1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh ninh bình

128 775 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 324,18 KB

Nội dung

Về phát triển du lịch tâm linh Về các công trình, đề tài nghiên cứu về phát triển DLTL ở Việt Nam, đã cómột số đề tài nghiên cứu được tiến hành như của tác giả Thạc sĩ Nguyễn Thị Huệ, “

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THỊ TÚ

Trang 3

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân, đượcthực hiện trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sựhướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Tú

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tincậy và trung thực

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Cao học viên

Nguyễn Minh Đức

i

Trang 5

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Thị Tú, giáo viên hướng

dẫn đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này

Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư thời gian và công sức nghiên cứuhoàn thành luận văn, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết,kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đọc thông cảm

Xin trân trọng cám ơn!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Đức

ii

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Ý nghĩa của đề tài 8

7 Kết cấu của đề tài 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI MỘT ĐỊA PHƯƠNG 10

1.1 Khái niệm phát triển du lịch tâm linh 10

1.1.1 Khái niệm du lịch tâm linh 10

1.1.2 Khái niệm phát triển du lịch tâm linh 14

1.2 Vai trò, điều kiện, nguyên tắc phát triển du lịch tâm linh 16

1.2.1 Vai trò phát triển du lịch tâm linh 16

1.2.2 Điều kiện phát triển du lịch tâm linh 17

1.3 Mục đích, yêu cầu, nội dung phát triển du lịch tâm linh 20

1.3.1 Mục đích, yêu cầu phát triển du lịch tâm linh 20

1.3.2 Nội dung phát triển du lịch tâm linh 21

1.4 Những yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch tâm linh 25

1.4.1 Những yếu tố vi mô 25

1.4.2 Những yếu tố vĩ mô 27

iii

Trang 7

1.5 Kinh nghiệm phát triển du lịch tâm linh của một số địa phương và bài học

có thể vận dụng đối với Ninh Bình 30

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch tâm linh của một số địa phương trong nước 30

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch tâm linh của một số địa phương nước ngoài34 1.5.3 Những bài học có thể vận dụng đối với Ninh Bình 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở NINH BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA 41

2.1 Điều kiện phát triển du lịch tâm linh ở Ninh Bình 41

2.1.1 Tài nguyên du lịch tâm linh ở Ninh Bình 41

2.1.2 Điều kiện tự nhiên 46

2.1.3 Điều kiện dân cư, kinh tế xã hội 48

2.1.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 49

2.2 Thực trạng phát triển du lịch tâm linh Ninh Bình trong giai đoạn vừa qua 52

2.2.1 Sự phát triển về khách du lịch tâm linh 52

2.2.2 Sự phát triển về số lượng điểm, tuyến du lịch tâm linh 60

2.2.3 Sự phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch tâm linh 62

2.2.4 Công tác bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường 66

2.2.5 Sự phát triển nguồn lực lao động 69

2.2.7 Về cơ chế, chính sách quản lý du lịch tâm linh 71

2.2.8 Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch tâm linh 73

2.2.9 Những đóng góp du lịch tâm linh 74

2.3 Đánh giá chung 75

2.3.1 Những thành tựu đạt được 75

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 77

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 79

iv

Trang 8

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch tâm linh ở Ninh Bình đến năm

2020 và những năm tiếp theo 79

3.1.1 Định hướng phát triển du lịch tâm linh ở Ninh Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo 79

3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch tâm linh ở Ninh Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo 81

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh ở Ninh Bình 84

3.2.1 Phát triển sản phẩm du lịch tâm linh 84

3.2.2 Bình ổn chuỗi chi phí, giá bán và phân phối hiệu quả sản phẩm du lịch tâm linh 89

3.2.3 Tăng cường truyền thông và quảng bá sản phẩm 90

3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực 92

3.2.5 Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 93

3.2.6 Chú trọng công tác bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường 94

KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

v

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Những địa danh và sự kiện văn hóa tâm linh tiêu biểu tại tỉnh Ninh

Bình 45

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Ninh Bình từ 2014 đến 2017 52

Bảng 2.3: Tỷ trọng khách du lịch đến một số điểm du lịch chính 54

của tỉnh Ninh Bình năm 2014 – 2017 54

Bảng 2.4: Thị trường khách quốc tế đến Ninh Bình theo thứ tự ưu tiên 56

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động du lịch của quần thể chùa Bái Đính 56

giai đoạn 2014-2017 56

Bảng 2.6: Kết quả điều tra nhu cầu của khách DLTL tỉnh Ninh Bình 57

Bảng 2.7: Cơ sở lưu của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2014 – 2017 63

Bảng 2.8: Đánh giá mức độ hài lòng của du khách 66

với chương trình DLTL tỉnh Ninh Bình 66

vi

Trang 10

GPD Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

IRCTC Tổng công ty Du lịch và cung cấp thực phẩm đường sắt Ấn Độ

vii

Trang 11

(Indian Railway Catering and Tourism Corporation)

UNWTO Tổ chức du lịch thế giới (United Nations World Tourism

Organization)

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (United

Nations Educational Scientific and Cultural Organization)

SEO Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization)

viii

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch tâm linh (DLTL) là một loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố tâm linh

là mục tiêu để thỏa mãn nhu cầu từ con người Chính vì thế DLTL được diễn rabằng các hoạt động khai thác giá trị văn hóa phi vật thể, nhận thức của con người vềtín ngưỡng, tôn giáo, yếu tố tâm linh, và những điều đặc biệt khác để thỏa mãn nhucầu của con người

Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), DLTL hiện đang trởthành một xu hướng du lịch (DL) nổi bật và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở khuvực Châu Á, trong đó có Việt Nam

Trong những năm gần đây, ngành du lịch tại Việt Nam đang trên đà phát triểnkhá mạnh mẽ, cùng với đó là loại hình DLTL đã góp một phần không nhỏ vào sựphát triển đó Các điểm đến DLTL thu hút sự chú ý của các du khách chính là cáckhu thờ tự, vùng đất thiêng liêng gắn với lịch sử, với con người, các chùa, miếu, đềnthờ, đài, tòa thánh, lăng tẩm Một trong những điểm đến DLTL của Việt Nam đó làNinh Bình

Ninh Bình là một tỉnh giàu tiềm năng DLTL, nằm ở cửa ngõ cực nam miềnBắc Việt Nam, phía Bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam, phía Đông giáp NamĐịnh qua sông Đáy, phía Tây giáp Thanh Hóa, phía Nam giáp biển Đông, thuộc khuvực đồng bằng sông hồng dù chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn

có địa hình bằng phẳng Quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế xếp Ninh Bìnhvào vùng duyên hải Bắc Bộ Vùng đất Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giaiđoạn 968 - 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý và cũng là địa bàn quantrọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình,lịch sử văn hóa đồng thời sở hữu 2 khu vực là di sản thế giới và khu dự trữ sinhquyển thế giới Ninh Bình hiện là một trung tâm du lịch có tiềm năng DLTL và sinhthái cảnh quan phong phú và đa dạng

Ninh Bình hiện được coi là một trong những trung tâm của cả Phật giáo vàThiên chúa giáo nước ta Trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà thờ cổ, trong đó nhà thờ

Trang 13

bằng đá Phát Diệm đã có tuổi đời hơn 100 năm và gần đây nhất là chùa Bái Đínhđược đầu tư xây dựng năm 2004, mở rộng với quy mô lớn trên diện tích 700 ha, làtrung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo lớn nhất Việt Nam, mang tầm khu vực vàquốc tế Về tín ngưỡng dân gian, trên địa bàn tỉnh có 1.023 cơ sở, 242 đình, 380đền, 209 miếu, 148 phủ nằm rải rác tại tám huyện, thị xã, thành phố ở địa phương.Các giá trị văn hóa - lịch sử, tại những công trình thờ tự có từ hàng trăm năm, đượcxếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, như khu đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng,

Lê Đại Hành, núi chùa Bái Đính (Bái Đính cổ) cùng hàng trăm di tích lịch sử đượcxếp hạng quốc gia và cấp tỉnh, khiến Ninh Bình trở thành vùng đất có giá trị vănhóa tâm linh phong phú

DLTL là một thế mạnh của Ninh Bình, trong đó bao gồm cả hành trình tìm kiếmcác giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống với thái độ trân trọng trước những di tíchlịch sử Nhu cầu và DLTL ngày càng đa dạng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ hoạtđộng gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động, sinh hoạt tinh thần, tínngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố linh thiêng khác

