Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân là vấn đề được Đảng ta luôn quan tâm. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Chúng ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Những năm qua, PTNN và xây dựng nông thôn ở Bắc Giang đã có nhiều thay đổi đáng kể, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa CNH, HĐH
Nông thôn mới
Phát triển nông nghiệp
NTMPTNN
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
1.1 Một số vấn đề chung về phát triển nông nghiệp và xây
1.2 Quan niệm, nội dung và vai trò của phát triển nông
nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang 20
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH
2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động
tới phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở
2.2 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
từ thực trạng về phát triển nông nghiệp trong xây dựng
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC GIANG THỜI GIAN TỚI
58
3.1 Quan điểm cơ bản phát triển nông nghiệp trong xây dựng
nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang thời gian tới 583.2 Giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp trong xây dựng
nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang thời gian tới 64
2
Trang 3MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sốngvật chất tinh thần cho nông dân là vấn đề được Đảng ta luôn quan tâm Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Chúng ta chủ trương đẩy mạnhhơn nữa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giải quyết đồng bộ các vấn
đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân” Những năm qua, PTNN và xâydựng nông thôn ở Bắc Giang đã có nhiều thay đổi đáng kể, góp phần vào sựphát triển chung của đất nước Tuy nhiên, trong quá trình phát triển giải quyếtvấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Bắc Giang còn nhiều hạn chế, đólà: CCKT có sự chuyển dịch tích cực nhưng còn chậm, phát triển thiếu quyhoạch, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, hiệu quả thấp; các ngành nghềtrong nông thôn chưa phát triển, công nghiệp, dịch vụ, nhất là các ngành hỗtrợ cho sản xuất nông nghiệp còn nhỏ bé; hình thức tổ chức sản xuất trongnông nghiệp chủ yếu là các tổ hợp tác, HTX; hộ gia đình nhưng hoạt độnghiệu quả chưa cao; vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao độngcòn gặp khó khăn; tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đáng báo động
Để PTNN của tỉnh Bắc Giang trong điều kiện là một tỉnh trung duMiền núi với xây dựng NTM, trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn, vấn đề cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, phântích dự báo xu hướng phát triển, trên cơ sở các định hướng chung của Đảng
và Nhà nước, các tiêu chí, nội dung của chương trình xây dựng NTM Vớinhững yêu cầu đặt ra cả về thực tiễn và lý luận, việc nghiên cứu tìm hiểu vấn
đề “Phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang” là rất cần thiết Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài này làm đề tài luận
văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị của mình
Luận văn dựa vào cơ sở lý luận về KTNN để đi sâu vào phân tích, đánhgiá thực trạng PTNN của tỉnh Bắc Giang trong xây dựng NTM: những mặt
Trang 4đạt được, kết quả, hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế đó Trên cơ sở kếthợp lý luận và thực tiễn, các chủ trương của Đảng, Nhà nước, đồng thời thamkhảo kinh nghiệm của một số địa phương trong nước, đưa ra các quan điểm
và đề ra các giải pháp chủ yếu PTNN trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang
2.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM ở nước ta là vấn đềlớn và quan trọng của Đảng và Nhà nước ta Có nhiều nhà khoa học, nhiềucông trình, đề tài, hội thảo, bài viết đăng tải trên các sách báo, tạp chí đề cập,
lý giải tiêu biểu là:
* Các sách tham khảo, chuyên khảo có liên quan đến đề tài
Nguyễn Sinh Cúc (1983), Nông nghiệp Việt Nam 1945 - 1995, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Trong cuốn sách tác giả đã tập trung nghiên cứu
và chỉ ra những thuận lợi, khó khăn thực hiện đường lối đổi mới, nhất là lĩnhvực nông nghiệp đã phân tích làm sâu sắc thực trạng, thông tin toàn diện vàtổng hợp về nông nghiệp Việt Nam từ điều kiện sản xuất, quan hệ sản xuất,lực lượng sản xuất, kết quả, hiệu quả kinh tế từng vùng, từng địa phương và
cả nước; từ đó đề ra chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà Nước ta vềPTNN, nông thôn theo hướng hiện đại hóa
Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1994), Đổi mới quản lý nông nghiệp: Thành tựu, vấn đề và triển vọng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Trong cuốn sách tác giả chỉ rõ thực hiện đường lối đổi mới kinh tế nước
ta đã đạt được những thành tựu quan trọng; nông nghiệp đã khẳng định vai tròcủa mình trong phát triển KT - XH, nông nghiệp là một ngành có đầy tiềmnăng, lợi thế đã và đang tạo ra tiền đề đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Nhómtác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng và triển vọng PTNN; từ đó đề ranhững nội dung tiếp tục đổi mới về quản lý nông nghiệp và phát triển kinh tếnông thôn trong thời gian tới
Phạm Xuân Nam (1997), Phát triển nông thôn Nhà xuất bản Khoa học
4
Trang 5xã hội, Hà Nội Cuốn sách này tác giả trình bày những nội dung phát triển
KT-XH ở nông thôn bao gồm các yếu tố như dân số, lao động, việc làm,chuyển dịch CCKT, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; phântích những thành tựu, yếu kém trực tiếp tác động đến đời sống cư dân nôngthôn; để giải quyết tác giả đã đưa ra những chủ trương, biện pháp, các công cụchủ yếu cho nông thôn phát triển đúng hướng
Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Trong cuốn sách nhóm
tác giả đã đánh giá vai trò của nông nghiệp nước ta cuối thế kỷ XX đạt đượcthành tựu và hạn chế, phân tích sâu sắc nông nghiệp nước ta có nhiều tiềmnăng lợi thế, có nguồn nhân lực dồi dào chưa khai thác hiệu quả Từ đó, rút ranguyên nhân, bài học kinh nghiệm cho nền sản xuất nông nghiệp; chỉ ranhững thách thức và tiềm năng tạo đà cho nông nghiệp nước ta bước vào thế
kỷ XXI một cách thuận lợi theo hướng bền vững
Vũ Văn Nâm (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thời Đại Trong cuốn sách này tác giả đã chỉ rõ một số cơ sở lý
luận và thực tiễn về phát triển bền vững nông nghiệp; kinh nghiệm PTNN bềnvững của một số quốc gia trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam Từ đó,phân tích sâu sắc vai trò quan trọng của phát triển bền vững nông nghiệp làphải bảo đảm sự phát triển cân đối giữa các ngành nông nghiệp, nông thôn,giữa khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên đất nước; đề
ra phương hướng, giải pháp xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triểntoàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất,chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm vững chắc an ninhlượng thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài
Lê Đình Thắng (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Trang 6ra vai trò lãnh đạo của Đảng đã đi đúng hướng, khắc phục những hạn chế của
cơ chế cũ, qua đó xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp
và phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH Từ đóđưa ra các phương hướng, giải pháp để tiếp tục đổi mới PTNN, nông thôn ởnước ta trong thời gian tới
Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Trong cuốn sách tác giả đã làm rõ
vấn đề việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay đã có thất nghiệp; đây là vấn
đề đặt ra khi hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; vấn đề thất nghiệp là mộttrong những vấn đề toàn cầu; từ đó đánh giá đúng thực trạng lao động, việc làm
ở nông thôn; đề ra những giải pháp, chính sách, tạo công ăn việc làm cho cưdân nông thôn
Nguyễn Đình Phan (2002), Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác giả đã trình bày những vấn đề
lý luận cơ bản, vai trò của CNH, HĐH tác động đến nông nghiệp, nông thôn;
sự cần thiết phải chuyển dịch CCKT nông nghiệp cho phù hợp với điều kiệnsản xuất; phân tích tình hình tăng trưởng của KTNN, sự phát triển các ngànhtiểu thủ công nghiệp, dịch vụ sản xuất nông nghiệp, quá trình ứng dụng cácthành tựu khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; tác động của quátrình đô thị hóa, xây dựng và kết cấu hạ tầng KT - XH; trên cơ sở đó tác giảđưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn vùng đồng bằng sông Hồng
Vũ Văn Phúc (2012) Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Trong cuốn sách tác
giả đề cập những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế như TrungQuốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan về xây dựng NTM, trong đó còn
có các bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan trung ương, các
6
Trang 7địa phương, các ngành, các cấp bàn đến những khía cạnh đa dạng của việcxây dựng NTM: Vấn đề quy hoạch, an sinh xã hội, chính sách đất đai… Từ
