1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN lâm NGHIỆP bền VỮNG ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

102 1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Xuất phát từ đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với ngành lâm nghiệp. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm coi phát triển lâm nghiệp là nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội có ý nghĩa chiến lược cả trước mắt và lâu dài. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã chỉ ra: Bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX tiếp tục coi trọng vai trò của ngành lâm nghiệp với đời sống kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Trang

3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT

TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH THÁI

1.1 Quan niệm về lâm nghiệp và phát triển lâm nghiệp bền vững

1.2 Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lâm

1.3 Kinh nghiệm phát triển lâm nghiệp bền vững ở một số địa

phương và bài học rút ra cho tỉnh Thái Nguyên 30

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN

VỮNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI GIAN QUA 402.1 Thành tựu, hạn chế phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh

2.2 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra với phát triển lâm

nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên 53

Chương 3: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH

3.1 Quan điểm cơ bản phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh

3.2 Giải pháp chủ yếu phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh

Trang 2

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên UICN

Phát triển lâm nghiệp vền vững PTLNBV

Tổ chức Nông nghiệp thế giới FAO

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xuất phát từ đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với ngànhlâm nghiệp Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm coi phát triển lâm nghiệp lànhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội có ý nghĩa chiến lược cả trước mắt và lâu dài.Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã chỉ ra: Bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả

lâm nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ VII, VIII, IX tiếp tục coi trọng vai trò của ngành lâm nghiệp với đời sốngkinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh Đặc biệt, đến Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XI khẳng định: Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn.Như vậy, từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nướcngày càng quan tâm tới phát triển lâm nghiệp Lâm nghiệp đã tạo nền tảng, độnglực cho tăng trưởng kinh tế và là nhân tố quan trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế,chính trị, xã hội và môi trường sinh thái của đất nước

Từ vai trò của phát triển lâm nghiệp bền vững đối với mục tiêu kinh tế,chính trị, xã hội, môi trường sinh thái và an ninh, quốc phòng Lâm nghiệp làmột ngành quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trườngsinh thái, giữ vững ổn định chính trị Lâm nghiệp có vị trí chiến lược trong bảo

đảm an ninh, quốc phòng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lâm nghiệp

đã cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, dược liệu phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh cho nhân dân phát triển lâm nghiệp làm tăng ngân sách của huyện, tỉnh, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo thu nhập cho người dân sống ở vùng rừng phát triển lâm nghiệp bền

vững góp phần thúc đẩy, hỗ trợ các lĩnh vực kinh tế khác phát triển và từ tácdụng to lớn của rừng đối với việc cải tạo tự nhiên và làm chức năng phòng hộ.Xuất phát từ thực trạng phát triển lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên thờigian qua Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có vị tríđịa lý, khí hậu, thời tiết và điều kiện đất đai thổ nhưỡng rất thuận lợi cho pháttriển ngành lâm nghiệp Tuy nhiên, ngành lâm nghiệp vẫn phải đối mặt vớinhiều khó khăn, thách thức Đó là tình trạng phá rừng, khai thác tự nhiên, sử

Trang 4

dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn ra phức tạp ở một số địa phương Năngsuất, chất lượng, giá trị rừng sản xuất thấp Độ che phủ rừng tăng, nhưng chấtlượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm (80% diệntích rừng tự nhiên là rừng nghèo), giá trị thu nhập trên 1ha rừng trồng mới đạtkhoảng 7- 8 triệu đồng/ha/năm Đáng lưu ý là, trình độ tay nghề lao động lâmnghiệp thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trồng rừng vẫn chủ yếu là quảng canh.Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất còn nhiềubất cập, thị trường máy móc, vật tư phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp gần như bị

bỏ ngỏ, phụ thuộc vào nhập khẩu Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, quản lý sửdụng đất lâm nghiệp tại nhiều địa phương còn nhiều bất cập Vì vậy, nghiêncứu vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lâm nghiệp bền vững, đánh giá đúngđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng phát triển lâm nghiệp, đề xuấtquan điểm, giải pháp phát triển lâm nghiệp bền vững trong quá trình đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở Thái Nguyên hiện nay là vấn đề

có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn cao học

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trên thế giới đã cónhiều tác giả nghiên cứu Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam nói chung và ởThái Nguyên nói riêng khái niệm phát triển lâm nghiệp bền vững dưới góc độkinh tế chính trị là vấn đề mới Qua nghiên cứu, tìm hiểu ở phạm vi cả về mặt lýluận và thực tiễn, vấn đề phát triển lâm nghiệp bền vững đã được nhiều tác giảnghiên cứu ở mức độ và góc độ tiếp cận khác nhau, dưới các hình thức như: Đềtài khoa học các cấp, sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí

* Các sách tham khảo và chuyên khảo

Hiện nay, đã có nhiều cuốn sách viết về lâm nghiệp, phát triển bền vữngtrong sản xuất lâm nghiệp đã được xuất bản Tiêu biểu có các cuốn sau:

Trần Văn Mão (2008), Bảo vệ môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà nội Đã trình bày tính đa dạng sinh vật từ đó nêu

lên ý thức khôi phục hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ tính

đa dạng sinh học

Trang 5

Vương Trường Phú (1965), Giáo trình kinh tế lâm nghiệp, Nxb Đại học

Lâm Nghiệp, Hà Nội Đã khái quát rõ khái niệm lâm nghiệp và tác dụng củalâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân; sự phát triển kinh tế lâm nghiệp TrungQuốc, kết cấu và hệ thống lãnh đạo ngành lâm nghiệp, tài nguyên rừng và táisản xuất tài nguyên rừng Tiến bộ kĩ thuật của sản xuất lâm nghiệp, chuyênmôn hoá, hợp tác hoá và liên hợp hóa sản xuất lâm nghiệp

Hà Công Tuấn (2011), Lâm nghiệp Việt Nam trong thập kỷ đầu của thế

kỷ XXI, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Đã giới thiệu bối cảnh của lâm nghiệp

Việt Nam đầu thế kỷ XXI Trình bày những thành tựu và hạn chế của lâmnghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 Mục tiêu và giải pháp phát triển lâmnghiệp bền vững trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước

Bùi Minh Vũ (2001), Giáo trình kinh tế lâm nghiệp, Nxb Thống kê, Hà

Nội Đã làm rõ đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu kinh tế lâmnghiệp Tài nguyên rừng và xây dựng vốn rừng Lao động, vốn và đầu tư xâydựng cơ bản trong lâm nghiệp Hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp Phương thứcsản xuất kinh doanh Nông - Lâm kết hợp Chính sách kinh tế trong lâm nghiệp.Những công trình khoa học trên đã đề cập một cách tương đối khái quát vềxây dựng và phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững Nhưng vì nhiều lý dokhác nhau, các công trình mới chỉ đề cập ở phạm vi nghiên cứu rộng nên các tácgiả chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, phân tích những đặc điểm trực tiếp tácđộng đến phát triển lâm nghiệp của một tỉnh Hệ thống giải pháp mà các tác giảđưa ra mang tính tổng thể của cả vùng và cả nước Trong đó phát triển lâmnghiệp bền vững chưa được chú ý đúng mức trong nghiên cứu

* Các luận văn, luận án nghiên cứu về lĩnh vực lâm nghiệp

Phan Đình Bình (2002), Phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Lâm Đồng với xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ

kinh tế, Học viện Chính trị quân sự Công trình đã luận giải những vấn đề vềphát triển kinh tế lâm nghiệp nói chung và kinh tế lâm nghiệp ở Lâm Đồng,gắn với xây dựng khu vực phòng thủ Tỉnh, trên cơ sở đó đề ra phương hướnggiải pháp cơ bản gắn phát triển kinh tế lâm nghiệp với xây dựng khu vựcphòng thủ của Tỉnh

Trang 6

Nguyễn Võ Định (2003), Thực trạng và những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình, Luận án

tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà nội Đã phân tích cơ sở lýluận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp Thực trạngchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp ở Kỳ Sơn và nguyên nhân cản trởquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Một số giải pháp chủ yếu mangtính khả thi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp lâm nghiệp của KỳSơn đến năm 2010

Cao Vĩnh Hải (1995), Hoàn thiện phương pháp xây dựng các dự án nông - lâm nghiệp trên vùng đất hoang hóa ở trung du và miền núi nước ta,

Luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Nêulên những định hướng mục tiêu cơ bản của các dự án nông - lâm nghiệp trênvùng đất hoang ở trung du và miền núi; hoàn thiện phương pháp xây dựng dựán; tổ chức quản lý thực hiện dự án

Ngô Xuân Hoàng (2003), Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn, Luận án tiến sỹ

kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Công trình đã trình bày cơ sởkhoa học của việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp Thực trạnghiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp ở huyện Bạch Thông và giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng đó

Đặng Quang Phán (2011), Đánh giá tiềm năng, thực trạng sử dụng đất đồi huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và đề xuất giải pháp phát triển nông lâm nghiệp bền vững, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp

I, Hà Nội Công trình đánh giá tiềm năng đất đồi huyện Tam Nông trên cơ sở

áp dụng phương pháp phân loại định lượng đất theo FAO-UNESCO; xâydựng bộ chỉ tiêu đánh giá đất đồi lượng hóa và trọng tâm; đưa ra các giải phápphát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững vùng đất đồi huyện Tam Nôngtỉnh Phú Thọ

Đoàn Công Quỳ (2001), Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ nông

nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Công trình đã nêu lên ứng dụng

Trang 7

quy trình hướng dẫn đánh giá đất đai do FAO đề xuất để thực hiện đánh giá đấtđai huyện Đại Từ làm căn cứ khoa học để quy hoạch và sử dụng đất cho huyệnnày, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện và hiệu quả.

Dương Ngọc Thí (1995), Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ

khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Công trình đã nêulên thực trạng, tiềm năng, ưu thế sản xuất của vùng trung du miền núi phía Bắc.Phương hướng, giải pháp kinh tế nhằm đưa nông, lâm nghiệp vùng trung du miềnnúi phía Bắc chuyển sang sản xuất hàng hóa một cách ổn định, nâng cao đời sốngkinh tế - xã hội nông thôn miền núi

Nguyễn An Thịnh (2007), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Luận

án tiến sỹ Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội Đã nêu lên tổngquan các hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan và xây dựng luận điểm sinh tháicảnh quan Mối quan hệ phần sinh thái cảnh - quần xã sinh vật cộng đồng trongcấu trúc sinh thái cảnh quan lãnh thổ Sa Pa Nghiên cứu diễn thế sinh thái của cáccảnh quan điển hình Xây dựng một số bài toán địa lý định lượng và mô hình hóa

đã luận giải cơ bản những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề ra những giải phápmang tính thực thi Song dưới góc độ kinh tế chính trị, cho đến nay chưa có tácgiả nào nghiên cứu phát triển ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù lâm nghiệp, đặc biệt

là phát triển lâm nghiệp bền vững ở một địa phương

* Các bài viết đăng trên các tạp chí đề cập đến phát triển lâm nghiệp bền vững

Trang 8

Tiêu biểu như: Lưu Văn Nghiêm (2008), “Biến đổi khí hậu toàn cầu và những giải pháp thích ứng với kinh tế nông lâm nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (Số 421), Tr.16 -18

Nguyễn Ngọc Thanh (2007), “Thực trạng năng lực hội nhập kinh tế quốc

tế của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp Việt Nam hiện nay” Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (Số 6), Tr.19 - 27.