Trong những năm qua, DLTL ở Ninh Bình chưa phát triển tương xứng với vịtrí và tiềm năng, chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn Sản phẩm DLTLđơn điệu, mới chỉ thu hút chủ yếu là khách nội địa; lượng khách quốc tế đến vớiDLTL ở Ninh Bình còn ít; hệ thống cơ sở lưu trú hạn chế khó phục vụ được nhữngđoàn khách lớn; hoạt động DLTL mang tính mùa vụ, tổ chức thiếu chuyên nghiệp,vẫn còn có những biểu hiện tiêu cực; hiệu quả về văn hóa, xã hội và kinh tế còn hạnchế Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân cơ bảncủa tình trạng này và đề xuất các giải pháp phát triển DLTL, góp phần đưa du lịchcủa Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Những năm qua, mặc dù

đã có một số công trình và đề tài nghiên cứu về DLTL của các nhà khoa học trong

và ngoài nước, song chưa có đề tài nào đề cập các giải pháp phát triển DLTL ở tỉnhNinh Bình một cách hệ thống

Xuất phát từ những lý do khách quan trên, cao học viên lựa chọn đề tài “Phát

triển DLTL ở tỉnh Ninh Bình” để nghiên cứu với hy vọng sẽ góp phần phát triển

DLTL của Ninh Bình trong giai đoạn tới

Trang 14

đã chỉ ra rằng, tôn giáo và tâm linh vẫn là một trong những động cơ phổ biến nhấttrong các chuyến du lịch Cuốn sách đã cung cấp một đánh giá toàn diện về các vấn

đề chính và các khái niệm liên quan đến du lịch và tôn giáo Cụ thể, cuốn sách làtập hợp các bài viết của các tác giả liên quan đến hai chủ đề: Khái niệm, các vấn đềquản lý và liên quan và Du lịch và truyền thống tôn giáo Các bài viết đã bàn thảođến các nội dung lý thuyết liên quan về các điểm du lịch tôn giáo, các chuyến dulịch hành hương, việc quản lý các điểm hấp dẫn di sản tôn giáo,… và cũng đã đưa

ra các trường hợp thực nghiệm từ Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Công giáo,đạo Mormon, Phật giáo,… Những nội dung của nghiên cứu này sẽ được đưa vàophần lý luận của đề tài

Trong nước, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về DLTL Trong nhữngnăm gần đây đã có những công trình nghiên cứu tiêu biểu như của tác giả DươngVăn Sáu (2015),“ Nghiên cứu tâm linh và DLTL Việt Nam”, Trường Đại học Vănhóa Hà Nội Nội dung bài nghiên cứu đã làm rõ những lý luận về tâm linh qua nhiềukhía cạnh, về văn hóa tâm linh và DLTL Tác giả cũng đã khảo sát thực tế khi đềcập đến các cấp độ về hoạt động tâm linh Qua đó, làm rõ và nghiên cứu sâu vàoquá trình tổ chức hoạt động DLTL Từ nội dung của bài nghiên cứu này là căn cứ để

có thể áp dụng đưa ra một số đề xuất giải pháp cụ thể cho đề tài

Trang 15

Thêm vào đó là công trình nghiên cứu của Lê Đức Hạnh (2015), “ Nghiên cứuDLTL ở Việt Nam”, Viên Hàn lâm Khoa học Việt Nam Bài nghiên cứu đã đi sâuvào nghiên cứu về tiềm năng phát triển DLTL và những hạn chế DLTL Việt Namphát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có Qua đó đưa ra một số đề xuấtgiải pháp phát triển DLTL Việt Nam Những nội dung này chưa đầy đủ và cụ thể, sẽtiếp tục nghiên cứu trong đề tài

Bài viết của PGS.TS Lê Anh Tuấn (2016) “ Bàn về DLTL”, Bộ Văn hóa Thểthao và Du lịch Nội dung của bài viết này đã đề cập sâu sắc đến tính chất và nộihàm của DLTL Từ đó đưa ra sự phân biệt giữa hoạt động của DLTL với các hoạtđộng tín ngưỡng, tôn giáo đơn thuần Liệt kê một số loại hình sản phẩm DLTL.Không những vậy, tác giả còn đề cập đến một số vấn đề đối với việc phát triểnDLTL ở Việt Nam hiện nay Tuy tác giả đã đề cập đến một số loại hình sản phẩmDLTL nhưng chưa đưa ra những đề xuất nhằm phát triển các hoạt động DLTL.Những vấn đề này sẽ được tiếp tục phát triển khi nghiên cứu trong đề tài

Về phát triển du lịch tâm linh

Về các công trình, đề tài nghiên cứu về phát triển DLTL ở Việt Nam, đã cómột số đề tài nghiên cứu được tiến hành như của tác giả Thạc sĩ Nguyễn Thị Huệ, “Nghiên cứu Du lịch Phật giáo ở Bhutan và một số đề xuất đối với phát triển du lịchPhật giáo ở Việt Nam hiện nay”, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Công trìnhnghiên cứu đã giới thiệu tổng quát về Bhutan và làm rõ về mối quan hệ Phật giáo vàphát triển du lịch của Bhutan Trong bài nghiên cứu tác giả đã đưa ra một vài đềxuất đối với phát triển du lịch Phật giáo ở Việt Nam hiện nay Đề tài đã kế thừa một

số kinh nghiệm qua một vài đề xuất trong công trình nghiên cứu này

Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Duyên (2013), Luận vănthạc sĩ “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định”, Đại họcKhoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Công trình nghiên cứu này

đã góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa tâm linh Từ đó, tác giả

đã khảo sát thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh của Nam Định

và có kết luận du lịch văn hóa tâm linh của Nam Định chưa phát triển tương xứng

Trang 16

với tiềm năng cũng như đưa ra nguyên nhân lý giải kết luận này Trong công trìnhnghiên cứu, tác giả cũng đã đề xuất giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóatâm linh và bảo tồn các di sản văn hóa tỉnh Nam Định Đề tài đã kế thừa một số vấn

đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn từ nghiên cứu này

Đề tài nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Lan (2015), “ Nghiên cứuhoạt động tín ngưỡng tâm linh trong công tác quản lý và lễ hội dân gian”, TrườngĐại học Văn hóa Hà Nội Trong đề tài có nghiên cứu thực trạng hoạt động của các

lễ hội 3 miền Bắc, Trung, Nam Bên cạnh đó tác giả chỉ rõ những nguyên nhân dẫnđến hoạt động đạt hiệu quả và những bất cập tồn tại trong quản lý và tổ chức lễ hộidân gian và nguyên nhân của chúng Từ đó tác giả cũng đã đề xuất những giải phápbảo tồn và phát huy lễ hội dân gian Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập về chiều sâu củacác lễ hội dân gian ( về tín ngưỡng, tâm linh) khi nghiên cứu các hoạt động, chính

vì thế giải pháp cho các vấn đề đặt ra chưa thực sự đầy đủ Những nội dung trên sẽđược tiếp tục nghiên cứu trong đề tài

Tác giả Vũ Trọng Hòa (2016), với Luận văn thạc sĩ “ Nghiên cứu phát triểntâm linh khu vực phía tây Hà Nội”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

đã làm rõ những vấn đề về DLTL Tác giả cũng đã khảo sát thực trạng khai thác cácgiá trị tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội và nhận định chưa được chú trọng đầu tư

để phục vụ du lịch Trong nghiên cứu tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằmgóp phần phát triển DLTL khu vực phía Tây Hà Nội

Về du lịch ở Ninh Bình, đã có nghiên cứu:

Nguyễn Mạnh Liêu (2014), “Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình Thực trạng vàgiải pháp”, luận văn thạc sĩ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Nộidung đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình Trên cơ

sở đánh giá thực trạng du lịch của Ninh Bình giai đoạn 2010-2013, luận văn đã đềxuất một số giải pháp chung để phát triển du lịch của tỉnh

Hoàng Minh Sơn (2017), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển du lịchbền vững ở khu quần thể tâm linh chùa bái Đính, tỉnh ninh Bình, Luận văn thạc sĩ,khoa Các khoa học liên ngành, ĐH Quốc gia Hà Nội Luận văn tập trung đánh giá

Trang 17

tính bền vững trong phát triển du lịch tại quần thể chùa Bái Đính và đề xuất một sốgiải pháp phát triển du lịch bền vững tại khu vực này.