đó giúp Việt Nam có cách nhìn nhận để nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điềukiện, hoàn cảnh đất nước Cuốn sách cũng tổng hợp nhiều bài viết mang tínhthực tiễn về xây dựng NTM ở một số địa phương trong nước
* Các đề tài, luận văn, luận án:
Nguyễn Văn Bảy (2001), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng bắc Bộ và tác động của nó đến tăng cường sức mạnh khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố thuộc khu vực này”, Luận án tiến sỹ
kinh tế, Học viện chính trị quân sự, Hà Nội Trong công trình này tác giả đãnghiên cứu chỉ ra lý luận và thực tiễn về vai trò của nông nghiệp trong quátrình CNH, HĐH đất nước; trang bị kỹ thuật, công nghệ và xây dựng kết cấu
hạ tầng theo hướng hiện đại Từ đó, tác giả đề ra các phương hướng, giải pháptiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm góp phần vào củng cố,tăng cường QPAN trong khu vực phòng thủ tỉnh
Phạm Ngọc Dũng (2002), “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ở vùng lãnh thổ đồng bằng sông Hồng - thực trạng và giải pháp”, Luận án
tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả luận án đãtrình bày sâu sắc cơ sở cần thiết chuyển dịch CCKT nông nghiệp nói chung
và đối với vùng lãnh thổ đồng bằng sông Hồng nói riêng; từ những đặc điểmsản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng tác giả đề xuất các quanđiểm, giải pháp cho sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp phù hợp cả trước mắt
Trang 8Đồng Thị Hạnh (2012), “Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội Tác giả luận văn
đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KTNN nói chung, vị trí vaitrò của phát triển KTNN ở Đồng Nai nói riêng; nội dung, thực trạng KTNN,các nhóm nhân tố tác động đến KTNN Từ đó, tác giả đưa ra các quan điểm,giải pháp chủ yếu nhằm phát triển KTNN ở tỉnh Đồng Nai
Các đề tài, luận án, luận văn trên đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn vềphát triển KTNN Đưa ra quan điểm, phương hướng và các giải pháp pháttriển KTNN ở địa phương, khu vực; các tác giả đã đưa ra nhiều các nhóm giảipháp nhằm phát triển KTNN và xây dựng NTM; nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho cư dân nông thôn
* Các báo cáo, tham luận, bài báo khoa học:
Võ Tòng Xuân, “Nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất
-thị trường”, Tạp chí Cộng sản, số 812, 6/2010 Trên cơ sở phân tích đánh giá
tình hình nông dân, nông nghiệp nước ta Tác giả đã luận giải, làm rõ nhữngvấn đề nông dân, nông nghiệp một cách khá sâu sắc trong quá trình sản xuất,tiêu thụ hàng hóa nông sản, những vấn đề cấp bách cần giải quyết; từ đó cónhững giải pháp phù hợp, những bước đi đúng đắn cho người nông dân lựachọn sản xuất những mặt hàng sản phẩm nông nghiệp mang tính bền vững,sức cạnh tranh và hiệu quả cao
Chu Tiến Quang, “Nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm thực hiện cam kết
WTO”, Tạp chí Cộng sản, số 824, 6/2011 Tác giả đã phân tích làm rõ bức
tranh thực trạng sản xuất nông nghiệp thời gian trước năm 2007; sau 4 năm đã
là thành viên của WTO Việt Nam đã có nhiều thuận lợi cho sản xuất nôngnghiệp như đầu ra thị trường được mở rộng; hàng hóa nông sản của nước tabước đầu đã có mặt trên thị trường thế giới; nhiều sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn
và có thế mạnh Đó là thành công lớn của ngành nông nghiệp thời gian qua
Phạm Hà (2011), “Xây dựng nông thôn mới: hướng đi cho Quảng Ninh”,
Tạp chí Nông nghiệp, 11/2011 Tác giả đã chỉ ra nông thôn ở Quảng Ninh có
nhiều điều kiện phát triển KT - XH nhất là thực hiện chương trình xây dựng NTM
8
Trang 9của quốc gia; nằm ở khu vực tam giác kinh tế, đối với tỉnh không chỉ phát triểnkinh tế du lịch biển mà xem nhẹ khu vực nông thôn; vì thế xây dựng NTM là mộthướng đi mới của Quảng Ninh.
Phan Thái Sơn “Phát triển nông nghiệp chất lượng cao ở Bắc Ninh”,
Báo Nhân dân, số 20163, 17/5/2013 Tác giả đã chỉ rõ tình hình sản xuất nôngnghiệp ở Bắc Ninh, những thuận lợi, khó khăn trong thời gian qua; với BắcNinh là địa phương có diện tích đất nông nghiệp không lớn vì vậy để cungcấp đáp ứng nhu cầu lương thực thì phải PTNN chất lượng cao cả về sản xuấtcũng như chất lượng sản phẩm nông nghiệp
Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến cả lý luận và thực tiễnliên quan đến PTNN; phân tích thực trạng nền nông nghiệp là truyền thốnglâu đời và là một thế mạnh của nước ta; trước đổi mới chúng ta thiếu lươngthực trầm trọng nhưng dưới sự lãnh đạo của đảng đã đề ra các chủ trương,biện pháp đúng đối với nông nghiệp và trở thành một nước xuất khẩu gạođứng thứ hai trên thế giới; phát triển KTNN gắn với xây dựng NTM là mộtyêu cầu quan trọng đối với các địa phương hiện nay Đây là những tài liệuquan trọng mà tác giả có thể tham khảo, kế thừa và phát triển
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nghiên cứu một cách
hoàn chỉnh và hệ thống vể “Phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang” được công bố Vì vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với các công
trình khoa học nào đã được công bố
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn PTNN trong quá trình xây dựngNTM ở tỉnh Bắc Giang; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm cơ bản và giải phápchủ yếu PTNN trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về PTNN trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang
- Phân tích, đánh giá thực trạng PTNN trong quá trình xây dựng NTM ở
Trang 10Bắc Giang thời gian qua, xác định nguyên nhân và những vấn đề cần tiếp tụcgiải quyết trong thời gian tới.
- Đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu PTNN trong xâydựng NTM ở tỉnh Bắc Giang thời gian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
PTNN trong xây dựng NTM dưới góc độ kinh tế chính trị học
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung và không gian: Đề tài nghiên cứu về PTNN trong xâydựng NTM giới hạn phạm vi tỉnh Bắc Giang
Về thời gian: Nghiên cứu, khảo sát từ năm 2010 đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, luận giải cơ sở lý luận về PTNNtrong xây dựng NTM, từ đó đánh giá đúng thực trạng, đưa ra quan điểm cơbản và giải pháp chủ yếu để PTNN trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chú trọng sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kếthợp lôgíc với lịch sử và vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu củakhoa học kinh tế chính trị: điều tra, thống kê, khảo sát thực tế, so sánh, phântích, tổng hợp và phương pháp chuyên gia…
6.Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm những luận
cứ khoa học giúp Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Bắc Giang tham khảo trong lãnhđạo, chỉ đạo PTNN trong xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảngdạy và học tập môn kinh tế chính trị trong các trường đại học, cao đẳng
7.Kết cấu của đề tài
Gồm có: Phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục
10
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC GIANG 1.1 Một số vấn đề chung về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
1.1.1 Quan niệm về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp
* Quan niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội được xuấthiện từ rất sớm gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của xã hội loàingười Theo thông thường có hai cách hiểu khác nhau về nông nghiệp: Nôngnghiệp theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và dịch vụtrong nông nghiệp Trong trồng trọt bao gồm: trồng cây lượng thực, cây côngnghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây thức ăn cho chăn nuôi, cây rau củ quả;
chăn nuôi bao gồm: chăn nuôi gia súc, gia cầm… Các sản phẩm nông nghiệp
tạo ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng củacây trồng, vật nuôi tạo ra sản phẩm lương thực, thực phẩm để thỏa mãn cácnhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của con người và làm nguyên liệu cho sảnxuất công nghiệp Còn nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả trồng trọt,chăn nuôi, lâm nghiệp và ngành thủy sản
Khi chủ nghĩa tư bản chưa ra đời, nông nghiệp được coi là một ngànhsản xuất truyền thống chủ yếu và là nguồn thu nhập chính của các quốc gia.Thế kỷ XX nông nghiệp có bước phát triển tiến bộ vượt bậc, chuyển từ giaiđoạn sản xuất truyền thống sang giai đoạn hiện đại hóa, nhờ vậy mà hiệu quảsản xuất cao hơn, thu nhập và đời sống người dân được nâng lên Sang thế kỷXXI, với những thách thức về an ninh lương thực của các quốc gia trên thếgiới, thách thức về môi trường sinh thái, nông nghiệp đã được dự báo tiếp tụcđóng vai trò quan trọng với mọi quốc gia dân tộc Đặc biệt, hiện nay với sựchuyển biến nhanh chóng của xu thế trên thế giới như toàn cầu hóa kinh tế, sự
Trang 12bùng nổ của công nghệ thông tin, kinh tế tri thức ra đời, nhận thức về nôngnghiệp có sự thay đổi và phức tạp hơn, đó là hiểu theo phân hệ kinh tế - tựnhiên - kỹ thuật và phân hệ KT-XH.
