội của chính quyền, đồng thời giám sát hoạtđộng của các cơ quan Đảng, Nhà nước với tư cách chủ nhân của xã hội Cơ chếchính trị đó bảo đảm cho sự vận hành của HTCTCS, phản ánh và giải quyết mốiquan hệ giữa HTCTCS với xã hội, với nhân dân, với HTCT cấp trên và giữa cácthành tố cấu thành HTCTCS với nhau
Mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái: Xem xét mối quan hệ của HTCTCS huyện Yên Bình, thực
Trang 19chất là xem xét mặt hoạt động của nó được thể hiện ở hệ thống các mối quan
hệ theo mục đích, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động củaHTCTCS huyện Yên Bình cả chiều dọc và cả chiều ngang
Mối quan hệ theo chiều dọc, là mối quan hệ giữa HTCTCShuyện Yên Bình với HTCT huyện Yên Bình và tỉnh Yên Bái trong
hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta và mối quan hệ củatừng tổ chức, thiết chế theo hệ thống dọc (từ trên xuống và từdưới lên) Đây là mối quan hệ giữa lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và
phục tùng; đồng thời, là mối quan hệ tác động và ảnh hưởng
qua lại giữa các thành tố - thiết chế cấu thành HTCTCS huyệnYên Bình với nhân dân huyện
Mối quan hệ theo chiều ngang, là mối quan hệ qua lại giữacác thành tố - thiết chế cấu thành HTCTCS huyện Yên Bình theochức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng thiết chế trong hệthống; bao gồm các quan hệ: giữa tổ chức đảng và chính quyền
cơ sở Huyện; giữa tổ chức Đảng với các đoàn thể nhân dân ở cơ
sở Huyện; giữa chính quyền và các đoàn thể nhân dânHuyện…
Nh vËy, cơ chế là sự vận hành tổng hợp của các yếu tố trong một sự vậttheo một nguyên tắc nhất định, để sự vật đó tồn tại và phát triển đúng như bảnchất vốn có của nó Sự vận hành cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,nhân dân làm chủ” là bảo đảm mở rộng và thực thi có hiệu quả nền dân chủ
XHCN, làm cho mọi quyền lực xã hội đều thuộc về nhân dân.
1.1.2 Đặc điểm hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Theo Nghị định số 87/2008/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành điều chỉnhđịa giới hành chính, huyện Yên Bình có 26 đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm 24
xã và 2 thị trấn (1 thị trấn trung tâm huyện lỵ), trong đó có 1 xã vùng cao và 6 xã
Trang 20đặc biệt khó khăn, với 252 thôn và 31 tổ dân phố HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnhYên Bái có “26 Đảng bộ cơ sở, với 4144 đảng viên chiếm 85,82% đảng viêntrong toàn huyện”[3, tr 1] Có 26 HĐND, tương ứng có 26 UBND cấp xã; mỗithôn và tổ dân phố đều có tổ đại biểu HĐND; mỗi xã, thị trấn trong huyện đềuđược thành lập MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị; ở mỗi thôn và tổ dân phốđều có ban công tác Mặt trận, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội phụ nữ, Hội nôngdân, Hội Cựu chiến binh Đồng thời, hàng năm UBND xã tổ chức cho đại diệnnhân dân bầu trực tiếp trưởng thôn và tổ trưởng tổ dân phố, để quản lý, điều hànhcộng đồng dân cư.
Một là, cũng như HTCTCS ở Việt Nam nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là cấp thấp nhất trong bộ máy hành chính nước ta; có bộ máy đơn giản nhất và cán bộ biên chế được hưởng sinh hoạt phí thấp nhất; là cấp trực tiếp nhất chịu sự giám sát, đánh giá của nhân dân.
HTCTCS huyện Yên Bình là cấp thấp nhất xét theo khía cạnh quan hệ thứ bậcmang tính pháp lý của chỉnh thể HTCT duy nhất thống nhất ở nước ta hiện nay.Song, nếu xét theo khía cạnh thực thi mọi đường lối chính sách của Đảng và Nhànước thông qua cấp tỉnh đến cấp huyện và đến cấp cơ sở ở huyện Yên Bình thìđây lại là cấp không kém phần quan trọng Bởi vì, mọi đường lối chính sách củaĐảng và Nhà nước cuối cùng có thực hiện được hay không lại là ở cơ sở.HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái có bộ máy đơn giản nhất và cán bộ biên
chế được hưởng sinh hoạt phí thấp nhất Theo các quy định hiện hành thì
HTCTCS được biên chế và hưởng sinh hoạt phí không quá 25 người nên chi phíthấp Tuy bộ máy tổ chức đơn giản nhất nhưng vận hành bộ máy khá phức tạp.Bởi nó bị ảnh hưởng không chỉ bởi các yếu tố hành chính mà còn các yếu tố dòng
họ, gia tộc, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, truyền thống… HTCTCS huyện Yên Bìnhcấp trực tiếp nhất chịu sự chi phối, đánh giá của nhân dân trong Huyện Bởi vì,đây là cấp đầu tiên đối mặt với những yêu cầu bức xúc của dân chúng với những
Trang 21mâu thuẫn, thậm chí cả những xung đột nảy sinh trong đời sống dân cư, mọiđường lối chính sách của Đảng và Nhà nước quán triệt, triển khai đến dân đều quacấp cơ sở Vì vậy, HTCTCS huyện Yên Bình là cấp gần dân nhất và thể hiện tínhnhân dân một cách rõ ràng, trực tiếp nhất.