Đề tài NCKH cao học viên “Quản lý đối với phát triển tâm linh ở tỉnh NinhBình” của chính tác giả (Nguyễn Minh Đức) cùng nhóm nghiên cứu (Nguyễn ThùyLinh, Nguyễn Thị Nhuận) đã tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý cấp địaphương đối với phát triển DLTL Đề tài đã đánh giá thực trạng và đề xuất một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đối với phát triển loại hình du lịch đặc thù nàytại tỉnh Ninh Bình Một số vấn đề trong đề tài NCKH được tác giả tiếp tục phát triểntrong luận văn này

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn “Phát triển sản phẩm DLTL tại quầnthể chùa Bái Đính, Ninh Bình” là công trình nghiên cứu dựa vào những khảo sátthực tế về thực trạng khai thác tài nguyên, phục vụ và thu hút khách DLTL tới quầnthể chùa Bái Đính kết hợp với nghiên cứu nhu cầu và đánh giá mức độ hài lòng của

du khách đối với các sản phẩm DLTL hiện có của quần thể, từ đó đưa ra một sốkhuyến nghị về phát triển sản phẩm DLTL nhằm thu hút khách đến với quần thểchùa Bái Đính Đề tài đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm DLTL tại quần thểchùa Bái Đính, từ đó đề ra các giải pháp tổng hợp trong cả ngắn hạn và dài hạn đểphát triển các nguồn lực du lịch, đồng thời nêu lên một số khuyến nghị nhằm thựchiện chiến lược trên một cách đồng bộ, hiệu quả

Tóm lại, những nghiên trên đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn

có liên quan đến DLTL, phát triển du lịch bền vững tại khu DLTL, quản lý pháttriển DLTL Tuy nhiên, trong số những nghiên cứu trên chưa có nghiên cứu cụ thể nào

về phát triển DLTL của tỉnh về Ninh Bình Đề tài kế thừa những nội dung liên quanđến phát triển DLTL và tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm phát triển DLTLNinh Bình Việc nghiên cứu đề tài tài “Phát triển DLTL ở tỉnh Ninh Bình” vì thế thểhiện được tính mới và không trùng lặp với các công trình đã công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằmphát triển DLTL ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới phù hợp với định hướng của

Trang 18

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần thực hiện chiến lược phát triểncủa ngành du lịch Ninh Bình

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển DLTL tại mộtđịa phương cấp tỉnh

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động DLTL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình,tìm ra ưu điểm, nhược điểm, đồng thời xác định nguyên nhân của thực trạng đó

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển DLTL trên địa bàntỉnh Ninh Bình trong thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các nội

dung phát triển DLTL ở Ninh Bình

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thựctiễn liên quan đến phát triển DLTL ở một địa phương; tập trung vào các điều kiện,nội dung phát triển DLTL

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động DLTL trên địa bàntỉnh Ninh Bình

- Phạm vi về thời gian: Các dữ liệu về thực trạng các hoạt động DLTL trongkhoảng thời gian từ năm 2014 đến 2017, các giải pháp nhằm phát triển DLTL ở tỉnhNinh Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, tác giả thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:

* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Để thu thập được số liệu thứ cấp, đề tài đã sử dụng phương pháp kế thừa tưliệu, các nguồn số liệu thứ cấp bao gồm:

- Nguồn số liệu công bố từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu pháttriển du lịch Việt Nam, Tổng Cục Thống kê

- Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí sách báo, các công trình nghiêncứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website

Trang 19

- Tài liệu công bố tại Sở Du lịch Ninh Bình, Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình.

* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để có được dữ liệu phục vụ cho việc phân tích thực trạng phát triển DLTLNinh Bình, ngoài những số liệu thứ cấp từ Phòng nghiệp vụ du lịch và các phòngban có liên quan, tác giả đã tiến phát phiếu điều tra khách du lịch tại một số điểmDLTL trên địa bàn tỉnh đánh giá về sự hấp dẫn tài nguyên, về chất lượng cácchương trình DLTL (mẫu phiếu được trình bày ở phần phụ lục)

Với tổng số 200 phiếu điều tra được phát trực tiếp cho 20 khách quốc tế và

180 khác nội địa trong thời gian 1/2/2018 đến 31/3/2018 Số lượng phiếu thu về là

195 phiếu, tỷ lệ 97,5%; trong đó số lượng khách du lịch nội địa là 176 phiếu chiếm90,25% và còn lại 19 phiếu là số lượng khách du lịch quốc tế chiếm 9,75%

Phương pháp khảo sát thực địa: Qua phương pháp này tác giả mong muốnnắm bắt được thực trạng hoạt động tại các điểm DLTL từ đó có những căn cứ đểđánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển DLTL ở Ninh Bình

* Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

- Phương pháp thống kê, so sánh: Trong khuôn khổ của đề tài, những thống kê

về số liệu có liên quan đến các hoạt động DLTL ở tỉnh Ninh Bình được thu thập,thống kê trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2017 theo quy chuẩn chungcủa ngành Du lịch làm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá và để thực hiệnnhững nhiệm vụ đề ra

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này nhằm tổng hợp, phântích các tài liệu đã thu thập được về loại hình du lịch đang nghiên cứu

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Các ý kiến đánh của khách được tổng hợp và xử

lý bằng phần mềm Excel

6 Ý nghĩa của đề tài

- Luận văn đã làm rõ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch,phát triển DLTL

- Luận văn đã phân tích và rút ra được nguyên nhân của những hạn chế về điềukiện và thực trạng phát triển DLTL của tỉnh Ninh Bình, làm cơ sở cho địa phương

Trang 20

đưa ra các giải pháp và chính sách phù hợp nhằm phát triển DLTL và ngành du lịchtrên địa bàn tỉnh.

- Luận văn là tài liệu tham khảo cho những cơ quan, tổ chức quan tâm đến vấn

đề phát triển DLTL và phát triển du lịch nói chung

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục bảng biểu, từ viết tắt, danhmục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu được chia thành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLTL tại một địa phươngChương 2 Thực trạng phát triển DLTL ở Ninh Bình trong giai đoạn vừa quaChương 3 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển DLTL ở NinhBình đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Trang 21

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

DU LỊCH TÂM LINH TẠI MỘT ĐỊA PHƯƠNG

1.1 Khái niệm phát triển du lịch tâm linh

1.1.1 Khái niệm du lịch tâm linh

* Khái niệm du lịch

Theo đánh giá của Tổ chức DL Thế giới (UNWTO), DLTL hiện đang trởthành một xu hướng DL nổi bật và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở khu vựcChâu Á Việt Nam là quốc gia có thế mạnh để phát triển loại hình DL này với hệthống di sản văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo phong phú

Cũng theo UNWTO, DL bao gồm tất cả các hoạt động của những người duhành, tạm trú, trong mục đích thăm quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặctrong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và nhữngmục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoàimôi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếmtiền

Theo điều 3, Luật DL Việt Nam năm 2017, DL là các hoạt động có liên quanđến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian khôngquá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìmhiểu, khám phá tài nguyên DL hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác Kháiniệm này có nội dung đồng nhất với khái niệm DL của UNWTO và được sử dụngtrong đề tài

Theo điều 3 và 10, Luật DL Việt Nam năm 2017, “Khách DL là người đi DLhoặc kết hợp đi DL, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”.Khách DL bao gồm khách DL nội địa, khách DL quốc tế (bao gồm khách quốc tếđến Việt Nam và khách DL ra nước ngoài)

Khách DLTL trong một chuyến DL, bên cạnh nhu cầu đặc trưng xuất phát từmục đích thỏa mãn nhu cầu về tâm linh, còn có nhu cầu ăn uống, giải trí, mua sắmhàng hoá, đồ lưu niệm, …

Trang 22

* Khái niệm tâm linh

Tâm linh là một “thuật ngữ không rõ ràng”, theo nhà nghiên cứu Daniel H.Olsen, Trường Đại học Brandon, Canada thì: nói chung tất cả chúng ta đều hiểu thếnào là “tâm linh”, nhưng rất khó để định nghĩa rõ ràng, thống nhất (Pals 1996) Ôngcũng đã tổng hợp và đưa ra một số khái niệm của các học giả phương Tây, trong đó

có khái niệm của Grof (1976): “Tâm linh” (Spirituality) gắn với các trải nghiệm dựatrên quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh như cảm nhận trực giác, tâm

lý, trải nghiệm mang tính chất thần bí và sự mở rộng ý thức của con người vượt quacác khuôn khổ cá nhân và các giới hạn về không gian và thời gian

“Có thể coi tâm linh là một khái niệm tâm lý nói lên sự gắn kết ba phạm trùthời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai Chỉ ở con người mới có các phạm trù thờigian và sự gắn kết chúng lại với nhau” [Phạm Minh Hạc, 2001:228]

Theo Nguyễn Trùng Khánh (2012), tâm linh là niềm tin và ước vọng của conngười đối với các đối tượng siêu hình mà người ta hướng tới để giải quyết hoặc thỏamãn những nhu cầu và mong muốn cá nhân Cách hiểu này được rút ra từ nhữngtiếp cận trên và được sử dụng trong đề tài