Phân tích quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C Mác đã chỉ ra việcchuyển xã hội từ nền kinh tế tự nhiên, sinh tồn, tự cấp, tự túc sang nền kinh tếhàng hóa là một tất yếu Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế từ chậm phát triểnsang phát triển Nền kinh tế sinh tồn, tự cấp tự túc chính là nền kinh tế mànông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu, vậy để phát triển phải làm chuyểnđộng ngành này Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng được nânglên thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng
và không ngừng phát triển C Mác khẳng định rằng: “Nông nghiệp là ngànhcung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người” [20, tr.197]; mà “Và việc sản xuất
ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên của sự sống của họ và của mọi lĩnhvực sản xuất nói chung” [19, tr.139]
C Mác cho rằng sự phân công lao động đã làm cơ sở chung của mọinền sản xuất hàng hóa Chính phân công lao động đã hình thành các ngànhtrong nền kinh tế quốc dân, trong đó nông nghiệp là ngành sản xuất vật chấtđầu tiên, cơ bản của xã hội loài người Nền tảng đầu tiên của phân công laođộng xã hội là: Sự tách rời giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nông nghiệp vàthủ công nghiệp, sự xuất hiện nhiều ngành nghề khác nhau trong quá trình sảnxuất xã hội Nghiên cứu về địa tô C Mác đã vượt xa hơn các vị tiền bối làAdam-Smith và Ricardo; chỉ ra địa tô thu được trong nông nghiệp rất phongphú, đa dạng, nhà tư bản thu địa tô không chỉ về vị trí và chất lượng của đấtđai mà còn do sự khác nhau về cách thức đầu tư tư bản vào ruộng đất Nhà tưbản đầu tư vào ruộng đất phụ thuộc vào chính những thay đổi về kỹ thuật vàsản xuất thâm canh Từ đó C.Mác đã chỉ ra yếu tố kỹ thuật, thâm canh nhà tưbản đã biến hầu hết nông phẩm thành những thương phẩm trong trao đổi hànghóa đạt đến nền nông nghiệp của kinh tế thị trường
12
Trang 13Khi nghiên cứu sơ đồ quá trình tái sản xuất của chủ nghĩa tư bản trongsản xuất nông nghiệp, C.Mác đã chỉ ra mối quan hệ giữa con người với conngười trong sản xuất, chỉ ra bản chất bóc lột sâu xa của chủ nghĩa tư bản, xãhội tư bản đó không phải là mục tiêu giải phóng người lao động, cho nên đây
là cơ sở để các đảng cộng sản và giai cấp công nhân có thể vận dụng vào giảiquyết vấn đề sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
V.I.Lênin là người kế thừa và phát triển học thuyết Mác trong điều kiệnlịch sử mới, khi nghiên cứu quá trình chuyển biến KTNN nước Nga sau cải cáchnông nô 1861, chỉ ra mối quan hệ xã hội chặt chẽ giữa tầng lớp nông dân vànông thôn trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế tiểu nông, truyền thốngchuyển sang nền sản xuất hàng hóa thành nền kinh tế hàng hóa tư bản chủnghĩa, chỉ ra những vấn đề mang tính quy luật của quá trình PTNN và vậndụng cho mọi nền nông nghiệp trong phát triển KT-XH
Xuất phát điểm phát triển kinh tế của nước ta là một nước nông nghiệp,trước khi đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế, có thời điểm ta chỉ chútrọng vào công nghiệp hóa ngành công nghiệp nặng, mà nông nghiệp lại ítquan tâm nên dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng, đờisống nhân dân vô cùng khó khăn Nhận thức về vấn đề này Chủ tịch Hồ ChíMinh lúc sinh thời đã căn dặn: “Nếu muốn công nghiệp hóa gấp thì là chủquan; cho nên trong kế hoạch phải tăng tiến nông nghiệp… Ta cho nôngnghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến thủ công nghiệp, sau mới đến côngnghiệp nặng” [27, tr.572]
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến nông nghiệp và nhấn mạnh: “Nông nghiệp
không phát triển thì công nghiệp không phát triển được” Người đã chỉ ra: Côngnghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế Nông nghiệp phải phát triểnmạnh để cung cấp lương thực cho nhân dân; cung cấp nguyên liệu cho nhà máy;cung cấp nông sản cho xuất khẩu Công nghiệp phải phát triển mạnh mẽ để cung
Trang 14máy bơm nước, phân hóa học, thuốc trừ sâu để đẩy mạnh nông nghiệp và cungcấp dần máy cấy, máy bừa cho các HTX công nghiệp Công nghiệp phát triển thìnông nghiệp mới phát triển Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡlẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bướcmới nhanh và nhanh chóng đi đến đích Thế là thực hiện liên minh công nông đểxây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no sung sướng cho nhân dân.
Do vậy, “Phát triển nông nghiệp là cực kỳ quan trọng” [30, tr.554] Người cònđặc biệt quan tâm đến xã hội hóa sản xuất nông nghiệp, cải biến nền sản xuất xãhội từ thấp đến cao, từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn, việc xã hội hóa sảnxuất nông nghiệp là một tất yếu khách quan, có tính quy luật Quá trình xây xâydựng và phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũngtuân theo quy luật chung đó của lịch sử
Quan điểm của Đảng ta về nông nghiệp, nông thôn và nông dân trongthời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã từng bước hoàn thiện Nghị quyếtĐại hội Đảng X xác định: “Phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịchmạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị giatăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơkhí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đẩy nhanh tiến bộ khoa học-kỹ thuật vàcông nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnhtranh phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương” [9, tr.29]
Nông nghiệp là một ngành kinh tế tồn tại trong một không gian nhấtđịnh, địa bàn chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp là nông thôn, những ngườinông dân lao động trong nông nghiệp là quá trình tác động sức lao động vớicác công cụ lao động từ đó họ tạo ra các sản phẩm để con người tồn tại vàphát triển Nông nghiệp và nông thôn có quan hệ truyền thống gắn bó chặtchẽ với nhau trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta; khi xem xét nôngnghiệp phải luôn gắn bó với nông thôn và nông dân
14
Trang 15Từ những vấn đề trên, có thể rút ra kết luận rằng: Nông nghiệp là một
bộ phận của nền kinh tế quốc dân, gắn bó chặt chẽ với kinh tế nông thôn và người nông dân Muốn xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp thì phải gắn bó mật thiết giữa phát triển nông nghiệp với nông thôn và người nông dân hiệu quả, bền vững.
*Quan niệm phát triển nông nghiệp
Phát triển, hiểu theo cách cơ bản là một quá trình vận động, biến đổi từ
ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiệnđến ngày càng hoàn thiện, hay đó là sự thay đổi tăng tiến cả về quy mô sốlượng và chất lượng Phát triển trong kinh tế học đã được các nhà nghiên cứukinh tế luận giải làm rõ trong quá trình gắn với nền kinh tế quốc dân trongmột thời gian Đó là sự thay đổi cấu trúc kinh tế từ thấp đến cao trong sự tăngtrưởng và liên quan đến nó là sự chuyển biến của tất cả các lĩnh vực KT-XH;phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế của một nước, nó được biểu hiện ởtốc độ gia tăng của nền kinh tế (sự tăng lên của GDP hoặc GNP bình quânđầu người hàng năm; các địa phương là GRDP)
PTNN là quá trình biến đổi lâu dài của ngành nông nghiệp trong quátrình phát triển KT-XH; PTNN không chỉ đơn thuần tăng lên về mặt số lượng,
cơ cấu mà điều quan trọng là tăng lên về mặt chất lượng, trong quá trình phátsinh, phát triển của nó Như vậy, PTNN là phải từng bước khắc phục tìnhtrạng nông nghiệp lạc hậu, năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất thấpchuyển sang nền KTNN hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tếcao Để thực hiện được thì nông nghiệp phải được ứng dụng KH-CN trongsản xuất không ngừng tăng lên
KH-CN hiện nay đã trực tiếp tác động to lớn đến PTNN như: đưa cơ giớihóa, thủy lợi hóa, công nghệ tạo giống, canh tác, phân bón, thuốc trừ sâu, thuhoạch… CCKT trong nông nghiệp có sự chuyển dịch hợp lý giữa trồng trọt vớichăn nuôi PTNN là làm cho tỷ trọng lao động nông nghiệp ngày càng giảm so
Trang 16với công nghiệp và dịch vụ, nhưng tổng sản lượng sản phẩm nông nghiệp vẫnkhông ngừng tăng lên PTNN là quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn làmột quá trình lâu dài được tiến hành một cách cơ bản, không thể nóng vội, nhằmđưa máy móc, thiết bị, ứng dụng các phương pháp sản xuất kiểu công nghiệpvào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; là quá trình liên tục nâng cao trình độKH-CN vào sản xuất trong nông nghiệp, tạo ra một nền sản xuất trình độ ngàycàng cao, cuộc sống cư dân nông thôn ngày càng được nâng lên.
Từ đó tác giả cho rằng: Phát triển nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam là sự chuyển đổi căn bản nền sản xuất nông nghiệp truyền thống thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô, trình độ, hiệu quả cao và bền vững; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu, nhằm đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân.
1.1.2 Nông thôn và xây dựng nông thôn mới
* Khái niệm nông thôn
Nông thôn nước ta được hình thành qua quá trình lịch sử hàng ngànnăm, đây là khu vực rộng lớn và đông dân nhất nằm ngoài địa bàn các thànhphố, thị xã, thị trấn Là địa bàn bảo tồn và phát triển cân đối các yếu tố môitrường tự nhiên như: đất đai, nguồn nước, khí hậu, không khí; là nơi hòa hợp
và gần gũi hơn giữa con người và các yếu tố môi trường thiên nhiên Ở đócộng đồng dân cư có cách sống và lối sống riêng, lấy sản xuất nông nghiệplàm hoạt động kinh tế chủ yếu và sống chủ yếu dựa vào nghề nông (nông-lâm- ngư nghiệp) cùng các ngành sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác có vai tròchủ yếu phục vụ nông nghiệp
Do là địa bàn chiếm phần lớn là các hộ nông dân, lao động làm nôngnghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhưng mật độ dân cư thấp hơn ở thành thị; là địabàn cư trú của các dòng họ có phong tục tập quán chung, có quan hệ “tìnhlàng, nghĩa xóm” khăng khít, nhưng có khác nhau ở các làng, xã về phongtục tập quán Nông thôn là địa bàn lưu giữ, duy trì và phát triển bản sắc văn
16
Trang 17hóa dân tộc và đặc trưng của mỗi vùng miền Hiện nay, giao lưu văn hóa giữacác địa bàn, vùng miền, giữa nông thôn và thành thị, giữa văn hóa hiện đại vàvăn hóa truyền thống, văn hóa khu vực nông thôn có nhiều biến đổi, tuy nhiênnhững nét đặc trưng văn hóa truyền thống ở nông thôn vẫn còn được bảo tồn,duy trì và phát triển.