Hai là, HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được tổ chức, hoạt động trên địa bàn chia cắt bởi đồi núi cao và sông hồ Đây là một đặc điểm đặc thù của
HTCTCS huyện Yên Bình so với các huyện trong tỉnh Yên Bái và các tỉnh khác ởTây Bắc Địa hình của huyện Yên Bình khá phức tạp, với đặc điểm địa hình chuyểntiếp từ trung du lên miền núi, cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc; Yên Bỡnh cú nỳiCao Biền nằm phớa tả ngạn sụng Chảy (phớa Đông hồ Thác Bà) và núi Con Voinằm phía hữu ngạn sông Chảy (phía Tây hồ Thác Bà) Trên địa bàn huyện có sôngChảy (sông Trôi, sông Đạo Ngạn) cùng với hệ thống suối, ngòi lớn nhỏ như ngòiHành, ngòi Tráng, ngòi Bích Đà, ngòi Lòi, ngòi Dầu, ngòi Cát, ngòi Úc, ngòiBiệc chảy tựu lại tạo thành hồ Thác Bà với với diện tích 23.400ha, trong đó mặtnước chiếm tới 19.000ha, còn lại 1.331 hòn đảo lớn nhỏ, chiều dài của hồ là 80 km,chiều rộng từ 5-15km, sâu từ 15-34m, chứa được 3-3,9 tỷ mét khối nước Với địahình phức tạp như vậy đã đặt ra những khó khăn trong việc tổ chức và hoạt độngcủa HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái với tính cách là một chỉnh thể thốngnhất
Ba là, HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vừa phải lãnh đạo, tổ chức quản lý phát triển kinh tế, vừa phải quan tâm giải quyết vấn đề tôn giáo khá phức tạp trên địa bàn Huyện là nơi duy nhất được tỉnh Yên Bái quy hoạch khu công
nghiệp lớn của tỉnh (khu công nghiệp phía Nam), cũng là nơi đầu tiên của miềnBắc có công trình thủy điện đầu tiên - thủy điện Thác Bà Do đó, huyện xác định
cơ cấu kinh tế của địa phương là nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và
du lịch; coi sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là ngành kinh tế trọng yếu, sản xuất
Trang 22công nghiệp và dịch vụ là thế mạnh và mũi nhọn trong phát triển nền kinh tế củahuyện Yên Bình và của cả tỉnh Yên Bái.
Ở cơ sở huyện Yên Bình có nhiều tôn giáo tồn tại, trong đó vấn đề hoạtđộng của Công giáo khá phức tạp Thời gian qua, lợi dụng chính sách tự do tínngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, đạo Công giáo đã có nhiều âm mưu
và hành động chống phá chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết trên địa bànhuyện Điển hình, năm 2002, dưới sự chỉ đạo của Va-ti-căng, giáo sứ Làng Mớithuộc xã Mông Sơn tung tin máu chảy trên tượng Đức mẹ Maria gây mất anninh trật tự trên địa bàn Năm 2011, lợi dụng cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII vàHĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, dưới sự chỉ đạo của giáo phận Yên Bái,linh mục nhà thờ Mông Sơn, Vũ Linh đã vận động giáo dân không bỏ phiếu chocác ứng cử viên là đảng viên và kích động giáo dân phá hoại cuộc bầu cử nàygây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Huyện.Như vậy, trước yêu cầu cao của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và giảiquyết hiệu quả vấn đề tôn giáo trên địa bàn đã đặt ra những nhiệm vụ khó khăn,thử thách lớn cho HTCTCS huyện Yên Bình Đây chính là sự thể hiện rõ chứcnăng xây dựng và bảo vệ của HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hiện nay
Bốn là, HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái có đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ học vấn, chuyên môn và nghiệp vụ tuy đã được nâng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập Đội ngũ cán bộ của HTCTCS chưa
được chuyên môn hoá, ít được đào tạo cơ bản và họ cũng còn nặng tâm lý ngạihọc tập lý luận và chuyên môn nghiệp vụ theo xu hướng tâm lý “quan nhấtthời, dân vạn đại” Phần lớn những người được đào tạo cơ bản cả về lý luận vàchuyên môn nghiệp vụ đều tìm cách thoát ly khỏi cấp cơ sở xã, thị trấn
Nhìn chung chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong HTCTCS huyện YênBình, tỉnh Yên Bái có trình độ học vấn và lý luận chính trị thấp, cán bộ chủ chốt là
dân tộc ít người chiếm tỷ lệ cao so với một số huyện lân cận Chất lượng đội
Trang 23ngũ cán bộ, công chức cấp xã của HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Báikhông đồng đều, có nhiều cán bộ không chuyên nghiệp và ít được đào tạo,trình độ văn hoá, lý luận, chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, cụ thể: “Tổng cán
bộ chủ chốt và công chức cấp xã là 493 người; trong đó, trình độ giáo dục phổ
thông: tiểu học 01, trung học cơ sở 130, trung học phổ thông 362; trình độchuyên môn nghiệp vụ: sơ cấp 13, trung cấp 208, cao đẳng - đại học 69; trình
độ lý luận chính trị: sơ cấp 74, trung cấp 293, cao cấp-cử nhân 02”[3, tr 2] Làhuyện miền núi, đồng bào dân tộc ít người chiếm 42% dân số toàn huyện; vìvậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt và công chức cấp xã là dân tộc thiểu số chiếm tỷ
lệ cao Chỉ tính riêng ủy viên đảng ủy của 26 đảng bộ xã, thị trấn nhiệm kỳ2010-2015 “đảng ủy viên là dân tộc ít người chiếm tỷ lệ 39,81% ; trong đóĐảng bộ các xã: Xuân Long, Ngọc Chấn, Tích Cốc, Cảm Nhân, Phúc Ninh,
Mỹ Gia, Xuân Lai, Yên Thành tỷ lệ từ 77,78 - 92,31%”[4, tr 2 - 27] Thực tiễncho thấy, trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ dântộc thiểu số rất hạn chế lại chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các phong tục tập quán,luật tục lạc hậu của dân tộc mình đã tạo ra lối làm việc theo tư duy đơn giản,máy móc hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần túy, thiếu năng động trong suy nghĩgiải quyết công việc; tư tưởng tự ti, ảnh hưởng tâm lý tập quán cũ… cũng tácđộng rất nhiều đến việc hình thành và phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt, đến tổchức và phương thức hoạt động của HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.Đây là một thực tế đòi hỏi phải nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ
xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao
Năm là, quan hệ dân tộc, quan hệ dòng họ, cục bộ địa phương tác động sâu sắc đến tổ chức và hoạt động của HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Các thiết chế
truyền thống của các dân tộc thiểu số cũng tác động và ảnh hưởng không ít đến việchình thành, phát triển đội ngũ cán bộ và phương thức hoạt động của HTCTCShuyện Yên Bình Hiện nay, các thiết chế xã hội truyền thống của các dân tộc ítngười của huyện rất đa dạng như: “Thổ ty” của người Tày, “Phìa - Tạo” của người
Trang 24Thái, và chế độ nhà Lang đối với người Mường còn tác động tiêu cực đến tổchức, vận hành và điều hòa các quan hệ của HTCTCS đó là: Tổ chức xã hội truyềnthống mang tính khép kín, tự cung, tự cấp; phong tục tập quán lạc hậu, tâm lý dântộc tác động đến tư tưởng lối sống, lối làm việc.
Hệ thống chính trị cơ sở là cấp mà quan hệ dân tộc, dòng họ, cục bộ địa phươngtác động mạnh, có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức và hoạt động của HTCTCS ở huyệnmiền núi Yên Bình Trong quan hệ với dân, cán bộ cơ sở miền núi có thể bị chi phối, ràngbuộc rất lớn bởi quan hệ họ hàng, thân tộc, bởi các truyền thống, phong tục, tập quán, lốisống làng xã theo kiểu “một người làm quan cả họ được nhờ” hoặc “chi bộ họ ta”…
1.2 Thực trạng hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hiện nay
1.2.1 Những thành tựu về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hiện nay và nguyên nhân
* Những thành tựu
Về tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở đảng
Một là, các tổ chức cơ sở đảng trong HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã được kiện toàn đầy đủ Từ chỗ còn chi bộ ghép, đến nay, 100% các thôn,
tổ dân phố đều có chi bộ Các tổ chức cơ sở đảng bảo đảm đủ cơ cấu số lượng,bước đầu hoạt động có hiệu quả, phát huy tốt vai trò là hạt nhân lãnh đạo mọilĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở
Hai là, công tác cán bộ của cấp uỷ đảng ở cơ sở bước đầu đã có chuyển biến tích cực Hiện nay đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn của
huyện là 188 đồng chí, bảo đảm có cơ cấu tương đối phù hợp Trong đó, “cán
bộ là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 42,02%; độ tuổi bình quân là 47,50tuổi; cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số chiếm 8,51%”[3, tr 1] trongkhi đó người dân tộc thiểu số chiếm 42,00% tổng dân số của toàn huyện
Các cấp uỷ đảng đã tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả Đề án 64 củaBan Tổ chức Tỉnh uỷ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, sử
Trang 25dụng cán bộ và gắn với luân chuyển cán bộ theo Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị
và kết luận TW6 về công tác tổ chức cán bộ “Trên cơ sở quy hoạch cán bộ theophương án A1, A2, A3 của giai đoạn 2010-2015, đã làm tốt công tác nhân sự và kịpthời kiện toàn các chức danh cán bộ chủ chốt sau đại hội cấp cơ sở Từ đầu nhiệm
kỳ đến nay đã mở 01 lớp trung cấp lý luận chính trị; 15 lớp cấp sơ cấp lý luận chínhtrị; 31 lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ cho 740 bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở và 01lớp đại học nông nghiệp (hệ tại chức) cho cán bộ xã, thị trấn của huyện”[26, tr 10]
Huyện Yên Bình hiện có 26 tổ chức cơ sở đảng ở xã, thịtrấn Trong đó, có 24 xã và 02 thị trấn, với 26 đảng bộ cơ sở,100% tổ dân phố và thôn có chi bộ, đảng viên chiếm 85,82%đảng viên trong toàn huyện Thực hiện Điều lệ Đảng và các nghịquyết Trung ương khoá VII,VIII, nhất là Nghị quyết hội nghị Trungương 3 (khoá VII), Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoáVIII và Quy định số 94/QĐ-TW, số 95/QĐ-TW ngày 03 tháng 3
năm 2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ xã, phường, thị trấn đã cụ thể hoá thành các quy chế hoạt
động để thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo trong điều kiệnmới
Ba là, đại đa số cán bộ làm công tác đảng ở cơ sở có phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống tốt, vững vàng kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH Đại
đa số cán bộ làm công tác đảng luôn trung thành với đường lối chính sách củaĐảng, có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc có hiệu quả, nhất là trong công tácthuyết phục, tập hợp và vận động đồng bào các dân tộc thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy và giữ vững đoàn kết dântộc, đoàn kết lương giáo, đề cao tinh thần đấu tranh chống các thế lực thù địch lợidụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng Đồng thời, họ tiếptục giữ gìn và phát huy được tư cách đảng viên, tự giác rèn luyện đạo đức, lối sống
Trang 26lành mạnh, luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình,trung thực với Đảng Các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên ở cơ sở đã tăng cườngmối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm Kết quả phân loạiđảng viên năm 2010 chứng minh điều đó: “Đảng viên có 11,77% đảng viên đủ tưcách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 80,20% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốtnhiệm vụ; và 8,03% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ”[2, tr 1].
