Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Do đó, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi đó không chỉ là nhiệm vụ kinh tế mà còn là nhiệm vụ chính trị xã hội có ý nghĩa chiến lược cả trước mắt và lâu dài.
Trang 1MỞ ĐẦU 3
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
10
1.1 Lý luận chung về phát triển nông nghiệp theo hướng
1.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền
Chương 2: QUAN ĐIỂM BẢN CƠ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI 48
2.1 Một số quan điểm cơ bản chỉ đạo phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương trong
2.2 Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
83
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triểnkinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốcphòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinhthái của đất nước Do đó, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luônđược Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi đó không chỉ là nhiệm vụ kinh tế
mà còn là nhiệm vụ chính trị - xã hội có ý nghĩa chiến lược cả trước mắt vàlâu dài
Tại Đại hội X, Đảng ta xác định: “Hiện nay và trong những năm tới, vấn
đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng.Phải luôn coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triểnnhanh và bền vững” [18, tr.190-191] Từ chỗ “Hướng tới”, đến nay Đảng ta chủtrương phát triển “Nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bềnvững” [20, tr.195] Đây là chủ trương của Đại hội XI, hoàn toàn phù hợp với xuthế phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới, đồng thời đáp ứng yêucầu thay đổi cơ bản toàn diện đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội nôngthôn, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miềnnúi, giữa phát triển công nghiệp và phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay
Hải Dương là một tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, nằm trongvùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - HảiPhòng - Quảng Ninh, có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển nền nôngnghiệp theo hướng bền vững Hơn 25 năm đổi mới cùng đất nước, bên cạnhnhững thành tựu đạt được, thực tiễn cũng đang đặt ra cho tỉnh rất nhiều tháchthức khi xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng bền vững Hoạt động sảnxuất nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên Giá trị gia tăng củasản phẩm nông nghiệp còn thấp; ruộng đất ở nông thôn bị chia nhỏ, manh mún;
Trang 3việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức trong sản xuất nông nghiệpcòn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, không phù hợp với yêu cầucủa sản xuất hàng hóa lớn, tập trung; sản xuất chưa gắn với tiêu thụ, dễ đổ vỡ khi
có biến động về giá Vai trò của Nhà nước trong liên kết “Bốn nhà” chưa rõ,thiếu cơ chế điều hành một cách hiệu quả Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp vàviệc áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến còn chậm; hầu hết các khâu sản xuất
ở nông nghiệp đều là thủ công, dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp thấp.Công nghiệp tác động vào nông, lâm, ngư nghiệp còn yếu Việc sử dụng phânhóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng một cáchtùy tiện, có dấu hiệu vượt quá giới hạn cho phép của môi trường sinh thái, dẫnđến thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước và gây hại cho sức khỏe con người Tốc
độ đô thị hóa nông thôn làm cho quỹ đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảmdần ảnh hưởng tới an ninh lương thực của tỉnh.v.v Vì vậy, nghiên cứu vấn đề
lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, đánh giá đúng điềukiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động và thực trạng để có những quan điểm,giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong quá trình đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hải Dươnghiện nay là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn Với mong muốn
đóng góp vào quá trình đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp
theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương hiện nay” để làm luận văn cao học
của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới là vấn đềkhông mới Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam nói chung và Hải Dương nóiriêng khái niệm phát triển bền vững và đặc biệt là phát triển theo hướng bềnvững trong nông nghiệp lại là những vấn đề mới Qua tìm hiểu ở phạm vi cả
lý luận và thực tiễn, vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ởnước ta đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở mức độ và góc độ tiếp
Trang 4cận khác nhau, dưới các hình thức như: Đề tài khoa học các cấp, sách chuyênkhảo, các bài báo trên các tạp chí.v.v
* Các sách tham khảo và chuyên khảo
Đến nay, đã có nhiều cuốn sách viết về phát triển theo hướng bềnvững trong nông nghiệp đã được xuất bản Tiêu biểu có các cuốn sau:
“Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam, thực trạng và giải
pháp” của Trần Xuân Châu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003;
“Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Xuân Thảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004;
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam -con đường và bước đi” của GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2004;
“Ngành nông nghiệp trong phát triển bền vững ở Việt Nam” của
Nguyễn Từ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004;
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam- Hôm nay và mai sau”
của Đặng Kim Sơn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008;
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” của Tiến sĩ Phạm Ngọc Dũng, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011; v.v
Những công trình khoa học trên đã đề cập một cách tương đối kháiquát về xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp theo hướng bền vững.Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, các công trình trên chỉ mới đề cập đến mộtkhía cạnh của vấn đề
Trong công trình nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Kế Tuấn thì pháttriển nông nghiệp theo hướng bền vững được tác giả tiếp cận chủ yếu dướigóc độ đánh giá tác động của việc phát triển nền nông nghiệp theo hướng bềnvững đối với nền kinh tế Trong công trình của Nguyễn Xuân Thảo thì pháttriển theo hướng bền vững trong nông nghiệp được tác giả tiếp cận chủ yếutrên góc độ chính sách của Nhà nước đối với từng ngành, từng địa phương cụ
Trang 5thể Trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Từ thì phát triển nông nghiệptheo hướng bền vững được tác giả tiếp cận dưới góc độ của vai trò nôngnghiệp trong xu thế phát triển bền vững Còn trong công trình nghiên cứu củatiến sĩ Phạm Ngọc Dũng thì phát triển nông nghiệp theo hướng bền vữngđược tác giả tiếp cận dưới vai trò quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp để xây dựng một nền nông nghiệp sảnxuất hàng hoá lớn, hiệu quả trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học côngnghệ tiên tiến Ngược lại, trong công trình nghiên cứu của Đặng Kim Sơn thìphát triển nông nghiệp theo hướng bền vững lại được tiếp cận ở góc độ anninh lương thực quốc gia và phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nôngthôn Giải pháp mà các tác giả đưa ra, trong nhận thức đã giúp cho tác giảluận văn tiếp cận nhiều thông tin bổ ích, nhiều lập luận khoa học về một sốvấn đề liên quan tới sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Tuynhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng nên các tác giả chưa có điều kiện đi sâunghiên cứu, phân tích những đặc điểm trực tiếp tác động đến quá trình pháttriển riêng lĩnh vực nông nghiệp của một tỉnh Hệ thống giải pháp mà các tácgiả đưa ra mang tính tổng thể nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp, nông thôn của cả nước và của vùng Trong khi đó, pháttriển nông nghiệp theo hướng bền vững chưa được chú ý đúng mức trongnghiên cứu
* Các luận án, luận văn nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp
Có một số sách sau: Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển kinh tế
hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Hồng”của Bùi Văn Can, trường đại học Kinh
tế quốc dân, 2001; Luận án Tiến sĩ “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở vùng lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - thực trạng và giải pháp ”
của Phạm Ngọc Dũng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002;
Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa ở Lạng
Trang 6Sơn” của Nguyễn Thanh Hảo, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002; Luận văn
thạc sĩ kinh tế “Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam, thực trạng
và giải pháp” của Đặng Thị Tố Tâm, Đại học khoa học xã hội & nhân
văn, 2010; Luận văn thạc sĩ kinh tế “Vai trò của phát triển nông nghiệp
trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu vực phòng thủ tỉnh Hà Nam hiện nay” của Vũ Văn Khầu, Học viện Chính trị, 2010 Các đề tài trên trực
tiếp đề cập một cách cơ bản cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nôngnghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.Trong hệ thống giải pháp mà các tác giả đưa ra, có đề cập tới giải phápphát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Song do nghiên cứu sự pháttriển của nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nóichung hoặc ở phạm vi một vùng kinh tế, nên có giải pháp đưa ra chưa thậtphù hợp với phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
* Các bài viết đăng trên các tạp chí đề cập đến sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Tiêu biểu như: Công nghệ sinh học và vấn đề phát triển nông nghiệp của
Việt Nam, GS.TS Bùi Chí Bửu, Tạp chí Cộng sản, số 791, 9- 2008 Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn và nông dân, PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, Tạp
chí lý luận chính trị, số 10, 2009 Thúc đẩy sự phát triển khoa học - công nghệ
phục vụ nông nghiệp, nông thôn, TS Nguyễn Thanh Hà, Tạp chí Cộng sản, số
801, 7 - 2009 Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển
nông nghiệp Việt Nam hiện nay, PGS.TS Vũ Đình Hòe, Tạp chí lý luận chính
trị, số 12, 2008 Khuyến nông “Chìa khóa vàng” của nông dân trên con đường
hội nhập, Đinh Phi Hổ, Tạp chí Cộng sản, chuyên đề cơ sở, số 15, 3 - 2008 Nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm thực hiện cam kết WTO, TS Chu Tiến Quang,
Tạp chí Cộng sản, số 824, 6 - 2011 Phát triển và khai thác hợp lý lực lượng sản
xuất nông nghiệp nước ta, GS.TS Hồ Văn Vĩnh, Tạp chí lý luận chính trị, số 9,
2008 Giảm nghèo là yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững nông thôn Việt
Nam, Nguyễn Thanh Thủy,Tạp chí Nghiên cứu phát triển bền vững, số 3, 2007.