Phạm Văn Vang (2007), “Lâm Nghiệp Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi

trường” Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (Số 159), Tr.34 - 37.

Trong các bài viết trên của các tác giả bàn về lĩnh vực lâm nghiệp vớinhiều cách tiếp cận khác nhau Đóng góp khoa học của các công trình, các bàiviết này vào sự phát triển lâm nghiệp bền vững là rất bổ ích Tuy nhiên, trướcnhững biến đổi của nền kinh tế xã hội và những vấn đề mới, yêu cầu mới đặt

ra trong quá trình hội nhập và phát triển, giữa yếu tố kinh tế với xã hội, môitrường và văn hóa, quốc phòng - an ninh Theo tác giả, ở phạm vi địa phương,đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống vấn đề phát triển lâmnghiệp bền vững ở một tỉnh như ở Thái Nguyên Do đó, đề tài tác giả lựachọn không trùng với các công trình đã nghiên cứu

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển lâm nghiệp bền vững ởtỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải phápchủ yếu nhằm phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên trong thờigian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về phát triển lâm nghiệp bền vững dướigóc độ kinh tế chính trị

Đánh giá thực trạng phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyênthời gian qua

Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển lâmnghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

Trang 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu sâu lĩnh vực phát triển lâmnghiệp bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và nghiên cứu bền vững vềvăn hóa, quốc phòng - an ninh

Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển lâm nghiệpbền vững ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu, khảo sát số liệu,

tư liệu từ năm 2005 đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp luận

Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin: phép

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của Kinh tế chính trị Mác Lênin, đó là: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp kết hợp lôgíclịch sử, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và chuyên gia

-6 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài được hoàn thành sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thựctiễn về phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và ở cáctỉnh có thế mạnh về lâm nghiệp nói chung

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiêncứu và giảng dạy môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các trường trong vàngoài Quân đội; làm tài liệu tham khảo để các địa phương xây dựng chủtrương, biện pháp phát triển lâm nghiệp bền vững

7 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, phụ lục và danhmục tài liệu tham khảo

Trang 10

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN LÂM

NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1 Quan niệm về lâm nghiệp và phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên

1.1.1 Quan niệm về lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực gắn bó lâu dài nhất với con người

và xã hội loài người Ngay từ buổi đầu của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các thức ăn, chất đốt, vật liệu phục vụ cuộc sống, rừng được coi là cái nôi sinh ra và

là môi trường sống của con người Trên cơ sở khai thác các tiềm năng của lâm

nghiệp để nuôi sống con người, đồng thời, đã sáng tạo ra chính lịch sử của mình.Đến xã hội hiện đại, lâm nghiệp ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sốngcủa con người, mỗi quốc gia nói riêng và của cả hành tinh nói chung Do đó,việc nhận thức đúng về lĩnh vực phát triển lâm nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng

cả về mặt lý luận, phương pháp luận và thực tiễn hiện nay

Trong lich sử, các nhà khoa học đã rất quan tâm nghiên cứu và có nhiềucách tiếp cận khác nhau về lâm nghiệp Ở Liên Xô cũ tách riêng lâm nghiệp vàcông nghiệp rừng Lâm nghiệp là một ngành sản xuất xã hội phụ trách côngviệc bảo hộ, lợi dụng và tái sinh rừng Nhiệm vụ là lợi dụng rừng một cách có

kế hoạch, để thỏa mãn nhu cầu của nhà nước về gỗ và các sản phẩm lâmnghiệp khác Đồng thời, phải duy trì và ra sức tăng cường những đặc tính có lợicủa rừng (phòng hộ đồng ruộng, giữ đất, giữ nước đầu nguồn, bảo vệ sứckhỏe…), cải biến chất lượng gỗ, nâng cao năng suất của rừng, làm cho rừng táisinh và trồng rừng ở nơi đất trống Công nghiệp rừng là ngành công nghiệpđảm nhiệm công việc khai thác vận chuyển gỗ (công nghiệp khai thác vậnchuyển gỗ) và tiến hành gia công chế biến hóa học hoặc cơ giới theo hình thứccông xưởng, cơ giới hóa toàn bộ (như xẻ gỗ, sản xuất gỗ dán, làm giấy, thủyphân, đồ mộc, làm diêm, hóa học lâm sản, gỗ ván sàn tiêu chuẩn, gán sợi)

Ở Đức có 2 loại luận điểm: Một loại cho lâm nghiệp là hoạt động củacon người nhằm gây dựng và thu hoạch sản phẩm lâm nghiệp Một loại nữacoi lâm nghiệp là hoạt động có kế hoạch để trồng, chăm sóc và lợi dụng rừng

Trang 11

Nhật Bản cho rằng: Lâm nghiệp là một thứ sự nghiệp sản xuất của đấtđai, trồng thành rừng bảo hộ và chăm sóc rừng nhằm mục đích sản xuất sảnphẩm lâm nghiệp Nói một cách chính xác thì sản phẩm lâm nghiệp là mụcđích của lâm nghiệp, rừng là thủ đoạn.

Luận điểm của Mỹ khác hẳn Liên xô, Đức và Nhật tức là hợp nhất cảlâm nghiệp và công nghiệp gỗ

Ngoài những luận điểm trên, còn có một số học giả coi lâm nghiệp baohàm trong nông nghiệp với nghĩa rộng Cho đó là một phân ngành của sựnghiệp sản xuất thuộc về đất đai, là một bộ phận của nông nghiệp Nôngnghiệp với nghĩa hẹp không bao gồm lâm nghiệp

Các học giả Đức, Nhật… coi lâm nghiệp thuần túy là sự nghiệp sản xuấtthuộc về đất đai là một thứ luận điểm về sự nghiệp sản xuất nguyên thủy.Trong điều kiện khoa học ngày một phát triển như ngày nay và càng phát triểnsau này, luận điểm trên không thật thuyết phục Vì thế không được ủng hộ.Hiện nay, ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới có nhữngquan điểm khác nhau về lâm nghiệp

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chấttrong nền kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc, nuôidưỡng, bảo vệ rừng nhằm cung cấp lâm sản, phòng hộ và bảo vệ môi trường sống.Quan điểm thứ hai cho rằng: Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chấtđộc lập của nền kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc,nuôi dưỡng, bảo vệ rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản từ rừng

Đại từ điển tiếng Việt đã nêu lên định nghĩa về lâm nghiệp: “Lâm nghiệp

là một ngành kinh tế khai thác các nguồn lợi của rừng” 30, tr.911

Mỗi quan điểm trên đều có tính ưu việt và hạn chế của nó Với cách tiếpcận phổ quát nhất, giáo trình kinh tế lâm nghiệp đã nêu lên định nghĩa về lâm

nghiệp: “Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng; khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng đồng thời duy trì tác dụng phòng hộ nhiều mặt của rừng”29, tr.7

Trang 12

Theo đó khái niệm về lâm nghiệp có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.Lâm nghiệp với nghĩa rộng là vừa bao gồm trồng rừng, bảo hộ chăm sóc và lợidụng rừng (chủ yếu là chỉ tác dụng phòng hộ với hiệu năng gián tiếp của rừng);đồng thời, cũng bao gồm các hoạt động sản suất khai thác vận chuyển gỗ, cáclâm sản ngoài gỗ, gia công cơ giới gỗ và gia công hóa học lâm sản Lâm nghiệpvới nghĩa hẹp chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động sản xuất trồng rừng bảo hộ,chăm sóc và lợi dụng rừng, tức là thuộc phạm vi kinh doanh rừng Trong phạm

vi luận văn, tác giả bàn tới phát triển lâm nghiệp theo nghĩa rộng

Lâm nghiệp dưới góc độ kinh tế chính trị là một bộ phận trong ngànhkinh tế của nền kinh tế quốc dân, bao gồm toàn bộ các yếu tố của lực lượngsản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng

Lực lượng sản xuất lâm nghiệp bao gồm tư liệu sản xuất; công cụ laođộng; đối tượng lao động; trình độ người lao động trong lâm nghiệp

Quan hệ sản xuất lâm nghiệp bao gồm quan hệ sở hữu: Thực hiện đa dạnghóa sở hữu tư liệu sản xuất, trong đó đất đai, tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàndân, các tư liệu sản xuất khác thuộc sở hữu của tập thể, sở hữu tư nhân Quan hệquản lý sản xuất: Nhà nước thống nhất quản lý đất, rừng, tài nguyên rừng; quản lýkinh doanh: Các doanh nghiệp, người dân sản xuất lâm nghiệp, kiểm lâm Quan

hệ phân phối thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối, lấy phân phối theokết quả lao động và hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp là chủ yếu, đồng thời mộtphần phân phối phúc lợi xã hội

1.1.2 Quan niệm, nội dung về phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên

* Quan niệm về phát triển bền vững

Vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, quan niệm phát triểnbền vững (PTBV) được xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường, khicuộc cách mạng khoa học công nghệ đã bùng nổ, chất lượng cuộc sống của xãhội loài người đã có bước tiến bộ rõ rệt do năng suất lao động và khoa họccông nghệ mang lại Của cải ngày càng được tạo ra nhiều và phong phú vềchủng loại đã phần nào thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của conngười, nền văn minh nhân loại cũng được phát triển nhanh chóng Song, cũng

Trang 13

chính từ sự phát triển ấy, con người chỉ chú trọng đến việc phát triển kinh tếthật nhanh để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của mình, đã làm nảysinh vấn đề ngày càng nổi cộm như tăng trưởng dân số quá nhanh, tiêu dùngmột cách quá mức của cải, tài nguyên, năng lượng, thiên tai bão, lũ, ô nhiễm

và sự cố môi trường ngày càng gia tăng đã làm ảnh hưởng đến sự phát triểncủa xã hội, làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và làm giảm sút chất lượngsống của con người và xã hội

Để đảm bảo sự phát triển bền vững cần phải có sự kết hợp hài hòa cả vềkinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường trên con đường phát triển, đóchính là bảo đảm tái sản xuất xã hội bền vững, là sự lựa chọn xem xét lạinhững hành vi ứng xử của con người với thiên nhiên, phương cách phát triểnkinh tế xã hội vào tiến trình phát triển của mình

Vào đầu những năm 1980, Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (UICN)

đã nêu lên vấn đề PTBV Tới năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban quốc

tế về Môi trường và phát triển đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi, trong đó, việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về

tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người” 27, tr.15.

Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổchức ở Rio de Janeiro (Braxin) đã đưa ra khái niện về PTBV và được sử dụng

một cách chính thức trên quy mô quốc tế: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ mai sau” 9, tr.16

Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa

Nam Phi) năm 2002 đã bổ sung và hoàn chỉnh khái niệm về PTBV: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu và đời sống con người hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” 10, tr 3.