* Khái niệm du lịch tâm linh

Trên thế giới, DLTL được xem như thuật ngữ khá phổ biến, là xu hướng pháttriển đối với một số nước phát triển trên thế Thì DLTL lại là một khái niệm vẫn cònmới đối với ngành du lịch Việt Nam DLTL là gắn liền với yếu tố “thiêng liêng”,con người đến với loại hình du lịch này để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với môitrường tự nhiên, giao tiếp với tâm linh, hưởng thụ sinh hoạt văn hóa làm cho họ cảmnhận được sự gần gũi với thiên nhiên

Du lịch theo nghĩa mở rộng nó hoạt động của con người nhằm khai thôngkhông gian văn hoá của mình Ở đó DLTL là loại hình du lịch mà cá nhân và tập thể

xã hội lấy các giá trị văn hoá tâm linh làm mục tiêu nhằm thoả mãn nhu cầu đặc biệttrong đời sống tinh thần của mình DLTL từ góc nhìn nguồn lực văn hoá chính làmối quan hệ giữa giá trị văn hoá tâm linh và phát triển kinh tế du lịch, việc tổ chứckhai thác hiệu quả giá trị vì phát triển du lịch bền vững

Trang 23

Theo quan điểm của người Trung Quốc, DLTL đối với họ như một hoạt động dulịch đặc biệt, nó đặc biệt bởi du khách không chỉ du chơi ngắm cảnh thiên nhiên mà ở

đó còn có các hoạt động đặc biệt như thờ cúng, nghiên cứu, vãn cảnh và văn hóa đượcthực hiện bởi các tín đồ tâm linh và các du khách thế tục (Mu và cộng sự, 2007)

Theo ông Nguyễn văn Tuấn: “Xét về nội dung và tính chất hoạt động, DLTLthực chất là loại hình DL văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừalàm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinhthần Theo cách nhìn nhận đó, DLTL khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trongquá trình diễn ra các hoạt động DL, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vậtthể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị vềđức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác Theo đó,DLTL mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của conngười trong khi đi DL”

Tác giả Dương Văn Sáu lại cho rằng: “DLTL là loại hình DL văn hóa đưa dukhách tới những nơi có các cơ sở và điều kiện đặc thù để du khách có cơ hội đượcchiêm bái và thực hành các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng, giúp họ thỏa mãn cácnhu cầu tâm linh, tinh thần của mình”

DLTL là loại hình DL nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh (cầu cúng, lễ bái) củanhững người theo một tôn giáo, tín ngưỡng đến những nơi/địa điểm thờ cúng củacác tôn giáo, tín ngưỡng đó; hoặc nhằm thỏa mãn nhu cầu tri ân những người cócông với dân với nước trong các nghĩa trang liệt sĩ theo truyền thống đạo lý “Uốngnước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Đền ơn đáp nghĩa” của các cá nhânhay một tập thể (Nguyễn Minh San, 2015)

“DLTL được hiểu là hình thức DL dựa trên các giá trị văn hóa tâm linh tốtđẹp của dân tộc, và đặt ra vấn đề tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa đó để giúpcho du khách hướng đến cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên, cộng đồng, nâng caođược giá trị tâm hồn và giá trị chân thực của cuộc sống”(Bùi Thanh Thủy, 2015)

Từ những tiếp cận trên, có thể hiểu: DLTL là loại hình DL khai thác những

yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động DL, dựa vào những

Trang 24

giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác; từ đó, nó mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi DL.

Như vậy, DLTL là loại hình DL gắn với yếu tố linh thiêng, những điều huyền

bí, khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh như nguồn tài nguyên DL và đem lạinhững trải nghiệm, cảm giác về sự thiêng liêng trong tinh thần của con người trongkhi tham gia hoạt động DL này Xét về bản chất, DLTL gắn với yếu tố tôn giáo-tínngưỡng và lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm mục tiêu Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng

là nền tảng để có thể hình thành và phát triển DLTL, là giá trị cốt lõi để xây dựnghoạt động DLTL

* Phân loại du lịch tâm linh

Việc phân loại các sản phẩm DLTL có thể căn cứ vào những tiêu thức khác nhau:Theo mục đích tham gia, có hai loại hình DLTL là DLTL thuần túy và DLTLchuyên đề

Theo góc độ mục đích chuyến đi, có ba loại hình DLTL: (1) Chiêm nghiệm sựlinh thiêng, huyền bí của địa điểm tâm linh; (2) Trải nghiệm đời sống tâm linh; (3)Nghiên cứu giáo lý

Theo góc độ không gian tổ chức chương trình DL (tour), sản phẩm DLTLgồm: (1) Chương trình DLTL trong nước; (2) Chương trình DLTL đi ra nước ngoài.Theo góc độ tôn giáo, tín ngưỡng, có những loại hình DLTL phổ biến: (1)DLTL tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; (2) DLTL thờ Mẫu; (4) DLTL thờ thần, thánh;(5) DLTL thờ; (6) DLTL Thiên Chúa giáo, Tin lành giáo; (7) DLTL các tôn giáodân tộc Chăm; (8) DLTL các tôn giáo, giáo phái khác và (10) DL “hoài niệm” hay

DL “Trở lại chiến trường xưa”

Theo mức độ tham gia của du khách, sản phẩm DLTL gồm: (1) Tham quan

DL và kết hợp với tham bái, hành lễ; (2) Tham bái theo nghi thức tôn giáo tínngưỡng thuần túy; (3) DLTL mang tính thiền; (4) DL hành hương (Hồ Kỳ Minh,

2015, tr5)

Trang 25

Việc phân loại DLTL như trên chỉ để làm rõ các đặc tính riêng của từng loại,

từ đó đưa ra cách thức tổ chức phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách DL Còn trênthực tế, một chương trình DLTL có thể kết hợp nhiều loại hình DLTL khác nhau

Đề tài tiếp cận và giải quyết các vấn đề dựa theo cách phân loại theo mức độ thamgia của du khách

* Đặc điểm du lịch tâm linh

DLTL khai thác yếu tố văn hóa tâm linh vậy nên cũng mang những đặc điểmriêng biệt đó là: tính thiêng, tính hướng thiện, tính hoà hợp và tính liên kết

- Tính thiêng: Tính thiêng của loại hình DLTL thể hiện du khách được thỏa

mãn nhu cầu tiếp cận với không gian thiêng, thời gian thiêng, con người thiêng,ngôn ngữ thiêng và hành động thiêng tại điểm đến và đó chính là yếu tố tạo nênmong muốn khát khao của con người, là động lực kích thích khách DL tới đó

- Tính hướng thiện: Nhìn chung các tín ngưỡng và tôn giáo đều mang tính nhân

văn, triết lý nhân bản: yêu con người, tính thần nhân ái, khoan dung, cầu mong

“quốc thái dân an”, mở rộng lòng bác ái, công bằng, từ bi, hỷ xả, yêu thiên nhiên,đồng loại…

- Tính hoà hợp và tính liên kết: Khi tham gia chương trình DLTL, “du khách

không chỉ được quay về với cội nguồn tâm linh, khám phá những thánh tích haykhông gian thiêng quý giá” mà còn là tìm đến/thấy sự hoà hợp về tâm hồn; hướngtâm hồn, tâm trí đến những điều tốt đẹp; tạo sự gắn bó giữa các thành viên về sau.Điều này sẽ tạo nên chiều sâu, sức sống cho nền văn hoá cộng đồng, dân tộc, gắnkết con người với con người Sau mỗi chuyến đi họ thường sống tốt hơn, tâm đượcthanh lọc, hoà hợp, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau

- DLTL diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa lễ hội Đặc điểm này khác biệt so

với các loại hình DL khác (thường ảnh hưởng theo mùa, nhất là mùa đông rất ít kháchDL) Tuy nhiên, mùa lễ hội lượng du khách lớn tập trung đến các điểm DLTL

1.1.2 Khái niệm phát triển du lịch tâm linh

Phát triển DLTL là khai thác có hiệu quả những giá trị tiềm năng của tàinguyên DLTL kèm theo các điều kiện về CSHT, về CSVCKT và lao động DL, để

Trang 26

từ đó tạo ra các sản phẩm DLTL có sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của dukhách, đem lại lợi ích cho xã hội

Phát triển DLTL là quá trình làm tăng khả năng khai thác các giá trị văn hoátâm linh của dân tộc trong hoạt động DL nhằm thỏa mãn những nhu cầu của dukhách, đảm bảo cân bằng mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng địaphương và môi trường ; tích cực trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp,giảm thiểu tiêu cực

Phát triển DLTL chính là biến văn hóa tâm linh thành hàng hóa Các vùng cógiá trị tâm linh hoặc tổ chức những hoạt động tâm linh được nhiều khách đến thăm

và đều trở thành những điểm, khu hoặc trung tâm DLTL

Tóm lại, có thể hiểu: Phát triển DLTL là quá trình gia tăng hoạt động DL trên

cơ sở những giá trị văn hóa tâm linh, đảm bảo lợi ích kinh tế, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tâm linh dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của

xã hội nói chung trong đó có cư dân địa phương ở các điểm DLTL.

