1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ở TỈNH hòa BÌNH HIỆN NAY

105 769 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của kết cấu ngành công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tồn tại ở nông thôn, gắn bó mật thiết với sản xuất nông nghiệp và kinh tế xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn đang được các cấp, các ngành của nước ta quan tâm phát triển

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Công nghiệp nông thôn

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Kinh tế - kỹ thuật

Kinh tế - xã hội

Tiểu thủ công nghiệp

Ủy ban nhân dân

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1.1 Nông thôn, công nghiệp, công nghiệp nông thôn và vai trò

1.2 Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát

triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Hòa Bình 23

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

2.1 Thành tựu, hạn chế phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh

Hòa Bình giai đoạn từ 2011 đến 2015 382.2 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra với phát triển công

nghiệp nông thôn ở tỉnh Hòa Bình 56

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở TỈNH HÒA BÌNH

3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển công nghiệp nông thôn

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của kết cấu ngành công nghiệp,bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tồn tại ở nôngthôn, gắn bó mật thiết với sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội ở nôngthôn Phát triển công nghiệp nông thôn đang được các cấp, các ngành củanước ta quan tâm phát triển với hai loại hình: CNNT dựa vào việc phát triểncác khu công nghiệp đa ngành ở các vùng nông thôn ven đô và dọc các trụcđường quốc lộ chính và CNNT thôn thông qua phát triển các làng nghề ởnông thôn dựa trên sự năng động của nhân dân và chính quyền địa phương.Theo đó, phát triển CNNT có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn, cụ thể là phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, pháttriển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, phát triển các hợp tác xã tiểu thủcông nghiệp, giải quyết nhiều việc làm cho cư dân nông thôn, nâng cao thunhập cho người lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhândân ở nông thôn, đồng thời tạo ra những tiền đề quan trọng cho quá trình pháttriển kinh tế, ổn định chính trị xã hội và xây dựng đời sống vật chất, văn hoá,tinh thần của nhân dân ở nông thôn

Hoà Bình là tỉnh miền núi, là vùng trung gian giữa vùng đồng bằng Bắc

Bộ và vùng Tây Bắc, đặc biệt là Hoà Bình giáp ranh thủ đô Hà Nội sau mởrộng địa giới hành chính Hòa Bình có những yếu tố khá thuận lợi cho pháttriển CNNT như công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng,công nghiệp chế biến; tiểu công nghiệp dệt, các hợp tác xã tiểu thủ côngnghiệp Phát triển CNNT là một nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóanông thôn ở tỉnh Hoà Bình Nó góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng,các nguồn lực của Tỉnh và thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho sựphát triển Đặc biệt, phát triển CNNT ở tỉnh Hoà Bình thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp, phân công lại lao động xã hội theo hướng tiến bộ;thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển mạnh, góp phần giảm nghèo bền vững vàcải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân vùng nông thôn

Trang 4

Tuy nhiên, tỉnh Hoà Bình hiện nay vẫn là một tỉnh nghèo, tốc độ tăngtrưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được bước đột phá,chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; hiệu quả sản xuất, kinh doanh của cácdoanh nghiệp chưa cao, sức cạnh tranh yếu, trình độ công nghệ và trang thiết

bị lạc hậu; kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, công tác xã hội hóa giáo dục,

y tế, văn hóa còn hạn chế, chưa trở thành phong trào sâu rộng trong các tầnglớp nhân dân… Một trong những vấn đề dẫn đến thực trạng trên là côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Tỉnh chưa đạt hiệu quảcao, nhất là phát triển CNNT những năm qua chưa đạt được như kỳ vọng dochưa khai thác đúng tiềm năng của một tỉnh miền Núi phía Bắc Điều đó đặt

ra yêu cầu phát triển CNNT ở tỉnh Hoà Bình là cấp thiết cả trước mắt và lâu

dài Từ sự phân tích trên, vấn đề “Phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Hòa Bình” được học viên lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ

chuyên ngành kinh tế chính trị

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Công nghiệp nông thôn là nội dung được đông đảo các nhà nghiên cứu

lý luận và hoạt động thực tiễn quan tâm Xuất hiện nhiều công trình nghiêncứu, bài viết về CNNT với cách tiếp cận khác nhau Tiêu biểu là các nhómcông trình nghiên cứu sau:

* Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp

Tác giả Đặng Ngọc Dinh (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp nông

thôn ở nước ta, do Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ấn hành Trong công

trình này, tác giả đã đi vào phân tích và chỉ ra vai trò của công nghiệp nôngthôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ởViệt Nam; khái quát tình hình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp nông thôn ở nước ta và đưa ra một số kiến nghị về giải pháp nhằmphát triển quá trình ấy một cách hiệu quả

Các tác giả Phạm Đăng Tuất và Lê Minh Đức (2006), Chính sách công

nghiệp theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, Học viện Chính trị

Trang 5

-đưa ra 5 tiêu chí định hướng cho công nghiệp phát triển theo hướng bền vữngViệt Nam, gồm: Tăng trưởng bền vững; tạo vị thế trong phân công quốc tế;tiêu dùng bền vững công nghiệp; doanh nghiệp bền vững; chia sẻ cơ hội thựchiện công bằng xã hội, phù hợp thể chế chính trị và an ninh

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường và nhóm tác giả Viện Kinh tế, Học việnChính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài khoa học cấp bộ

(2008): Chính sách thương mại và công nghiệp nhằm phát triển bền vững

công nghiệp Việt Nam Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và nghiên cứu kinh

nghiệm quốc tế về chính sách thương mại và công nghiệp đối với phát triểnbền vững; phân tích và đánh giá thực trạng chính sách thương mại và côngnghiệp nhằm phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam; Đề xuất định hướng

và giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại và công nghiệp nhằm pháttriển bền vững công nghiệp Việt Nam đến năm 2020

Tác giả Nguyễn Văn Tuyên (2010), Phát triển bền vững công nghiệp

trên địa bàn Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh Luận văn đã hệ thống hóa các quan điểm, chính sách về phát triển bềnvững công nghiệp của Việt nam và Nghệ An Phân tích, Đánh giá thực trạngphát triển công nghiệp Nghệ An theo hướng bền vững, trên cơ sở đó đề xuấtquan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững công nghiệp trên địabàn Nghệ An Tuy nhiên, trong quá trình luận giải, đánh giá thực trạng pháttriển công nghiệp ở Nghệ An luận văn mới chỉ đánh giá thực trạng phát triểncủa công nghiệp tỉnh Nghệ An chứ chưa đi sâu đánh giá sự phát triển theotiêu chí phát triển công nghiệp bền vững

Tác giả Tô Hiến Thà (2014), Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng

điểm Bắc bộ Việt Nam theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế Hoc viện

chính trị - Bộ Quốc phòng Trong công trình này, tác giả đã luận giải cơ sở lýluận về phát triển công nghiệp và phát triển công nghiệp theo hướng bềnvững Đặc biệt, tác giả đã đưa ra và phân tích các tiêu chí phát triển côngnghiệp theo hướng bền vững gồm: Bền vững về kinh tế; bền vững về môitrường; bền vững về xã hội Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển công

Trang 6

nghiệp theo hướng bền vững, bao gồm cả những thành tựu và hạn chế, luận

án đã đề ra 4 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp vùngkinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam theo hướng bền vững

* Nhóm công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn

Nguyễn Đình Phan, Trần Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc (2002), Những

biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội Cuốn

sách đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam và xác định hệ thống các tiêu chí đánh giá, đồng thời

đề ra những biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đông bằng sông Hồng

Đỗ Quang Dũng (2006), Phát triển làng nghề trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây, Luận án tiến sĩ

Kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Kinh tế

nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển làng nghề đồng thời đưa ra một

số bài học kinh nghiệm ở một số địa phương trong phát triển làng nghề từ đó

đề ra một số quan điểm, giải pháp trong phát triển làng nghề của tỉnh Hà Tâytrong thời gian tới

Nguyễn Duy Cường (2010), Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyên Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh,

Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Luậnvăn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm phát triển kinh tế nôngnghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH; đánh giá tình hình thực hiệnnhững vấn đề đó tại địa phương từ đó đề xuất phương hướng, các giải pháp chủyếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế huyện trong những năm tới

Phạm Huy Thông (2010), Kinh tế nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Hành

chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận văn nghiên cứu trên cơ sở khai thác

Trang 7

HĐH ở nước ta, làm rõ vị trí, vai trò, thực trạng và xu hướng vận động củakinh tế nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh; từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp cơbản để thúc đẩy quá trình phát triển, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.

Nguyễn Phương Thảo (2013), Tiểu, thủ công nghiệp các huyện phía

Tây của thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Hành chính

Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận văn đã đề cập một cách tương đối khái quát và

có phần sâu sắc về đặc điểm, nội dung, tính quy luật vận động và phát triểncủa CNNT trong quá trình đổi mới, các mô hình kinh tế trong mở cửa hộinhập gắn với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nóichung và phát triển CNNT nói riêng

* Nhóm công trình nghiên cứu về CNNT và phát triển CNNT

Phạm Văn Sáng (2003), Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp

nông thôn ở tỉnh Đồng Nai, Luận án tiến sĩ Kinh tế - Hà Nội: Đề tài tập trung

một số vấn đề chung về phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nôngthôn Ngoài ra nghiên cứu các cơ sở kinh doanh cá thế (hộ gia đình), doanhnghiệp công nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (nằm ngoài các khu công nghiệpcủa Tỉnh), hợp tác xã công nghiệp đang tồn tại và phát triển trên địa bàn nôngthôn tỉnh Đồng Nai Thực trạng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệpnông thôn ở Đồng Nai và các quan điểm giải pháp tiếp tục phát triển côngnghiệp phục vụ cho mục đích đó ở Đồng Nai

Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng

và giải pháp phát triển, Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội: Nghiên cứu những

nhận thức về bản chất CNNT ở nước ta, kinh nghiệm phát triển lĩnh vực này ởmột số nước, trình bày thực trạng, nhân tố ảnh hưởng, những vấn đề được đặt

ra, xu hướng và giải pháp… để thúc đẩy phát triển CNNT ở Việt Nam trongnhững năm tiếp theo