Trang 14

Như vậy, PTBV là sự phát triển trong mối liên hệ gắn kết chặt chẽ thựchiện ba nhóm mục tiêu lớn: Mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môitrường Trong đó sự phát triển kinh tế là nguồn gốc, là động lực; sự phát triển

xã hội là mục tiêu và sự phát triển môi trường là điều kiện của PTBV Theo

đó, PTBV gồm ba nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, bền vững về kinh tế: Đòi hỏi phải kết hợp hài hòa giữa mục

tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, cân đối tốc độ tăngtrưởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiênnhiên, khoa học, công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch

Thứ hai, bền vững về xã hội: Là phải xây dựng một xã hội trong đó nền

kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định phải đi đôi với dân chủ, công bằng vàtiến bộ xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải được chăm lođầy đủ và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hội

Thứ ba, bền vững về môi trường và tài nguyên: Là các dạng tài nguyên

thiên nhiên tái tạo được phải được sử dụng một cách cân đối nhằm khôi phụcđược cả về số lượng và chất lượng, các dạng tài nguyên không tái tạo phảiđược sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất Môi trường tự nhiên (không khí, đất,nước, cảnh quan thiên nhiên…) cơ bản không bị các hoạt động của con ngườilàm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinhhoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được bảo đảm, con ngườiđược sống trong môi trường sạch

Như vậy, PTBV có nội dung rộng và phong phú, không chỉ hàm nghĩaphát triển về kinh tế bền vững mà còn bao hàm nội dung phát triển xã hội bềnvững và gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái Trong mỗi nội dung

có những thành tố riêng nhưng chúng luôn thống nhất biện chứng và quan hệhữu cơ với nhau tạo nên sự PTBV Việc quán triệt và nhận thức đúng đắn nộihàm của phát triển bền vững là phương pháp luận tốt khi thực hiện phát triểnlâm nghiệp bền vững phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay

* Quan niệm về phát triển lâm nghiệp bền vững

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 Khóa XI (2013) đãthông qua Nghị quyết về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường

Trang 15

quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, trong đó, nhấn mạnh tài nguyên làtài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để pháttriển đất nước, phải được đánh giá đầy đủ các giá trị, định giá, hạch toán trongnền kinh tế; quản lý khai thác hợp lý, sớm dừng khai thác rừng tự nhiên, nâng

độ che phủ của rừng lên 45% vào năm 2020; bảo vệ, đẩy mạnh phục hồi,trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn,ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, bảo vệ nghiêm ngặt các loàiđộng vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; ưu tiên thực hiện sángkiến quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mấtrừng và suy thoái rừng; bảo tồn rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng vànâng cao trữ lượng các bon rừng; phát triển thị trường trao đổi tín chỉ carbontrong nước và tham gia thị trường carbon toàn cầu

Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Chiếnlược tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đều đề caovai trò của rừng và cùng hướng tới nền kinh tế các bon thấp và quan trọnghơn, chung sức cùng cộng đồng quốc tế trong việc giảm nhẹ các tác động củabiến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, về lĩnh vực lâm nghiệp, baogồm nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tăng cường hấp thụ khínhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phấn đấu đến năm 2020 nâng độche phủ của rừng lên 45%, đồng thời, quản lý các hoạt động kinh doanh tínchỉ carbon ra thị trường quốc tế và nhấn mạnh đến việc tăng cường hợp tácquốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính

Từ những vấn đề trên đây, dưới góc độ tiếp cận của đề tài nghiên cứunày, có thể đưa ra một định nghĩa về phát triển lâm nghiệp bền vững

(PTLNBV) ở tỉnh Thái Nguyên như sau: PTLNBV ở tỉnh Thái Nguyên là hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, nhân dân, nhằm phát triển rừng; khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng đồng thời duy trì tác dụng phòng hộ nhiều mặt của rừng ổn định, lâu dài, bảo đảm các vấn đề kinh

tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu

và đời sống con người hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng

Trang 16

nhu cầu của các thế hệ tương lai, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Từ quan niệm trên có thể hiểu phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh TháiNguyên là việc Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan ban ngành chức năng, kiểmlâm, các thành phần kinh tế và nhân dân trong Tỉnh sử dụng các cơ chế, chínhsách, các hình thức, biện pháp tác động vào quá trình sản xuất lâm nghiệp nhằmđảm bảo tăng trưởng kinh tế liên tục, ổn định, lâu dài, đạt hiệu quả cao, giảiquyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảiquyết các vấn đề xã hội, xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất, tinh thầnngày càng cao; gắn với bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sống, giữ vữngbản sắc văn hóa dân tộc và củng cố quốc phòng - an ninh Như vậy, phát triểnlâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên là sự kết hợp hài hòa của ba mặt cơbản: Bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, liên tục, ổn định, lâu dài; giải quyết cóhiệu quả các vấn đề về mặt xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững bảnsắc văn hóa dân tộc, củng cố quốc phòng - an ninh

Chủ thể của phát triển lâm nghiệp bền vững đó là: Đảng bộ, các cấp chínhquyền, các cơ quan ban ngành chức năng, lực lượng kiểm lâm, các thành phầnkinh tế và nhân dân trong Tỉnh

Mục đích của phát triển lâm nghiệp bền vững là: Nhằm đảm bảo tăng trưởngkinh tế liên tục, ổn định, lâu dài, đạt hiệu quả cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng hợp lý, tiến bộ; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân,góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nôngthôn mới có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao; gắn với bảo vệ, nângcao chất lượng môi trường sống, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và củng cốquốc phòng - an ninh

Phương thức phát triển lâm nghiệp bền vững là: Tỉnh sử dụng đường lối,chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án; sử dụng các cơ chế,chính sách, các hình thức, biện pháp để phát huy có hiệu quả các nguồn lực tácđộng vào quá trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Trang 17

Nội dung của phát triển lâm nghiệp bền vững là: PTLNBV về kinh tế,PTLNBV về xã hội, PTLNBV về môi trường và phát triển lâm nghiệp bềnvững về văn hóa, quốc phòng - an ninh.

* Nội dung phát triển lâm nghiệp bền vững

PTLNBV là sự phát triển dựa trên sự giải quyết hài hoà mối quan hệgiữa kinh tế, xã hội và môi trường, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài,giữa tự nhiên và con người Đó là sự tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp ổn định;thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệmtài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống Nhưvậy, PTLNBV bao gồm: Phát triển bền vững về kinh tế lâm nghiệp; phát triểnbền vững về môi trường, phát triển bền vững về xã hội Ngày nay, ngoài banội dung cơ bản nêu trên, cần phải nhìn nhận cả trên khía cạnh bền vững vềmặt văn hóa và quốc phòng - an ninh Các nội dung này có mối quan hệ chặtchẽ với nhau, là điều kiện, tiền đề cho nhau phát triển, tạo thành nền tảng trụcột của PTLNBV và nội dung của nó được biểu hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế.

Kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững là phát triển rừng; trồng cây,gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển và chếbiến các sản phẩm từ rừng đảm bảo tăng trưởng liên tục, ổn định, có cơ cấuhợp lý, chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu ngày càngcao của người dân, tránh được suy thoái và đình trệ trong tương lai, tránh

để lại gánh nợ cho các thế hệ mai sau Phát triển kinh tế lâm nghiệp bềnvững còn phải đảm bảo không gây ra sự suy thoái các nguồn tài nguyênthiên nhiên, ô nhiễm môi trường, là quá trình phát triển toàn diện tất cả cácmặt, các khâu, các bước trong ngành kinh tế lâm nghiệp Nói một cách tổngquát, PTLNBV về kinh tế là phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững toàndiện cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lâm nghiệp

Thứ hai, phát triển lâm nghiệp bền vững về xã hội.

Trang 18

Lâm nghiệp phải tạo được công ăn việc làm cho người lao động, tăng thunhập cho dân cư, cải thiện được đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; xóađói giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống cho phát triển giáo dục - đàotạo, y tế Tạo sự công bằng của người dân trong việc có quyền lao động, đảmbảo các quyền lợi khác về kinh tế, chính trị và xã hội.

Thứ ba, phát triển lâm nghiệp bền vững về môi trường.

PTLNBV về môi trường là sự phát triển lâm nghiệp bảo đảm tính bềnvững của các hệ sinh thái, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có các biệnpháp để cải thiện và quản lý môi trường

Thước đo môi trường của sự phát triển bền vững về lâm nghiệp có thểđánh giá thông qua chất lượng các thành phần môi trường không khí, nước,đất, sinh thái; mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo; nguồn vốn của xãhội dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường rừng; khả năng kiểm soát củachính quyền đối với các hoạt động kinh tế xã hội, tiềm ẩn các tác động tiêucực đối với môi trường rừng, ý thức bảo vệ môi trường của người dân Để đomức độ bền vững về môi trường của sự phát triển lâm nghiệp người ta dùngcác chỉ số như mức độ ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước, mức độ suygiảm đa dạng sinh học, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng

Thứ tư, phát triển lâm nghiệp bền vững về văn hóa và quốc phòng - an ninh.

PTLNBV về văn hóa đó là duy trì và phát triển những giá trị bản sắc văn hóanhân văn của 8 dân tộc cùng sinh sống ở tỉnh Thái Nguyên, trong đó nổi bật làvăn hóa của tinh thần đoàn kết trong phát triển kinh tế lâm nghiệp của đồngbào, dân tộc vùng rừng Văn hóa của đức tính chịu khó, cần cù và sáng tạotrong lao động, tinh thần tương thân, giúp đỡ nhau trong đời sống, trong laođộng sản xuất Tinh thần dám chịu đựng khó khăn, gian khổ, bám đất, giữthôn, bản, chồng cây gây rừng

Rừng của Thái Nguyên đã gắn bó với lịch sử vẻ vang trong cuộc đấu tranh

chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc, là nơi đầu nguồn của các con sôngnhư: sông Công, Sông Chợ Chu, sông Rong, cung cấp nước cho các hồ đậpthủy lợi lớn như hồ Núi Cốc, hồ Bảo Linh, hồ Suối Lạnh… Bên cạnh những giá

Trang 19

trị kinh tế, bảo vệ môi trường cảnh quan, bảo vệ nguồn gen động thực vật quíhiếm, còn có giá trị về mặt lịch sử văn hoá và nghiên cứu khoa học.