Bốn là, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ làm công tác đảng ở
cơ sở cơ bản đã qua đào tạo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Chỉ tính riêng đội
ngũ cán bộ chủ chốt thì: Bí thư đảng ủy có 5/26 đồng chí có trình độ cao cấp,2/26 đồng chí có trình độ trung cấp, 1/26 đồng chí có trình độ cao cấp, còn 18/26
có trình độ sơ cấp; phó bí thư đảng ủy có 4/50 đồng chí có trình độ sơ cấp, 45/50đồng chí có trình độ trung cấp, 1/50 đồng chí có trình độ cao cấp, cử nhân Trình
độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác đảng viên hiện nay ởcác tổ chức đảng ở cấp cơ sở đã có những thay đổi theo hướng dần được nângcao Như vậy, về cơ bản, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ làm côngtác đảng ở cơ sở huyện Yên Bình đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công táctrong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện
Năm là, vai trò hạt nhân chính trị của các tổ chức cơ sở đảng ở cơ sở đã được thể hiện rõ hơn Các tổ chức cơ sở đảng
lãnh đạo đối với chính quyền và đoàn thể ở địa phương thựchiện tương đối tốt chức năng, nhiệm vụ, hiệu lực, hiệu quả Quakhảo sát, điều tra xã hội học cho thấy đã “có gần 62,67% sốngười được hỏi đánh giá tổ chức cơ sở đảng có vai trò quantrọng trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ”[48, phụ lục 5] Cònthực tế khảo sát 16/26 xã, thị trấn của huyện thực hiện mô hình
bí thư kiêm chủ tịch HĐND cho thấy, mô hình này đã phát huy
Trang 27hiệu quả trong tập trung quyền lực, tinh giảm số lượng cán bộlãnh đạo.
Sáu là, mối quan hệ giữa Đảng với chính quyền, đoàn thể nhất là với nhân dân ngày càng được củng cố Với ý thức trọng dân, tin dân, các tổ chức cơ sở
đảng ở cơ sở đã tổng hợp được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân đối với mỗi
kỳ họp HĐND Sự gắn bó giữa Đảng với chính quyền, đoàn thể và nhân dân ở cơ
sở của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, thể hiện rõ trong các chủ trương xoá đói,giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ khángchiến, quan tâm đến những người có công với nước, những đối tượng gặp hoàncảnh khó khăn , được mọi tầng lớp nhân dân trong huyện đánh giá cao
Phương thức lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở xã, thị trấn cơ bản
phù hợp Hiện nay 100% tổ chức cơ sở đảng đã xây dựng quy chế làm việc đã
quy định rõ quyền hạn của tập thể và cá nhân cấp uỷ; sự lãnh đạo của Đảng đốivới chính quyền và các đoàn thể nhân dân, các quy định về chế độ sinh hoạt,chế độ làm việc và phương thức công tác phù hợp với thực tế ở địa phương.Qua việc thực hiện quy chế làm việc ở nhiều nơi đã tạo được sự thống nhất vàphối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong HTCTCS và khắc phục tình trạng saisót, chồng chéo hoặc buông lỏng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh đạogiữa Đảng với chính quyền và các đoàn thể nhân dân
Các tổ chức cơ sở đảng ở cơ sở thực hiện sinh hoạt Đảng đúng quy định,cởi mở, dân chủ ngày càng tốt hơn, đảng viên đã chủ động nêu lên ý kiến củamình Nghị quyết chi bộ nhiều nơi đã vừa bảo đảm tính định hướng của Đảngvừa sát thực tế yêu cầu của địa phương
Việc phân công, hướng dẫn, kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ đượctăng cường hơn Qua đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền có hiệuquả hơn, đồng thời từng bước giúp cho từng hộ gia đình kịp thời hiểu và thực hiệnđúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy
Trang 28định của địa phương nhất là về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói, giảm nghèo,nâng cao cảnh giác cách mạng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” củacác thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Công tác kết nạp đảng viên mới đã gắn với tạo nguồn cán bộ theo Đề án 64của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đã đạt được kết quả tốt, đã góp phần xoá “thôn trắng”đảng viên và hoàn thành xóa chi bộ ghép trong Đảng bộ huyện Kết quả đánh giáchất lượng đảng viên, tổ chức cơ sở đảng ở huyện Yên Bình năm 2010: “Tổ chức
cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh đạt 88,46%; hoàn thành nhiệm vụ đạt 11,54”[2,
tr 1] Như vậy, trong thời gian qua, tổ chức và hoạt động của các tổ chức cơ sởđảng cơ bản đã bảo đảm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, thể hiện rõ là hạt nhânlãnh đạo mọi mặt đời sống xã hội ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở
Hội đồng nhân dân
Cuộc bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã bầu đại biểuHĐND đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng được nâng lên Đa số đạibiểu HĐND thể hiện tốt phẩm chất, tư cách và vai trò của mình tại cơ sở, là đạibiểu của nhân dân, đại diện cho quyền lợi, ý chí, nguyện vọng của nhân dân địaphương, được đa số nhân dân đánh giá cao Đại biểu HĐND đã từng bước liên
hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, thường
xuyên thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử
tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc vàbáo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu
và kiến nghị của cử tri Sau mỗi kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND đều báo cáovới cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết củaHĐND, vận động và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó
Trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt của HĐND có được nâng lên cơ
bản đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao: Chủ tịch HĐND, trình độ “trung học
Trang 29cơ sở 46,15%, trung học phổ thông 53,85%; trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹthuật: trung học chuyên nghiệp 7,69%, cao đẳng 3,85%, đại học 7,69%, sốchưa đào tạo về chuyên môn là 80,77%; Về trình độ lý luận chính trị: sơ cấp11,54%, trung cấp 76,92%, cử nhân 3,85%”[2, tr 1].