Như vậy, phát triển DLTL là một vấn đề của sự kết hợp tài nguyên văn hóatâm linh với nhu cầu và sở thích của khách DL tiềm năng Phát triển DLTL gắn với

sự tăng trưởng những chỉ tiêu quan trọng như lượng khách DLTL, mức thu nhập từDLTL, quy mô CSVCKT, số lượng việc làm, sản phẩm mới, công nghệ hiện đại, hạtầng kỹ thuật hiệu quả và bền vững; mức độ và chất lượng tham gia của khách, dân

cư, chính quyền, DN (DN) mang tính tự giác, tích cực trên cơ sở tinh thần cộngđồng và sự hài hòa về lợi ích các bên, cũng như hài hòa lợi ích KT - XH - MT; vớicông tác bảo tồn di sản văn hóa tâm linh, công tác quảng bá xúc tiến DLTL, cũngnhư sự hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế

Phát triển DLTL là phát triển một lĩnh vực tổng hợp, đòi hỏi sự tham gia gópsức của nhiều bên Trách nhiệm xây dựng và vận hành các sản phẩm DLTL thuộc

về các nhà tổ chức tour nhưng không thể thiếu vai trò quyết định của Nhà nước trongviệc quy hoạch điểm đến DLTL, tạo môi trường pháp lý và xã hội cho hoạt độngDLTL Đặc biệt, phải có sự tham gia của chính người dân địa phương trong việc bảo

Trang 27

tồn và gìn giữ các giá trị di sản tâm linh của địa phương, tạo sự kết nối để hình thànhcác tuyến DLTL chuyên đề, tạo ra những trải nghiệm ấn tượng cho du khách

Để phát triển DLTL cần phải giải quyết tốt mối quan hệ của các chủ thể thamgia như cơ quan quản lý chức năng, chính quyền địa phương các cấp, Ban quản lýcác điểm DLTL, các DN DL, cộng đồng dân cư và khách DL Trong mối quan hệnày, chính quyền có vai trò định hướng và giám sát; DN DL và cộng đồng dân cư

có vai trò thực thi một cách sáng tạo, hiệu quả và du khách có trách nhiệm

1.2 Vai trò, điều kiện, nguyên tắc phát triển du lịch tâm linh

1.2.1 Vai trò phát triển du lịch tâm linh

DLTL thực chất là loại hình DL văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm mụctiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần Môhình DLTL hiện đang rất phát triển tại nhiều nước theo Phật giáo trên thế giới nhưNepal, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào,Myanmar…

Nhiều chuyên gia DL trong nước và quốc tế đồng tình khẳng định vai trò củaDLTL được khẳng định như sau: (1) DLTL đóng góp đối với sự phát triển KT - XHcủa các địa phương (góp phần tăng doanh thu, tạo việc làm và khuyến khích hoạtđộng kinh doanh ở các điểm đến); (2) DLTL là công cụ giúp có cái nhìn đầy đủ về

di sản văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng; (3) DLTL giúp phát triển hành vi hướngthiện, nâng cao tinh thần đoàn kết, hướng về cội nguồn, xây dựng xã hội hài hòa, tốtđẹp; (4) DLTL giúp vượt qua thành kiến và khuyến khích mối quan hệ hữu nghị và

là công cụ kiến tạo hòa bình; (5) DLTL ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìnnhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội; (6) DLTL đang có những đóng góp

nỗ lực vào phát triển bền vững; (7) Phát triển DLTL là tạo một công cụ để khôiphục, duy trì và phát huy những giá trị văn hóa tâm linh tốt đẹp của cộng đồng địaphương một cách hữu hiệu nhất

Trang 28

1.2.2 Điều kiện phát triển du lịch tâm linh

Sự phát triển DLTL đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định QLNN đối vớiphát triển DLTL có nhiệm vụ quan trọng là tạo ra và đảm bảo các điều đó, bao gồmnhững điều kiện chung và những điều kiện đặc trưng

* Điều kiện chung

Các điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động DL bao gồm: thờigian rảnh rỗi, mức sống vật chất và trình độ văn hóa của người dân; điều kiện giaothông phát triển; điều kiện chính trị ổn định, hòa bình, sự an toàn của du khách

Để phát triển DLTL cần nhấn mạnh đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của cộngđồng và sự ủng hộ của người dân địa phương

* Điều kiện đặc trưng

Các điều kiện đặc trưng bao gồm tiềm năng DLTL gồm các giá trị văn hóa, lịchsử; và các điều kiện phục vụ DLTL và điều kiện về chính sách pháp luật Nhà nước

(1)Tiềm năng DLTL

Tiềm năng DLTL là những đối tượng, hiện tượng gắn với tính thiêng, đức tin haythoả mãn một giá trị tinh thần nào đó của con người, cuốn hút, hấp dẫn khách DL, đang

và sẽ được đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu cho các đối tượng du khách

Tiềm năng DLTL gồm: tiềm năng văn hóa vật thể và tiềm năng văn hóa phi vậtthể; bao gồm các danh thắng, di tích, lễ hội Từ các tiềm năng này hình thành nên hệthống tài nguyên DL văn hóa tâm linh để tạo thành những khu, điểm, tuyến DLTL.Tài nguyên DLTL thuộc nhóm tài nguyên DL văn hóa Tài nguyên DLTL làmột trong những nội lực quan trọng để hình thành nên sản phẩm DLTL, bao gồm:

Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm các ngôi chùa của đạo Phật; nhà thờ

của đạo Thiên chúa, đạo Tin Lành, đạo Hồi; thánh thất/ tòa thánh của đạo Hòa hảo,đạo Cao đài; đình, đền, miếu, điện, phủ của tín ngưỡng dân gian chính là nhữngđiểm thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm, chiêm bái, nghe giảng và trảinghiệm đời sống thiền tu

Các nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử cách mạng với không gian thiêng, nơi

lưu giữ dấu ấn của các vị nhân thần, những người có công với đất nước; nơi phát

Trang 29

tích những hiện tượng, sự kiện mang tính “thiêng hóa” đều hướng con người tới giátrị Chân – Thiện - Mỹ.

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp mang tính cộng đồng cao, có

giá trị hướng về nguồn cội, giá trị cân bằng đời sống tâm linh, giá trị sáng tạo vàhưởng thụ văn hóa, là nhu cầu quan trọng tác động đến đời sống xã hội Lễ hộitruyền thống, lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử, cách mạng và lễ hội tôn giáo Về cơbản, lễ hội tín ngưỡng được phân chia tương đối thành hai bộ phận: phần lễ và phầnhội Có sự phân chia tương đối này nhằm xác định yếu tố thiêng của chúng Phần lễ,nhấn mạnh đến tính linh thiêng; phần hội chủ yếu được tổ chức với nhiều trò chơidân gian mang đậm yếu tố Tâm linh phồn thực Xét về tổng thể, phần lễ và phần hộiluôn luôn có sự đan xen, hòa quyện lẫn nhau thành một thể thống nhất Tính thiêngluôn gắn bó mật thiết với những hành vi thế tục hóa mang đậm yếu tố dân gian

(2) Các điều kiện phục vụ DLTL

Các điều kiện về tổ chức lao động chung như sự sẵn sàng và chuyên nghiệpcủa bộ máy tổ chức nhà nước chung và về văn hóa, lễ hội, DL với hệ thống thể chếquản lý đầy đủ, hợp lý, đội ngũ cán bộ với cơ cấu, số lượng, trình độ cao để điềuhành vĩ mô, để quản lý, quy hoạch các điểm DLTL; lao động trong các cơ sở DV,đặc biệt là HDV có những hiểu biết về Phật giáo

Các điều kiện về CSVCKT DL, trước hết là hệ thống CSHT xã hội, bao gồm:

Hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, nước Cácyếu tố đặc trưng của của hệ thống CSVCKT của ngành DL là hệ thống các cơ sở lữhành, vận chuyển, lưu trú, nhà hàng, các cơ sở DV khác đáp ứng được đầy đủ nhucầu của du khách

(3) Điều kiện về chính sách pháp luật Nhà nước

Nhà nước với vai trò ổn định các hoạt động tôn giáo trong xã hội, đưa ranhững chính sách đúng đắn, phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo tôn tạo, khaithác tài nguyên DLTL hiệu quả, bảo tồn những giá trị văn hoá tâm linh của quốcgia, dân tộc Các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước cùng với cơ chếđiều hành của Chính phủ đồng thời tạo ra cả tiềm năng và nhu cầu cho việc khaithác các điều kiện văn hóa tâm linh vào mục đích DL và cho phép DLTL sẽ được

Trang 30

phát triển liên tục và có sự đảm bảo nhiều mặt Những chính sách, quy định, cáchthức quản lý của Chính phủ, các cơ quan quản lý, các tổ chức có liên quan sẽ lànhân tố quan trọng đảm bảo sự phát triển DL lâu dài, đúng hướng, có hiệu quả trênnhiều phương diện; đồng thời hạn chế tối đa những tác động xấu từ hoạt động đó Trên cơ sở những điều kiện trên, quá trình khai thác văn hóa tâm linh cho pháttriển DLTL được triển khai theo các bước: Phân tích, đánh giá giá trị của tài nguyên(cấp độ thiêng hoá); Tiến hành quy hoạch để làm cơ sở cho việc xây dựng CSHT,CSVCKT đảm bảo du khách đến và nghỉ lại điểm; Đào tạo nguồn nhân lực tươngthích với các điểm tham quan; Tạo sự đồng thuận và nâng cao nhận thức của ngườidân; Đảm bảo môi trường tại các điểm, khu DLTL.