PTLNBV về quốc phòng - an ninh Từ vị trí chiến lược của địa hình rừng núi

và âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, chúng ta có thể khẳng định: PTLNBV có một ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng và củng cố quốc phòng toàn dânnói chung và xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành khu vực phòng thủ vững chắc nóiriêng Thái Nguyên chính là cội nguồn của lịch sử cách mạng trong cuộc kháng chiếntrường kỳ chống thực dân Pháp Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ chọn TháiNguyên làm nơi xây dựng An toàn Khu (ATK) căn cứ địa cách mạng, vị trí trungtâm của Thủ đô kháng chiến với các địa danh đã đi vào lịch sử như: Khau Tý, TỉnKeo, Điềm Mạc, Phú Đình, Bảo Biên, Định Biên (Định Hóa) nơi Chủ tịch Hồ ChíMinh, các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ tổng tư lệnh đặt đại bảndoanh để lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp

PTLNBV sẽ góp phần tạo ra điều kiện kinh tế của Tỉnh, làm tăng ngânsách cho Nhà nước, là cơ sở vững chắc cho quốc phòng - an ninh Bởi vì, sứcmạnh quân sự, sức mạnh quốc phòng phụ thuộc sâu sắc vào điều kiện kinh tế PTLNBV là điều kiện cơ bản để bố trí ổn định dân cư ở những địa bàn chiếnlược quan trọng, góp phần ổn định chính trị - xã hội, trong đó lực lượng lao độngtrong lâm nghiệp chính là lực lượng tham gia công tác dân quân, tự vệ ở các thôn,bản vùng rừng PTLNBV đã góp phần tạo đời sống của nhân dân được cải thiện,lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hộiđược nâng cao, đặc biệt, đối với người dân là dân tộc Dao, Hmông ở vùng cao, họ chỉnhìn thấy chủ nghĩa xã hội có tốt đẹp hay không thể hiện ở chỗ đã đem lại cái gì trongcuộc sống của họ Do đó, khi đời sống mọi mặt của đồng bào được cải thiện, thìnhững luận điệu tuyên truyền lừa bịp của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địchkhông còn cơ sở để tồn tại và đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp thì kết cấu hạ tầng củalâm nghiệp phát triển, đó cũng chính là kết cấu hạ tầng cho nền quốc phòng toàn dân

1.2 Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên

1.2.1 Sự cần thiết phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên

Trang 20

Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò của phát triển lâm nghiệp bền vững đối với kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên.

Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đã xác định lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là bộ phận không thể tách rời của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Lâm nghiệp đã cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, dược liệu phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh

Một là, lâm nghiệp là ngành quan trọng và chủ yếu tạo nguồn gỗ và các

loại lâm sản ngoài gỗ, phục vụ cho nhu cầu của sản xuất và đời sống Trong sảnxuất, gỗ được dùng làm nguyên liệu cho các ngành giấy, diêm, chế tạo các loạicông cụ sản xuất, làm gỗ trụ mỏ, tà vẹt, xây dựng các nhà xưởng… Trong đờisống, gỗ dùng để xây dựng nhà cửa, đóng bàn ghế, giường, tủ và các loại vậtdụng khác Ngoài ra, những phế phụ phẩm về gỗ được dùng làm chất đốt Gỗ vàcác sản phẩm từ gỗ có mặt hầu hết trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống, vớicác ưu điểm về độ bền, bóng, đẹp, dễ chế tạo và sử dụng gỗ là loại vật liệu khóthay thế và nhu cầu về gỗ ngày càng cao, nhất là các loại gỗ quý

Lâm nghiệp là ngành cung cấp các loại động vật, thực vật rừng là các thựcphẩm đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, cung cấpcác dược liệu quý phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho conngười Về động vật, hầu hết các sản phẩm của các loại muông thú, trăn, rắn, ong,xương hổ, sừng tê giác, mật gấu… có giá trị sử dụng cao và giá trị kinh tế lớn Vềthực vật, có các loại cây, cỏ ở trong rừng với nhiều loại là các dược liệu quý, lànguyên liệu quan trọng và chủ yếu của các phương thuốc chữa bệnh dùng trongđông y Ngoài ra, một số sản phẩm của cây rừng có thể làm lương thực, nguyênliệu cho chế biến thực phẩm như mít, chuối… Một số loại chim, thú, cây (phonglan,…) là các sản phẩm mang tính nhân văn của rừng khi được khai thác làm sinhvật cảnh Những sản vật không thể thiếu của đời sống xã hội, khi điều kiện sốngngày càng cải thiện, nhất là ở các thành phố, thị xã hiện nay

Hai là, phát triển lâm nghiệp làm tăng ngân sách của huyện, tỉnh, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo thu nhập cho người dân sống ở vùng rừng.

Trang 21

Trong những năm qua, công tác lâm nghiệp nói chung và quản lý bảo vệrừng nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả quantrọng trong giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân sống ở vùng rừng,kinh tế lâm nghiệp đã có những khởi sắc và đóng góp đáng kể trong cơ cấukinh tế ngành lâm nghiệp, năm 2011 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 278

tỷ đồng, năm 2012 đạt 317 tỷ đồng, năm 2013 đạt 346 tỷ đồng, lâm nghiệp đãcung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, mỗi nămtrên địa bàn trồng được khoảng 5.000 - 6000ha rừng, sản lượng khai thác gỗhàng năm đạt 600.000 m3, đây là nguồn nguyên liệu lớn và là lợi thế của tỉnh

để phát triển ngành chế biến lâm sản, tạo ra việc làm cho hàng ngàn lao độngkhu vực nông thôn, góp phần tạo thu nhập cho người dân sống ở vùng rừng,xóa đói giảm nghèo, làm tăng ngân sách của huyện, của tỉnh

Ba là, phát triển lâm nghiệp bền vững góp phần thúc đẩy, hỗ trợ các lĩnh vực kinh tế khác phát triển Khi lâm nghiệp phát triển đã tạo ra nguồn nguyên liệu

để thúc đẩy một số ngành công nghiệp chế biến phát triển và lâm nghiệp phát triểncòn là điều kiện để nâng cao sức mua, để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩmcho một số ngành kinh tế khác Mặt khác, khi lâm nghiệp phát triển làm tăng vaitrò thảm thực vật, có tác dụng điều tiết dòng chảy và cung cấp nguồn nước phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân

Bốn là, phát triển lâm nghiệp bền vững còn góp phần ổn định chính trị xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn Tỉnh.

PTLNBV không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công cuộc xây dựng và củng cốquốc phòng - an ninh trên địa bàn Tỉnh hiện nay Trong lịch sử của dân tộc ta đãchứng minh rằng, địa bàn rừng núi là căn cứ đầu tiên của các cuộc khởi nghĩachống lại sự nô dịch của các thế lực thù địch, xâm lược Điển hình Thái Nguyên

là căn cứ ATK: Tên gọi tắt của An toàn Khu Trung ương trong thời kỳ kháng

chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) trên địa bàn các huyện ĐịnhHoá, Đại Từ, Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên Đây là nơi đóng chốt các cơquan đầu não của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta; nơi ở, làm việc của Hồ ChủTịch và các vị lãnh tụ kháng chiến; nơi ra đời những quyết định quan trọng nhất

Trang 22

để cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi Rừng đã trở thành láchắn để che chở cho lực lượng cách mạng trước bom đạn của kẻ thù Thắng lợicủa hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ có sựđóng góp to lớn của rừng Rừng núi là căn cứ địa cách mạng, là nơi bảo đảm bímật cho lực lượng cách mạng.

Hiện nay, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực hiện côngcuộc xây dựng và củng cố quốc phòng toàn dân thì phát triển lâm nghiệp (bộphận chủ yếu là rừng) có một vai trò đặc biệt quan trọng vì:

Thái Nguyên là vùng có lợi thế về phát triển lâm nghiệp, đây là nơi căn cứđịa cách mạng có vị trí đặc biệt trong chiến lược quân sự của quốc gia, là trungtâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc, vùng trung du miền núi Đông Bắc.Mặt khác, đây cũng là nơi kẻ thù đang nhòm ngó Chúng lợi dụng nhữngkhó khăn về kinh tế - xã hội ở vùng rừng núi, các thế lực thù địch đang dùngnhiều âm mưu thủ đoạn thâm độc, nham hiểm để chống phá sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của chế

độ ta, bọn phản động đã truyền đạo trái phép, lơi dụng truyền đạo để tuyêntruyền kích động, nói xấu Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm mất ổn địnhchính trị, nhằm phá hoại lòng tin của nhân dân vào con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội ở nước ta

Thứ hai, xuất phát từ tác dụng to lớn của rừng đối với việc cải tạo tự nhiên và làm chức năng phòng hộ.

Rừng có tác dụng lớn lao trong cuộc đấu tranh vĩ đại của con người cải tạo

tự nhiên Rừng cũng quý giá như khoáng sản, các tài nguyên khác ở dưới đất.Nhưng các tài nguyên khác ở dưới đất khi chưa khai thác, thì không có tác dụng

gì đối với kinh tế quốc dân và đời sống của nhân dân Còn rừng trước khi khai

thác đã có tác dụng đặc biệt mà những tài nguyên dưới đất không có Nó cónhững tác dụng giữ nước, giữ đất, điều tiết khí hậu, phòng hộ ruộng nương, giữnước đầu nguồn, chắn gió, bảo vệ sức khỏe… Từ chỗ giảm bớt những tác hại tựnhiên mà làm cho đất đai không bị xâm thực, sản lượng nông nghiệp tăng lên.Ăngghen đã từng phân tích rất kỹ về tác dụng của rừng giữ đất và giữnước đầu nguồn Ông viết trong cuốn biện chứng của tự nhiên như sau:

Trang 23

Những cư dân ở các miền Mésopotamie, Hy lạp, tiểu Á, tế Á và một số miềnkhác đã đem chặt hết rừng để lấy đất trồng trọt, nhưng họ không thể ngờ đượcrằng những vùng này vì thế trở thành đồi hoang núi trọc như ngày nay, bởi vìsau khi họ chặt hết rừng đi rồi thì trung tâm tích tụ và dự trữ nước cũng khôngcòn nữa Những người Ý ở dẫy nhí Alpes, vì muốn chăm sóc rất cẩn thận thànhrừng thông ở sườn núi phía bắc, đã đem chặt trụi rừng rú mọc ở sườn phía nam,

họ cũng chẳng ngờ được rằng do đó đã hủy hoại cả cơ sở của nghề chăn nuôitrên núi cao ở trong vùng này Họ càng không thể nghĩ tới rằng làm như vậy đãkhiến cho những khe suối trong một năm thì phần lớn thời gian đều khô kiệt,

mà đến mùa mưa lại dồn cả nước lũ xuống thung lũng Ông còn chỉ ra rằng:Khi những điền chủ Tây - ban - nha đem đốt sạch những rừng trên sườn núithuộc Cu - ba, để lấy tro làm phân bón cho cây cà phê và có thể thu được lợinhuận lớn nhất, thì họ đâu có quan tâm đến việc mưa rào vùng nhiệt đới đã bàomòn mặt đất không có một tí gì che phủ chỉ còn trơ lại nham thạch

Nhờ có tán rừng, nước mưa được chuyển tải dần từ lá xuống thân vàngấm dần vào đất Vì vậy, mưa không gây nên những trận lũ lụt lớn, nước trôitạo thành các dòng lớn trên mặt đất làm rửa trôi đất Nếu nước mưa có đổ vàocác hồ, sông suối, nhờ đó cường độ dòng nước bị giảm bớt không gây nênnhững tác động tiêu cực cho các công trình thủy lợi, giao thông và các cơ sở

hạ tầng khác Nước thấm dần vào lòng đất và tạo nên nguồn nước ngầmphong phú Nhờ vậy, nguồn nước của các sông, hồ, giếng được bổ sung vàomùa khô, cung cấp cho các nhu cầu sản xuất và đời sống của con người