Trang 7Trong các công trình khoa học, bài viết trên của các tác giả nghiên cứu
về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững với nhiều cách tiếp cận khácnhau Đóng góp khoa học của các công trình, các bài viết này vào sự pháttriển nền nông nghiệp là bổ ích Tuy nhiên, trước những biến đổi của nền kinh
tế và những vấn đề mới đặt ra cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải có nhận thức sâu sắc và tổng quát vềphát triển nền nông nghiệp vừa bảo đảm sự tăng trưởng ổn định, vững chắcvừa đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái đốivới quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng Đó là việc phát triểnnền nông nghiệp theo hướng bền vững và đang được coi là một trongnhững tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗiquốc gia, cũng như của từng địa phương Tuy nhiên, ở phạm vi địa phương,theo nhận biết của tác giả, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu có
hệ thống vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở một tỉnhnhư Hải Dương dưới góc độ kinh tế chính trị Do đó, đề tài tác giả lựa chọnkhông trùng với các công trình nghiên cứu khác
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theohướng bền vững ở tỉnh Hải Dương, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giảipháp nhằm tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Tỉnh trongthời gian tới
Trang 8Đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương
Vận dụng hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản ViệtNam và thực tiễn phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở nước ta
Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về phát triển nôngnghiệp, nông thôn; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của cáctác giả trong nước, để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Hải Dương.Đồng thời, dựa vào các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê kinh tế của Ủyban nhân dân, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnhHải Dương đã được công bố từ năm 2000 đến nay
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật, đề tài sử dụng phươngpháp trừu tượng hóa khoa học kết hợp với một số phương pháp khác như:thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn và chuyên gia đểgiải quyết nhiệm vụ đặt ra
Trang 96 Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thựctiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở một địa phương, tỉnhHải Dương
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trongnghiên cứu và giảng dạy môn học kinh tế chính trị Mác- Lênin, làm tài liệutham khảo để các địa phương xây dựng chủ trương, biện pháp phát triểnnông nghiệp theo hướng bền vững
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 2 chương (4 tiết), kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 10Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 1.1 Lý luận chung về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
ở tỉnh Hải Dương
1.1.1 Quan niệm, nội dung và tiêu chí về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
* Quan niệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Quan niệm về phát triển bền vững
Quan niệm phát triển bền vững xuất hiện trong phong trào bảo vệ môitrường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, khi cuộc cách mạngkhoa học công nghệ đã bùng nổ, chất lượng cuộc sống của xã hội loài người đã
có bước tiến bộ rõ rệt do khoa học công nghệ và năng suất lao động mang lại.Của cải được nhân loại tạo ra ngày càng nhiều và phong phú về chủng loại đãphần nào thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người, đã đưa đến
sự phát triển nhanh của nền văn minh nhân loại Song cũng chính từ sự phát triển
ấy đã làm nẩy sinh một số vấn đề ngày càng nổi cộm như tăng trưởng dân số quánhanh, tiêu dùng một cách quá mức của cải, tài nguyên, năng lượng, thiên taibão, lũ, ô nhiễm và sự cố môi trường ngày càng gia tăng đã làm ảnh hưởng đến
sự phát triển của xã hội, gây trở ngại đối với phát triển kinh tế và làm giảm sútchất lượng sống của con người
Đứng trước áp lực của thực tế khắc nghiệt, con người không còn cách lựachọn nào khác là phải xem xét lại những hành vi ứng xử của mình với thiên nhiên,phương sách phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình phát triển của mình Cách lựachọn duy nhất đó là con đường phát triển có sự kết hợp cả về kinh tế, văn hóa, xãhội và bảo vệ môi trường; đó chính là con đường đảm bảo tái sản xuất xã hội bềnvững, hay nói cách khác đó chính là sự phát triển bền vững
Phát triển bền vững, cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau, sauđây là một số quan niệm của khoa học môi trường bàn về phát triển bền vững:
Trang 11Ủy ban quốc tế về phát triển và môi trường (1987) đã đưa ra định
nghĩa: Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi, trong đó, việc
khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người [37, tr.15].
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio
de Janerio (Braxin) năm 1992 đã đưa ra khái niệm vắn tắt về phát triển bền vững
và được sử dụng một cách chính thức trên quy mô quốc tế đó là: "Phát triển bền
vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” [37, tr.16]
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ởJohannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã bổ sung và hoàn chỉnh khái
niệm về phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự
kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu
và đời sống con người hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”[6, tr.3] Như vậy, phát triển bền vững
là sự phát triển trong mối liên hệ gắn kết chặt chẽ thực hiện ba nhóm mục tiêulớn: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường Trong đó sự pháttriển kinh tế là nguồn gốc, là động lực; sự phát triển xã hội là mục tiêu và sựphát triển môi trường là điều kiện của phát triển bền vững Theo đó, phát triểnbền vững gồm ba nội dung cơ bản, đó là:
Bền vững về kinh tế: đòi hỏi phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăngtrưởng kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh
tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học,công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch
Bền vững về xã hội: là phải xây dựng một xã hội trong đó nền kinh tếtăng trưởng nhanh và ổn định phải đi đôi với dân chủ, công bằng và tiến bộ xã
Trang 12hội, trong đó giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải được chăm lo đầy
đủ và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hội
Bền vững về tài nguyên và môi trường: là các dạng tài nguyên thiênnhiên tái tạo được phải được sử dụng trong phạm vi chịu tải của chúng nhằmkhôi phục được cả về số lượng và chất lượng, các dạng tài nguyên không táitạo phải được sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất Môi trường tự nhiên (khôngkhí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên ) nhìn chung không bị các hoạt độngcủa con người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại Các nguồn phế thải từ côngnghiệp và sinh hoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được bảođảm, con người được sống trong môi trường sạch
Như vậy, phát triển bền vững có nội dung lớn và phong phú, không chỉhàm nghĩa phát triển kinh tế bền vững mà còn bao hàm nội dung phát triển xãhội bền vững và gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái Trong mỗinội dung có những thành tố riêng nhưng chúng luôn thống nhất biện chứng vàquan hệ hữu cơ với nhau tạo nên sự phát triển bền vững Việc quán triệt vànhận thức đúng đắn nội hàm của phát triển bền vững là phương pháp luận tốtkhi thực hiện phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững phù hợp vớiđiều kiện, hoàn cảnh hiện nay
Quan niệm về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Quan niệm về nông nghiệp:
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp, bao gồm trồng trọt và chăn nuôi Trong trồngtrọt được phân ra: trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ănquả, cây thức ăn cho chăn nuôi, cây dược liệu thoả mãn nhu cầu lương thực chocon người, thức ăn cho gia súc, gia cầm và nguyên liệu cho công nghiệp Chănnuôi bao gồm: chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong, nuôi tằm thoả mãn nhu cầudinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người, nguyên liệu cho côngnghiệp và một phần quan trọng khác đáp ứng nhu cầu mặc, dược liệu để làmthuốc chữa bệnh, sức kéo, để đáp ứng nhu cầu sản xuất và vận tải cũng đều donông nghiệp đáp ứng Các ngành trên lại có thể phân thành những ngành nhỏ hơn(phân ngành), chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau Trồng trọt cung cấp thức
Trang 13ăn cho chăn nuôi và làm cho chăn nuôi phát triển Ngược lại chăn nuôi cung cấpphân bón, sức kéo để tăng sức sản xuất, kết hợp với trồng trọt tạo ra nền nôngnghiệp bền vững Đó chính là hai bộ phận căn bản của nền nông nghiệp theonghĩa hẹp.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng, là tổ hợp các ngành gắn liền với các quátrình sinh học bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp (trồng và khaithác bảo vệ tài nguyên rừng), ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản).Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những ngành sản xuất có đối tượngtác động là những cây trồng, vật nuôi gắn liền tất yếu với tự nhiên; có thời giansản xuất bằng thời gian lao động cộng với thời gian phát triển của cây trồng, vậtnuôi dưới tác động của điều kiện tự nhiên Quan niệm về nông nghiệp theo cáchhiểu này có tác dụng làm cho sản xuất nông nghiệp không bị phát triển một cáchhạn hẹp, phiến diện Nhờ đó, nhiều tiềm năng, lợi thế của nền nông nghiệp nhiệtđới ở nước ta mới được đầu tư khai thác, sử dụng có hiệu quả Trong phạm viluận văn, tác giả bàn tới phát triển nông nghiệp theo nghĩa rộng
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững mới bắt đầu được quantâm trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX, với nhiều quan niệm khác nhau:
Theo Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu
nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (TAC/CGIRC) định nghĩa: Nông nghiệp bền
vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn gữi
Tổ chức về môi trường sinh thái thế giới (WCED) đưa ra định nghĩa:
Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau [32,tr.13].
Ở nước ta, vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững là một trongnhững nội dung được đề cập ở Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về "Định hướng chiến lược phát triển
Trang 14bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) chỉ rõ:
"Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên: Đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học” [6, tr.10]
Với cách tiếp cận trên, có thể đưa ra quan niệm về phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương như sau:
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương là quá trình Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan, ban ngành chức năng, các thành phần kinh tế và nhân dân nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn nền nông nghiệp địa phương nhằm đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng nhanh, ổn định, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn
đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ cở thỏa mãn các nhu cầu của con người trong hiện tại và không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.