Nông thôn là địa bàn sống thanh bình và an toàn, những vấn đề tiêucực, tệ nạn xã hội tuy có tác động đến địa bàn nông thôn, nhưng ít hơn so vớiđịa bàn thành thị Điều đó do đặc trưng văn hóa nông thôn, văn hóa làng, xã,tính cộng đồng cao trong dân cư nông thôn đóng vai trò quan trọng, chínhcộng đồng là yếu tố quan trọng nhất để đề kháng các yếu tố tác động từ bênngoài Lịch sử hình thành các cộng đồng tộc người ở tất cả các quốc gia trênthế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều bắt nguồn từ nông thôn nên cáihồn cốt văn hóa làng quê là bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đa dạng vừa mangbản sắc riêng của quốc gia dân tộc
Để xây dựng một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì nông nghiệp
và khu vực nông thôn không thể nghèo nàn, lạc hậu, cư dân nông thôn có đời sốngvật chất và văn hóa tinh thần thấp kém Việt Nam là một nước nông nghiệp, cưdân sống chủ yếu ở vùng nông thôn Chính vì vậy, những năm qua Đảng và Nhànước ta đã có nhiều chủ trương đúng đắn đưa nông nghiệp, nông thôn thoát khỏitình trạng nghèo nàn, lạc hậu; kết quả của nông nghiệp đã mang lại nhiều lợi íchcho các hộ nông dân; đời sống có được nâng lên Tuy nhiên, cho đến nay trênnhiều vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, đời sống nhân dân còn gặpnhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, tệ nạn xã hội
có chiều hướng gia tăng, môi trường sinh thái có nguy cơ xâm hại Chương trìnhxây dựng NTM đã và đang đáp ứng được mong ước của nhân dân và thỏa mãnnhu cầu, mục tiêu đường lối, chiến lược phát triển KT-XH, xây dựng nước ta sớmtrở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Từ những góc nhìn khác nhau nên có nhiều quan niệm về nông thôn
Trang 18cũng khác nhau Có quan niệm cho rằng nông thôn là khái niệm dùng đểchỉ địa bàn mà ở đó chỉ có sản xuất nông nghiệp thuần nông Có quan niệmlại cho rằng nông thôn chỉ dựa vào công cụ, trình độ lao động thô sơ hoặcdựa vào trình độ phát triển hạ tầng cơ sở để chỉ ra khái niệm nông thôn.
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học và Sổ tay hướng
dẫn xây dựng NTM đưa ra khái niệm: Nông thôn là khu dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông; là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.
* Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn là quá trình từ hàng ngàn năm lịch sử từ khi dựngnước của dân tộc Tuy nhiên, xây dựng NTM là lần đầu tiên việc được triểnkhai thực hiện một cách toàn diện nhất, yêu cầu từ Trung ương đến địaphương tổ chức triển khai, thực hiện đồng bộ và nhất quán cao Ta đã tiếnhành các mục tiêu, chương trình như CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn;phát triển công nghiệp nông thôn đã thu được nhiều kết quả to lớn; NTM vớichức năng lịch sử vốn có là nông dân quần tụ trong phạm vi làng xã và chủyếu làm nông nghiệp, xây dựng NTM là nhằm xây dựng làng xã văn minh,sạch đẹp, hạ tầng cơ sở hiện đại, sản xuất nông nghiệp phát triển bền vữngtheo hướng kinh tế hàng hóa; bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống,
xã hội an ninh, môi trường tốt, nhưng nếu xây dựng NTM mà sản xuất côngnghiệp phát triển phá vỡ mối quan hệ hài hòa vốn có của con người với thiênnhiên thì sản xuất nông nghiệp lại có chức năng phục hồi hệ thống sinh thái,làm cho con người gần gũi, thân thiện với môi trường thiên nhiên hơn
Từ năm 2001 đến năm 2006 Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành triểnkhai thí điểm đề án xây dựng NTM cấp xã theo hướng CNH, HĐH, dân chủhóa Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành TW Đảng (khóa X) đã ban hành
18
Trang 19Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nôngdân, nông thôn, Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng NTM đến năm
2020 Đến Đại hội XI tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nông thôn mới theohướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củanông dân” [8, tr.39]
Đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều bài viết nghiên cứu về xây dựngNTM Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chuẩn vềNTM, sự hình dung chung về mô hình NTM là kiểu mẫu cộng đồng theo bộtiêu chí mới, tiếp thu thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại, đời sống vậtchất dân cư nông thôn được nâng lên, song vẫn giữ những nét đặc trưng, tínhcách Việt Nam trong cuộc sống văn hóa, tinh thần Mô hình NTM được quyđịnh bởi các tiêu chí, tính chất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, có sự đổi mới
về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ;chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dung chung trên cảnước
Từ đó tác giả cho rằng: Nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn khác so với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt như: làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.
Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg,ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày
20 tháng 8 năm 2013 sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí Quốc gia về
Trang 20đạt NTM, huyện NTM có 75% số xã trong huyện đạt NTM, xã NTM có 19tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch;nhóm tiêu chí về hạ tầng KT-XH; nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sảnxuất; nhóm tiêu chí về về văn hóa – xã hội và về hệ thống chính trị
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã ra Nghị quyết số 145-NQ/TU ngày14/7/2011 về xây dựng NTM đến năm 2020 Ủy ban nhân dân tỉnh đã raQuyết định số 1557/QĐ-UBND ngày 07/12/2011 về việc thành lập Ban chỉđạo thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tậptrung gắn với xây dựng NTM ở Bắc Giang giai đoạn 2011-2015 Đồng thời tổ
chức phát động phong trào thi đua “Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”, triển khai đến toàn thể các cấp, các ngành và các địa phương trong toàn tỉnh, và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM, đã được các cấp, các ngành, các tổ chức
đoàn thể, doanh nghiệp hưởng ứng, cụ thể hóa thành phong trào thi đua ở địaphương, đơn vị, tham gia
1.2 Quan niệm, nội dung và vai trò của phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang
1.2.1 Quan niệm, nội dung phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang
* Quan niệm PTNN trong xây dựng NTM ở Bắc Giang
Nước ta là một nước nông nghiệp, hiện nay có trên 70% dân số sống ở vùngnông thôn, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Do vậy, để phát triểnđất nước, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp PTNN coi đây làmột ngành có nhiều tiềm năng và thế mạnh của nước ta; thực tế cho thấy sản xuấtnông nghiệp thuần nông là kém hiệu quả; trước thời kỳ đổi mới với cơ chế tập trungbao cấp đã làm cho nước ta rơi vào khủng hoảng KT-XH; trước tình hình đó Đảng ta
đã kịp thời đề ra đường lối đổi mới mà trọng tâm là đổi mới về kinh tế; một điều quantrọng là chúng ta đã nhận thức đúng vai trò của nông nghiệp trong điều kiện và đặc
20
Trang 21điểm của nước ta Sau “khoán 100”, ngày 5-4-1988 Bộ Chính trị khóa VI đã ra Nghịquyết 10-NQ/TW “khoán 10” về đổi mới quản lý KTNN với mục tiêu là giải phóngsức sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, các vùng, cácngành chuyển biến nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hóa Từ đó đến naysản xuất nông nghiệp đã đóng góp vai trò quan trọng vào phát triển KT-XH đất nước,không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà đã là một nước xuất khẩu gạo lớn đứng thứ haitrên thế giới; các ngành sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đã phát triển cả về qui
mô số lượng, chất lượng; đời sống cư dân nông thôn ngày càng được cải thiện
Xây dựng NTM với Bộ tiêu chí Quốc gia được Thủ tướng Chính phủquy định và lồng ghép các chương trình, mục tiêu dự án khác đang triển khai
ở nông thôn; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của cácthành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư Được thựchiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, đảm bảo QPAN củamỗi địa phương từ xã, huyện, tỉnh, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho pháttriển theo quy hoạch Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp
uỷ Đảng, chính quyền các cấp đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quá trìnhxây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện ở cấp mình; hình thành cuộcvận động “Toàn dân xây dựng nông thôn mới” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùngcác tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai tròchủ thể trong việc xây dựng NTM
PTNN trong xây dựng NTM ở Bắc Giang là một nhiệm vụ quan trọngtrong chương trình phát triển KT-XH của Đảng bộ, chính quyền, các cơ quanchức năng, các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong tỉnh;chương trình xây dựng NTM là một chương trình lớn của cả nước nói chung
và với Bắc Giang đã và đang được triển khai đồng bộ và toàn diện
Từ đó tác giả cho rằng: Phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang là tổng thể các hoạt động của Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân trong tỉnh nhằm phát triển các ngành sản xuất nông
Trang 22nghiệp tạo ra những sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao và giải quyết tốt mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, hiệu quả gắn với nông thôn mới văn minh, tiến bộ, nhân dân có đời sống vật chất và tinh thần
ấm no, hạnh phúc.