Rừng còn làm chức năng chắn gió, phòng hộ cho sản xuất và đời sống.Gió là những tác nhân gây nên nhiều tác hại đối với sản xuất và đời sống Nếukhông có sự ngăn chặn sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng Để giảm thiểu

sự tác động của chúng cần nhờ đến các đai rừng tự nhiên hoặc nhân tạo Điều

đó cho thấy vai trò quan trọng của rừng với tư cách là sản phẩm của lâmnghiệp trong chức năng phòng hộ

Rừng là chức năng điều hòa khí hậu, làm trong sạch môi trường sinhthái Sản xuất lâm nghiệp với các hoạt động trồng và bảo vệ rừng đã tạo nênnhững cánh rừng xanh tốt Đây là những nhà máy khổng lồ sản xuất khí ô xi

Trang 24

(O2) cung cấp cho sự sống của con người, đồng thời lấy khí các bon (CO2) docon người thải ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt Nếu không có các hoạtđộng sinh học của cây xanh (nhờ hoạt động của nông nghiệp và lâm nghiệp),con người sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ để sản xuất O2 và làmsạch không khí, hạ bớt nồng độ CO2 Hiện nay, xã hội đang sử dụng các sảnphẩm này miễn phí và coi đó như là sự ban phát của tự nhiên Đã đến lúc cầnphải làm rõ chức năng này của lâm nghiệp để có những đánh giá công bằng

về hoạt động của nông, lâm nghiệp và có sự đầu tư, phát triển cho thỏa đáng.Lâm nghiệp có vai trò, chức năng nghiên cứu khoa học và văn hóa, xãhội Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập, trong đó chứa đựngnhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và phân tích để đạt được hiệu quả kinh tế -

xã hội cao Với phân tích trên, hoạt động lâm nghiệp bao hàm những chứcnăng nghiên cứu và phân tích các vấn đề khoa học xung quanh các hoạt độngsản xuất, kinh doanh của nó

Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên thời gian qua.

Ngành lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã có bước phát triển liên tục trongnhững năm qua, đặc biệt là từ năm 2010 trở lại đây, giá trị sản xuất tăng bìnhquân hàng năm Thực hiện Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh TháiNguyên, có một số hạng mục quan trọng đã hoàn thành vượt chỉ tiêu như:Bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng Các hoạt động lâm sinhđược thực hiện đúng quy phạm từ khâu thiết kế, giám sát thi công và nghiệmthu thành quả nên đã thu được kết quả đáng khích lệ

Công tác Quy hoạch phát triển lâm nghiệp của Tỉnh, diện tích đất có rừngtăng và rừng đã có chủ Đã hình thành được một số khu rừng đặc dụng, phòng

hộ, góp phần vào việc bảo vệ tính đa dạng sinh học, gìn giữ các giá trị vănhoá, lịch sử tài nguyên nhân văn của đất nước cũng như bảo vệ đầu nguồn,phòng hộ môi trường Bước đầu hình thành được một số vùng nguyên liệu tậptrung; tạo ra một khối lượng sản phẩm lâm sản đáng kể

Trang 25

Thực hiện quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38 của Thủ tướng Chínhphủ Việc quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh rừng theo chức năngđược quy hoạch đã đi vào nề nếp, các dự án về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đềucăn cứ vào quy hoạch 3 loại rừng để xây dựng và thực thi, bước đầu đã thuđược kết quả khả quan Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được các cấp, cácngành quan tâm, các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được bảo vệ tốt

Bên cạnh những điểm mạnh đã đạt được trong thời gian qua, phát triểnlâm nghiệp còn có những yếu tố thiếu tính bền vững đó là:

Một số diện tích đất trống, đồi núi trọc bị xói mòn, rửa trôi, độ phì kém,gây khó khăn trong việc trồng rừng; đặc biệt, là trồng rừng bằng các cây gỗlớn bản địa; Đời sống người dân miền núi trong Tỉnh còn nhiều khó khăn vàthiếu thốn; tăng trưởng của ngành lâm nghiệp còn thấp và chưa bền vững, lợinhuận thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khaithác sử dụng hiệu quả, nhất là lâm sản ngoài gỗ Năng suất và chất lượng rừngtrồng cũng như rừng tự nhiên thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triểnkinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến vàxuất khẩu; tác động của ngành lâm nghiệp đối với việc xoá đói giảm nghèo cònhạn chế, chưa tạo ra nhiều việc làm, thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp

và chưa ổn định; hiện tượng cháy rừng vẫn còn xẩy ra ở một số nơi trên địa bànTỉnh; tình trạng khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra nhưngchưa có giải pháp đồng bộ để ngăn chặn Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cònchậm, chủng loại cây trồng chưa đa dạng

Một số khu rừng đặc dụng có 1 số diện tích quy hoạch chưa phù hợp vớidiễn biến thực tế hiện nay, nên khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ rừng;việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế(Vườn quốc gia Tam Đảo, khu đặc dụng ATK); quy hoạch rừng phòng hộ:Ranh giới rừng phòng hộ ở một số nơi thiếu bền vững gây khó khăn cho côngtác quản lý và bảo vệ rừng Quy hoạch phát triển rừng sản xuất chưa chútrọng tới thị trường tiêu thụ, vùng nguyên liệu chưa gắn với cơ sở sản xuất vàchế biến gây khó khăn cho người sản xuất nguyên liệu Quy hoạch rừng sảnxuất nặng về quy mô vùng, chưa coi trọng việc đầu tư công nghệ trong việc

Trang 26

nâng cao năng suất và sản lượng rừng; vùng nguyên liệu mới chỉ sản xuất racác loại sản phẩm hiện có, chưa chú trọng tới việc sản xuất ra những loại sảnphẩm thị trường cần Việc quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích lâmnghiệp chưa hiệu quả, đặc biệt là các lâm trường (các công ty lâm nghiệp hiệnnay) dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai kéo dài giữa người dân địa phươngvới doanh nghiệp đến nay vẫn chưa giải quyết được Rừng tự nhiên chất lượngkém, có chiều hướng suy thoái.

Trong công tác trồng rừng: Vốn đầu tư cho trồng 1ha rừng còn thấp.Việc bố trí loài cây và mật độ trồng trong phương thức trồng rừng hỗn loàigiữa cây mọc nhanh và cây bản địa thuộc Dự án 327, 661 do Bộ quy định,mật độ này không phù hợp, chưa đáp ứng được mục đích kinh tế trước mắt vàđảm bảo chức năng phòng hộ lâu dài Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cònchậm, chủng loại cây trồng chưa đa dạng

Sự tác động của các chính sách và việc thực hiện các chính sách đến pháttriển lâm nghiệp còn nhiều bất cập như: Chính sách đất đai; chính sách đầu tư,tín dụng; chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm; chính sách khoa học côngnghệ: Đó là thực tiễn trong phát triển lân nghiệp ở Thái Nguyên hiện nay, cần phảinghiên cứu một cách chính xác để có những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếucho phát triển lâm nghiệp bền vững

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên

Thứ nhất, đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đảng lãnh đạo là then chốt, là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết địnhđến sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có ngành lâm nghiệp Đảng đề rađường lối, chiến lược phát triển lâm nghiệp Nhà nước xây dựng các quyhoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp và là chủ sở hữu đất, rừng, có quyềnban hành cơ chế, chính sách cho phát triển rừng Nên, đường lối, chính sáchcủa Đảng, pháp luật Nhà nước là nhân tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng tớiPTLNBV Đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đúng đắn, có cơ chế,

Trang 27

chính sách phù hợp, kích thích các chủ thể tham gia phát triển lâm nghiệp, sẽtạo điều kiện quan trọng thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững.Ngược lại, đường lối, chiến lược, quy hoạch không đúng hướng, cơ chế, chínhsách không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất lâm nghiệp, thậm chí,gây nên những bức xúc cho người dân, các doanh nghiệp lâm nghiệp làm ảnhhưởng đến vấn đề chính trị, xã hội, tàn phá môi trường sinh thái, làm ảnhhưởng tới quốc phòng - an ninh, phát triển lâm nghiệp sẽ thiếu bền vững.Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chủ trương, chính sách, địnhhướng quan trọng đến phát triển lâm nghiệp bền vững như: Nghị quyết Đạihội Đảng lần thứ XI (2011) đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xãhội giai đọan 2011 - 2020 Về lĩnh vực lâm nghiệp, đã nhấn mạnh đếnPTLNBV Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa XI

(2012) đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách,

quy phạm pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộcđổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại, trong đó, nhấn mạnh đất đai thuộc sở hữu toàndân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Hội nghị Banchấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 Khóa XI (2013) đã thông qua Nghị quyết

về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo

vệ môi trường, trong đó, nhấn mạnh tài nguyên là tài sản quốc gia, là nguồn lực,nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để phát triển đất nước, phải được đánhgiá đầy đủ các giá trị, định giá, hạch toán trong nền kinh tế; quản lý khai tháchợp lý, sớm dừng khai thác rừng tự nhiên, nâng độ che phủ của rừng lên 45%vào năm 2020 Ngoài ra, còn có các chính sách về quyền sử dụng đất lâmnghiệp, chính sách giao đất, giao rừng; chính sách liên quan đến giá sản phẩm;chính sách phát triển kết cấu hạ tầng: Giao thông, thủy lợi, y tế, văn hóa, giáodục, thông tin, khoa học - công nghệ; chính sách liên quan đến vốn, tín dụng chophát triển lâm nghiệp Trong các chính sách đó, thì chính sách quyền sử dụngđất, chính sách về vốn cho phát triển lâm nghiệp là yếu tố quan trọng nhất

Trang 28

Thứ hai, nhân tố về điều kiện vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, đất đai, thổ

nhưỡng của tỉnh Thái Nguyên.

* Điều kiện vị trí địa lý.

Vị trí địa lý có vai trò rất quan trọng đến phát triển lâm nghiệp, trong đó,tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều điều kiện vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển lâmnghiệp, là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của các tỉnh miền núiphía Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội với vùng tam giác kinh tế trọngđiểm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ.Thái Nguyên có nhiều lợi thế về giao thông, tài nguyên thiên nhiên để phát triểnLâm nghiệp và dịch vụ du lịch Trong đó, vùng đồi núi là đối tượng để sản xuất

và kinh doanh lâm nghiệp Ngành Lâm nghiệp phát triển có ý nghĩa quan trọngtrong chiến lược phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường làm đẹp cảnh quan,phát triển du lịch, cung cấp lâm, đặc sản cho công nghiệp chế biến và xâydựng… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh

* Điều kiện khí hậu, thời tiết.

Khí hậu và thời tiết có tác dụng rất lớn cho cây trồng phát triển, sinhtrưởng Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mộtnăm có 2 mùa rõ rệt, rất thuận cho phát triển lâm nghiệp Chế độ nhiệt, chế

độ mưa thuận lợi, nhiệt độ không khí bình quân năm là 230C Nhiệt độtrung bình tháng thấp nhất (tháng 2) là 13,50C, nhiệt độ trung bình thángcao nhất là 27,20C Số giờ nắng trong năm khoảng 1.620 giờ Đây là nguồnnăng lượng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp mạnh mẽ, góp phần làmtăng năng suất cây trồng nông, lâm nghiệp

* Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng.