Trong những năm qua, hoạt động của HĐND xã, thị trấn ở huyện YênBình, tỉnh Yên Bái tập trung thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ cơ bản đólà: quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềmnăng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội,củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đốivới cấp trên cơ sở HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động củaThường trực HĐND, UBND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyếtcủa HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địaphương
Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trong huyện thường xuyên được kiện toàn sau mỗi kỳ bầu cử HĐND cùng cấp, bảo đảm đúng cơ cấu, số lượng, chất lượng theo luật định Trong đó, cán bộ chủ chốt của UBND tuyệt đại đa số có
phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức, lối sống tốt, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạocủa Đảng và con đường đi lên CNXH của nước ta Mặc dù lương, phụ cấpthấp, nhưng họ đã có nhiều nỗ lực hoàn thành chức trách nhiệm vụ, góp phần
ổn định chính trị - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng
Năng lực quản lý, điều hành và hiệu quả công việc của UBND ngày càng được nâng cao Hiện nay 100% số xã, thị trấn đã xây dựng được quy chế và
hoạt động cơ bản theo đúng quy chế đã ban hành và theo luật định Nền nếp,thời gian làm việc ở tuyệt đại đa số xã, thị trấn được duy trì nghiêm túc
Trang 30Phương pháp làm việc, chế độ công tác nhiều nơi đã cụ thể thành chươngtrình, kế hoạch theo từng tuần, từng tháng, dành thời gian xuống thôn, tổ dânphố, nắm tình hình, trực tiếp chỉ đạo sản xuất.
Để tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và nhiệm vụ của cấp trêngiao, UBND cấp xã đã xây dựng các chương trình, kế hoạch phân công cụthể đến từng thành viên ủy ban và từng bộ phận tổ chức thực hiện Vai trò,trách nhiệm quản lý điều hành của chủ tịch và phó chủ tịch được đề cao Vìvậy, hiệu quả công tác được nâng lên, tạo nên chuyển biến tích cực, kinh tế-
xã hội, quốc phòng - an ninh
Uỷ ban nhân dân từng bước thể hiện vai trò của mình trong việc hướngdẫn, giúp đỡ và giám sát đối với hoạt động tự quản ở các thôn, tổ dân phố.Công tác tiếp dân có chuyển biến tích cực, kịp thời giải quyết ý kiến, kiến nghị,khiếu nại, tố cáo vượt cấp, không xảy xa tình trạng khiếu kiện tập thể
Các chức danh chuyên môn bước đầu ổn định và phát huy tác dụng Độingũ cán bộ ngày càng phát triển về chất lượng Việc phân công chức trách, nhiệm
vụ của từng thành viên từng bước rõ ràng, cụ thể hơn; công tác phối hợp với Ủyban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở địa phương được triển khai tốt hơn
và xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư đã thu được nhiều kết quả Hoạtđộng quản lý và điều hành của UBND ngày càng tiến bộ Tổ chức bộ máy,phương thức hoạt động của chính quyền cơ sở từng bước được củng cố, phục vụngày càng tốt hơn nhu cầu trực tiếp của nhân dân ở cơ sở Những kết quả trên đãkhẳng định, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở từng bước được nâng cao
Về tổ chức và hoạt động của các đoàn thể nhân dân
Công tác xây dựng và phát triển tổ chức được các đoàn thể chú trọng Khối đoàn thể nhân dân nhìn chung có cơ cấu tổ
chức hợp lý, đủ số lượng và bước đầu bảo đảm bảo chất lượng.Mỗi đoàn thể nhân dân đều có ban chấp hành ở cấp xã và tổ
Trang 31chức thành các chi hội, chi đoàn ở các tổ, thôn Trên cơ sở kếhoạch toàn khoá, hàng năm các tổ chức đoàn thể ở cơ sở đãxây dựng chương trình hoạt động và giải pháp xây dựng, củng
cố tổ chức chi hội ở cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,đoàn viên, hội viên cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở
Nhìn chung đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái có đạo đức, lối sống tốt, sống giản dị, lành mạnh gần gũi với quần chúng nhân dân Phần lớn họ là bộ đội xuất ngũ và cán bộ về hưu do đã
được rèn luyện, thử thách nên có bản lĩnh chính trị vững vàng,sống trong sạch, giản dị, quan tâm chăm lo đến sự nghiệpchung Nhiều cán bộ đã khẳng định được vai trò tiền phong,gương mẫu ở cơ sở trong mọi lĩnh vực
Trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận và đoàn thể ở cơ sở trong những năm qua được nâng lên đáng kể Theo số liệu thống kê, “trong 130 cán bộ trưởng các đoàn thể, có
38/130 có trình độ sơ cấp; 92/130 có trình độ trung cấp”[1, tr 1-2]