Mục đích PTNN trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang là nhằm thựchiện chương trình phát triển KT-XH, trong đó PTNN là một nội dung quantrọng phù hợp với đặc điểm điều kiện của địa phương PTNN trực tiếp làm cho
bộ mặt nông thôn Bắc Giang dần được thay đổi và có vai trò hết sức quan trọngtrong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Đây là một trong nhữngnội dung quyết định đến sự thành công của chương trình xây dựng NTM.Đồng thời trực tiếp tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, đảm bảo ổn địnhcuộc sống của nhân dân trong Tỉnh
Chủ thể lãnh đạo, quản lý PTNN trong xây dựng NTM là cấp ủy, chínhquyền địa phương, các sở, ban, ngành chức năng Trong đó Ủy ban nhân dânTỉnh là cơ quan quản lý cao nhất có vai trò định hướng, đưa ra các chủ trương,chính sách PTNN và xây dựng NTM; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thônphối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM tổ chức thựchiện các nội dung chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp và chỉ tiêu xây dựng NTM củađịa phương
Lực lượng tham gia vào PTNN trong xây dựng NTM là chính quyềnnhân dân tỉnh Bắc Giang, các doanh nghiệp, các cá nhân, các thành phần kinh
tế tham gia vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp,trong đó người nông dân là lực lượng nòng cốt đông đảo và trực tiếp tham giavào quá trình này
Phương thức tiến hành quá trình PTNN trong xây dựng NTM làphương thức kế hoạch hóa và thị trường Phương thức kế hoạch hóa đượcthực hiện ở cơ quan quản lý các cấp Trong đó Sở Nông nghiệp và phát triểnnông thôn có kế hoạch định hướng phát triển sản xuất phù hợp với lợi từng
22
Trang 23vùng trong tỉnh Phương thức thị trường được sử dụng thông qua đầu tư vềvốn, công nghệ, giống, các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tạo điềukiện cho các doanh nghiệp, các cá nhân, các thành phần kinh tế thực hiện theo
cơ chế thị trường phát huy được hiệu quả
* Nội dung phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới
PTNN nói chung và với riêng tỉnh Bắc Giang là nhằm thực hiện thắng lợichủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng NTMhiện nay Nội dung cơ bản của PTNN trong xây dựng NTM ở Bắc Giang là:
Thứ nhất, PTNN gắn với tăng trưởng và phát triển một nền nông
nghiệp hiệu quả bền vững; sản xuất nông nghiệp tăng về cả qui mô, số lượng,chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ nông nghiệp theo hướng phát triểnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nông thôn Bắc Giang
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phù hợp; phát triển sản xuất
hàng hóa tiến bộ, hiện đại, có hiệu quả kinh tế cao; chuyển đổi phương thứcsản xuất truyền thống, tự cấp, tự túc sang nền sản xuất hàng hóa, kinh tế thịtrường; cân đối tỷ trọng cơ cấu giữa ngành nông - lâm - ngư nghiệp; giữa chăn nuôi
và trồng trọt; giữa khai thác chế biến nuôi trồng thủy hải sản; giữa trồng rừng khai thác - chế biến lâm sản phù hợp với thế mạnh của địa phương
-Thứ ba, tăng cường công tác khuyến nông, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; cơ giới hóa nông nghiệp, giảmtổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản lượng nông sản; đẩy mạnh đào tạonghề cho lao động nông nghiệp, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông nghiệp
và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn
Thứ tư, PTNN gắn với giải quyết tốt các chính sách về sở hữu quan hệ
ruộng đất, quan hệ hợp tác, quan hệ lợi ích của chủ thể sản xuất nông nghiệp;phát huy các lợi thế mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống, phi truyềnthống nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, giảiquyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, điều kiện chăm sóc sức
Trang 24khỏe, y tế, dùng nước sạch, vệ sinh, môi trường; tạo công ăn việc làm, tăng thunhập, xóa đói giảm nghèo, hạn chế thất nghiệp, giảm thiểu các tệ nạn và bấtcông xã hội, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Thứ năm, PTNN để tiếp tục thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất mới ở nông thônngày càng hoàn thiện hơn Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế pháttriển đúng hướng và hiệu quả
Thứ sáu, phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH phục vụ sản xuất nông
nghiệp, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tốt nhất để phục vụ cho sản xuấtthông qua huy động nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân cùng làm gópphần tích cực vào củng cố QPAN và phong trào xây dựng NTM
1.2.2 Vai trò của phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang
Một là, PTNN góp phần tạo tiền đề quan trọng đẩy nhanh tiến trình CNH,
HĐH phát triển KT-XH của Tỉnh
Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất
kỹ thuật thấp kém, trình độ lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuấtmới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được thiết lập nhưng chưa hoàn thiện.Trước đổi mới điều này tồn tại trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế
và nông nghiệp cũng vậy, sản xuất nông nghiệp rất lạc hậu, năng suất lao độngthấp, sản xuất manh mún, tự phát, lao động thủ công vẫn chiếm phần lớn, thunhập thấp Đến nay Bắc Giang đang đẩy mạnh CNH, HĐH trên các ngành, cáclĩnh vực nhằm tăng trưởng kinh tế để sớm trở thành địa phương có công nghiệphiện đại Thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở Bắc Giang, sản xuất nôngnghiệp góp phần trực tiếp hoàn thành các tiêu chí ở nông thôn nhanh hơn
Hai là, PTNN nhằm đảm bảo an ninh lương thực và để Bắc Giang thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH
Nhu cầu ăn là nhu cầu cơ bản hàng đầu của con người Xã hội có thể
24
Trang 25thiếu nhiều loại sản phẩm nhưng không thể thiếu lương thực, thực phẩm cho
xã hội Khi nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp Ph Ăngghen cho rằng:
“Trước hết con người cần phải có ăn, uống, ở và mặc nghĩa là phải lao động,trước khi có thể đấu tranh giành quyền thống trị, trước khi có thể hoạt độngchính trị, tôn giáo, triết học” [20, tr.166] Do đó việc thỏa mãn các nhu cầu vềlương thực, thực phẩm trở thành điều kiện khá quan trọng để ổn định kinh tế,
là cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống KT-XH
Ba là, PTNN góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời
sống nông dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo và chương trình xây dựng NTM
Là tỉnh trung du miền núi nên PTNN ở Bắc Giang có vai trò quan trọng đối vớiphát triển KT-XH; mặt khác góp phần làm tăng cầu việc làm cho nông dân,giảm dần tình trạng thất nghiệp và di cư từ nông thôn ra thành phố, hạn chế mấtcân đối giữa nông thôn và thành thị Những năm gần đây sản xuất nông nghiệp
đã mang lại cho nhiều hộ nông dân có thu nhập cao và làm giàu ổn định, tácđộng đến nhiều mặt đời sống xã hội ở nông thôn, chất lượng đời sống đa sốnông dân nâng lên cả về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện phát triển văn hóa,
xã hội; đó sẽ là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy quá trình xây dựng NTM
Bốn là, PTNN nhằm mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ là cơ sở ổn
định kinh tế chính trị xã hội trên địa bàn Tỉnh
Các ngành công nghiệp nhẹ như chế biến lương thực, thực phẩm, chếbiến rau quả… phải dựa và nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp; tỉnh
có thế mạnh sản xuất các loại cây nông sản như: Lạc, Đỗ, Đậu tương, Vảithiều, Dứa… Nông nghiệp, nông thôn phát triển thì nhu cầu về hàng hóa, dịch
vụ tại nông thôn cũng phát triển theo; làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuấttrong nông nghiệp như: thiết bị phục vụ canh tác nông nghiệp, điện năng,phân bón, thuốc trừ sâu… càng tăng; địa bàn ở nông thôn rộng lớn PTNN đểthực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa tại chỗ Cư dân nông thôn chủ yếu làngười nông dân, người bạn đồng minh là chỗ dựa đáng tin cậy của giai cấp