Đất đai, thổ nhưỡng là những yếu tố cần thiết, quyết định đến việc trồngcây gì cho năng suất, chất lượng, hiệu quả cao Trong đó, nền địa chất ở TháiNguyên khá đa dạng Trải qua quá trình phong hoá, biến động địa chất đã tạothành các loại đất, đá khác nhau: Đá mẹ vùng núi Tam Đảo, đá vôi Givet ởvùng núi Võ Nhai và phía Bắc Đồng Hỷ, đá phiến thạch sét, sa thạch, sạn kết,cuội kết ở vùng đồi gò và núi thấp Một số loại đất chính như: Đất phù sa; đất

Trang 29

dốc tụ; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa; đất nâu đỏ trên đá vôi; đất đỏ vàngtrên đá phiến thạch sét… Đất ở tỉnh Thái Nguyên thường có độ dốc thấp, 58%diện tích có độ dốc < 80 rất thích hợp với việc trồng cây công nghiệp Nhìnchung, tài nguyên đất của Thái Nguyên khá đa dạng về loại đất Phần lớn diệntích đất lâm nghiệp còn giữ được độ phì tự nhiên của đất, tầng đất có độ dày

từ trung bình đến dày, đất tơi xốp giầu dinh dưỡng, thích nghi với nhiều loàicây trồng lâm nghiệp

Thứ ba, nhân tố về chất lượng nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố suy cho cùng quyết định đến pháttriển lâm nghiệp bền vững bởi vì: Con người bao giờ cũng là nhân tố quyếtđịnh đến chất lượng, hiệu quả của lao động sản xuất, của mọi hoạt động xãhội Chất lượng người lao động chi phối đến phát triển lâm nghiệp thể hiệntập trung nhất ở trình độ khoa học - kỹ thuật lâm nghiệp, kinh nghiệm, kỹnăng sản xuất lâm nhiệp… của chính bản thân người lao động Người cótrình độ, kỹ năng, có bề dày kinh nghiệm, sẽ dễ dàng tiếp thu tiến bộ khoahọc - kỹ thuật, nắm bắt chính xác nhu cầu của thị trường, chất lượng, hiệuquả, đặc tính của cây trồng… để có những quyết định chính xác lĩnh vực đầu

tư, hoạt động thâm canh, cách thức chăm sóc cây trồng khoa học Từ đó, sẽlàm cho năng suất, chất lượng, giá trị lâm sản tăng cao, là yếu tố góp phầnPhát triển lâm nghiệp bền vững

Thứ tư, phụ thuộc vào sự phát triển khoa học - công nghệ.

Sự phát triển tiến bộ của khoa học - công nghệ áp dụng vào trong lĩnhvực sản xuất lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong PTLNBV; đây là nhân

tố làm thay đổi công nghệ sản xuất lâm nghiệp theo hướng hiện đại, bềnvững, nhất là hướng vào sản xuất lâm nghiệp sạch, lâm nghiệp chất lượngcao Điều đó không chỉ làm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm lâm nghiệp(cả số lượng, chất lượng, giá cả và giá trị của sản phẩm), từ đó, nâng cao thunhập trên một diện tích đất lâm nghiệp, bên cạnh đó còn cho phép bảo vệ cóhiệu quả độ phì nhiêu của đất lâm nghiệp, hạn chế những tác hại về môitrường trong quá trình sử dụng đất lâm nghiệp

Trang 30

Thứ năm, phụ thuộc vào vốn.

Vốn là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, phát triển lâm nghiệp bền vững Vốn đầu tư vào gieo trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ, chế biến sản phẩm lâm nghiệp, đối với người dân, đây là một yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết; bởi vì, người dân có vốn mới có đủ nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp, áp dụng công nghệ - kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới… từ đó, góp phần làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng, làm tăng độ che phủ của rừng Mặt khác, vốn còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, như: Tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao hiệu quả chính sách xã hội của Nhà nước đối với người nông dân khu vực vùng rừng.

1.3 Kinh nghiệm phát triển lâm nghiệp bền vững ở một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Thái Nguyên

1.3.1 Kinh nghiệm ở tỉnh Tuyên Quang trong mô hình liên doanh liên kết giữa Nhà máy chế biến và người trồng rừng

Tuyên Quang là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 586.733ha, diện tíchđất quy hoạch cho lâm nghiệp là 446.926ha (chiếm 76% diện tích tự nhiên),trong đó: Đất rừng sản xuất: 272.778,21ha, đất rừng phòng hộ: 127.124,41ha;đất rừng đặc dụng: 47.023,55ha; diện tích có rừng: 399.716ha (rừng tự nhiên:267.683ha; rừng trồng: 132.033ha)

Với mô hình liên doanh liên kết giữa Nhà máy chế biến và người trồng rừng tạitỉnh Tuyên Quang, Công ty cổ phần nguyên liệu giấy An Hòa đang tổ chức thực hiện

cơ chế liên doanh, liên kết với các hộ gia đình và các tổ chức trồng rừng trên địa bàntỉnh Tuyên Quang theo hình thức liên doanh, cụ thể:

Đối với hộ gia đình: Trường hợp diện tích đã có rừng, ứng trước vốn bằng tiền, mức đầu tư: 5.000.000 đồng/ha Lãi suất, tính theo lãi suất của Ngân hàng phát triển Việt Nam, tùy từng thời điểm từ khi nhận đầu tư; trả tiền gốc

và lãi 1 lần khi khai thác trên cơ sở đối trừ giá trị từ bán gỗ nguyên liệu cho Công ty Công ty cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm gỗ rừng trồng, trong đó giá gỗ nguyên liệu giấy, giá gỗ khác (gỗ xẻ) Công ty mua theo giá thị trường tại

Trang 31

từng thời điểm.

Trường hợp trồng mới: Hỗ trợ cây giống, thiết kế kỹ thuật và không thu hồi vốn đầu tư, đối với cây Keo lai hom 1.650.000 đồng/ha; đối với cây Keo tai tượng 1.500.000 đồng/ha Công ty cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm, giá gỗ nguyên liệu giấy, gỗ khác (gỗ xẻ) Công ty mua theo giá thị trường tại từng thời điểm.

Đối với tổ chức: Trường hợp diện tích đã có rừng, ứng trước vốn bằng tiền, mức đầu tư từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng/ha (tùy từng loài cây và tuổi của rừng trồng) Lãi suất, tính theo lãi suất của Ngân hàng phát triển Việt Nam, tuỳ từng thời điểm từ khi nhận đầu tư; trả tiền gốc và lãi 1 lần khi khai thác trên

cơ sở đối trừ giá trị từ bán gỗ cho Công ty Công ty cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm; giá gỗ nguyên liệu giấy và gỗ khác (gỗ xẻ) Công ty mua theo giá thị trường tại từng thời điểm.

Trường hợp trồng mới, ứng trước vốn bằng tiền, đối với cây Keo lai hom

3.300.000 đồng/ha, đối với cây Keo tai tượng 2.750.000 đồng/ha Lãi suấttính theo lãi suất của Ngân hàng phát triển Việt Nam tuỳ từng thời điểm từkhi nhận đầu tư; trả tiền gốc và lãi 1 lần khi khai thác trên cơ sở đối trừ giá trị

từ bán gỗ cho Công ty Công ty cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm gỗ rừngtrồng, trong đó giá gỗ nguyên liệu giấy, gỗ khác (gỗ xẻ) Công ty mua theo giáthị trường tại từng thời điểm (Các tổ chức, cá nhân ký hợp đồng liên doanh,liên kết với Công ty phải cam kết bán toàn bộ sản phẩm gỗ rừng trồng trêndiện tích đã đầu tư cho Công ty)

Chính sách hỗ trợ Ban chỉ đạo trồng rừng các cấp Hỗ trợ trồng rừng:

Hỗ trợ Ban chỉ đạo trồng rừng nguyên liệu giấy cấp huyện 10.000 đồng/ha diện tích trồng mới; hỗ trợ Ban chỉ đạo trồng rừng nguyên liệu giấy cấp xã 25.000 đồng/ha, cấp thôn 15.000 đồng/ha diện tích trồng mới Hỗ trợ thu mua gỗ nguyên liệu về nhà máy: Hỗ trợ Ban chỉ đạo trồng rừng nguyên liệu giấy cấp huyện 1.000 đồng/tấn tính theo sản lượng gỗ nguyên liệu của huyện cung cấp cho nhà máy; hỗ trợ Ban chỉ đạo trồng rừng nguyên liệu

Trang 32

giấy cấp xã, thôn 2.000 đồng/tấn tính theo sản lượng gỗ nguyên liệu của xã, thôn có nguyên liệu bán cho nhà máy (trong đó xã 1.000 đồng/tấn, thôn 1.000 đồng/tấn) 1, tr.120.

1.3.2 Kinh nghiệm ở tỉnh Thanh Hóa trong thực hiện mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn

Thanh Hoá là tỉnh có diện tích đất tự nhiên 1.113.193ha, trong đó diệntích đất lâm nghiệp 626.812ha (chiếm 56%), đất có rừng 567.346ha (rừng tựnhiên 392.583ha, rừng trồng 174.763ha), đất chưa có rừng 59.410ha; phântheo 3 loại rừng: Rừng đặc dụng 81.332ha, rừng phòng hộ 190.482,8ha vàrừng sản xuất 354.997,75ha; độ che phủ rừng đạt 51% Đất lâm nghiệp trênđịa bàn tỉnh đã giao ổn định lâu dài cho các thành phần quản lý

Với nguồn lao động dồi dào, điều kiện lập địa phù hợp với nhiều loại câytrồng nên Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển kinh tế rừng.Theo số liệu công bố hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2013: Toàn tỉnh

có 174.763ha rừng trồng (rừng luồng 71.139ha, rừng trồng phòng hộ, rừngđặc dụng 23.397ha; rừng ngập mặn 1.006ha, rừng trồng sản xuất 79.221ha),trong đó, rừng kinh doanh gỗ nhỏ 56.819ha, rừng kinh doanh gỗ lớn chỉ có3.385ha (chiếm 4,2% so với diện tích rừng trồng sản xuất hiện có), còn lại làrừng cây cao su, cây đặc sản

Hiện nay, hầu hết diện tích trồng rừng là gỗ nhỏ, chu kỳ kinh doanh ngắn,cung cấp nguyên liệu băm dăm, cơ cấu cây trồng phổ biến là: Keo tai tượng, Xoan

ta, Bạch đàn Năng suất, chất lượng, giá trị rừng thấp, tăng trưởng bình quân chỉđạt 12 - 20m3/ha/năm, trữ lượng rừng bình quân đạt 60 - 120m3/ha/chu kỳ kinhdoanh; hiệu quả kinh tế thấp chỉ đạt từ 40 - 80 triệu đồng/ha/chu kỳ 6 - 7 năm, saukhi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận chỉ đạt từ 1,5 - 4 triệu đồng/ha/năm (rừng trồngquảng canh) và 3,5 - 7 triệu đồng/ha/năm (rừng trồng thâm canh)