Hoạt động DLTL luôn chịu ảnh hưởng, tác động bởi rất nhiều yếu tố chủ quan

và khách quan; chủ yếu là những yếu tố về tôn giáo; tín ngưỡng; chính trị, phápluật, an ninh, an toàn; văn hóa, phong tục tập quán; kinh tế, xã hội, mức sống, thunhập; CSHT, CSVCKT DLTL; tài nguyên DLTL; quan niệm, quan điểm, tâm lý vàyếu tố quản lý, quy hoạch DLTL

1.2.3 Nguyên tắc phát triển du lịch tâm linh

DLTL vốn là ngành kinh tế tổng hợp có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liênngành, liên vùng và xã hội hóa cao Để phát triển DLTL đòi hỏi phải có sự nỗ lựccủa toàn xã hội Trên một diện rộng như vậy nên việc phát triển DLTL phải tuântheo các nguyên tắc:

(1) Phát triển DL bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọngtâm, trọng điểm;

(2) Phát triển DL gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tàinguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng; (3) Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,

mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, conngười Việt Nam;

(4) Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp củakhách DL, tổ chức, cá nhân kinh doanh DL;

Trang 31

(5) Phát triển đồng thời DL nội địa và DL quốc tế; tôn trọng và đối xử bìnhđẳng đối với khách DL

Việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trên bảo đảm chắc chắn cho sự phát triểnđúng hướng của các hoạt động DLTL tại các địa phương có điểm đến DL văn hóatâm linh

1.3 Mục đích, yêu cầu, nội dung phát triển du lịch tâm linh

1.3.1 Mục đích, yêu cầu phát triển du lịch tâm linh

1.3.1.1 Mục đích phát triển du lịch tâm linh

Phát triển DLTL nhằm mục đích:

- Thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ;

- Tạo sự phát triển lâu dài từ các giá trị văn hóa tâm linh;

- Tạo sức hút du khách quốc tế; tăng trưởng nội địa;

- Phá vỡ tính thời vụ trong DL; tăng thời gian lưu trú của khách tại điểm đến,tạo hiệu ứng mùa cao điểm;

- Khuyến khích du khách quay trở lại;

- Phát triển đa dạng chương trình DL từ văn hóa tâm linh, đặc biệt là từ các disản kiến trúc tôn giáo, những không gian thiêng và nghi lễ truyền thống;

- Đảm bảo lợi ích cho cộng đồng bản địa;

- Tránh những tác động tiêu cực về mặt môi trường; khuyến khích việc bảo tồn

1.3.1.2 Yêu cầu đối với phát triển du lịch tâm linh

Phát triển DLTL cần đảm bảo các yêu cầu:

- Thu hút khách bằng cách tạo ra những chương trình chuyên biệt; đạt hiệuứng tinh thần cho du khách, truyền thông trực tiếp qua du khách để quảng bá; thểhiện sự tin tưởng và tính riêng biệt của tín ngưỡng, tôn giáo quốc gia hay vùng,miền; gìn giữ những thuộc tính văn hoá độc đáo, thuần khiết, khác biệt;

- Duy trì, bảo vệ và đảm bảo khả năng bền vững của các giá trị văn hóa tâmlinh và tài nguyên thiên nhiên mà chính loại hình dựa vào;

- Cung cấp sự đa dạng về mặt đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách; đảmbảo chất lượng của sản phẩm cung cấp;

Trang 32

- Khai thác tạo nên những sự kiện kéo dài suốt cả năm; những hoạt động được

tổ chức để kéo dài thời gian lưu trú của du khách;

- Tạo mới trong các chương trình, kết hợp các DV, sự kiện để tăng tính hấpdẫn; củng cố thêm mối quan hệ giữa các DN, người dân và khách; đánh giá chấtlượng và sự hài lòng của du khách;

- Tìm kiếm những giá trị văn hóa đích thực trong văn hóa tâm linh; phát huygiới thiệu;

- Tiến hành nghiên cứu chi phí và chia sẻ lợi nhuận trong quá trình thực hiện;tuân theo những quy trình, kế hoạch dựa vào cộng đồng;

- Khuyến khích phát triển DL nhận thức; đòi hỏi phải có đánh giá về nhữngtác động ảnh hưởng của hoạt động DL đến môi trường, tài nguyên, di sản…

1.3.2 Nội dung phát triển du lịch tâm linh

1.3.2.1 Phát triển các chương trình du lịch tâm linh

Chương trình DLTL thực chất là chuyến đi đến các điểm tâm linh trong đógồm lịch trình, hoạt động du lịch và các dịch vụ du lịch khách được tạo ra bởi sự kếthợp các yếu tố văn hóa tâm linh, CSVCKT và lao động tại một vùng, một địaphương nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của du khách

Phát triển các chương trình DLTL là việc xây dựng các chuỗi hoạt động gắnvới thế mạnh DLTL, làm phong phú và đa dạng hóa các hoạt động mà vẫn đảm bảođược chất lượng các chương trình DLTL giới thiệu về giá trị di sản văn hóa tâm linhqua đó làm động lực để bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử và các lễ hội lớn trên địa bàn.Xây dựng chương trình DLTL theo các nội dung chủ yếu sau:

- Quy hoạch phát triển các khu điểm DLTL Là việc khai thác các di tích lịch

sử văn hóa trên địa bàn tỉnh qua đó thiết kế các tuyến điểm du lịch phù hợp từ đóđưa ra những quy hoạch phát triển về các điều kiện CSVC, CSHT cho phép pháttriển thành các điểm DLTL có thể khai thác các giá trị nổi bật về di sản văn hóa tâmlinh và cảnh quan Việc quy hoạch ấy giúp Ninh Bình vừa có thể phát triển du lịchvừa bảo tồn được các giá trị di sản văn hóa tâm linh không những thế mà còn làmđẹp cho cảnh quan chung quanh điểm du lịch và cả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Trang 33

- Thiết kế các chương trình DLTL: Loại hình DLTL có những đặc điểm riêngkhông giống như các du lịch thông thường Việc thiết kế các chương trình DLTLphụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của du khách tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.Chương trình DLTL có thể là theo chuyên đề gắn với việc nghiên cứu phát huy giátrị di sản, lồng vào đó là các hoạt động tham quan, trải nghiệm Ngoài ra cácchương trình có thể thiết kế theo các mục đích khác nhau như : DLTL thuần túytham quan điểm kết hợp với hành lễ hay DLTL thiền định.