Trang 26công nhân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xãhội chủ nghĩa PTNN, xây dựng NTM để cải thiện và không ngừng nâng caođời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nhằm tăng cường khối đại đoàn kếtcác dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Năm là, PTNN tác động tích cực đến nhiệm vụ củng cố QPAN trên địa
bàn Tỉnh
Tăng cường quốc phòng, an ninh là một chủ trương lớn của Đảng ta,nhằm xây dựng một nền quốc phòng toàn dân vững chắc, lấy thế trận nhândân làm nòng cốt Những kết quả về KT-XH mà Bắc Giang đạt được có ýnghĩa hết sức quan trọng, PTNN góp phần làm tăng khả năng cung cấp lươngthực, thực phẩm cho lực lượng vũ trang trong tỉnh tiêu dùng, đồng thời tạonên cơ sở dự trữ lương thực, thực phẩm sẵn sàng phục vụ cho thời chiến; mặtkhác với nguồn thu ngân sách từ nông nghiệp tăng sẽ tăng khả năng huy độngđầu tư cho QPAN về cơ sở vật chất, củng cố doanh trại, xây dựng thaotrường, bãi tập cho lực lượng vũ trang, nâng cao trợ cấp cho quân dự bị độngviên khi tham gia huấn luyện
PTNN trong xây dựng NTM ở Bắc Giang bao gồm các nội dung:
26
Trang 27Tăng trưởng và phát triển các ngành nghề nông nghiệp hiệu quả bền vững cả
về qui mô, số lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấutrong nông nghiệp phù hợp với thế mạnh của địa phương, đáp ứng nhu cầu kinh
tế thị trường; đổi mới, nâng cao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp; giải quyết tốt các chính sách về hình thức sở hữu quan hệruộng đất, quan hệ hợp tác, quan hệ lợi ích của chủ thể sản xuất; xây dựng cơ
sở hạ tầng KT-XH phục vụ sản xuất nông nghiệp góp phần tích cực vàophong trào xây dựng NTM
PTNN trong xây dựng NTM ở Bắc Giang có vai trò quan trọng là:Đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH phát triển KT-XH; đảm bảo an ninh lươngthực cho địa phương và xã hội; mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ; giảiquyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, thực hiện xóa đóigiảm nghèo và chương trình xây dựng NTM, đồng thời tác động tích cực đếnnhiệm vụ củng cố QPAN giữ vững ổn định KT-XH trên địa bàn tỉnh
Quá trình PTNN trong xây dựng NTM ở Bắc Giang chịu ảnh hưởngbởi các nhân tố: Công tác quy hoạch, kế hoạch, chương trình PTNN xây dựngNTM của Tỉnh; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng, thờitiết, khí hậu, nguồn nước; chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp; hoạtđộng liên kết “Bốn nhà”; nhận thức về vai trò PTNN gắn với phong trào xâydựng NTM trong tổ chức đảng, chính quyền và nhân dân Bắc Giang
Trang 29Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC GIANG THỜI GIAN QUA 2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động tới phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang
2.1.1 Đặc điểm về Điều kiện tự nhiên
* Về vị trí địa lý
Tỉnh Bắc Giang ở tọa độ địa lý từ 210 07’ đến 210 37’ vĩ độ Bắc, từ
105053’ đến 107002’ kinh độ Đông, là tỉnh trung du Miền núi có vị trí nằmchuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng vàThủ đô Hà Nội Phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáptỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh TháiNguyên và thủ đô Hà Nội Vị trí của Tỉnh nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểmphía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển vàliên kết vùng Trung tâm Bắc Giang cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩuHữu Nghị với Trung Quốc 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 60 km; cáchcảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh 130 km Từ đây có thể dễ dàng thông thươngvới các nước trong khu vực và trên thế giới Bắc Giang cách không xa các trungtâm công nghiệp, đô thị lớn của “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - HảiPhòng - Quảng Ninh, nơi tập trung tiềm lực khoa học công nghệ của cả nước(với hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu của Trung ương),nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, KHCN, thu hút đầu tưcủa cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh, là thịtrường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác
* Về địa hình
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: miền núi và trung du có đồngbằng xen kẽ Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và
Trang 30trung bình 100 ÷ 150m độ dốc từ 10 ÷150 Địa hình trung du có thuận lợi vềphát triển cây công nghiệp và cây ăn quả Vùng miền núi bao gồm các huyện:Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và LạngGiang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyệnSơn Động là vùng núi cao Đặc điểm chính của địa hình núi cao là bị chia cắtmạnh, phức tạp, chênh lệnh về độ cao khá lớn, độ cao trung bình từ 300 -400m, độ dốc trung bình từ 200 - 300 Có thể trồng cây ăn quả, cây côngnghiệp và chăn nuôi đại gia súc Với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồngbằng, trung du và miền núi) là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đadạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng đượcnhu cầu đa dạng của thị trường.
* Về khí hậu
Bắc Giang chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nắng lắm, mưanhiều, có 4 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mùa Xuân vàmùa Thu khí hậu ôn hòa Trong năm số giờ nắng bình quân đạt 1483giờ/năm, nhiệt độ trung bình cả năm là 24oc, lượng mưa trung bình hàngnăm 1300 – 1400 mm, mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 thời tiết thuậnlợi cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
* Tiềm năng
Tài nguyên đất đai Diện tích đất tự nhiên 384.945,1 ha; trong đó đất
nông nghiệp 275.848,9 Ha chiếm 71,66%; đất sản xuất nông nghiệp129.393,2 Ha chiếm 33,61%; đất lâm nghiệp có rừng 140.356,8 Ha chiếm36,46%; đất trồng lúa 71.395,5 ha chiếm 18,55%; đất nuôi trồng thủy sản5.906,1 ha chiếm 1,53% Đất nông nghiệp ở Bắc Giang ngoài việc thâmcanh trồng lúa bảo đảm an ninh lương thực còn rất thích hợp để phát triểncây nông sản, rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.Tỉnh cũng có kế hoạch chuyển hàng chục ngàn ha trồng lúa không ăn chắcsang phát triển các cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia cầm Với
30
Trang 31trên 15 ngàn ha đất đồi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các hộ nôngdân và nhà doanh nghiệp đầu tư sản xuất và chế biến tại chỗ.
Tài nguyên rừng Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp của Tỉnh có
140.356,8 ha (chiếm 36,46% diện tích tự nhiên), trong đó rừng sản xuất là106.279,8 ha; rừng phòng hộ 20.303,9 ha; rừng đặc rụng 13.773,1 ha Hệ thựcvật rừng khá phong phú, thành phần thực vật chủ yếu nằm trong kiểu phụmiền thực vật Nam Trung Hoa – Bắc Việt Nam với thảm thực vật rừngthường xanh nhiệt đới và á nhiệt đới Trên địa bàn tỉnh có 276 loài cây gỗ,
136 chi của 57 họ thực vật Ngoài ra còn có 452 loài cây dược liệu thuộc 53chi của 28 họ cây cỏ, dây leo; hiện còn có nhiều loài quý hiếm có giá trị kinh
tế cao, cũng như trong nghiên cứu khoa học như táu mật, sến, giẻ, trám, pơ
mu, thông tre, thông nàng, gụ, lim xanh, xoan đào, gió lá nhỏ Hệ động vậtrừng khá đa dạng, theo số liệu điều tra trên địa bàn tỉnh ( chủ yếu ở khu bảotồn thiên nhiên Tây Yên Tử) có khoảng 226 loài, 81 họ và 24 bộ, trong đó cónhiều loại thú quý như cu ly lớn, vọc đen, tê tê, chó sói, gấu ngựa, báo gấm,beo, sơn dương, sóc bay lớn, sóc bay đen trắng, khỉ đuôi lợn, khỉ vàng
Tài nguyên khoáng sản Cho đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã
phát hiện và ghi nhận được 68 mỏ và điểm mỏ đang khai thác và khảo sát, với
15 loại khoáng sản khác nhau như: than đá, quạng sắt, đồng, barit, kaolin, sétgạch ngói, sét gốm, cát cuội sỏi…
2.1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế- xã hội
* Về trình độ phát triển kinh tế
Những năm gần đây tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang luôn đạt khá,đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng tăng lên Tốc độ tăngtrưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 9,4%/năm, trong đócông nghiệp - xây dựng tăng 16,1%/năm (công nghiệp tăng 19,4%, xây dựngtăng 7,7%); dịch vụ tăng 6,8%/năm; nông nghiệp tăng 4,0%/năm Cơ cấu kinh