Với quan niệm trên có thể hiểu phát triển nông nghiệp theo hướng bềnvững ở tỉnh Hải Dương là việc Đảng bộ, Chính quyền, các cơ quan ban ngànhchức năng và nhân dân tỉnh sử dụng các công cụ, chính sách, biện pháp tácđộng vào quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tếliên tục, ổn định, đạt hiệu quả cao, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhândân góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựngnông thôn mới có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao; gắn với việcbảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống Như vậy, phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương là sự kết hợp hài hòa của bamặt: Bảo đảm phát triển kinh tế cao và ổn định gắn với giải quyết có hiệu quảcác vấn đề về mặt xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái
* Nội dung và tiêu chí về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Nội dung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững:
Trang 15Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là nội dung quan trọng trongquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Để xác địnhchính xác nội dung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cần phải căn cứvào nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong Nghịquyết Trung ương 5 khóa IX về "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”; vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2006 - 2010 của Đại hội X, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 củaĐại hội XI và căn cứ vào Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), cũng như đặc điểm riêng có của từngđịa phương Vận dụng vào điều kiện thực tế ở tỉnh Hải Dương, nội dung phát triểnnông nghiệp theo hướng bền vững được xác định cụ thể như sau:
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững về mặt kinh tế: Là xâydựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý, sử dụng tối ưu các nguồn lực, nâng caosức cạnh tranh của hàng nông sản, thực phẩm cả về chất l ượng và vệ sinh
an toàn Giữ vững an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế thông qua việctăng năng suất và sản lượng Đồng thời, phát triển nông nghiệp theo hướngbền vững còn phải gắn liền với việc duy trì tăng trưởng kinh tế liên tục và
ổn định trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biếnnông sản, nhất là công nghệ sinh học; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiênnhiên và cải thiện môi trường; thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, môhình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường; thựchiện quá trình phát triển nông nghiệp sạch và an toàn
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững về mặt xã hội: Là quá trìnhphát triển nông nghiệp đi đôi với tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm đói nghèo,hạn chế thất nghiệp, giảm thiểu các tệ nạn và bất công xã hội cũng như cải thiện
và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; bảo vệ duytrì và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoanhân loại Đồng thời phải đảm bảo cho mọi người có cơ hội lựa chọn và có năng
Trang 16lực tham gia vào quá trình phát triển, cùng được hưởng lợi từ quá trình phát triểnđó.
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững về mặt môi trường: Là quátrình phát triển nông nghiệp phải tính toán kỹ tác động qua lại giữa con người
và thiên nhiên sao cho sự phát triển nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượngcuộc sống con người trong khuôn khổ đảm bảo cân bằng các hệ sinh thái Trư-
ớc hết là việc xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môitrường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác, sử dụng và tái tạo tàinguyên đất, nước, sinh vật hợp lý, bảo tồn đa dạng sinh học
Tiêu chí phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững:
Một là, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng liên tục, ổn định và hiệu quả.
Tăng trưởng là mục tiêu theo đuổi của tất cả các ngành trong nền kinh tếquốc dân Bất cứ một ngành nào, một lĩnh vực nào nếu không có sự tăng trưởng
sẽ gây trở ngại đối với tiến trình phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, nhất lànhững nước thuần nông như nước ta nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng
Đối với ngành sản xuất nông nghiệp, việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng
có ý nghĩa hết sức quan trọng Bởi ngành nông nghiệp là ngành cung cấp toàn bộlương thực - thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hằng ngày củacon người, cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến Ngàynay, do sự gia tăng dân số và tiêu dùng, nếu ngành nông nghiệp không có sự tăngtrưởng thì sẽ đẩy toàn bộ xã hội vào tình trạng thiếu lương thực Đối với nền nôngnghiệp truyền thống, tốc độ tăng trưởng rất thấp, không ổn định, đôi khi cònkhông có sự tăng trưởng do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, thiên tai; mặt khác,năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao, chi phí đầu vào lớn Việctiếp tục duy trì nền nông nghiệp truyền thống sẽ kéo lùi sự phát triển của toàn bộnền kinh tế quốc dân Vì vậy, tăng trưởng liên tục, ổn định, hiệu quả là một tiêuchí cơ bản của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Trang 17Hai là, giải quyết có hiệu quả các vấn đề về mặt xã hội trong khu vực
nông nghiệp, nông thôn
Tuyên bố tại Hội nghị Rio de Ranerio đã khẳng định: Xóa bỏ nghèo nàn làyêu cầu không thể thiếu của phát triển bền vững Đây là một đỉnh của tam giácphát triển theo hướng bền vững: Kinh tế, xã hội, môi trường Do vậy, có rất nhiềuvấn đề xã hội trong khu vực nông thôn cần giải quyết, như nghèo đói, thất nghiệp,
sự phân hóa giàu nghèo Trên thực tế hiện nay, tình trạng nghèo đói tồn tại chủyếu ở vùng nông thôn Chiếm phần lớn trong số những người thuộc diện nghèođói là những người tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp Đối với nềnnông nghiệp truyền thống lạc hậu, tốc độ tăng trưởng thấp rất khó có thể giảiquyết được vấn đề đói nghèo Trong khi đó, việc phát triển một nền nông nghiệptheo hướng bền vững sẽ đảm bảo được các mục tiêu tăng trưởng ổn định và hiệuquả Thực hiện các mục tiêu trên sẽ là cơ sở giải quyết vấn đề thất nghiệp trongkhu vực nông thôn Khi các mục tiêu trên được thực hiện sẽ là cơ sở, tiền đề vậtchất góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo
Ba là, phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững là phát triển nền
nông nghiệp sinh thái
Trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, thì nông nghiệp làngành liên quan trực tiếp tới các điều kiện tài nguyên thiên nhiên và môitrường sinh thái
Nền nông nghiệp truyền thống là nền nông nghiệp lạc hậu, trình độ kỹthuật kém, phương thức canh tác thủ công, độc canh, khai thác, sử dụng bừa bãitài nguyên đất, tài nguyên nước Điều đó đã làm cho môi trường thiên nhiên bịtàn phá nghiêm trọng, tất cả đều do sự khai thác quá mức của con người Hậuquả của những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của những ngườilao động trong nông nghiệp và cư dân nông thôn, họ có nguy cơ rơi vào tình
trạng "Nghèo đi tương đối” Đứng trước những vấn đề đó, nhận thức về phát
triển bền vững nền nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp sinh thái có ýnghĩa vô cùng quan trọng Tập trung vào ba nội dung sau:
Trang 18Thứ nhất, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên hiện có đểthỏa mãn nhu cầu của con người Do đó, trong khai thác tài nguyên thiên nhiênvào sản xuất nông nghiệp phải có quy hoạch, kế hoạch khoa học.
Thứ hai, giữ gìn và bảo tồn chất lượng tài nguyên thiên nhiên chocác thế hệ mai sau Do đó, ngay trong hiện tại, việc khai thác và sử dụng cácnguồn tài nguyên ngoài việc thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ hiện tại phải tínhđến lợi ích của các thế hệ tương lai
Thứ ba, ngăn chặn ô nhiễm, lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.Trên cơ sở đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiêntiến vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm sạch, có chất lượng cao
Những tiêu chí nêu trên là cơ sở cho việc đánh giá toàn diện sự phát triểnnông nghiệp theo hướng bền vững Tuy nhiên, trong quá trình xem xét, đánh giácần có quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển để vậndụng những tiêu chí này cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, từng trườnghợp cụ thể với những yêu cầu khác nhau, ở những địa phương khác nhau, khuvực và từng vùng khác nhau
1.1.2 Sự cần thiết phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương hiện nay
Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đối với kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương
Một là, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, cung cấp những
sản phẩm cần thiết đó là lương thực, thực phẩm thỏa mãn nhu cầu hàng đầu củacon người là nhu cầu ăn, mà không có ngành nào có thể thay thế được; phát triểnnông nghiệp theo hướng bền vững ở Hải Dương sẽ bảo đảm an ninh lương thực,đồng thời là nhân tố ổn định kinh tế, chính trị và xã hội trên địa bàn tỉnh
Hải Dương là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tương đối nhanh
so với cả nước Sau hơn 25 năm đổi mới cùng đất nước, Hải Dương đã tạo racho mình một diệm mạo mới, với sắc thái mới; kinh tế luôn đạt mức tăngtrưởng cao Giai đoạn 2001 - 2005, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân là
Trang 1910,8%/năm; giai đoạn 2006 -2010 tăng trưởng bình quân là 9,8%/năm Quy môkinh tế của tỉnh được tăng lên, tổng sản phẩm năm 2010 gấp 2,3 lần so với năm