Nguyên nhân chính là do giai đoạn trước năm 2007 chưa có quy chếquản lý giống cây trồng lâm nghiệp nên giống cây đưa vào trồng rừng từnhiều nguồn khác nhau, chất lượng chưa được kiểm soát, mục đích kinhdoanh chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy, trồng theo phương thức quảng canh,

Trang 33

chưa đầu tư bón phân nên năng suất, chất lượng, sinh khối rừng thấp

Từ năm 2012, UBND Tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triểnnông thôn triển khai thực hiện 03 mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ(nguyên liệu băm dăm) sang rừng kinh doanh gỗ lớn (cung cấp gỗ xẻ) tại xãTrí Nang, huyện Lang Chánh với diện tích 63ha; đối tượng chuyển hóa làrừng thuần loài Keo tai tượng (nhập từ úc), được trồng năm từ 2008, thời gianthực hiện chuyển hóa từ tháng 10 năm 2012 Biện pháp kỹ thuật chính của các

mô hình là tỉa thưa điều chỉnh mật độ, không gian dinh dưỡng của rừng keo 4năm tuổi; tỉa thưa 02 lần đối với mật độ trồng rừng ban đầu từ 1.100 - 1.330cây/ha; tỉa thưa 03 lần với rừng trồng mật độ ban đầu từ 1.660 cây - 2000 cây/ha; thời gian tỉa thưa lần 01 được thực hiện khi rừng trồng đạt tuổi 4 hoặc tuổi

5, các lần tiếp theo khoảng 2 năm thực hiện một lần, cho đến khi rừng tuổi 8hoặc tuổi 9, mật độ còn lại khoảng 450 - 550 cây/ha; ngoài tỉa thưa điều chỉnhmật độ còn tiến hành các biện pháp tỉa cành, chăm sóc, bón phân theo quytrình kỹ thuật cho rừng, vốn đầu tư thực hiện mô hình từ hỗ trợ của ngân sáchtỉnh là 6.400.000 đồng/ha, chủ rừng tự bỏ vốn là 5.100.000 đồng/ha

Thực tế từ mô hình cho thấy, sau một năm chuyển hóa, tăng trưởng của rừng tăng lên rõ rệt: Trữ lượng rừng đạt 192 m 3 /ha, lượng tăng trưởng bình quân rừng sau chuyển hóa đạt khoảng 100m 3 /ha, trong khi tăng trưởng bình quân của rừng gỗ nhỏ chỉ đạt khoảng 30m 3 /ha/năm Như vậy, việc tỉa thưa mở rộng không gian dinh dưỡng tại thời điểm rừng sào (từ tuổi 4 đến tuổi 9), khi cây rừng đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh thì khả năng sinh khối của rừng tăng nhanh; dự kiến đến chu kỳ khai thác (12 - 15 năm), trữ lượng rừng

có thể đạt từ 300 - 350m 3 /ha; với giá bán gỗ lớn Keo tai tượng (đường kính từ 25cm trở lên) Hiện nay, khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/m 3 , rừng trồng gỗ lớn bình quân đạt 400 - 450 triệu đồng/ha/chu kỳ, so sánh với kinh doanh 2 chu kỳ gỗ nhỏ trên cùng một đơn vị diện tích, hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 2,8 lần Kinh doanh rừng gỗ lớn giúp giảm bớt 01 lần khai thác và trồng lại rừng so với kinh doanh rừng gỗ nhỏ, do đó giảm xói mòn, rửa trôi đất ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác và trồng lại rừng; rừng gỗ lớn khả năng hấp thụ các bon

Trang 34

cao, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu Phát triển

gỗ lớn sẽ đáp ứng nhu cầu gỗ xẻ, nhất là khi Nhà nước có chủ trương đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên; thúc đẩy chế biến công nghiệp, nghề mộc phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động 1, tr.115.

1.3.3 Kinh nghiệm ở tỉnh Hòa Bình trong việc thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân địa phương phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng

Tỉnh Hoà Bình giáp ranh và cách thủ đô Hà Nội 76 km, nằm ở cửa ngõvùng Tây Bắc với tổng diện tích tự nhiên 4.608km2, trong đó, đất lâm nghiệp332.813,1ha, chiếm 72,6% tổng diện tích Với lợi thế sẵn có và nguồn tàinguyên thiên nhiên phong phú, trong những năm gần đây, thực hiện các chínhsách của Nhà nước về lâm nghiệp, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hoà Bình đãtích cực cụ thể hóa chính sách, tập trung chỉ đạo điều hành, tạo môi trườngthúc đẩy ngành lâm nghiệp phát triển nhanh hiệu quả và bền vững, đóng gópngày càng cao về kinh tế cho tỉnh, cụ thể:

Về công tác giao đất khoán rừng: Tỉnh hoàn thành trong 3 năm (1995 - 1997).

Tổng diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình quản lý 266.731,5ha (rừng tự nhiên107.436,0ha, rừng trồng 51.993,8ha, đất trống 107.301,7ha) Đất giao cho Công tyTrách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình quản lý 18.216,4ha (rừng

tự nhiên 4.421,6ha, rừng trồng 6.261,5ha, đất trống 7.533,4ha) Đất giao cho 4 khu bảotồn thiên nhiên trong tỉnh 32.673,2ha (rừng tự nhiên 27.223,2ha, rừng trồng 196,9ha,đất chưa có rừng 5.253,1ha); đất giao cho vườn quốc gia Ba Vì và Cúc Phương9.299,7ha (rừng tự nhiên 6.340,6ha, rừng trồng 833,9ha, đất chưa có rừng 2.125,2ha).Đất giao cho các công ty Trách nhiệm hữu hạn, các đơn vị khác 5.909,2ha

Về công tác quy hoạch 3 loại rừng: Được thực hiện từ năm 2006; tiếp tục ràsoát quy hoạch lại năm 2009 đã được tỉnh phê duyệt, đến nay quy mô vẫn tươngđối ổn định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 -

2020 với tổng diện tích đất lâm nghiệp 332.813,1ha, chiếm 72,6% tổng diện tích

tự nhiên (rừng đặc dụng 41.987,8ha; rừng phòng hộ 134.997,9ha, rừng sản xuất155.827,4ha) Chủ quản lý đất lâm nghiệp: Các khu bảo tồn 32.688,1ha; vườn

Trang 35

quốc gia 9.299,7ha; hộ gia đình và cá nhân 266.221,5ha; Công ty Trách nhiệmhữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Hoà Bình 18.018,7ha; các đơn vị khác6.585,1ha Hiện nay, Hòa Bình đang triển khai xây dựng quy hoạch 4 khu bảo tồnthiên nhiên trên địa bàn tỉnh để thu hút đầu tư.

Quy hoạch các khu công nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn Tỉnh; triểnkhai công tác hỗ trợ vốn đầu tư cho nhà máy chế biến gỗ MDF Vinafor Tân

An tại huyện Yên Thủy 20 tỷ đồng năm 2013, 24 tỷ đồng năm 2014

Về công tác xây dựng dự án đầu tư: Hoàn thành công tác lập 16 dự án bảo

vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 để làm cơ sở đầu tư và kêu gọi đầu tư;tiếp tục triển khai và thu hút các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn nước ngoài

Về sản xuất lâm nghiệp: Đảng bộ và chính quyền các cấp quyết liệt tronglãnh đạo, chỉ đạo, nhân dân tích cực tham gia sản xuất nên ngành lâm nghiệpcủa tỉnh phát triển khá toàn diện, vững chắc; tốc độ tăng trưởng GDP bìnhquân tăng trên 10% Diện tích rừng trồng mới bình quân hàng năm 8.000ha(rừng sản xuất chiếm 80% diện tích), khai thác rừng sản xuất khoảng 5.000ha/năm; sản lượng gỗ các loại bình quân 350 ngàn m3; độ che phủ của rừng hàngnăm đều tăng, hiện nay đạt 49,3%

Bằng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất 2 - 3triệu đồng/ha đã tạo điều kiện hỗ trợ cho các chủ rừng có vật tư cây giống đểtham gia trồng rừng, sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc, nâng cao thunhập, tạo nguồn vốn đầu tư cho chu kỳ trồng rừng tiếp theo và đã trở thànhphong trào trồng rừng trong toàn tỉnh Đối với rừng phòng hộ được Nhà nướcđầu tư vốn ngân sách với mức đầu tư 10 - 15 triệu đồng/ha đã khuyến khíchnhân dân trồng rừng phòng hộ; kết cấu hạ tầng lâm nghiệp: Đường lâm nghiệp,vườn ươm, vườn giống, rừng giống, đường ranh cản lửa đã được đầu tư, tạođiều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp Nhân dân tự chủ trong tổ chứcsản xuất kinh doanh trên đất lâm nghiệp được giao khoán, tự hạch toán kinh tế

và chủ động huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp

Các chính sách đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốncho bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản, nâng cao giá trị gia tăng chongành lâm nghiệp Đối với khai thác rừng trồng sản xuất, chủ rừng được tự chủ

Trang 36

trong khai thác, thủ tục khai thác, vận chuyển lâm sản đơn giản cũng có tác dụngrất quan trọng hình thành thị trường tiêu thụ lâm sản hoạt động có hiệu quả.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có tác động tích cực đối với ý thức của chủ rừng trong việc bảo vệ rừng Chủ rừng nâng cao được thu nhập thông qua việc cung cấp dịch vụ môi trường rừng; hàng năm tỉnh được nhận ủy thác từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trên 10 tỷ đồng, đây

là nguồn kinh phí không nhỏ chi trả cho trên 74 ngàn ha rừng hàng năm của Tỉnh 1, tr.180.

1.3.4 Bài học rút ra cho tỉnh Thái nguyên

* Đối với mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng kinh doanh

gỗ lớn, cần rút ra một số bài học cơ bản như sau:

Thứ nhất, để thực hiện kinh doanh gỗ lớn, cần đẩy mạnh công tác tuyên

truyền làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế rừng từ kinh doanh rừng gỗ nhỏ,chu kỳ ngắn sang trồng rừng gỗ lớn; có cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp đểkhuyến khích phát triển rừng gỗ lớn

Thứ hai, do chu kỳ kinh doanh dài, phải chọn giống có năng suất, chất lượng

cao, phù hợp với điều kiện lập địa; đối với giống mới cần được khảo nghiệm, tránhgây thất thiệt cho người trồng rừng (chậm phát triển, năng suất, chất lượng thấp)

Thứ ba, đất đai trồng rừng gỗ lớn phải có điều kiện lập địa tốt, giầu dinh

dưỡng, độ sâu tầng đất trên 60 cm, độ dốc dưới 25%

Thứ tư, biện pháp kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn phải áp dụng thâm canh,

thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tỉa cành, tỉa thưa

Thứ năm, nếu lựa chọn chủ rừng Hộ gia đình tham gia kinh doanh gỗ lớn

phải có khả năng về kinh tế, nhận thức được mục đích, yêu cầu và hiệu quảcủa việc đầu tư phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn, ngoài ra trên diện tích hộgia đình được giao cũng cần lựa chọn quy mô diện tích cho phù hợp với điềukiện đất đai, thổ nhưỡng không nhất thiết đưa toàn bộ diện tích của Hộ đểphát triển gỗ lớn, mà dành một phần diện tích cho rừng có chu kỳ kinh doanhngắn, nông lâm kết hợp để sớm có nguồn thu nhập, lấy ngắn nuôi dài

* Đối với mô hình liên doanh liên kết giữa nhà máy chế biến và người trồng rừng.