- Tổ chức các hoạt động DV tạo thuận lợi, tiện nghi cho du khách tại các khu,điểm DL trong không gian văn hóa tâm linh Các hoạt động dịch vụ ấy có ý nghĩakhông nhỏ trong chuyến đi cũng như đối với điểm du lịch Các hoạt động giúpkhách du lịch định hướng nhận biết được các sản phẩm đặc trưng của vùng văn hóatâm linh Chuỗi cung ứng ấy có thể là việc hướng dẫn tham quan, tìm hiểu, chiêmngưỡng các giá trị văn hóa tâm linh, ngoài ra còn bổ sung các hoạt động như thôngtin, đi lại, nghỉ ngơi để đáp ứng hầu hết các nhu cầu của du khách

- Đa dạng hóa các chương trình DLTL Việc làm thêm phong phú đa dạng hóacác chương trình DLTL phải phụ thuộc vào sự phát triển của ngành cũng như nhucầu của xã hội Việc làm đa dạng hóa các chương trình DLTL không hề đơn giảnbởi sự phong phú về cầu và cũng bởi những đặc trưng riêng của ngành đặc biệt hơn

là liên quan đến các điểm DLTL Chính vì vậy, các nhà tổ chức, thiết kế cần phải cónhững hiểu biết và đánh giá chính xác để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn

và kịp thời để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe trong quá trình thực hiện

- Nâng cao chất lượng chương trình DLTL

Chất lượng là điều cần phải đặt lên hàng đầu trong các chương trình DLTL.Bởi sản phẩm DLTL tạo ra phải làm cho khách du lịch cảm nhận được sự đáng tin,tinh thần trách nhiệm sự đảm bảo, sự đồng cảm, sự sẵn sàng phục vụ, sự tiện nghi,

sự thuận tiện, an toàn, vệ sinh trong từng chương trình DLTL

1.3.2.2 Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) đóng một vai trò hết sức quan trọng trongquá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai

Trang 34

thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Chính vì vậy nên

sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoànthiện CSVCKT

Phát triển CSVCKT là sự phát triển các tiện nghi vật chất và phương tiện kỹthuật nhằm tham gia vào quá trình hoạt động các dịch vụ như ăn uống lưu trú và cácdịch vụ bổ sung khác như phương tiện hỗ trợ cho hoạt động DLTL Việc phát triển

hệ thống CSVCKT tại điểm DLTL phải phù hợp với quy hoạch về kiến trúc, quy

mô và đặc trưng của điểm DLTL

Phát triển các điều kiện CSHT xã hội là việc phát triển hệ thống thông tin liênlạc, hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện với mục đích đảmbảo phục vụ cho du lịch tạo đà cho khai thác các giá trị tài nguyên DLTL

1.3.2.3 Phát triển nguồn nhân lực du lịch tâm linh

Nguồn nhân lực là yếu tố chính trong DLTL, là yếu tố quyết định đến khảnăng thành công trong phát triển du lịch Vì vậy, cần phát triển lao động cả về sốlượng và chất lượng đảm bảo về trình độ và trách nhiệm, phù hợp với quy mô, tốc

độ phát triển DLTL

Phát triển nguồn lực lao động DLTL chính là nâng cao chất lượng phục vụ,trình độ, nhận thức và hiểu biết về văn hóa tâm linh Đặc biệt cần quan tâm pháttriển nâng cao chất lượng đội ngũ HDV và thuyết minh viên, là bộ mặt của ngànhtiếp xúc trực tiếp với du khách, có tính chất quyết định đến việc nâng cao tính giáodục của DLTL và làm tăng hấp dẫn của điểm DLTL

1.3.2.4 Bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử và các lễ hội lớn trên địa bàn, tạo lập môi trường DL văn minh và bảo vệ môi trường.

Bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử và các lễ hội là việc đầu tư có kiểm soát về

số lượng và chất lượng Qua đó tiến hành nâng cấp, tu bổ, tôn tạo có trọng tâm các

di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán… của địa phương,nhằm bảo vệ, gìn giữ những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể

Ban hành cơ chế chính sách phối kết hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành vàđịa phương để tạo dựng môi trường DL văn minh, an toàn và thân thiện

Trang 35

Muốn công tác bảo tồn đạt hiệu quả về lâu dài tỉnh cần kêu gọi, tuyên truyềnvận động người dân, cần nâng cao ý thức tinh thần trách triệm trong họ về côngcuộc bảo vệ, bảo tồn các di tích địa phương, bảo vệ môi trường điểm du lịch thôngqua các lớp tập huấn, các khoá học có liên quan đến DL và văn hoá ứng xử trongkinh doanh DL.

1.3.2.5 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý phát triển du lịch tâm linh

Bổ sung, hoàn thiện các chính sách quản lý và phát triển DLTL là yếu tố hếtsức quan trọng Không chỉ là hoàn thiện về cơ chế quản lý của Chính phủ mà cầnphải có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất giữa các bộ, ngành và các địa Đồng thời,hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về đầu tư phát triển DLTL, chính sáchthuế, chính sách tín dụng, chính sách đào tạo nguồn nhân lực.v.v cho sự phát triểnDLTL Trong điều kiện hiện nay, cơ chế và chính sách của Nhà nước cần được ràsoát, hoàn chỉnh để tạo môi trường tốt cho sự phát triển DLTL

1.3.2.6 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến du lịch tâm linh

Hoạt động quảng bá, xúc tiến DLTL cần thiết đảm bảo nội dung đầy đủ cácthông tin cần thiết, cách thức truyền bá, thời điểm quảng bá sản phẩm DLTL đếntừng phân đoạn thị trường một cách phù hợp Đảm bảo những nội dung trên mộtphần là giới thiệu các điểm khu du lịch đến với công chung, nhưng đúng thời điểmquảng bá sản phẩm phần lớn là đúng thời để thu hút sự chú ý đến khách du lịch.Công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch, các tour tuyến, các chươngtrình du lịch cần theo từng chủ đề và được lồng ghép vào các sự kiện lớn của tỉnh.Quan trọng hơn, cần có chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dulịch bởi đây là vấn đề then chốt nhằm nâng cao chất lượng du lịch, quan tâm đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý, nhân viên phục vụ tại các điểm lưu trú và hướngdẫn viên Tổ chức thêm các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng về xây dựngnếp sống văn minh, văn hóa trong du lịch cho người dân địa phương trong quá trìnhtham gia hoạt động bán hàng, chụp ảnh, lễ tân ở các điểm du lịch, góp phần làmchuyển biến trong phong cách, thái độ và ý thức phục vụ khách du lịch

Trang 36

Đánh giá sự phát triển DLTL thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Sự tăng trưởng DL: đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, thể hiện mức độ gia tănglượng khách DL, mức tăng thu nhập từ DL, mức tăng quy mô CSVCKT, số lượngviệc làm tăng thêm từ phát triển DL

- Mức độ thay đổi phương thức tiến hành các hoạt động DLTL theo hướngngày càng hiện đại và hiệu quả, hiện đại, nhanh và bền vững

- Mức độ và chất lượng tham gia của du khách, cộng đồng dân cư, chínhquyền địa phương và các nhà kinh doanh DL và quá trình phát triển ngày càng tựgiác, tích cực trên cơ hài hòa về lợi ích

- Phát triển bền vững, đảm bảo hài hòa ba mục tiêu: KT- XH và môi trường

1.4 Những yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch tâm linh

1.4.1 Những yếu tố vi mô

* Công tác quản lý ngành

Quy hoạch phát triển du lịch có thể được coi là một hoạt động đa chiều vàhướng đến một thể thống nhất trong tương lai Quy hoạch là sự tập hợp các thựctiễn vốn có của ngành để từ đó đưa ra những bố trí sắp xếp hợp lý để tạo thành mộtkhu hoặc vùng du lịch trọng điểm với mối quan hệ với nhiều yếu tố khác nhau nhưkinh tế, chính trị Và quy hoạch không phải một khái niệm chỉ mốc thời gian mà làkhoảng thời gian kéo dài từ quá khứ đến hiện tại và những dự báo cho tương lai.Quy hoạch cũng liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cơ bản cho điểm đến đểlàm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo

Trong chiến lược phát triển du lịch, công tác xây dựng quy hoạch tốt sẽ manglại nhiều lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tiêu cực mà du lịch có thể mang lạicho cộng đồng Lợi ích của việc phát triển có quy hoạch rất lớn, vì vậy nếu thiếuyếu tố này, có thể dẫn đến những thiệt hại về vật chất (cơ sở vật chất, giá trị vănhóa, giao thông vận tải, môi trường), con người, những tác động về marketing, về tổchức và các động khác

- Chính sách phát triển du lịch: Một chính sách thống nhất hay uyển chuyểnkhông khẳng định được là ảnh hưởng tốt hay không tốt đến sự phát triển du lịch

Trang 37

- Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính: Nếu xét đến yếu tố thu hút đầu tư

để phát triển du lịch thì môi trường pháp lý và các thủ tục hành chính là cửa ngõ đầutiên để khuyến khích hay hạn chế tinh thần của nhà đầu tư Chính sách thôngthoáng, cơ chế một cửa là một lợi thế lớn để kêu gọi các nhà đầu tư, ngược tại, tínhnhiêu khê trong thủ tục sẽ làm nhà đầu tư lo ngại

Trang 38

* Nhận thức và ý thức tự giác của người dân địa phương

Người dân địa phương nếu đã được tuyên truyền và có những nhận thức đúngđắn về giá trị di sản, về bảo vệ môi trường điểm khu du lịch, phát triển và ý nghĩacủa phát triển DLTL Họ sẽ có những biểu hiện tích cực khi tham gia vào phát triểnDLTL một cách có trách nhiệm, bền vững góp phần vào việc bảo tồn các di sảnthiên nhiên và văn hóa tâm linh, tôn trọng khách DL và tự giác chấp hành chủtrương và chính sách của Nhà nước