Trần Thị Bích Hạnh (2008), Phát triển công nghiệp nông thôn ở các

tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - Thực trạng và giải pháp, Đề tài cấp bộ: Công

trình này với mục đích đánh giá thực trạng CNNT trong quá trình công

Trang 8

nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn ở các Tỉnh duyên hải Nam Trung bộ trongnhững năm qua, đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu phát triểnCNNT ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong thời gian tới Trong phươnghướng và hệ thống giải pháp tác giả có đề cập đến phát triển CNNT, tuy nhiênphạm vi khái quát rộng, với những giải pháp khung thể chế, giải pháp hướng

và giải pháp xã hội trong quá trình phát triển CNNT theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa; hay nhóm giải pháp liên quan đến lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất; nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế và chính sách vĩ môcủa nhà nước; sự phát triển CNNT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóatrên phạm vi một vùng kinh tế, tỉnh miền núi

Phạm Đức Nhuấn và Nguyễn Quang Minh (2008), Tác động của phát

triển công nghiệp nông thôn đến đảm bảo nguồn vật lực cho khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) ở đồng bằng Sông Hồng Nxb Quân đội nhân dân - Hà

Nội Nhóm tác giả nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận vàthực tiễn, cũng như những phương hướng và giải pháp cơ bản gắn phát triểnCNNT với bảo đảm nguồn vật lực cho khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) ởĐồng bằng sông Hồng, qua đó tăng cường sự nghiệp củng cố quốc phòng - anninh của đất nước

Viên Thị An (2008), “Phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở

Thái Bình”, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Bình Bài viết thể hiện

khái quát quá trình phát triển công nghiệp ở nông thôn về vị trí, tầm quantrọng trong phát triển công nghiệp ở nông thôn gắn với một số làng nghề vàlàng nghề truyền thống ở tỉnh Thái Bình, đồng thời đề ra một số giải phápphát triển CNNT của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới

Trần Thị Minh An (2009), Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng

Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ

Chí Minh Luận văn khái quát vai trò của công nghiệp nông thôn; các nhân tốảnh hưởng đến sự phát triển CNNT, quan điểm chủ trương của Đảng, Nhànước, đề xuất phương hướng và các giải pháp để phát triển CNNT ở tỉnh

Trang 9

Bên cạnh đó còn có một số bài viết liên quan đến phát triển CNNTđăng trên các tạp chí khoa học, tiêu biểu như:

Nguyễn Đình Phan (2004), “Thực trạng và những giải pháp cơ bản

phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển,

(số 11/2004)

TS Vũ Thị Thoa, “Chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp nông

thôn của Đảng và Nhà nước - Thành tựu và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (10/2005)

TS Nguyễn Văn Phúc, “Tác động của cụm công nghiệp làng nghề đối

với đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất trong cụm”, Tạp chí khu công

nghiệp Việt Nam, (số 02/2005).

GS.TS Nguyễn Đình Phan, “Phát triển cụm công nghiệp làng nghề

trong quá trình hội nhập”, Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam, (số 02/2005)

Nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những dự báo, những giải pháp tácđộng nhằm thúc đẩy công nghiệp nông thôn có các công trình:

Lã Văn Lý, “Giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển công nghiệp nông

thôn năm 2005”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (số 02/2005).

Đỗ Hữu Hòa, “Những vấn đề đặt ra trong phát triển công nghiệp bền

vững ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (số 02/2005).

Nguyễn Quang Minh, “Phát triển công nghiệp nông thôn thời hội

nhập”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (số 28+29/2007),

Phan Ánh Hè, “Công nghiệp nông thôn với yêu cầu đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn”, Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế

-xã hội, (9/2007) nghiên cứu vai trò công nghiệp nông thôn, ý nghĩa phát triển

công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tuy có sự khác nhau về góc độ tiếp cận, phạm vi đề cập nhưng các bàiviết trên đều hướng tới giải quyết các vấn đề sau: 1) nghiên cứu cơ sở lý luận

và thực tiễn để chứng minh vị trí tầm quan trọng và sự cần thiết phải phát

triển CNNT ở nước ta 2) đánh giá thành tựu và hạn chế, một số vấn đề đặt ra

trong quá trình phát triển CNNT theo hướng sản xuất hàng hóa hoặc những

Trang 10

thách thức cho nông dân, nông thôn Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế 3) đưa ra những kiến nghị liên quan chính sách

và tổ chức quản lý của nhà nước, đồng thời đề xuất giải pháp phát triểnCNNT ở nước ta trong thời gian tới Sự đóng góp khoa học của các tác giảnêu trên về phát triển CNNT ở Việt Nam là rất hữu ích

Tuy nhiên, hiện nay chưa thấy công trình nào nghiên cứu về pháttriển CNNT ở tỉnh Hòa Bình dưới góc độ kinh tế chính trị Vì vậy, học viêntiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm lý luận, đánh giá thực trạng làm cơ sở xácđịnh phương hướng và đề xuất giải pháp phát triển CNNT ở tỉnh Hòa Bìnhtrong thời gian tới

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển CNNT ở tỉnh Hoà Bình,trên cơ sở đó xác định phương hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu phát triểnCNNT ở tỉnh Hòa Bình thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về phát triển CNNT ở tỉnh Hoà Bình.Đánh giá thực trạng phát triển CNNT ở tỉnh Hòa Bình thời gian qua

Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển CNNT ở tỉnhHòa Bình thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Hòa Bình

* Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu sự phát triển của công nghiệp phục vụ

nông nghiệp, nông thôn do tỉnh Hòa Bình quản lý dưới góc độ kinh tế chính trị

- Về không gian: Nghiên cứu ở tỉnh Hòa Bình.

- Về thời gian: Nghiên cứu phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Hòa

Bình giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020

Trang 11

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối, chính sách kinh tế của Đảng

và Nhà nước và các Chỉ thị, Nghị quyết địa phương về phát triển CNNT.Đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liênquan đến đề tài

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phép biện chứng duy vật, đề tài sử dụng phương pháp củakhoa học kinh tế chính trị như trừu tượng hóa, phương pháp phân tích và tổnghợp; thu thập thông tin; phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia,chuyên khảo để nghiên cứu, đồng thời dựa trên những tài liệu thực tiễn củacác ngành có liên quan đến đối tượng, phạm vi nghiên cứu để làm rõ vấn đề

mà luận văn đề cập

6 Ý nghĩa của đề tài

Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triểncông nghiệp nông thôn ở tỉnh Hoà Bình

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan địa phươngtrong công tác tham mưu đề xuất, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triểnCNNT ở tỉnh Hoà Bình và các địa phương có hoàn cảnh tương đồng; làm tàiliệu tham khảo trong học tập nghiên cứu môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ởcác nhà trường trong và ngoài quân đội

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn gồm 3 chương với 6 tiết

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Ở TỈNH HÒA BÌNH 1.1 Nông thôn, công nghiệp, công nghiệp nông thôn và vai trò công nghiệp nông thôn

1.1.1 Nông thôn, công nghiệp và công nghiệp nông thôn

* Quan niệm về nông thôn

“Nông thôn” là một khái niệm phổ biến trên thế giới có nội hàmrộng Nông thôn Việt nam là môi trường sống, sinh hoạt, phát triển kinh tếgắn với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp, quan hệ xã hội cơ bản dựa trên cơ sở dòng họ tạo nên bản sắc vănhóa mang đậm nét truyền thống, xây đắp nên nền tảng tinh thần, lối sống,cốt cách và bản lĩnh của người Việt Nam Nông thôn Việt Nam rất phongphú về giá trị văn hóa, “trong tất cả các thôn, làng Việt Nam đều ẩn chứamột kho tàng quý báu các câu chuyện cổ tích, chuyện ngụ ngôn, ca dao, tụcngữ, trường ca, dân ca…” [56, tr.165]

Theo quy định về hành chính của Việt Nam và các tài liệu nghiên cứu

về nông thôn thì: Nông thôn là địa bàn xã, “Nông thôn là phần lãnh thổ củamột nước hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môitrường tự nhiên, hoàn cảnh KT - XH, điều kiện sống khác biệt với thành thị

và cư dân chủ yếu làm nông nghiệp” [57, tr.306] “Nông thôn là phần lãnh thổkhông thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởicấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” [5, tr.1]

Như vậy, nông thôn là vùng lãnh thổ bao quanh thành thị, có mật độ dân

cư thưa, môi trường tự nhiên, điều kiện KT - XH khác với thành thị Nông thôn

là một cơ cấu cộng đồng có đầy đủ các yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội…, các vấn đề và thiết chế xã hội trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo

nên đặc thù riêng khác với thành thị Nông thôn Việt Nam là những vùng đất

bao quanh thành thị trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó mật độ dân cư thưa, kinh tế nông thôn chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xã là đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn

Trang 13

Khái niệm trên phản ánh nông thôn Việt Nam với các đặc trưng: một,

là vùng đất đai rộng lớn bao quanh các đô thị, có điều kiện tự nhiên phongphú, đa dạng hơn đô thị, nhưng kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh thấp kém

hơn đô thị; hai, kinh tế nông thôn tuy có tiểu thủ công nghiệp, song về cơ bản

vẫn mang tính thuần nông Ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp là nguồn thunhập chính và chiếm tỷ trọng lớn, các ngành nghề sản xuất - kinh doanh, dịch

vụ phi nông nghiệp phát triển chậm hơn đô thị; ba, mật độ dân cư thưa hơn đô

thị, trình độ học vấn, khoa học - kỹ thuật, điều kiện giáo dục, y tế, đời sống,

vật chất, tinh thần, cơ sở hạ tầng thấp kém hơn đô thị; bốn, xã là đơn vị hành

chính cơ sở ở nông thôn với cộng đồng của những người nông dân và các mốiquan hệ cơ bản dựa trên cơ sở dòng tộc, nên là nơi lưu giữ nhiều phong tục,tập quán và quan hệ xã hội tốt đẹp

Nông thôn Việt Nam có vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp xâydựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ Quốc Thấy rõ vai trò quan trọng củanông thôn, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến xây dựng, pháttriển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Người nói: “Việt Nam là một nướcsống về nông nghiệp Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc Trong côngcuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vàonông nghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nông dân tathịnh thì nước ta thịnh” [36, tr 246] Người khẳng định: “Nông thôn giàu có

sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất ra Đồng thời, sẽ cung cấpđầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị Như thế là,nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển Công nghiệp phát triển lạithúc đẩy nông nghiệp mạnh hơn nữa” [37, tr 212]

* Quan niệm về công nghiệp

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, công nghiệp là một bộ phận của nền

kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chât mà sản phẩm “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo

Theo từ điển tiếng Việt, công nghiệp là toàn thể những hoạt động kinh

tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng, và chuyển biến các nguyên liệu - gốc động vật, thực vật hay khoáng vật thành sản phẩm