2005 Thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 17,9 triệu đồng, tương đương 964USD [15, tr.12] Dân số toàn tỉnh theo số liệu điều tra năm 2009 là 1.703.492người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2010 là 0,96% [15, tr.21] Quy
mô, tốc độ tăng tăng dân số và mức sống của nhân dân trong tỉnh ngày một nângcao đang là những nhân tố làm cho nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càngtăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại Nếu không bảo đảm an ninh lươngthực thì khó có sự ổn định về chính trị và xã hội trên địa bàn Điều kiện tiên quyết
để phát triển và nâng cao đời sống nhân dân là phát triển nông nghiệp theo hướngbền vững đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân
Hai là, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững tạo ra việc làm,
tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn
Ở Hải Dương hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính đónggóp vào nền kinh tế và ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh Dân số sống ở khuvực nông thôn Hải Dương là 1.378.562 người (chiếm 80,93%) với gần 364.275
hộ nông dân Theo đó, số người làm việc thường xuyên trong ngành nôngnghiệp chiếm tỷ lệ lớn Vì vậy, hiện nay phần lớn việc làm và thu nhập củangười lao động ở Hải Dương vẫn phụ thuộc vào ngành nông nghiệp Do đó, sựphát triển nông nghiệp theo hướng bền vững góp phần tạo ra nhiều việc làm chongười lao động trong các hoạt động công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệpnhư cơ khí, hóa chất, chế biến nông sản Điều đó khẳng định, phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững ngày càng có vai trò to lớn trong tạo việc làm, tăngthu nhập cho dân cư, góp phần quan trọng bảo đảm ổn định chính trị - xã hội trênđịa bàn tỉnh
Ba là, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Hải Dương có
vai trò quan trọng cung cấp các yếu tố đầu vào cho ngành công nghiệp vàthúc đẩy các ngành khác phát triển
Trang 20Hải Dương là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh Ngànhcông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (45,4%) trong tổng sản phẩm quốc nội củatỉnh Tính đến 2011, toàn tỉnh có 18 khu công nghiệp, 34 cụm công nghiệp.Quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp là nhân tố làm tăng nhu cầu đầuvào về nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ nông nghiệp Để đáp ứng nhu cầu
đó, đòi hỏi nông nghiệp Hải Dương phải phát triển các ngành sản xuất nguyênliệu đầu vào của công nghiệp Sự phát triển đó không phải bằng ý chí chủ quan
mà phải trên cơ sở đánh giá một cách khoa học, toàn diện các nhân tố, nguồnlực của ngành nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao gắn với các vấn đề xãhội và môi trường Mặt khác, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững,nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nôngthôn và do đó sẽ làm tăng cầu về sản phẩm công nghiệp, thúc đẩy quan hệ traođổi giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển
Bốn là, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Hải Dương có ý
nghĩa quan trọng trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên
Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi gắn liền với đấtđai, nguồn nước, thời tiết, khí hậu và luôn tiềm ẩn những yếu tố gây ônhiễm môi trường cao do sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật không đúngquy trình, xử lý chất thải và vệ sinh chuồng trại không hợp vệ sinh
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đòi hỏi phải có mộtchiến lược phát triển nông nghiệp đúng đắn, khai thác lợi thế tiềm năngnông nghiệp từng vùng và kết hợp nhiều loại nông sản, tránh sử dụng quámức các loại hóa chất, tiến tới một nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệpsinh thái, góp phần tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh, đảm bảo sự pháttriển cân bằng giữa các vùng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, môisinh Do đó, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Hải Dương sẽkhắc phục được những tác động xấu tới môi trường tự nhiên, tạo ra các sảnphẩm sạch có chất lượng cao cho xã hội
Trang 21Năm là, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững sẽ tạo điều kiện
để củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh
V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Muốn phòng thủ phải có một đội quân kiêncường, một hậu phương vững chắc, mà muốn có hậu phương kiên cườngvững mạnh thì trước hết phải tổ chức thật vững chắc công tác lương thực”[33, tr.423] Nông nghiệp không chỉ có vai trò quan trọng đối với đời sốngkinh tế - xã hội nói chung mà còn có vai trò lớn đối với sự nghiệp củng cốquốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang
Hải Dương có vị trí địa lý thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phíaBắc và trục tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hệthống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt thuận lợi Hải Dương là cửa ngõphía Đông của Thủ đô Hà Nội, có vị trí địa quân sự, quốc phòng đặc biệt quantrọng Vì thế trong củng cố quốc phòng, việc quan trọng hàng đầu là phảichuẩn bị đáp ứng cũng như dự trữ được lương thực, thực phẩm, hậu cần chohoạt động vũ trang Thực trạng yếu kém, khuyết điểm trong qúa trình pháttriển kinh tế thời gian qua là nguyên nhân cơ bản cản trở phát triển kinh tế
- xã hội và chưa đáp ứng được yêu cầu củng cố quốc phòng trên địa bàntỉnh Đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, khai thác sử dụng tùy tiện Vì thếphát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đang đặt ra rất cấp bách, chỉ
có như vậy mới tạo sự tăng trưởng kinh tế ổn định và tạo được điều kiệnthuận lợi cho xây dựng sức mạnh khu vực phòng thủ, củng cố quốc phòngtrên địa bàn tỉnh cũng như đảm bảo nhu cầu tại chỗ cho hoạt động của cáclực lượng vũ trang Mặt khác, phát triển nông nghiệp theo hướng bềnvững bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh khôngngừng được cải thiện, củng cố được lòng tin của nhân dân đối với Đảng,với chính quyền các cấp và lực lượng vũ trang nhân dân trong công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, củng cố được thế trận lòngdân tạo lên sức mạnh chính trị tinh thần to lớn, là nền tảng để củng cốquốc phòng trên địa bàn tỉnh
Trang 22Thứ hai, xuất phát từ quá trình đô thị hóa tác động đến vấn đề an ninh lương thực của tỉnh, đòi hỏi phải phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Hải Dương là tỉnh đang có tốc độ đô thị hóa nhanh Năm 2000 đất đôthị của Hải Dương là 849,86 ha, chiếm 7,66% diện tích tự nhiên toàn tỉnh;năm 2005 tăng lên là 1.633,31 ha, đến năm 2011 là 2.012,53 ha Cũng từ năm
2000 đến nay, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch và triển khai thực hiện 24 khu đôthị mới, khu dân cư mới với tổng diện tích gần 900 ha; quy hoạch 12 khucông nghiệp với tổng diện tích là 1.579 ha và 20 cụm công nghiệp với tổngdiện tích là 705 ha Đến nay, toàn tỉnh có 18 khu công nghiệp với diện tích
là 3.733 ha, 34 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 1000 ha Đô thị hóadiễn ra mạnh mẽ đã làm cho bộ mặt Hải Dương thay đổi góp phần đẩynhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Nhưng chính quátrình đô thị hóa lại đặt ra những thách thức lớn về vấn đề lương thực; do từnăm 2005 đến nay đã có hàng ngàn ha đất được chuyển đổi mục đích sửdụng để xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, làm cho diện tíchđất sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng giảm Năm 2005 diện tích đấtnông nghiệp là 109.315 ha, đến năm 2010 chỉ còn 101.667 ha, giảm 7.648
ha Điều đó đòi hỏi phải giữ vững và sử dụng có hiệu quả diện tích đất nôngnghiệp còn lại, theo đó phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững càng có
ý nghĩa với bảo đảm an ninh lương thực cho địa phương
1.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương thời gian qua
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Hải Dương
* Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý: Hải Dương là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, tiếp giápvới 6 tỉnh: Phía Bắc và đông Bắc giáp Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh; phíanam giáp Thái Bình; phía tây giáp Hưng Yên và phía đông giáp Hải Phòng
Trang 23Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và trục tam giác tăngtrưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Trên địa bàn, có các tuyến đường
bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia chạy qua, với chất lượng tốt như đường 5A,18A, đường 183 Với vị trí này, Hải Dương rất thuận lợi trong giao lưu, trao đổithương mại với Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các tỉnh khác cũng như giaolưu với nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh
Về khí hậu: Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với khí hậu ônhòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai; có 4 mùa rõ rệt Giờ nắng trung bình hàngnăm là 1.600 - 1.700 giờ; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.300 - 1.700mm; độ
ẩm không khí trung bình là 85 - 87% Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30 C.Nhìn chung, khí hậu của tỉnh Hải Dương thuận lợi cho sự phát triển hệ sinhthái động, thực vật cũng như các hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm câylương thực, thực phẩm và cây ăn quả Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triểnmột nền nông nghiệp theo hướng bền vững
Về tài nguyên đất: Hải Dương có 166.220 ha diện tích đất tự nhiên,với hai nhóm chính là đất đồi núi và đất đồng bằng