* Nhu cầu và ý thức của khách

Nhu cầu của du khách là vô cùng vô tận, tuy nhiên nhu cầu chính của họ khi đi

du lịch là sự tham quan khám phá Trong DLTL khách du lịch có thiên hướnghưởng thụ và cảm nhận văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo và các sinh hoạt văn hóa cộngđồng của nhân dân tại điểm đến du lịch Nhu cầu về DL sẽ định hướng cho sự pháttriển của ngành, và đóng góp vai trò ảnh hưởng lớn trong việc định hình xây dựngcác sản phẩm và DV DL Các hoạt động và các dịch vụ mà du khách tham gia vàchi tiêu nên những tác động mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và bảo vệnguồn tài nguyên DLTL Bên cạnh đó, nhận thức cách ứng nhân xử thế của khách

du lịch cũng là yếu tạo ra sức ép về môi trường, xuống cấp tài nguyên,… Đặc biệt

là xu hướng duy tâm xuất hiện kể cả trong các đô thị lớn và vùng nông thôn, gâyxáo trộn, biến động các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh Lễ hội phát triển giúp giữgìn được những giá trị truyền thống nhưng bên cạnh đó cũng xảy ra sự mất cânbằng, có nguy cơ mất bản sắc dân tộc, những hủ tục tăng nhanh xâm nhập mạnhtrong đời sống, phá vỡ giá trị truyền thống của lễ hội Hoạt động lễ hội, bảo tồn disản văn hóa bị lợi dụng để truyền đạo, việc cơi nới, sửa chữa các công trình tínngưỡng, thờ tự dễ bị xâm phạm, làm biến dạng, mất tính nguyên gốc

1.4.2 Những yếu tố vĩ mô

Những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến phát triển DLTL đa phần là các yếu tố vềđiều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa xã hội, điều kiện kinh tế, chính sách pháp luật,các xu hướng và yếu tố hội nhập hay các yếu tố về khoa học và công nghệ

Trang 39

* Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, sông ngòi, tàinguyên, đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến mức độ hấp dẫn của sản phẩmDLTL Nếu tài nguyên thiên nhiên thu hút du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo vàhiếm hoi thì tài nguyên DLTL thu hút bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo, tínhtruyền thống cũng như tính địa phương của nó

* Sự tăng trưởng kinh tế

Sự tăng trưởng, phát triển kinh tế tác động làm cho DLTL phát triển, DLTLphát triển tạo nên nguồn thu thúc đẩy ngành DL phát triển, đóng góp vào sự tăngtrưởng, phát triển kinh tế Vì vậy điều kiện kinh tế có mối quan hệ qua lại và hỗ trợvới sự phát triển DLTL

Kinh tế phát triển khởi sắc, tổng GDP tăng lên, ngân sách tăng, vốn xã hội hóacũng tăng lên tạo điều kiện đầu tư cho DLTL phát triển Ngược lại, khi nền kinh

tế gặp khó khăn, sự đầu tư cho DLTL dẫn tới sự phát triển DLTL cũng sẽ giảm đi

* Yếu tố chính trị, văn hoá, xã hội

Điều kiện văn hóa xã hội bao gồm tài nguyên nhân văn, di sản thuộc địaphương, phong tục, truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống, cơ cấu dân số ở địaphương ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý phát triển DLTL tại địa phương đó

Phát triển DLTL phải phù hợp với điều kiện văn hóa và xã hội của địaphương, không trái với thuần phong mỹ tục ở địa phương đó Bên cạnh đó sự ủng

hộ của nhân dân địa phương kết hợp với chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ rất lớncho PTDLTL

* Chính sách, pháp luật của Nhà nước

Luật DL được Quốc hội ban hành phần lớn đáp ứng được nhu cầu thực tiễntrong việc quản lý phát triển DL trong thời kỳ hiện nay Căn cứ vào Luật DL mà tất

cả các cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương đưa ra các văn bản hướng dẫnluật, tổ chức thực hiện, Đồng thời, căn cứ vào Luật DL, từ đó Chính phủ và các bộđưa ra thông tư, nghị định hay là UBND đưa ra quyết định để chỉ đạo thực hiện, và

xử lý sai phạm theo quy định của pháp luật đã được quy định trong luật

Trang 40

Thông qua cơ chế chính sách, Nhà nước sẽ tác động trực tiếp tới hoạt độngDLTL Cơ chế, chính sách đưa ra phải gắn liền với điều kiện thực tế của ngành DL,lúc đó nó mới thúc đẩy DL nói chung và DLTL phát triển Nếu cơ chế, chính sáchbị lỗi thời, không theo kịp sự đòi hỏi của xã hội cũng là một phần trách nhiệm củacác bộ, ngành liên quan và các vị đứng đầu đã chưa kịp thời đề xuất hoặc sửa đổi,

bổ sung cơ chế

Các chế tài pháp lý được Nhà nước sử dụng như một công cụ để quản lý cáchoạt động DLTL Hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật đã khó, nhưng cái khóhơn là làm thế nào để đưa nó vào đời sống thực tế Vì vậy, để chính sách, pháp luật

đi vào cuộc sống, Nhà nước bắt buộc phải dùng tới chế tài pháp lý – biện phápcưỡng chế để đảm bảo việc thực hiện các chính sách, pháp luật mà nhà nước đã đề

ra được thi hành Hiệu lực QLNN đối với hoạt động DLTL chịu ảnh hưởng của cácchế tài pháp lý này

Một chính sách thống nhất hay uyển chuyển không khẳng định được là ảnhhưởng tốt hay không tốt đến sự phát triển DL Tuy nhiên, trong mỗi hoàn cảnh kinh

tế, chính trị xã hội khác nhau mới khẳng định được điều đó và khi đó chính sáchphát triển DL đưa ra và vận hành một cách linh hoạt theo thời thế thì sẽ đưa ngành

DL đi vào quỹ đạo phát triển rất thuận lợi

Cơ chế chính sách là một vấn đề khó và xuyên suốt trong quản lý phát triểnDLTL ở Trung ương Khi đưa ra một cơ chế, chính sách mới, phạm vi áp dụng trêntoàn quốc và có tính chất lan tỏa Đơn cử như chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào

DL văn hóa thì phạm vi và tính chất là rất rộng và xuất phát từ Trung ương, sau đócác tỉnh mới cụ thể hóa và đưa ra chính sách thu hút đầu tư đặc thù cho phù hợp vớiđiều kiện và thực tiễn tại địa phương Mặt khác, theo thời gian và khi mà trình độsản xuất và năng lực sản xuất đã phát triển, đòi hỏi phải có sự thay đổi về lượng và

có sự biến đổi về chất Khi đó cơ chế chính sách không còn phù hợp với tình hìnhthực tiễn nữa, thì các tỉnh lập báo cáo và chuyển về Trung ương, hoặc thông qua cácđại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến, từ đó tập hợp ý kiến trao đổi, các cơ quanchuyên môn của Quốc hội thống nhất, sửa đổi Chính sách mới quay trở lại đượcchuyển đến các địa phương và áp dụng

Ngày đăng: 02/02/2020, 08:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Nguyễn Văn Tuấn (2013), “Du lịch tâm linh ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển", Kỷ yếu Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch tâm linh ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
Năm: 2013
18. Marina Diotallevi (2013), “Di sản văn hóa phi vật thể du lịch tâm linh và phát triển bền vững", Kỷ yếu Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa phi vật thể du lịch tâm linh và phát triển bền vững
Tác giả: Marina Diotallevi
Năm: 2013
20. Steve Noakes (21-22/11/2013), “Du lịch tâm linh có thể làm tăng thêm giá trị cho môi trường, cộng đồng, doanh nghiệp và khách du lịch”, Kỷ yếu Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững , Ninh Bình.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Du lịch tâm linh có thể làm tăng thêm giá trị cho môi trường, cộng đồng, doanh nghiệp và khách du lịch”
21. Gede Ardika, “Definition, motivations, and sustainability; the case of spiritual tourism”, Hội nghị quốc tế “ DLTL vì sự phát triển bền vững”, Ninh Bình, 21-22/11/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Definition, motivations, and sustainability; the case of spiritual tourism”, Hội nghị quốc tế “ DLTL vì sự phát triển bền vững
1. Nguyễn Mạnh Cường (2015), Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển DL bền vững tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trương ĐH Kinh tế quốc dân Khác
19. Sigmund Freud (2002), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, NxbVăn hóa Thông tin, Hà Nội Khác
22. Xu Fan (2011). Domestic and Outbound Religious Tourism, Religious Tourism in Asia and the Pacific. UNWTO, tr. 99-110 (DL tôn giáo trong và ngoài nước, nghiên cứu khu vực Châu Á và Thái Bình Dương).Một số trang website Khác
w