Trang 14

Từ khái niệm trên cho thấy, công nghiệp bao gồm những hoạt động sảnxuất, bắt đầu từ hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, tách đối tượng laođộng ra khỏi thiên nhiên và hoạt động chế biến các tài nguyên có được từ khaithác, làm thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu ban đầu, biến chúngthành những sản phẩm tương ứng hoặc nguồn nguyên liệu tiếp theo để sảnxuất ra các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu đa dạng của con người Tuynhiên, khái niệm trên chưa đề cập đến ngành công nghiệp sửa chữa, khôi phụcgiá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trongsinh hoạt; đây là hoạt động không thể thiếu khi đề cập đến công nghiệp, nóxuất hiện sau công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến Chính vì vậy,theo giáo trình “Kinh tế và quản lý công nghiệp” (1997), công nghiệp gồm baloại hoạt động chủ yếu: Khai thác tài nguyên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyênthủy (khoáng sản, động thực vật); sản xuất và chế biến sản phẩm của côngnghiệp khai thác và của công nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏamãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; các ngành sửa chữa, khôi phục giá trị

sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinhhoạt Như vậy, công nghiệp khai thác là khởi đầu của toàn bộ quá trình sảnxuất công nghiệp, nó tác động vào đối tượng lao động và tách đối tượng này

ra khỏi tự nhiên để làm nguồn đầu vào cho công nghiệp chế biến Tiếp theo

đó, chính công nghiệp chế biến làm biến đổi các nguyên liệu ban đầu để chếtạo ra các nguyên liệu tiếp theo, là nguồn đầu vào cho các ngành công nghiệpkhác Cuối cùng là hoạt động sửa chữa, nó giúp khôi phục, kéo dài thời gian

sử dụng của các thiết bị, máy móc và sản phẩm

Công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất,

có những đặc trưng về đối tượng lao động, công nghệ sản xuất và đặc điểmcác sản phẩm do công nghiệp sản xuất ra

Đối tượng lao động trong sản xuất công nghiệp là toàn bộ các nguồn tài

nguyên thiên nhiên mà con người có thể khai thác và chế biến theo phương

Trang 15

Công nghệ sản xuất được sử dụng trong công nghiệp chủ yếu là quá trình

tác động trực tiếp bằng phương pháp cơ lý hóa để biến đổi các nguyên liệu banđầu thành các sản phẩm trung gian cho đến các sản phẩm cuối cùng khác nhau

về chất so với đặc tính ban đầu của chúng Những công nghệ này ngày càngphong phú đa dạng dưới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ

Sản phẩm công nghiệp do con người sáng tạo ra có khả năng đáp ứng

nhiều loại nhu cầu của sản xuất và đời sống Gắn với sự phát triển của lựclượng sản xuất, đặc biệt là sự phát triển của quá trình chuyên môn hóa sảnxuất và sự phát triển khoa học công nghệ, các sản phẩm công nghiệp ngàycàng trở nên phong phú cả trong việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng, muôn mầumuôn vẻ của sản xuất đời sống, cũng như trong nguyên liệu sử dụng, trongcấu trúc của sản phẩm và phương pháp cụ thể để sản xuất chúng

* Quan niệm về công nghiệp nông thôn

Hiện nay, CNNT đang là mối quan tâm của các nước đang phát triểntrên thế giới và ở nước ta Có nhiều quan niệm về CNNT do cách tiếp cậnnghiên cứu ở các góc độ khác nhau như sau:

Thứ nhất, cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế lãnh thổ

Theo đó, công nghiệp nông thôn được xem là một bộ phận của kinh tếlãnh thổ, CNNT là công nghiệp được phân bố ở nông thôn Cách tiếp cận nàychú trọng đến yếu tố lãnh thổ Trên bình diện kinh tế lãnh thổ, CNNT đượcxét trong quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của địa phương, nó là một bộphận hữu cơ trong cơ cấu kinh tế địa phương góp phần khai thác triệt để, cóhiệu quả các nguồn lực tại chỗ nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển KT - XH.Cách tiếp cận này cho phép các nhà quản lý ở địa phương dễ thực hiện quátrình quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và quản lý công nghiệp nói riêng

Tuy nhiên, cách tiếp cận này dễ đưa đến sự phát triển của CNNT bịtách ra khỏi sự phát triển công nghiệp, tách rời yếu tố kinh tế kỹ thuật chungcủa ngành công nghiệp quốc gia Khi tách rời khỏi cơ cấu kinh tế ngành của

cả nước sẽ có nhiều sự cản trở làm mất sự cân đối trong cơ cấu nội bộ kinh tếngành của công nghiệp, mối quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị trong ngành

Trang 16

thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh Quátrình địa phương hóa sản phẩm CNNT cũng làm cho việc chuyển giao côngnghệ không đạt hiệu quả như mong muốn, giảm sức cạnh tranh của doanhnghiệp trong cơ chế thị trường.

Thứ hai, cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế - xã hội

Công nghiệp nông thôn được xem là toàn bộ những hoạt động sản xuất

có tính chất công nghiệp ở nông thôn, là những biện pháp góp phần phát triển

KT - XH nông thôn và giải quyết những nhiệm vụ KT - XH ở nông thôn nóichung và mỗi vùng nông thôn cụ thể nói riêng

Với cách tiếp cận trên CNNT được đề cập ở mức độ khái quát hơn, liênquan đến phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất và thamgia vào giải quyết các vấn đề KT - XH ở nông thôn CNNT còn cần được xemxét từ góc độ phân công lao động xã hội, tính chất của sản phẩm và sự gắn bócủa lĩnh vực đó với công nghiệp, với hệ thống nông thôn, đồng thời dựa vào

cơ sở thực tiễn của nông thôn Việt Nam hiện nay

Thứ ba, cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế ngành

Theo cách tiếp cận này, CNNT được xem là một bộ phận của ngànhcông nghiệp được phân bố ở địa bàn nông thôn Sự phát triển của nó được xemnhư một vấn đề thuộc về việc phân bố công nghiệp nói chung, mỗi ngành côngnghiệp cụ thể nói riêng ở những vùng lãnh thổ mà sự tập trung của công nghiệpchưa cao Đồng thời sự phát triển của CNNT phải đặt trong tổng thể phát triểncủa ngành công nghiệp quốc gia, là một nội dung của công nghiệp hóa Cáchtiếp cận này thường được chấp nhận bởi các cán bộ quản lý, hoạch định chínhsách phát triển ngành công nghiệp vì nó gắn với quy hoạch, phân bố, điềuchỉnh hay theo dõi sự phát triển chung của ngành công nghiệp quốc gia, kháiniệm về CNNT có thể được hiểu như sau:

Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp đất nước được phân bố ở nông thôn, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, có các hình thức tổ chức và trình độ phát triển khác nhau, hoạt động gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn do chính quyền địa phương quản lý.

Trang 17

Cần hiểu quan niệm CNNT với những nội dung sau:

Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp đất nước Tuynhiên, doanh nghiệp công nghiệp nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệplớn hoặc ngoài khu công nghiệp do thành phố hay trung ương quản lý tuy ởtrên địa bàn nông thôn nhưng không thuộc vào khái niệm CNNT

Cơ cấu của CNNT bao gồm: công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sảntại nông thôn Khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng Sản xuất tư liệu tiêudùng, gia dụng, mỹ nghệ

Hình thức tổ chức sản xuất của CNNT đa dạng phong phú: Hộ sản xuấtkinh doanh tiểu thủ công nghiệp Các tổ hợp tác, hợp tác xã chuyên sản xuấttiểu thủ công nghiệp, các công ty, doanh nghiệp tư nhân…

Quy mô công nghiệp nông thôn chủ yếu là vừa và nhỏ, lượng vốn ít, sốlượng lao động không nhiều

1.1.2 Vai trò của công nghiệp nông thôn

CNNT là bộ phận của kinh tế nông thôn, bộ phận của nền công nghiệpquốc dân Sự phát triển của CNNT thu được nhiều lợi thế thể hiện vai trò tolớn của công nghiệp nông thôn

Một là, CNNT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phân công lại lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

Cơ cấu kinh tế nông thôn là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trongnông thôn, chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định

về lượng và liên quan chặt chẽ với nhau về chất, chúng tác động qua lại lẫnnhau trong không gian và thời gian nhất định tạo thành một hệ thống kinh tếnông thôn Cơ cấu kinh tế nông thôn bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơcấu thành phần kinh tế Cho nên xét đến vai trò của CNNT trong sự tác độngchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cần thiết phải xét nó trong từng nộidung của cơ cấu kinh tế nông thôn

Trang 18

Về cơ cấu ngành: Qua sự phát triển của CNNT có nhiều ngành nghềmới xuất hiện ở nông thôn cũng như nhiều ngành nghề truyền thống đượckhôi phục phát triển Khi xuất hiện nhiều ngành nghề mới, phục vụ sản xuấtlẫn đời sống, nghĩa là CNNT càng phát triển thì việc đáp ứng dịch vụ càngphát triển theo Đối với sản xuất nông nghiệp thì CNNT có vai trò rất lớntrong việc tác động ở đầu vào và đầu ra Khi CNNT phát triển thì việc đápứng các nông cụ, phân bón… cho nông nghiệp ngày càng nhiều Từ đó nôngnghiệp có thể mở rộng diện tích gieo trồng, thâm canh tăng vụ hay mở rộngphạm vi chăn nuôi CNNT phát triển đã từng bước cơ giới hóa cho hoạt độngsản xuất nông nghiệp CNNT phát triển đã tăng khả năng cung cấp máy móc,công cụ phục vụ thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển nông sảnlàm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn Nhờ cóphát triển CNNT mà cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng có sự thay đổi, xu hướnggiảm dần cây con kém hiệu quả, tăng các cây, con có giá trị cao, nhất là cácnông sản làm nguyên liệu cho CNNT Công nghiệp nông thôn phát triển sẽkéo theo hoạt động dịch vụ phát triển, dẫn đến việc phục vụ nông nghiệp cóhiệu quả hơn Như vậy, tùy theo mức độ tác động của CNNT, cơ cấu kinh tếnông thôn ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn

Về cơ cấu vùng: CNNT là một giải pháp quan trọng cho sự phân cônglao động phù hợp để sử dụng có hiệu quả tiềm năng và lợi thế riêng từngvùng Ở từng vùng có thế mạnh khác nhau về đất đai, lao động, nguồn vốn vàkết cấu hạ tầng Cho nên có phát triển CNNT mới có thể thu hút được nguồnlao động dư thừa ở nông thôn cũng như tiềm năng lao động có tay nghề khácngoài sản xuất nông nghiệp bị lãng quên Từ việc phát triển CNNT sẽ gópphần phân bố lại lao động hợp lý ở những vùng đất hẹp người đông; làm chonông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp có hiệuquả Như vậy, từ việc phát triển CNNT đã làm thay đổi cơ cấu lãnh thổ tạođiều kiện khai thác các tiềm năng lợi thế của từng vùng, từ đó có cơ sở phân

Trang 19

Về cơ cấu các thành phần kinh tế: Do phát triển của CNNT, ở nôngthôn không chỉ dừng lại ở các hộ nông dân cá thể, các hợp tác xã nông nghiệp

mà còn có các công ty, doanh nghiệp công nghiệp thuộc nhiều thành phầnkinh tế hoạt động, thậm chí các nhà đầu tư nước ngoài còn đầu tư vào CNNT

Sự đan xen giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động CNNT đã làm chokinh tế nông thôn sống động, đa dạng hơn Từ đó các thành phần kinh tếkhông chỉ có trong lĩnh vực CNNT mà lại lan tỏa ra ở hoạt động dịch vụ,nông nghiệp Sự sống động đa dạng của nhiều thành phần kinh tế đã góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và là điều kiện để CNNT phát triển

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệpnông thôn hiện nay, CNNT là nội dung quan trọng đặc biệt vì nó làm biến đổi

cơ bản cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hoá ngành nghề nhằmkhai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có ở nông thôn như tài nguyên đấtđai, khoáng sản, các vùng nguyên liệu, nguồn vốn, nguồn lao động và kỹthuật công nghệ, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân

Sự phát triển của CNNT sẽ tác động nhanh đến quá trình đô thị hoá tạichỗ, tạo việc làm cho nhân dân ngay tại địa bàn nông thôn Sự phát triển đó tạo

ra quá trình phân công lại lao động tại chỗ hiệu quả hơn, lúc đó nông dân có thể

ly nông nhưng bất ly hương đồng thời giảm sức ép di dân đến các đô thị

Khi các cơ sở CNNT phát triển sẽ tăng nhanh thu nhập của nông thôn Sựphát triển của các ngành nghề và làng nghề tạo điều kiện cho đội ngũ thợ thủcông và các nghệ nhân phát huy khả năng tay nghề và tạo thu nhập cho họ Bêncạnh đó, các cơ sở CN - TTCN có thể thu hút thêm lao động của các hộ thuầnnông vừa học nghề vừa làm thêm để tăng thu nhập từng bước chuyển dịch cơcấu lao động tại nông thôn theo hướng hiệu quả hơn

Nhờ phát triển của CNNT làm cho nhiều ngành nghề được hình thành vàphát triển ở nông thôn, dẫn đến nhiều lao động, nhiều hộ, nhiều cụm dân cư đãchuyển sang nghề mới, làm cho sự phân công lại lao động diễn ra ở nông thônngày càng mạnh mẽ Sự phân công lao động đó đã góp phần chuyển dịch cơ

Trang 20

cấu kinh tế nông thôn một cách toàn diện hơn Từ việc có nhiều cơ sở CNNTmới hình thành đã thu hút được nhiều lao động tại chỗ, góp phần giải quyếtviệc làm - một vấn đề nan giải ở nông thôn là thiếu việc làm, thừa lao động Do

sự phát triển CNNT đã tạo chỗ đứng vững chắc của những thợ thủ công, nhữnglao động có tay nghề cao mà trước đây họ phải lao động nông nghiệp, các hộnông nghiệp cũng có thu nhập tăng thêm nhờ lao động ngành nghề thêm tronglúc nông nhàn Bản thân các hộ lao động thuần nông cũng tăng thêm thu nhập,

do sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác làm cholượng người lao động trong nông nghiệp ít hơn dẫn đến bình quân ruộng đấtđầu người cao hơn trước; vì do sự tác động của CNNT ở đầu vào và đầu ra làmcho khả năng thâm canh tăng năng suất ngày càng cao hơn; do yêu cầu sử dụngnguyên liệu là nông sản tại chỗ của CNNT làm cho xu hướng lựa chọn giốngcây, con có hiệu quả, giá trị kinh tế cao để sản xuất phổ biến Việc có thu nhập

ổn định và thường xuyên tăng lên ở nhiều hộ dân cư nông thôn làm cho sứcmua ở thị trường hàng tiêu dùng nông thôn tăng lên Mặt khác do có nhu cầu sửdụng sử dụng các máy móc công cụ nông nghiệp của các hộ sản xuất nôngnghiệp và nhu cầu sử dụng nguyên liệu là nông sản của các cơ sở công nghiệpnông thôn ngày càng nhiều, dẫn đến sức mua ở thị trường tư liệu sản xuất củanông thôn cũng tăng lên đáng kể

Hai là, công nghiệp nông thôn làm tăng giá trị sử dụng và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp

Mỗi sản phẩm tùy theo tính chất tự nhiên của nó có ít hay nhiều giá trị

sử dụng Về cơ bản, tác động của sự phát triển khoa học kỹ thuật và côngnghệ là yếu tố quan trọng nhất làm tăng giá trị sử dụng cho các sản phẩm.CNNT với những đặc thù riêng về kỹ thuật công nghệ đã đóng vai trò quantrọng trong việc gia tăng giá trị sử dụng và giá trị cho các sản phẩm nôngnghiệp và sản phẩm khác trong nông thôn

Điều quan trọng là CNNT với công nghệ không đòi hỏi phải có cơ sở

Trang 21

tăng giá trị sử dụng cho sản phẩm như những tiến bộ khoa học công nghệkhác, yêu cầu phương tiện kỹ thuật hiện đại và tác động với quy mô sản phẩmlớn Có thể thấy rõ nhất là tác động của các ngành nghề truyến thống trongchế biến nông sản Ở nông thôn và trong nông nghiệp có một số sản phẩmtrồng trọt như mía, cam, nhãn, vải thu hoạch theo mùa vụ, số lượng khônglớn, không thể bảo quản theo cách thông thường mà có thể để sử dụng lâuhoặc vận chuyển đi xa được Nếu không có tác động của CNNT là các ngànhchế biến nông sản thủ công thì các sản phẩm đó chỉ có thể dùng làm thựcphẩm tươi sống, sử dụng trong một thời gian ngắn Những nghề chế biếnnông sản truyền thống ở một số làng nghề truyền thống với công nghệ phânloại, sơ chế, sao tẩm đã làm cho các sản phẩm quả này không chỉ là thựcphẩm tươi hàng ngày mà còn là các vị thuốc chữa bệnh, còn là các thực phẩmcao cấp có thể bảo quản lâu, vận chuyển đi xa được.

Ba là, khai thác tiềm năng tại chỗ, huy động được các nguồn lực trong

và ngoài nước cho CNNT

Tiềm năng tại chỗ nông thôn gồm: Lao động, đất đai và các sản phẩmcủa nông - lâm - ngư nghiệp

Đất đai ở nông thôn ngoài đất thổ cư, đất canh tác còn có nhiều loại đấtkhông thể canh tác được, có thể bị bỏ phí Phát triển CNNT với những ngànhnghề phù hợp như khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng là cách thức tốt nhất

để tận dụng có hiệu quả hơn tiềm năng loại đất này

CNNT góp phần thu hút và sử dụng hiệu quả các nguyên liệu của nôngnghiệp, nông thôn Hầu như mọi nguyên liệu ở nông thôn từ gỗ, tre, mây và cácphế phẩm khác như bẹ ngô, bã mía… cho đến những loại phế phẩm khác củacông nghiệp như vỏ hộp, sắt vụn được thu gom đều có thể được gia công chếbiến tạo ra sản phẩm mới Với số lượng ít, người ta chế tạo sản phẩm quy mônhỏ; với chất lượng không đồng đều người ta phân loại để sản xuất ra sản phẩmvới chất lượng tương ứng Hơn nữa do hiệu quả sản xuất cao, đáp ứng nhu cầu

xã hội, do nhu cầu giải quyết việc làm ở nông thôn, nhiều ngành nghề CNNT

Trang 22

không chỉ thu hút nguyên liệu tại chỗ mà còn thu hút nguyên liệu từ những nơikhác đến như nghề chế biến nông sản, sản xuất các đồ gỗ, mộc gia dụng…

Vai trò của CNNT trong việc tận dụng các nguyên liệu được khai thác ởnông thôn không những khẳng định ưu thế hơn hẳn công nghiệp thành thị,công nghiệp tập trung không đạt hiệu quả bằng mà nó còn phù hợp với khảnăng phát triển của kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở trình độ thuần nông,mức độ hiện đại hóa, tập trung hóa thấp Tuy vậy cũng phải nhấn mạnh rằng,phát huy vai trò đó CNNT phải không ngừng hoàn thiện để hỗ trợ cho kinh tếnông nghiệp, nông thôn nhanh chóng phát triển và đạt hiệu quả ở mức cao hơn

Các nguồn lực ở trong nước như vốn, lao động, đất đai, vùng sản xuấtnguyên liệu và kỹ thuật công nghệ sản xuất và các nguồn lực từ nước ngoàinhư vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm, bí quyết sản xuất và quản trị doanhnghiệp được coi trọng sẽ động viên và huy động kịp thời cho phát triểnCNNT Chẳng hạn như phát triển CNNT đa ngành sẽ tận dụng và sử dụngđược hiệu quả hơn tiềm năng loại đất không thể canh tác được, bị bỏ hoang

Tuy vậy, cũng phải nhấn mạnh rằng, vai trò động viên và huy động cácnguồn lực phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để CNNT có sức lan tỏa,tích cực hỗ trợ cho kinh tế nông thôn phát triển và đạt hiệu quả cao

Bốn là, CNNT có vai trò rất lớn đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật nông thôn

Phát triển CNNT không chỉ đặt ra yêu cầu cao mà còn trực tiếp gópphần phát triển kết cấu hạ tầng KT - KT ở nông thôn Bởi kết cấu hạ tầng kinh

tế nói chung và kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật nông thôn nói riêng là điềukiện của sản xuất Vì vậy, để CNNT phát triển phải phát triển đồng bộ cácloại kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc…, sự pháttriển này phải xuất phát từ yêu cầu phát triển KT - XH nông thôn nói chung

và phát triển CNNT nói riêng Đồng thời chính sự phát triển của CNNT đã tạo

ra các điều kiện như vốn, công nghệ,… để phát triển các loại kết cấu kết cấu

hạ tầng kinh tế phục vụ cho nó

Theo đó CNNT góp phần nâng cao kết cấu hạ tầng (điện, đường,

Trang 23

nhiều trung tâm kinh tế ở nông thôn và đẩy mạnh được quá trình đô thị hóanông thôn (thị trấn, thị tứ).