Trang 32nông nghiệp chiếm 22,5%; dịch vụ chiếm 36,0% Các ngành, lĩnh vực kinh tếtừng bước được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng sứccạnh tranh GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.545 USD (tăng 835USD so với năm 2010) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 107,8 nghìn tỷđồng, tăng bình quân 24,9%/năm [48]
* Dân số và nguồn nhân lực
Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 9huyện (trong đó có 6 huyện miền núi, 1 huyện vùng cao, 3 huyện trung du),với 230 xã, phường và thị trấn) Các dân tộc sinh sống trên địa bàn như: Kinh,Nùng, Sán Chay, Hoa, Tày… Là tỉnh có mật độ dân số trung bình; ước tínhđến năm 2013 dân số là 1.605.075 người, mật độ 417 người/km2; trong đó
nữ là 809.626; dân số sống ở nông thôn là 1448.150 Với nguồn lao động dồidào độ tuổi lao động từ 15 tuổi có 1.007.667 (chiếm 63%); trong đó ở nôngthôn là 920.836 chiếm 57,4% dân số, dân số lao động qua đào tạo ở nôngthôn thấp chiếm 12,4%, có một số bộ phận thiếu việc làm chủ yếu là sau khithu hoạch xong Đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý còn thiếu, đây làkhó khăn lớn trong PTNN của Tỉnh hiện nay
* Hệ thống giao thông và thủy lợi
Về hạ tầng giao thông Hệ thống giao thông của Tỉnh phát triển mạnh,hiện tại mạng lưới giao thông đường bộ có tổng chiều dài 7.702 km Quốc lộ
có 4 tuyến với chiều dài 254 km, trong đó có 16 Km QL37 đang nâng cấp sửachữa; đường tỉnh 18 tuyến dài 411 km; đường huyện 87 tuyến dài 770 km, rảinhựa được 60%; đường xã 1.523 km, chủ yếu là đường đất và bê tông hóa;Đường thôn xóm, cụm dân cư cứng hoá đạt 42%, còn lại là đường cấp phối;Đường đô thị dài 111 km So với các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Giang cógiao thông tương đối thuận lợi: Có một số trục đường giao thông (đường bộ,đường sắt, đường thuỷ) quan trọng của Quốc gia chạy qua Thành phố BắcGiang cách thủ đô Hà Nội 50km tính theo đường ô tô, nằm trên Quốc lộ 1A
32
Trang 33và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng, nơi giaolưu buôn bán sầm uất hiện nay, là điều kiện quan trọng khi hành lang kinh tếNam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động
để phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế.Quốc lộ 31 từ thành phố Bắc Giang đi các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, SơnĐộng, Đình Lập - quốc lộ 4A (Lạng Sơn) đi ra cảng Mũi Chùa, Tiên Yên vànối với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) Quốc lộ 279 từ Hạ Mi (Sơn Động)đến Tân Sơn (Lục Ngạn) nối với Quóc lộ 1A Quốc lộ 37 từ Lục Nam đi HònSuy sang thị trấn Sao Đỏ (Hải Dương) gặp Quốc lộ 18 có thể về cảng HảiPhòng hay ra cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) Đường sông (có sôngThương, sông Cầu và sông Lục Nam) với tổng chiều dài qua tỉnh là 347 km,trong đó chiều dài đang khai thác là 189 km, tàu thuyền có thể đi lại đượcquanh năm, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
Về hệ thống thủy lợi Hệ thống thuỷ lợi được chia theo 5 vùng là Sông
Cầu, Cầu Sơn-Cấm Sơn, Nam Yên Dũng, Sông Sỏi và Sông Lục Nam Toàntỉnh có 461 hồ chứa, 147 đập dâng, 674 trạm bơm, 5.530 km kênh mương tưới,tiêu các cấp Một số công trình thuỷ lợi hồ, đập, trạm bơm, kênh mương đang
được nâng cấp sửa chữa Về thủy văn, Theo số liệu hàng năm tại 2 trạm thuỷ
văn là Bắc Giang và Cầu Sơn cho thấy mực nước sông trung bình tại trạm CầuSơn là 2,18m, mực nước trung bình mùa lũ 4,3m Lưu lượng kiệt nhỏ nhất Qmin
= 1m3/s Lưu lượng lũ lớn nhất Qmax = 1.400m3/s Mực nước lũ lớn nhất tạitrạm Bắc Giang 6,2- 6,8m thường xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9
* Về yếu tố chính trị, văn hóa xã hội
Bắc Giang hiện có 20 dân tộc anh em sinh sống gồm: Dân tộc Việtđông nhất chiếm 88, 4% dân số, còn lại là các dân tộc: Nùng, Tày, Sán Dìu,Hoa, Sán Chỉ, Cao Lan, Dao và một số dân tộc thiểu số khác Hiện trên địabàn có hai tôn giáo chính được công nhận hoạt động là Công giáo và Phật
Trang 34xã, phường; Phật giáo có 176.000 tín đồ chiếm 11% dân số toàn tỉnh, có 112tăng ni trụ trì ở 105 ngôi chùa; ngoài hai tôn giáo chính là Công giáo và Phậtgiáo, hiện nay toàn tỉnh Bắc Giang có 1.600 ngôi đình, đền, miếu thờ thầnlinh, thành hoàng, thánh mẫu, thuộc hệ thống tín ngưỡng dân gian, mỗi năm
có hơn 500 lễ hội diễn ra thường niên
Với cộng đồng dân cư đa dạng, phân bố không đồng đều, với phongtục tập quán khác nhau có tác động đến phát triển sản xuất Tuy nhiên,những năm qua tình hình KT-CT và văn hóa xã hội trên địa bàn tỉnh BắcGiang cơ bản giữ vững ổn định, quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp vàxây dựng NTM đạt được nhiều kết quả to lớn góp phần cải thiện đời sống cưdân nông thôn ngày càng tốt đẹp hơn
2.2 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn
đề đặt ra từ thực trạng phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang
2.2.1 Thành tựu phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang thời gian qua
Trong quy hoạch phát triển KT-XH ở các địa phương phía Bắc, tỉnhBắc Giang không nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm, cho nênkhả năng thu hút vốn đầu tư có giới hạn Tuy nhiên, xây dựng một nền nôngnghiệp sản xuất hàng hóa lớn mạnh đã và đang là mục tiêu phấn đấu của Tỉnh
từ nay đến năm 2020; nhất là thành tựu PTNN và xây dựng NTM trong thờigian qua đã góp phần quan trọng vào kết quả phát triển KT-XH củaTỉnh Những thành tựu đó là:
Thứ nhất, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định theo hướng bền vững
Thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày 22/02/2011 của Ban Chấphành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, Tỉnh ủy đã ra Chương trình pháttriển sản xuất nông nghiệp hàng hoá giai đoạn 2011-2015 Trong đó, Chương
34
Trang 35trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung gắn với xây dựngNTM là một nội dung quan trọng và đã đạt được kết quả khá toàn diện, bướcđầu tạo được một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa như: vải thiều, lúachất lượng cao, lạc, lợn, gà, cá, vùng nguyên liệu gỗ; trình độ canh tác và nănglực sản xuất nông nghiệp hàng hóa của nông dân từng bước được nâng cao;việc ứng dụng KH-CN, giống mới vào sản xuất luôn được người dân quan tâmđồng tình hưởng ứng; cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường,củng cố, đây là những kết quả khả quan làm tiền đề quan trọng cho phát triểnsản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng NTM.
Trong những năm gần đây Bắc Giang cũng bị chi phối bởi sự hình thànhmột số khu công nghiệp, nên diện tích đất nông nghiệp giảm, tuy nhiên sảnxuất nông nghiệp phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bìnhquân đạt 4,7%/năm Năm 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 25.700
tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân đạt 3,1%/năm [38] Trong tổ chứcsản xuất, đã xây dựng và thực hiện nhiều mô hình phát triển sản xuất, xây dựngcánh đồng mẫu lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao so với sản xuất nhỏ lẻ, qua đó
đã thúc đẩy phong trào dồn điền đổi thửa, xây dựng và thực hiện cánh đồngmẫu, tạo sự chuyển biến tích cực về sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn;bên cạnh đó, quy mô sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tăng lên đã làm thayđổi cách nghĩ, tập quán canh tác truyền thống của người dân trong ứng dụngtiến bộ KH-CN vào sản xuất để giảm chi phí đầu vào; tạo được mối liên kếtgiữa “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Hình thành một số vùng sảnxuất tập trung với những sản phẩm hàng hóa sạch theo tiêu chuẩn như cây ănquả (vải thiều Lục Ngạn, na Lục Nam ), rau chế biến (Lạng Giang, ViệtYên ), sản xuất nấm tại Lạng Giang, Yên Dũng; cam Đường canh, cam Vinhtại Lục Ngạn; bưởi Diễn tại Lục Ngạn, Hiệp Hoà; rau cần tại Hiệp Hoà; chè tạiYên thế; hoa cây cảnh tại thành phố Bắc Giang; vùng trồng vải thiều tập trung
Trang 36chuẩn VietGAP đạt 12,3 nghìn ha) cho sản lượng gần 200 nghìn tấn, với doanhthu trên 3 nghìn tỷ đồng; vùng trồng cam, bưởi khoảng 2 nghìn ha, nấm, rauchế biến, rau an toàn khoảng 4,5 nghìn ha, lạc giống khoảng 12 nghìn ha, lúahàng hóa chất lượng khoảng 26 nghìn ha [48].