Hàng năm khối Mặt trận đoàn thể đã phối hợp với TrườngChính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện mở các lớpbồi dưỡng cho cán bộ làm công tác Đoàn, Hội Công tác đàotạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng bước đầu đã gắn với quy hoạch
Đa số cán bộ làm công tác Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sởđược học qua các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác vậnđộng quần chúng, có kinh nghiệm tổ chức và vận động quầnchúng, phần đông nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao trongcông tác Đặc biệt, từ khi có Nghị định: 09/NĐ-CP, chế độ sinhhoạt phí của cấp trưởng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
Trang 32dân được nâng lên, đã có tác dụng động viên cán bộ phấn khởi
và yên tâm công tác Hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ khốiMặt trận và các đoàn thể vì thế cũng được nâng lên
Hầu hết các tổ chức của khối đoàn thể nhân dân ở cơ sở huyện Yên Bình đã xây dựng được quy chế hoạt động Nhiều nơi
Mặt trận, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, HộiNông dân đã xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể;quy chế phối hợp hoạt động giữa các tổ chức Xây dựng đượcmạng lưới Ban công tác mặt trận ở dưới cơ sở, đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương Mặt trận Tổ quốc cơ sở
đã phối hợp với các ngành, các tổ chức thành viên tạo thànhsức mạnh tổng hợp trong việc triển khai các phong trào, cáccuộc vận động lớn
Hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở cơ sở đã có những đổi mới và từng bước đạt hiệu quả cao, cụ thể: Mặt trận Tổ quốc
đã bảo đảm nguyên tắc làm việc và mối quan hệ với các tổ chứcthành viên theo đúng Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyđịnh; bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đoàn kết phối hợp và thốngnhất hành động, tôn trọng và phát huy vai trò của các tổ chứcthành viên và các cá nhân tiêu biểu, trên cơ sở thống nhất vớichương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc huyện đề ra Mặttrận Tổ quốc ở cơ sở huyện Yên Bình đã hướng hoạt động tậptrung vào nội dung: Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân,đồng bào các dân tộc ở cơ sở thực hiện các chương trình pháttriển kinh tế, xã hội Phương thức vận động quần chúng của Mặttrận chủ yếu là: phối hợp với các đoàn thể vận động nhân dânphát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn minh, xoá mù, xoá
Trang 33đói, giảm nghèo; phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phốxây dựng hương ước, quy ước tự quản của thôn, tổ dân phố.Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở đã phát huy được vai trò, chức năngcủa mình góp phần quan trọng trong xây dựng HTCTCS trongsạch, vững mạnh, tạo nên lòng tin của nhân dân đối với Đảng vàchính quyền địa phương, thực sự là chỗ dựa vững chắc của nhândân và chính quyền xã.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở đã duy trìđược bộ máy tổ chức Đoàn từ xã xuống các cơ sở thôn, tổ dânphố đi vào hoạt động Phương thức hoạt động Đoàn cấp xã cónhững bước đổi mới: Ban thường vụ, ban chấp hành Đoàn các
xã và thị trấn đã xây dựng kế hoạch, chương trình công táchàng năm và 6 tháng khá cụ thể, phân công từng đồng chí phụtrách các chi đoàn chỉ đạo triển khai thực hiện; đã chú trọnghình thức giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao để tậphợp thu hút thanh niên; phối hợp với các ban ngành đoàn thểkhác để triển khai các phong trào, các cuộc vận động Nhìnchung, nhiều tổ chức Đoàn cấp xã đã thể hiện được vai trò, vịtrí của mình trong HTCTCS, đại diện cho ý chí, nguyện vọngcủa đoàn viên, hội viên, là lực lượng hậu bị tin cậy của Đảng,xung kích trên một số lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, giữ
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Hội Phụ nữ cấp xã đã được kiện toàn đầy đủ về mặt tổ
chức từ Ban chấp hành đến các chi hội, tổ hội; đã đề ra phươnghướng, nhiệm vụ hàng tháng, quý, năm, triển khai xuống cácchi hội Tổ chức các buổi sinh hoạt chi hội, sinh hoạt theo
Trang 34chuyên đề, câu lạc bộ; tổ chức hội thi, các lớp tập huấn, tưvấn, tổ nhóm vay vốn, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, tổ chứccác hoạt động văn hoá văn nghệ, tham quan học tập nâng caokiến thức, thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạchhóa gia đình cho hội viên có hiệu quả thiết thực.