Năm là, công nghiệp nông thôn góp phần giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội ở nông thôn

Hiện nay, yêu cầu phát triển CNNT phải bền vững Sự phát triển củaCNNT không chỉ bền vững về kinh tế mà còn phải bảo đảm bền vững về xãhội và môi trường

Sự phát triển bền vững của CNNT lại do nguồn nhân lực của CNNTquyết định Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của CNNT đòi hỏi phảiphát triển y tế, giáo dục đào tạo ở nông thôn Chất lượng phát triển y tế nôngthôn góp phần nâng cao thể chất và tinh thần (thể lực, và trí lực) của nguồn nhânlực Giáo dục đào tạo góp phần nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn

kỹ thuật của nguồn nhân lực cho CNNT Đến lượt nó, chính sự phát triển củaCNNT sẽ đầu tư trở lại cho phát triển y tế, giáo dục - đào tạo nông thôn

Ở khía cạnh khác, phát triển CNNT thu hút con người vào lao động,sáng tạo, say mê học tập, rèn luyện nâng cao trình độ nghề nghiệp, cải tiếnmẫu mã, cải tiến công cụ, nâng cao chất lượng sản phẩm Vì vậy, họ khôngcòn thời gian nhàn rỗi, do đó hạn chế tối đa những tiêu cực tệ nạn xã hộithường do thiếu việc làm gây ra như cờ bạc, trộm cắp…

CNNT tác động tích cực tới bộ mặt văn hóa trên địa bàn nông thôn Ởhầu hết các làng nghề đều có sinh hoạt nhớ đến công lao của những ông tổnghề đã dạy dỗ, truyền nghề cho dân Những người cùng nghề hình thành nêncác hiệp hội nghề nghiệp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc giữ gìnnhững vốn quý nghề nghiệp và đổi mới nó phù hợp với yêu cầu hiện nay Đócũng là những nếp văn hóa cần có trong sản xuất

1.2 Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Hòa Bình

1.2.1 Quan niệm phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Hòa Bình

Cho đến nay, mặc dù các nhà nghiên cứu cũng như những người làmcông tác hoạch định chính sách kinh tế đều khẳng định vai trò to lớn của

Trang 24

CNNT và sự cần thiết phát triển CNNT Tuy nhiên, quan niệm về phát triểnCNNT chưa hẳn đã thống nhất.

Thứ nhất, không ít tác giả cho rằng phát triển CNNT là quá trình mở

rộng, đẩy nhanh các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn Một số người thìđồng nghĩa phát triển CNNT với sự phát triển các doanh nghiệp công nghiệpvùng nông thôn Một số khác lại cho rằng phát triển CNNT là một nội dungcủa phân bố địa lý công nghiệp và phát triển công nghiệp toàn quốc cũng nhưcủa từng khu vực, địa phương theo những bước đi khác nhau, theo phươngthức tuần tự từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ phân tán đến tập trung

Thứ hai, có tác giả khẳng định rằng, quan niệm về phát triển CNNT tuy

có sự khác nhau, nhưng phải thấy phát triển CNNT là một vấn đề KT - XHnằm trong chiến lược phát triển đất nước, vừa gắn với các chương trình phân

bố lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế vùng, miền vừa gắn với nhữngchương trình phát triển các ngành KT - KT

Thứ ba, phát triển CNNT vừa nhằm mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội

vừa nhằm mục tiêu quốc phòng - an ninh Những mục tiêu này gắn bó vớinhau, đan quyện vào nhau một cách hữu cơ, làm điều kiện tiền đề cho nhau,nhưng tùy tình hình cụ thể mà có thể mục tiêu này nổi trội so với mục tiêu kia

ở những vùng, địa phương, những ngành khác nhau, thời điểm khác nhau

Thứ tư, phát triển CNNT là một trong những nội dung rất cơ bản của

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; là bộ phận có tầmquan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển KT - XH khu vực nông thôn Sựphát triển CNNT đúng hướng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tếbền vững, nhất là trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng, toàn diện vàonền kinh tế khu vực và thế giới

Từ các cách tiếp cận trên tác giả luận văn cho rằng: Phát triển công

nghiệp nông thôn là hoạt động làm gia tăng công nghiệp nông thôn về quy

mô, số lượng, chất lượng và phù hợp về cơ cấu nhằm góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp và góp phần phát triển kinh

Trang 25

Khái niệm phát triển công nghiệp nông thôn chỉ rõ đây là hoạt động cóchủ đích của địa phương Nghĩa là phát triển công nghiệp nông thôn là nhiệm

vụ quan trọng thể hiện trong nghị quyết lãnh đạo của đảng bộ, trong quyhoạch, kế hoạch của chính quyền địa phương và sự phát triển công nghiệpnông thôn do địa phương quản lý Phát triển công nghiệp nông thôn bao gồmnhiều ngành nghề, nhiều hình thức tổ chức kinh tế tham gia với quy mô, sốlượng, chất lượng, trình độ phù hợp với điều kiện, khả năng của từng chủ thể,từng vùng và thế mạnh của địa phương

Phát triển công nghiệp nông thôn cho phép khai thác có hiệu quả cácyếu tố đầu vào như vốn, lao động, kỹ thuật công nghệ sản xuất từ trong nước

và nước ngoài cho sự phát triển công nghiệp nông thôn

Phát triển CNNT tạo ra hàng hóa và dịch vụ phong phú, đa dạng, cóchất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, tiêu dùng trong nước vàtiêu dùng ở nước ngoài thông qua xuất khẩu

Mục đích trực tiếp của phát triển CNNT là phục vụ sản xuất và tiêudùng nhân dân địa phương; khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đóng góp lớn cho tăng trưởngcông nghiệp ở địa phương, phát triển kinh tế - xã hội

Từ quan niệm chung về phát triển công nghiệp nông thôn và nghiêncứu đặc thù phát triển của Tỉnh miền núi Hoà Bình, tác giả quan niệm về pháttriển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Hòa Bình như sau:

Phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Hoà Bình là hoạt động chủ động của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hoà Bình bằng

cơ chế, chính sách, đầu tư hỗ trợ thích hợp làm gia tăng công nghiệp nông thôn về số lượng, quy mô, nâng cao chất lượng

và hoàn thiện về cơ cấu nhằm phát triển công nghiệp nông

Trang 26

thôn theo hướng bền vững, góp phần phát triển công nghiệp địa phương và kinh tế - xã hội nông thôn của Tỉnh.

Khái niệm phát triển công nghiệp nông thôn chỉ rõ đây là hoạt độngchủ động của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Hoà Bình Nghĩa là phát triểncông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ quan trọng thể hiện trong nghị quyết lãnhđạo, chương trình, kế hoạch đã xác định của chính quyền Tỉnh

Về mục đích: Là nhằm tăng quy mô, số lượng và chất lượng nhằm đáp

ứng mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm xóađói, tăng thu nhập xây dựng nông thôn mới trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống nhân dân địa phương trong xâydựng và phát triển kinh tế của Tỉnh

Về chủ thể: Phát triển công nghiệp nông thôn hiện nay đặt dưới sự lãnh

đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và sự quản lý của bộ máy chính quyềncác cấp của Tỉnh, trong đó cấp ủy, tổ chức đảng các cấp có vai trò đề rađường lối, chủ trương, chính sách, chương trình và tổ chức thực hiện Đồngthời đó là sự tham gia của các hình thức tổ chức kinh tế thuộc nhiều thànhphần kinh tế ở địa phương

Về phương thức: Phương thức phát triển là thông qua cơ chế, chính sách,

đầu tư như huy động nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ sản xuất từ trong nước vànước ngoài cho sự phát triển CNNT Tuy nhiên, trong đầu tư phát triển CNNT,

tỉnh Hòa Bình có thể kết hợp vừa phát triển mới những cơ sở công nghiệp ở

nông thôn, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương; vừa đầu tư theohướng nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ, mở rộng quy mô, sốlượng các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đã có Ngoài ra còn kết hợpmột số phương thức khác nhằm huy động mọi nguồn lực của trung ương, địaphương, nhân dân và toàn xã hội để phục vụ cho phát triển CNNT của Tỉnh

Phát triển công nghiệp nông thôn của Tỉnh phải bền vững; nâng tỷ trọnggiá trị sản xuất công nghiệp nông thôn và kim ngạch xuất khẩu hàng tiểu thủ

Trang 27

công nghiệp, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tham gia

giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sống; góp phần chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông thôn và phát triển nền công nghiệp tỉnh Hoà Bình

1.2.2 Nội dung phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Hòa Bình

Từ nội dung khái quát ở phần trên, phát triển CNNT ở tỉnh Hòa Bìnhđược cụ thể hoá ở những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, gia tăng số lượng và hợp lý về quy mô các cơ sở sản xuất

CNNT của Tỉnh

Phát triển CNNT ở tỉnh miền núi, nhiều dân tộc, có điểm xuất phát thấp

về kinh tế, trình độ dân trí chưa cao , thì sự phát triển CNNT sẽ là hợp lýhơn theo hướng tăng về số lượng các cơ sở CNNT vừa và nhỏ là chủ yếu Tuynhiên, mỗi huyện của tỉnh Hoà Bình có tiềm năng, lợi thế khác nhau về điềukiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, trình độ sản xuất…, nên việc phát triển hợp lý

về quy mô sẽ cho phép khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho pháttriển CNNT với nhiều cấp độ khác nhau trên các địa bàn có lợi thế khônggiống nhau như phát triển qui mô vừa và lớn ở huyện Kim Bôi, Lương Sơn,Cao Phong; qui mô vừa và nhỏ ở huyện Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy, LạcThủy và qui mô nhỏ ở huyện Đà Bắc, Tân Lạc Sự phát triển các cơ sở CNNThợp lý về qui mô còn tạo điều kiện cho sự liên kết, hỗ trợ nhau giữa các cơ sởCNNT và sự lan toả các vùng nông thôn khác trong quá trình phát triển