Phát triển các hình thức chăn nuôi gia trại, trang trại theo quy trình antoàn sinh học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môitrường bước đầu được áp dụng Đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm gàđồi Yên Thế và đang tiêu thụ khá tốt ở thị trường khu vực Hà Nội Nuôi trồngthủy sản theo hướng thâm canh cao, bán thâm canh tiếp tục phát triển chonăng suất cao Lâm nghiệp đẩy mạnh trồng rừng và bảo vệ rừng “tổng diệntích rừng năm 2015 là 135.035 ha (giảm 25.200 ha so với năm 2010, trong đórừng sản xuất giảm 24.560 ha), diện tích rừng phòng hộ 16.364 ha, rừng đặcdụng 12.780 ha, rừng sản xuât 105.870 ha Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăngbình quân năm 2015 đạt 5,9%, cơ cấu Lâm nghiệp trong nền kỉnh tế cơ bảnkhông thay đổi năm 2015 chiếm 0,7% Diện tích trồng rừng tập trung giaiđoạn 2011-2015 ước đạt 29 nghìn ha, trong đó, diện tích rừng gỗ lớn khoảng5.460 ha Đã hình thành một số vùng sản xuất nguyên liệu gỗ tại các huyệnLục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động và Yên Thế” [39]
Xây dựng NTM những năm qua đã được tổ chức thực hiện quyết liệt từtỉnh đến các địa phương Phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM đã có
sự chuyển biến về chất, đã huy động hơn 17,7 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách nhànước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng ưu đãi, ODA để tập trung đầu tư các côngtrình kết cấu hạ tầng KT- XH phát triển đô thị Tập trung ưu tiên đầu tư xâydựng hạ tầng giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối với các tỉnhbạn Đã phối hợp triển khai cải tạo, nâng cấp các quốc lộ 1, 31, 37; đầu tư nângcấp nhiều tuyến đường trong Tỉnh: 293, 398, 295, 296, 297, 298, 299 Đồng thờihuy động được nhiều nguồn lực trong cộng đồng dân cư để phát triên cơ sở hạ
36
Trang 37tầng nông thôn, bộ mặt nông thôn được chuyển biến tích cực
Thứ hai, đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát
triển sản xuất hàng hóa lớn hiện đại
Một là, chuyển dịch CCKT của Bắc Giang từ thuần nông sang CCKT
đa dạng theo hướng nông – công nghiệp – dịch vụ Chuyển dịch CCKT nông
nghiệp ở Bắc Giang hiện nay là nhằm làm cho nông nghiệp và các ngành kinh
tế khác, trong mỗi huyện, mỗi tiểu vùng dựa vào thế mạnh của mình để từngbước xây dựng CCKT phù hợp giữa các ngành, nội bộ với nhau Ngành Nôngnghiệp của Tỉnh đã chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đểtạo sự tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững đồng thời, lựa chọn cơ cấu, quy
mô, chủng loại sản phẩm các ngành sản xuất nông nghiệp phải khai thác đượccác lợi thế của mình, bám sát thị trường trong Tỉnh, cả nước, làm cho khảnăng tiêu thụ hàng hóa thuận lợi hơn Cơ cấu các ngành kinh tế của Tỉnh trong
đó cơ cấu giá trị sản xuất phân theo loại hình kinh tế đã có sự chuyển đổi tích cực;PTNN luôn coi trọng với gắn bó giữa nguồn nguyên liệu nông nghiệp vớicông nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; trong quá trình chuyển dịch gắnnông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp xây dựng, làng nghềtruyền thống, giữa nông nghiệp, công nghiệp chế biến với dịch vụ tiêu thụhàng hóa nông sản, phát triển thương mại và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp dướinhiều hình thức nhằm phục vụ tốt sản xuất và đời sống cư dân nông thôn trênđịa bàn Tỉnh CCKT giữa các ngành mặc dù tỷ trọng nông nghiệp có xuhướng giảm, nhưng trong nội bộ ngành vẫn tăng; tổng sản phẩm so sánh theogiá hiện hành và phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2009- 2013: năm 2014kinh tế ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 22,99% giảm 8,29% so với năm 2010;kinh tế ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 36,14% tăng 16,55% so với năm 2010.Xét theo cơ cấu tổng sản phẩm thì ngành nông nghiệp chiếm 26,44% giảm 9,38%
Trang 38so với năm 2010, công nghiệp chiếm 25,65% tăng 14,81% so với 2010; cơ cấudịch chuyển theo hướng tích cực đó là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảmnông nghiệp, song giá trị sản xuất của nông nghiệp vẫn tăng lên, tính giá trị sảnxuất nông nghiệp theo giá so sánh của ngành nông nghiệp năm 2014 được14.198,01 tỷ đồng tăng 2.199,3 tỷ đồng Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm 46,27%; trong đó, cây hàng năm 22,8%; câylâu năm, cây ăn trái 23,27%; sản phẩm phụ trồng trọt 0,20%); chăn nuôi chiếm51,10% (trong đó, gia súc 22,97%; gia cầm 5,38%; chăn nuôi khác, sản phẩmkhông giết mổ và sản phẩm phụ chăn nuôi 2,5%); dịch vụ chiếm 2,62% [3].
Hai là, chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, bền vững.Việc chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp phù hợp là chủ trương đúng của Tỉnh; nhằm chuyển đổi phương thứcsản xuất truyền thống, tự cấp, tự túc sang nền sản xuất hàng hóa kinh tế thịtrường; cân đối tỷ trọng cơ cấu giữa ngành nông - lâm - ngư nghiệp; giữachăn nuôi và trồng trọt; giữa khai thác - chế biến - nuôi trồng thủy hải sản;giữa trồng rừng - khai thác - chế biến lâm sản Thực hiện chủ trương “dồndiền, đổi thửa” khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún trong sảnxuất nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang đề ra kế hoạch hết 2016 đạt từ 6.000-8.000
ha và đến năm 2020 đạt từ 15.000-20.000 ha ở những địa bàn có điều kiệnthuận lợi; sau “dồn điền, đổi thửa” mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ còn từ 1- 3thửa ruộng, riêng đối với các xã miền núi của 4 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn,Lục Nam, Yên Thế còn từ 2-4 thửa ruộng/hộ, mỗi huyện xây dựng được từ 3-5điểm sản xuất tập trung theo mô hình "cánh đồng mẫu" [52] Năm 2015 toàntỉnh đã xây dựng được 54 cánh đồng mẫu triển khai trong vụ xuân, mùa, đông,chia theo từng vụ gồm 16 cánh đồng sản xuất 01 vụ, 36 cánh đồng sản xuất 02
vụ, 02 cánh đồng sản xuất 03 vụ; chia theo quy mô gồm 10 cánh đồng từ 20-30
ha, 37 cánh đồng từ 30-50 ha, 07 cánh đồng trên 50 ha và được áp dụng cơ giới
38
Trang 39hoá khâu làm đất, khâu thu hoạch lúa, cùng thời vụ, áp dụng quy trình sản xuất,
có liên kết sản xuất “4 nhà” để doanh nghiệp hoặc tổ chức chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật Sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu góp phần giảm chi phí đầu vàosản xuất, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 20% so với sản xuất đại trà, nhiều cánhđồng cho giá trị tăng trên 50% so với sản xuất đại trà [51]
Về lâm sản, trong thời gian qua mặc dù diện tích bị thu hẹp, năm 2013tổng diện tích còn 149 439 ha giảm 9 521 ha nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng,
cơ cấu giá trị sản xuất năm 2010 là 257 296 triệu đồng, năm 2014 là 528.790triệu đồng, tính chỉ số phát triển tăng 0,4% so với năm sau Về thủy sản đã tăng
cơ cấu nuôi trồng năm 2014 là 81,3% tăng 10,8% so với năm 2010 Đồng thờichuyển dịch CCKT giữa các vùng được chú trọng, giữa đồng bằng, trung du,miền núi để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa theo thế mạnh
và lợi thế của từng vùng; gắn cơ cấu ngành, vùng với quá trình đô thị hóa vàxây dựng NTM nhằm rút ngắn khoảng cách lạc hậu giữa các vùng trong Tỉnh
Cơ cấu lao động cũng được chuyển dịch theo hướng giải quyết tốt laođộng và việc làm trong nông nghiệp và tại nông thôn Quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động đã diễn ra đúng hướng, giảm sức ép sự di chuyển tự phát laođộng đối với nội bộ tỉnh; tỷ trọng lao động trong nông nghiệp có xu hướnggiảm, tỷ trọng lao động trong công nghiệp, các ngành nghề tiểu, thủ côngnghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng; số lao động trong các doanh nghiệp nôngnghiệp tăng không nhiều từ 2.232 người năm 2010 lên 2.917 người năm 2014,thực hiện phân công lao động tại chỗ là chủ yếu; trong khi các khu côngnghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn đã thu hút nhiều lao động địa phương vàtăng lên nhanh từ 43.186 người năm 2010 lên 95.104 người năm 2014 [3]
PTNN bền vững là mục tiêu phấn đấu của Bắc Giang và là một chiến lượclâu dài theo hướng ngày càng hoàn thiện, bao gồm các mục tiêu cơ bản là tăngtrưởng kinh tế về quy mô số lượng, thay đổi CCKT về chất lượng, tiến bộ về xã
Trang 40tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái với nền nông nghiệp phát triển bền vững
Thứ ba, ứng dụng KH-CN tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp của địa phương bước đầu đạt kết quả tốt
Ứng dụng KH-CN tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp được coi là khâu độtphá trong sản xuất để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệpcủa tỉnh Bắc Giang Đã tổ chức tốt việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào quá trìnhtrồng trọt, từ khâu nhân giống đến gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch Củng cố,nâng cao năng lực quản lý, cung ứng giống các cơ sở sản xuất giống câytrồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp phục vụ đủ lượng giống chất lượng chosản xuất; tăng cường khảo nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giống mới,nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; áp dụng công nghệ bảo quản chếbiến nông, lâm sản có quy mô hợp lý và công nghệ cao, ưu tiên tập trung vàocác cây trồng và vật nuôi có sản lượng hàng hoá lớn
Công tác đào tạo, tập huấn chuyển giao ứng dụng khoa học đã tổ chức
42 lớp tập huấn cho trên 2.440 học viên là cán bộ cấp xã, thôn, với 22chuyên đề về các nội dung giám sát, đấu thầu, phát triển sản xuất, tổ chức
05 đợt tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Quảng Nam, Hà Tĩnh,Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng; mở các lớp bồi dưỡng cho trên 2.500cán bộ cấp xã, thôn; tuyển sinh và đào tạo nghề cho trên 140.000 lao độngnông thôn và trên 500 lượt cán bộ HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại Nhờứng dụng công nghệ vào sản xuất năm 2009 tính cây lương thực có hạt diệntích 123.365 ha sản lượng 612.461 tấn đến hết năm 2013 diện tích còn121.000 ha sản lượng đạt 623.953 tấn; năng suất lúa năm 2009 đạt 51,31tạ/ha, năm 2013 đạt 52,71 tạ/ha Cây lạc năm 2009 sản lượng 23.145 tấn, năm