Hội Nông dân ở cơ sở cũng được kiện toàn về mặt tổ chức
từ Ban chấp hành đến các chi hội, tổ hội; đã thực hiện tốt chứcnăng, nhiệm vụ của mình theo Điều lệ hội quy định Đã có cácphương thức hoạt động phù hợp như: tuyên truyền, tổ chức cáclớp tập huấn khoa học - kỹ thuật (khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư ), mô hình sinh hoạt câu lạc bộ, tổ nhóm vay vốn,tham quan học tập kinh nghiệm Thông qua các phong trào, Hội
đã từng bước vận động nông dân thực hiện tốt chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện thắng lợinhiệm vụ của địa phương và giúp các hội viên phát triển kinh tế,xoá đói, giảm nghèo “tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 30,83%năm 2005 xuống còn 5,83% năm 2010”[26, tr 3]
Hội Cựu chiến binh ở cơ sở đã thường xuyên bám sát nghịquyết của Đảng uỷ cơ sở và kế hoạch, chỉ thị của cơ quan hộicấp trên, nắm chắc tình hình, thực trạng, đặc điểm của chi hội,nên Hội đã đề ra kế hoạch, phong trào sát với tình hình, nhiệm
vụ chính trị của địa phương Các hình thức tổ chức sinh hoạt đadạng như: học tập, phổ biến kiến thức cho hội viên, sinh hoạt,thông báo thời sự, tổ chức câu lạc bộ , ký cam kết phối hợpgiữa các ban ngành, đoàn thể, nhà trường trên địa bàn xã đểcùng tổ chức thực hiện Hội Cựu chiến binh không chỉ hoàn
Trang 35thành tốt nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, mà còn góp phần làm chohội viên tích cực lao động sản xuất, đời sống của gia đình cựuchiến binh được nâng lên Phong trào xoá đói, giảm nghèotrong cựu chiến binh đã có ảnh hưởng tốt trong cộng đồng dâncư.
Có thể khẳng định rằng, nội dung, phương thức hoạt độngcủa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở củahuyện vừa qua từng bước được đổi mới Mặt trận và các đoànthể nhân dân ở cơ sở đã thực hiện khá tốt vai trò đại diện, bảo
vệ quyền và lợi chính đáng của đoàn viên, hội viên
Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã xây dựng được quy chế hoạt động của tổ chức mình và quy chế phối hợp hoạt động với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị cơ sở
Từng tổ chức trong HTCTCS đã quan tâm xây dựng và thực hiện quy chế
làm việc và quy chế phối hợp hoạt động với các tổ chức khác trong HTCTCS nêngiúp mỗi tổ chức nhận thức rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của mình; hạn chế việcchồng chéo hoặc buông lỏng nhiệm vụ; qua đó nâng cao trách nhiệm công tác, tạo
cơ sở phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa cá nhân và tổ chức cũng như giữa tổchức với tổ chức Do đó, phần lớn các tổ chức của HTCTCS đã thực hiện tốt chứcnăng, nhiệm vụ của mình, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cùng với nhân dân tạonên thành tựu đổi mới và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm chuyển biến biến
rõ rệt bộ mặt của các vùng nông thôn các xã, thị trấn Tuy vậy, xem xét một cách
cụ thể hơn, một số thành quả nhất định về quan hệ giữa các tổ chức trongHTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái tập trung chủ yếu thể hiện ở các nộidung:
Quan hệ giữa tổ chức đảng và chính quyền đã được thực
hiện khá chặt chẽ và có hiệu quả thông qua các mối quan hệ cụ
Trang 36thể giữa cấp uỷ với HĐND xã, thị trấn; giữa cấp uỷ với UBND xã,thị trấn; giữa Bí thư với Chủ tịch HĐND xã; giữa Bí thư với UBND
xã, thị trấn Phần lớn các xã thực hiện mô hình bí thư kiêm chủtịch HĐND đã thống nhất tập trung quyền lực nên hoạt động đạthiệu quả Bí thư vừa là người cùng cấp uỷ quyết định chủtrương, vừa trực tiếp chủ trì hoạt động của HĐND, Chủ tịchUBND xã, thị trấn với tư cách là người đứng đầu cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương, đồng thời là phó bí thư hoặc uỷviên ban thường vụ hoặc cấp uỷ viên, chịu sự lãnh đạo của bí thưkiêm chủ tịch HĐND xã, thị trấn Bí thư đồng thời là Chủ tịchHĐND có quyền yêu cầu chủ tịch xã, thị trấn báo cáo; có quyềnchỉ thị, chỉ đạo, đôn đốc chủ tịch xã thực hiện chức trách củamình
Công tác của UBND phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở nhiều xã đã được triển khai tốt hơn, nhất trong việc thực hiện
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và xây dựng cuộc sốngmới trên địa bàn dân cư đã có nhiều kết quả
Việc phối hợp hoạt động Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đối với chính quyền và các ban, ngành hữu quan có
nhiều tiến bộ về chất lượng và hình thức hoạt động Qua điềutra xã hội học về việc giải quyết mối quan hệ giữa hoạt độngcủa Mặt trận Tổ quốc với chính quyền cơ sở thì có “46% sốngười được hỏi trả lời công tác phối hợp giữa chính quyền vàcác đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương
đã có sự phối hợp tốt” [48, phụ lục 5] Đây là điều kiện thuận lợi
để các tầng lớp nhân dân thực hiện và chấp hành tốt đường lối,chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng
Trang 37thời phát huy được sức mạnh của cả HTCT, trong đó Mặt trận Tổquốc với vai trò là cầu nối giữa dân với Đảng và chính quyềnngày càng thể hiện rõ nét hơn.