Thứ hai, nâng cao trình độ lao động và trình độ kỹ thuật, công nghệ sản

xuất, gia tăng giá trị sản lượng của CNNT ở tỉnh Hoà Bình

Đây là nội dung thể hiện chất lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, các công ty, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn ở tỉnhHòa Bình (sau đây gọi tắt là các cơ sở CNNT) Không thể tăng năng suất laođộng ở các cơ sở CNNT khi kỹ thuật công nghệ lạc hậu, không phù hợp, nhất

là trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay

Theo đó, phát triển CNNT về chất lượng tỉnh Hoà Bình phải tiến hành

đồng thời cả hai vấn đề: Một mặt, từng bước nâng cao chất lượng người lao

Trang 28

động, phát huy sáng kiến, tích luỹ kinh nghiệm về tổ chức quản lý sản xuất trongcác cơ sở CNNT có đủ khả năng làm chủ máy móc, dây chuyền sản xuất hiện

đại Mặt khác, thúc đẩy cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất Có đầu tư và từng

bước đổi mới công nghệ nâng cao trình độ sản xuất mới tăng được năng suất laođộng, tạo ra sản phẩm có sức canh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường

Thứ ba, hoàn thiện cơ cấu trong CNNT theo hướng hợp lý

Công nghiệp nông thôn là bộ phận của kinh tế nông thôn, trong quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, bản thân CNNT cũng phải xâydựng và hoàn thiện ngày càng hợp lý Theo đó, phát triển CNNT ở tỉnh HoàBình cần thực hiện cơ cấu ngành nghề sản xuất hợp lý Tập trung phát triểncông nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp điện tử; công nghiệp dệt may;công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy; công nghiệp thực phẩm đồ uống; côngnghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp phụ trợ,…Gắn với cơ cấungành nghề sản xuất là cơ cấu thị trường đầu vào, đầu ra và cơ cấu vốn củacác cơ sở CNNT Phát triển CNNT phải xuất phát từ khả năng khai thác lợithế, tiềm năng của từng địa phương, phù hợp cơ cấu vùng với qui hoạch pháttriển công nghiệp - dịch vụ - du lịch - nông nghiệp của Tỉnh

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp nông thôn

ở tỉnh Hòa Bình

Phát triển CNNT chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, từ nhân tố tựnhiên, kinh tế - xã hội đến thị trường, vốn đầu tư, nguồn nguyên liệu, nguồnnhân lực, cơ chế chính sách của Đảng nhà nước… Các nhân tố này có quan

hệ với nhau cùng tác động mang tính tổng hợp đến sự phát triển của CNNT

* Nhân tố tự nhiên

Vị trí địa lý

Vị trí địa lý là cơ sở ban đầu ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiênnhiên, vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp nông thôn Các điều kiệnthuận lợi về kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, gần các trục đường giao thông,

Trang 29

đường thủy, bến xe, sự hấp dẫn về thị trường, các yếu tố đầu vào (nguồnnguyên liệu, nguồn nhân lực) và thị trường đầu ra…ở tỉnh Hoà Bình có ảnhhưởng quan trọng đến sự lựa chọn của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khiquyết định đầu tư vào phát triển CNNT Sự thuận lợi về giao thông làm chogiao lưu, vận chuyển hàng hóa được dễ dàng, tiết kiệm thời gian và giảm chiphí, tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư phát triển CNNT.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sự phát triển CNNT như: đất đai,khoáng sản, lâm sản,… là các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp ở nông thôn Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượnglớn, điều kiện khai thác thuận lợi cho phép phát triển công nghiệp, nôngnghiệp nói chung và phát triển CNNT nói riêng của địa phương

Tài nguyên đất, là nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển CNNT của

Tỉnh Vì nếu với quỹ đất hạn hẹp thì không thể phát triển với quy mô lớn,hình thành các khu, cụm, CNNT được Nếu địa phương có quỹ đất chưa sửdụng lớn thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch xây dựng phát triểnCNNT một cách chủ động và phù hợp với thực tế đất đai ở tỉnh Hoà Bình

Trong thực tế quá trình sử dụng đất ở Hòa Bình cho thấy: đất nôngnghiệp chiếm 77,02%, đất phi nông nghiệp chiếm 13,16% và đất chưa sửdụng chiếm 9,82% Như vậy, nếu biết khai thác tốt theo qui hoạch, thì đất đai

là yếu tố tài nguyên có ảnh hưởng tích cực đến phát triển CNNT

Tài nguyên nước, đây là yếu tố không thể thiếu được trong sinh hoạt

cũng như trong sản xuất Vì vậy, có nguồn nước sạch cung cấp đủ sẽ thuận lợicho việc sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm nếu không sẽ ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất của các cơ sở CNNT trong cụm, điểm công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp của Tỉnh

Tài nguyên khoáng sản, khoáng sản đóng vai trò là nguyên liệu đầu vào

cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cho các ngành công nghiệp ở nông

Trang 30

thôn và những ngành đóng vai trò định hướng cho phát triển CNNT TỉnhHoà Bình có nhiều loại khoáng sản, một số khoáng sản đã được tổ chức khaithác như: Amiăng, than, nước khoáng, đá vôi trên 15 tỷ m3, đá gabrodiaba trữlượng 2,2 triệu m3, đá granit trữ lượng 8,1 triệu m3; sét 8,935 triệu m3;Đôllomit; Barit; cao lanh có trữ lượng lớn Đáng lưu ý nhất là tỉnh Hoà Bình

có thế mạnh về đá, đất sét để sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng;nước khoáng có trữ lượng lớn khai thác với quy mô công nghiệp

Những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên là những tiền

đề rất quan trọng để Tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế

-xã hội nói chung, phát triển CNNT nói riêng

* Nhân tố kinh tế - xã hội

Về nguồn nhân lực

Sức lao động của con người là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất,con người là chủ thể sáng tạo các hoạt động sản xuất kinh doanh, là khởinguồn và là kết quả của quá trình sử dụng tất cả các nguồn lực khác Vì vậy,nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng của nó có vai trò quyết định đến tăngnăng suất lao động, nâng cao chất lượng sức cạnh tranh của sản phẩm, trong

cơ chế thị trường

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đòi hỏi phải áp dụngsâu rộng các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất Vì vậy, đội ngũlãnh đạo chủ chốt không chỉ vững vàng về chính trị, giàu tâm huyết, mà cònphải có bản lĩnh thương trường và có kiến thức về kinh tế thị trường, về hộinhập kinh tế quốc tế; có đủ điều kiện để đánh giá nắm bắt kịp thời, đầy đủ và

xử lý chính xác, hiệu quả các vấn đề quản lý kinh doanh Trình độ học vấnthấp sẽ khó khăn khi tiếp cận thông tin, tiếp thu công nghệ mới Thiếu kiếnthức quản lý kinh doanh và thông tin thị truờng sẽ ảnh huởng đáng kể đếnnăng lực chuyên môn của người quản lý

Trang 31

Hiện nay, các cơ sở CNNT đặt ra yêu cầu thu hút và sử dụng lao động

có chất lượng hơn so với trước Trong khi đó, dân cư trong Tỉnh chiếm đa số

là người Mường, còn lại là người Kinh, Thái, Tày, Dao Đánh giá chung,người lao động hiện nay ở tỉnh Hoà Bình đa số trình độ văn hóa vẫn còn thấp,chưa được đào tạo cơ bản, thiếu hụt kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹthuật và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường Tất cả điều

đó ảnh hưởng không thuận lợi đến phát triển CNNT, buộc các cơ sở CNNTphải thu hút lao động ngoại Tỉnh mới đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đểbảo đảm năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sứccạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm CNNT

Về khoa học công nghệ

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường,

mọi sản phẩm đều phải có tính cạnh tranh Nhân tố đầu tiên quyết định khảnăng cạnh tranh của sản phẩm là trình độ công nghệ, điều đó cho thấy vai tròcủa khoa học công nghệ đối với sản xuất càng có ý nghĩa quyết định Vì vậy,các cơ sở CNNT phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới;đổi mới cách thức tổ chức sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chiphí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Tuy nhiên, do khả năng có hạn về vốnnhiều cơ sở CNNT vẫn phải sử dụng kỹ thuật công nghệ kém tiên tiến Theo

đó, các cơ sở CNNT thường có quy mô nhỏ, năng suất thấp, sản xuất gây ônhiễm môi trường buộc phải sử dụng nhiều lao động Để giải bài toán khócho các cơ sở CNNT, đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền, các cơ quan chứcnăng các cấp từ Trung ương đến cấp huyện Thực hiện phương châm “Chínhquyền đồng hành cùng các cơ sở CNNT” trong phát triển và ứng dụng tiến bộkhoa học, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất Trước hết, các cơ sởCNNT ở tỉnh Hoà Bình phải hiện đại hóa một số khâu như thiết kế mẫu mã sảnphẩm, mua sắm dây chuyền sản xuất tiên tiến thay thế các công đoạn sản xuấtnặng nhọc nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; sử dụngcông nghệ thông tin, mạng internet cung cấp thông tin quảng bá sản phẩm rộngrãi Trong khi chưa đi ngay vào hiện đại, việc kết hợp công nghệ hiện đại và

Trang 32

công nghệ truyền thống là yêu cầu khách quan đối với phát triển CNNT Vềnguyên tắc, những công đoạn sản xuất nặng nhọc, gây ô nhiễm môi trường,công đoạn quyết định chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm cần sửdụng công nghệ hiện đại; những công đoạn khác có thể và phải sử dụng côngnghệ kém hiện đại hơn phù hợp với điều kiện riêng của mỗi cơ sở CNNT trongTỉnh.

Về nguồn nguyên liệu và vốn

Nguồn nguyên liệu là yếu tố đầu vào rất quan trọng trong quá trình sảnxuất của các cơ sở CNNT ở tỉnh Hoà Bình Số lượng, chất lượng nguyên liệuđầu vào có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra Do đó, vấn đề chủ độngđược về nguồn nguyên liệu cho sản xuất có ý nghĩa rất lớn Trước đây, hầu hếtcác cơ sở sản xuất thường gắn bó chặt chẽ với các nguồn nguyên liệu tại chỗ.Nhưng những năm gần đây nguồn nguyên liệu tại chỗ ngày càng khó khăn do

đã cạn kiệt dần và chủ yếu phải khai thác từ ngoài vùng Hơn nữa, trong quyhoạch và thực hiện kế hoạch khai thác nguồn nguyên liệu của các cơ sở CNNTtrong Tỉnh còn chưa thật khoa học, thiếu chi tiết hoá về các điều kiện cần thiếtcho nên giá nguyên liệu khai thác tăng dẫn đến đội giá thành sản phẩm

Để phát triển sản xuất của các cơ sở CNNT phải bảo đảm nguồnnguyên liệu ổn định với giá cả hợp lý là quan trọng Theo đó, phát triểnCNNT phải coi trọng khâu qui hoạch vùng sản xuất nguyên liệu và thực hiệntốt kế hoạch bảo đảm nguyên liệu đủ về số lượng, có chất lượng và hợp lý về

cơ cấu để sản xuất liên tục, không bị gián đoạn, tăng năng suất, chất lượng, hạgiá thành và tăng thị phần các sản phẩm CNNT

Vốn, là một nhân tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất.