Trang 37

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách phát triển rừng

sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007, Quyết định

số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ; cơ chế,chính sách phát triển vùng nguyên liệu của nhà máy chế biến được quy hoạchvùng nguyên liệu đến toàn thể nhân dân

Thứ hai, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển trồng

rừng sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương

Thứ ba, thực hiện quy hoạch trồng rừng nguyên liệu gắn với các cơ sở

chế biến Việc đầu tư các nhà máy chế biến gỗ mới phải gắn với vùng nguyênliệu bảo đảm phát triển ổn định, bền vững

Thứ tư, thành lập Ban Chỉ đạo trồng rừng các cấp trong tỉnh, tập trung chỉ

đạo thực hiện hoàn thành việc trồng rừng theo kế hoạch được giao; đồng thời,xây dựng và thực hiện Đề án phát triển bền vững vùng nguyên liệu gắn với cơ sởchế biến theo quy hoạch được duyệt

Thứ năm, đối với nhà máy phải ban hành chính sách đầu tư phát triển

vùng nguyên liệu trong vùng quy hoạch được duyệt, để có vùng nguyên liệu

ổn định, bền vững phục vụ sản xuất, hạn chế tình trạng tranh mua, tranh bánnguyên liệu giữa các nhà máy chế biến với nhau

Tổ chức bộ máy chuyên trách làm nhiệm vụ phát triển vùng nguyên liệutại địa bàn các xã, thị trấn, tăng cường tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chínhsách phát triển vùng nguyên liệu đến các thôn bản và từng hộ gia đình, đảmbảo thu hút được nhiều đối tượng tham gia liên doanh, liên kết trồng rừng vàcung ứng nguyên liệu cho nhà máy

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức thu mua nguyên liệu, tổ chức hợp lýmạng lưới thu mua, vận chuyển gỗ nguyên liệu; phương thức thu mua thuậnlợi, đơn giản để khuyến khích nhân dân tham gia liên doanh, liên kết trồngrừng cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến

* Đối với việc thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân địa phương phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng.

Trang 38

Thứ nhất, chủ động tạo nguồn tài chính trong tỉnh từ các nguồn lực của

xã hội cho phát triển lâm nghiệp Đề nghị Chính phủ có chính sách tăng nguồn vốn đầu tư, mức đầu tư và có chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi hỗ trợ đầu tư khuyến khích chủ rừng và các doanh nghiệp chế biến lâm sản khi thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Thứ hai, cụ thể hóa các văn bản dưới luật và đề nghị Chính phủ ban hành chế tài xử lý đủ mạnh đối với các vi phạm về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Thứ ba, có chính sách linh hoạt về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình,

cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp cho phù hợp với thực tế, để khuyến khích chủ rừng quản lý bảo vệ rừng tự nhiên Đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi những bất cập của chính sách hoặc thay thế Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2011 về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng Thứ tư, khuyến khích phát triển lâm sản ngoài gỗ để nâng cao giá trị tổng hợp của rừng Đề nghị Thủ tướng Chính phủ có chính sách dồn điền, đổi thửa đối với đất lâm nghiệp để tổ chức sản xuất quy mô lớn, nâng cao hiệu quả kinh tế Thứ năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Tỉnh nghiên cứu, điều chỉnh và đề nghị sửa đổi Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài

gỗ để hạn chế tình trạng khai thác rừng non, khai thác rừng không có kế hoạch gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

*

* *

Lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, bao gồm các hoạt độnggắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ,gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụmôi trường có liên quan đến rừng; đồng thời, ngành lâm nghiệp có vai trò rấtquan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói,giảm nghèo, đặc biệt, cho người dân miền núi, góp phần ổn định chính trị - xã

Trang 39

hội và an ninh - quốc phòng.

PTLNBV là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta,đồng thời, là nội dung quan trọng trong thực hiện định hướng chiến lược pháttriển bền vững PTLNBV ở tỉnh Thái Nguyên không chỉ phù hợp với xu hướngphát triển chung mà còn là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nội tại ngànhlâm nghiệp của Tỉnh Nó cho phép phát huy tối đa mọi nguồn lực và lợi thế sosánh để ngành lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát triển hài hòa, vững chắc vừabảo đảm tăng trưởng liên tục, ổn định, đồng thời, vừa bảo đảm về mặt xã hội vàbảo vệ môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh Do đó, cần phải đánh giáđúng thực trạng lâm nghiệp của Tỉnh, từ đó, đề ra những định hướng cơ bản vàgiải pháp chủ yếu PTLNBV thời gian tới

Trang 40

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI GIAN QUA 2.1 Thành tựu, hạn chế phát triển lâm nghiệp bền vững

ở tỉnh Thái Nguyên

2.1.1 Những thành tựu trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên

Phát huy thành tựu của gần 30 năm đổi mới, nhất là kết quả tiến bộ đạtđược trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII,XVIII (2005 - 2010, 2010 - 2015); Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đãtranh thủ thời cơ, thuận lợi; vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt đượcnhiều thành tựu trong PTLNBV như sau:

Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp của Tỉnh tăng liên tục, ổn định, cơ cấu ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng hợp lý, sản xuất lâm nghiệp hàng hóa của Tỉnh ngày càng phát triển với quy mô lớn, hình thành các vùng sản xuất tập trung.

Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI, XVII và XVIII, TháiNguyên đã thực hiện quy hoạch 3 loại rừng theo cơ cấu hợp lý về các loạirừng, định hướng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 Quy hoạchxác lập 03 khu rừng phòng hộ, đặc dụng hiện có trên địa bàn, gồm: Khu bảotồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, khu rừng cảnh quan ATK ĐịnhHóa, khu rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc Đảm bảo đúng cáctiêu chí, làm căn cứ pháp lý để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Phê duyệtQuy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020: Với mục tiêuquản lý chặt chẽ vốn rừng hiện có, sử dụng hiệu quả đất quy hoạch cho lâmnghiệp, tăng năng suất, chất lượng rừng trồng, tăng cường các hoạt động nông

Ngày đăng: 01/10/2016, 23:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đỗ Đức Chi (1995), Những vấn đề kinh tế chủ yếu nhằm phát triển lâm nghiệp xã hội Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề kinh tế chủ yếu nhằm phát triển lâm nghiệp xã hội Việt Nam
Tác giả: Đỗ Đức Chi
Năm: 1995
4. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2010), Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh khóa XVIII Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2010)
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2010
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
6. Nguyễn Võ Định (2003), Thực trạng và những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình
Tác giả: Nguyễn Võ Định
Năm: 2003
7. Cao Vĩnh Hải (1995), Hoàn thiện phương pháp xây dựng các dự án nông - lâm nghiệp trên vùng đất hoang hóa ở trung du và miền núi nước ta, Luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện phương pháp xây dựng các dự án nông - lâm nghiệp trên vùng đất hoang hóa ở trung du và miền núi nước ta
Tác giả: Cao Vĩnh Hải
Năm: 1995
8. Ngô Xuân Hoàng (2003), Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn
Tác giả: Ngô Xuân Hoàng
Năm: 2003
11. Châu Văn Luận (1992), Phương pháp thống kê nghiên cứu hiệu quả kinh tế vốn đầu tư cơ bản trong ngành kinh tế lâm nghiệp, Luận án phó tiến Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê nghiên cứu hiệu quả kinh tế vốn đầu tư cơ bản trong ngành kinh tế lâm nghiệp
Tác giả: Châu Văn Luận
Năm: 1992
12. Trần Văn Mão (2008), Bảo vệ môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững
Tác giả: Trần Văn Mão
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2008
13. Lưu Văn Nghiêm (2008), “Biến đổi khí hậu toàn cầu và những giải pháp thích ứng với kinh tế nông lâm nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 421 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu toàn cầu và những giải pháp thích ứng với kinh tế nông lâm nghiệp Việt Nam”, "Tạp chí Kinh tế và Dự báo
Tác giả: Lưu Văn Nghiêm
Năm: 2008
14. Đặng Quang Phán (2011), Đánh giá tiềm năng, thực trạng sử dụng đất đồi huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và đề xuất giải pháp phát triển nông lâm nghiệp bền vững, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng, thực trạng sử dụng đất đồi huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và đề xuất giải pháp phát triển nông lâm nghiệp bền vững
Tác giả: Đặng Quang Phán
Năm: 2011
15. Đoàn Công Quỳ (2001), Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Đoàn Công Quỳ
Năm: 2001
19. Nguyễn Ngọc Thanh (2007), “Thực trạng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp Việt Nam hiện nay” Tạp chí nghiên cứu kinh tế, 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp Việt Nam hiện nay” "Tạp chí nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thanh
Năm: 2007
20. Dương Ngọc Thí (1995), Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Dương Ngọc Thí
Năm: 1995
22. Nguyễn An Thịnh (2007), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Luận án tiến sỹ Địa lý, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Tác giả: Nguyễn An Thịnh
Năm: 2007
23. Trần Thị Thu (1996), Xử lý các vấn đề tài chính trong công tác quản lý các dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài thuộc ngành nông - lâm nghiệp Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý các vấn đề tài chính trong công tác quản lý các dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài thuộc ngành nông - lâm nghiệp Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Thu
Năm: 1996
24. Đinh Đức Thuận (2002), Kinh nghiệm phát triển lâm nghiệp xã hội ở một số nước châu á và vận dụng vào điều kiện Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phát triển lâm nghiệp xã hội ở một số nước châu á và vận dụng vào điều kiện Việt Nam
Tác giả: Đinh Đức Thuận
Năm: 2002
25. Hà Công Tuấn (2011), Lâm nghiệp Việt Nam trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm nghiệp Việt Nam trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI
Tác giả: Hà Công Tuấn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2011
27. Ủy ban quốc tế về Môi trường và phát triển (1987), Báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới - WCED, dưới tiêu đề “Tương lai chung của chúng ta - Our Common Futur” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới - WCED, dưới tiêu đề “Tương lai chung của chúng ta - Our Common Futur
Tác giả: Ủy ban quốc tế về Môi trường và phát triển
Năm: 1987
28. Phạm Văn Vang (2007), “Lâm Nghiệp Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường” Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái bình dương, 159 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm Nghiệp Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường” "Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái bình dương
Tác giả: Phạm Văn Vang
Năm: 2007
29. Bùi Minh Vũ (2001), Giáo trình kinh tế lâm nghiệp, Nxb Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế lâm nghiệp
Tác giả: Bùi Minh Vũ
Nhà XB: Nxb Thống kê Hà Nội
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w