Đất đồi núi, diện tích 18.320 ha, bằng 11% diện tích đất tự nhiên, nằmgọn ở phía Đông Bắc của tỉnh, gồm thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn Đây
là vùng đồi núi thấp, nhóm đất này nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng, độ phìthấp, tưới tiêu tự chảy bằng hồ đập nước, chủ yếu phù hợp trồng các loại câylấy gỗ, cây ăn quả như vải thiều, dứa, cây công nghiệp như lạc, chè và pháttriển kinh tế trang trại quy mô lớn
Đất đồng bằng, nằm ở phía Nam của tỉnh, gồm các huyện còn lại, diện tích147.900 ha, chiếm 89% diện tích đất tự nhiên trong tỉnh, chủ yếu là đất phù sa dohai hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng tạo lên; đất đai bằng phẳng, màu mỡ,tầng lớp canh tác dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình; chủ độngtưới tiêu bằng động lực, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còntrồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và sản xuất được nhiều vụ trong năm
Như vậy, đất nông nghiệp ở Hải Dương thích ứng với nhiều loại câytrồng cho phép bố trí cây trồng theo phương thức đa dạng hóa sinh học, nhất là
Trang 24khả năng phát triển các cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả có hiệu quả kinh
tế cao Đây là vùng đất lý tưởng để phát triển một nền nông nghiệp theo hướngbền vững, khai thác lợi thế của vùng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Về tài nguyên nước: Ở Hải Dương với hai nguồn nước ngầm và nguồnnước mặt
Nguồn nước ngầm của tỉnh có trữ lượng khá phong phú, lượng nướcngầm tại các giếng khoan có thể khai thác từ 30 - 50 m3/ngày đêm Nguồnnước mặt, gắn với hệ thống sông ngòi khá dày đặc, với nhiều sông lớn: sôngThái Bình, sông Hồng, sông Luộc, các sông trục Bắc Hưng Hải chiều dài 500
km và trên 2000 km sông ngòi nội đồng, tổng lượng dòng chảy qua tỉnh hàngnăm trên 1 tỷ m3 Tuy nhiên, nước phân bố không đều, lượng dòng chảy vềmùa hạ lớn (70 - 80%) chịu tác động của lũ thượng nguồn, nước có nhiều phù
sa, dâng nhanh, phải đầu tư nhiều cho công trình đê, kè cống mới tránh được lũlụt, vỡ đê Về mùa cạn từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau, lượng nướctrên các sông chỉ còn 20 - 30% lượng nước cả năm Tình trạng thiếu nước trongmùa khô gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đườngthủy, phải đầu tư lớn để nạo vét, khơi dòng Chất lượng nguồn nước mặt đang
có biểu hiện nhiễm bẩn: Khu công nghiệp Việt Trì đã sử dụng nước sông Hồng200.000m3/ngày đêm, thải ra sông trên 100.000 m3 Khu công nghiệp TháiNguyên sử dụng nước sông Cầu 260.000 m3/ngày đêm, thải ra sông 192.000m3/ngày đêm Khu công nghiệp Sài Đồng, Phố Nối đổ vào hệ thống thủy nôngBắc Hưng Hải Trong chất thải đều có chứa sắt, một số kim loại nặng khác vàcác chất gây bẩn cần được xử lý triệt để[48, tr.9]
Nguồn nước phong phú tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng yêu cầu chophát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Song cũng đặt ra nhiềuvấn đề phải xử lý trong sản xuất về nguồn nước, về an toàn thực phẩm
Với vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị thuận lợi, nằm giữa vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương có nhiều tiềm năng đóng góp vào phát triểnkinh tế vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là cho phát triển vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Hải Dương phát triển
Trang 25nông nghiệp; vấn đề đặt ra hiện nay là để đánh thức, khơi dậy những tiềm năng
to lớn mà điều kiện tự nhiên đã ưu đãi cho Hải Dương cần phải phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững
* Đặc điểm về kinh tế- xã hội
Về dân số và nguồn lực lao động
Theo số liệu thống kê điều tra dân số năm 2009, dân số Hải Dươnghơn 1.703.492 người; tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (1.378.562người, chiếm 80,93%) Hiện nay, Hải Dương có nguồn lao động dồi dào, lựclượng lao động trong độ tuổi có 1.097.967 người (chiếm 64,45%), trong đólao động nông thôn có 579.219 người (chiếm 52,7%) Lực lượng lao độnghùng hậu sẵn sàng tham gia vào phát triển nền nông nghiệp theo hướng bềnvững của tỉnh
Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
Sau khi tách tỉnh tháng 1/1997, Hải Dương đã quan tâm coi trọng pháttriển toàn diện kinh tế, văn hóa - xã hội Với quan điểm: “Phát triển kết cấu hạtầng phải đi trước một bước, phải có sự quan tâm đầu tư đúng mực”, và cùng với
vị trí địa - kinh tế khá thuận lợi, đến nay Hải Dương đã có hệ thống kết cấu hạtầng phát triển khá đồng bộ Hệ thống giao thông gồm: 3 tuyến đường sắt, 6tuyến quốc lộ, 13 tuyến tỉnh lộ, tổng chiều dài 256,9 km; các tuyến đường huyện
có chiều dài 356,6 km và 7.070 km đường giao thông nông thôn [46, tr.12] Hệthống giao thông kết nối với các tỉnh, thành phố trong khu vực kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ, đảm bảo cho Hải Dương có đủ khả năng giao lưu kinh tế mạnh
mẽ, rộng khắp với các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng Sông Hồng, với cảnước cũng như giao lưu kinh tế với quốc tế Hệ thống thủy lợi cung cấp nướccho sản xuất và đời sống với 32 trạm bơm, 1.248 km kênh, mương, hệ thốngthủy nông đảm bảo tưới tiêu trên 82,3% diện tích cây trồng [46, tr.10] Hệ thốngđiện và lưới điện khá hoàn chỉnh, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cung cấp điện antoàn và chất lượng ổn định, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt Mạnglưới bưu chính viễn thông đã thực hiện phủ sóng trên phạm vi toàn tỉnh; 100%
Trang 26thôn, xã đều có hệ thống điện thoại đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và liên lạctrực tiếp, nhanh chóng thuận tiện đi các vùng trong cả nước và quốc tế Hệ thống
cơ sơ giáo dục được phát triển đồng bộ, toàn tỉnh có 284 trường mần non, 279trường tiểu học, 273 trường trung học cơ sở, 52 trường trung học phổ thông, 43trường cao đẳng và trung tâm dạy nghề mỗi năm đào tạo nghề cho trên 30.000 laođộng Mạng lưới y tế được tỉnh đầu tư phát triển khá mạnh, với 06 bệnh viện, 01trung tâm điều dưỡng, 01 trung tâm điều trị bệnh phong, 13 trung tâm y tế huyện
và 06 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm xá y tế xã, phường; bình quân có 4Bác sĩ và 21 gường bệnh/10.000 dân, đảm bảo phục vụ tốt việc khám, chữa bệnhcủa nhân dân
Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hải Dương, về cơ bản cónhiều lợi thế để khai thác phục vụ phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững
1.2.2 Thành tựu và nguyên nhân phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương
* Những thành tựu trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Phát huy thành tựu hơn 25 năm đổi mới, nhất là kết quả tiến bộ đạt đượctrong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (2006 -2010); Đảng bộ và nhân dân Hải Dương đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi; vượt quanhững khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững như sau:
Một là, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của tỉnh tăng liên tục và ổn định,
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực của tỉnh
Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, XIV và XV, HảiDương đã thông qua 10 chương trình và 32 đề án, 4 quy hoạch về phát triểnkinh tế - xã hội, trong đó có Chương trình "Phát triển nông nghiệp và xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2006 - 2010”, "Quy hoạch phát triển sản xuấtnông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng 2020” Cho đếnnay, theo đánh giá chung, các mục tiêu cơ bản của các chương trình, đề ánphát triển nông nghiệp theo hướng bền vững do tỉnh đề ra đã được thực hiện
Trang 27tốt và phát huy hiệu quả, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của tỉnhtăng liên tục và ổn định trong nhiều năm Giai đoạn 2001 - 2005 tăng bìnhquân là 5%/năm; giai đoạn 2006 - 2010, mặc dù phải đối mặt với nhiều khókhăn do thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp trong các năm 2007, 2008, 2010
và do phát triển công nghiệp, giao thông và phát triển đô thị nên diện tích đấtnông nghiệp tiếp tục giảm đi khoảng hơn 7000 ha, nhưng nông nghiệp HảiDương vẫn duy trì được sự tăng trưởng ổn định; giá trị sản xuất nông, lâmnghiệp và thủy sản tăng bình quân là 2,1%/năm Năm 2011 tăng 5,6% Nhờ
đó, đời sống nông dân được cải thiện, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 11,9%năm 2005 xuống còn 4,9% năm 2010; một bộ phận nông dân đã có tích lũy vàđầu tư cho sản xuất, chế biến nông sản, tạo nền tảng vững chắc cho quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng nông nghiệp liên tục và ổn địnhkhông những góp phần thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh mà cònđảm bảo an ninh lương thực và có dư thừa để xuất khẩu Năm 2006 giá trị sảnxuất toàn ngành nông nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt 3,838,9 tỷ VNĐ vàđến năm 2010 tổng giá trị toàn ngành đạt 4,168,5 tỷ VNĐ Đến hết năm 2011,sản lượng lương thực có hạt của tỉnh đạt 835,000 tấn, nâng mức lương thực cóhạt bình quân đầu người từ 466 kg năm 2006 lên 470 kg năm 2011, giá trị sảnxuất thu được trên 1 ha đất nông nghiệp tăng từ 37,7 triệu đồng (năm 2005) lên 73,5triệu đồng (năm 2010)
Các số liệu trên cho thấy bức tranh chung của nông nghiệp tỉnh HảiDương trong những năm qua, đạt được nhịp độ tăng trưởng liên tục và ổnđịnh góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực của địa phương; là cơ
sở quan trọng để tỉnh thể thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới
Hai là, cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hợp lý.
Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,biểu hiện trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp năm 2006, tỷ trọng nông nghiệp
Trang 28chiếm 89%, lâm nghiệp chiếm 2,4% và thủy sản chiếm 8,6%; đến 2010 tỷ trọngnông nghiệp là 78,5%, lâm nghiệp chiếm 8,1% và thủy sản 13,4%; năm 2011 cơcấu này là 76% - 8,5 - 15,5% Sự chuyển dịch nội bộ ngành nông nghiệp theohướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi - thủysản Nếu năm 2006 tỷ trọng trồng trọt là: 59,8% thì năm 2010 chỉ còn 56,6% vànăm 2011 là 53,6%; chăn nuôi - thủy sản từ 34,4% tăng lên 36,8% vào năm 2010
và 40,2% năm 2011 Sự chuyển dịch đó đã từng bước phù hợp với quy hoạchngành Ngành chăn nuôi - thủy sản chuyển dần từ chăn nuôi phân tán, quy mônhỏ, lạc hậu sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp tập trung để giảm mức độ rủi
ro Đồng thời có điều kiện để giải quyết, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường tránhcác dịch bệnh Hải Dương là một trong những tỉnh niềm Bắc đi đầu trong việc xâydựng tiêu chí khu chăn nuôi - thủy sản tập trung Tuy mới thực hiện nhưng đãhình thành được khu chăn nuôi tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàndịch bệnh, cung cấp khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn cho thị trường Hiện nay,toàn tỉnh có 100 trang trại thủy sản, 260 trang trại chăn nuôi gia cầm, 125 trangtrại chăn nuôi lợn, có hộ chăn nuôi từ 700 - 1.400 nái ngoại (hàng năm cung cấp
từ 35.000 - 40.000 con lợn giống) và 60.000 - 160.000 con gà đẻ lấy trứng [47,tr.5]
Ba là, sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh ngày càng phát triển với
quy mô lớn, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung
Hải Dương là một trong những tỉnh trong cả nước sớm quy hoạch đồngruộng, hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho nông dân tích tụruộng đất sản xuất hàng hóa
Đối với lĩnh vực trồng trọt: Thực hiện đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh về
“Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao giai đoạn 2006 - 2010”, Dự
án “Phát triển vùng lúa chất lượng cao giai đoạn 2008 - 2010”, Dự án “Chọn lọcphục tráng và xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng nông nghiệp của tỉnh giaiđoạn 2008 - 2010” đến nay, nông nghiệp của tỉnh cơ bản đã chuyển dần sang sảnxuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; cơ
Trang 29cấu sản xuất được chuyển dịch theo hướng giảm dần diện tích cây lương thực, tăngdiện tích các loại cây khác, nhất là diện tích rau màu và cây ăn quả Hiện nay, toàntỉnh đã hình thành lên 4 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung: Vùng sảnxuất lúa lai, lúa chất lượng cao; vùng trồng cây ăn quả (cây vải thiều); vùng chuyêncanh cây rau màu giá trị kinh tế cao; vùng hành, tỏi Đặc biệt, mô hình khôi phụcgiống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng tại Kinh Môn và Kim Thành đang được pháttriển thành sản phẩm hàng hóa có thương hiệu Nhờ đó mà năng suất cây trồnghàng năm đều tăng; năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 125 tạ/ha; tổng sảnlượng lương thực đạt 769.000 tấn/năm; sản lượng hàng hóa đạt 230.000 tấn Bướcđầu xây dựng được một số mô hình sản xuất rau quả theo công nghệ tiên tiến, đã tácđộng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng củacác loại cây trồng, tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt Giá trị sản phẩm trên 1 hađất sản xuất nông nghiệp/năm tăng liên tục qua các năm, 2010 đạt hơn 73,5 triệuViệt Nam đồng [15, tr.13], vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu đề ra 55 triệu đồng) vàtăng 38,5 triệu đồng/ha so với năm 2005 (37,7 triệu đồng) Việc xây dựng các môhình và sự thành công của các mô hình trên khẳng định một hướng đi đúng trongsản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của tỉnh Có được sự thành công đó là nhờ
sự chỉ đạo quan tâm của các cấp, các ngành và các địa phương cùng vào cuộc Vìvậy, đã tạo ra được một số sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao như: nếp cái hoavàng, nếp quýt, lúa thơm, cà rốt, rau màu Có nhiều vùng sản xuất hàng hóa tậptrung tạo nên năng suất, chất lượng, giá trị hàng hóa ngày càng cao góp phần nângcao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đảm bảo ổnđịnh nông thôn, là động lực quan trọng để xây dựng nông thôn mới ngày càng giàuđẹp, văn minh, tiến bộ và đóng góp cho các ngành kinh tế khác phát triển
Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Thực hiện đề án “Phát triển chăn nuôi, thủysản theo hướng tập trung, nâng cao chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môitrường giai đoạn 2006 - 2010” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đếnnay, toàn tỉnh đã hình thành 8 khu chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô từ 3 hatrở lên và 12 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung nuôi cá, ba ba, có quy mô từ 10
Trang 30ha trở lên, với tổng diện tích 643 ha (hiện nay toàn tỉnh có 1.020 ha nuôi trồngthủy sản), tập trung ở các huyện Tứ kỳ, Cẩm Giàng, Ninh Giang, Kim Thành vớicông nghệ chăn nuôi tiên tiến Cùng với nó là phát triển nhiều loại hình tổ chứcsản xuất: chăn nuôi gia đình, gia trại, trang trại với hình thức công nghiệp, báncông nghiệp và tăng dần quy mô Chăn nuôi thủy sản tập trung đã đóng vai tròquan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành nông nghiệp, nâng tỷtrọng hàng hóa từ 34,4% năm 2006 tăng lên 36,4% năm 2010 và 36,8% năm
2011, góp phần đưa chăn nuôi thủy sản là ngành sản xuất chính
Kết quả trên cho thấy, sản xuất nông nghiệp của Hải Dương bước đầuchuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán sang hình thành các vùng sản xuấtrau, vùng lúa hàng hóa, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sảntập trung Kết quả đó đã góp phần to lớn trong việc khai thác một cách tốt nhấtnhững tiềm năng thế mạnh của tỉnh về đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật vào quátrình phát triển kinh tế - xã hội; có tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành và cơ cấu kinh tế vùng, góp phần phá thế độc canh và sản xuất tự cung,
tự cấp, kích thích nền kinh tế hàng hóa hoạt động có hiệu quả
Bốn là, đời sống dân cư nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Hải Dương
được nâng lên, bước đầu thực hiện thành công vấn đề xóa đói giảm nghèo
ở nông thôn trên địa bàn tỉnh
Các hoạt động kinh tế nông thôn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp ở HảiDương đã tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho phần lớn dân cư.Những năm qua, cùng với sự phát triển chung về kinh tế của tỉnh, nông nghiệpHải Dương luôn có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm: năm 2008 tăng trên3,0%, năm 2010 tăng 3,5%, đến năm 2011 tăng 5,6% Tỷ lệ sử dụng thời gianlao động nông thôn từ 67% năm 2006 lên 85% năm 2010 Nhờ đó, thu nhập của
cư dân nông nghiệp không ngừng được nâng lên
Chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo mà tậptrung chủ yếu là khu vực nông nghiệp, nông thôn Thực hiện “Chương trìnhxóa đói giảm nghèo”, “Chương trình xóa nhà tranh tre”, Tỉnh đã thực hiện
Trang 31tốt các chính sách và huy động mọi nguồn lực hỗ trợ giúp đỡ người nghèo,như: cho vay đầu tư phát triển sản xuất, cho vay giải quyết việc làm, cấp thẻbảo hiểm y tế cho 100% người nghèo, miễn giảm chi phí chữa bệnh cho bệnhnhân thuộc diện khó khăn (tổng kinh phí trên 400 tỷ đồng) Hỗ trợ làm mới vàsửa chữa nhà cho trên 1.100 hộ nghèo Từ năm 2006 đến năm 2011 đã thực hiệnthành công 19 dự án giảm nghèo, số hộ được giảm nghèo thuộc chương trìnhxóa đói giảm nghèo đã tăng lên hàng năm, năm 2006 giảm là 70 hộ, đến năm
2010 là 500 hộ [47, tr.15], góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh bình quân 3%/năm, đến cuối năm 2010 còn 4,9% [15, tr.24] Xu hướng giảm nghèo có bướcchuyển biến rõ rệt, điều này phản ánh chất lượng cuộc sống của nông dân, nôngthôn được nâng lên Tính bền vững trong thu nhập của nông dân cũng được nânglên
Năm là, nông nghiệp Hải Dương phát triển từng bước gắn với bảo vệ
môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường
Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, trongthời gian qua tỉnh Hải Dương hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường vàphòng chống ô nhiễm môi trường Đã triển khai và thực hiện tốt quy hoạch pháttriển chăn nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020, làm tốt công tác quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc trừ sâu vi sinhphòng trừ sâu hại; đầu tư thâm canh dùng phân chuồng, kết hợp phân vô cơ hợp lýnhằm chống thoái hóa đất, xử lý chất thải chăn nuôi bằng Biogas Trong chăn nuôi,
đã sử dụng quy trình khép kín ngay từ khâu quy hoạch đến khâu tổ chức sản xuất
và xử lý các nguồn thải với quy trình khoa học không để ô nhiễm nguồn nước,không khí, tạo năng lượng sạch phục vụ chính ngay quá trình sản xuất và sinh hoạtcủa bà con nông dân; đã có 125.720 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, tương ứng50,7% số chuồng trại hiện có Thực hiện chương trình dự án khí sinh học biogastrong các trại chăn nuôi để giảm ô nhiễm môi trường, tạo khí đốt cho nông hộ trêntoàn tỉnh đến nay có 5000 hầm khí biogas [49, tr.15]
Trang 32Những tiến bộ nêu trên đã góp phần hạn chế được mức độ gia tăng ônhiễm và từng bước cải thiện chất lượng môi trường ở khu vực nông thôn.