Để phát triển CNNT, nhất là đầu tư đổi mới nâng cao trình độ công nghệ sảnxuất tiên tiến, hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranhcủa sản phẩm thì nhu cầu về vốn là rất lớn Vốn gồm có: vốn bằng tiền, vốntài sản, vốn con người Vốn đủ hay thiếu ảnh hưởng tốt hay xấu đến sản xuấtkinh doanh của các cơ sở CNNT và gây khó khăn cho đầu tư phát triển kinh

Trang 33

tế xã hội Nhờ đủ vốn mà các cơ sở CNNT chủ động trong nền kinh tế thịtrường, chủ động điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm đáp ứng đúngnhu cầu phong phú và thường xuyên biến đổi của thị trường Tuy nhiên, vốn

là điều kiện cần, còn việc sử dụng vốn có hiệu quả là điều kiện đủ đối vớiphát triển CNNT Cốt lõi vấn đề là các cơ sở CNNT phải giảm chi phí sảnxuất, hạ giá thành đảm bảo tiêu thụ được hàng hóa, thu hồi được vốn ứng raban đầu và có tích lũy để tái đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, cóđiều kiện tăng thêm dự trữ nguyên vật liệu, thu hút lao động có trình độ caobảo đảm cho công nghiệp nông thôn phát triển bền vững

Ở tỉnh Hoà Bình thị trường vốn chưa phát triển Khi có nhu cầu tăngvốn để đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất thì khả năng tiếp cận vốn tín dụngcủa các cơ sở CNNT gặp rất nhiều khó khăn Ngân hàng chủ yếu cho vay vốnngắn hạn để mua nguyên liệu là chính, vốn cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ

lệ thấp Các cơ sở CNNT thường phải vay vốn của tư nhân với lãi suất caohoặc kết hợp vốn tự có với huy động của người thân quen làm hạn chế khảnăng đầu tư sản xuất kinh doanh và không kịp thời nắm bắt được cơ hội kinhdoanh Các cơ sở CNNT chưa tìm được lối ra, đang kỳ vọng vào chính sáchtín dụng, chính sách hỗ trợ của các cấp chính quyền của Tỉnh với thủ tục hànhchính không gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với các cơ sở CNNT trong tiếpnhận vốn vay cho phát triển sản xuất kinh doanh

Về kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống đường giao thông, điện, cấp thoátnước, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động sảnxuất CNNT Kết cấu hạ tầng kinh tế là điều kiện của sản xuất, là yếu tố tácđộng tạo điều kiện, tiền đề cho sự ra đời và phát triển các cơ sở sản xuất kinhdoanh, khai thác và phát huy tiềm năng lợi thế vốn có của các cơ sở sản xuất.Thực tế cho thấy, ở đâu có hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, phát triển thìcác hoạt động sản xuất và giao thương cũng phát triển mạnh Chính nhờ nhân

tố này mà sự vận chuyển và cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, nhanh

Trang 34

nhạy tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, hạn chếtối đa ô nhiễm môi trường Nhờ có hệ thống thông tin liên lạc phát triển màngười sản xuất nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng,

từ đó có chiến lược sản xuất phù hợp Đồng thời đó là kênh quan trọng để cácdoanh nghiệp quảng bá sản phấm của mình, đưa các thông tin của sản phẩmđến với người tiêu dùng, từ đó đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm Nhưvậy, việc đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng là yêu cầu cấp thiết đểđẩy mạnh sự hoạt động và phát triển công nghiệp, đặc biệt ở nông thôn tronggiai đoạn hiện nay

Về thương hiệu và thị trường

Để có thể tiếp tục phát triển CNNT ở tỉnh Hoà Bình cần phải khắc phụcmột số điểm yếu dẫn tới bị thua thiệt khi cạnh tranh trên thị trường trong vàngoài nước là không có thương hiệu sản phẩm, hoặc nếu có chỉ là “truyềnmiệng” trong dân gian, chứ chưa được đăng ký và bảo hộ có tính pháp lý

CNNT ở tỉnh Hoà Bình muốn tiếp tục phát triển những sản phẩm tinhxảo, độc đáo và đem lại giá trị kinh tế cao không thể không tính đến việc xâydựng thương hiệu cho sản phẩm Các cơ sở CNNT của Tỉnh cần ý thức đượcrằng đây là khâu có tính chất sống còn của hoạt động sản xuất kinh doanh chonên phải có cách ứng xử khoa học đối với thị trường hàng hoá luôn vận độngbiến đổi theo qui luật vốn có của nó

Trong nền kinh tế thị trường, phát triển CNNT ở tỉnh Hoà Bình khôngthể đạt hiệu quả, nếu không tính toán đúng đắn thị trường đầu ra Do đó, cơquan chức năng của Tỉnh phải quan tâm và luôn luôn đồng hành, hỗ trợ chocác cơ sở CNNT chủ động thực hiện chiến lược Markétting, đưa vào nền nếpviệc xây dựng và thực hiện kế hoạch nghiên cứu thị trường, chính sách về sảnphẩm, về giá cả, về tạo lập kênh phân phối Trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế hiện nay, nhiều sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phải cạnh tranh gaygắt với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài ngay ở thị trường trong nước

Trang 35

trường, xác định cơ cấu sản phẩm, hạ thấp chi phí thì rất khó cạnh tranh.Như vậy, có thể nói thị trường là một nhân tố có ý nghĩa quyết định kết quảphát triển CNNT ở tỉnh Hoà Bình Do đó, các cơ sở CNNT ở tỉnh Hoà Bìnhphải nỗ lực phấn đấu để bảo đảm rằng, các sản phẩm sản xuất phải được thịtrường chấp nhận về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, giá thành và cảc sảnphẩm đó phải luôn được đổi mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùngcủa xã hội

Về cơ chế, chính sách của Nhà nước và địa phương đối với phát triển công nghiệp nông thôn

Cơ chế, chính sách của Nhà nước có vai trò rất quan trọng với việc pháttriển CNNT trong ngắn hạn cũng như dài hạn Nó đề ra mục tiêu, phương hướng

và các chiến lược, quy hoach, kế hoạch,… cho từng thời kỳ, từng giai đoạn pháttriển KT - XH nói chung và sự phát triển CNNT nói riêng Huy động, phân bổ,điều chỉnh nguồn lực theo yêu cầu của phát triển CNNT Đề ra các chính sáchcần thiết để khai thác mọi tiềm năng trong và ngoài nước để thực hiện nhanh vàhiệu quả quá trình phát triển bền vững CNNT Chính sách phù hợp sẽ thúc đẩynhanh việc phát triển CNNT, phát triển KT – XH cũng như bảo đảm các yếu tốbền vững về môi trường, con người hiện tại cũng như tương lai

Cơ chế chính sách của nhà nước có vai trò to lớn trong việc xây dựng

cơ cấu kinh tế và định hướng phát triển ngành công nghệp như: Khai thác, chếbiến, thủ công mỹ nghệ… Các chính sách thu hút vốn đầu tư, các nguồn lựctrong và ngoài nước, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tưbằng cách tạo điều kiện ưu đãi về mọi mặt, tạo hành lang pháp lý thuận lợi,lập các khu mậu dịch tự do…

Chính sách đổi mới mở cửa làm cho các doanh nghiệp phải đổi mới vànâng cao trình độ công nghệ Nhà nước đề ra các chính sách khuyến khíchphát triển CNNT như: Ưu đãi trong việc vay vốn ngân hàng để đầu tư xâydựng, mở rộng quy mô sản xuất, mua máy móc thiết bị, tạo điều kiện thuậnlợi trong xuất, nhập khẩu Chính sách ưu đãi trong việc đầu tư trong và ngoài

Trang 36

nước, mua và chuyển đổi máy móc dây chuyền hiện đại, mời chuyên gia vềquản lý và kỹ thuật Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuấtchuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến.

Quá trình phát triển CNNT đạt được các mục tiêu đề ra khi thực hiệntheo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Sự phát triển CNNT tuântheo quy luật của quan hệ cung cầu trên thị trường Điều đó có nghĩa là cơ chếthị trường và các bộ phận cấu thành nên như cung, cầu, giá cả và cạnh tranh

sẽ quyết định lựa chọn phương án đầu tư phát triển CNNT Cơ chế thị trường

có những khuyết tật và hạn chế của nó, nên quá trình phát triển CNNT phụthuộc vào các yếu tố thị trường dẫn đến đều không đạt được những mục tiêucông bằng xã hội, quốc phòng an ninh và sự bền vững về môi trường Thực tếkhách quan đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước thông qua các công cụnhư luật pháp, kế hoạch phát triển, các định hướng, chính sách kinh tế vĩ mô(chính sách tài khóa, tiền tề…)

Tóm lại, cơ chế, chính sách và sự quản lý của Nhà nước có vai trò vôcùng quan trọng trong quá trình phát triển CNNT nói chung và phát triểnCNNT ở tỉnh Hòa Bình nói riêng

*

* *CNNT có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là động lực trực tiếp tạo ragiá trị gia tăng cho các ngành sản xuất ở nông thôn, nâng cao sức cạnh tranhcủa sản phẩm công nghiệp, tạo tiền đề để xây dựng nền kinh tế tự chủ, pháttriển bền vững và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế Chính vì vậy,phát triển CNNT ở tỉnh Hoà Bình là hoạt động chủ động của chính quyền tỉnhHoà Bình bằng cơ chế, chính sách đầu tư hỗ trợ thích hợp làm gia tăng côngnghiệp nông thôn theo hướng tiến bộ về quy mô, số lượng, chất lượng và hợp

lý về cơ cấu nhằm phát triển CNNT theo hướng bền vững, góp phần phát triểnkinh tế nông thôn và nền công nghiệp của tỉnh Hoà Bình vững mạnh Nó vừamang nét chung của phát triển CNNT, vừa có nét đặc thù của tỉnh Hoà Bình