Về thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Nhìn chung, việc quán triệt, triển khai thực hiện Pháp lệnhthực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ở huyện Yên Bình,tỉnh Yên Bái bước đầu được thực hiện có hiệu quả Quan hệ gắn
bó giữa Đảng và nhân dân được tiếp tục phát huy; nhân dânhăng hái tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương.Một số kết quả đạt được biểu hiện cụ thể như sau: Để quán triệtnội dung Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn,dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ đảng, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã ở chủ yếu sử dụng hình thức tập huấn cán bộ, thông qua đó
để phổ biến đầy đủ mục đích, ý nghĩa, nội dung Pháp lệnh thựchiện dân chủ ở xã, phường, thi trấn cho nhân dân Việc triểnkhai thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn đãđược các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm; do
đó, việc thực hiện phương châm “dân biết, dân làm, dân làm,dân kiểm tra” ở cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã đi vàocuộc sống Có từ “40 – 76% số người được hỏi cho rằng vai tròcủa các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc thựchiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn của huyện đãthực hiện tốt”[48, phụ lục 5]
Trang 38Kết quả cuối cùng đánh giá chất lượng hoạt động khá tốtcủa HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đó là, các xã, thị trấntrong huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái luôn ổn định về chính trị - xãhội, kinh tế phát triển khá “tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5năm đạt 14% Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt15,5 triệu đồng, tăng 3 lần so với đầu nhiệm kỳ”[26, tr.2] Điều tra
xã hội học cho thấy, “56,67% ý kiến cho rằng, tình hình kinh tế
-xã hội ở địa phương hiện nay so với 10 năm trước đây tốt hơnnhiều”[37, 4] và “57,33% đánh giá, đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân hiện nay so với 10 năm trước đây tốt hơnnhiều”[48, phụ lục 5]
* Nguyên nhân của những thành tựu về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Nguyên nhân khách quan:
Một là, do thành tựu đạt được trên tất cả các mặt của công cuộc đổi mới đất nước, của tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Yên Bình nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan tâm xây dựng và hoàn thiện HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng
định: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội Theo đó, kết quảxây dựng HTCTCS phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện vật chất,tinh thần của xã hội Bởi vậy, những thành tựu đạt được trênmọi lĩnh vực đời sống xã hội của hơn 25 năm đổi mới đất nước
và của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là cơ sở đảm bảo, quyếtđịnh đến kết quả xây dựng HTCTCS huyện Yên Bình, tỉnh YênBái vững mạnh
Trang 39Trong các nhiệm kỳ gần đây, bên cạnh việc hoạch địnhnhững đường lối chiến lược phát triển đất nước, Đảng ta đã sángsuốt lựa chọn những vấn đề, những khâu cần đột phá để đề ranghị quyết chuyên đề Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung
ương (khoá IX), Đảng ta đã đưa ra Nghị quyết Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn, nhằm
chỉ rõ vai trò của HTCTCS và xác định trách nhiệm của các lựclượng xã hội tham gia xây dựng Việc Đảng ta ra Nghị quyếtchuyên đề này nhằm chỉ đạo toàn bộ quá trình đổi mới và xâydựng HTCTCS ở nước ta nói chung và huyện Yên Bình nói chungvững mạnh toàn diện
Trong công cuộc đổi mới, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã cóbước phát triển toàn diện, trong 5 năm 2005 – 2010, “tốc độ tăngtrưởng kinh tế hàng năm đạt 14% Thu nhập bình quân đầu người15,5 triệu đồng/ năm”[26, tr 2] , cơ cấu kinh tế có bước chuyểndịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷtrọng công nghiệp và dịch vụ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộiđược tăng cường, phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đờisống nhân dân “Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, các chínhsách xã hội, dân tộc, tôn giáo được thực hiện tốt An ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữvững Công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị đượctăng cường”[15, tr 2] Do đó, “Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ
sở được củng cố; các phong trào thi đua yêu nước của quầnchúng được phát triển rộng khắp, phát huy được hiệu quả sức
Trang 40mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thực hiện thắnglợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị”[15, tr 2].
Với kết quả ở trên cho thấy những thành tựu đạt được trêntrên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của đất nước mà trựctiếp là những thành tựu của huyện Yên Bình là nguyên nhânquan trọng tác động tích cực tới quá trình xây dựng HTCTCShuyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vững mạnh
Hai là, do có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp thường xuyên và kịp thời của HTCT cấp trên cơ sở đối với quá trình xây dựng HTCTCS huyện Yên Bình
Sự chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của cấp trên mà trực tiếp làHTCT cấp huyện có vai trò rất quan trọng Đương nhiên, đâykhông phải là yếu tố quyết định nhưng đó cũng là một nhân tốquan trọng không thể thiếu giúp cho việc củng cố, xây dựng vàpháp huy vai trò của HTCTCS trong quán triệt, thực hiện các chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong pháthuy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở đồng thời với quá trình
tự xây dựng HTCTCS huyện Yên Bình
Trong những năm qua, với phương châm “Bám sát vàhướng về cơ sở” HTCT cấp trên đã kịp thời động viên cái tíchcực, bảo vệ cái đúng, đồng thời phê phán khuynh hướng tiêucực và xử lý nghiêm những cán bộ xã có sai phạm Đã lãnh đạo,chỉ đạo và giúp đỡ HTCTCS huyện Yên Bình trong tháo gỡnhững khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi để cấp cơ
sở phát huy vai trò trong xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội vàphát huy quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn đạt hiệu quả