Sáu là, tích cực và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là
công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp
Đối với ngành nông nghiệp cả nước nói chung và ở Hải Dương nóiriêng, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất về cơ bảncòn rất chậm và khó khăn Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưtrình độ nhận thức của người tham gia sản xuất nông nghiệp còn thấp; nhữngphương pháp sản xuất truyền thống vẫn còn tồn tại; đối tượng của sản xuấtnông nghiệp là cây trồng, vật nuôi với những đặc điểm sinh học riêng biệt.Tuy nhiên, những năm qua, cùng với những chuyển biến trên các mặt kinh tế
- xã hội ngành nông nghiệp của tỉnh cũng đã có được những bước chuyểnbiến nhất định trong việc đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, như đẩymạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại
Thực hiện chương trình cơ giới hóa nông nghiệp, đến nay Hải Dương đã
cơ giới hóa hơn 90% khâu làm đất, 100% khâu xay sát, 98% khâu tuốt lúa,75% khâu vận tải, 95% khâu tưới tiêu; việc áp dụng máy trong khâu thu hoạch,gieo cấy (xạ hàng) đã và đang được triển khai Lĩnh vực bảo quản, chế biếnnông sản cũng được quan tâm đầu tư, năm 2010 có 15.000 cơ sở chế biến (tăng3.000 cơ sở so với năm 2005) [49, tr.7] Trong chăn nuôi, các hộ gia đình chănnuôi quy mô công nghiệp và các chủ trang trại đã trang bị máy móc vào cáckhâu sản xuất như máy ấp trứng, máy thái rau, thiết bị thông gió, cấp nướcuống, vệ sinh chuồng trại, máy bơm nước cho ao nuôi trồng thủy sản, máy sụckhí Việc đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp đã đáp ứng nhu cầu sản xuấtmột cách nhanh chóng, kịp thời vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất, thâm canh,tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra
Một trong những khâu đột phá trên lĩnh vực nông nghiệp ở Hải Dươngtrong những năm qua là từng bước ứng dụng công nghệ sinh học vào trong sảnxuất nông nghiệp, như chuyển gen mang những đặc tính tốt vào giống cây trồng,vật nuôi tạo ra những giống mới có năng suất cao; thích nghi thời gian điều kiện
Trang 33hạn hán và kháng được sâu bệnh, nên hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệthực vật, góp phần giảm bớt ô nhiễm môi trường, sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn
về chất lượng Những ứng dụng cụ thể như sau:
Trong lĩnh vực trồng trọt: Đã chọn và nhân giống được các giống cây trồng
có giá trị cao, như: đã thực hiện việc tiếp nhận công nghệ duy trì giống lúa bố
mẹ, công nghệ sản xuất hạt bí, lúa lai 3 dòng, 2 dòng Đã thực hiện lai tạo thànhcông tổ hợp lúa lai (HD1, HD2) có khả năng thích ứng điều kiện canh tác củatỉnh, cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt Đã tổ chức xây dựng thành công
mô hình sản xuất giống lúa lai F1 tại hộ nông dân ở một số địa phương từ năm
2006 và mở rộng quy mô ra 66 ha trên địa bàn 11 xã của 6 huyện trong tỉnh Đếnnay, toàn tỉnh đã sản xuất ra trên 120 tấn lúa lai F1 với giá thành hạ (chỉ bằng60- 65% giá lúa lai nhập) [49, tr.26] Hiện nay, dự án xây dựng vùng giống lúalai, lúa thuần có chất lượng gạo tốt, đã được triển khai với tổng diện tích thựchiện trên 3.100 ha Toàn tỉnh thực hiện trên 200 mô hình quy mô từ 10 đến 50
ha, với phương châm “Một vùng - một giống - một thời gian” để tiện cho việcđầu tư thâm canh, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Đặc biệt, đã nghiên cứuthành công giống lạc mới LĐN - 02 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và tiếnhành khảo nghiệm và duy trì sản xuất từ năm 2005 đến nay và hiện đang triểnkhai thực hiện mô hình này tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh với quy mô
là 34,67 ha, tại 3 huyện Kinh Môn, Chí Linh, Tứ Kỳ Đã đưa vào sản xuất nhiềugiống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản xuất như: lúa(P6, AC5 ); cây thực phẩm (dưa lai, bí lai, măng tây); cây ăn quả (xoài TháiLan, cam không hạt, ổi Đài Loan ) Tỉnh đã làm chủ được công nghệ sản xuấthạt lúa lai F1, công nghệ sản xuất khoai tây xuân, xây dựng thương hiệu cho một
số sản phẩm có thế mạnh của tỉnh như Vải thiều Thanh Hà, lúa Nếp cái hoa vàngKinh Môn, Kinh Thành Hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh đã cơ bản cảitạo xong vườn tạp góp phần nâng cao giá trị sản xuất cây ăn quả của toàn tỉnh.Nghiên cứu và triển khai được một số mô hình sản xuất rau quả theo công nghệtiên tiến: áp dụng quy trình VIETGAP vào trồng rau quả an toàn, chất lượng cao
Trang 34tại Tứ Kỳ; trồng rau trong nhà lưới tại Nam Sách, Thanh Hà; sản xuất hoa côngnghệ cao tại Gia Lộc Hiện nay, các vùng chuyên canh trồng bằng giống mớiđạt tỷ lệ khoảng 65% diện tích; cây lương thực có 100% diện tích sử dụng giốngmới, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới.
Áp dụng kỹ thuật thâm canh và chương trình cơ giới hóa nông nghiệp, tậptrung chủ yếu vào khâu làm đất, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, sấy nôngsản; kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới, phủ bạt nylon, sử dụng thuốc bảo vệ thựcvật an toàn và hiệu quả Các biện pháp này không chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất
mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường Đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinhhọc như: việc sử dụng chế phẩm sinh học để diệt trừ sâu hại rau thay thế thuốchóa học độc hại đã giúp cho việc tổ chức sản xuất vùng rau an toàn trên địa bàntỉnh từ năm 2006 đến nay thu được kết quả tốt
Về lĩnh vực chăn nuôi: Trong chăn nuôi gia súc, hệ thống chuồng trạiđược thiết kế khép kín, có hệ thống điều hòa nhiệt độ bằng nước, quạt và đặcbiệt có một số trại đã đưa hệ thống thông tin vào quản lý thức ăn Chọn vànuôi các giống lợn nái ngoại, lợn nái lai, lợn nái móng cái; lợn thịt máu ngoại,giống lợn ngoại chiếm 90% cơ cấu đàn lợn của Hải Dương Kết quả góp phầnrút ngắn thời gian xuất chuồng còn 5,0 - 5,5 tháng, tỷ lệ nạc đạt 40 - 55%.Trong chăn nuôi bò thịt, chọn và nuôi các giống bò thịt chất lượng cao, bò lainhiều máu ngoại; ứng dụng những quy trình vỗ béo bò thịt bằng thức ăn côngnghiệp và các phụ phẩm nông nghiệp đã qua chế biến và chế phẩm sinh học.Chăn nuôi gia cầm phát triển theo hướng công nghiệp, chuồng trại khép kín, có
hệ thống thông gió, làm mát giúp gà kháng bệnh, tăng trưởng tốt Tỷ lệ giacầm mới 30 - 35% so với tổng đàn: gà Kabir, Sasso, Isbrow, lương phượng,ngan pháp, vịt siêu thịt, siêu trứng; tỷ lệ gia cầm nuôi theo phương thức côngnghiệp chiếm 40 - 45% Trong nuôi trồng thủy sản, từ năm 2000 đến nay đãtriển khai có hiệu quả chương trình chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sảngiống mới ở các vùng có diện tích chuyển đổi tập trung trong tỉnh, như cágiống mới Rô phi đơn tính, cá Tra, Tôm càng xanh được nông dân đưa vào
Trang 35nuôi thâm canh, bán thâm canh ở vùng nuôi tập trung đạt từ 8 - 10 tấn Nhiều
hộ nông dân đã giàu lên từ nuôi trồng thủy sản[49, tr.13]
Các kết quả về áp dụng khoa học công nghệ nêu trên đã đóng góp quantrọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu sản xuất nôngnghiệp, đã chuyển đổi được trên 10.000 ha ruộng trũng cấy lúa bấp bênh, hiệuquả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả, chăn nuôi thủy đặc sản có hiệu quả kinhtế; phát triển được 603 trang trại; hình thành được các vùng sản xuất nôngnghiệp hàng hóa; tỷ trọng giữa trồng trọt - chăn nuôi, thủy sản- dịch vụ có sựchuyển biến tích cực từ 59,8% - 34,4% - 5,8% năm 2005 đến năm 2010 là56,6% - 36,8% - 6,4% [49, tr.3] Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2006
- 2010 đạt trung bình 2,1%, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 73,5 triệu đồng/
ha, góp phần giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2010 xuống còn 4,9%
Bảy là, từng bước xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ
cho việc phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững và xây dựng nông thôn mới
Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật là bộ phận quan trọng trong hệ thống kếtcấu hạ tầng kinh tế nông thôn Bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi,
hệ thống điện, hệ thống thống tin liên lạc
Hệ thống giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội nông thôn Nếu không có giao thông thuận lợi thì rất khó choviệc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thốnggiao thông nông thôn đối với phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nênnhững năm qua, mạng lưới giao thông nông thôn của Hải dương đã từng bướcđược xây dựng, sửa chữa, nâng cấp Với phương châm “Nhà nước và nhân dâncùng làm”, ý Đảng hợp với lòng dân nên Hải Dương đã cơ bản hoàn thiện hệthống đường giao thông nói chung, giao thông nông thôn nói riêng Đã làmmới, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo 182,2 km đường tỉnh lộ, 383 km đường huyện,7.070 km đường giao thông nông thôn, trong đó đường chất lượng cao là 4.211
km (bê tông là 3.583 km, đường nhựa là 627 km); hoàn thành 44 tuyến đườngthuộc dự án giao thông nông thôn 3 (bằng vốn vay của Ngân hàng thế giới)
Trang 36chiều dài 83 km và 6.953 m cầu cống 100% xã phường đã có đường ô tô đếntrung tâm; 60% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã bê tông hóa 100% cáctuyến đường thôn, đường ngõ xóm [46, tr.11] Hệ thống giao thông thuận lợi đãgóp phần nhanh chóng đưa các sản phẩm hàng hóa tới tay người tiêu dùng mộtcách nhanh nhất, góp phần đẩy mạnh giao lưu văn hóa, khoa học - kỹ thuậtgiữa các địa phương trong và ngoài tỉnh, trong đó có những kiến thức phục vụtrực tiếp và gián tiếp cho phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Hệ thống thủy lợi của tỉnh luôn được củng cố đáp ứng yêu cầu sản xuấtnông nghiệp theo hướng bền vững Trong đó, hệ thống thủy nông xây dựng mớiđược 15 trạm bơm (gồm trạm bơn ứng Hèo, Tuần Mây, An Phụ, Thanh Xá,Ngọc Tân, Ô Xuyên, Ngọc Châu, Đò Đồn ); duy tu, bảo dưỡng 17 trạm bơmnước hiện có Đặc biệt thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh, mương nộiđồng, Hải Dương đã xây dựng kiên cố hóa được 1.248 km kênh, mương (trong