Trang 37

Nội dung phát triển CNNT ở tỉnh Hoà Bình thể hiện ở ba điểm: 1) Gia

tăng số lượng và hợp lý về quy mô các cơ sở sản xuất CNNT của Tỉnh 2)nâng cao trình độ lao động và trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, gia tăng giá trị sản lượng của CNNT ở tỉnh Hoà Bình 3) Hoàn thiện cơcấu trong CNNT theo hướng hợp lý

Phát triển CNNT ở tỉnh Hòa Bình chịu sự chi phối ảnh hưởng bởi nhiềunhân tố như: vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, thương hiệu và thịtrường, nguồn nguyên liệu, vốn, khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, chínhsách của Nhà nước và địa phương đối với phát triển CNNT Do vậy, tỉnh HòaBình cần nắm bắt các nhân tố đó phát huy ảnh hưởng tích cực để tập trungphát triển sản xuất kinh doanh ở các cơ sở CNNT trên địa bàn Tỉnh; để tăngsản lượng và doanh thu, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người laođộng nhằm phát triển CNNT của Tỉnh theo hướng bền vững, góp phần pháttriển công nghiệp của Tỉnh vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Đây chính là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá đúng thực trạngphát triển CNNT của tỉnh Hòa Bình, làm cơ sở đưa ra phương hướng và giảipháp phát triển mạnh mẽ CNNT trong thời gian tới

Trang 38

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Ở TỈNH HÒA BÌNH 2.1 Thành tựu, hạn chế phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn từ 2011 đến 2015

2.1.1 Thành tựu phát triển CNNT ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn từ

2011 đến 2015.

Thứ nhất: Gia tăng số lượng và hợp lý về quy mô các cơ sở sản xuất

công nghiệp nông thôn của Tỉnh

Các cơ sở sản xuất CNNT tỉnh Hòa Bình chủ yếu là sở hữu tư nhân

và một số thuộc sở hữu tập thể Sự phát triển của CNNT ở Hòa Bình trước hếtđược thể hiện ở sự tăng thêm về mặt số lượng của các cơ sở sản xuất CNNT Các

cơ sở CNNT nghiên cứu ở đây bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ cá thể

Qua phụ lục 3 cho thấy số lượng cơ sở sản xuất CNNT của Tỉnh như

sau: Năm 2011 có 5.987 cơ sở; năm 2012 có 6.099 cơ sở; năm 2013 có 6.772

cơ sở; năm 2014 có 6.959 cơ sở; năm 2015 có 7.178 cơ sở [63] Số lượng cơ

sở tăng lên qua các năm, vì vậy kinh tế - xã hội của Tỉnh cũng ổn định, nângcao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương Nhưng ở đâynhịp độ qua từng năm tăng không đều: năm 2012 so với 2011 tăng 1,01%;năm 2013 so với 2012 tăng 1,11%; năm 2014 so với năm 2013 tăng 1,02%;năm 2015 so với năm 2014 tăng 1,03%

Theo số liệu của UBND tỉnh Hòa Bình, hiện nay trên địa bàn Tỉnh cóhơn 7.000 cơ sở công nghiệp nông thôn gồm các doanh nghiệp tư nhân, công

ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, hộ gia đình thuộc địabàn nông thôn; với số lao động là 50.056 người; có 13 làng nghề và 30 loạihàng thủ công mỹ nghệ khác nhau; có khoảng 1000 nghề trong đó có một sốnghề truyền thống nổi tiếng như dệt thổ cẩm, rượu cần, mây tre đan, đá

Trang 39

Giai đoạn 2011 - 2015 do làm tốt công tác khuyến công và tư vấn pháttriển công nghiệp được quan tâm nên phát triển CNNT đã có chuyển biến tíchcực Với tổng kinh phí khuyến công được hỗ trợ là: 5.207,1 triệu đồng, trong

đó nguồn khuyến công quốc gia: 3.530,1 triệu đồng; nguồn khuyến công địaphương: 1.677 triệu đồng Các nội dung hoạt động khuyến công ngày càng đadạng và phong phú, quy mô và chất lượng các đề án khuyến công được nângcao và có tác động rõ nét đến phát triển CNNT

Theo thống kê của Tỉnh, số lượng doanh nghiệp tư nhân và công tytrách nhiệm hữu hạn tại các làng nghề thời gian qua, nhờ có nhiều chính sáchthông thoáng khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển cùng với sựđổi mới và cải cách hành chính mạnh mẽ trong việc thành lập và đăng ký đốivới doanh nghiệp, mà số lượng doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và công tytrách nhiệm hữu hạn trong công nghiệp nông thôn tỉnh có nhiều chuyển biến

và phát triển nhanh hơn

Tông sản phấm CNNT trên địa bàn tăng liên tục qua các năm, ước tínhnăm trong năm 2010 tăng 11,5%, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựngtăng 18,31% (công nghiệp tăng 20,56%, xây dựng tăng 13%); khu vực dịch

vụ tăng 12% so với năm 2009; nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,2% Năm

2015 là 15,4% so với năm 2010 Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủysản tăng 4,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,4%; khu vực dịch

vụ tăng 10,6% Đóng góp vào mức tăng trưởng chung (14,38%) của năm

2015, khu vực công nghiệp xây dựng đóng góp 7,86%, khu vực dịch vụ5,75%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ đóng góp 0,76% [8]

Ước tính năm 2015 số lượng doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và công

ty trách nhiệm hữu hạn tăng khoảng trên 15 lần so với năm 2010 và chiếm tỷ

lệ khoảng 4 - 6 % trên tổng số cơ sở sản xuất CNNT

Các cơ sở CNNT ở quy mô nhỏ dưới dạng hộ gia đình, vốn chủ yếu làvốn tự có, sử dụng lao động trong gia đình và thuê thêm lao động số lượngcũng tăng dần Có một số hộ làm ăn phát đạt đã mạnh dạn thành lập doanhnghiệp tư nhân hoặc phát triển thành công ty trách nhiệm hữu hạn Một số

Trang 40

hợp tác xã sản xuất sau chuyển đổi đứng vững và phát triển như các hợp tác

xã mây, tre đan, dệt thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ

Thứ hai: Nâng cao trình độ lao động và trình độ kỹ thuật, công nghệ

sản xuất, gia tăng giá trị sản lượng của CNNT ở tỉnh Hoà Bình

Nâng cao trình độ lao động.

Qua phụ lục 1, lao động là yếu tố cơ bản nhất của lực lượng sản xuất, là

yếu tố quyết định đến năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh

doanh trong các hộ sản xuất CNNT ở Hòa Bình.

Các chủ cơ sở CNNT có vai trò rất quan trọng, họ vừa là người tổ chức,quản lý sản xuất, vừa là người trực tiếp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nghiêncứu đặc điểm của các chủ cơ sở trong từng nhóm ngành sản xuất có ý nghĩathực tiễn quan trọng giúp ta đánh giá đúng về trình độ, năng lực và khả năngquản lý kinh doanh của các cơ sở sản xuất CNNT

Ở đây cho thấy tuổi trung bình của các chủ cơ sở là 43 tuổi, đây là tuổi lýtưởng để hoạt động kinh doanh Độ tuổi này cho phép các chủ cơ sở sản xuất cóthể tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quảcủa hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở là trình độ văn hóa và trình

độ chuyên môn của chủ cơ sở Nhìn chung, trình độ văn hóa của các chủ hộbình quân là lớp 8/12, và trình độ văn hóa có nâng lên theo yêu cầu ngànhnghề sản xuất kinh doanh

Các chủ cơ sở ở các ngành sản xuất có kinh nghiệm sản xuất tương đốicao bình quân là 16 năm, đặc biệt là ở những ngành nghề truyền thống Yếu

tố này phản ánh tính truyền thống của các làng nghề truyền từ đời này sangđời khác, đồng thời phản ánh lý do sản xuất CNNT của các chủ cơ sở chủ yếuxuất phát từ nghề nghiệp sẵn có

Xét về giới tính, chủ các cơ sở sản xuất chủ yếu là nam chiếm 84%, nữchỉ chiếm 16%, trong đó ngành sản xuất vật liệu xây dựng không có phụ nữlàm chủ cơ sở sản xuất

Ngày đăng: 01/10/2016, 20:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Minh An (2009), Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay
Tác giả: Trần Thị Minh An
Năm: 2009
2. Viên Thị An (2008), “Phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở Thái Bình”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 29/5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở Thái Bình”, "Tạp chí Cộng sản điện tử
Tác giả: Viên Thị An
Năm: 2008
3. Hà Văn Ánh (2000), Phát triển công nghiệp nông thôn ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển công nghiệp nông thôn ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Hà Văn Ánh
Năm: 2000
4. Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 116/2006/TT- BNN ngày 18/12 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 116/2006/TT- BNN ngày 18/12 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2006
7. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12 về hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12 về hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2006
10. Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7 về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7 về phát triển ngành nghề nông thôn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
11. Nguyễn Duy Cường (2010), Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyên Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyên Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Duy Cường
Năm: 2010
12. Đặng Ngọc Dinh (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta
Tác giả: Đặng Ngọc Dinh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
13. Đặng Ngọc Dĩnh, Nguyễn Mạnh Quân và Bùi Quốc Khánh (1995), CNH nông thôn ở một số nước, đề tài KX08-07, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: CNH nông thôn ở một số nước
Tác giả: Đặng Ngọc Dĩnh, Nguyễn Mạnh Quân và Bùi Quốc Khánh
Năm: 1995
14. Nguyễn Mạnh Dũng (2004), Phát triển ngành nghề ở nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngành nghề ở nông thôn
Tác giả: Nguyễn Mạnh Dũng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2004
15. Đỗ Quang Dũng (2006), Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây
Tác giả: Đỗ Quang Dũng
Năm: 2006
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
23. Lê Minh Đức (2012), “Một số đề xuất hoàn thiện các chính sách phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (50) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đề xuất hoàn thiện các chính sách phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn Hà Nội”, "Tạp chí Quản lý kinh tế
Tác giả: Lê Minh Đức
Năm: 2012
24. Trần Thị Bích Hạnh (2008), Phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - Thực trạng và giải pháp, Đề tài cấp bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Trần Thị Bích Hạnh
Năm: 2008
25. Phan Ánh Hè, “Công nghiệp nông thôn với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn” (9/2007), Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp nông thôn với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn” (9/2007)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w