đó, kênh chính, kênh cấp I là 180 km, kênh cấp III là 350 km, còn lại kênh nộiđồng là 718 km) Vì vậy, đến nay Hải Dương cơ bản đã đảm bảo yêu cầu dẫnnước, mở rộng diện tích tưới tiêu, do chủ động được nguồn nước tưới đã gópphần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi Phát triển nông nghiệp theo hướngbền vững đòi hỏi phải làm tốt công tác phòng chống lụt bão, nên hệ thống đêđiều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển nông nghiệp và đời sống ởnông thôn Hiện nay, toàn tỉnh đào đắp hơn 2.397,061 m3 đất đắp đê, gia cố236.616 m3, tu bổ, kè 126.246 m3 đá, xây dựng và cải tạo16 cống đê dưới; 96điếm canh đê và 4 nhà quản lý đê, cải tạo 76.265 m mặt đê, thực hiện cứng hóa29,7 km mặt đê; ngoài ra còn xây dựng các công trình chắn sóng, hạ tầng nuôi,trồng thủy sản, với tổng vốn đầu tư đạt 1.777,42 tỷ đồng [46, tr.9-10] Nhờ pháttriển thủy lợi, đồng ruộng Hải Dương đạt tỷ lệ tưới tiêu vào loại cao ở khu vựcđồng bằng Bắc Bộ Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, việc nâng cao hệ số quayvòng đất có ý nghĩa như quay vòng vốn, góp phần nâng hệ số quay vòng ruộngđất từ 2,5 lên 2,7 lần/năm Đó là kết quả của sự đầu tư nghiên cứu một cách khoahọc về thời tiết, mùa vụ, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống cây
Trang 37trồng, vật nuôi để xây dựng một quy trình sản xuất, chu kỳ sản xuất cho phùhợp, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất
Hệ thống điện nông thôn là cơ sở vật chất làm nền tảng cho việc cung cấpđiện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân Nhận thức đúng tầm quantrọng đó, trong những năm qua, hệ thống lưới điện Hải Dương luôn được tăngcường củng cố, các trạm biến áp, đường dây tải điện của tỉnh được nâng cấp, đápứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.Hiện nay, Hải Dương đang triển khai xây dựng trạm 220 KVA Đức Chính, trạm
110 KVA Nhị Chiểu, Đại An, nâng công suất 4 trạm 110 KVA (Chí Linh, Nghĩa
An, Lai Vu, Phả Lại); xây dựng các trạm biến áp, xây dựng và cải tạo một số kmđường dây 110,35 KV; cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn theo dự án nănglượng nông thôn II bằng vốn vay của tổ chức Ngân hàng thế giới cho 60 xã, việccung cấp điện khá ổn định Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 263/263 xã có điện
và 100% hộ gia đình sử dụng điện [46, tr.12-13] Có nguồn điện với công suấtđảm bảo, hệ thống truyền tải tốt, bà con nông dân đã sử dụng để phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững Nhiều địa phương sản xuất rau màu đã áp dụngtưới tiêu theo kiểu phun sương; dùng điện sưởi ấm và kích thích hoa nở về mùađông đúng vào các dịp lễ, tết vừa nâng cao thu nhập cho người sản xuất vừa kịpthời đáp ứng nhu cầu của thị trường; điện để sưởi ấm về mùa đông và làm mát
về mùa hè cho gia súc, gia cầm giúp chúng có đủ sức khỏe đề kháng bệnh tật vàsinh trưởng tốt, bảo đảm chất lượng thực phẩm cung cấp cho thị trường, gópphần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân
Trong xã hội hiện đại, thông tin có vai trò to lớn và nhiều khi ảnh hưởngquyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa Xây dựng và phát triển
hệ thống thông tin hoàn chỉnh và hiện đại là một nhiệm vụ trọng yếu trong xâydựng, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn đáp ứng yêu cầu của quá trình pháttriển nông nghiệp theo hướng bền vững Đến nay, hệ thống bưu điện ở HảiDương đã phục vụ trên 90% dân cư nông thôn; tất cả các huyện, xã đều có điệnthoại nội hạt Mạng lưới phát thanh truyền hình đã phủ sóng hầu khắp các vùng
Trang 38nông thôn trong tỉnh Hệ thống thông tin, đặc biệt là phát thanh và truyền hìnhkhông chỉ nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân mà còn giúp bà con nôngdân nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước Các đường lối, chính sách, luật pháp có liên quan trực tiếp đến phát triểnnông nghiệp theo hướng bền vững như đường lối phát triển nông nghiệp, nôngthôn, các chính sách, luật pháp liên quan về quyền sở hữu, quyền sử dụng đấtđai các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm
sử dụng trong nông nghiệp Nhờ có sự hiểu biết đó, bà con nông dân sẽ xâydựng và lựa chọn các phương án đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp, bảo đảmchấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhànước vươn lên làm giàu cho mình và cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thịhiếu của người tiêu dùng Thông qua các phương tiện truyền thông giúp bà connông dân tiếp cận với những kiến thức khoa học - kỹ thuật nông nghiệp, nhữngkiến thức đó giúp bà con nắm được đặc điểm sinh trưởng của các giống câytrồng, vật nuôi; ưu điểm và hạn chế của chúng, từ đó ứng dụng các tiến bộ kỹthuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả
* Nguyên nhân của những thành tựu
Nguyên nhân chủ quan
Một là, tỉnh đã có những chủ trương đúng đắn, phù hợp tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho nông dân thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển nông nghiệp theohướng bền vững
Những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Hải Dương đã nhậnthức sâu sắc các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vềphát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và vận dụng sáng tạo, linh hoạt,phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương
Trước hết, Hải Dương đã biết phát huy tối đa lợi thế là nằm trong vùngkinh tế trọng điểm Bắc Bộ Đồng thời đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cườngluôn tìm biện pháp phát huy có hiệu quả các nguồn lực tại chỗ và thu hút đầu
tư từ bên ngoài, không trông chờ và ỷ lại vào Trung ương, đoàn kết nhất trí
Trang 39trong nội bộ, dám nghĩ, dám làm, huy động được mọi nguồn lực của địaphương về nhân lực, vật lực, tài lực, sức mạnh của nhân dân để tổ chức, thựchiện tốt chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, phát triểnkinh tế nông thôn, cải thiện đời sống của cư dân.
Hai là, tỉnh Hải Dương đã sớm xác định cơ cấu kinh tế phù hợp với
từng vùng, từng khu vực trong tỉnh Mạnh dạn đầu tư vốn, chuyển dịch cơcấu sản xuất Người Hải Dương có truyền thống chịu khó, năng động, luônhọc hỏi kinh nghiệm, biết nắm lợi thế, tranh thủ thời cơ nhằm khai thác thếmạnh của đất đai, tài nguyên để phát triển tạo ra những chuyển biến nhanhchóng trong lĩnh vực kinh tế và hòa nhập vào khu vực kinh tế trọng điểmphía Bắc cũng như cả nước
Nguyên nhân khách quan
Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và trục tam giáctăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là những thị trườnglớn, những trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật Do đó, Hải Dương có nhữngthuận lợi như: hấp dẫn của các nhà đầu tư, tiếp cận nhanh chóng những tiến
bộ khoa học - kỹ thuật, có điều kiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp; thuậnlợi lớn về tiêu thụ nông sản và tận dụng được năng lực của công nghiệp chếbiến Mặt khác, Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và thổ nhưỡngphù hợp với nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có thể phát triển nhiều loại câytrồng, vật nuôi Các vùng nông nghiệp của Hải Dương có vị trí rất thuận lợi,kết cấu địa tầng phù hợp với phát triển giao thông, công nghiệp chế biến tạichỗ, mà các địa phương khác ít có được những điều kiện đó
1.2.3 Những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương thời gian qua
* Những hạn chế trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Một là, ruộng đất nông nghiệp Hải Dương vẫn bị chia nhỏ, manh
mún, không phù hợp với yêu cầu của việc sản xuất hàng hoá lớn tập trung
Trang 40Ở Hải Dương hiện nay về cơ bản việc sử dụng đất nông nghiệp vẫncòn rất nhỏ lẻ, manh mún Mặc dù, sau khi dồn điền đổi thửa, số thửa ruộngtoàn tỉnh giảm đi 2,17 lần, diện tích bình quân một thửa đã tăng lên 2,1 lần,nhưng toàn tỉnh vẫn còn 1.370.049 thửa ruộng nằm trong 364.275 hộ nôngdân, bình quân mỗi hộ 3,76 thửa, diện tích mỗi thửa bình quân 537 m2 [48,tr.33] Qua đó cho thấy, tính chất manh mún trong sản xuất nông nghiệp ở HảiDương còn lớn cần phải được thay đổi theo hướng phát triển bền vững
Từ thực trạng đất sản xuất nông nghiệp bị chia nhỏ, manh mún đặt rayêu cầu phải tích tụ tập trung đất đai để mỗi hộ sản xuất có diện tích đủ lớnthâm canh sản xuất một loại nông phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường Thựctiễn nhiều địa phương ở Hải Dương cho thấy mỗi hộ sản xuất nông nghiệpphải có diện tích tương đối lớn để sản xuất hàng hóa thì nông nghiệp mới pháttriển Chính quy mô sản xuất nhỏ, phân tán đã cản trở rất lớn trong việc tổchức sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa, ứngdụng thành tựu khoa học công nghệ, thâm canh vào sản xuất Vì thế, việc quyhoạch lại đất sản xuất và cả không gian vùng dân cư là cần thiết
Hai là, quá trình cơ giới hóa nông nghiệp và việc áp dụng các quy trình
kỹ thuật sản xuất tiên tiến còn diễn ra chậm Hầu hết các khâu sản xuất nôngnghiệp đều làm thủ công dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp chưa cao
Do đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc trựctiếp vào các điều kiện tự nhiên, cho nên việc áp dụng các tiến bộ khoa họccông nghệ vào sản xuất đại trà là hết sức khó khăn Điều này, làm cho nôngnghiệp vốn dĩ đã lạc hậu lại càng trở lên lạc hậu hơn
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân hộ thấp, lại chưa làm tốtviệc dồn điền đổi thửa, nên trên thực tế việc đưa các máy móc vào sản xuất nôngnghiệp của tỉnh còn rất chậm Việc cơ giới hóa nông nghiệp chủ yếu là do nhu cầucủa từng hộ nông dân, các thành phần kinh tế tự trang bị, thiếu sự quản lý và chỉđạo thống nhất của các cấp chính quyền Các khâu sản xuất trước, trong và sau thu